intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Văn hóa Du lịch: Khai thác giá trị văn hóa trong phát triển du lịch tại tỉnh Hà Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

14
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Khai thác giá trị văn hóa trong phát triển du lịch tại tỉnh Hà Giang" nhằm tìm hiểu và khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa tín ngưỡng, các giá trị di sản văn hóa của các dân tộc sống tại tỉnh Hà Giang trong phát triển du lịch tại đây, từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Hà Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Văn hóa Du lịch: Khai thác giá trị văn hóa trong phát triển du lịch tại tỉnh Hà Giang

  1. BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH HÀ GIANG Khóa luận tốt nghiệp ngành : Văn hóa Du lịch Người hướng dẫn : Ths. Nguyễn Quang Trung Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Thúy Mã số sinh viên : 1805VDLA054 Lớp : Văn hóa Du lịch 18A Khóa : 2018-2022 HÀ NỘI - 2022
  2. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu, tìm tòi với sự cố gắng của bản thân cùng sự giúp đỡ của thầy cô giáo và bạn bè trong khoa đã giúp học viên hoàn thành đề tài: “Khai thác giá trị văn hóa trong phát triển du lịch tại tỉnh Hà Giang” Tác giả chân thành cảm ơn sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của thầy giáo Nguyễn Quang Trung và các thầy cô giáo trong khoa Quản lý Xã hội Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội đã tạo điều kiện cho học viên được thực hiện đề tài của mình. Đồng thời tác giả xin chân thành cảm ơn : UBND tỉnh Hà Giang, Cục thống kê tỉnh Hà Giang, Sở Văn hóa – du lịch và thể thao tỉnh Hà Giang, các ban ngành địa phương,…đã giúp đỡ tác giả hoàn thành đề tài này. Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành đề tài do còn gặp nhiều vấn đề khó khăn về thời gian và năng lực nghiên cứu còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và những lời nhận xét từ thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày…tháng…năm 2022 Tác giả thực hiện Thúy Đỗ Thị Thúy
  3. LỜI CAM ĐOAN Với đề tài nghiên cứu trên tôi xin cam đoan do chính mình nghiên cứu và làm nên dựa theo những gì tìm hiểu, thống kê và thực địa. Các sự kiện và tư liệu sử dụng trong khóa luận này là trung thực, nếu có điều gì sai phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả đã gửi lời cảm ơn đến sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này và ở một số luận điểm đưa ra trong bài khóa luận đã có các thông tin trích dẫn được chỉ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Hà Nội, ngày…tháng…năm 2022 Tác giả thực hiện Thúy Đỗ Thị Thúy
  4. BẢNG KÍ HIỆU 1 LHQ Liên Hợp Quốc 2 NXB Nhà xuất bản 3 UBND Ủy ban nhân dân 4 PGS Phó giáo sư 5 UNWTO World Tourism Organization International Council on 6 ICOMOS Monuments and Sites 7 Hội chợ VITM tại Hà Nội Vietnam International Travel Mart Hội chợ ITE- HCMC tại thành phố Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố 8 Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh International Travel Trade Show 9 ITB’Berlin Berlin Hội chợ du lịch quốc tế World 10 WTM Anh Travel Mart Hội chợ Du lịch Quốc tế tại Nhật 11 JATA Nhật Bản Bản
  5. DANH MỤC BẢNG, HÌNH Bảng 1.1. Di tích cấp quốc gia tại tỉnh Hà Giang............................................ 41 Bảng 1.2. Danh mục hệ thống di sản phi vật thể cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Giang........................................................................................................... 43 Bảng 1.2. Số lượng khách du lịch tại Hà Giang giai đoạn 2015-2020............ 46 Hình 1.1. Biểu đồ tăng trưởng khách du lịch quốc tế và nội địa của Hà Giang, giai đoạn 2011 – 2020...................................................................................... 46 Hình 1.2. Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 – 2020...................................................................................................................48 Hình 1.3. Biểu đồ số lượng và cơ cấu nhân lực du lịch tỉnh Hà Giang năm 2020 theo trình độ.............................................................................................49
  6. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN BẢNG KÍ HIỆU DANH MỤC BẢNG, HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1 1.Lý do chọn đề tài.................................................................................... 1 2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:...................................................... 2 3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.................................... 2 4.Phương pháp nghiên cứu đề tài:.......................................................... 3 5.Cấu trúc của đề tài................................................................................. 3 PHẦN NỘI DUNG............................................................................................4 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.................................................. 4 1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................4 1.2.Một số khái niệm liên quan................................................................5 1.2.1.Du lịch................................................................................................5 1.2.2.Văn hóa..................................................................................................... 6 1.2.3. Khai thác giá trị văn hóa...................................................................... 7 1.2.4. Di sản........................................................................................................7 1.2.5.Văn hóa Du lịch.......................................................................................8 1.2.6. Du lịch văn hóa.......................................................................................8 1.2.7. Lễ hội........................................................................................................ 9 1.2.8. Tín ngưỡng............................................................................................10 1.2.9.Phong tục tập quán............................................................................... 11 1.3. Vai trò của văn hóa trong phát triển du lịch................................ 12 Tiểu kết chương 1....................................................................................13
  7. Chương 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG PHONG TỤC TẬP QUÁN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH HÀ GIANG.................................................................................. 15 2.1.Khái quát về tỉnh Hà Giang............................................................. 15 2.1.1.Lịch sử hình thành................................................................................15 2.1.2.Vị trí địa lí............................................................................................... 17 2.1.3.Con người và xã hội..............................................................................18 2.1.4.Tài nguyên du lịch................................................................................ 19 2.1.5.Điều kiện kinh tế- xã hội......................................................................21 2.2. Khái quát về Du lịch tỉnh Hà Giang.............................................. 21 2.3. Các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch tại tỉnh Hà Giang.. 23 2.3.1. Di sản văn hóa Phi vật thể.............................................................23 2.3.2. Di sản văn hóa vật thể......................................................................... 40 2.3.3. Các giá trị văn hóa gắn với hoạt động du lịch hiện tại của tỉnh Hà Giang...........................................................................................................44 2.4.Đánh giá thực trạng khai thác giá trị văn hóa trong du lịch tại tỉnh Hà Giang.......................................................................................... 46 2.4.1.Thị trường khách du lịch Hà Giang..................................................46 2.4.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch........................................... 47 2.4.3.Nguồn nhân lực du lịch....................................................................... 48 2.4.4.Sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Hà Giang........................................50 Tiểu kết chương 2....................................................................................53 Chương 3......................................................................................................... 55 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI TỈNH HÀ GIANG.............................................................. 55 3.1.Cơ sở đề xuất giải pháp chiến lược phát triển du lịch.................. 55 3.2.Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Hà Giang...............56 3.2.1.Giải pháp nâng cao, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật.................. 56
  8. 3.2.2.Giải pháp về tổ chức quản lí hoạt động du lịch văn hóa............... 57 3.2.3.Giải pháp về phát triển nhân lực du lịch văn hóa.......................... 59 3.2.4.Giải pháp về sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù............................. 60 3.2.5.Giải pháp về công tác giáo dục và tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch..................................................................................................60 3.3.Một số khuyến nghị...........................................................................62 3.3.1.Khuyến nghị với chính quyền địa phương....................................... 62 3.3.2.Khuyến nghị đề xuất với doanh nghiệp lữ hành.............................62 3.3.3.Khuyến nghị đối với cộng đồng địa phương.................................... 63 Tiểu kết chương 3....................................................................................64 KẾT LUẬN......................................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 67 PHỤ LỤC.........................................................................................................68
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Ngành Du lịch hiện nay được ví như một ngành “công nghiệp không khói” và dần trở thành hoạt động kinh tế sôi nổi hàng đầu. Du lịch là một ngành kinh tế khá nhạy cảm và nó có liên quan trực tiếp với môi trường và con người. Việc đẩy mạnh đầu tư và khai thác phát triển ngành Du lịch hiện nay đã và đang góp vào việc khai thác có hiệu quả cũng như bảo vệ, tôn tạo lại nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đất nước, thông qua du lịch những nét đẹp tự nhiên và những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được bảo vệ gìn giữ và được nhiều người quan tâm đến hơn. Hà Giang là một vùng đất có tiềm năng lớn cho việc phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái; du lịch công động; du lịch văn hóa. Nơi đây còn có bản sắc văn hóa của cộng đồng 22 dân tộc rất đa dạng phong phú. Mỗi một dân tộc mang một nét văn hóa đặc sắc riêng. Nhận thấy tầm quan trọng của du lịch đối với sự phát triển kinh tế và gìn giữ nét văn hóa cổ truyền tại tỉnh Hà Giang nên nhà nước và chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều chính sách nhằm nâng cao và đẩy mạnh phát triển du lịch tại vùng. Hà Giang còn là vùng đất bảo lưu một kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc, sự đa dạng về tôn giáo, tín ngưỡng cùng rất nhiều lễ hội gắn liền với phong tục tập quán của người dân địa phương đã tạo nên một bản sắc văn hóa riêng biệt và độc đáo. Chính những yếu tố đó đã xây dựng nên tính thống nhất trong đa dạng văn hóa của mảnh đất này. Hà Giang được đánh giá cao là một tỉnh có nhiều thế mạnh về phát triển du lịch trong xu thế hội nhập. Trước những điểm nổi bật về địa hình cũng như văn hóa của địa danh Hà Giang, học viên mạnh dạn chọn đề tài “ Khai thác các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch tại tỉnh Hà Giang” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn góp phần phát triển ngành du lịch của tỉnh, tìm điểm nhấn cho hình ảnh du lịch tại tỉnh Hà Giang. 1
  10. 2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1.Mục đích nghiên cứu - Với đề tài này tác giả lựa chọn nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu và khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa tín ngưỡng, các giá trị di sản văn hóa của các dân tộc sống tại tỉnh Hà Giang trong phát triển du lịch tại đây, từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Hà Giang. - Giới thiệu, nghiên cứu, gìn giữ các giá trị văn hóa lịch sử, tín ngưỡng, lễ hội tại địa phương tỉnh Hà Giang.khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa tín ngưỡng, các giá trị di sản văn hóa của các dân tộc sống tại tỉnh Hà Giang trong phát triển du lịch tại đây, từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Hà Giang. 2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu Đưa ra cơ sở lý luận về du lịch, thực tiễn phát triển du lịch văn hóa , đánh giá tài nguyên du lịch địa bàn tỉnh Hà Giang. Nghiên cứu về giá trị văn hóa đặc biệt là phong tục tập quán trong phát triển du lịch tại tỉnh Hà Giang. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh việc phát huy có hiệu quả khai thác giá trị văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Hà Giang. 3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của đề tài là tập trung tìm hiểu các giá trị văn hóa của các dân tộc, của địa phương trên tỉnh Hà Giang. Bên cạnh đó đưa ra các khuyến nghị để khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa tỉnh Hà Giang để phát triển du lịch tại đây. 3.2.Phạm vi nghiên cứu -Về mặt không gian: Tỉnh Hà Giang, đặc biệt là các giá trị văn hóa phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội của các dân tộc sống tại Hà Giang. -Về mặt thời gian: Từ tháng 01/2022 đến tháng 04/2022 2
  11. -Về mặt nội dung: Đề tài khóa luận tập trung nghiên cứu việc khai thác giá trị văn hóa trong phát triển du lịch tại tỉnh Hà Giang. 4.Phương pháp nghiên cứu đề tài: 4.1.Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu Dựa trên việc thu thập thông tin tư liệu kết hợp với thực địa tỉnh Hà Giang và nhiều nguồn tư liệu từ nhiều nguồn và nhiều lĩnh vực có liên quan đến đề nghiên cứu. Từ đó tác giả đã chọn lọc, xử lý thông tin để đưa ra những kết luận cần thiết, có được tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu. 4.2.Phương pháp thực địa Tác giả đã có chuyến đi thực tế đến Hà Giang để khảo sát địa hình, tìm hiểu giá trị văn hóa phong tục tập quán và các lễ hội, thói quen của người dân tại tỉnh Hà Giang, cũng như các địa điểm du lịch tiêu biểu và các điều kiện khác phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. 4.3.Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp giúp định hướng, đưa ra kết quả và phân tích đề tài để có cách nhìn tương quan, phát hiện và đưa ra các yếu tố cũng như đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố tới hoạt động và sự phát triển du lịch được đưa ra trong đề tài nghiên cứu. Việc nghiên cứu phân tích, đánh giá tổng hợp sẽ đưa ra cái nhìn khách quan về tiềm năng phát triển du lịch và hoạt động du lịch của tỉnh Hà Giang. 5.Cấu trúc của đề tài Cấu trúc của bài ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài cấu trúc gồm 3 phần: Chương 1. Các cơ sở lí luận của đề tài Chương 2. Thực trạng khai thác giá trị văn hóa tín ngưỡng, phong tục tập quán trong phát triển du lịch tại Hà Giang Chương 3. Một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả trong phát triển du lịch tại Hà Giang 3
  12. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay, ngoài những nghiên cứu, giới thiệu khá phong phú về văn hóa, di tích lịch sử của Hà Giang như tìm hiểu về Di tích nghệ thuật kiến trúc nhà Vương, NXB Văn hóa dân tộc của Nguyễn Bình, Nguyễn Bắc Quang (2010); Văn hóa truyền thống người Dao ở Hà Giang của Phạm Quang Hoan và Hùng Đình Quý; tìm hiểu về Trồng lanh và nghề dệt vải của người Mông ở Đồng Văn – Hà Tuyền của Vương Thị Bình (1998); hay tìm hiểu chung về Văn hóa truyền thống các dân tộc Hà Giang của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang do Hùng Đình Quý chủ biên (1994) . Từ đó đã bắt đầu có một số công trình nghiên cứu về du lịch Hà Giang, các loại hình du lịch ở Hà Giang và một số công trình nghiên cứu về khai thác giá trị văn hóa trong phát triển du lịch tại tỉnh Hà Giang. Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, trực tiếp khai thác và quản lý về du lịch của Hà Giang nói chung, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về tiềm năng phát triển du lịch và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh nâng cao và gìn giữ các giá trị trong phát triển du lịch cụ thể như Cao nguyên đá Đồng Văn, các làng văn hóa. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang đã đưa ra đề tài nghiên cứu về vấn đề “Xây dựng mô hình làng du lịch cộng đồng ở tỉnh Hà Giang” vào năm 2008. Đến năm 2011 Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang đã công bố đề tài nghiên cứu “Xây dựng làng văn hóa du lịch cộng động trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn 2030” Ngoài những đề tài nghiên cứu trên còn một số bài viết, tác phẩm, phóng sự liên quan đến đề tài đã được xuất bản, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, những tham luận trong Hội thảo “Du lịch cộng đồng thực 4
  13. trạng và giải pháp phát triển bền vững” (2008) của UBND tỉnh Hà Giang . Nhìn chung các công trình nghiên cứu này đã khẳng định việc phát triển du lịch tại Hà Giang nói chung và khai thác giá trị văn hóa trong phát triển du lịch nói riêng là hoàn toàn khả thi và để lại tư liệu quan trọng cho các công trình nghiên cứu sau. Tuy nhiên, hiện nay dường như chưa thấy công trình nào nghiên cứu chuyên về khai thác giá trị văn hóa trong phát triển du lịch của tỉnh Hà Giang, vì vậy luận văn đặt ra cho học viên nhiệm vụ bước đầu nghiên cứu một cách tương đối toàn diện về khai thác giá trị văn hóa tỉnh Hà Giang trên những nguồn tài nguyên du lịch tại tỉnh này. Khóa luận tập trung vào việc nhận diện và xác định khai thác những tài nguyên về văn hóa, du lịch, những sản phẩm du lịch chính mang tính đặc thù trên cơ sở phát huy hiệu quả khai thác các tài nguyên văn hóa. Từ đó mạnh dạn đưa ra một số giải pháp góp phần phát triển du tỉnh Hà Giang. 1.2.Một số khái niệm liên quan 1.2.1.Du lịch Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, các khái niệm sau đây được đưa ra: “Du lịch là hoạt động đi lại của một người ngoài nơi ở thông thường trong thời gian liên tục không quá 01 năm nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi, giải trí, nghiên cứu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với các mục đích hợp pháp khác” Trong sách Địa lý du lịch PGS. Nguyễn Minh Tuệ có trích dẫn: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rảnh rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trữ tạm thời nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao hoặc kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa.” [9 trang 11] “Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi kết hợp với y tế, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu 5
  14. khác. Tùy thuộc vào tính chất của du lịch, từ quan điểm về nhu cầu của khách du lịch: du lịch là một hình thức giải trí mà mọi người chủ động nhìn ra bên ngoài ngôi nhà của họ với mục đích: Nghỉ ngơi, giải trí, tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật ... Kinh doanh tổng hợp hiệu quả cao ở nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, từ đó tăng thêm tình yêu quê hương đất nước; Giao lưu hữu nghị với người nước ngoài. Về mặt kinh tế, du lịch là một lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả lớn, du lịch có thể được coi là một hình thức xuất khẩu hàng hóa và phục vụ người dân…” [13 tr.684]. 1.2.2.Văn hóa Tác giả xin trích dẫn một số định nghĩa cơ bản và quen thuộc liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Theo quan điểm của giáo sư Trần Ngọc Thêm : “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.” [7 tr.25] “Văn hóa là tổng thể các hoạt động sáng tạo và các giá trị của một đất nước, con người trong sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước”. Văn hóa được hiểu với nghĩa rất rộng và bao hàm nhiều lĩnh vực hoạt động của con người. “F. Mayor, nguyên Tổng Giám đốc UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc)”, đã đưa ra một khái niệm văn hóa vừa khái quát vừa cụ thể: “Văn hóa bao gồm tất cả những yếu tố làm cho một quốc gia khác biệt với quốc gia khác, từ sản phẩm hiện đại tinh tế nhất cho tín ngưỡng, phong tục, lối sống và lao động.”[13 tr.798]  Văn hóa Vật thể "Văn hóa vật thể là một bộ phận của văn hóa nhân loại bao hàm đời sống tinh thần của con người dưới dạng vật chất. Văn hóa vật thể là kết quả của hoạt động sáng tạo biến sự vật trong tự nhiên thành vật có giá trị thực 6
  15. tiễn và phù hợp với thẩm mỹ phục vụ đời sống con người. Đó là các phương tiện: tài nguyên , kỹ thuật sản xuất, nhà cửa và công trình phục vụ nhu cầu ăn, ở, tinh thần, làm việc và giải trí, phương tiện giải trí, tiêu dùng ... Tóm lại, giá trị vật chất là kết quả lao động của con người. ”[13 tr. 817]  Văn hóa Phi vật thể “Văn hóa phi vật thể bao gồm: tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn hóa dân gian, âm nhạc hội họa, điêu khắc, giáo dục, nghệ thuật dân gian, các tri thức khoa học, các nghi lễ, lễ hội, thờ cúng tổ tiên,…là những thứ con người không thể cầm nắm được nhưng có giá trị rất lớn đối với đời sống tinh thần của con người.”[13 tr.818] 1.2.3. Khai thác giá trị văn hóa “Nói cách khác, khi có một di sản văn hóa như tài nguyên du lịch, việc chuyển tài nguyên này thành hàng hóa để bán cho khách du lịch sẽ được thực hiện thông qua một hệ thống dịch vụ. Khi đó, tập hợp các dịch vụ du lịch dựa vào tài nguyên được coi là một sản phẩm du lịch.” 1.2.4. Di sản Theo Luật số 28/2001/QH10 của Quốc hội (chương VII - Điều khoản thi hành Điều 73 đến Điều 74) có đưa ra khái niệm về Di sản văn hóa như sau:“Di sản văn hóa quy định tại Luật này bao gồm cả di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được truyền từ đời này sang đời khác.” Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ thông qua trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền dưới hình thức truyền miệng, truyền nghề, diễn xướng, v.v. Bảo tồn và giao tiếp khác, bao gồm âm thanh, chữ viết, văn học, nghệ thuật, bài viết khoa học, văn học truyền miệng, trình diễn dân gian, lối sống, lối sống, lễ hội, nghề thủ công, công việc truyền thống, kiến thức y học, y học cổ truyền, văn hóa và ẩm thực, trang phục dân tộc truyền thống và dân gian khác kiến thức. 7
  16. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học mà con người có thể nắm giữ và sáng tạo ra, bao gồm di sản văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, cổ vật, bảo vật quốc gia,chùa chiền đền điện… 1.2.5.Văn hóa Du lịch Văn hóa Du lịch là sự kế hợp giữa du lịch và văn hóa, là kết quả tinh thần và vật chất do tác động tương hỗ nhau dựa trên 3 nội dung: + Nhu cầu tìm hiểu văn hóa của khách du lịch + Nội dung và giá trị văn hóa của khách “là tài nguyên du lịch có thể thỏa mãn sự hưởng thụ tinh thần và vật chất của người du lịch” + Ý thức và văn hóa tố chất văn hóa của người môi giới phục vụ du lịch hướng dẫn viên, thuyết minh viên, người thiết kế sản phẩm, nhân viên phục vụ…sản sinh trong quá trình tham gia du lịch. Văn hóa du lịch là nội dung văn hóa do du lịch thể hiện, là văn hóa do khách du lịch và người làm du lịch tích lũy và sáng tạo ra trong hoạt động du lịch. Du lịch văn hóa ra đời và phát triển cùng với hoạt động du lịch và chúng dường như không thể tách rời. Như vậy có thể hiểu “Văn hóa du lịch là thói quen hình thành trong quá trình tham gia du lịch và sự điều chỉnh, biến đổi, sáng tạo các thành tố của du lịch (doanh nghiệp du lịch, khách du lịch , cộng đồng dân cư tham gia du lịch, chính quyền địa phương tại nơi có hoạt động du lịch, khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên…) theo quy luật cái Đẹp” 1.2.6. Du lịch văn hóa “Du lịch văn hóa bao gồm các hoạt động của những người có động cơ chính là nghiên cứu, khám phá văn hóa như các chương trình nghiên cứu, khám phá và tìm hiểu nghệ thuật biểu diễn, lễ hội và sự kiện của các nền văn hóa khác nhau, thăm di tích và đền chùa, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa dân gian hoặc nghệ thuật và hành hương.”( UNWTO) [ 1 trang 7] 8
  17. “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch nhằm mục đích khám phá các di tích, danh thắng. Nó mang lại những hiệu quả tích cực bằng cách đóng góp vào việc duy trì và bảo tồn nó. Loại hình này đã thực sự chứng minh những nỗ lực bảo tồn và làm đẹp, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng về lợi ích kinh tế - văn hóa xã hội.” (ICOMOS) [1 trang 7] Theo Luật Du lịch, “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thông.”[17] Lấy văn hóa là điểm tựa , du lịch văn hóa mang sứ mệnh tôn vinh và bảo vệ các giá trị văn hóa tốt đẹp của con người. Lấy du lịch là cầu nối và văn hóa được làm giàu thêm thông qua sự tiếp xúc , tiếp biến giao lưu, lan tỏa và tiếp nhận hội tụ những tinh hoa văn hóa dân tộc. [1 tr.7;8) 1.2.7. Lễ hội Mỗi vùng miền, mỗi quốc gia đều có những loại hình lễ hội khác nhau. Vì vậy, có nhiều định nghĩa khác nhau về hình thức sinh hoạt văn hóa này. Dưới đây là một số khái niệm. Ví dụ điển hình của "lễ hội" là: Lễ hội là một hệ thống các hành vi. và các phong trào thể hiện sự tôn kính của con người đối với các vị thần, phản ánh ước mơ chính của con người khi đối mặt với cuộc sống mà thiên nhiên có và bản thân họ có khả năng.Hội là sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đan xen nhiều tôn giáo cộng đồng với mong muốn nhân dân bình yên, hạnh phúc, vật nuôi sinh sôi, mùa màng bội thu gắn liền với bao đời nay. Nó tóm gọn ước mơ chung trong bốn chữ “nhân khang vật thịnh”. Lễ hội là hoạt động tập thể của đồng bào gắn với tín ngưỡng, tôn giáo… [9, tr 894] Trong cuốn “Phát triển lễ hội Việt Nam tác giả Dương Văn Sáu đã đưa ra khái niệm về lễ hội:“ Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng tác diễn ra trên địa bàn dân cư vào thời gian, địa điểm xác định; để ghi nhớ một sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc truyền thuyết; Đồng thời là dịp để thể hiện văn 9
  18. hóa ứng xử của con người với thiên nhiên và con người trong xã hội Theo sách Địa lý du lịch, tác giả Nguyễn Minh Tuệ cho rằng “Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp rất đa dạng và phong phú, là một loại hình sinh hoạt tập thể của con người sau một thời gian lao động vất vả. , hoặc là dịp để mọi người khao khát một sự kiện lịch sử trọng đại: ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống hoặc để giải tỏa những lo lắng, mong mỏi, những ước mơ mà đời thực chưa giải được ” [9 tr. 67] 1.2.8. Tín ngưỡng Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: “Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng”.[16] “Tín ngưỡng là niềm tin tuyệt đối không cần chứng minh (không dựa trên cơ sở khoa học và tài liệu thực tế), tồn tại thực tế siêu nhiên. Tín ngưỡng là đặc điểm chính của ý thức tôn giáo và là trung tâm của ý thức. Cơ sở khách quan của niềm tin là các lực lượng xã hội và tự nhiên chi phối con người. Trong ý thức tôn giáo, những lực lượng này mang hình thức siêu nhiên và trở thành đối tượng của niềm tin.”[2 tr. 417] Tín ngưỡng đôi khi cũng được hiểu là tôn giáo. Điểm khác giữa tín ngưỡng và tôn giáo: tín ngưỡng thường gắn liền với văn hóa dân gian. Trong tín ngưỡng không có những quy định trặt trẽ hay tổ chức nhất định mà chủ yêu là niềm tin của con người và có sự hòa nhập giữa thế giới tâm linh và con người, nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân tán. Tín ngưỡng không có hệ thống giáo lý mà gắn liền với các thần thoại truyền miệng hay các thần tích và truyền thuyết. Tín ngưỡng chưa có tổ chức hoặc có tổ chức ở dạng sơ khai nhất. Tín ngưỡng thường được gắn liền với tín ngưỡng của một dân tộc hay một cộng đồng. Trong những điều kiện nhất định tín ngưỡng sẽ chuyển hóa thành tôn giáo.[26] 10
  19. 1.2.9.Phong tục tập quán Theo từ điển tiếng Việt đã giải thích: “ Phong tục là thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo”. Phong tục được hiểu là những hoạt động sống của con người hay những thói quen được hình thành trong quá trình sinh sống thể hiện ở việc ăn, ở, mặc,.. dần dần ổn định và trở thành nề nếp, được mọi thành viên trong cộng đồng thừa nhận và tự giác thực hiện, có tính kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác trong cộng đồng. Còn khái niệm về tập quán được giải thích “ Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày, được mọi người công nhận và làm theo.”[21] Trong Bộ luật dân sự 2015 tại Khoản 1 Điều 5 có đưa ra khái niệm về Tập quán như sau: “Tập quán là những quy tắc xử sự rõ ràng do pháp luật quy định nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong một quan hệ dân sự cụ thể. Được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài, đã được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc lĩnh vực dân sự.” PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng đã đề cập trong cuốn Văn hóa và Du lịch: "Phong tục tập quán là thói quen văn hóa mang tính lịch sử, dân tộc, được hình thành trong đời sống của con người và trở thành chuẩn mực. Văn hóa được mọi người chấp nhận và tuân theo. Những chuẩn mực văn hóa này có thể là chuẩn mực xã hội bắt buộc là những quy ước văn hóa tự nguyện của các thành viên trong cộng đồng xã hội, là những ứng xử văn hóa của con người đối với tự nhiên, đối với xã hội và đối với bản thân, đã trở nên quen thuộc, mang tính chuẩn mực và được lưu truyền lâu đời trong cộng đồng xã hội.” Từ các khái niệm trên có thể hiểu, phong tục tập quán là những hành vi ứng xử, thói quen, nếp sinh hoạt tương đối ổn định thuộc về đời sống của con người được công nhận bởi một cộng đồng, quần thể và được lưu truyền từ thế 11
  20. hệ này qua thế hệ khác. Ví dụ: Phong tục lễ hội, văn hoá, sinh hoạt, cưới xin, ma chay, kiến trúc nhà ở, trang phục, ẩm thực, tín ngưỡng… 1.3. Vai trò của văn hóa trong phát triển du lịch Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào các sản phẩm văn hóa, lễ hội truyền thống dân tộc, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, v.v. tạo sự hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước trên thế giới. Một trong những lý do mọi người đi du lịch là để tìm kiếm những điều mới mẻ, để mở rộng tầm hiểu biết của mình. Rõ ràng, ngay từ khi ra đời, du lịch đã gắn liền với văn hóa. Như vậy, du lịch được xem như một hành vi thỏa mãn văn hóa và là một loại hình du lịch văn hóa. Trong quá trình phát triển, hoạt động du lịch được xem như một hiện tượng xã hội và tự nó sản sinh ra những đặc trưng văn hóa trong ứng xử của những người tham gia hoạt động du lịch. Để hiểu được mối liên hệ giữa văn hóa và du lịch, cần xem xét cả hai mặt tác động, mặt tích cực và tiêu cực của nó. Du lịch văn hóa là mang giá trị nhân văn của cộng đồng, dân tộc đến với mọi người, tiếp cận và giúp mọi người khám phá những giá trị vô hạn của văn hóa, hướng con người đến chân, thiện, mỹ, tri thức thông qua các sản phẩm du lịch. Có thể nói, nếu không có các giá trị văn hóa thì ngành du lịch của một quốc gia không thể có tiềm năng phát triển. Mà du lịch góp phần làm tăng giá trị của các sản phẩm văn hóa. Nếu không có du lịch, bạn bè thế giới sẽ không biết Hà Nội nghìn năm văn hiến, không thể biết Hà Nội có chùa Một Cột, có Văn Miếu, ... Không có du lịch thì sản phẩm văn hóa chỉ có giá trị lịch sử, nghệ thuật hoặc giá trị khoa học và không thể đóng góp một giá trị nhất định cho nền kinh tế quốc dân. Đồng thời, chính hoạt động du lịch góp phần bảo tồn, duy trì và làm sống lại những giá trị văn hóa đang mai một dần theo thời gian. Như vậy, văn hóa có vai trò to lớn trong hoạt động du lịch, có quan hệ mật thiết với nhau. Du lịch được hình thành trên các giá trị văn hóa và chính sản phẩm văn hóa làm cho hoạt động du lịch phát triển. Mặt khác, du lịch 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2