Khóa luận tốt nghiệp: Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
lượt xem 14
download
Đề tài nghiên cứu nhằm chỉ ra được những nét đặc trưng về ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của tác giả Ma Văn Kháng; khẳng định được những sáng tạo và những đóng góp của nhà văn Ma Văn Kháng ở phương diện ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, cũng như khẳng định được vai trò của Ma Văn Kháng trên văn đàn văn học Việt Nam thời kì đổi mới... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN LAN HƢƠNG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN CỦA MA VĂN KHÁNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI, 2018
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN LAN HƢƠNG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN CỦA MA VĂN KHÁNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. LA NGUYỆT ANH HÀ NỘI, 2018
- LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: TS. La Nguyệt Anh – giảng viên tổ Văn học Việt Nam đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận “ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng”. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam, các thầy cô trong khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cùng các bạn sinh viên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi. Do thời gian có hạn nên khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Lan Hƣơng
- LỜI CAM ĐOAN Khi nghiên cứu khóa luận này, tôi xin cam đoan đề tài: “Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng” là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, không trùng với bất cứ tác giả nào khác. Những kết quả thu được là hoàn toàn chân thực và chưa có trong một đề tài nào khác. Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Lan Hƣơng
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 5 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 5 6. Đóng góp của khóa luận ...................................................................................... 5 7. Cấu trúc của khóa luận ........................................................................................ 6 NỘI DUNG ............................................................................................................ 7 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................ 7 1.1. Ngôn ngữ và ngôn ngữ nghệ thuật .................................................................... 7 1.1.1. Ngôn ngữ ....................................................................................................... 7 1.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật...................................................................................... 9 1.1.2.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật .................................................................. 9 1.1.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật .................................................................. 10 1.2. Tác giả Ma Văn Kháng và tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn ...................... 14 1.2.1. Vài nét về tác giả Ma Văn Kháng và quá trình sáng tác ............................... 14 1.2.1.1. Vài nét về tác giả Ma Văn Kháng.............................................................. 14 1.2.1.2. Quá trình sáng tác của Ma Văn Kháng. ..................................................... 15 1.2.2. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn trong văn xuôi đương đại Việt Nam .... 17 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN CỦA MA VĂN KHÁNG ............................... 20 2.1. Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng .................................................................................................................... 20 2.1.1. Ngôn ngữ trần thuật giàu chất thơ ................................................................ 20 2.1.2. Ngôn ngữ trần thuật mang màu sắc tâm lí .................................................... 25 2.2. Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng .................................................................................................................... 27
- 2.2.1. Ngôn ngữ đối thoại đời thường, giản dị........................................................ 27 2.2.2. Ngôn ngữ đối thoại vừa giàu tính biểu cảm, vừa mang tính triết lí ............... 33 2.3. Ngôn ngữ độc thoại trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng .................................................................................................................... 36 2.3.1. Ngôn ngữ độc thoại thể hiện sự day dứt, dằn vặt trong nội tâm nhân vật ...... 36 2.3.2. Ngôn ngữ độc thoại tái hiện sự chấn thương trong tinh thần ........................ 40 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ma Văn Kháng là cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi đương đại Việt Nam. Ông là một trong số những nhà văn tiên phong trong việc mở đường cho công cuộc đổi mới văn học nước nhà. Ma Văn Kháng sáng tác rất nhiều thể loại mà đặc biệt thành công ở thể loại tiểu thuyết. Với mỗi một tác phẩm, ông luôn nỗ lực, tìm mọi cách để thể hiện được những điều mới mẻ. Bằng tất cả những kinh nghiệm của bản thân, Ma Văn Kháng đã tôi luyện mình trở thành một nhà văn có phong cách vô cùng độc đáo. Sáng tạo nghệ thuật là không bao giờ ngừng nghỉ, chính điều đó đã đem đến cho Ma Văn Kháng rất nhiều thành tựu rực rỡ. Khả năng viết vô cùng mãnh liệt, viết rất nhiều và rất khỏe, luôn chỉn chu và say mê khi sáng tạo là bản chất riêng của Ma Văn Kháng. Nhiều sáng tác của ông đã giành giải thưởng trong nước, giải thưởng quốc tế và hơn nữa nhiều tác phẩm được dịch ra cả tiếng nước ngoài. Nhìn tổng quát có thể thấy với thể loại tiểu thuyết Ma Văn Kháng sáng tác chủ yếu ở hai mảng đề tài lớn theo hai cảm hứng chủ đạo: Đề tài dân tộc miền núi cùng với cảm hứng sử thi và đề tài cuộc sống thành thị mang đậm cảm hứng thế sự đời thường. Có thể nói, Mùa lá rụng trong vườn là một tiểu thuyết tiêu biểu thuộc đề tài cuộc sống thành thị. Tác phẩm đã đạt được giải B – giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986. Ma Văn Kháng quan niệm viết văn là “đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn”, điều đó đã tạo cho ông một phong cách nghệ thuật riêng và mới lạ. Ma Văn Kháng đã góp một phần công sức của mình vào quá trình hiện đại hóa ngôn ngữ văn học dân tộc. Thành tựu ngôn ngữ của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn đã nói lên điều đó. 1
- Nhà văn Ma Văn Kháng và những đứa con tinh thần của ông được rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình quan tâm tìm hiểu. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn theo đó cũng được quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn tập trung hướng vào các vấn đề như: hôn nhân, truyền thống văn hóa dân tộc,… chứ chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu để tìm hiểu và khám phá tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn từ góc độ ngôn ngữ nghệ thuật. Ở Trung học Phổ thông chúng ta biết được Ma Văn Kháng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học đương đại Việt Nam, tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của ông đã được đưa vào giảng dạy trong môn Ngữ văn. Với tất cả những lí do ở trên, tác giả khóa luận xin được lựa chọn vấn đề “Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. Là một sinh viên sư phạm Ngữ văn, một người giáo viên tương lai tôi mong muốn thông qua nghiên cứu đề tài này bản thân sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu để có thể phục vụ tốt cho công tác giảng dạy sau này. 2. Lịch sử vấn đề Nhà văn Ma Văn Kháng đã thổi vào nền văn học Việt Nam một luồng gió mới. Chính vì vậy đã có rất nhiều người, rất nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu về thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, mà đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết. Ma Văn Kháng đã có công lớn trong việc đổi mới tư duy tiểu thuyết Việt Nam đồng thời ông đã góp phần không nhỏ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật mà tiêu biểu là sáng tạo trên phương diện ngôn ngữ nghệ thuật. Ma Văn Kháng đã sáng tạo nên những tiểu thuyết thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà phê bình, các nhà nghiên cứu văn học. Được chú ý hơn cả là các bài viết Một cách nhìn cuộc sống hôm nay của tác giả 2
- Trần Đăng Suyền đăng trên Báo Văn nghệ số 15 (ngày 9/4/1983); Phải chăm lo cho từng người đăng trên Báo Văn nghệ số 40 (ngày 15/10/1985). Các bài báo cho thấy tác giả Trần Đăng Suyền đã có những suy nghĩ rất tinh tế về mọi mặt của đời sống và xã hội trong rất nhiều sáng tác của Ma Văn Kháng mà đặc biệt là có những cảm nhận sâu sắc về tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn. Khi nghiên cứu đề tài, tôi nhận thấy gần đây có khá nhiều người nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật trong các tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết của nhà văn Ma Văn Kháng. Đó là Luận văn Thạc sĩ của Lê Minh Chung (2007) – Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đầu Đổi mới; Luận văn Thạc sĩ của Dương Thị Hồng Liên (2008) – Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kì Đổi mới hay là Luận án Tiến sĩ của Đoàn Tiến Dũng (2016) – Ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi của Ma Văn Kháng. Khi nói đến tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn đã có rất nhiều nhận định được đưa ra. Từ góc độ lí luận phê bình văn học, năm 1985 khi Mùa lá rụng trong vườn vừa mới ra đời, tác phẩm đã được độc giả bàn luận một cách vô cùng sôi nổi. Một số nhân vật xuất hiện trong tác phẩm như chị Lý, Phượng, Đông, Luận, ông Bằng,… được bạn đọc công nhận rằng họ không chỉ là nhân vật mà hình như họ cũng xuất hiện trong cả hiện thực. Có độc giả là người Hà Nội đã viết: “Tuy đang mệt mà tôi đã thức đến hai giờ sáng để đọc cho đến cuối truyện. Sau đó tôi lại đọc lại từng đoạn để được cảm thụ và hiểu sâu hơn. Càng đọc càng hay, những nhân vật phụ nữ vô cùng hấp dẫn. Mà sao anh hiểu tâm lí phụ nữ đến thế…” Mùa lá rụng trong vườn đã được rất nhiều nhà nghiên cứu chú ý đến. Tiêu biểu là tác giả Trần Cương (Nhân dân,1985) – Mùa lá rụng trong vườn – Một đóng góp mới của Ma Văn Kháng, tác giả Hoàng Sơn (Tiền phong, số 46) – Trò chuyện với tác giả Mùa lá rụng trong vườn, tác giả Nguyễn Văn Lưu (Văn nghệ, 1986, số 06) – Bàn thêm về Mùa lá rụng trong vườn,… Các nhà nghiên cứu khi khai thác tác 3
- phẩm đều hướng ngòi bút vào các vấn đề: hôn nhân, gia đình, truyền thống văn hóa,… Từ góc độ nghệ thuật, khi nghiên cứu tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, tác giả Trần Cương đã cho rằng: “Nghệ thuật viết tiểu thuyết của Ma Văn Kháng đã có bề dày, kết quả của một quá trình phấn đấu liên tục, bền bỉ và ở tác giả đã có định hình rõ nét phong cách nghệ thuật của mình”. Hay một nhận xét của tác giả Hà Minh Đức, ông nhận thấy tiểu thuyết đã tạo được “bước phát triển nghệ thuật mới của Ma Văn Kháng”. Như vậy, từ việc tìm hiểu một số bài viết và công trình nghiên cứu về nhà văn Ma Văn Kháng, về tiểu thuyết của Ma Văn Kháng nói chung và tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn nói riêng từ trước đến nay ở các khía cạnh mà có liên quan đến vấn đề của khóa luận tôi nhận thấy rằng “Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng” ít nhiều cũng đã được tìm hiểu và đề cập đến. Thế nhưng những bài viết những công trình nghiên cứu đó mới chỉ dừng lại ở mức độ là những ý kiến, những nhận định chung chứ chưa thực sự đi sâu vào tìm hiểu chi tiết ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn. Mặc dù vậy thì ở một mức độ nhất định nào đó những bài viết những công trình nghiên cứu trên sẽ giúp ích cho tôi. Trong khóa luận này tôi sẽ tập trung đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu để làm rõ ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng để thấy được vai trò và tài năng sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong nền văn học dân tộc Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu Khi tiến hành nghiên cứu đề tài “Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng” khóa luận hướng tới những mục đích sau: Thứ nhất, chỉ ra được những nét đặc trưng về ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của tác giả Ma Văn Kháng. 4
- Thứ hai, khẳng định được những sáng tạo và những đóng góp của nhà văn Ma Văn Kháng ở phương diện ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, cũng như khẳng định được vai trò của Ma Văn Kháng trên văn đàn văn học Việt Nam thời kì Đổi mới. Thứ ba, nâng cao năng lực nghiên cứu, năng lực phân tích và năng lực cảm thụ văn chương của bản thân. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của nhà văn Ma Văn Kháng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, khóa luận đã sử dụng phối hợp một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp liên ngành Phương pháp loại hình Phương pháp so sánh Phương pháp phân tích, tổng hợp 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận đã nêu được những đặc trưng và những sáng tạo về ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của nhà văn Ma Văn Kháng. Qua đó góp phần khẳng định được những thành tựu và vị trí của nhà văn Ma Văn Kháng trong nền văn học dân tộc Việt Nam. Khóa luận sẽ như là một tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy ở Trung học Phổ thông về tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng nói riêng. 5
- 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của khóa luận được triển khai làm 2 chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng 6
- NỘI DUNG Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Ngôn ngữ và ngôn ngữ nghệ thuật 1.1.1. Ngôn ngữ Vào thời cổ đại, khi lao động – sản xuất con người muốn trao đổi suy nghĩ, bày tỏ nguyện vọng với mọi người xung quanh,… nên đến một giai đoạn phát triển nhất định nào đó đã xuất hiện những dấu hiệu quy ước chung để giao tiếp trong đó có dấu hiệu nổi bật nhất là âm thanh. Từ những tín hiệu âm thanh đó dần dần đã tạo thành từ ngữ và một hệ thống quy tắc, ngữ pháp. Đó chính là ngôn ngữ. “Trên trái đất có khoảng 2500 ngôn ngữ khác nhau, đó là những ngôn ngữ của bộ tộc, sắc tộc, dân tộc. Tuy có những khác biệt nhưng các ngôn ngữ đều có những quy luật chung: tổ chức một cách hệ thống các đơn vị của ngôn ngữ” [1, tr.280]. Như vậy, dễ dàng nhận thấy có rất nhiều ngôn ngữ tồn tại độc lập ở trên thế giới. Những ngôn ngữ đó có thể là ngôn ngữ toàn dân hoặc ngôn ngữ địa phương. Mỗi ngôn ngữ đều có sự khác biệt so với ngôn ngữ khác. Có thể là sự khác nhau về ngôn ngữ giữa các dân tộc, cũng có thể là sự khác nhau về ngôn ngữ trong cùng một dân tộc. Tuy nhiên dù có những sự khác biệt thì chúng đều nằm trong một quy luật nhất định. Trong cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học quan niệm rằng: “thuật ngữ ngôn ngữ cần được hiểu là ngôn ngữ tự nhiên của con người (đối lập với các ngôn ngữ nhân tạo và ngôn ngữ của động vật). Sự nảy sinh và phát triển của ngôn ngữ có liên quan mật thiết đến sự phát sinh và tồn tại của loài người. Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu phát sinh tự nhiên, phát triển có qui luật và mang đặc trưng xã hội” [18, tr.152,153]. 7
- Theo cách hiểu của Ferdinand de Saussure (1857-1913): Ngôn ngữ được hiểu như một thuật ngữ ngôn ngữ học. Giáo trình Ngôn ngữ học đại cương xuất bản năm 1916 của Saussure đã quan niệm ngôn ngữ có hai mặt: mặt “ngôn ngữ” và mặt “lời nói”. Theo ông, ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, một hệ thống ngữ pháp tồn tại trong mỗi bộ óc hay nói cho đúng hơn là trong các bộ óc của một tập thể. Ferdinand de Saussure đã xác định khái niệm “ngôn ngữ” trong sự phân biệt với “lời nói” và theo ông: “ngôn ngữ là những đơn vị vật chất phục vụ cho việc giao tiếp của con người và được phản ánh trong ý thức của tập thể một cách độc lập với những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng cụ thể của con người cũng như trừu tượng hóa khỏi những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng đó. Ngôn ngữ chính là hệ thống những yếu tố và nguyên tắc có giá trị chung, là cơ sở để cấu tạo các lời nói” [4, tr.283]. Tóm lại, theo cách hiểu thông thường “ngôn ngữ” là một hệ thống tín hiệu giao tiếp bằng âm thanh, mà một cộng đồng dân tộc nào đó sử dụng. Theo cách hiểu khoa học, ngôn ngữ bao gồm hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau: thứ nhất là mặt ngôn hay còn gọi là mặt lời nói - là sản phẩm của một cá nhân và thứ hai là mặt ngữ hay còn gọi là mặt ngôn ngữ - là sản phẩm của tập thể. Ngôn ngữ là chất liệu của văn chương, là yếu tố cơ bản của văn học. Khi tiến hành nghiên cứu văn học cần quan tâm tới bình diện ngôn ngữ đầu tiên bởi vì cái hay cái đẹp của văn học đều được bộc lộ bằng ngôn ngữ. Một trong những mục đích chính của sáng tác văn học là sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật vì thế mà ngôn ngữ nghệ thuật ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn. Ngôn ngữ văn học có sự thay đổi là do sự thay đổi của văn học, sự biến đổi của xã hội, cũng như là sự biến đổi về tư duy nghệ thuật. 8
- 1.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật 1.1.2.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật Ngôn ngữ nghệ thuật là phương tiện để sáng tạo tác phẩm văn chương nghệ thuật. Mọi loại hình nghệ thuật dù là đơn giản hay phức tạp thì đều cần có phương tiện sáng tác, phương tiện sáng tác mang đặc trưng của từng loại hình. Nếu âm thanh được coi là phương tiện sáng tác trong âm nhạc, hình khối là phương tiện sáng tác trong nghệ thuật điêu khắc thì ngôn ngữ nghệ thuật chính là phương tiện sáng tác trong văn chương nghệ thuật. Phương thức tồn tại trực tiếp của văn học là văn bản. Để sáng tạo ra một văn bản và giúp người đọc hiểu được văn bản thì ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Macxim Gorki cho rằng: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học là công cụ chất liệu cơ bản của văn học nên nó được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ” [5, tr.215]. Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng “ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ mang tính nghệ thuật được dùng trong văn học, thuật ngữ này có ý nghĩa rộng hơn nhằm chỉ một cách bao quát các hiện tượng ngôn ngữ được dùng một cách chuẩn mực trong các văn bản nhà nước, trên báo chí, đài phát thanh, trong văn học và khoa học” [5, tr.215]. Khi nói về văn học nghệ thuật, người ta sẽ nghĩ ngay đến ngôn ngữ nghệ thuật. Muốn phác họa được hình tượng nghệ thuật thì ngôn ngữ là công cụ đầu tiên được nhắc đến. Ngoài ra ngôn ngữ còn bộc lộ chủ đề, tư tưởng, tình cảm và thái độ của tác giả thông qua hình tượng nghệ thuật. Khác với ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày, ngôn ngữ nghệ thuật luôn tạo cho mình một nét riêng và đặc biệt. Theo tác giả Phương Lựu “ngôn từ văn học là ngôn từ của một tác phẩm văn học, của thế giới nghệ thuật, kết quả sáng tạo của nhà văn. Đó là ngôn từ giàu tính hình tượng và giàu sức biểu 9
- hiện nhất, được tổ chức một cách đặc biệt để phản ánh đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm và tác động thẩm mĩ tới người đọc” [16, tr.170]. Mỗi một loại hình ngôn ngữ thì đều có một màu sắc, không chìm lẫn với một ngôn ngữ nào. Macxim Gorki đã từng khẳng định: “Văn học là nghệ thuật ngôn từ” cho ta thấy được vai trò của ngôn ngữ trong văn học nghệ thuật là không hề nhỏ. Ngôn ngữ trong văn học còn phản ánh rõ nét phong cách nghệ thuật của nhà văn. Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm hai thành phần cơ bản: “ngôn ngữ trần thuật” và “ngôn ngữ nhân vật”. Trong đó, ngôn ngữ trần thuật giúp nhà văn thể hiện được tính cách của các nhân vật, miêu tả được các sự vật, sự việc.. Ngôn ngữ trần thuật bao gồm ba thành phần cơ bản: lời kể, lời tả và lời trữ tình ngoại đề. Ngôn ngữ nhân vật phản ánh tính cách con người của mỗi nhân vật. Nhân vật nào thì cũng có một giọng điệu, một cách dùng từ ngữ riêng. Ngôn ngữ nhân vật bao gồm “ngôn ngữ đối thoại” và “ngôn ngữ độc thoại”. Trong đó, ngôn ngữ đối thoại có thể hiểu đơn giản là ngôn ngữ trong các cuộc nói chuyện giữa các nhân vật, còn ngôn ngữ độc thoại là ngôn ngữ bên trong tâm hồn, bộc lộ những suy nghĩ của nhân vật. Ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong việc sáng tác văn chương nghệ thuật. Ngôn ngữ nghệ thuật không phải là ngôn ngữ toàn dân, mà nó có những đặc thù riêng trong sự phát triển với tư cách là một phương tiện nghệ thuật. Nói như Macxim Gorki đã từng viết: “Ngôn ngữ nhân dân là tiếng nói nguyên liệu, còn ngôn ngữ văn học là tiếng nói đã được bàn tay thợ nhào nặn”. Ngôn ngữ không bao giờ đứng yên một chỗ mà nó luôn có sự vận động và thay đổi linh hoạt. 1.1.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ có khả năng gợi hình, gợi cảm, cung cấp thông tin và đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ. Từ những ngôn từ của cuộc sống 10
- đời thường, những người cầm bút đã lựa chọn, sắp xếp và tinh luyện chúng thành những ngôn từ có tính thẩm mĩ, đó là ngôn ngữ nghệ thuật. Tính chính xác: Trong đời sống cũng như trong văn học, không thể không quan tâm đến sự chính xác, mà đặc biệt là khi sử dụng ngôn ngữ thì yêu cầu này càng được đề cao. Mỗi khi muốn miêu tả một hiện thực cuộc sống hay muốn bộc lộ những suy nghĩ về một vấn đề nào đó, nhà văn nói theo Maiacôpxki: “Phải từ hàng nghìn tấn quặng từ tinh luyện chọn ra một từ để câu thơ, câu văn đạt hiệu quả nghệ thuật cao nhất” hay nhà văn Macxim Gorki nói: “Ngôn ngữ của tác phẩm phải gẫy gọn, từ ngữ phải được chọn lọc kĩ càng. Chính các tác giả cổ điển viết bằng ngôn ngữ như vậy đã kế tục nhau trau dồi nó từ thế kỉ này sang thế kỉ khác”. Để các sự vật, hiện tượng được tái hiện một cách chi tiết, để hình dáng, tính cách và tâm lí của con người được khắc hoạ một cách chân thật thì khi sáng tác văn học nhà văn cần phải sử dụng ngôn từ một cách chính xác nhất. Nhà thơ Tản Đà trong bài thơ “Thề non nước” đã viết: “Non cao những ngóng cùng trông Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày” Sau đó nhà thơ lại sửa lại: “Non cao những ngóng cùng trông Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày” Chữ “tuôn” đã được thay thế bằng chữ “khô”, chữ “khô” thích hợp với khả năng diễn tả sâu hơn ý thơ trên, nó thể hiện được đúng những điều mà tác giả muốn nói tới. Mauspatssant – một nhà văn Pháp đã viết: “Đối tượng mà anh ta muốn nói dù là cái gì cũng chỉ có một từ để biểu hiện nó”. Hay như nhà thơ Đỗ Phủ của Trung Quốc đã dùng từ ngữ chính xác, đạt đến tột cùng cái đẹp của nghệ thuật mà được Thẩm Đức Tiềm nhận xét: “Người xưa không bỏ phép luyện chữ nhưng lấy cái hơn về ý, không lấy cái 11
- hơn về lời. Cho nên chữ bình dị mà thấy lạ, chữ thường mà thấy hiếm, chữ cũ mà thấy mới, chữ mộc mạc mà thấy màu sắc”. Từng từ trong các tác phẩm của người nghệ sĩ “không từ nào khác trong ngôn ngữ có thể thay thế được”. Tính hình tượng: Ngôn ngữ văn học được chia ra làm hai loại: ngôn ngữ nhận thức và ngôn ngữ hình tượng. Hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật không trừu tượng, khó hiểu mà nó là một sự cụ thể để lại ấn tượng với người đọc. Nhà văn Macxim Gorki đã từng nói: “Nhà văn không chỉ viết bằng ngòi bút mà còn vẽ bằng từ ngữ thể hiện một cách hoàn hảo những tư tưởng của tác giả, xây dựng một bức tranh đậm đà, đắp nên những hình tượng sinh động có sức thuyết phục đến nỗi người đọc trông thấy những điều mà tác giả đã mô tả”. Chẳng hạn như trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã từng viết: “Long lanh đáy nước in trời Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng” Hai câu thơ trên là một bức tranh mùa thu lung linh, huyền ảo gây được ấn tượng với người đọc. Ngôn từ vốn không chỉ có chức năng cung cấp thông tin mà ở đây nó đã hóa thân thành hình tượng, hai câu thơ như biến thành một bức tranh đẹp mê hồn. Hay đó còn là mùa thu trong bài Thu vịnh của Nguyễn Khuyến: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu Nước biếc trông như tầng khói phủ Song thưa để mặc bóng trăng vào” Mùa thu nhẹ nhàng, thanh bình của vùng đồng bằng Bắc Bộ mà khó nơi nào có thể có được. Mùa thu đó có bầu trời xanh ngắt, làn nước biếc, sương khói mờ ảo, ánh trăng vàng dịu nhẹ chiếu qua song thưa tạo cảm giác về một sự yên ả, bình lặng chốn thôn quê. 12
- Tính biểu cảm: ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn học không thể thiếu được tính biểu cảm. Tính biểu cảm khi tác động vào con người làm cho họ thay đổi nhận thức và hành động theo một hướng tích cực mà văn học đã định hướng. Cảm xúc của nhà văn được bộc lộ trực tiếp bằng ngôn ngữ văn học. Người nghệ sĩ càng giàu cảm xúc thì ngôn ngữ càng giàu tính biểu cảm. Như Raspuchin đã viết: “Nếu tôi viết là tôi đau ở đâu đấy trong người. Tôi cảm thấy một sự thiếu thốn nào đó”. Trong văn chương nghệ thuật, tính biểu cảm được thể hiện qua các từ ngữ cụ thể. Nhà thơ Hàn Mặc Tử khi viết về thôn Vĩ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đã có một đoạn thơ rất giàu cảm xúc và lay động lòng người: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền” Mỗi một từ ngữ trong khổ thơ trên đều thể hiện tình yêu, niềm tha thiết của Hàn Mặc Tử với khu vườn thôn Vĩ Dạ. Khung cảnh nơi thôn Vĩ thật khiến người ta khó có thể quên được: đó là hình ảnh nắng hàng cau,vườn xanh mướt như ngọc,… mọi thứ khi kết hợp lại với nhau đều trở nên rất hài hòa bộc lộ được rõ nét tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ. Chỉ với bốn câu thơ nhưng người đọc khi nghe thấy, ngay lập tức muốn đến thôn Vĩ, muốn thả hồn mình vào nơi đây để cảm nhân được những vẻ đẹp nên thơ này. Như vậy, có thể thấy ngôn ngữ văn học bao gồm ba đặc trưng cơ bản: tính chính xác, tính hình tượng và tính biểu cảm. Ngôn ngữ văn học đem đến cho người đọc rất nhiều cung bậc cảm xúc, từ vui, buồn, khổ đau cho tới sung sướng, hạnh phúc. Ngôn ngữ văn học chỉ thực sự đẹp và phát huy những phẩm chất của chúng khi nhà văn thực sự tài năng, có khả năng làm chủ ngôn ngữ và có cá tính sáng tạo độc đáo mang nét đặc trưng riêng của mình. 13
- 1.2. Tác giả Ma Văn Kháng và tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn 1.2.1. Vài nét về tác giả Ma Văn Kháng và quá trình sáng tác 1.2.1.1. Vài nét về tác giả Ma Văn Kháng Nhà văn Ma Văn Kháng tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn, ông sinh ngày 01 tháng 12 năm 1936. Quê gốc tại làng Kim Liên, thuộc Kẻ Chợ (nay thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội), đó là một làng cổ thanh bình, là một vùng quê được gọi là “Ô Đồng Lầm” – mảnh đất của sự lam lũ, nhọc nhằn và đầy rẫy những khó khăn. Đinh Trọng Đoàn tình nguyện tham gia quân đội khi đang là một thiếu niên, sau đó ông được cử đi học ở khu học xá Nam Ninh (Trung Quốc). Năm 1954, sau khi hòa bình lặp lại, theo tiếng gọi của Đảng, Ma Văn Kháng rời quê hương - thủ đô Hà Nội tiến thân lên vùng đất Tây Bắc để hoạt động cách mạng. Sự ra đi này có thể được coi là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của nhà văn. Ma Văn Kháng được cử về học tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào năm 1960. Trở về thủ đô, ông được gặp gỡ và được tiếp xúc với rất nhiều người, họ đã đem đến cho Ma Văn Kháng rất nhiều bài học qúy báu. Thời gian này ông đã luôn không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm cho bản thân mình. Kết thúc khóa học ở Hà Nội, Ma Văn Kháng lại trở về Lào Cai công tác. Năm 1974, ông trở thành hội viên của Hội nhà văn Việt Nam, đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam. Một dịp về vùng nông thôn công tác, Ma Văn Kháng đã làm quen được với ông Ma Văn Nho – phó Chủ tịch huyện Bảo Thắng. Tình cảm giữa hai người được nhà văn Ma Văn Kháng rất trân trọng. Ma Văn Kháng luôn biết ơn con người này, bởi vì trong những lúc bạo bệnh, hoàn cảnh khó khăn thì ông Ma Văn Nho luôn giúp đỡ Ma Văn Kháng nhiệt tình và không bao giờ đòi hỏi sự trả ơn. Bút danh Ma Văn Kháng không phải là cái tên ngẫu nhiên 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh
102 p | 210 | 36
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong một số tác phẩm của Nam Cao
79 p | 53 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần Điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng Anh – chương trình Trung học phổ thông
147 p | 134 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Ngôn ngữ Anh: How to improve listening skills for beginners at Hai Phong University of Management and Technology
45 p | 40 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ngôn ngữ nghệ thuật thơ Nguyễn Duy
62 p | 71 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Ngôn ngữ Anh: Factors affecting English speaking skill of the first year English majors and the ways how to improve at Hai Phong University of Management and Technology
56 p | 46 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Ngôn ngữ Anh: Using Flipped Classroom to develop listening skills for English major students at HPU
62 p | 46 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Ngôn ngữ Anh-Nhật: Tìm hiểu văn hóa chào hỏi của Việt Nam và Nhật Bản
50 p | 141 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Ngôn ngữ Anh-Nhật: A study on ending sound mistakes of the 2nd year students when studying speaking skills at Hai Phong University of Management and Technology
67 p | 38 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Ngôn ngữ Anh: Analysis of verb tenses errors of first year non English majors at Hai Phong University of Management and Technology
52 p | 26 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Ngôn ngữ Anh-Anh: A study on differences and similarities of saying sorry in English and Vietnamese
56 p | 24 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Ngôn ngữ Anh: Some techniques to attract children at Huu Nghi international kindergarten in English lessons
101 p | 22 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Ngôn ngữ Anh-Anh: A study on differences and similarities of saying thank you in English and Vietnamese
53 p | 42 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine
80 p | 47 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Ngôn ngữ Anh-Nhật: Some difficulties in English communication of first-year students at Hai Phong University of Management and Technology with foreigners and some suggested solutions
50 p | 28 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn đất của nhà văn Anh Đức
73 p | 28 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Ngôn ngữ Anh-Nhật: How bottom-up approach should be appropriately applied for begginers’ listening enhancement
65 p | 28 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn