PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
I.1. Vấn đề nghiên cứu<br />
I.1.1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong môi trường kinh tế mang đầy tính cạnh tranh như hiện nay thì vấn đề về<br />
<br />
U<br />
<br />
Ế<br />
<br />
thời gian, chi phí và chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu. Các doanh nghiệp luôn<br />
<br />
-H<br />
<br />
phải chạy đua về thời gian nhằm nắm bắt những công nghệ mới hoặc tạo cho mình<br />
một chỗ đứng ổn định trên thị trường, đi đôi với nó là sự cân bằng giữa việc tiết kiệm<br />
<br />
TẾ<br />
<br />
chi phí nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Đây không phải là một bài toán<br />
khó đối với các doanh nghiệp nếu như họ biết phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm<br />
<br />
H<br />
<br />
yếu của mình. Hoạt động kiểm toán độc lập cũng được xem là một loại hình kinh<br />
<br />
IN<br />
<br />
doanh đặc biệt với chức năng cung cấp các dịch vụ kiểm toán. Vì vậy, mục tiêu hàng<br />
<br />
K<br />
<br />
đầu đối với loại hình kinh doanh đặc biệt này là làm sao tối thiểu hóa chi phí, rút ngắn<br />
được thời gian làm việc nhằm gia tăng tính cạnh tranh nhưng chất lượng kiểm toán vẫn<br />
<br />
Ọ<br />
<br />
C<br />
<br />
được đảm bảo. Điều này đòi hỏi các công ty kiểm toán cần phải xây dựng cho mình<br />
<br />
IH<br />
<br />
một chương trình kiểm toán hiệu quả bằng việc sử dụng các thủ tục kiểm toán một<br />
cách linh hoạt và phù hợp.<br />
<br />
Ạ<br />
<br />
Với ưu thế tiết kiệm thời gian, chi phí bỏ ra thấp, có thể cung cấp bằng chứng về<br />
<br />
Đ<br />
<br />
sự đồng bộ, hợp lý chung của số liệu, đồng thời hướng cho kiểm toán viên không bị sa<br />
<br />
G<br />
<br />
nhiều vào các nghiệp vụ cụ thể, thủ tục phân tích được đánh giá là một trong những<br />
<br />
N<br />
<br />
thủ tục kiểm toán mang lại hiệu quả cao và được thực hiện xuyên suốt quá trình kiểm<br />
<br />
Ư<br />
Ờ<br />
<br />
toán. Từ đó, các bằng chứng thu thập được sẽ lý giải cho các chênh lệch hay sự bất<br />
thường của số liệu, giúp cho kiểm toán viên có được cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn<br />
<br />
TR<br />
<br />
về doanh nghiệp. Nhờ vào đặc tính ưu việt này mà việc ứng dụng thủ tục phân tích<br />
được xem là một thủ tục quan trọng và không thể thiếu trong kiểm toán báo cáo tài<br />
chính. Nó giúp giải quyết được bài toán cân bằng giữa thời gian, chi phí và chất lượng<br />
dịch vụ của các công ty kiểm toán một cách hiệu quả trong thời buổi cạnh tranh như<br />
hiện nay.<br />
Qua thực tiễn tìm hiểu tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, một trong<br />
những khoản mục thường được kiểm toán viên áp dụng thủ tục phân tích nhiều nhất<br />
1<br />
<br />
trong quá trình kiểm toán là khoản mục doanh thu. Đây là một trong số những khoản<br />
mục trọng yếu và thường dễ xảy ra sai phạm trong quá trình thực hiện gây ảnh hưởng<br />
nghiêm trọng đến báo cáo tài chính. Việc tăng cường các thủ tục kiểm toán hiệu quả<br />
như thủ tục phân tích khi kiểm toán khoản mục này sẽ giúp kiểm toán viên đánh giá<br />
chính xác tính trung thực và hợp lý về lợi nhuận kinh doanh của đơn vị khách hàng,<br />
<br />
Ế<br />
<br />
đồng thời hạn chế được những gian lận của doanh nghiệp trong nghĩa vụ nộp thuế đối<br />
<br />
U<br />
<br />
với Nhà nước. Bên cạnh sự đóng góp đáng kể trên, quá trình ứng dụng thủ tục phân<br />
<br />
-H<br />
<br />
tích khi kiểm toán tại các khách hàng của công ty vẫn còn vấp phải một số hạn chế cả<br />
về số lượng lẫn chất lượng. Một mặt, chưa có sự đồng đều trong việc sử dụng thủ tục<br />
<br />
TẾ<br />
<br />
này giữa các kiểm toán viên, đa phần chỉ dựa vào xét đoán nghề nghiệp để đưa ra các<br />
<br />
H<br />
<br />
nhận định. Mặt khác, độ tin cậy của thông tin mà khách hàng cung cấp chưa thực sự<br />
<br />
IN<br />
<br />
được đánh giá cao gây khó khăn trong việc ứng dụng thủ tục này.<br />
Mặc dù hiện nay, công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC được đánh giá là<br />
<br />
K<br />
<br />
công ty hàng đầu trong lĩnh vực kiểm toán tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên.<br />
<br />
C<br />
<br />
Song, xét về lâu dài, để tăng tính cạnh tranh cũng như mở rộng thị phần trong nước và<br />
<br />
IH<br />
<br />
Ọ<br />
<br />
quốc tế, đòi hỏi công ty phải không ngừng nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng dịch<br />
vụ kiểm toán bằng việc áp dụng các thủ tục kiểm toán hiệu quả như thủ tục phân tích.<br />
<br />
Ạ<br />
<br />
Từ đó, tạo dựng uy tín hơn nữa với khách hàng và những người sử dụng báo cáo tài<br />
<br />
Đ<br />
<br />
chính đã được kiểm toán, góp phần đẩy mạnh hoạt động kiểm toán ở Việt Nam.<br />
<br />
G<br />
<br />
Xuất phát từ lý do trên, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Thực trạng ứng dụng<br />
<br />
N<br />
<br />
thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính<br />
<br />
Ư<br />
Ờ<br />
<br />
do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện” để đi sâu nghiên cứu và<br />
làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.<br />
<br />
TR<br />
<br />
I.1.2. Đối tượng nghiên cứu<br />
Thủ tục phân tích được áp dụng trong kiểm toán khoản mục doanh thu tại hai đơn<br />
<br />
vị khách hàng cụ thể do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện.<br />
I.1.3. Phạm vi nghiên cứu<br />
I.1.3.1. Không gian<br />
Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC .<br />
2<br />
<br />
I.1.3.2. Thời gian<br />
- Số liệu thực hiện tại công ty khách hàng cho năm tài chính kết thúc vào ngày<br />
31/12/2010 (đối với khách hàng ABC) và 31/12/2011 (đối với khách hàng XYZ). Vì<br />
mục tiêu của đề nhằm đưa ra cái nhìn toàn diện về việc ứng dụng thủ tục phân tích<br />
trong kiểm toán BCTC và việc lựa chọn các loại thủ tục phân tích nào là phù hợp nên<br />
<br />
U<br />
<br />
Ế<br />
<br />
việc khác biệt về số năm kiểm toán của 2 khách hàng nêu trên sẽ không ảnh hưởng đến<br />
<br />
-H<br />
<br />
kết quả của đề tài.<br />
<br />
- Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 01/2012 đến tháng 04/2012.<br />
<br />
TẾ<br />
<br />
I.1.3.3. Nội dung nghiên cứu<br />
<br />
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quy trình phân tích được sử dụng trong kiểm<br />
<br />
H<br />
<br />
toán báo cáo tài chính mà không tiến hành nghiên cứu toàn bộ các thủ tục kiểm toán<br />
<br />
IN<br />
<br />
được áp dụng tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC (AAC).<br />
<br />
K<br />
<br />
- Do giới hạn về không gian, thời gian nghiên cứu cũng như nhận thấy tần suất áp<br />
dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu có xu hướng nhiều hơn<br />
<br />
Ọ<br />
<br />
C<br />
<br />
so với các khoản mục khác nên hướng nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung các thủ tục<br />
<br />
IH<br />
<br />
phân tích điển hình trong kiểm toán khoản mục doanh thu mà Công ty AAC áp dụng<br />
tại các đơn vị khách hàng giấu tên.<br />
<br />
Ạ<br />
<br />
- Đối với doanh nghiệp sản xuất, thương mại và dịch vụ, doanh thu chủ yếu là<br />
<br />
Đ<br />
<br />
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Trong khi đối với ngân hàng và các định chế<br />
<br />
G<br />
<br />
tài chính, doanh thu hoạt động tài chính mới là doanh thu chiếm tỷ trọng lớn. Tuy<br />
<br />
N<br />
<br />
nhiên, phạm vi đề tài này chỉ nghiên cứu đối với các doanh nghiệp sản xuất, thương<br />
<br />
Ư<br />
Ờ<br />
<br />
mại và dịch vụ, theo đó doanh thu được xem xét là doanh thu bán hàng và cung cấp<br />
dịch vụ.<br />
<br />
TR<br />
<br />
I.2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu 1: Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan<br />
<br />
đến thủ tục phân tích được áp dụng trong kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty<br />
TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC.<br />
Mục tiêu 2: Đánh giá việc ứng dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục<br />
doanh thu dựa trên thực trạng tìm hiểu được.<br />
<br />
3<br />
<br />
Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc ứng dụng thủ tục phân<br />
tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu nói riêng và trong kiểm toán BCTC nói<br />
chung tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC.<br />
<br />
I.3. Phương pháp nghiên cứu<br />
I.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu<br />
<br />
Ế<br />
<br />
Tham khảo các chuẩn mực kế toán – chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các giáo<br />
<br />
U<br />
<br />
trình…để làm cơ sở lý luận cũng như làm nền tảng tìm hiểu thực tiễn việc áp dụng thủ<br />
<br />
-H<br />
<br />
tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu.<br />
I.3.2. Phương pháp thu thập số liệu<br />
<br />
TẾ<br />
<br />
- Thu thập các chương trình phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính thực tế<br />
công ty đang áp dụng.<br />
<br />
H<br />
<br />
- Thu thập số liệu từ việc tham gia vận dụng thủ tục phân tích tại một số đơn<br />
<br />
IN<br />
<br />
vị khách hàng cụ thể.<br />
<br />
K<br />
<br />
- Tiến hành trao đổi với những người có liên quan đến các vấn đề cần tìm<br />
<br />
C<br />
<br />
hiểu. Cụ thể là các kiểm toán viên chính, trợ lý kiểm toán hoặc nhân viên của công<br />
<br />
Ọ<br />
<br />
ty khách hàng như kế toán trưởng…<br />
<br />
IH<br />
<br />
I.3.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu<br />
- Phương pháp ước tính về số dư tài khoản, giá trị chỉ tiêu tỷ suất hoặc xu hướng<br />
<br />
Ạ<br />
<br />
liên quan đến dữ liệu tài chính hoặc phi tài chính để từ đó kết hợp với cơ sở lý thuyết<br />
<br />
Đ<br />
<br />
và suy luận của cá nhân để đưa ra một số kết luận, đánh giá.<br />
<br />
G<br />
<br />
- Phương pháp so sánh giữa các số liệu nhằm tìm hiểu nguyên nhân biến động và<br />
<br />
N<br />
<br />
có phương hướng xử lý thích hợp.<br />
<br />
Ư<br />
Ờ<br />
<br />
- Sử dụng các phương pháp chuyên môn và các kỹ thuật khác (phỏng vấn và<br />
<br />
TR<br />
<br />
quan sát) để phân tích và đưa ra các kết luận về các chênh lệch khi so sánh dưới sự<br />
hướng dẫn của các kiểm toán viên.<br />
<br />
I.4. Giá trị của đề tài<br />
Đề tài: “Thực trạng ứng dụng thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu<br />
trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực<br />
hiện” mang lại kết quả sau:<br />
<br />
4<br />
<br />
- Về mặt khoa học: Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu và tập hợp<br />
một cách tổng quát các vấn đề lý luận liên quan đến thủ tục phân tích và vai trò của<br />
kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC). Những<br />
vấn đề này sẽ giúp người đọc nắm bắt về thủ tục phân tích một cách chung nhất, tổng<br />
quát nhất. Đồng thời đây cũng là tiền đề giúp người đọc tiếp cận được với thực tế việc<br />
<br />
-H<br />
<br />
Kiểm toán và Kế toán AAC đã thực hiện tại các đơn vị khách hàng.<br />
<br />
U<br />
<br />
Ế<br />
<br />
ứng dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu mà công ty TNHH<br />
<br />
- Về mặt thực tiễn: Đề tài được xây dựng trên nền tảng những kiến thức được học<br />
<br />
TẾ<br />
<br />
ở trường và những bài học đúc kết được qua quá trình thực tập tại công ty TNHH<br />
Kiểm toán và Kế toán AAC. Từ đó, người đọc có thể nhận thấy được một số điểm<br />
<br />
H<br />
<br />
khác biệt giữa các vấn đề lý luận và các vấn đề thực tế, điều này được làm rõ trong<br />
<br />
IN<br />
<br />
phần đánh giá và giải pháp mà đề tài đưa ra nhằm hoàn thiện hơn việc ứng dụng thủ<br />
<br />
K<br />
<br />
tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu tại AAC. Chính vì vậy, đề tài được<br />
<br />
C<br />
<br />
thực hiện mang tính thực tiễn cao, làm nền tảng cho những nghiên cứu có liên quan<br />
<br />
IH<br />
<br />
I.5. Cấu trúc khóa luận<br />
<br />
Ọ<br />
<br />
được thực hiện tại trường Đại học kinh tế Huế.<br />
<br />
Khóa luận gồm những nội dung sau:<br />
<br />
Đ<br />
<br />
Ạ<br />
<br />
- Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Phần I trình bày sự cần thiết của việc ứng dụng thủ tục phân tích đối với kiểm<br />
<br />
G<br />
<br />
toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC, để từ đó đề ra mục tiêu tổng quát<br />
<br />
Ư<br />
Ờ<br />
<br />
N<br />
<br />
cũng như các mục tiêu cụ thể để thực hiện đề tài. Trên cơ sở đó, xác định đối tượng,<br />
phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài.<br />
<br />
TR<br />
<br />
- Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Phần này gồm 3 chương:<br />
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục<br />
<br />
doanh thu<br />
Những vấn đề lý luận có liên quan đến thủ tục phân tích và việc ứng dụng trong<br />
kiểm toán khoản mục doanh thu như: khái niệm, vai trò, việc vận dụng thủ tục phân<br />
tích trong các giai đoạn kiểm toán,… sẽ được làm rõ trong các phần của chương.<br />
5<br />
<br />