Khóa luận tốt nghiệp: Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa
lượt xem 9
download
Khóa luận nghiên cứu nhằm tìm ra các nét văn hóa được truyền tải thông qua các nhân vật, ngôn ngữ, không gian, thời gian nghệ thuật trong tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi. Khóa luận cũng tập trung vào việc nghiên cứu các nét văn hóa của Thủ đô Hà Nội được thể hiện trong các trang viết của nhà văn Nguyễn Khải.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== LỜI CẢM ƠN MAI DUY KHÁNH Sau một thời gian làm việc nghiêm túc, đề tài khóa luận tốt nghiệp mang tên “Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa” đã hoàn thành. Với tình cảm chân thành, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Tiến sĩ La Nguyệt Anh, người đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong TẬP TRUYỆN NGẮN HÀ NỘI suốt thời gian thực hiện đề tài . Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô trong khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã có những góp ý TRONG MẮT TÔI CỦA NGUYỄN KHẢI quý báu cho đề tài khóa luận . Và để hoàn thành đề tài khóa luận này tôi xin DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA được nói lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã luôn ở bên động viên và giành mọi sự giúp đỡ tốt nhất cho tôi. Đề tài “Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC góc nhìn văn hóa” vẫn còn có những thiếu sót nhất định, hi vọng các thầy cô Chuyên ngành: Văn học Việt Nam trong Hội đồng bảo vệ khóa luận và các bạn cho ý kiến đóng góp để tôi có thể tiếp thu thêm được nhiều kiến thức mới. Trân trọng! Người hướng dẫn khoa học Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Sinh viên TS. LA NGUYỆT ANH Mai Duy Khánh HÀ NỘI - 2017 HÀ NỘI - 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS La Nguyệt Anh. Đề tài khóa luận không trùng lặp với bất cứ nghiên cứu nào. Tôi xin cam đoan các tài liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực. Các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Người cam đoan Mai Duy Khánh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7 6. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 7 NỘI DUNG ....................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................... 10 1.1. Khái niệm văn hóa, văn học ..................................................................... 10 1.1.1. Khái niệm văn hóa ................................................................................ 10 1.1.2. Khái niệm văn học ................................................................................ 12 1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học .................................................. 13 1.2. Tác giả Nguyễn Khải ............................................................................... 18 1.2.1. Tiểu sử ................................................................................................... 18 1.2.2. Giá trị văn hóa, văn học từ những sáng tác của Nguyễn Khải ............. 22 1.2.3. Vị trí của tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi trong hành trình sáng tạo văn học, văn hóa của Nguyễn Khải ........................................................... 28 CHƯƠNG 2. NHÃN QUAN VĂN HÓA CỦA NGUYỄN KHẢI QUA TẬP TRUYỆN NGẮN HÀ NỘI TRONG MẮT TÔI ............................................. 30 2.1. Thăng Long ngàn năm tuổi ...................................................................... 31
- 2.2. Thăng Long - Hà Nội - Những giá trị văn hóaError! Bookmark not defined. 2.3. Nếp sống của người Hà Nội ................................................................... 34 CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM THỨC VĂN HÓA QUA TẬP TRUYỆN NGẮN HÀ NỘI TRONG MẮT TÔI CỦA NGUYỄN KHẢI.43 3.1. Thời gian và không gian nghệ thuật......................................................... 43 3.1.1. Thời gian nghệ thuật ............................................................................ 43 3.1.2. Không gian nghệ thuật .......................................................................... 46 3.2 Ngôn ngữ người kể chuyện và giọng điệu trần thuật ................................ 50 3.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện ................................................................... 50 3.2.2. Giọng điệu trần thuật............................................................................. 53 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc lựa chọn đề tài “Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi dưới góc nhìn văn hóa” xuất phát từ hai lý do chính. Thứ nhất, từ lý do khoa học. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa và văn học trước đây, quan hệ văn hóa và văn học được coi là quan hệ tương hỗ. Quan hệ ngang bằng của hai hình thái ý thức xã hội cùng thuộc thượng tầng kiến trúc, cùng phản ánh một cơ sở hạ tầng. Bởi thế, nghiên cứu văn hóa thì văn học được coi như một nguồn tài liệu, còn nghiên cứu văn học thì lại tìm thấy ở nó những chủ đề văn hóa, cũng là một kiểu tài liệu. Như vậy, văn hóa và văn học hoàn toàn có thể bổ trợ cho nhau trong việc cung cấp tài liệu nghiên cứu cũng như bổ sung nhiều góc nhìn mới lạ. Xét trong mối quan hệ giữa văn học và văn hoá, có thể thấy văn học là một bộ phận của văn hoá. Đây là mối quan hệ biện chứng, phản ánh đặc điểm có tính quy luật của quan hệ riêng chung mang tầm triết học như Lenin đã nói trong Bút ký triết học, Nxb. Sự thật, 1963: “… cái riêng chỉ tồn tại trong mức độ nó liên hệ với cái chung. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng…” [7, 384]. Nghiên cứu văn học không thể tách rời văn học khỏi những mối liên hệ của nó với các bộ phận (cái riêng) khác, và nhất là không thể không đặt nó trong mối quan hệ với văn hoá (cái chung) với tư cách là toàn bộ sáng tạo vật chất và tinh thần của nhân loại, như M. Bakhtin xác định trong Các vấn đề của khoa học văn học, Nxb. Khoa học xã hội, 1990: “Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hoá. Không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hoá của một thời đại trong đó nó tồn tại” [9,362]. Mối quan hệ giữa văn học và văn hoá còn là mối quan hệ đa chiều kích và có tính nguyên tắc. Đối với việc tiếp cận các tác phẩm của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa hiện nay còn chưa được chú ý nhiều, với tập truyện ngắn Hà Nội 1
- trong mắt tôi điều đó cũng xảy ra tương tự. Bởi vậy tôi chọn đề tài “Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải” dưới góc nhìn văn hóa để làm sáng tỏ hơn các nội dung của tác phẩm. Thứ hai xuất phát từ thực tiễn, Hà Nội là một trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, vệc nghiên cứu văn hóa của mảnh đất ngàn năm văn hiến luôn là việc làm có ý nghĩa lớn và thông qua đó chúng ta có thể hiểu thêm và yêu thêm mảnh đất, con người nơi đây. Cùng với đó là niềm yêu mến đặc biệt với Thủ đô nói chung và với nét văn hóa của Hà Nội nói riêng của cá nhân, với Đất và Người Tràng An đã thôi thúc tôi chọn đề tài này. Ngoài ra cũng không thể không bày tỏ sự ngưỡng vọng và kính mến của tôi đối với cá nhân nhà văn Nguyễn Khải, với cuộc đời và sự nghiệp mà ông đã để lại cho chúng ta ngày hôm nay, trong đó có những đóng góp về văn hóa nói chung và văn hóa Hà Nội nói riêng mà ông đã xây dựng qua những trang viết của mình. Hơn nữa vấn đề tôi lựa chọn để nghiên cứu cho tới thời điểm hiện tại, chưa có công trình nào thực sự đề cập tới một cách hệ thống. Vì những lý do trên tác giả khóa luận đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa”. 2. Lịch sử vấn đề Do đây là một tập truyện ngắn được tập hợp bởi 10 truyện ngắn khác nhau, sáng tác vào các khoảng thời gian khác nhau, đã từng được in riêng rẽ nên việc đánh giá, phê bình và nghiên cứu cũng chưa thực sự được sắp xếp thành hệ thống đầy đủ và chi tiết, bởi vậy lịch sử của vấn đề là những trang viết rời rạc, được các nhà văn, nhà phê bình, báo chí đề cập tới qua từng góc độ, từng bình diện khác nhau giữa các truyện ngắn. Theo đó thì mức độ quan tâm, sự chuyên sâu trong nghiên cứu không nhiều. Cũng một phần nguyên nhân do Nguyễn Khải có những sáng tác có phần “trội” hơn, nên vấn đề được 2
- đặt ra trong khóa luận còn ít được nghiên cứu. Tuy nhiên cũng có thể lược qua một số bài viết về vấn đề này. Tác giả Trần Thanh Phương trên Phụ san Văn nghệ quân đội (1998) với bài viết Nguyễn Khải với Hà Nội trong mắt tôi đã nhận xét: “Hà Nội trong mắt tôi không tuân theo những khuôn mẫu thông thường của truyện ngắn truyền thống đòi hỏi phải có cốt truyện và những pha hấp dẫn li kì của sự thắt nút, cởi nút…ở đây vai trò hư cấu dường như bị tước bỏ: toàn truyện người thực, việc thực” hoặc “Sự kết hợp nhiều thể loại vào trongt một thể loại đã làm cho truyện ngắn Nguyễn Khải giống như một bức tranh giàu màu sắc với nhiều mảng sáng tối xen kẽ, tạo ra một thế giới đa dạng phong phú. Đó là đặc điểm tạo nên truyện ngắn Nguyễn Khải” hay “Tác giả thường xuyên sử dụng thủ pháp tự giễu mình, giễu cái nghề của mình, giễu cả bạn bè đồng nghiệp. Nhiều khi ông mượn lời nhân vật tự giễu rồi lại tự xác nhận. Cách giễu cợt ấy có tác dụng xoá nhoà khoảng cách nhà văn với các nhân vật, kéo độc giả lại gần với mình, tạo ra sự bình đẳng thân mật, thậm chí có thể vỗ vai cợt nhả nữa" [11]. Đinh Quang Tốn trong Nguyễn Khải tác gia tác phẩm (2004) có bài viết Nguyễn Khải với Hà Nội đã có những nhận xét tốt đẹp về tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi: “Hà Nội trong mắt tôi là một tập truyện ngắn hay. Mỗi truyện một vấn đề, mỗi người một nhân cách. Cả tập truyện là tập hợp những nhân cách Hà Nội. Mỗi người một vẻ nhưng không có ai hèn. Có lẽ không pải ngẫu nhiên mà giữa những biến động lớn của cuộc sống, con người bị khủng hoảng nhân cách trầm trọng….” [12, 377] Năm 2000, Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Nguyễn Khải tác gia tác phẩm cũng có những nhận xét khái quát về Nguyễn Khải và các sáng tác của ông: “Té ra Nguyễn Khải không chỉ là nhà văn của những nông dân lao động trên nông trường Điện Biên ngày nào, của những giáo dân và cha cố xứ đạo Bùi Chu, Phát Diệm, của những người lính ở Cồn Cỏ, Trường Sơn thời chống 3
- Mỹ… Ông còn là nhà văn của những con người thuộc một thế giới khác hẳn – thế giới của thượng lưu, đài các của Hà Nội “Vang bóng một thời”…Một Hà Nội đủ khôn ngoan và nhẫn nhục để thích ứng với thời thế, nhưng vẫn quý trọng một cách đầy kiêu hãnh cái nếp sống, cái sở thích riêng mà mình cho là đẹp, là sang. Một Hà Nôi phong lưu, thanh lịch, không chỉ thể hiện ở cung cách sinh hoạt bề ngoài mà ở trong tâm tư sâu kín, mà nếu không phải là người đã từng sống với nó đã mang dòng máu của nó, thì không thể hiểu được, không thể đồng cảm được, không thể có thái độ trân trọng thật sự để có thể xem nó như “những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội, hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng” (Một người Hà Nội) [13, 420]. Năm 2012 PGS.TS Đoàn Trọng Huy trong bài viết Nhớ về Hà Nội – Cốt cách tài năng của Nguyễn Khải trên Văn nghệ quân đội đã dành những lời trân trọng cho nhà văn và tác phẩm của ông, trong đó đặc biệt đánh giá Nguyễn Khải là một trong những gương mặt đóng góp vào các sáng tác có giá trị về Hà Nội cùng với các bậc đàn anh có tên tuổi. Tác giả nhận xét: "Tính theo một cách sắp xếp thì đủ một bộ “ngũ tử” người Thủ đô viết về Hà Nội: Thạch Lam, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Tuân và Nguyễn Khải, mỗi người một vẻ đặc sắc riêng. Ông viết về Hà Nội với những con người mang cốt cách tinh hoa của Hà Nội văn hiến – Hà Nội có truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp" [2]. Năm 2015, Chu Thị Hảo trên Văn nghệ đất Tổ cũng có những nhận định về tập truyện ngắn này: " …Nguyễn Khải muốn dành tập Hà Nội trong mắt tôi trong đó có truyện ngắn Một người Hà Nội để trình bày những kiến giải của nhà văn về đất kinh kỳ. Đến với trang văn của Nguyễn Khải ta bắt gặp chiều sâu văn hóa của mảnh đất này. Tiết mưa xuân lây rây lả lướt là vẻ đẹp văn hóa của đất kinh kỳ. Đặc biệt hình ảnh cây si bên đền Ngọc Sơn - một cây si cổ thụ gợi cho người đọc vẻ đẹp cổ kính của Hà Nội. Đáng chú ý nhà 4
- văn miêu tả cây si ấy bị bão quật đổ bật rễ được cần cẩu kéo lên sau một tháng lại trổ lá non. Đây là cây si của Hà Nội là biểu tượng cho vẻ đẹp của Hà Nội “Hà Nội thời nào cũng đẹp, mỗi thời có một vẻ đẹp riêng của nó”. Hình ảnh cây si giàu sức sống mang ý nghĩa tượng trưng cho thiên nhiên của đất kinh kỳ - vẻ đẹp văn hóa của đất kinh kỳ" [1]. Trên đây là các công trình nghiên cứu, bài báo, bài phê bình văn học có đề cập tới tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi hoặc các truyện ngắn riêng lẻ trong tập truyện này ở các mức độ quan tâm khác nhau. Các ý kiến đề cập tới tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải đều chỉ ra những nét đặc sắc của tác phẩm, đến những yếu tố văn hóa mà tập truyện ngắn đề cập tới, tuy nhiên văn chương là thế giới muôn màu nên việc khám phá vẻ đẹp của văn chương là không có điểm dừng, mặc dù các nhà nghiên cứu đã đề cập đến một số yếu tố văn hóa trong tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi nhưng vấn đề mà khóa luận này hướng đến thì chưa có một công trình nào thực sự đi sâu vào và có hệ thống. Trên tinh thần tiếp thu những ý kiến, kinh nghiệm của người đi trước và phát huy những thành tựu đó, tôi triển khai nghiên cứu vấn đề : “Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa”. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận này nhằm tìm ra các nét văn hóa được truyền tải thông qua các nhân vật, ngôn ngữ, không gian, thời gian nghệ thuật trong tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi. Khóa luận cũng tập trung vào việc nghiên cứu các nét văn hóa của Thủ đô Hà Nội được thể hiện trong các trang viết của nhà văn Nguyễn Khải. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là là tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của nhà văn Nguyễn Khải. Trong đó bao gồm 10 truyện được tập hợp thành cuốn 5
- Hà Nội trong mắt tôi. Và ở đây tôi xem các truyện ngắn này là một chỉnh thể xuyên suốt xâu chuỗi với nhau trong tư duy văn hóa của Nguyễn Khải 4.2 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính ở đây là yếu tố văn hóa được thể hiện trong tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của nhà văn Nguyễn Khải. Trong khóa luận này cũng đề cập tới các yếu tố ngôn ngữ của nhà văn, các yếu tố không gian thời gian nghệ thuật thể hiện cảm thức văn hóa của nhà văn. 4.3. Phạm vi tư liệu Phạm vi tư liệu của khóa luận là tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của nhà văn Nguyễn Khải gồm 10 truyện ngắn. Và ở đây, tôi xem các truyện ngắn này là một chỉnh thể xuyên suốt, xâu chuỗi với nhau trong tư duy văn hóa của Nguyễn Khải. 5. Phương pháp nghiên cứu Sáng tác của Nguyễn Khải trải dài trên nhiều thập kỷ, với số lượng đồ sộ có cả tiểu thuyết và truyện ngắn. Với giới hạn của đề tài, trong một tập truyện ngắn, yếu tố văn hóa gần như xuyên suốt các tác phẩm, ở từng phương diện và khía cạnh vì vậy tôi sử dụng hệ thống các phương pháp : + Phương pháp phân tích tác phẩm văn học. + Phương pháp so sánh là rất cần thiết vì có so sánh mới làm rõ được đối tượng nghiên cứu đó là đi vào so sánh ngang giữa các tác phẩm để làm rõ các yếu tố văn hóa thể hiện trong từng tác phẩm với nhau . + Phương pháp nghiên cứu liên ngành. Các phương pháp nói trên đều nhằm mục đích nghiên cứu, khai thác một cách hiệu quả nhất cho khóa luận. 6. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận được triển khai thành ba chương: 6
- CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CHƯƠNG 2. NHÃN QUAN VĂN HÓA CỦA NGUYỄN KHẢI QUA TẬP TRUYỆN NGẮN HÀ NỘI TRONG MẮT TÔI CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM THỨC VĂN HÓA QUA TẬP TRUYỆN NGẮN HÀ NỘI TRONG MẮT TÔI CỦA NGUYỄN KHẢI KẾT LUẬN 7
- NỘI DUNG CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Khái niệm văn hóa, văn học 1.1.1 Khái niệm văn hóa Đến nay có không ít những định nghĩa về văn hóa. Theo đó các định nghĩa này có những điểm khác nhau, bởi mỗi học giả lại đứng trên một quan điểm, cứ liệu, mục đích riêng để nghiên cứu. Trong giới hạn của đề tài này, tất nhiên không thể đưa ra hết các định nghĩa về văn hóa mà chỉ có thể lược ra một vài định nghĩa cơ bản có sức thuyết phục cũng như phục vụ cho mục đích nghiên cứu của khóa luận. Tuy được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng xét chung , khái niệm văn hoá có thể qui về hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng. Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ thuật…). Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh…). Giới hạn theo không gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ…). Giới hạn theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hoá Hoà Bình, văn hoá Đông Sơn…)… Có thể hiểu một cách đơn giản, văn hoá thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra. Trong tập Nhật Ký trong tù, Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt 8
- cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [3]. Theo Từ điển Tiếng Việt – Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam thì văn hóa là: “văn trong nghĩa văn minh, hóa trong nghĩa giáo hóa, nền giáo hóa theo mỗi văn minh của thời đại, điều hiểu biết kiến thức…” [16, 860]. Tóm lại, văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong mối quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tái tạo con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. 1.1.2. Khái niệm văn học Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “văn học là sản phẩm lịch sử, văn học tự nó cũng là một quá trình. Văn học cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ của đời sống thực tại, chịu ảnh hưởng của các hình thái ý thức xã hội khác như chính trị, đạo đức, triết học, tôn giáo, khoa học…Những ảnh hưởng cụ thể sẽ quy định bộ mặt văn học của mỗi thời.” [17, 401]. Về văn học khó có thể đưa ra một định nghĩa có tính chặt chẽ, mặc dù các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã có những cố gắng khác nhau nhằm đưa ra một khái niệm mang chính xác văn học. Có thể định nghĩa nó như tác phẩm viết mang tính "tưởng tượng" hiểu theo nghĩa hư cấu - tác phẩm viết "không chân thật" hiểu theo nghĩa đen của cụm từ này. Nhưng ngay cả sự phản ánh ngắn gọn nhất về những gì người ta thường đưa vào dưới tiêu đề văn học lại cho thấy định nghĩa này sẽ không đứng vững nổi. Bởi nếu văn học là loại tác phẩm viết có tính "tưởng tượng" và "sáng tạo" thì chẳng hoá ra lịch 9
- sử, triết học và khoa học tự nhiên là những thể loại không có tính tưởng tượng và sáng tạo? Tuy nhiên cũng có thể xem văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ. 1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học Văn học, nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục… là những bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hoá. Nếu văn hoá thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con người trước thế giới, thì văn học là hoạt động lưu giữ những thành quả đó một cách sinh động nhất. Để có được những thành quả đó, văn hoá của một dân tộc cũng như của toàn thể nhân loại từng trải qua nhiều chặng đường tìm kiếm, chọn lựa, đấu tranh và sáng tạo để hình thành những giá trị trong xã hội. Văn học vừa thể hiện con đường tìm kiếm đó, vừa là nơi định hình những giá trị đã hình thành. Cũng có thể nói văn học là văn hoá được thể hiện bằng ngôn từ nghệ thuật. Văn học biểu hiện văn hoá, cho nên văn học là tấm gương của văn hoá. Trong tác phẩm văn học, ta tìm thấy hình ảnh của văn hoá qua sự tiếp nhận và tái hiện của nhà văn. Đó là bức tranh văn hoá dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương (tục ngữ, câu đố tục giảng thanh, trò chơi…), là những vẻ đẹp của văn hoá truyền thống trong truyện ngắn và tuỳ bút Nguyễn Tuân (hoa thuỷ tiên, nghệ thuật pha trà, thư pháp…). Tác phẩm văn học còn dẫn ta đi đến những nguồn mạch sâu xa của văn hoá qua việc lý giải tấn bi kịch lịch sử trong kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng hay cốt cách người nông dân được đào luyện qua những biến thiên cách mạng trong các truyện ngắn Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu... Văn hoá tác động đến văn học không chỉ ở đề tài mà còn ở toàn bộ bầu khí quyển tinh thần bao bọc hoạt động sáng tạo của nhà văn và hoạt động tiếp nhận của bạn đọc. Bản thân nhà văn với thế giới nghệ thuật của mình là 10
- một sản phẩm văn hoá. Người đọc, với chân trời chờ đợi hướng về tác phẩm, cũng được rèn luyện về thị hiếu thẩm mỹ trong một môi trường văn hoá nhất định. Chính không gian văn hoá này chi phối cách xử lý đề tài, thể hiện chủ đề, xây dựng nhân vật, sử dụng thủ pháp nghệ thuật… trong quá trình sáng tác; đồng thời cũng chi phối cách phổ biến, đánh giá, thưởng thức… trong quá trình tiếp nhận. Một nền văn hoá cởi mở, bao dung mới tạo điều kiện thuận lợi cho văn học phát triển. Vì vậy, có thể nói văn học là thước đo, là “nhiệt kế” vừa lượng định, vừa kiểm nghiệm chất lượng và trình độ văn hoá của một xã hội trong một thời điểm lịch sử nhất định. Trong tinh thần đó, nhiều nhà nghiên cứu đã căn cứ vào những dữ liệu văn học để tìm hiểu bức tranh văn hoá của một thời đại. Nói cách khác, thực tiễn văn học có thể cung cấp những cứ liệu đáng tin cậy cho khoa nghiên cứu văn hoá. Chẳng hạn, thông qua nội dung tái hiện của văn xuôi Việt Nam đầu thế kỷ XX, người ta có thể chứng minh cho quá trình thâm nhập của văn hoá Tây Âu trong xã hội thời kỳ này, cũng như khoảng cách văn hoá của người thị dân so với người sĩ phu bị buộc chặt vào những tín điều Nho giáo, một bên, và với người nông dân bị giới hạn trong văn hoá nông thôn ở làng xã, một bên khác. Tuy nhiên, cách nghiên cứu có phần “thực dụng” này cũng có nguy cơ làm cho nghiên cứu văn hoá nuốt chửng nghiên cứu văn học và thủ tiêu chính đối tượng toàn vẹn của văn học. Nếu văn hoá chi phối hoạt động và sự phát triển của văn học, thì ngược lại, văn học cũng tác động đến văn hóa, hoặc trên toàn thể cấu trúc, hoặc thông qua những bộ phận hợp thành khác của nó. Những nhà văn tiên phong của dân tộc bao giờ cũng là những nhà văn hoá lớn. Bằng nghệ thuật ngôn từ, họ đấu tranh, phê phán những biểu hiện phản văn hoá, đồng thời khẳng định những giá trị văn hoá dân tộc, nhân bản và khai phóng. Dù là phản ứng trước 11
- những làn sóng văn hoá tiêu cực hay cổ vũ cho sự tiếp biến văn hoá, giới trí thức sáng tác tinh hoa bao giờ cũng là những người tiên phong mở ra hướng nhìn về vận hội mới của văn hoá dân tộc. Giữa văn học và văn hoá có mối quan hệ hữu cơ mật thiết như vậy, nên việc tìm hiểu văn học dưới góc nhìn văn hoá là một hướng đi cần thiết và có triển vọng. Cùng với những cách tiếp cận văn học bằng xã hội học, mỹ học, thi pháp học…, cách tiếp cận văn học bằng văn hoá học giúp chúng ta lý giải trọn vẹn hơn tác phẩm nghệ thuật với hệ thống mã văn hoá được bao hàm bên trong nó. Những yếu tố văn hoá liên quan đến thiên nhiên, địa lý, lịch sử, phong tục, tập quán, ngôn ngữ… có thể được vận dụng để cắt nghĩa những phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm. Nó cũng có thể góp phần lý giải tâm lý sáng tác, thị hiếu độc giả và con đường phát triển nói chung của văn học. Cách tiếp cận văn hoá học như vậy thực chất là đặt văn học trong không gian văn hoá với những đặc trưng của nó đã thâm nhập một cách tinh vi vào thế giới sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Sự thẩm thấu này truyền đi cả theo hai chiều lịch đại và đồng đại. Một mặt, những giá trị từ nguồn văn hoá truyền thống rì rầm chảy trong mạch ngầm của nó và thấm vào thế giới hình tượng và ngôn từ của tác phẩm mà đôi khi chủ thể sáng tạo không ý thức một cách tự giác. Mặt khác, những giá trị văn hoá mới hình thành vào lúc đương thời không thôi cám dỗ, kêu gọi, thách thức, đòi hỏi nhà văn phải trả lời, trực tiếp hay gián tiếp, bằng ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm của mình. Đối với những tài năng bậc thầy, cả hai chiều thẩm thấu ấy hoà trộn một cách nhuần nhuyễn đến mức khó mà tách bạch rõ ràng. Văn hoá không bao giờ là một hiện tượng thuần nhất. Sự đan xen văn hoá có khi dẫn đến sự pha tạp, trộn lẫn, nhưng cũng có thể dẫn đến sự kết tinh, chưng cất nên những giá trị mới. Về mặt thời gian, khi cái cũ chưa bàn giao cho cái mới, văn học có thể là nơi hội tụ của những tìm tòi cho sự chuẩn bị 12
- chuyển tiếp thời đại. Còn về mặt không gian, khi một địa bàn trở thành ngã ba đường của sự giao lưu văn hoá, thì văn học có thể là nơi hoà giải của những xung đột tinh thần, nhằm tìm một tiếng nói cho sự chung sống giữa các nhóm người. Ở xa, văn học thừa hưởng và hấp thụ những yếu tố của một không gian văn hoá rộng: văn hoá phương Đông, văn hoá dân tộc. Ở gần, văn học thừa hưởng và hấp thụ những yếu tố của một không gian văn hoá hẹp: văn hoá tộc người, văn hoá vùng. Những vùng văn hoá giao nhau sẽ tạo ra những nét chung trong văn học của từng vùng, đồng thời nó vẫn giữ lại những nét riêng làm căn cước giúp ta nhận diện bộ mặt của từng vùng văn hoá, từ đó phân biệt “lãnh thổ” trên bản đồ văn học. Trong một bối cảnh văn hoá như vậy, chúng ta sẽ thấy sự nối tiếp và gần gũi giữa Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Phi Vân ở nửa cuối thế kỷ XX với Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Bửu Mộc, Nguyễn Chánh Sắt… ở nửa đầu thế kỷ đó. Và mặc dù không thiếu những nét chung với những nhà văn cùng cộng đồng vận mệnh trong thế kỷ đầy biến động này, ngay trong đề tài về cuộc sống ở nông thôn, sáng tác của họ cũng có một khoảng cách nhất định với sáng tác của Võ Hồng, Nguyễn Văn Xuân, Võ Phiến… ở miền Trung và Trần Tiêu, Bùi Hiển, Nguyễn Đình Lạp, Mạnh Phú Tư… ở miền Bắc. Nằm trong cấu trúc văn hoá, đạo đức là những quy luật tinh thần hướng con người vươn đến điều Thiện, bao gồm những nguyên tắc ứng xử, những chuẩn mực và quy phạm trong đời sống xã hội. Nói đến quan hệ giữa văn học và đạo đức chính là nói đến quan hệ giữa cái đẹp và cái Thiện. Mỹ học truyền thống phương Đông cũng như phương Tây luôn nhấn mạnh sự thống nhất của hai phạm trù này và khẳng định văn học góp phần củng cố bầu không khí đạo đức của xã hội, trong đó tình người, lương tâm, bổn phận, sự trung thực, lòng nhân ái, lẽ công bằng… được đề cao. Ngược lại, khi xã hội vững chãi về 13
- phong hoá, đạo đức, thì văn học sẽ tiếp nhận nguồn động lực để nói lên sự thật về cuộc đời và về lòng người. Văn học gắn liền với ý thức đạo đức đó là tiếng nói của bổn phận và lương tâm ngay cả khi không có áp lực của xã hội và dư luận. Văn học khơi dậy sự ăn năn, cắn rứt của lương tâm con người về những tội lỗi mà có thể không một toà án nào xử phạt được. Đó là sự sám hối, xưng tội của con người với chính bản thân mình: con người tự kết án, tự biện hộ, tự phán quyết và tự hoà giải với lương tâm mình. Có thể nói, ở nơi mà luật pháp, dư luận xã hội không can thiệp được, thì văn học có khả năng khơi dậy và tỉnh thức lương tri của con người. Từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, không có một nền giáo dục chân chính nào xem nhẹ văn học. Văn học giữ một vị trí then chốt trong hệ thống các môn khoa học nhân văn ở nhà trường tiểu học, trung học và đại học. Trên những chặng đường đời người ta có thể quên đi những định lý toán học, định luật vật lý hay công thức hoá học; nhưng người ta sẽ nhớ mãi những bài văn hay được học từ thời thơ ấu. Cùng chia sẻ những giá trị đạo đức chung, nhưng mỗi dân tộc, mỗi tộc người, thậm chí mỗi vùng đất có thể có những phong tục, tập quán riêng. Tôn trọng bản sắc văn hoá cũng là tôn trọng những phong tục, tập quán đó và không lấy phong tục nơi này làm chuẩn mực đánh giá phong tục nơi khác. Ở Việt Nam đã hình thành cả một dòng văn xuôi phong tục với những tác gia am hiểu sâu sắc đời sống nông thôn: Ngô Tất Tố với Việc làng và Lều chõng, Trần Tiêu với Con trâu và Chồng con, Mạnh Phú Tư với Làm lẽ và Sống nhờ, Bùi Hiển với Nằm vạ, Nguyễn Đình Lạp với Ngoại ô… Tất nhiên, tác phẩm có sức ám ảnh là nhờ trên cái nền của sự miêu tả phong tục đó, nhà văn tái hiện những tình huống bi kịch của kiếp người. Viết về phong tục, các nhà văn không chỉ làm công việc miêu tả đơn thuần, mà còn bày tỏ 14
- một thái độ trước những phong tục tập quán đã lỗi thời, không còn phù hợp với thời đại mới vì ngăn trở con người đi tìm tự do và hạnh phúc. Tóm lại, văn học luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khác nhau của văn hoá. Có thể nói nhà văn đích thực là một nhà hoạt động văn hoá, tác phẩm văn học là một sản phẩm văn hoá và người đọc là một người thụ hưởng văn hoá. Trong thời đại ngày nay, đa số quốc gia đều là xã hội đa văn hoá, văn học vì vậy cũng đa dạng như văn hoá. Chính sách đối với văn học là một phần của chính sách văn hoá mà tiêu điểm là con người với những nhu cầu tinh thần ngày càng phát triển, và nói theo Jacques Rigaud, nó hướng đến việc tìm kiếm “một ngôn ngữ chung giữ cho chúng ta không quay trở lại thời kỳ man rợ” 1.2. Tác giả Nguyễn Khải 1.2.1. Tiểu sử Nguyễn Khải tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ngày 3 tháng 12 năm 1930 tại Hà Nội. Quê nội ở thành phố Nam Định nhưng tuổi nhỏ sống ở nhiều nơi. Khi Nguyễn Khải đang học trung học thì gặp Cách mạng tháng Tám. Trong kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Khải gia nhập tự vệ chiến đấu ở thị xã Hưng Yên, sau đó vào bộ đội, làm y tá rồi làm báo. Bắt đầu viết văn từ những năm 1950, được chú ý từ tiểu thuyết Xung đột (phần I năm 1959, phần II năm 1962). Sau năm 1975, Nguyễn Khải chuyển vào sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông rời quân đội năm 1988 với quân hàm đại tá để về làm việc tại Hội Nhà văn Việt Nam. Nguyễn Khải từng là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa 2, 3 và là Phó tổng thư ký khóa 3. Ông là Đại biểu Quốc hội khóa VII. Ông mất ngày 15 tháng 1 năm 2008 tại thành phố Hồ Chí Minh do bệnh tim. Chủ đề các tác phẩm của Nguyễn Khải khá phong phú: về nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới, về bộ đội trong những năm chiến 15
- tranh chống Mỹ, về những vấn đề xã hội - chính trị có tính thời sự và đời sống tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống. Sáng tác của Nguyễn Khải thể hiện sự nhạy bén và cách khám phá riêng của nhà văn với các vấn đề xã hội, năng lực phân tích tâm lý sắc sảo, sức mạnh của lý trí tỉnh táo. Năm 1982, Nguyễn Khải nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm. Năm 2000, nhà văn được phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về Văn học nghệ thuật. Các tác phẩm nổi bật của Nguyễn Khải có thể kể đến như: Mùa xuân ở Chương Mỹ (1954), Người con gái quang vinh (1956), Xung đột (truyện, 1959), Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Hãy đi xa hơn nữa (truyện vừa, 1963), Người trở về (tập truyện vừa, 1964), Họ sống và chiến đấu (ký sự, 1966), Hoà Vang (bút ký, 1967), Đường trong mây (tiểu thuyết, 1970), Ra đảo (1970), Chủ tịch huyện (truyện, 1972), Chiến sĩ (tiểu thuyết, 1973), Tháng ba Tây nguyên (ký, 1976), Cách mạng (kịch, 1978), Gặp gỡ cuối năm (tiểu thuyết, 1982), Thời gian của người (1985), Điều tra về một cái chết (tiểu thuyết, 1986), Vòng sống đến vô cùng (truyện, 1987), Một cõi nhân gian bé tí (tiểu thuyết, 1989), Một người Hà Nội (tập truyện ngắn, 1990), Sư già chùa Thắm, và Ông đại tá về hưu (tập truyện vừa, 1993,) Một thời gió bụi (truyện ngắn, 1993), Hà Nội trong mắt tôi (tập truyện ngắn, 1995), Chút phấn của đời (truyện ngắn và kịch, 1999), Chuyện nghề (1999), Nắng chiều (tập truyện ngắn, 2001), Hãy đi xa hơn nữa (tập truyện ngắn thiếu nhi, 2002), Mẹ và các con (tập truyện ngắn thiếu nhi, 2002), Sống ở đời (tập truyện, 2003), Ký sự & Kịch (2003), Thượng đế thì cười (tiểu thuyết, 2003), Nghề văn cũng lắm công phu (truyện - tạp văn, 2003), Vòng tròn trống rỗng (kịch, 2003), Một chặng đường (tiểu thuyết, 2005, Đi tìm cái tôi đã mất (tùy bút, 2006)… Có thể thấy Nguyễn Khải là một cây bút trí tuệ, luôn luôn suy nghĩ sâu lắng về những vấn đề mà cuộc sống đặt ra và cố gắng tìm một lời giải đáp 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Định hướng phát triển thương hiệu thời trang mặc nhà cao cấp silki của Công ty cổ phần tập đoàn Thái Tuấn
126 p | 127 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Những giá trị nổi bật trong tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu
70 p | 41 | 21
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Nghề dệt thổ cẩm của người Tày ở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay
9 p | 173 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong một số tác phẩm của Nam Cao
79 p | 53 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
69 p | 49 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975
73 p | 29 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Truyện ma Đồng bằng sông Cửu Long
104 p | 28 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thiên nhiên trong tập truyện ngắn Gió lẻ và 9 câu chuyện khác của Nguyễn Ngọc Tư
73 p | 24 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao
96 p | 19 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Truyện dân gian về cọp ở Nam bộ
85 p | 15 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật mang tính tự thuật trong tác phẩm của Nam Cao
85 p | 30 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Những vẻ đẹp trong tập truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải
60 p | 21 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Truyện ngắn dân gian về sấu ở đồng bằng sông Cửu Long
65 p | 15 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tình yêu trong tập truyện ngắn Hoa từng mùa của Ăngđrê Môroa
78 p | 19 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Truyện dân gian đồng bằng sông Cửu Long về phong tục vòng đời
100 p | 27 | 7
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tập quán làm bánh truyền thống của đồng bào Nùng ở xã Yến Phúc, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn
10 p | 98 | 4
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Dân ca mường và vận dụng vào công tác thông tin tuyên truyền hiện nay ở Ngọc Lặc, Thanh Hoá
9 p | 89 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn