Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Truyện dân gian đồng bằng sông Cửu Long về phong tục vòng đời
lượt xem 7
download
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Truyện dân gian đồng bằng sông Cửu Long về phong tục vòng đời được thực hiện với mục tiêu nhằm tìm hiểu về lịch sử văn hóa vùng đất Đồng Bằng Sông Cửu Long; đi sâu nghiên cứu những truyện về phong tục vòng đời, cũng như sự hình thành và lưu giữ những truyện về phong tục vòng đời ở Đồng Bằng Sông Cửu Long; tập hợp những truyện dân gian ở Đồng Bằng Sông Cửu Long kể về nguồn gốc các phong tục vòng đời. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Truyện dân gian đồng bằng sông Cửu Long về phong tục vòng đời
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC TRUYỆN DÂN GIAN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VỀ PHONG TỤC VÕNG ĐỜI NGUYỄN THỊ THÖY NGOAN Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC TRUYỆN DÂN GIAN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VỀ PHONG TỤC VÕNG ĐỜI Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện TRẦN VĂN NAM NGUYỄN THỊ THÚY NGOAN Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
- LỜI CẢM TẠ Trong quá trình thực hiện khóa luận tôi đã gặp không ít khó khăn nhưng nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, cha mẹ và bạn bè mà tôi đã vượt qua những khó khăn đó. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trần Văn Nam với tư cách là một người thầy, người hướng dẫn, thầy đã tận tình giúp đỡ, để tôi tìm được hướng đi và tìm được phương pháp cụ thể trong quá trình viết tiểu luận này. Và tôi cũng xin cám ơn các thầy cô và các anh chị trong thư viện Khoa Sư Phạm trường Đại học Cần Thơ, trung tâm học liệu trường Đại học Cần Thơ, thư viện trường Đại học Võ Trường Toản…. cám ơn gia đình và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên cũng như đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành khóa luận. Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ THÚY NGOAN i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kì đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ THÚY NGOAN ii
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (Giảng viên hướng dẫn) 1. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TRẦN VĂN NAM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THÚY NGOAN MSSV: 0956010843 ...........................KHÓA:2 ......................................... 2. TÊN ĐỀ TÀI: Truyện dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long về phong tục vòng đời. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 1. Đánh giá chung quá trình làm luận văn tốt nghiệp: 1.1. Chuyên cần: ................................................................................................. ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 1.2. Thái độ: ....................................................................................................... ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 1.3. Khác: ........................................................................................................... ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 2. Đánh giá luận văn: 2.1 Đặt vấn đề (theo 5 bước): ......................................................................... ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ iii
- ............................................................................................................................ 2.2 Nội dung chính: ......................................................................................... ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 2.3 Chú thích, thư mục: ................................................................................... ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 2.4 Hình thức trình bày: ................................................................................... ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 2.4.1. Dung lượng (trang): ............................................................................... 2.4.2. Khuôn khổ: ............................................................................................ 2.4.3. In ấn: ...................................................................................................... 2.4.4. Trình bày: .............................................................................................. 2.4.5 Chính tả, ngữ pháp: ................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 3. Đánh giá, xếp loại: Đánh giá: .................................................................................................... Xếp loại: .................................................................................................... ........ , ngày ….tháng .......... năm 2013 Giảng viên hướng dẫn (Kí và ghi rõ họ tên) iv
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 3 chương chính: Chƣơng 1: Khái quát truyện dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long về phong tục vòng đời. Trong chương này có 2 nội dung chính: - Thứ nhất: Giới thuyết về truyện dân gian, trong đó nêu lên khái niệm về truyện dân gian. Giới thiệu sơ lược các định nghĩa nói về phong tục trong đó có phong tục vòng đời. - Thứ hai: Cơ sở hình thành và lưu truyền những truyện dân gian về phong tục vòng đời ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong phần này tôi giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành vùng đất Đồng Bằng Sông Cửu Long, cũng như nói đến quá trình hình thành và cho ra đời những truyện dân gian nói về phong tục vòng đời. Sơ lược về văn hóa tâm linh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Chƣơng 2: Nội dung truyện dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long về phong tục vòng đời. Đây là nội dung chính của luận văn. Trong chương này tôi đi sâu vào nghiên cứu hai vấn đề chính: - Thứ nhất: Đi sâu tìm hiểu các phong tục vòng đời của người dân ở vùng đất Đồng Bằng Sông Cửu Long về các phong tục vòng đời: lễ sinh, lễ cưới , tang ma. - Thứ hai: Tìm hiểu bức tranh sinh hoạt gia đình và xã hội qua các truyện dân gian đã sưu tầm. Nêu lên vấn đề hiện thực của cuộc sống, đạo đức trong xã hội cũng như mơ ước của người dân về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chƣơng 3: Thi pháp. Trong chương này tôi tìm hiểu ba vấn đề chính: - Thứ nhất: Thi pháp cốt truyện. Trong phần này tôi nêu lên nội dung của cốt truyện qua đó nêu lên mô típ và yếu tố thần kì trong truyện. - Thứ hai: Thi pháp nhân vật. Tìm hiểu sự phân chia các dạng nhân vật biểu hiện cho cái đẹp, nhân vật biểu hiện cho cái xấu, cái ác. - Thứ ba: Thời gian và không gian trong truyện dân gian sưu tầm được. Nêu lên những biểu hiện của thời gian và không gian nghệ thuật trong các truyện được đề cập trong bài tiểu luận. v
- MỤC LỤC TRUYỆN DÂN GIAN ĐBSCL VỀ PHONG TỤC VÒNG ĐỜI TỰA MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài:........................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: ....................................................................... 2 2.1 Tài liệu sưu tầm biên soạn ................................................................... 2 2.2 Tài liệu nghiên cứu- sưu khảo .............................................................. 3 3. Mục đích nghiên cứu:................................................................................ 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:............................................................ 4 5. Phương hướng và phương pháp nghiên cứu: ............................................ 4 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT TRUYỆN DÂN GIAN ĐBSCL VỀ PHONG TỤC VÒNG ĐỜI 1.1Những vấn đề chung về truyện dân gian ĐBSCL ....................................... 5 1.1.1Giới thuyết .............................................................................................. 5 1.1.1.1Giới thuyết về truyện dân gian ĐBSCL .............................................. 5 1.1.1.2 Phong tục vòng đời ............................................................................ 7 1.1.2 Truyện dân gian ĐBSCL về phong tục vòng đời .................................. 9 1.2 Cơ sở hình thành và lưu truyền những truyện dân gian ở ĐBSCL về phong tục vòng đời .......................................................................................................... 13 1.2.1 Cơ sở lịch sử .................................................................................... 13 1.2.2 Sơ lược về văn hóa tâm linh ở ĐBSCL ........................................... 18 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG TRUYỆN DÂN GIAN Ở ĐBSCL VỀ PHONG TỤC VÒNG ĐỜI 2.1 Diện mạo phong tục vòng đời của người Việt qua truyện dân gian ở ĐBSCL ........................................................................................................................ 26 2.1.1 Phong tục lễ sinh ............................................................................... 26 2.1.2 Phong tục cưới hỏi ............................................................................ 28 2.1.3 Phong tục tang ma ............................................................................. 31 2.2 Bức tranh sinh hoạt gia đình và xã hội qua truyện dân gian ĐBSCL về phong tục vòng đời .................................................................................................... 37 vi
- 2.2.1 Bức tranh sinh hoạt gia đình, xã hội ................................................. 37 2.2.2 Phản ánh đạo đức trong xã hội .......................................................... 40 2.2.3 Thể hiện ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp ...................................... 42 CHƢƠNG 3: THI PHÁP 3.1 Thi pháp cốt truyện .................................................................................. 47 3.1.1 Mô típ ................................................................................................ 47 3.1.2 Yếu tố thần kì trong truyện ............................................................... 49 3.2 Thi pháp nhân vật ..................................................................................... 52 3.2.1 Nhân vật biểu hiện cho cái đẹp ......................................................... 52 3.2.2 Nhân vật biểu hiện cho cái xấu, cái ác .............................................. 53 3.3 Thời gian và không gian nghệ thuật ......................................................... 54 3.3.1 Những biểu hiện của thời gian nghệ thuật ........................................ 55 3.3.2 Những biểu hiện của không gian nghệ thuật ..................................... 56 KẾT LUẬN .................................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vii
- Truyện dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long về phong tục vòng đời MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Đồng Bằng Sông Cửu Long được xem là vùng đất trẻ nhất so với lịch sử hình thành và khai phá so với các miền trong cả nước. Mặc dù ra đời muộn nhất so với các miền khác thế nhưng Đồng Bằng Sông Cửu Long vẫn hội tụ, đón nhận nhiều nền văn hóa của dân tộc. Đồng thời, Đồng Bằng Sông Cửu Long chất lọc cho mình những nét riêng, để làm nên sự độc đáo, đa dạng góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của cả dân tộc Việt. Trong quá trình tìm hiểu nền văn hóa dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long, tôi đặc biệt rất thích đến mảng truyện kể về phong tục vòng đời vốn đã tồn tại từ lâu đời cùng với sự hình thành và phát triển của vùng đất Đồng Bằng Sông Cửu Long. Những truyện mà tôi tìm hiểu được hầu hết đi sâu vào giải thích cho sự tồn tại của những phong tục của một đời người từ khi được sinh ra cho đến lúc chết đi, cũng như cách thức thờ cúng theo tín ngưỡng tâm linh. Mặc dù truyện dân gian ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thì có rất nhiều nhưng những truyện nói về phong tục vòng đời là vô cùng ít ỏi, các truyện thường nằm rải rác ở một số ít tài liệu và nó vẫn chưa nhận được sự quan tâm và khai thác một cách sâu rộng.Việc sưu tầm và nghiên cứu những truyện nói về phong tục thì sớm đã được nhiều người nghiên cứu nhưng riêng việc nghiên cứu những truyện dân gian nói về phong tục vòng đời thì chưa được khai thác một cách đúng mức. Và hơn thế nữa, tôi là một đứa con của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long được tiếp thu đầy đủ những phong tục, tập quán thói quen trong sinh hoạt của người dân Đồng Bằng Sông Cửu Long từ phong tục lễ sinh, cưới hỏi, tang ma cho đến những phong tục thờ cúng. Trãi qua bao nhiêu năm, qua bao nhiêu thăng trầm, qua những biến cố của lịch sử nhưng những phong tục nói về vòng đời vẫn không mấy gì thay đổi, có thay đổi chăng là sự cải biến lại cho phù hợp với thời đại nhưng dù có cải biến thì cái giá trị tinh thần cốt lõi vẫn được giữ lại, không ít lần tôi được nghe những người lớn nói về những phong tục trong một đời người tôi thấy rất hứng thú GVHD: TRẦN VĂN NAM 1 SVTH: NGUYỄN THỊ THÚY NGOAN
- Truyện dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long về phong tục vòng đời nhưng đồng thời tôi cũng băn khoăn, thắc mắc tự đặt ra câu hỏi cho bản thân tại sao những phong tục này lại tồn tại lâu như thế và thực ra chúng được hình thành như thế nào, ai là người đã góp phần tạo nên những phong tục này,... Với sự băn khoăn cũng như những hứng thú mà tôi có được tôi luôn mong muốn có một dịp để mình có thể tìm hiểu sâu hơn về đề tài mà đối với tôi nó rất hấp dẫn. Với sự băn khoăn, niềm yêu thích được khám phá những truyện dân gian ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đã giúp tôi có động lực để mạnh dạn chọn đề tài này, đồng thời tôi mong muốn qua những gì mình tìm hiểu được sẽ góp được một cái nhìn khoa học cho đề tài phong tục vòng đời ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. 2 . Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Truyện dân gian về phong tục vòng đời là một bộ phận của truyện dân gian nói về phong tục và nó cũng có những đóng góp không kém phần quan trọng để làm phong phú thêm kho tàng truyện dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mặc dù vậy, nhưng trên thực tế vấn đề này chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều nên trong phần lịch sử vấn đề tôi tập hợp được một số truyện nằm rải rác trong các tài liệu và một số công trình nghiên cứu sau đây: 2.1 Tài liệu sƣu tầm – biên soạn. -Văn học dân gian Bạc Liêu – Chu Xuân Diên -Văn học dân gian Sóc Trăng –Chu Xuân Diên -Văn học dân gian Châu Đốc –Nguyễn Ngọc Quang - Văn học dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long –Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Cần Thơ. - Chuyện xưa tích cũ –Sơn Nam, Tô Nguyệt Đình Ở các công trình trên các tác giả có đi sâu vào những truyện kể về phong tục vòng đời, mỗi truyện được kể rõ ràng. Thế nhưng những công trình trên chỉ mang tính tập hợp nhiều mảng truyện chứ không tập trung vào một mảng truyện cụ thể nào cả. Các truyện kể về phong tục vòng đời nằm rải rác, thiếu hệ thống, chưa được GVHD: TRẦN VĂN NAM 2 SVTH: NGUYỄN THỊ THÚY NGOAN
- Truyện dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long về phong tục vòng đời tổng hợp phân loại một cách có hệ thống để nó thành một công trình chuyên biệt trong kho tàng văn học dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long. 2.2 Tài liệu nghiên cứu – sƣu khảo. - Trong công trình Văn học dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long của các tác giả Khoa Ngữ văn Trường Đại học Cần Thơ có những nhận định về các nhóm truyện như sau: Nhóm truyện liên quan đến lịch sử và văn hóa gồm những truyền thuyết về nhân vật lịch sử, nhân vật văn hóa, những truyện có liên quan đến tín ngưỡng, phong tục…[ 25, tr.14]. - Trong cuốn Nghi lễ đời ngƣời của Lê Trung Vũ, tác giả nói đến những nghi lễ, tập tục của một đời người, những yếu tố thuộc về thuần phong mỹ tục, những yếu tố tạo nên môi trường văn hoá cuộc sống cho mỗi con người từ khi còn ở trong bụng mẹ. Từ lúc sinh ra cho đến chết đi chúng ta đã được bao bọc bởi những tập tục, nghi lễ đầy ý nghĩa nhân văn. - Trong cuốn Tâm linh Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh, tác giả có nói đến đời sống tâm linh có ảnh hưởng đến những phong tục văn hóa của con người. Một số hiện tượng tâm linh thành tâm linh tín ngưỡng như thờ cúng. - Trong Phong tục làng xóm Việt Nam của Nhất Thanh và Vũ Văn Khiếu. Hai tác giả có đề cập đến nhiều thói tục của người Việt Nam từ ngàn xưa và đến nay, nhiều phong tục vẫn còn tồn tại. Nhìn chung các tác phẩm, các bài nghiên cứu chỉ trình bày một cách khái quát hoặc mới trình bày một mặt của vấn đề, để có một công trình nghiên cứu về “ Truyện dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long về phong tục vòng đời” thì chưa có một công trình cụ thể. Bằng khả năng của mình, tôi cố gắng trình bài vấn đề một cách có hệ thống và đầy đủ nhất. 3. Mục đích nghiên cứu. Khi chọn nghiên cứu về đề tài này tôi chỉ biết cố gắng và mong muốn là mình sẽ đạt được những mục đích sau: - Tìm hiểu về lịch sử văn hóa vùng đất Đồng Bằng Sông Cửu Long. GVHD: TRẦN VĂN NAM 3 SVTH: NGUYỄN THỊ THÚY NGOAN
- Truyện dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long về phong tục vòng đời - Đi sâu nghiên cứu những truyện về phong tục vòng đời, cũng như sự hình thành và lưu giữ những truyện về phong tục vòng đời ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. - Tập hợp những truyện dân gian ở Đồng Bằng Sông Cửu Long kể về nguồn gốc các phong tục vòng đời. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những truyện dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long về phong tục vòng đời tập hợp trong các tài liệu sưu tầm – biên khảo và nghiên cứu của các tác giả. - Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi tiến hành sưu tầm, hệ thống và nghiên cứu thật kĩ các truyện về phong tục vòng đời ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Những truyện này ra đời, lưu truyền và tồn tại như một chỉnh thể nghệ thuật, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian. Nội dung và thi pháp truyện dân gian về phong tục vòng đời là những nhiệm vụ quan trọng của đề tài này. 5. Phƣơng hƣớng và Phƣơng pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu đề tài này tôi muốn tập hợp, bổ sung, phân loại mảng truyện về phong tục vòng đời ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trên cơ sở tiếp thu những ý kiến của những người đi trước. - Khi thực hiện đề tài này tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp: tìm hiểu nội dung truyện. GVHD: TRẦN VĂN NAM 4 SVTH: NGUYỄN THỊ THÚY NGOAN
- Truyện dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long về phong tục vòng đời CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT TRUYỆN DÂN GIAN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VỀ PHONG TỤC VÒNG ĐỜI 1.1 Những vấn đề chung về truyện dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long. 1.1.1 Giới thuyết. 1.1.1.1. Giới thuyết về truyện dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long. Truyện dân gian là một khái niệm mà cho đến nay vẫn còn nhiều nhà nghiên cứu chưa thống nhất cách hiểu. Thuật ngữ này cũng chỉ được sử dụng trong giới nghiên cứu bởi trong dân gian người ta hay sử dụng thuật ngữ truyện đời xưa để thay cho thuật ngữ truyện dân gian. Đôi khi người ta hay sử dụng thuật ngữ truyện cổ tích. Hiện nay ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu về thể loại tương đối thống nhất. Toàn bộ kho tàng truyện cổ dân gian mà trước đây gọi chung là truyện cổ tích đã được chia thành 5 thể loại ( thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn ). Tuy vậy, có thể nói rằng bao nhiêu nhà nghiên cứu văn học dân gian thì có bấy nhiêu định nghĩa về truyện cổ tích. Có định nghĩa đầy đủ nhưng khá phức tạp, chẳng hạn, theo Từ điển văn học thì: “ Truyện cổ tích nảy sinh từ xã hội nguyên thủy, song phát triển chủ yếu trong xã hội có giai cấp, chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề xã hội. Nó biểu hiện cách nhìn hiện thực của nhân dân đối với thực tại đồng thời nói lên những quan điểm đạo đức, những quan điểm về công lí xã hội và ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại. Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của nhân dân; yếu tố tưởng tượng thần kì tạo nên một đặc trưng nổi bật trong phương thức phản ánh hiện thực và ước mơ”. Có những định nghĩa khá đơn giản như: “ Truyện cổ tích là những truyện dân gian có nội dung kể lại những câu chuyện tưởng tượng về một số nhân vật như nhân vật tài giỏi, dũng sĩ, nhân vật bất hạnh, nhân vật xấu xí mà có tài, nhân vật thông GVHD: TRẦN VĂN NAM 5 SVTH: NGUYỄN THỊ THÚY NGOAN
- Truyện dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long về phong tục vòng đời minh hoặc ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người”. Dựa trên những nghiên cứu về truyện cổ tích, có thể tạm nêu định nghĩa như sau: Truyện cổ tích là những truyện kể có yếu tố hoang đường, kì ảo. Nó ra đời từ sớm nhưng phát triển chủ yếu trong xã hội có sự phân hóa giàu nghèo, xấu – tốt. Qua những số phận khác nhau của nhân vật, truyện trình bày kinh nghiệm sống, quan niệm đạo đức, lí tưởng và mơ ước của nhân dân lao động. Tác giả Nguyễn Định trong bài “ sự khác nhau giữa hai khái niệm truyện cổ dân gian và truyện cổ tích” in trên tạp chí văn hóa dân gian số 4, năm 2006 đã tìm hiểu quá trình hình thành khái niệm truyện dân gian và phân biệt sự khác nhau giữa hai khái niệm truyện cổ dân gian và truyện cổ tích. Đầu tiên là sự hình thành khái niệm truyện. Theo tác giả, khái niệm truyện trong dân gian ngày xưa chưa xuất hiện mà chỉ có khái niệm truyện và họ dường như đồng nhất các khái niệm truyện dân gian, truyện đời xưa, truyện cổ tích. Tác giả viết “ truyện dân gian và truyện cổ dân gian giống nhau nhưng không đồng nhất. giữa chúng vẫn có nét khác nhau và chính nét khác nhau ấy đã xác định ý nghĩa rộng hẹp của hai khái niệm. Nếu nói một cách đầy đủ thì khái niệm truyện dân gian là truyện kể dân gian, nó bao quát tất cả truyện dân gian của đời xưa và mới sáng tác đời nay, trong khi đó khái niệm truyện cổ dân gian chỉ bao quát ở giới hạn những truyện dân gian được sáng tác từ đời xưa” [34, tr.43 ]. Như vậy khái niệm truyện dân gian rộng hơn truyện cổ dân gian và truyện cổ tích. Có thể tóm lại truyện dân gian là bao gồm tất cả những sáng tác dân gian bằng văn xuôi từ xưa đến nay. Vấn đề giới thuyết về truyện dân gian hiện vẫn còn một số nhà nghiên cứu có những ý kiến khác nhau. Có người cho rằng, truyện dân gian là bộ phận văn học dân gian, là những câu truyện đời xưa. Tôi cho rằng cách hiểu này đúng nhưng chưa đủ. Truyện dân gian là bộ phận của văn học dân gian nhưng nó không chỉ là câu chuyện đời xưa mà bao gồm những câu chuyện hiện đại được tập thể nhân dân sáng tác. Theo quan niệm của của tôi thì truyện dân gian là một khái niệm có ý nghĩa khái quát, bao gồm hết thảy các loại truyện do quần chúng nhân dân sáng tác và lưu GVHD: TRẦN VĂN NAM 6 SVTH: NGUYỄN THỊ THÚY NGOAN
- Truyện dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long về phong tục vòng đời truyền qua các thời đại. Truyện dân gian trước tiên nó phải là truyện, tức là phải là một tác phẩm tự sự. Đã là truyện thì phải có tính truyện, ở đây được hiểu là phải có cốt truyện, mang đặc điểm của một tác phẩm tự sự dân gian. Nếu không có tình tiết, không có cốt truyện, thì sẽ không có cái để người xưa kể lại cho nhau nghe và lưu truyền từ đời này sang đời khác được. Vấn đề phân loại truyện dân gian cũng gặp nhiều khó khăn. Nhiều truyện không còn giữ được tính chất của nó. Một số truyện có thể là truyền thuyết nhưng lại mang màu sắc cổ tích, một số truyện loài vật nhưng lại mang màu sắc ngụ ngôn… Biện pháp khả thi ở đây là sắp xếp các truyện theo nội dung. Tuy nhiên cũng khó tránh khỏi trường hợp một số truyện được xếp ở nhóm này nhưng vẫn có thể xếp ở nhóm kia. Tóm lại truyện dân gian người Việt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long được hình thành và phát triển song song với lịch sử khai phá và sự phát triển xã hội của vùng đất mới này. Bên cạnh đó còn có một số ít truyện dân gian được lưu truyền ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nhưng lại có nguồn gốc từ miền Bắc, miền Trung thậm chí có nguồn gốc từ Trung Quốc. 1.1.1.2 Phong tục vòng đời. Mỗi một dân tộc đều có một nền văn hóa với bản sắc riêng. Những yếu tố cơ bản tạo thành bản sắc của một nền văn hóa riêng biệt của từng dân tộc đó là phong tục, nếp sống, tập quán và những nghi lễ dân gian truyền thống. Phong tục bao gồm ba mảng phong tục nhỏ. Và phong tục vòng đời là một trong ba mảng thuộc về phong tục. Khi nói đến phong tục vòng đời thì chúng ta không thể nào không nói sơ lược về phong tục. Nói đến phong tục thì cho đến nay vẫn còn nhiều định nghĩa khác nhau. Theo Thục Anh trong Phong tục cổ truyền ngƣời Việt thì “ Phong tục là lối sống, thói quen đã hình thành nề nếp, được mọi người công nhận tuân theo. Phong tục có thứ trở thành luật tục ăn sâu bén rể trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Trong truyền thống văn hóa của dân tộc ta, có GVHD: TRẦN VĂN NAM 7 SVTH: NGUYỄN THỊ THÚY NGOAN
- Truyện dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long về phong tục vòng đời nhiều thuần phong mỹ tục cần cho đạo lí làm người, kỉ cương xã hội. Những phong tục lễ nghi chứa đựng trong đó biết bao điều tốt đẹp cao quý, những nét văn hóa sáng ngời của dân tộc. Nó giúp con người thánh thiện hơn sống có đạo lí hơn. Có thể nói phong tục dân gian có một sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người Việt ”. [1 , tr. 5 ]. Theo các tác giả Đặng Văn Lung , Nguyễn Sông Thao, Hoàng Văn Trụ trong cuốn Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam thì “ Phong tục là những qui định, những qui ước, những lẽ sống của một cộng đồng lúc đầu không có văn bản về sau dần dần hình thành văn bản. Những qui định ấy không phải từ trên trời rơi xuống mà nó được chất lọc đúc kết lại từ cuộc sống lao động, chiến đấu, thờ cúng …”.[13, tr. 5 ]. Theo tác giả Lê Văn Chưởng trong Cơ sở văn hóa Việt Nam thì “ Phong tục là những thói quen những nếp sống xã hội có ý nghĩa tốt đẹp của một cộng đồng dân tộc rộng lớn của một gia đình . Phong tục thiên về ý nghĩa và giá trị tinh thần cho nên nó có tính bền vững, tính phổ quát. Chẳng hạn như phong tục cưới hỏi, tang lễ, …[4 , tr.173 ]. Theo tác giả Trần Ngọc Thêm trong Cơ sở văn hóa Việt Nam thì “ Phong tục là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo ”. [23 , tr.143 ]. Các định nghĩa trên đều có điểm giống nhau là: Phong tục thuộc về mặt tinh thần, nó tồn tại lâu đời, trở thành thói quen ăn sâu và bén rể vào trong nếp nghĩ của quần chúng, buộc con người phải tuân theo. Và phong tục vòng đời cũng thuộc về mặt tinh thần buộc con người phải tuân theo. Con người là chủ thể của xã hội. Hoạt động đời sống tâm linh của con người rất đa dạng để rồi từ đó tạo nên tôn giáo, văn hóa. Đời sống tâm linh của con người hướng về con người theo một quan niệm đời thường gắn với thế giới siêu linh. Từ đó xuất hiện những nghi lễ cho cuộc sống con người. Theo các nhà nghiên cứu thì “ Nghi lễ đời người xuất hiện cùng với xã hội loài người. Trãi qua thời gian, những nghi lễ ấy một mặt được duy trì, một mặt GVHD: TRẦN VĂN NAM 8 SVTH: NGUYỄN THỊ THÚY NGOAN
- Truyện dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long về phong tục vòng đời được phát triển, hoàn thiện và xuất hiện những nghi lễ mới. Ở tất cả các dân tộc trên thế giới với các mức độ, biểu hiện lễ thức khác nhau đều có nghi lễ cho cuộc đời con người. Trong những nghi lễ ấy, có nhiều nghi lễ không chỉ gắn với đời sống tâm linh mà còn đánh dấu những chặng đường trưởng thành của một con người, là những kỉ niệm mà mỗi con người trong cuộc đời chỉ trãi qua một lần như: lễ đặt tên, lễ cưới, lễ lên lão ”. [ 31,tr. 5]. Mặt khác, vì là liên quan đến vòng đời người nên những nghi lễ đời người xét dưới khía cạnh thuần túy xã hội – nhân văn, là một trong những bức tranh quan trọng về cách “ đối nhân xử thế ”, về bản sắc tâm lí và quy phạm đạo đức của một dân tộc. Tất nhiên, trong quá trình lịch sử, do những tác động khách quan và chủ quan, hình thức của các nghi lễ đời người của từng tộc người đều có những chuyển biến và đổi thay, nhưng chắc chắn cái cốt lõi vẫn còn đọng lại. Nghi lễ vòng đời người được GS. TS Ngô Đức Thịnh xem là “ những nghi lễ liên quan đến cá nhân, từ khi sinh ra đến khi chết ” [ 32, tr. 172 ]. Nghi lễ vòng đời là cách ứng xử của cộng đồng người đối với một cá nhân, cũng là sự ứng xử đối với toàn bộ xã hội và toàn bộ thế giới tự nhiên bao quanh con người. Đó là một nghi lễ mà gia đình, tộc họ, cộng đồng tôn giáo thực hiện cho mỗi con người, vì thế nghi lễ vòng đời không chỉ liên quan đến một con người cụ thể mà liên quan đến cả cộng đồng, thể hiện sự lo lắng chăm sóc lẫn nhau để bảo toàn giống nòi và bảo toàn xã hội loài người. Phan Quốc Anh (2004) đã nêu lên một cách khái quát: Nếu như những nghi lễ nông nghiệp là cách ứng xử của con người với tự nhiên ngoài ta ( ngoài con người ) thì những nghi lễ vòng đời người là sự ứng xử với cái tự nhiên trong ta ( trong con người ). Có thể nói rằng: Tập tục nghi lễ mà mỗi người được nhào nặn qua suốt cuộc đời là thế ứng xử của mỗi người trước các mối quan hệ tổng hòa Nhân – Địa – Thiên. Quan niệm triết học đó bao trùm lên ý thức hệ của mỗi thành viên cộng đồng từ khi sinh ra trong trứng nước. Mối tương quan ấy còn chi phối mọi quan hệ khác của các thành viên cộng đồng gia đình, làng xóm, lao động sản xuất… Những tập tục, nghi lễ được biến đổi theo dòng lịch sử, dưới ảnh hưởng của các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau đã trở nên đa dạng và có nhiều sắc thái khác GVHD: TRẦN VĂN NAM 9 SVTH: NGUYỄN THỊ THÚY NGOAN
- Truyện dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long về phong tục vòng đời nhau, song những nét đặc trưng vẫn ngày càng tô đậm thêm, được cải biến phù hợp với sự phát triển của từng thời đại. Trong phần 2 của luận văn này tôi sẽ đi sâu nghiên cứu các phong tục vòng đời ở Đồng Bằng Sông Cửu Long như: lễ sinh, lễ cưới, tang ma. 1.1.2. Truyện dân gian về phong tục vòng đời ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Như đã nói trên, truyện dân gian là một bộ phận sáng tác dân gian bằng văn xuôi. Nó chiếm một số lượng tương đối lớn trong kho tàng văn học dân gian. Truyện dân gian về phong tục vòng đời ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là những truyện kể về phong tục vòng đời được sưu tầm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Bên cạnh đó còn có một số truyện có nguồn gốc từ miền Bắc, miền Trung hoặc Trung Quốc nhưng khi đến Đồng Bằng Sông Cửu Long đã được cải biến lại cho phù hợp với văn hóa của vùng đất mới nơi đây. Khác với văn học viết, văn học dân gian khó có thể xác định được thời điểm ra đời vì đây là những sáng tác truyền miệng. Vì thế để hiểu nguồn gốc truyện dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long phải căn cứ vào lịch sử hình thành vùng đất Đồng Bằng Sông Cửu Long mà tôi sẽ trình bày ở phần sau. Truyện dân gian về phong tục vòng đời ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là những truyện trực tiếp giải thích hoặc không trực tiếp giải thích phong tục vòng đời. Nhưng trong truyện lại có yếu tố hoặc chi tiết gắn với một phong tục vòng đời nào đó ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nói tới văn học dân gian cũng như truyện dân gian không thể không nói tới cơ cấu tổ chức. Chính những sáng tác dân gian ra đời, phát triển gắn bó với những tổ chức xã hội cơ bản. Bên cạnh đó truyện cổ dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long đều chịu sự tác động của những đặc điểm lịch sử xã hội, thiên nhiên. Sự hi sinh bằng mồ hôi xương máu của những người tạo lập nên vùng đất, người dân Đồng Bằng Sông Cửu Long đã sáng tác nên khá nhiều truyện dân gian phản ánh đời sống đầy vất vả ấy. Tiến trình phát triển truyện dân gian của người việt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long gắn với tiến trình con người khai phá vùng đất mới. Các tác giả khoa Ngữ văn GVHD: TRẦN VĂN NAM 10 SVTH: NGUYỄN THỊ THÚY NGOAN
- Truyện dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long về phong tục vòng đời Trường Đại học Cần Thơ trong cuốn Văn học dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long đã khẳng định: “Đây là những sáng tác nghệ thuật được truyền miệng, được kể và lưu truyền ở vùng đất Nam Bộ. Nghĩa là nó có thể được nhân dân sáng tác trong suốt mấy thế kỉ qua vùng đất mới. Song nó còn là vốn văn hóa cổ truyền được cất giữ trong trí nhớ những người đi mở cõi từ các địa phương khác tụ họp về đây . Nói đơn giản hơn nó là tác phẩm nghệ thuật được sưu tầm ghi chép từ chính những người đang sống trong vùng đất này kể lại ” [26 ,tr.14 ]. Như vậy, bộ phận văn học này là những sáng tác trên vùng đất Đồng Bằng Sông Cửu Long từ vốn văn hóa truyền thống cùng với những sáng tác mới của nhân dân gắn với đời sống xã hội của vùng đất này. Nói rõ hơn, truyện dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long , ngoài bộ phận sáng tác ở vùng đất Đồng Bằng Sông Cửu Long còn có một bộ phận sáng tác dân gian truyền thống theo chân những người đi mở đất được họ “ sáng tác lại ” tại nơi vừa mới đến. Tuy nhiên, phần lớn truyện dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long vẫn là sáng tác của những người dân ở vùng đất mới này. Truyện dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long, thể hiện được lời ăn tiếng nói, tâm tư, tình cảm của người dân nơi đây đồng thời phản ánh được những đặc thù của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là nơi có lịch sử hình thành, phát triển vùng đất song song với lịch sử hình thành khai phá và phát triển của văn hóa, xã hội. Công cuộc khai phá lập làng lập ấp, sự cộng cư thân ái hòa đồng với những tộc người anh em như Chăm, Khơme, Hoa, dấu ấn của một nền văn minh thấm trong dòng máu mà họ đem theo từ Đồng Bằng Sông Hồng, sông Mã là những đặc điểm chi phối tiến trình phát triển của truyện dân gian, cũng như tạo ra đặc trưng cho chính loại hình này. Cùng phát triển trong một tiến trình lịch sử nhưng truyện dân gian người Việt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long khác với truyện dân gian của người Việt ở Đồng Bằng Sông Hồng, sông Mã. Truyện dân gian của người Việt ở Đồng Bằng Sông Hồng là sự nối tiếp liên tục dòng chảy thể loại trước đó. Trong khi ấy, truyện dân gian của người Việt ở Nam Bộ được phát triển từ vốn văn hóa tiềm ẩn trong dòng máu. Sự xa cách văn hóa cội nguồn cả về không gian và thời gian sẽ là nhân tố tác động mạnh mẽ tới những đặc trưng của truyện dân gian của người Việt GVHD: TRẦN VĂN NAM 11 SVTH: NGUYỄN THỊ THÚY NGOAN
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov
79 p | 142 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của Macxim Gorki
72 p | 57 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong một số tác phẩm của Nam Cao
79 p | 60 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thơ tình A.X. Puskin
125 p | 58 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
69 p | 56 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975
73 p | 33 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi
110 p | 38 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao
86 p | 26 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp thơ Hồ Chí Minh qua tập Nhật ký trong tù
88 p | 35 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Bức tranh nông thôn trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
76 p | 31 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
68 p | 25 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Giọng điệu thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám 1945
92 p | 25 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ đồ dùng trong gia đình và công cụ nông nghiệp trong ca dao Nam bộ
81 p | 23 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thành ngữ trong ca dao Nam bộ
89 p | 21 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu địa danh trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long
70 p | 19 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm từ chỉ đồ dùng cá nhân, dụng cụ gia đình và công cụ sản xuất trong thành ngữ
66 p | 21 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện Ba Phi
87 p | 22 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong ca dao Nam bộ
103 p | 28 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn