Khóa luận tốt nghiệp Văn học Việt Nam: Cải biên như là cách thức tái hiện huyền thoại người nữ-trường hợp ba phim điện ảnh lồng đèn đỏ treo cao; Xuân, Hạ, Thu, Đông...rồi lại xuân và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
lượt xem 15
download
Khóa luận hướng đến mục tiêu làm sáng tỏ một vài phương thức cải biên, với văn bản cải biên thuộc thể loại điện ảnh; và thông qua sự trình hiện điện ảnh, phát hiện sự mời gọi của huyền thoại tính chất phụ nữ
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học Việt Nam: Cải biên như là cách thức tái hiện huyền thoại người nữ-trường hợp ba phim điện ảnh lồng đèn đỏ treo cao; Xuân, Hạ, Thu, Đông...rồi lại xuân và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
- 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1 CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP: LÍ THUYẾT CẢI BIÊN VÀ VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU HUYỀN THOẠI TRONG TÁC PHẨM CẢI BIÊN..........................12 1.1. Lí thuyết cải biên trong giới hạn nghiên cứu tác phẩm điện ảnh cải biên .................................................................................................................12 1.2. Nghiên cứu huyền thoại trong tác phẩm cải biên........................... 25 1.3. Tái hiện huyền thoại trong tác phẩm điện ảnh cải biên: cơ chế và tác dụng.........................................................................................................32 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG THỨC CẢI BIÊN CỦA BA BỘ PHIM ĐIỆN ẢNH ĐÈN LỒNG ĐỎ TREO CAO; XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG…RỒI LẠI XUÂN; VÀ TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH................................................... 37 2.1. Động thái đối với tác phẩm được cải biên: lựa chọn chất liệu nghệ thuật .................................................................................................................37 2.2. Động thái đối với tác phẩm điện ảnh cải biên: lấp đầy chất liệu nghệ thuật và hoàn thiện bằng ngôn ngữ điện ảnh......................................... 43 CHƯƠNG 3: HUYỀN THOẠI NGƯỜI NỮ TRONG BA PHIM ĐIỆN ẢNH ĐÈN LỒNG ĐỎ TREO CAO; XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG…RỒI LẠI XUÂN VÀ TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH................................................... 58 3.1. Đèn lồng đỏ treo cao: “tính chất phụ nữ” đi cùng với hoàn cảnh phong tỏa; là công cụ tình dục và gắn liền với sự nắm giữ hạnh phúc bởi nam giới .................................................................................................................58 3.2. Xuân, Hạ, Thu, Đông…Rồi lại Xuân: “tính chất phụ nữ” đồng nhất với tác nhân của tam độc “tham, sân, si”......................................................62 3.3. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh: “tính chất phụ nữ” đi liền với tính chất yếu thế, trở thành đối tượng thể hiện nam tính và đi liền với trách nhiệm gia đình..........................................................................................................64 KẾT LUẬN......................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 70
- 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Vũ trụ nghệ thuật hiện đại và đương đại đã tạo ra nhiều cơ hội và tiềm năng cho những kết giao và tiếp biến loại thể. Người nghệ sĩ từ đa lĩnh vực liên tục sáng tạo nên những góc nhìn mới mẻ và khả hữu, khiến những đối tượng nghệ thuật được hoàn thiện, biến chuyển và tái sinh không ngừng. Có thể nói, nghệ thuật hiện đại và đương đại thúc đẩy con người chia sẻ và vận dụng vô vàn những bộ mã văn hóa. Từ đó, văn bản trở thành một chủ thể đa diện và đa tầng, liên tục mời gọi các tác giả đón nhận và tạo nghĩa. Trong số những thao tác đọc đáng kể, cải biên, như một thao tác năng động và hấp dẫn, công nhận rằng văn bản đã có cuộc sống mới độc lập và vượt khỏi biên giới của những tư duy đặc thù loại thể. 1.2. Cải biên học là lĩnh vực chưa có nhiều nghiên cứu và công bố mang tính đột phá tại Việt Nam. Lí thuyết cải biên trên diện rộng là đối tượng học thuật chưa được chú trọng để phổ biến trong các chuyên ngành nghiên cứu liên quan. Do đó, vấn đề cải biên chưa nhận được sự quan tâm xứng đáng với những đóng góp của nó, trong khi các nền học thuật tại Mỹ và Châu Âu đã đề cập và khai thác về cải biên được một thời gian dài. Nằm trong hoàn cảnh tương tự, Huyền thoại học vốn là một vấn đề lí thuyết thú vị ra đời cách đây một thời gian khá dài. Tuy nhiên, việc tiếp nhận và diễn giải lí thuyết này tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, dẫn đến sự hiểu lầm ít nhiều đối với đại chúng. Lí thuyết huyền thoại chính vì thế ít có điều kiện để được phổ biến và ứng dụng vào các hiện tượng chính trị - xã hội bản địa. 1.3. Từ thực trạng tiếp nhận lí thuyết như trên, cộng với sự hứng thú đối với những tác phẩm cải biên và sự quan tâm đối với việc ứng dụng lí thuyết huyền thoại, người viết nảy sinh ý định tìm hiểu mối tương quan giữa chúng trong nghiên cứu các hiện tượng cải biên thuộc thể loại điện ảnh nhằm chỉ ra những tác dụng cụ thể hơn nữa của việc cải biên. Sau khi tiếp cận một vài tác phẩm điện ảnh cải biên, người viết nhận thấy phát hiện của mình là có cơ sở: sự tái hiện huyền thoại là tất yếu khi cải biên một văn bản sang thể loại điện ảnh bởi sự sản sinh ấn tượng thị giác của thể loại này. 1.4. Chúng tôi lựa chọn ba đối tượng điện ảnh đã nêu, với những lí do như sau:
- 3 1.4.1. Thứ nhất, ba bộ phim này, dù là dòng phim nghệ thuật hay dòng phim thương mại, đều là những sản phẩm cải biên đáng chú ý, vị thế đối với người tiếp nhận không hề thua kém tác phẩm được cải biên, thậm chí có trường hợp còn thành công hơn trên thị trường phát hành tương ứng. 1.4.2. Thứ hai, ba bộ phim tuy phản ánh các đối tượng trung tâm khác nhau: phụ nữ (Đèn lồng đỏ treo cao), đàn ông (Xuân, Hạ, Thu, Đông,…Rồi lại Xuân), trẻ em (Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh); và trải dài trên dòng thời gian với lần lượt các thời điểm ra đời khác nhau: 1991, 2004, 2015; nhưng đều có sự trình hiện hình ảnh người nữ, đặt trong những mối tương quan với người nam và tương quan ấy mang dấu ấn đặc trưng về giới: người nữ như là công cụ tình dục, người nữ như là phương tiện tu tập, người nữ như là tác nhân tha hóa, và người nữ như là đối tượng thể hiện nam tính. 1.4.3. Khái quát từ hai lí do trên, chúng tôi kết luận, có thể đặt ba phim điện ảnh này cạnh nhau vì tính chất tương đồng trong sự trình hiện hình ảnh người nữ, bất chấp sự khác biệt về quốc gia, thời đại, mục đích sản xuất và nội dung đề cập. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu về lí thuyết cải biên Cải biên học là lĩnh vực chưa được đề cập một cách bài bản và rộng rãi tại Việt Nam. Trong khi đó, nguồn tài liệu nước ngoài đã xây dựng hệ thống lí thuyết cải biên tương đối đa dạng và khai thác phong phú nhiều trường hợp hoặc nhóm trường hợp cải biên nổi bật. Do đó, người viết sẽ trình bày lịch sử vấn đề từ những công trình nước ngoài đến những công trình trong nước. Nguồn sách Anh Ngữ được người viết tiếp thu với điều kiện còn nhiều hạn chế. Đây là một vài công trình nổi bật ra đời và được phổ biến trong khoảng thời gian mười lăm năm trở lại đây, do đó có tính cập nhật và tương thích thời đại cao hơn. Đối với nguồn tài liệu trong nước, lí thuyết cải biên được giới thiệu thông qua các luận án thuộc lĩnh vực nghiên cứu văn học - điện ảnh và các bài báo điện tử với dung lượng và qui mô khai thác hẹp hơn.
- 4 Về nguồn tài liệu nước ngoài: Những công trình người viết có thể tìm kiếm và tiếp cận bao gồm: (1) Adaptation and Appropriation, cuốn sách xuất bản năm 2005 của tác giả Julie Sanders. Trong ấn phẩm này, tác giả trình bày nhiều vấn đề như: sự đa dạng về định nghĩa và thực hành của hai hiện tượng cải biên - chiếm dụng; những động lực văn hóa - thẩm mỹ của việc cải biên; những phương thức cải biên đa dạng của nghệ thuật đương đại; sự ảnh hưởng và dịch chuyển của những lí thuyết vào hiện tượng cải biên - chiếm dụng; và sự chiếm dụng xuyên văn hóa, xuyên thời gian những văn bản kinh điển và những nguyên mẫu văn học. Tiếp cận công trình của Julie Sanders, người đọc được mở rộng hiểu biết về các hiện tượng chiếm dụng thú vị hiện diện trong văn học kinh điển cũng như mở rộng góc độ khai thác đối với hiện tượng này. (2) A theory of Adaptation, cuốn sách xuất bản năm 2006 của tác giả Linda Hutcheon. Trong ấn phẩm này, tác giả xây dựng hệ thống lí thuyết mạch lạc và sáng rõ, trình bày những vấn đề đáng lưu tâm về hiện tượng cải biên. Điều đáng chú ý về kiến thức được đề cập trong cuốn sách này là sự mở rộng biên độ của hiện tượng cải biên, người đọc có cái nhìn thực sự phổ quát nếu đồng tình với tác giả, rằng cải biên xuất hiện trong hầu hết sản phẩm văn hóa và đã trải dài hằng thế kỉ, và văn học - điện ảnh chỉ là hai loại thể quen thuộc đối với tiếp nhận của chúng ta. Đánh giá của tác giả Linda có thể ứng dụng trong cả các sản phẩm thương mại, chứ không dừng lại ở các tác phẩm cải biên nghệ thuật, vì không bỏ qua những nguyên nhân cải biên xuất phát từ yếu tố kinh tế. Và đóng góp thêm nữa là sự công nhận và mời gọi người đọc công nhận đóng góp cải biên của nhiều đối tượng khác nhau, mở rộng khái niệm “nhà cải biên” khỏi quan niệm cũ - chỉ dừng lại ở đạo diễn. Người viết cho rằng, cuốn sách này đóng vai trò nền tảng, nên được tiếp cận trước khi đến với công trình của Julie Sanders. (3) Film Adaptation and its Discontents - From Gone with the Wind to The Passion of the Christ, cuốn sách xuất bản năm 2009 của tác giả Thomas Leitch. Tác giả đặt ra vấn đề quan trọng khi tiếp cận tác phẩm cải biên là việc nhìn nhận và phân tích quá trình cải biên như là sự khai thác và sáng tạo từ văn bản ngôn từ; quan tâm về việc cải biên đặt ra một sự giới thiệu chứ không chỉ là sự sao chép; và chỉ ra cách thức những văn bản văn hóa đại chúng được cải biên lên màn ảnh. Cũng giống như
- 5 công trình của Julie Sanders, cuốn sách này cho thấy những bàn luận trong phạm vi hẹp hơn, thích hợp để mở rộng tiếp nhận cho độc giả đã có kiến thức khái quát về cải biên học. Về nguồn tài liệu trong nước: (1) Năm 2012, tác giả Phan Bích Thủy công bố luận án Tiến sĩ Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh: khảo sát việc chuyển thể tác phẩm truyện văn học thành phim truyện điện ảnh trong lịch sử văn học và điện ảnh Việt Nam. Trong đó, tác giả trước hết trình bày tương quan giữa hai loại hình văn học - điện ảnh ở các khía cạnh tương đồng và khác biệt (Chương 1). Người viết nhận thấy, ở phần này, những đánh giá của tác giả chưa thật sự tạo nên khu biệt bởi những khía cạnh được đề cập vốn đồng thời liên quan đến hầu hết các loại hình nghệ thuật khác. Trong nhiều diễn đạt của mình, tác giả bộc lộ quan điểm: điện ảnh tiếp thu văn học và tính chất văn học là yếu tố quan trọng làm nên thành công của sản phẩm điện ảnh. Theo chúng tôi, quan điểm này chưa thỏa đáng vì vốn dĩ tác phẩm điện ảnh đã trở thành sản phẩm tự trị với bộ mã tiếp nhận chuyên biệt, không nên được nhìn nhận như sản phẩm thứ cấp. Đóng góp của luận án này nằm ở Chương 2: Cơ chế và qui trình thực hiện việc chuyển thể từ tác phẩm văn học sang phim truyện điện ảnh. Trong chương này, tác giả đã cung cấp nguồn kiến thức về kĩ thuật và qui trình sản xuất phim truyện điện ảnh từ cơ sở chuyển vị nội dung tác phẩm văn học. Đây là những trình bày bổ ích đối với nhu cầu tiếp thu kiến thức chuyên ngành biên kịch và sản xuất điện ảnh. Ở Chương 3: Một số thành tựu của phim truyện chuyển thể từ tác phẩm văn học, tác giả khảo sát và đánh giá các tác phẩm “chuyển thể” (chữ dùng xuyên suốt của tác giả trong luận án) được cho là thành công. Người viết cho rằng nội dung đưa ra mang tính đa dạng, tuy phương pháp triển khai chưa làm nổi bật được sự đóng góp độc lập của hai thể loại nghệ thuật đối và tập trung vào thành công ở mặt nội dung. Đánh giá chung về vấn đề cải biên (“chuyển thể”) được thể hiện trong luận án, người viết cho rằng công trình này thích hợp đối với những người đọc có nhu cầu tìm hiểu lịch sử chuyển thể từ tác phẩm văn học của Điện Ảnh Việt Nam. (2) Năm 2015, tác giả Đào Lê Na công bố luận án Tiến sĩ Ngữ Văn Lí thuyết cải biên học: Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh - trường hợp Kurosawa
- 6 Akira. Đây là công trình đạt được giá trị lí luận lớn nhất cho đến thời điểm hiện tại. Trong luận án này, tác giả đã hệ thống hóa lí thuyết về cải biên học một cách đầy đủ, vững chắc và sáng rõ. Đối tượng được nghiên cứu của tác giả này là nghệ thuật cải biên của nhà làm phim Kurosawa Akira, một nhân vật nổi tiếng trong việc cải biên văn học thành những tác phẩm điện ảnh ấn tượng, tuy nhiên chưa thực sự được phổ biến với người học trong việc đào tạo các chuyên ngành liên quan. Bộ mặt của lí thuyết cải biên được tác giả định hình như là sự phức hợp của các lí thuyết: lí thuyết liên văn bản, lí thuyết phiên dịch, lí thuyết văn hóa, lí thuyết giải kiến tạo; và nhìn nhận bổ sung từ góc độ cá nhân như là hành trình tiếp nhận và hồi đáp sáng tạo. Người viết cho rằng, những tổng hơp, phân tích và diễn giải của Đào Lê Na là hợp lí, mới mẻ và cần thiết cho những nghiên cứu liên ngành về sau, cũng như mở rộng phạm vi học thuật của đối tượng nghiên cứu khỏi ranh giới của lĩnh vực điện ảnh. (3) Năm 2016, NXB Khoa học Xã hội ấn hành Chuyên luận Tiến sĩ của Tiến sĩ Lê Thị Dương: Chuyển thể Văn học - Điện ảnh (Nghiên cứu liên văn bản), cho thấy một góc độ tiếp nhận cải biên khác: giới hạn từ một lí thuyết duy nhất - lí thuyết liên văn bản. Quan điểm này có sự giao thoa với những nhận định của tác giả Đào Lê Na, tuy khác nhau về cách sử dụng thuật ngữ. Từ cơ sở lí thuyết liên văn bản, việc đánh giá chuyển thể văn học - điện ảnh như là phương thức liên văn bản tất yếu, khẳng định văn bản là những liên văn bản, là góc nhìn thuyết phục. Điểm duy nhất mà chúng tôi chưa đồng tình là việc duy trì thuật ngữ “chuyển thể” (chữ dùng xuyên suốt của tác giả), làm hạn chế phạm vi diễn giải của tác phẩm điện ảnh, mặc dù nội dung triển khai của tác giả không giới hạn điện ảnh - văn học chỉ như là sự chuyển đổi loại thể. (4) Ngoài ra, còn tồn tại một số lượng các bài viết nhỏ lẻ về mối quan hệ văn học - điện ảnh trên nhiều cổng thông tin điện tử, đóng góp cái nhìn về bộ mặt cải biên đương thời và thể hiện quan điểm ngày càng hiện đại về giá trị nghệ thuật độc lập của tác phẩm điện ảnh cải biên. 2.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu về lí thuyết huyền thoại (Roland Barthes) Công trình Những huyền thoại (Mythologies) được tác giả Roland Barthes công bố từ năm 1957. Ấn bản Tiếng Việt dịch bởi dịch giả Phùng Văn Tửu được phát hành
- 7 năm 2008. Tuy nhiên, hiện nay, những diễn giải và nghiên cứu xoay quanh lí thuyết huyền thoại vẫn hạn chế. Cho đến hiện tại, bên cạnh rất ít bài viết tái diễn giải lí thuyết này, sự phân tích cơ chế đi kèm với sự ứng dụng lí thuyết huyền thoại duy nhất được thực hiện thông qua dự án mang tên Những huyền thoại, bởi nhóm Thứ 6 - Nhóm đọc sách khoa học xã hội và nhân văn. Dự án này được Thứ 6 vận hành thông qua việc đăng tải trực tuyến cũng như tổ chức trao đổi trực tiếp lí thuyết huyền thoại: nhận diện và giải mã những huyền thoại trong đời sống Việt Nam đương đại. Sản phẩm hoạt động học thuật của nhóm mang tính sinh động và gợi mở trải nghiệm văn hóa đại chúng, do đó tạo nên niềm hứng thú cho nhiều cá nhân, trong đó có người viết, quan tâm đến lí thuyết huyền thoại và sự hiện diện của nó trong nhiều phương diện đời sống. 2.3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu các trường hợp cải biên cụ thể Thuật ngữ “cải biên” ít nhiều xa lạ với độc giả Việt Nam, bởi lẽ nó được sử dụng thay thế bằng thuật ngữ “chuyển thể”, và đa phần tập trung vào hai đối tượng văn học - điện ảnh. Các công trình hệ thống hóa lí thuyết cải biên bằng Tiếng Việt tuy chưa xuất hiện nhiều nhưng dạng bài viết phân tích trường hợp thì chiếm số lượng đáng kể, đặc biệt là bài báo khoa học hoặc bài viết đăng tải trên các địa chỉ thông tin điện tử. Điều này cho thấy, trong phạm vi tiếp nhận như là “chuyển thể”, cải biên văn học - điện ảnh là vấn đề tạo ra hứng thú cho nhiều tác giả. Có ít nhất bốn đóng góp quan trọng về nghiên cứu trường hợp “chuyển thể” văn học - điện ảnh, theo chúng tôi, là (1) bài viết của TS. Phan Bích Thủy, Phim Đừng đốt - Câu chuyện huyền thoại về cuốn nhật kí Đặng Thùy Trâm (Tạp chí Khoa học Trường ĐH Sư phạm TP HCM, số 32, 2011; (2) bài viết của đạo diễn Mai An Nguyễn Anh Tuấn, Truyện Kiều: từ văn học đến điện ảnh - một phương thức diễn dịch nghệ thuật đầy thử thách (Tham luận hội thảo quốc tế: Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du: Di sản và các giá trị xuyên thời đại, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, 2015); (3) bài viết của TS. Phan Thu Vân, Chiến tranh Việt Nam và tinh thần hòa giải trong Forrest Gump - Từ văn học đến điện ảnh (Tạp chí Khoa học Trường ĐH Sư phạm TP HCM, Khoa học xã hội và nhân văn, tập 14, số 8, 2017); và (4) bài viết của tác giả Nguyễn Thị Bích, Thời xa vắng - hành trình từ văn học đến điện ảnh (Tạp chí Văn nghệ Quân đội điện tử, 2017).
