intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

19
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học "Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao" tập trung khảo sát từ láy trong truyện ngắn Nam Cao. Qua đó, bước đầu làm nổi bật giá trị của từ láy trong truyện ngắn của Nam Cao. Cũng như cách sử dụng ngôn ngữ tài tình của nhà văn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC TỪ LÁY TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  2. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC TỪ LÁY TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  3. LỜI CẢM TẠ Thời gian trôi qua thật mau với biết bao kỉ niệm về quãng đời sinh viên. Khi sắp chia tay, người viết càng thấm thía hơn khi bắt tay vào làm và hoàn thành luận văn tốt nghiệp để tốt nghiệp ra trường. Để hoàn thành luận văn người viết đã được sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và người thân. Vì thế người viết xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Võ Trường Toản và quý thầy cô Khoa Ngữ Văn đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho người viết học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức. Người viết cũng gửi lời cảm ơn đến gia đình và những người bạn đã ủng hộ, động viên những lúc người viết gặp khó khăn. Đặc biệt, người viết xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Ngọc Điệp người đã hướng dẫn trực tiếp, tận tình chỉ dạy, giúp đỡ người viết trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Vì kiến thức người viết có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy cô để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kì đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN ii
  5. PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (Giảng viên hướng dẫn) 1. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN MSSV: 0956010586 ...........................KHÓA:2 ......................................... 2. TÊN ĐỀ TÀI: Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 1. Đánh giá chung quá trình làm luận văn tốt nghiệp: 1.1. Chuyên cần: ................................................................................................. ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 1.2. Thái độ: ....................................................................................................... ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 1.3. Khác: ........................................................................................................... ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 2. Đánh giá luận văn: 2.1 Đặt vấn đề (theo 5 bước): ......................................................................... ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 2.2 Nội dung chính: ......................................................................................... iii
  6. ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 2.3 Chú thích, thư mục: ................................................................................... ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 2.4 Hình thức trình bày: ................................................................................... ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 2.4.1. Dung lượng (trang): ............................................................................... 2.4.2. Khuôn khổ: ............................................................................................ 2.4.3. In ấn: ...................................................................................................... 2.4.4. Trình bày: .............................................................................................. 2.4.5 Chính tả, ngữ pháp: ................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 3. Đánh giá, xếp loại: Đánh giá: .................................................................................................... Xếp loại: .................................................................................................... ........ , ngày ….tháng .......... năm 2013 Giảng viên hướng dẫn (Kí và ghi rõ họ tên) iv
  7. MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... ii PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ....................................... iii MỤC LỤC ......................................................................................................v MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................ 2 3. Lịch sử vấn đề ..................................................................................... 5 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu.....................................................................6 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỪ LÁY ............................ 7 1.1 KHÁI NIỆM TỪ LÁY ............................................................................ 7 1.2 PHÂN LOẠI TỪ LÁY ........................................................................... 8 1.2.1 Theo tác giả Hoàng Văn Hành .............................................................. 8 a) Từ láy bậc một ................................................................................ 8 b) Từ láy bậc hai................................................................................ 12 1.2.2 Theo tác giả Đỗ Hữu Châu................................................................. 15 a) Dựa vào số lần tác động của phƣơng thức láy…......................... 15 b) Dựa vào yếu tố đƣợc giữ lại trong âm tiết… ............................... 16 1.2.3 Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp ....................................................... 16 a) . Láy đôi ......................................................................................... 17 b) Láy ba .......................................................................................... 18 c) Láy bốn ........................................................................................ 19 1.3 Ý NGHĨA CỦA TỪ LÁY .................................................................... 20 1.3.1 Nhóm từ láy phỏng thanh..................................................................20 1.3.2 Nhóm từ láy sắc thái hóa ...................................................................21 1.3.3 Nhóm từ láy âm cách điệu ................................................................ 23 v
  8. CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT TỪ LÁY TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO ................................................................................................. 25 2.1 VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA NAM CAO .................................................................................................. 25 2.1.1 Vài nét về cuộc đời nhà văn Nam Cao ................................................ 26 2.1.2 Tác phẩm ............................................................................................. 27 2.1.3 Quan điểm nghệ thuật.........................................................................28 2.2 THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI TỪ LÁY TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO 31 CHƢƠNG 3: VAI TRÒ CỦA TỪ LÁY TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO 39 3.1 VAI TRÒ CỦA TỪ LÁY TRONG VIỆC MIÊU TẢ THIÊN NHIÊN, CẢNH VẬT ...................................................................................................................... 39 3.2 VAI TRÒ CỦA TỪ LÁY TRONG VIỆC KHẮC HỌA NHÂN VẬT ...................................................................................................................... 49 KẾT LUẬN ................................................................................................. 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... vii Bảng thống kê phân loại từ láy .................................................................. viii vi
  9. Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có! Trong lĩnh vực này mà chỉ làm được những thứ vô vị, nhạt phèo không có đóng góp gì mới, thì chỉ là người thừa, kéo lê một đời thừa”. (Đời thừa- Nam Cao). Đây là quan niệm của Nam Cao, một quan niệm rất chính xác, một yêu cầu rất cao về văn chương. Nhà văn, nghệ sĩ tất nhiên phải biết hành nghề, phải am hiểu về kĩ thuật, phải khéo tay ở một mức độ nhất định, nhất là trong một số ngành nghệ thuật nào đó chẳng hạn như điêu khắc, biểu diễn âm nhạc…nhưng nhà văn, nghệ sĩ về bản chất hoạt động mà nói không phải là những người thợ cho dù là thợ khéo tay làm theo những kiểu mẫu có sẵn theo đơn đặt hàng của người khác. Văn chương nghệ thuật là hoạt động tinh thần, thôi thúc bên trong là tình cảm, tư tưởng, chỉ có văn chương đó mới rung động được tâm hồn người đọc và mới có giá trị. Hơn nữa, trong lĩnh vực văn chương chỉ có thật chân thành chưa đủ mà còn phải sâu sắc phải mới khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có. Không sâu sắc, không phát hiện và không tạo được cái mới, không có được cái nhìn mới, tiếng nói mới thì cũng không thể nào có được một chỗ đứng thật sự trong thế giới nghệ thuật. Chúng ta dễ nhận ra quan điểm nghệ thuật của Nam Cao từ trong các sáng tác, cụ thể là trong các truyện ngắn, truyện vừa trước và sau Cách mạng tháng Tám. Nam Cao đã gửi gắm những suy nghĩ về văn chương nghệ thuật qua các nhân vật mà ông tâm đắc, sở nguyện. Tư tưởng bao trùm và sâu xa của Nam Cao là tư tưởng nhân đạo, là tình yêu thương và nỗi đau đối với những con người sống không ra người bị mất nhân phẩm, nhân cách, nhân tính. Tấm lòng của Nam Cao, nỗi đau đời của Nam Cao, tư tưởng nhân đạo của Nam Cao, khát khao không nguôi của Nam Cao về một cuộc sống tốt đẹp hơn, xứng đáng hơn đối với con người. Sự hiểu biết và lòng chân thành của Nam Cao đối với những điều ông viết ra luôn luôn lay động mạnh mẽ con người, khiến con người phải nhìn kĩ hơn vào chính mình và cuộc sống xung quanh để sống nhân ái hơn, có ý thức hơn, có trách nhiệm hơn. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 1 SVTH: Nguyễn Thị Bích Huyền
  10. Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao Những thành công của Nam Cao về nghệ thuật không chỉ độc đáo, tài tình trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ văn xuôi gần với đời sống, với quần chúng nhân dân mà còn tài tình trong việc sử dụng số lượng từ láy đa dạng và phong phú trong những trang viết của mình. Từ láy là một lớp từ đặc biệt trong ngôn ngữ dân tộc. Nó được cấu tạo bằng phương thức hòa phối ngữ âm độc đáo và mang nhiều sắc thái biểu cảm. Trong truyện ngắn Nam Cao, từ láy được sử dụng phong phú và đặc sắc góp phần làm nên thành công của Nam Cao trên bình diện ngôn từ. Thiết nghĩ nghiên cứu vấn đề này, người viết không chỉ hiểu biết thêm về sự đa dạng, phong phú của ngôn ngữ tiếng Việt mà còn thấy được sự vận dụng từ láy đặc sắc, đa dạng và sáng tạo của Nam Cao. Vì những điều đó nên người viết chọn đề tài Từ láy trong truyện ngắn của Nam Cao để làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Từ láy là một lớp từ đặc biệt trong hệ thống ngôn ngữ dân tộc. Nó có giá trị biểu đạt, biểu cảm. Nó được sử dụng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày giúp người nói có thể diễn đạt tình cảm, ý nghĩ của mình một cách ngắn gọn, sinh động. Đặc biệt, từ láy còn được sử dụng nhiều trong lĩnh vực văn học nghệ thuật và giữ vai trò hết sức quan trọng. Tìm hiểu về từ láy có thể giúp cho người viết hiểu thêm về sự đa dạng phong phú của tiếng Việt. Chọn đề tài Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao chúng tôi tập trung khảo sát từ láy trong truyện ngắn Nam Cao. Qua đó, bước đầu làm nổi bật giá trị của từ láy trong truyện ngắn của Nam Cao. Cũng như cách sử dụng ngôn ngữ tài tình của nhà văn. 3. Lịch sử vấn đề Láy là phương thức cấu tạo từ quan trọng của tiếng Việt. Phương thức cấu tạo này đã sản sinh ra một số lượng từ khá lớn. Cho đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu về từ láy trong tiếng Việt. Tất cả các đặc điểm, cấu tạo, ý nghĩa, giá trị biểu trưng, giá trị biểu cảm, giá trị gợi tả âm thanh…đều đã được đề cập. Tuy nhiên về mức độ khái quát nông sâu của các công trình có thể khác nhau. Có thể kể đến một số nhà nghiên cứu tiêu biểu như: Đỗ Hữu Châu, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Văn Tu, Diệp Quang Ban,… GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 2 SVTH: Nguyễn Thị Bích Huyền
  11. Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao Trong Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, tác giả Đỗ Hữu Châu đã đi sâu khai thác ý nghĩa của nhóm từ láy sắc thái hóa, phân loại và chứng minh bằng những ví dụ cụ thể. Quan niệm của tác giả Hoàng Văn Hành trong Từ láy tiếng Việt là: “Láy là một sự hòa phối về âm và về nghĩa, mà điệp và đối là những quy tắc hay là những hình thái thể hiện sự hòa phối đó” [9; 30]. Theo tác giả “Điệp là trạng thái đồng nhất trong quan hệ giữa các tiếng của từ láy, là hệ quả của sự nhân đôi tiếng gốc trong quá trình cấu tạo từ láy còn đối là trạng thái dị biệt trong quan hệ giữa các tiếng của từ láy, là hệ quả của sự biến đổi hoặc kết hợp ở tiếng láy để đảm bảo có sự hòa phối về âm và về nghĩa với tiếng gốc. [9; 29]. Trong tài liệu này, Hoàng Văn Hành đã đi vào nghiên cứu, phân tích về cơ chế cấu tạo của từ láy và cơ cấu nghĩa của từ láy. Ông cho rằng “Sở trường của từ láy là làm chất liệu để xây dựng văn bản nghệ thuật, làm phương tiện cho tư duy nghệ thuật”. [9; 161]. Ông chỉ ra sự phát huy cao độ tiềm năng nghệ thuật của từ láy. Ông khẳng định rằng “Từ láy là một trong những yếu tố ngôn ngữ quan trọng nếu không nói là quan trọng nhất, làm bộc lộ cái thần của mỗi bức chân dung” [9; 165]. Về đặc điểm, phân loại, cơ cấu ngữ nghĩa của từ láy, ông dựa vào đặc điểm của hình thái biểu trưng hóa ngữ âm của từ để phân ra ba nhóm từ láy: nhóm từ láy biểu trưng hóa ngữ âm giản đơn, nhóm từ láy biểu trưng hóa ngữ âm cách điệu, nhóm từ láy vừa biểu trưng hóa ngữ âm vừa chuyên biệt hóa về nghĩa. Trong Từ vựng học tiếng Việt, tác giả Nguyễn Thiện Giáp gọi từ láy là ngữ láy âm. Ông định nghĩa “Ngữ láy âm là những đơn vị được hình thành do sự lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có”. [8; 86]. Ông chú ý tìm hiểu và đưa ra những hình thức láy. Theo ông từ láy có ba hình thức láy đôi, láy ba và láy bốn. Ông đặc biệt quan tâm đến hình thức láy bốn. Ông đưa ra các ví dụ để thấy rõ nét độc đáo của hình thức láy này. Nguyễn Tài Cẩn trong Ngữ pháp tiếng Việt: tiếng- từ ghép- đoản ngữ đã chia từ láy ra: láy đôi, láy ba, láy tư. Diệp Quang Ban trong Ngữ pháp tiếng Việt (tập 1) đã phân tích khá kỹ về ý nghĩa biểu trưng do ngữ âm tạo ra của từ láy. Bên cạnh đó khi phân loại từ láy, tác GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 3 SVTH: Nguyễn Thị Bích Huyền
  12. Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao giả cũng phân tích và đưa ra những ví dụ cụ thể để minh chứng cho phần từ láy xét về mặt số lượng tiếng. Về tác giả Nam Cao, với vai trò vị trí xứng đáng trong nền văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930- 1945, ông và các tác phẩm của ông được đông đảo các nhà nghiên cứu, phê bình và độc giả chú ý. Trong Nam Cao về Tác gia và tác phẩm do Bích Thu biên soạn và tuyển chọn, nhiều bài viết đã đề cập và đưa ra những tiêu chuẩn cơ bản làm nên giá trị của một tác phẩm văn chương. Ở bài Nam Cao con người và xã hội, tác giả Lê Đình Kỵ nói “Nhược điểm của Nam Cao là đã chỉ dừng lại ở những kiếp sống quẩn quanh, quằn quại, khổ nhục đã đành là phổ biến; nhược điểm của Nam Cao là không nhìn thấy hướng đi đến tương lai của lịch sử và những lực lượng quần chúng làm nên tương lai ấy. Nam Cao chưa phải là nhà vô sản đó là nói chung còn nói riêng thì bên cạnh sự đồng cảm sâu sắc của Nam Cao đối với những con người bị hắt hủi, không phải là không có chút phá phách, chút ít khinh bạc và khá nhiều chua chát”. [16; 60] Trong bài Đặc điểm thi pháp truyện Nam Cao, tác giả Phạm Quang Long đã nhận định về Nam Cao như sau: “Nam Cao là nhà văn hiện thực đầu tiên và sâu sắc nhất đã đặt vấn đề con người, số phận con người, nhân cách con người bị tha hóa, chà đạp, truyện Nam Cao thuộc loại truyện tâm lý, ít biến cố nhưng lại giàu chất truyện nó có sức ám ảnh, khơi gợi vì nhà văn đã đụng chạm tới vấn đề của con người chứ không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ của một sự việc, một hiện tượng”. [16; 239] Trong bài Chất hài trong trong truyện ngắn Nam Cao, tác giả Lê Thị Đức Hạnh đã viết “Mỗi ngòi bút có một cách khai thác và thể hiện vấn đề theo một cách riêng miễn sao đạt được hiệu quả cao. Trong khi phản ánh hiện thực Nam Cao thường hay đi vào những chủ đề mang tính suy ngẫm, thiên về truy tìm, đúc rút ra một triết lý cho cuộc sống, có truyện dễ trầm lặng nặng nề về suy tư hơn là công phá bằng những tiếng cười to, hả hê, khoái trá. Đương nhiên nhà văn đứng ở góc độ nào, cười kiểu nào hay không cười mà truyện mang tính nhân bản cao thì vẫn có ý nghĩa xã hội sâu sắc”. [16; 283] Các nhà nghiên cứu cũng đã thống nhất khi nhận định: “Giọng điệu của Nam Cao là sự tổng hợp của nhiều chất liệu, giọng điệu và không lẫn với bất kì ai và có thể nói, nét độc đáo tạo nên phong cách Nam Cao là sự pha trộn tài tình các giọng GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 4 SVTH: Nguyễn Thị Bích Huyền
  13. Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao điệu trong mỗi tác phẩm của ông. Người đọc nhận ra trên những trang viết của Nam Cao giọng khách quan lạnh lùng xen lẫn đồng cảm, sẻ chia, giọng trữ tình đầy chất thơ hòa lẫn trong giọng văn xuôi phàm tục, giọng cay đắng chua chát xen lẫn hài hước, tự trào”. [16; 34] Trong Khảo luận văn chương, Hà Minh Đức cho ta thấy Nam Cao đã nhìn đúng sự thật cuộc sống của con người. Nam Cao luôn có những ước mơ, khát vọng chân chính cho tương lai của mình nhưng những ước mơ cao cả ấy bị cái thấp hèn đè bẹp đưa con người đến bế tắc. Ông nhận định “Thật ít có trong sách nói đến cảnh nghèo với nỗi xót xa thương cảm và chân thực đến thế. Nam Cao thiết tha yêu quý cái làng quê của mình, yêu quý những người đã nghèo cần cù chịu đựng bám chặt lấy mảnh đất quê hương và gắn bó với nhau bằng một tình thương yêu bền vững”. [7; 276] Trong Nam Cao- Nhà văn hiện thực xuất sắc. Tác giả Hà Minh Đức đã khẳng định “Nói đến nghệ thuật của Nam Cao là nói đến sự phong phú và đa dạng của một ngòi bút đầy tài năng sáng tạo. Với cái sắc sảo của một nhà văn có bản lĩnh Nam Cao đã tự mở cho mình một hướng đi riêng bên cạnh cái đôn hậu của Nguyên Hồng, cái trào lộng của Nguyễn Công Hoan, và cái thâm trầm mà sắc sảo của Ngô Tất Tố, Nam Cao đã góp thêm vào dòng văn học hiện thực phê phán một phong cách mới”. [6; 262] Ngoài ra, còn có nhiều công trình, nhiều bài viết khác nhau như: Người và tác phẩm Nam Cao, Chúng ta mất Nam Cao (Tô Hoài). Nam Cao- Đời văn và tác phẩm (Hà Minh Đức). Nam Cao- Phác thảo sự nghiệp và chân dung (Phong Lê). Nhà văn tư tưởng và phong cách (Nguyễn Đăng Mạnh)… 4. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài này, phạm vi nghiên cứu là từ láy trong một số truyện ngắn Nam Cao trước và sau Cách mạng. Đặc biệt là phân tích hiệu quả biểu đạt của từ láy trong truyện ngắn Nam Cao. Qua đó, làm nổi bật phần nào tài năng của Nam Cao trên bình diện ngôn từ. Về phạm vi tư liệu, luận văn có tham khảo một số công trình nghiên cứu từ láy trong tiếng Việt và các sách phê bình văn học về Nam Cao. Về ngữ liệu khảo sát người viết khảo sát 12 tác phẩm trong Tuyển tập những truyện ngắn hay nhất của Nhà xuất bản Văn học, 2012. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 5 SVTH: Nguyễn Thị Bích Huyền
  14. Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, người viết sử dụng các phương pháp sau: Trước hết là phương pháp hệ thống. Với phương pháp này người viết sưu tầm, tập hợp các tài liệu, hệ thống hóa vấn đề lý thuyết về từ láy. Người viết còn sử dụng phương pháp thống kê.Với phương pháp này, người viết thống kê, phân loại từ láy trong truyện ngắn Nam Cao. Từ số liệu thống kê, phân loại người viết có sự đánh giá, phân tích khoa học và chính xác hơn. Song song đó là phương pháp phân tích để làm sáng tỏ đề tài. Phương pháp này được người viết vận dụng làm nổi bật hiệu quả biểu đạt của từ láy và tài năng của Nam Cao. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 6 SVTH: Nguyễn Thị Bích Huyền
  15. Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỪ LÁY 1.1 . KHÁI NIỆM TỪ LÁY Từ láy được cấu tạo theo phương pháp cấu tạo từ đặc biệt của tiếng Việt là phép điệp âm không những tạo nên những âm thanh thánh thót, uyển chuyển mà còn gợi lên những hình tượng độc đáo. Đã có nhiều nhà văn, nhà thơ sử dụng loại từ này rất phong phú đa dạng trong những tác phẩm của họ. Vì có tính hấp dẫn nên từ láy đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu lại có nhiều ý kiến khác nhau về từ láy. Tác giả Hoàng Văn Hành, trong Từ láy trong tiếng Việt khẳng định: “Láy là sự hòa phối về âm và nghĩa, mà điệp và đối là những quy tắc hay là những hình thái thể hiện sự hòa phối đó” [9; 30]. Tác giả Đỗ Hữu Châu, trong Từ vựng ngữ nghĩa quan niệm: “Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm. Nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của hình vị hay đơn vị có nghĩa” [3; 34]. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp, trong Từ vựng học tiếng Việt, gọi từ láy là ngữ láy âm “Ngữ láy âm là những đơn vị được hình thành do sự lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có. Chúng vừa có sự hài hòa về ngữ âm, vừa có giá trị gợi cảm, gợi tả” [8; 86] Hai tác giả Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung đã đưa ra định nghĩa “Từ láy là từ phức được tạo ra bằng phương thức láy âm có tác dụng tạo nghĩa. Và để tạo ra nhạc tính cho sự hòa phối âm thanh đối với một ngôn ngữ vốn giàu nhạc tính như tiếng Việt, sự láy không đơn thuần là sự lặp lại âm, thanh của âm tiết ban đầu mà bao giờ cũng kèm theo sự biến đổi âm, thanh nhất định, dù là ít nhất để tạo ra cái thế vừa giống nhau lại vừa khác nhau. Cái thế ấy được gọi là cái thế “vừa điệp vừa đối”. [ 1; 51]. Ngoài ra còn có nhiều nhà ngôn ngữ khác như: Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Hữu Quỳnh…cũng đưa ra các quan niệm của mình về từ láy. Nhìn chung, từ ý kiến của GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 7 SVTH: Nguyễn Thị Bích Huyền
  16. Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao các nhà nghiên cứu trên, người viết có thể hiểu từ láy là một hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt trong tiếng Việt. Từ láy được cấu tạo theo phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận âm tiết, kèm theo sự hòa phối về ngữ âm, tạo nên sự hài hòa và có giá trị gợi cảm, gợi tả. 1.2 . PHÂN LOẠI TỪ LÁY Xuất phát từ quan điểm từ láy được cấu tạo theo phương thức hòa phối ngữ âm, cho nên khi xem xét từ láy, mặt ngữ âm phải được coi là dấu hiệu cơ bản. Với tư cách là phương tiện tạo nên tính biểu trưng, tính hình tượng, sự hòa phối ngữ âm trong từ láy phải có quy luật riêng. Quy luật hòa phối ngữ âm đó không những thể hiện ở chỗ giống nhau mà còn thể hiện ở chỗ khác nhau đều đặn giữa các thành tố trong từ láy. Hiện nay, sự phân loại từ láy thường được dựa trên cơ sở: số lượng âm tiết trong từ láy và sự đồng nhất hay khác biệt trong thành phần cấu tạo của các thành tố trong từ láy do cách phối hợp ngữ âm tạo nên. 1.2.1. Theo tác giả Hoàng Văn Hành Về mặt cấu tạo của từ láy nên phân loại từ láy trong tiếng Việt theo nhiều bước và mỗi bước nên chọn dùng một tiêu chí được coi là thỏa đáng. Làm như thế sẽ đảm bảo được ba yêu cầu là vừa bao quát được đối tượng nghiên cứu, nhìn đối tượng ấy được từ nhiều mặt, vừa đảm bảo được sự nhất quán trong hệ thống phân loại ở từng bước. Bước thứ nhất của phân loại từ láy trong tiếng Việt là lấy “số bậc trong quá trình cấu tạo từ láy” làm tiêu chí. Bước thứ hai của sự phân loại là lấy “mức độ tác động của cơ chế láy vào tiếng gốc” hay “mức độ điệp trong quan hệ giữa các tiếng ở từ láy” làm căn cứ. Bước thứ ba trong phân loại này là lấy “tính chất điệp hoặc đối khuôn vần” làm căn cứ. Như vậy, theo tác giả có bốn kiểu từ láy: -Từ láy hoàn toàn, điệp vần: khư khư, đăm đăm… -Từ láy hoàn toàn, đối vần: vằng vặc, ngô nghê… -Từ láy bộ phận, điệp vần: lê thê, chạng vạng… -Từ láy bộ phận, đối vần: đỏ đắn, mấp máy… GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 8 SVTH: Nguyễn Thị Bích Huyền
  17. Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao a) Từ láy bậc một ( từ láy đơn) Theo tác giả, từ láy đơn là những từ mà khi cấu tạo tiếng gốc được nhân đôi một bước sao cho giữa tiếng láy và tiếng gốc có được sự hòa phối ngữ âm thể hiện ở quy tắc điệp và đối. Láy đơn gồm có láy hoàn toàn và láy bộ phận. -Từ láy hoàn toàn Đặc trưng chung của từ láy hoàn toàn là trong cấu tạo của nó, tiếng gốc được lặp lại toàn bộ ở tiếng láy nhưng sự lặp lại ấy thể hiện dưới hai hình thái: hình thái giữ nguyên dạng khuôn vần (có hoặc không có chuyển đổi thanh), hình thái biến dạng khuôn vần một cách đều đặn nhờ chuyển đổi chính âm hoặc phụ âm cuối theo những quy tắc nhất định. +Từ láy hoàn toàn, điệp vần: Đặc trưng của những từ láy này là điệp phụ âm đầu, khuôn vần và thanh. Trong điều kiện ấy trọng âm trở thành nét dị biệt trong quan hệ giữa tiếng gốc và tiếng láy và là yếu tố tạo nên thế đối. Trọng âm thường rơi vào tiếng thứ hai, khiến cho tiếng này được nhấn mạnh và có trường độ dài còn tiếng thứ nhất đọc lướt nhẹ và ngắn hơn. Ví dụ: lăm lăm, khư khư, đùng đùng… Sự chuyển đổi thanh của từ láy hoàn toàn, điệp vần theo quy tắc đối bằng trắc cùng âm vực. Ví dụ: Ra rả, sa sả, ha hả, nhem nhẻm… Hơ hớ, ngay ngáy, phơn phớt, đau đáu… Chồm chỗm, còm cõm, sừng sững, đèo đẽo… Vành vạnh, chầm chậm… Téo tẹo, xốp xộp, sát sạt, rát rạt, sít sịt... +Từ láy hoàn toàn, đối vần Đặc trưng của từ láy hoàn toàn đối vần là điệp phụ âm đầu và đối khuôn vần nhờ sự biến dạng theo quy tắc chuyển đổi chính âm hoặc phụ âm cuối. Sự chuyển đổi này thường diễn ra theo hai hướng:  Một là, giữa chính âm trầm và chính âm bổng, mà chủ yếu là giữa các cặp chính âm sau đây: u – i: thủ thỉ, rù rì, xù xì, xúng xính, thùng thình,… GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 9 SVTH: Nguyễn Thị Bích Huyền
  18. Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao ô – ê: ngô nghê, xồ xề, gồ ghề, ngông nghênh, mông mênh, .. o – e: thỏ thẻ, ngo ngoe, thòm thèm, nhỏ nhẻ,…  Hai là, giữa các chính âm có âm lượng nhỏ với chính âm có âm lượng lớn như: u – ơ: nhu nhơ, đù đờ, ú ớ,… u – ă: nhùng nhằng, tung tăng, thủng thẳng,… ô – a: nhồm nhoàm, xồm xoàm,… ê – a: rề rà, khề khà, xuề xòa,… Ví dụ: vằng vặc, cầm cập… Để tạo thế đối về khuôn vần tùy thuộc vào phụ âm cuối của tiếng gốc mà phụ âm cuối của tiếng láy được chuyển đổi theo quy tắc đồng vị, khác thanh. Sự chuyển đổi này diễn ra ở ba cặp là m- p, n -t, ng- k. Cụ thể là: m –p: cầm cập, bìm bịp, xăm xắp, lồm lộp, thiêm thiế, nơm nớp,… n – t: giôn giốt, ngùn ngụt, thơn thớt, hun hút, san sát,… ng – k: vằng vặc, nhưng nhức, ròng rọc, chênh chếch, anh ách… Sự chuyển đổi về thanh trong các từ này cũng diễn ra theo quy tắc đối bằng trắc cùng âm vực. Đây là hệ quả tất yếu của sự chuyển đổi phụ âm cuối khi cấu tạo từ láy. Ví dụ: nơm nớp, phăng phắc, hầm hập, nườm nượp… Do đặc điểm cấu tạo như vậy nên tiếng láy được đọc lướt với trường độ ngắn hơn tiếng gốc, mặc dù trường độ của tiếng gốc đã bị giảm đi do khuôn vần khép. -Từ láy bộ phận Đặc trưng của từ láy bộ phận là trong cấu tạo của nó tiếng gốc chỉ được lặp lại một phần ở tiếng láy. Nếu phần được lặp lại đó là khuôn vần, còn phần dị biệt hóa là phụ âm đầu thì chúng ta sẽ có từ láy bộ phận điệp vần. +Từ láy bộ phận, điệp vần Ví dụ: lòng thòng, lê thê, chạng vạng,… Đặc trưng của các từ láy này là điệp khuôn vần, thanh và đối phụ âm đầu. Tiếng gốc đứng ở vị trí thứ hai. Những cặp phụ âm đầu nằm trong thế đối thường gặp là: GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 10 SVTH: Nguyễn Thị Bích Huyền
  19. Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao Phụ âm đầu l- với hầu hết các phụ âm đầu còn lại trừ n-, g- . Ví dụ: lẩy bẩy, lác đác, lủn củn, lún phún, lừng chừng, lẫm bẫm, lôi thôi… Phụ âm đầu b- với các phụ âm đầu l-, ng-, kh-, r-. Ví dụ: bả lả, bẻo lẻo, bùi ngùi, bát ngát, bang khuâng, băn khoăn, bủn rủn, bịn rịn… Phụ âm đầu ch- với các phụ âm đầu b-, h-, m-, v-. Ví dụ: chưng hửng, chạng vạng, chon von, chới với, chênh vênh… Phụ âm đầu c- với các phụ âm đầu n-, nh- Ví dụ: kèo nèo, cắp nắp, càu nhàu, cằn nhằn… Phụ âm đầu kh- với phụ âm đầu n-. Ví dụ: khúm núm, khệ nệ… +Từ láy bộ phận, đối vần Từ láy bộ phận đối vần là từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc, vừa bảo tồn phụ âm đầu vừa kết hợp với một khuôn vần mới từ ngoài vào tiếng láy để tạo thế vừa đối vừa điệp. Từ láy bộ phận, đối vần có hai loại:  Loại thứ nhất: tiếng gốc đứng trước. Ví dụ: đỏ → đỏ đắn  Loại thứ hai: tiếng gốc đứng sau. Ví dụ: chóe → chí chóe Những khuôn vần được dùng để kết hợp vào tiếng láy đứng trước thường gặp là: -a: la liếm, tha thẩn… -âc: lấc láo, xấc xược… -âm: thấm thoát, ấm ức, hậm hực, ngậm ngùi… -âp: bấp bênh, bập bùng, bập bõm, chập chờn, chập chững, hấp háy… -e: ve vẩy, ngoe nguẩy, le lói… -i: nghi ngút, thì thụt… -ơ: lơ láo, ngơ ngáo, ngơ ngẩn, vớ vẩn… -ơn: nhớn nhác, xớn xác… -uc: nhúc nhích, rục rịch… GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 11 SVTH: Nguyễn Thị Bích Huyền
  20. Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao Những khuôn vần được dùng để kết hợp vào tiếng láy đứng sau là: -a: lê la, ngân nga, xấu xa, xót xa… -ac: chững chạc, gỡ gạc, bôi bác, rải rác… -ach: phá phách… -ai: mỉa mai, sơ sài, miệt mài, trống trải… -ăc: nồng nặc... b) Từ láy bậc hai ( từ láy kép) Từ láy bậc hai bao gồm từ láy ba và từ láy tư. Các từ này đều là kết quả của hai bước nhân đôi tiếng gốc theo quy tắc điệp và đối. Nhưng cách nhân đôi và những biểu hiện của quy tắc điệp và đối ở từ láy ba và từ láy tư có những điểm riêng. -Từ láy ba: từ láy ba là kết quả của hai bước nhân đôi tiếng gốc theo quy tắc điệp và đối. Ví dụ: Xốp → xốp xộp (quy tắc điệp phụ âm đầu) Xốp xộp → xốp xồm xộp (quy tắc điệp phụ âm đầu, đối khuôn vần nhờ chuyển đổi phụ âm cuối và thanh) Nếu căn cứ vào vị trí của tiếng gốc và hướng nhân đôi thì từ láy ba có thể chia ra thành bốn kiểu: + Kiểu thứ nhất: mõm→ mõm mòm →mõm mòm mom + Kiểu thứ hai: xốp → xốp xộp →xốp xồm xộp + Kiểu thứ ba: mờ → tờ mờ → tờ lờ mờ + Kiểu thứ tư: dưng→ dửng dưng → dửng dừng dưng Khi cấu tạo từ láy ba quy tắc điệp và đối chi phối chặt chẽ ở từng bước một. Thế đối được tạo ra ở đây nhờ:  Dị hóa phụ âm đầu: Mờ→ tờ mờ → lờ tờ mờ Mơ → tơ mơ →lơ tơ mơ  Chuyển đổi phụ âm cuối (theo quy tắc đồng vị khác thanh tính). Sát → sát sạt →sát sàn sạt Xốp →xốp xộp → xốp xồm xộp GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 12 SVTH: Nguyễn Thị Bích Huyền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0