- 8 Xét về nhóm (1), (3), (4), cả ba văn bản này đều dựa trên góc nhìn so sánh và tập trung phân tích về các yếu tố thành công của tác phẩm điện ảnh. Đáng chú ý, các tác giả đều có thao tác khai thác thành công đến từ ngôn ngữ điện ảnh, bên cạnh thành công từ việc diễn giải nội dung, cho thấy sự quan tâm về vấn đề chất liệu nghệ thuật khi tác phẩm được chuyển vị sang hệ thống kí hiệu mới. Đặc biệt, theo người viết, bài báo khoa học của TS. Phan Thu Vân đã cho thấy góc độ tiếp nhận khác biệt và sâu sắc, diễn giải ngôn ngữ điện ảnh theo phương diện đánh giá nhất quán, trình hiện một lớp ý nghĩa cụ thể đầy ấn tượng từ tác phẩm điện ảnh. Chiều sâu nghiên cứu này là điểm nổi trội, trong thế so sánh với hai bài viết còn lại,dừng lại ở những đánh giá khái quát và những phân tích sơ khởi về các đối tượng nghệ thuật. Xét về (2), tính chất bài viết có sự khác biệt. Từ góc nhìn của một nhà làm phim, tác giả đưa ra tiềm năng điện ảnh và những lưu ý nếu cải biên tác phẩm Truyện Kiều, ở các phương diện cốt lõi của điện ảnh như thiết kế bối cảnh, xây dựng tạo hình nhân vật, khai thác xung đột và đặc biệt nhấn mạnh về thao tác trình hiện diễn biến tâm lí nhân vật. Những phân tích này, đều hợp lí. Đáng kể hơn, sự đề cập đến việc cải biên Truyện Kiều sang các dạng thức nghệ thuật khác như sân khấu, hội họa, bằng cách gọi “diễn dịch” thay vì “chuyển thể” cho thấy sự xác định quan trọng về tính hạn chế của thuật ngữ “chuyển thể”, khi trình bày sức sống của Truyện Kiều trong văn hóa đại chúng. Tuy nhiên, phải khẳng định, sự lựa chọn đối tượng nghiên cứu của bốn tác giả trên là thỏa đáng. Thông qua các bài viết như trên, các tác giả đã mang đến niềm hứng khởi ở người đọc trong việc tìm đến tiếp nhận tác phẩm điện ảnh cải biên hoặc tác phẩm văn học được cải biên, từ đó đa dạng sự đọc và tạo động lực khai thác những đóng góp nghệ thuật tự thân ở mỗi dạng thức nghệ thuật. Tóm lại, qua việc tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu, người viết có các nhận xét sau. Thứ nhất, hiện tượng cải biên là đối tượng nhận được sự quan tâm của đông đảo tác giả và được khai thác ở nhiều phương diện khác nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hướng nghiên cứu này còn hạn chế về cách sử dụng thuật ngữ. Thứ hai, lí thuyết huyền thoại của Roland Barthes chưa được vận dụng tích cực ở các nghiên cứu trong nước, và cũng chưa được áp dụng như một hướng tiếp nhận sản phẩm điện ảnh cải biên. Chính vì thế, sự ra đời của khóa luận này là cần thiết cho cả hai lĩnh
- 9 vực, khi đóng góp một góc độ khai thác sản phẩm cải biên mới, dựa trên cơ sở huyền thoại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của người viết bao gồm: (1) Cơ sở tái hiện huyền thoại thông qua sự cải biên một văn bản sang sản phẩm điện ảnh. (2) Sự trình hiện nhân vật nữ giới trong ba trường hợp điện ảnh được chọn và sự mời gọi huyền thoại tính chất phụ nữ kéo theo. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Người viết lựa chọn khai thác trong phạm vi ba bộ phim điện ảnh cải biên ở ba quốc gia Châu Á khác nhau, ra mắt ở ba thời điểm khác nhau. Trong đó, hai phim điện ảnh từ Trung Quốc và Hàn Quốc đã gây được nhiều tiếng vang nghệ thuật. Phim điện ảnh Việt Nam còn lại, tuy là sản phẩm nhắm đến mục tiêu thương mại, nhưng đã tạo ra làn sóng quan tâm rất đáng kể, là dấu ấn điện ảnh khơi gợi lại hứng thú của người xem đối với thể loại điện ảnh cải biên. (1) Đèn lồng đỏ treo cao (Đại hồng đăng lung cao cao quải; Raise the Red Latern), Đạo diễn: Trương Nghệ Mưu, 1991 - cải biên từ tiểu thuyết Thê Thiếp thành quần, Tô Đồng (2) Xuân, Hạ, Thu, Đông,…Rồi lại Xuân (Spring, Summer, Autumn, …And Spring), Đạo diễn: Kim Ki-duk, 2004 - cải biên từ lí thuyết Phật Giáo (3) Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Yellow flowers on the green grass), Đạo diễn: Victor Vũ, 2015 - cải biên từ truyện dài Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Nguyễn Nhật Ánh 4. Mục tiêu nghiên cứu Khóa luận hướng đến mục tiêu làm sáng tỏ một vài phương thức cải biên, với văn bản cải biên thuộc thể loại điện ảnh; và thông qua sự trình hiện điện ảnh, phát hiện sự mời gọi của huyền thoại tính chất phụ nữ. 5. Phương pháp nghiên cứu Người viết sử dụng hai phương pháp: phương pháp phân tích cơ chế cải biên và phương pháp phân tích huyền thoại. Tương ứng với hai phương pháp này là việc tiếp nhận và sử dụng hai thuật ngữ:
- 10 (1) Thuật ngữ cải biên (adaptation) và những đặc trưng liên quan, của tác giả Linda Hutcheon, từ công trình A theory of Adaptation. (2) Thuật ngữ huyền thoại (myth) của Roland Barthes, từ công trình Những huyền thoại (Phùng Văn Tửu dịch), đồng thời tham khảo nội dung từ bản tiếng Anh Mythologies. 6. Đóng góp của khóa luận Người viết cho rằng, khóa luận đã phần nào đóng góp được những giá trị sau: (1) Tái diễn giải hệ thống kiến thức về lí thuyết huyền thoại theo một cách ngắn gọn và sáng rõ. (2) Giới thiệu một góc độ diễn giải mới mẻ về lí thuyết cải biên, từ cơ sở tiếp nhận nguồn tài liệu quốc tế đã được công nhận về độ tin cậy. (3) Đề xuất một phương pháp tiếp nhận và khai thác giá trị nghệ thuật của tác phẩm điện ảnh cải biên, trong điều kiện thỏa mãn sự độc lập của bộ mã ngôn ngữ mới - tiếp nhận điện ảnh thông qua việc đọc huyền thoại, được tái hiện bằng những ấn tượng thị giác. 7. Bố cục khóa luận Ngoài mục mở đầu và kết luận, khóa luận được trình bày với ba chương: Chương 1: Dẫn nhập: Lí thuyết cải biên và vấn đề nghiên cứu huyền thoại trong tác phẩm cải biên. Trong chương này, người viết tái diễn giải về lí thuyết cải biên, trên cơ sở tiếp thu công trình A theory of Adaptation của Linda Hutcheon; về lí thuyết huyền thoại trên cơ sở tiếp thu công trình Mythologies của Roland Barthes, bản dịch Những huyền thoại từ Phùng Văn Tửu; và về cơ sở cũng như cơ chế tái hiện huyền thoại trong tác phẩm điện ảnh cải biên. Chương 2: Phương thức cải biên trong ba bộ phim điện ảnh Đèn lồng đỏ treo cao; Xuân, Hạ, Thu, Đông…Rồi lại Xuân; và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. Trong chương này, người viết phân tích phương thức cải biên chung với sản phẩm cải biên là điện ảnh thể hiện qua ba sản phẩm trên: lựa chọn chất liệu nghệ thuật đối với sản phẩm được cải biên và lấp đầy chất liệu nghệ thuật, hoàn thiện bằng ngôn ngữ điện ảnh đối với sản phẩm cải biên. Chương 3: Huyền thoại người nữ trong ba bộ phim điện ảnh Đèn lồng đỏ treo cao; Xuân, Hạ, Thu, Đông…Rồi lại Xuân; và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. Trong
- 11 chương này, người viết vận dụng cách đọc huyền thoại thứ ba theo định hướng của Roland Barthes để phân tích và nhận xét sự mời gọi của huyền thoại người nữ trong ba phim điện ảnh trên.
- 12 CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP: LÍ THUYẾT CẢI BIÊN VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU HUYỀN THOẠI TRONG TÁC PHẨM CẢI BIÊN 1.1. Lí thuyết cải biên trong giới hạn nghiên cứu tác phẩm điện ảnh cải biên 1.1.1. Khái niệm cải biên và tác phẩm điện ảnh cải biên: sự chuyển di bộ mã ngôn ngữ và sự tồn tại tự trị như là chính nó “Cải biên” được dịch từ thuật ngữ “Adaptation”, với nghĩa “quá trình thay đổi điều gì đó cho thích hợp với hoàn cảnh mới” (“The process of changing something, to suite a new situation”) (Từ điển Oxford). Sự thích nghi này không đơn giản chỉ là sự thay đổi từ thể loại này sang thể loại khác như cách dùng từ chuyển thể, vốn phổ biến hơn. Theo chúng tôi, cũng chính vì cách sử dụng từ ngữ với giới hạn nghĩa hẹp hơn này, đối tượng tiếp nhận của cải biên tại Việt Nam thường gặp phải sự ngộ nhận: (1) Ngộ nhận thứ nhất: Tác phẩm cải biên chỉ là sự thay đổi về mặt thể loại từ một nguyên tác nào đó. Ngộ nhận này dẫn đến những đối chiếu về mức độ tương đồng với tác phẩm có trước và từ đó đánh giá mức độ thành công của tác phẩm cải biên với cương vị là sản phẩm phái sinh trong sự tái hiện nguyên tác. Những suy nghĩ mang tính đóng khung này dẫn đường cho quan niệm về thứ bậc cho những tác phẩm nghệ thuật lẽ ra hoàn toàn có đời sống tự thân. Xét đến một trường hợp phổ biến: tác phẩm điện ảnh được cải biên từ tác phẩm văn học, được phần lớn khán giả tiếp nhận với tư duy so sánh với tác phẩm văn học trên các phương diện tương đồng, tương phản về nội dung và tác phẩm văn học đóng vai trò như là căn cứ tối thượng để đánh giá mức độ thành công của tác phẩm điện ảnh. Những câu hỏi thường xuyên được trao đổi giữa khán giả như sau: Phiên bản nào hay hơn? Có hay bằng nguyên tác không? Có thể nói, đây là sai lầm cơ bản cần được thay đổi để mở rộng tầm đón nhận của khán giả điện ảnh nói riêng và người tiếp nhận tác phẩm cải biên nói chung. Bởi lẽ tác phẩm cải biên, như đã nhấn mạnh, không nằm trong mối liên hệ thứ bậc với tác phẩm xuất hiện trước đó. Nghĩa là, chúng ta chỉ có thể đánh giá giá trị của một tác phẩm điện ảnh (cải biên) so với các tác phẩm điện ảnh khác với hệ thống tiêu chí nhất định, và, sự so sánh ngược về với tác phẩm có trước, thuộc vào một thể loại khác biệt, là khập khiễng. Để quán triệt tư tưởng thứ bậc này, tác giả Linda Hutcheon trong cuốn A theory of Adaptation đã nhấn mạnh cách sử dụng
- 13 thuật ngữ của mình: hoàn toàn loại bỏ cách gọi “văn bản nguyên tác” (“original text”), hay “văn bản nguồn” (“source text”), thay vào đó là “văn bản được cải biên” (“adapted text”)1. (2) Ngộ nhận thứ 2: Cải biên chỉ xoay quanh các thể loại nghệ thuật quen thuộc như văn học - điện ảnh - âm nhạc - sân khấu. Thực chất, hiện tượng cải biên xuất hiện ở rất nhiều sản phẩm văn hóa, nghệ thuật đồng hành với cuộc sống con người. Tác giả Linda Hutcheon đã chỉ ra những hiện tượng cải biên tham khảo đặc sắc mà phần lớn chúng ta đã bỏ qua: Công viên văn hóa Disney Land, Trò chơi điện tử với chủ đề lấy từ các bộ phim hoặc tiểu thuyết ăn khách, hay những tác phẩm Ballet, Opera biên soạn từ kho tàng sân khấu của Shakespeare. Bên cạnh đó, chúng tôi đồng thời chỉ ra các tác phẩm cải biên thú vị rất nổi tiếng và quen thuộc với độc giả/thính giả/khán giả Việt Nam như: ca khúc “Starry Starry night” (được cải biên từ bức họa cùng tên của họa sĩ Van Gogh); ca khúc “Nụ Tầm Xuân” (được cải biên từ bài ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa/ Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/ Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/ Em lấy chồng anh tiếc lắm thay”); Bảo tàng Studio Gibli (được cải biên từ bộ sưu tập các phim hoạt hình của hãng phim Gibli); Video game Chúa tể của những chiếc nhẫn (được cải biên từ bộ phim điện ảnh cùng tên). Sự đa dạng đối tượng cải biên như trên cho ta thấy, sẽ là thiếu sót và sai lầm nếu như hiểu rằng cải biên chỉ là phương thức xuất hiện qua lại giữa văn học và điện ảnh. Từ hai ngộ nhận lớn về hiện tượng cải biên, người viết đi đến sự trình bày hợp lí về cải biên và tác phẩm cải biên như sau: 1.1.1.1. Cải biên là hiện tượng chuyển di bộ mã ngôn ngữ Người viết tiếp nhận cách đánh giá về cải biên theo Linda Hutcheon (A theory of Adaptation) - từ hai phương diện: như là sản phẩm (product) và như là quá trình (process). Chúng tôi tái trình bày về vấn đề này như sau: Thứ nhất, khi được nhìn nhận như là một sản phẩm, tác phẩm cải biên được xác định là sự chuyển di mang tính mở rộng của một tác phẩm riêng biệt hoặc nhóm các tác phẩm. Sự chuyển mã này liên quan đến vấn đề về môi trường trung giới (medium), thể loại (genre), hoặc các phương thức cấu thành tác phẩm nghệ thuật như điểm nhìn, bối cảnh, nhân vật, v.v.. 1 Linda Hutcheon, A Theory of Adaptation, Routledge, 2006, Preface, p. xiii
- 14 Chúng tôi nhận thấy rằng, nền nghệ thuật phương Tây có nhiều tác phẩm văn học không ngừng được cải biên để thu hút sự đón nhận của công chúng với một dạng thức nghệ thuật khác. Xét ví dụ về các tác phẩm văn học như văn bản kịch của Shakespeare , tiểu thuyết của Victor Hugo hay truyện cổ Andersen, truyện cổ Grimm, có thể thấy, liên tục xảy ra sự chuyển di đa dạng đến các môi trường nghệ thuật khác là sân khấu, hội họa hay điện ảnh. Sự cải biên của một số tác phẩm trải dài xuyên suốt xu hướng thể hiện nghệ thuật của con người. Tác phẩm kịch Romeo và Juliet của Shakespeare được cải biên thành các thể loại kịch nói, vũ kịch, sau đó là nhạc kịch (đặc biệt nổi tiếng với sự cải biên của các nước Châu Âu như Pháp hay Ý). Khi điện ảnh phổ biến, tác phẩm này ngay lập tức được cải biên với gần hai trăm phiên bản khác nhau (bao gồm cả phim điện ảnh, phim truyền hình, phim phát hành trực tuyến) từ đầu thế kỉ XX cho đến tận ngày nay. Tương tự, các trường hợp văn học kinh điển Những người khốn khổ (Les Misérables) (1862) và Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris) (1831) của Victor Hugo hay văn bản văn học Bóng ma nhà hát Opera (Le Phantome de l’Opera) (1909) của Gaston Leroux lần lượt được cải biên thành phim và nhạc kịch. Những vở nhạc kịch sản xuất trong vòng ba mươi năm trở lại đây tạo được độ phủ sóng toàn cầu, như Les Misérables (nói bằng tiếng Anh), Notre Dame de Paris (nói bằng tiếng Pháp), The Hunchback of Notre Dame (nói bằng tiếng Anh), The Phantom of the Opera (nói bằng tiếng Anh). Cùng với nhạc kịch Romeo et Juliette được cải biên bởi người Pháp, đây là những vở nhạc kịch, những sản phẩm nghệ thuật cải biên có được thành công vang dội và chỗ đứng nghệ thuật độc lập, nhờ vào giá trị chuyên biệt đến từ ngôn ngữ âm nhạc - môi trường trung giới mới sau khi cải biên. Thứ hai, khi được nhìn nhận như là quá trình, hành động cải biên liên quan đến thao tác (tái) diễn giải ((re-)interpretation) và (tái) sáng tạo ((re-)creation) - trong trường hợp cải biên như là quá trình sáng tạo (a process of creation). Sở dĩ có sự xuất hiện của yếu tố phiên dịch ở đây bởi, như đã đề cập, tác phẩm cải biên là kết quả của quá trình chuyển di và thích ứng hóa bộ mã nghệ thuật từ đối tượng này sang đối tượng khác. Do đó, người viết cho rằng, việc làm này tương ứng như một bộ phận của lĩnh vực phiên dịch, vốn có phạm vi vô cùng rộng lớn: không chỉ dừng lại như một thao tác ngôn ngữ học, phiên dịch yêu cầu sự huy động kiến thức sâu rộng về văn hóa
- 15 cho một sự thích ứng và tái hiện trong hoàn cảnh tiếp nhận khác biệt. Đối với những đối tượng như tác phẩm văn học, khi được phiên dịch sang một ngôn ngữ khác, dịch giả không những thực hiện thao tác dịch về con chữ mà cần thiết hơn cả là sự am tường ý nghĩa của nó về văn hóa để tiến đến một tầng sâu hơn của công việc phiên dịch là lựa chọn đối tượng tương ứng về văn hóa thuộc bộ mã ngôn ngữ mới (trong rất nhiều trường hợp là không ăn khớp trong ý nghĩa tường minh của từ ngữ, nhưng tương thích về văn hóa). Tương tự khi trở lại với hiện tượng cải biên, đặc biệt đối với tác phẩm cải biên điện ảnh, có thể nói, nhà cải biên là người đọc và phiên dịch tác phẩm được cải biên từ bộ mã của môi trường trung giới cũ sang bộ mã ngôn ngữ điện ảnh song hành cùng sự phiên dịch các yếu tố văn hóa cho phù hợp với các yêu cầu về thẩm mỹ, kinh tế của nhà cải biên hoặc cho phù hợp với bối cảnh lịch sử - xã hội thuộc về khán giả. Nhờ vào sự tương đồng về văn hóa tiếp nhận và nhu cầu thẩm mỹ, không ít các sản phẩm điện ảnh Hàn Quốc được các nhà làm phim Việt Nam lựa chọn để cải biên, trở thành sản phẩm mới nói bằng Tiếng Việt. Phim điện ảnh Sunny (2011) là một trong số đó. Cách thức cải biên của bộ phim này tại thị trường Việt Nam, đồng thời nằm trong trào lưu điện ảnh thời điểm bấy giờ, là remake (có cách dịch phổ biến là làm lại), được thực hiện bởi đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, với tên gọi Tháng năm rực rỡ (2018). Bộ phim được đánh giá thành công ở khía cạnh khéo léo thay đổi các chi tiết thuộc về bối cảnh để trở nên tương ứng với văn hóa và lịch sử Việt Nam. Cụ thể, bộ phim Sunny có hai tuyến truyện quá khứ và thực tại, bối cảnh quá khứ thuộc những năm 1980 tại thành phố Seoul, khoảng thời gian xảy ra những phong trào đấu tranh dân chủ nóng bỏng và tình hình chính trị chưa ổn định. Câu chuyện thanh xuân của năm nhân vật chính đặc biệt có sự góp phần của yếu tố âm nhạc. Những ca khúc được sử dụng tạo nên ấn tượng thời đại đặc biệt, nhưng chỉ thực sự đặc biệt đối với khán giả Hàn Quốc. Khi được cải biên, tác phẩm điện ảnh mới được thiết kế bối cảnh quá khứ tại thành phố Đà Lạt vào những năm 1974 - 1975, và sử dụng các ca khúc mang dấu ấn thời đại như Kim, Vết thù trên lưng ngựa hoang, Yêu, Ngày xưa hoàng thị và ca khúc Giấc mơ tuyệt vời, gợi nhớ kí ức của thế hệ khán giả sinh từ năm 1980, đối tượng tiêu thụ chủ yếu được hướng đến của phim. Có thể thấy yếu tố thời gian và chất liệu âm nhạc đã có sự chênh lệch, nhưng lại có một sự phiên
- 16 dịch văn hóa hợp lí, đáp ứng bộ mã văn hóa đại chúng đương thời của nước sở tại. Sự cải biên những ấn tượng văn hóa của nhà sản xuất là phù hợp để tái hiện không khí của một bối cảnh quá khứ đầy màu sắc với nền văn hóa đại chúng ảnh hưởng từ Mỹ nở rộ và hoàn cảnh xã hội dậy sóng từ những cuộc đấu tranh dân chủ của người trẻ tại Việt Nam, và tạo nên minh chứng cho nhiều suy nghĩ sai lầm rằng cải biên là tái dựng trong sự tuân thủ toàn bộ yếu tố nội dung. Bên cạnh góc độ tiếp cận cải biên như là quá trình sáng tạo, hoạt động này còn được xem xét từ khía cạnh quá trình tiếp nhận (process of reception) của nó. Linda Hutcheon cho rằng sự cải biên mang tính chất là một hình thức liên văn bản (a form of intertextuality). Chúng ta trải nghiệm tác phẩm cải biên thông qua sự liên hệ và kết nối với những giá trị đa diện mà (có thể đã) trải nghiệm trước đó từ tác phẩm được cải biên hoặc kí ức cá nhân, tạo nên những cảm xúc và đánh giá khác biệt giữa người tiếp nhận chưa biết về tác phẩm được cải biên và người tiếp nhận đã biết về tác phẩm được cải biên. Hầu hết những phân tích hiện nay nhằm làm rõ cho ý tưởng này đều khai thác ở phương diện trải nghiệm hoàn toàn trong suốt hay trải nghiệm mang tính đối chiếu của hai đối tượng tiếp nhận nói trên. Về phần người viết, chúng tôi có thể chỉ ra một vận dụng khác liên quan đến hoạt động tiếp nhận mang tính liên văn bản của người xem, đó là khả năng nhận diện tác phẩm được cải biên. Một vài hiện tượng cải biên đã lựa chọn một phần trong tác phẩm được cải biên, từ đó thực hiện các thao tác bổ sung hoặc làm mới. Sản phẩm nghệ thuật này có thể gây chú ý đến người tiếp nhận và thúc đẩy họ liên văn bản đến một đối tượng khác hay không, phụ thuộc vào phạm vi trải nghiệm của họ trong quá khứ, đã hoặc chưa, bao hàm tác phẩm được cải biên. Năm 2019, nữ ca sĩ trẻ nổi tiếng người Mỹ Ariana Grande ra mắt bài hát 7 rings. Sản phẩm âm nhạc này nhanh chóng phủ sóng toàn cầu. Tuy nhiên, người nghe nhạc tại các nước không nói Tiếng Anh, thuộc thế hệ trẻ và không có nhiều trải nghiệm về điện ảnh Hollywood trong quá khứ, không thể nhận ra đây là một sản phẩm âm nhạc cải biên, và đối tượng được cải biên là ca khúc My Favorite Things nằm trong bộ phim nhạc kịch The Sound of Music, từng giành được năm giải Oscar năm 1965. Từ một phương diện khác, phương diện nhà cải biên, Linda Hutcheon cho thấy, sự cải biên còn là quá trình tiếp nhận mang tính liên văn bản. Tham khảo nhận định
- 17 này là cơ sở để người viết xác định: Sự tiếp nhận và tái tạo của nhà cải biên chịu chi phối và bắt nguồn từ sự hiểu chủ quan - khuynh hướng thẩm mỹ, cũng như sự hiểu khách quan - hệ thống các văn bản văn hóa được chia sẻ trong cộng đồng người tiếp nhận. Đó là lí do cho các nhà cải biên điện ảnh sáng tạo nên các yếu tố ngoài văn bản được cải biên như ấn tượng về phục trang, ấn tượng về dàn cảnh, ấn tượng về tạo hình khuôn mặt hay ấn tượng về màu sắc, trong khuôn khổ mã văn hóa tiếp nhận và diễn giải của nhà phê bình và người xem. Ví như một cảnh phim có màu xanh sẽ mang lại cảm giác lạnh lẽo, cô đơn; một nhân vật với phục trang màu đỏ mang ý nghĩa cho sự quyền lực hay vị trí hội thoại của nhân vật quyết định vị thế của họ so với những đối tượng khác như thế nào. 1.1.1.2. Tác phẩm cải biên như là sản phẩm nghệ thuật tự thân Tính tự trị của tác phẩm cải biên tuy không phải là vấn đề trọng tâm nhưng vốn dĩ luôn cần được nhấn mạnh để đảm bảo loại trừ những lầm lẫn trong quá trình tiếp nhận một tác phẩm cải biên đúng nghĩa. Tính tự trị này được người viết xác định ở khía cạnh tồn tại độc lập trong hệ thống thể loại mà tác phẩm cải biên thuộc về, được sử dụng cho mục đích đánh giá giá trị nghệ thuật và mức độ thành công của tác phẩm. Xin lưu ý rằng, người viết không có sự mâu thuẫn với lí thuyết Liên văn bản (intertextuality) của Julia Kristeva trong phát ngôn về tính tự trị của tác phẩm nghệ thuật. Từ góc độ của lí thuyết gia người Ba Lan, tác phẩm nghệ thuật không bao giờ được xem như một sản phẩm tự trị mà là sản phẩm của tập hợp vô số những diễn ngôn văn hóa đan cài, chuyển hoán. Hay như người hết sức ủng hộ bà, Roland Barthes, cho rằng, mỗi văn bản đều là liên văn bản. Góc độ tiếp nhận từ lí thuyết liên văn bản cho phép độc giả mở rộng sự diễn giải của mình đối với tác phẩm nghệ thuật, trong mạng lưới của vô vàn các giá trị văn hóa - nghệ thuật có liên hệ đến sự sản sinh và phát triển của các chi tiết nghệ thuật trong hoàn cảnh mới. Lí thuyết này có thể phục vụ cho sự tìm tòi lí giải các văn bản (Thông diễn học) nhằm phát hiện những sự chuyển vị (transposition) qua các hệ thống kí hiệu nhằm hướng đến xây dựng địa vị kí hiệu mới. Từ góc độ khai thác của người viết, nói văn bản cải biên là sản phẩm tự thân là đang đặt văn bản cải biên trong mối quan hệ với văn bản được cải biên nhằm xóa bỏ mối quan hệ thứ bậc: cái có trước - cái có sau; cái có trước là đại diện mẫu mực, cái có sau là sản phẩm thứ cấp; cái có trước là xuất phát điểm
- 18 không thể biệt lập với cái có sau. Chúng tôi hướng đến việc nhấn mạnh tính độc lập của sản phẩm nghệ thuật cải biên và sự cần thiết của việc đánh giá đối tượng này trong mối quan hệ với các đối tượng khác thuộc cùng một loại hình nghệ thuật. Nói cách khác, một bộ phim điện ảnh cải biên cần được đối xử như là một bộ phim điện ảnh, đặt trong tương quan nhận xét so với các phim điện ảnh khác cùng đề tài, cùng thể loại, và không thể so sánh điện ảnh và văn bản được cải biên như một sự truy cứu tính đáp ứng về nội dung hay tư tưởng. 1.1.2. Phương thức cải biên đối với sản phẩm cải biên là điện ảnh: lựa chọn đối tượng để cải biên và mở rộng sự tiếp nhận đối tượng với sự đa dạng giác quan 1.1.2.1.Lựa chọn đối tượng để cải biên Chúng tôi cho rằng, tác phẩm điện ảnh cải biên, trong nhiều trường hợp, lựa chọn việc đồng bộ hóa sang bộ mã điện ảnh toàn bộ các yếu tố xây dựng nên tác phẩm được cải biên. Lựa chọn này đáp ứng mạnh mẽ nhu cầu của những khán giả có niềm yêu thích đặc biệt đối với tác phẩm được cải biên và mong chờ thưởng thức những giá trị bền vững này bằng một ngôn ngữ nghệ thuật khác sống động hơn. Tuy nhiên, sự đào thải nghệ thuật khắc nghiệt khiến cho lối cải biên này nhanh chóng được thay thế bằng những xu hướng cải biên mới mẻ: lược bỏ nội dung và tập hợp các chi tiết cùng hướng đến một đề tài, chú trọng khai thác nội dung ở chiều sâu, các chi tiết nhỏ, các nhân vật phụ và sáng tạo những tác phẩm cải biên mang tính độc lập nghệ thuật cao, cải thiện góc nhìn chưa xác đáng của khán giả - xem tác phẩm điện ảnh cải biên như một sự lặp lại mãi mãi không thoát khỏi cái bóng của những giá trị kinh điển để qui chiếu về. Forrest Gump (1994) là đại diện điện ảnh cải biên tiêu biểu của một thao tác cải biên thành công thông qua ý thức chỉ lựa chọn chi tiết nhằm khái quát hóa sự kiện. Bộ phim này được cải biên từ tiểu thuyết cùng tên ra mắt năm 1986 của Winston Groom và đã giành được sáu giải Oscar. Forrest Gump trong thế giới tiểu thuyết hiện lên thông qua rất nhiều sự kiện, rất nhiều chi tiết mà những điều này tập trung biểu hiện nhân vật là một gã khờ bác học, cùng với những khía cạnh thô ráp đời thường, nhân vật này ngô nghê nhưng lạc quan vượt qua tất cả biến cố trong cuộc sống gắn với chiều dài lịch sử nước Mỹ. Tiểu thuyết Forrest Gump hàm chứa nhiều
- 19 dấu ấn văn hóa cũng như biểu hiện mạnh mẽ tinh thần lạc quan và tự do. Trong khi đó, nhà cải biên chỉ lựa chọn một nửa số lượng sự kiện xung quanh nhân vật Forrest Gump, mà khi trở thành một hệ thống kí hiệu điện ảnh, chúng tạo nghĩa, những ý nghĩa khác biệt so với tiểu thuyết, nhưng hướng đến không khí chung của cả một thời đại: hình ảnh con người lí tưởng, giấc mơ Mỹ và tinh thần hòa giải sau chiến tranh. Năm 2014, hãng phim Disney sản xuất phim điện ảnh Maleficent, cải biên từ truyện cổ tích Người đẹp ngủ trong rừng (Sleeping Beauty). Tác phẩm này gây được nhiều chú ý và đã điều chỉnh nhiều ngộ nhận của đại chúng về khái niệm phim cải biên. Cách thức cải biên trong tác phẩm này là chọn lọc nhân vật và sáng tạo góc nhìn. Nhà cải biên lựa chọn khai thác nhân vật phản diện - Maleficent trở thành nhân vật chính của bộ phim. Từ một nhân vật chức năng, đối tượng này được sáng tạo một hệ thống thông tin bao gồm xuất thân, biến cố quá khứ, nội tâm, hành vi, thái độ. Chất liệu cũ được khai thác và tái tạo trong sự độc lập nội dung nhưng vẫn giữ lại sợi dây liên kết với văn bản được cải biên thông qua một số chi tiết nhất định. Phim điện ảnh cải biên này, về mặt tư tưởng, đã dẫn đầu xu hướng làm phim kẻ ác cũng có câu chuyện riêng cũng như trở thành cảm hứng cho hàng loạt bộ phim cải biên sau này lựa chọn đối tượng cải biên thuộc về tuyến nhân vật phản diện và nhân vật phụ: loạt phim Joker (nhân vật Joker trước đó nằm ở tuyến phản diện so với nhân vật Batman), phim điện ảnh Venom (2018) (Nhân vật Venom nằm ở tuyến phản diện so với nhân vật Spiderman) hay sắp tới là phim truyền hình Loki (nhân vật Loki được xem như nằm ở tuyến phản diện so với nhân vật Thor). Chính vì thế, xu hướng và mục tiêu cải biên hiện đại đặc biệt chú trọng đến yếu tố lựa chọn đối tượng để cải biên. Sự lựa chọn này chịu chi phối từ các điều kiện khác nhau như dụng ý nghệ thuật, điều kiện kinh tế, các nguyên tắc thể loại, v.v.. Có thể thấy, các tác phẩm điện ảnh cải biên bứt phá trong nhiều năm gần đây luôn cho thấy những góc độ tiếp cận đa chiều và phương thức khai thác từ chối sự tuân thủ về phạm vi nội dung. Các nhà cải biên liên tục giãn nở hoặc thu hẹp phạm vi của tác phẩm được cải biên, sinh ra những sản phẩm nghệ thuật có thể được gọi là ngoại truyện hoặc xây dựng các vũ trụ điện ảnh đồ sộ. Trường hợp này có thể tìm thấy ở hàng loạt bộ phim cải biên từ tác phẩm Trung Quốc kinh điển Tây Du Ký. Bên cạnh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov
79 p | 106 | 39
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
89 p | 36 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong một số tác phẩm của Nam Cao
79 p | 47 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của Macxim Gorki
72 p | 42 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
69 p | 47 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt
72 p | 26 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao
86 p | 24 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy
85 p | 19 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
68 p | 21 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cảm hứng lãng mạn trong tập thơ "Gió lộng" của Tố Hữu
72 p | 23 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ địa phương trong ca dao Nam bộ
80 p | 23 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ đồ dùng trong gia đình và công cụ nông nghiệp trong ca dao Nam bộ
81 p | 18 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật mang tính tự thuật trong tác phẩm của Nam Cao
85 p | 28 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện Ba Phi
87 p | 20 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu địa danh trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long
70 p | 17 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong ca dao Nam bộ
103 p | 24 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Chàng trai và cô gái trong ca dao Nam bộ về tình yêu đôi lứa
79 p | 13 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
84 p | 17 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn