intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:226

13
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án tập trung vào nghiên cứu đánh giá kết quả và tác động của chính sách việc làm; làm rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MAI THỊ QUẾ CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Chính sách công Mã số: 934.04.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Bùi Thế Cường Hà Nội, 2024
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, thông tin, kết quả nêu trong luận án là trung thực, bảo đảm độ chính xác, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Tác giả luận án
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 3 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .................................................................. 3 4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4 5. Nội dung nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu..................................................... 5 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 6 7. Đóng góp mới về lý luận và thực tiễn của luận án .......................................... 13 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................... 14 1.1. Tình hình nghiên cứu về vấn đề lao động, việc làm .................................... 14 1.2. Tình hình nghiên cứu về chính sách việc làm .............................................. 16 1.3. Tình hình nghiên cứu về đánh giá chính sách việc làm ............................... 22 1.4. Khái quát những kết quả nghiên cứu và vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết .. ........................................................................................................... 30 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM .................... 32 2.1. Các vấn đề lý luận về việc làm và chất lượng việc làm ............................... 32 2.1.1. Việc làm ..................................................................................................... 32 2.1.2. Chất lượng việc làm .................................................................................. 36 2.2. Các vấn đề lý luận về chính sách việc làm .................................................. 37 2.2.1. Khái niệm chính sách việc làm ................................................................. 37 2.2.2. Đặc điểm chính sách việc làm ................................................................... 40 2.2.3. Vai trò của chính sách việc làm ................................................................ 42 2.3. Nội dung chủ yếu của chính sách việc làm .................................................. 44 2.3.1. Mục tiêu của chính sách việc làm ............................................................. 44 2.3.2. Các biện pháp chính sách việc làm ........................................................... 45 2.4. Đánh giá chính sách việc làm....................................................................... 48 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách việc làm ........................................... 52
  4. 2.6. Khung nghiên cứu đánh giá chính sách việc làm......................................... 56 2.7. Kinh nghiệm về chính sách việc làm và bài học cho TP.HCM ................... 57 Chương 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................................ 67 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ........ 67 3.2. Đánh giá chính sách việc việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh ............... 71 3.2.1. Nội dung chính sách việc làm ................................................................... 71 3.2.2. Kết quả thực hiện chính sách việc làm...................................................... 79 3.2.3. Tác động của chính sách việc làm ............................................................ 91 3.3. Đánh giá chung về chính sách việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh ......... 109 Chương 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................................................... 129 4.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội và những vấn đề đặt ra đối với chính sách việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................. 129 4.2. Quan điểm, mục tiêu hoàn thiện chính sách việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................................................. 135 4.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh .. 136 4.4. Một số kiến nghị ......................................................................................... 149 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 153 PHỤ LỤC 1. PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN.............................................. 173 PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT .............................................................. 183 PHỤ LỤC 3. TỔNG HỢP Ý KIẾN PHỎNG VẤN SÂU................................. 215
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ CBNV Cán bộ nhân viên CLVL Chất lượng việc làm CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSC Chính sách công CSXH Chính sách xã hội CSVL Chính sách việc làm DN Doanh nghiệp DVVL Dịch vụ việc làm ĐTB Điểm trung bình ĐTN Đào tạo nghề LLLĐ Lực lượng lao động LĐTB&XH Lao động – Thương binh và Xã hội GDNN Giáo dục nghề nghiệp KT-XH Kinh tế - xã hội NLĐ Người lao động NNL Nguồn nhân lực NSDLĐ Người sử dụng lao động TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTDBNCND&TTTTLĐ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TTLĐ Thị trường lao động SXKD Sản xuất, kinh doanh
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Danh mục các bảng Bảng 2.1. Tiêu chí và chỉ số đánh giá hiệu quả chính sách việc làm của của Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................... Bảng 2.2. Các chương trình việc làm của Philipin ................................................. Bảng 3.1 Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 ............................ Bảng 3.2. Dân số, lao động Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2022 ....... Bảng 3.3. Các nhóm lao động cần được hỗ trợ về việc làm ................................... Bảng 3.4. Nguồn hỗ trợ vốn vay giải quyết việc làm giai đoạn 2018 – 2022 ........ Bảng 3.5. Kết quả đào tạo nghề tại TP.HCM giai đoạn 2018 – 2022 .................... Bảng 3.6. Kết quả hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động giai đoạn 2018 – 2022 ......................................................................................................................... Bảng 3.7. Thông tin khảo sát về nhu cầu nhân lực TP.HCM 2018 – 2022 ............ Bảng 3.8. Kết quả tư vấn, giới thiệu việc làm thông qua hệ thống các đơn vị dịch vụ việc làm tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2022 ........................... Bảng 3.9. Lĩnh vực làm việc của người lao động thụ hưởng chính sách................ Bảng 3.10. Thời gian người lao động có được việc làm sau khi thụ hưởng chính sách việc làm ........................................................................................................... Bảng 3.11. Việc làm của người lao động sau khi được hỗ trợ đào tạo nghề .......... Bảng 3.12. Cơ hội có việc làm của người lao động ................................................ Bảng 3.13. Tác động của chính sách việc làm đến thời gian làm việc của người lao động ................................................................................................................... Bảng 3.14. Thời gian làm việc bình quân/tuần của người lao động ....................... Bảng 3.15. Tình trạng việc làm của người lao động thụ hưởng chính sách ........... Bảng 3.16. Tác động của chính sách việc làm đến trạng thái việc làm của người lao động ................................................................................................................... Bảng 3.17. Thu nhập bình quân/tháng của người lao động trong 12 tháng gần nhất ..........................................................................................................................
  7. Bảng 3.18. Nhận định của người lao động về tính hiệu quả của chính sách việc làm .......................................................................................................................... Bảng 3.19. Kết quả thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2022 ............................................................................................ Bảng 3.20. Nhận định của người lao động về nguồn nhân lực thực thi tín dụng ưu đãi tạo việc làm và hồ trợ đào tạo nghề ............................................................. Bảng 3.21. Nhận định của người lao động về nguồn nhân lực thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm ................................................................................................... Bảng 3.22. Nhận thức của người lao động về chính sách việc làm ........................ Bảng 4.1. Dự báo dân số Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2025 ........... Danh mục biểu đồ Biểu đồ 3.1. Mức vốn vay đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh tạo việc làm .... Biểu đồ 3.2. Mục đích vay vốn của người lao động ............................................... Biểu đồ 3.3. Nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động tại địa phương Biểu đồ 3.4. Việc làm của người lao động sau khi học nghề.................................. Biểu đồ 3.5. Cơ hội có việc làm của người lao động sau khi tiếp cận dịch vụ việc làm ........................................................................................................................... Biểu đồ 4.1. Dự báo dân số và tốc độ tăng dân số đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................... Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức .........................................
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc làm có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Việc làm bền vững và ổn định mang lại nguồn thu nhập, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cá nhân và các thành viên trong gia đình, đồng thời thể hiện vị thế của người lao động trong xã hội. Tạo cơ hội việc làm hiệu quả cho người lao động là ưu tiên hàng đầu trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách giải quyết việc làm, các chính sách hướng đến tăng cơ hội việc làm và nâng cao chất lượng việc làm cho người lao động. Trong đó, tín dụng ưu đãi tạo việc làm, đào tạo nghề và tư vấn giới thiệu việc làm cho lực lượng lao động đã phát huy được hiệu quả, tác động tích cực, tạo ra nhiều việc làm có chất lượng, giúp người lao động chủ động hơn khi tham gia vào thị trường lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và tăng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, tăng thu nhập, nâng cao mức sống, góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội. Tuy vậy, chính sách việc làm vẫn còn hạn chế, nội dung chính sách tồn tại nhiều bất cập (tính bao phủ chưa cao, các chế độ hỗ trợ còn thấp); nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực triển khai chính sách hạn chế; chưa có cơ chế phối kết hợp trong triển khai chính sách vào thực tiễn; một số chính sách được ban hành nhưng chưa có hướng dẫn thực hiện. Thành phố Hồ Chí Minh với vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước, trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đạt 6,4% giai đoạn 2016 - 2020, đóng góp vào GDP cao nhất của nước [21,tr13]. Trước khi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, mức đóng góp của Thành phố vào GDP và ngân sách Nhà nước với tỉ lệ tương ứng là 22% và 27%. Năm 2021, mặc dù chịu tổn thất nặng nề do dịch Covid-19 mang lại, Thành phố vẫn đóng góp 18% vào GDP của cả nước tính theo giá thực tế, và mức đóng góp ngân sách nhà nước chiếm 23,2% [125]. Tuy vậy, Thành phố đang phải đối mặt với nhiều thách thức về việc làm. Thứ nhất, hoạt động kinh tế bị suy giảm sau đại dịch Covid-19, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh bị thu hẹp hoặc ngưng hoạt động buộc phải cắt giảm lao động, làm gia tăng tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm, năm 2021 tỉ lệ thất nghiệp tăng lên 6,4%, tập trung vào nhóm thanh 1
  9. niên (15 - 24 tuổi) với 14,1% gấp đôi tỉ lệ thất nghiệp chung toàn Thành phố, tỉ lệ thiếu việc làm là 3,59%. Đến năm 2022, tình trạng thất nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn ở mức 4,19%; Thứ hai, dân số tăng nhanh, lực lượng lao động lớn đã tạo áp lực đến giải quyết việc làm. Tính đến năm 2022 dân số Thành phố Hồ Chí Minh là 9.389.717 triệu người, lực lượng lao động là 4.609.922 người, chiếm 9% tổng lực lượng lao động cả nước và chiếm 46,6% lực lượng lao động ở Đông Nam bộ. Thứ ba, lao động làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức rất lớn, chiếm 46,6% lực lượng lao động Thành phố [13], đa số chưa qua đào tạo nghề, năng suất lao động thấp, dễ gặp rủi ro về việc làm và thu nhập bấp bênh; Thứ tư, đổi mới công nghệ, biến đổi môi trường và khí hậu, toàn cầu hóa ảnh hưởng đến việc làm của người lao động, đặc biệt đối với thanh niên, phụ nữ và các nhóm yếu thế; Thứ năm, năng suất lao động thấp, mức thu nhập của người lao động ở Thành phố tuy cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước, nhưng vẫn không đủ để bù đắp mức lạm phát và chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở một đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh. Giải quyết các thách thức về việc làm đặt ra, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều giải pháp tối ưu với mục đích tạo ra nhiều cơ hội việc làm tốt hơn, khắc phục tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm, việc làm năng suất thấp. Các giải pháp tập trung hỗ trợ và tạo điều kiện cho người lao động, trong đó ưu tiên nhóm lao động mới bước vào thị trường lao động, lao động yếu thế, lao động khu vực nông thôn, lao động nữ tự tạo việc làm, tiếp cận cơ hội việc làm và nâng cao năng lực làm việc, thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi tạo việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề, phát triển thông tin thị trường lao động. Các chính sách đã được ban hành và triển khai trong thực tiễn, tuy vậy, cho đến nay ngoài các báo cáo tổng kết được thực hiện bởi các cơ quan thực thi chính sách, thì chưa có công trình nghiên cứu đánh giá một cách hệ thống, toàn diện hiệu quả chính sách việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh tiếp cận từ đối tượng thụ hưởng chính sách. Do vậy, cần có những phân tích, đánh giá mang tính khoa học về những kết quả và tác động của chính sách việc làm, nhận diện những thành công và hạn chế, những yếu tố tác động đến hiệu quả chính sách, để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách trong thời gian tới. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn “Chính sách việc làm từ thực tiễn Thành 2
  10. phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính sách công. Luận án nghiên cứu nhằm mục đích đóng góp vào cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến hiệu quả của các biện pháp chính sách việc làm cho người lao động của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian sắp tới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án tập trung vào nghiên cứu đánh giá kết quả và tác động của chính sách việc làm; làm rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu ở trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ cần thực hiện, như sau: Thứ nhất, tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có nội dung liên quan đến vấn đề lao động, việc làm, chính sách việc làm, tác động của chính sách việc làm; trên cơ sở đó hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chính sách việc làm đã được nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận về chính sách việc làm, trong đó tập trung xây dựng khung nghiên cứu đánh giá kết quả và tác động của chính sách việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh. Thứ ba, khảo sát, phân tích, đánh giá kết quả và tác động của chính sách việc của Thành phố Hồ Chí Minh. Thứ tư, đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm, tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả chính sách của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách việc làm cấp Tỉnh – Thành phố Hồ Chí Minh. Khách thể nghiên cứu Cán bộ, công chức - những người tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện chính sách việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh. 3
  11. Các chuyên gia, nhà nghiên cứu về chính sách việc làm của TP.HCM. Đối tượng chính sách việc làm: Đối tượng thụ hưởng chính sách (người lao động) và các tổ chức trung gian (Cơ sở Giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm Dịch vụ việc làm, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh TP.HCM) tại TP.HCM. 4. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung Chính sách việc làm có nội hàm rất rộng liên quan đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội và có thể nghiên cứu dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Luận án không đi sâu vào nghiên cứu quá trình xây dựng hay tổ chức thực hiện chính sách và cũng không nghiên cứu tất cả các hợp phần của chính sách việc làm. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá kết quả và tác động của chính sách việc làm trong khuôn khổ và phạm vi chính sách xã hội do chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh ban hành và thực hiện. Về chính sách: Luận án tập trung vào 03 nhóm chủ yếu gồm: Tín dụng ưu đãi tạo việc làm; Hỗ trợ đào tạo nghề và Hỗ trợ phát triển thông tin thị trường lao động. Về nội dung: Luận án tập trung vào 02 yếu tố, gồm: Đánh giá kết quả thực hiện chính sách và tác động của chính sách đến tạo cơ hội có việc làm và nâng cao chất lượng việc làm cho đối tượng thụ hưởng chính sách việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh. + Về kết quả thực hiện chính sách: Luận án xác định số người lao động tiếp cận tín dụng ưu đãi tạo việc làm và số việc làm được tạo ra hoặc duy trì sau khi tiếp cận tín dụng ưu đãi; Số người lao động tiếp cận hỗ trợ đào tạo nghề và số người tìm được việc làm hoặc chuyển việc làm sau khi học nghề; Số người lao động tiếp cận được thông tin thị trường lao động và số người có được việc làm sau khi được tư vấn, giới thiệu việc làm. + Về tác động của chính sách: Luận án đánh giá tác động của từng nhóm biện pháp, gồm: Tín dụng ưu đãi tạo việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề và hỗ trợ phát triển thông tin thị trường lao động đến việc tạo cơ hội có việc làm và nâng cao chất lượng việc làm cho đối tượng thụ hưởng chính sách việc làm của TP.HCM. 4
  12. Về giải pháp: Các nhóm giải pháp và kiến nghị tập trung vào hoàn thiện nội dung chính sách do chính quyền TP.HCM ban hành, tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả chính sách việc làm của TP.HCM đến năm 2030. Về không gian Luận án nghiên cứu đánh giá chính sách việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh. Về thời gian Nghiên cứu chính sách việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2022 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách đến năm 2030. 5. Nội dung nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu đánh giá chính sách việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh, luận án tập trung làm rõ các yếu tố cơ bản như sau: Nội dung 1. Làm rõ cơ sở lý luận về chính sách việc làm; xác định khung nghiên cứu đánh giá kết quả và tác động của chính sách việc làm. Nội dung 2. Phân tích thực trạng các vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến chính sách việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung 3. Nghiên cứu đánh giá thực trạng chính sách việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh trên 02 nội dung cơ bản gồm kết quả thực hiện chính sách và tác động của chính sách đến đối tượng thụ hưởng. Nội dung 4. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách, tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả chính sách việc làm của TP.HCM đến năm 2030. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu các nội dung nêu ở trên nhằm trả lời cho các câu hỏi sau: Câu hỏi 1. Chính sách việc làm được triển khai có đạt được mục tiêu mong đợi của nhà hoạch định chính sách hay không? Hay nói cách khác, thực hiện chính sách việc làm có mang lại thành công trong việc tạo cơ hội có việc làm và nâng cao chất lượng việc làm cho đối tượng thụ hưởng không? Câu hỏi 2. Những tác động của chính sách việc làm đối với đối tượng thụ hưởng và đối với giải quyết việc làm của TP.HCM là gì? Câu hỏi 3. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả và tác động của chính sách việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh? 5
  13. Câu hỏi 4. Cần có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả chính sách việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh? Đây là một số câu hỏi mà nghiên cứu đánh giá chính sách việc làm cần trả lời nhằm kiểm tra kết quả và tác động của chính sách sau khi được triển khai vào thực tiễn. Nghiên cứu này cung cấp thông tin đầu vào có giá trị cho việc hoàn thiện chính sách việc làm nhằm giải quyết thách thức về tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm và việc làm năng suất thấp đang tồn tại ở TP.HCM. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Chính sách việc làm của TP.HCM có tính bao phủ cao, tạo cơ hội cho mọi người lao động có nhu cầu việc làm tiếp cận được chính sách. Giải thuyết 2. Chính sách việc làm của TP.HCM tác động tích cực đến cơ hội có việc làm của đối tượng thụ hưởng. Giả thuyết 3. Chính sách việc làm của TP.HCM tác động tích cực đến trạng thái việc làm của đối tượng thụ hưởng (gian làm việc tăng lên, có việc làm phù hợp với bản thân và cơ hội thăng tiến trong công việc). Giả thuyết 4. Chính sách việc làm của TP.HCM tác động tích cực đến thu nhập của đối tượng thụ hưởng. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp tiếp cận Từ các vấn đề đặt ra ở trên, luận án chọn 03 quan điểm tiếp cận, gồm: Đánh giá hiệu quả chính sách; tiếp cận hệ thống và quan điểm về quyền con người. Đánh giá hiệu quả chính sách công: Đánh giá hiệu quả là việc đánh giá mức độ mà một chương trình, chính sách hoặc can thiệp đạt được các mục tiêu hoặc mục đích dự kiến [199]. Mục đích chính của đánh giá hiệu quả là đo lường kết quả và tác động của một chương trình nhằm xác định liệu chương trình đó có mang lại kết quả mong muốn và đáp ứng nhu cầu của nhóm đối tượng mục tiêu hay không. Áp dụng quan điểm đánh giá hiệu quả chính sách công trong nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi, gồm: Mức độ bao phủ của chính sách việc làm như thế nào? Việc tăng cường vốn vay ưu đãi có giúp người lao động tạo ra nhiều việc làm cho bản thân và cộng đồng và tăng thu nhập từ công việc không? Hỗ trợ đào tạo nghề có giúp đối tượng thụ hưởng chính sách nâng cao năng lực làm việc, có khả năng tìm việc làm hoặc chuyển việc làm phù hợp, tăng năng 6
  14. suất lao động và tăng thu nhập không? Hỗ trợ phát triển thông tin TTLĐ có giúp NLĐ tìm việc tiếp cận thông tin việc làm trống, giúp tăng khả năng tìm được việc làm phù hợp không? Với cách tiếp cận nghiên cứu về đánh giá hiệu quả, CSVL trở thành những biến số độc lập và các tác động về cơ hội có việc làm và chất lượng việc làm là các biến phụ thuộc. Tiếp cận hệ thống: Chính sách việc làm không phải là một chính sách hay chương trình riêng lẻ, mà là tổng hợp của hệ thống các chính sách KT-XH liên quan đến các vấn đề về việc làm và giải quyết việc làm. Các chính sách này không phải đơn thuần là một tập hợp các chính sách mà có mối liên hệ phụ thuộc, tương tác và ảnh hưởng qua lại cùng hướng đến mục tiêu chung là giải quyết vấn đề việc làm đang tồn tại (thất nghiệp, thiếu việc làm và việc làm thu nhập thấp). Do vậy, nghiên cứu đánh giá chính sách việc làm cần phải xem xét trong một hệ thống các chính sách việc làm gồm tín dụng ưu đãi tạo việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ phát triển thông tin thị trường lao động. Quan điểm về quyền con người: Quan điểm này cho rằng, mọi người có sức lao động đều có quyền có việc làm. Đó là một trong những quyền cơ bản của con người. Con người được tự do trong lao động là điều cơ bản để giải phóng sức lao động và khai thác triệt để tiềm năng con người. Quyền lao động và đảm bảo có việc làm của NLĐ đã được khẳng định trong Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc” và Nhà nước cần “Khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm NLĐ” [61]. Quyền này đã được cụ thể hóa trong Bộ Luật lao động đầu tiên ở nước ta. Gần đây, nghiên cứu CSVL từ góc độ quyền con người, tổ chức Lao động Quốc tế hướng đến ưu tiên tạo việc làm cho những đối tượng yếu thế về mặt xã hội (người khuyết tật và một số nhóm đối tượng khác). Tuy nhiên, trên thực tế đảm bảo quyền có việc làm cho NLĐ còn là vấn đề thách thức và là bài toán phức tạp, khó khăn ở nước ta nói chung và TP.HCM nói riêng. Phấn đấu để đảm bảo quyền có việc làm của NLĐ là một quá trình, nó chỉ được thực hiện đầy đủ từng bước thông qua chính sách của nhà nước phù hợp với từng thời kỳ nhất định [18]. Vận dụng quan điểm quyền con người trong nghiên cứu đánh giá CSVL nhằm trả lời câu hỏi: Chính sách việc làm có bảo đảm quyền có việc làm cho người lao động không? Chính sách việc 7
  15. làm có tính đến ưu tiên giải quyết việc làm cho các nhóm đối tượng khó khăn trong tiếp cận việc làm hay không? 6.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp phương pháp định tính để nghiên cứu đánh giá CSVL của TP.HCM. 6.2.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sử dụng kỹ thuật điều tra khảo sát. Địa điểm khảo sát: Đối tượng thụ hưởng CSVL rất rộng (bao gồm đối tượng thụ hưởng tín dụng ưu đãi tạo việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ thông tin thị trường lao động), đa dạng về thành phần, phân bố rải rác ở khắp các địa bàn tại TP.HCM và có sự biến động khá lớn nên việc tìm kiếm, cập nhật danh sách để chọn mẫu xác suất rất khó khăn, do vậy, luận án đã sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện (phi xác suất). Để đảm bảo cỡ mẫu, 06 quận, huyện gồm quận 1, 5, 7, 8, huyện Nhà Bè và huyện Củ Chi được lựa chọn để thực hiện khảo sát. Lý do tác giả chọn khảo sát tại 06 quận, huyện, vì đây là các địa bàn đại diện cho 03 khu vực của TP.HCM, đó là: (i) Khu vực nội thành hiện hữu (Quận 1, 5); (ii) Khu vực nội thành phát triển (Quận 7, 8) và (iii) Khu vực ngoại thành (huyện Nhà Bè và Củ Chi). Đối tượng và quy mô mẫu khảo sát: Đối tượng khảo sát gồm 02 nhóm là (i) Người lao động và (ii) Cán bộ nhân viên thực hiện chính sách việc làm. Về người lao động: Tác giả khảo sát 02 nhóm gồm người lao động thụ hưởng chính sách và người lao động không thụ hưởng chính sách nhưng có đặc điểm tương tự NLĐ thụ hưởng chính sách. Trên cơ sở danh sách đối tượng thụ hưởng CSVL và đối tượng không thụ hưởng chính sách do các địa phương (được lựa chọn khảo sát) cung cấp, tác giả đã chọn ra 750 người lao động để khảo sát, trong đó 550 người lao động thụ hưởng CSVL và 200 người lao động không thụ hưởng chính sách. Sau khi loại bỏ những phiếu không đảm bảo chất lượng còn lại 650 phiếu được đưa vào xử lý. Mẫu được phân bố như sau: (i) Đối tượng thụ hưởng chính sách việc làm, gồm: 485 người (trong đó, thụ hưởng tín dụng ưu đãi tạo việc làm là 155 người, hỗ trợ học nghề là 160 người, hỗ trợ thông tin thị trường lao động là 170 người người và (ii) Đối tượng không thụ hưởng chính sách việc làm là 165 người. Lý do tác giả chọn cỡ mẫu là 750 vì, 8
  16. thông thường kích cỡ mẫu điều tra phải lớn hơn hoặc bằng 100 và tối thiểu tính theo công thức n = 5 x k (k là biến quan sát) [224]. Luận án có 42 biến quan sát, do vậy cỡ mẫu tối thiểu phải là n = 5 x 42 = 210. Cỡ mẫu luận án khảo sát là 750 và phiếu thu về hợp lệ là 650 phiếu lớn hơn 210. Đối với cán bộ nhân viên (CBNV): Sau khi rà soát toàn bộ CBNV quản lý và thực hiện CSVL tại các đơn vị, tổ chức, gồm: Cấp Sở (Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và 06 Quận/huyện; Trung tâm giáo dục thường xuyên; Trung tâm Dịch vụ việc làm cấp Thành phố và quận, huyện; cán bộ Phụ nữ; cán bộ Đoàn thanh niên; CBNV Ngân hàng CSXH tại các phòng giao dịch tại 06 quận/huyện, mỗi đơn vị tác giả khảo sát 02 CBNV phụ trách trực tiếp lĩnh vực lao động - việc làm. Phiếu khảo sát được phát ra là 150 phiếu và phiếu thu về hợp lệ là 122 phiếu. Nội dung khảo sát Đối với cán bộ, nhân viên: Nội dung khảo sát tập trung vào thu thập các ý kiến đánh giá về nội dung chính sách, kết quả thực hiện chính sách và tác động của chính sách đến tình trạng việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động, những hạn chế, khó khăn trong quá trình triển khai CSVL vào thực tiễn. Đối với người lao động: Nội dung khảo sát tập trung vào thu thập những thông tin liên quan đến đặc điểm cá nhân (giới tính, tuổi, trình độ học vấn, trình độ đào tạo), việc làm, tiếp cận chính sách việc làm, tác động của CSVL đến cơ hội có việc làm và cải thiện chất lượng việc làm sau khi thụ hưởng chính sách. Kỹ thuật khảo sát: (i) Đối với CBNV, tác giả gửi phiếu khảo sát đến các CBNV phụ trách lĩnh vực lao động - việc làm, sau khi CBNV trả lời phiếu sẽ gửi lại cho tác giả tập hợp; (ii) Đối với người lao động, có hai hình thức khảo sát: (i) Tác giả gửi phiếu đến cho CBNV tại các xã, phường và thị trấn. CBNV địa phương sẽ đến gặp từng người lao động theo danh sách đã lập để khảo sát và thu phiếu, sau đó phiếu sẽ chuyển về cho tác giả tập hợp và (ii) Tác giả tập huấn cho một bộ phận sinh viên, sau đó nhờ CBNV tại địa phương dẫn đường đến gặp từng NLĐ theo danh sách đã được lập để phỏng vấn trực tiếp. Thời gian khảo sát: Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 4/2023 đến tháng 06/2023. 9
  17. Đặc điểm mẫu khảo sát Đối với cán bộ, nhân viên Khảo sát 122 CBNV hoạt động trong các lĩnh vực lao động, việc làm, đào tạo nghề. Trong đó, 4 CBNV phụ trách lao động, việc làm, đào tạo nghề cấp Sở; 15 CBNV phụ trách lĩnh vực lao động, việc làm, đào tạo nghề cấp quận/huyện; 48 CBNV phụ trách lĩnh vực lao động, việc làm, đào tạo nghề cấp xã/phường/thị trấn; 16 CBNV Hội phụ nữ các cấp; 4 CBNV Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp; 9 CBNV Trung tâm DVVL và Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM và 26 CBNV thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể. Nội dung khảo sát tập trung vào đánh giá nội dung, kết quả thực hiện chính và tác động của chính sách đến tình trạng việc làm, thu nhập và đời sống của NLĐ, những hạn chế, khó khăn trong quá trình triển khai CSVL vào thực tiễn. Đặc điểm mẫu khảo sát cán bộ nhân viên TT Đối tượng Tần số Tỷ lệ 1 Cán bộ phụ trách lĩnh vực lao động, việc làm và đào 4 3,3 tạo nghề cấp Sở, ngành 2 CBNV phụ trách lao động, việc làm và đào tạo nghề 15 12,3 cấp quận/huyện 3 CBNV phụ trách lao động, việc làm và đào tạo nghề 48 39,3 cấp xã/phường/thị trấn 4 CBNV Hội phụ nữ các cấp 16 13,1 5 CBNV Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp 4 3,3 6 CBNV Trung tâm dịch vụ việc làm và Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao 9 7,4 động Thành phố Hồ Chí Minh 7 Khác 26 21,3 Tổng 122 100.0 Nguồn: Tác giả tổng hợp Đối với đối tượng thụ hưởng chính sách (người lao động) Về giới tính: Nữ có 375 người (57,7%); Nam có 275 người (42,3%). Về độ tuổi: Từ 15 đến dưới 25 tuổi chiếm 25,2%; Từ 25 - 35 tuổi chiếm 49,1%; Từ 36 đến 45 tuổi chiếm 21,2% và trên 45 tuổi chiếm 4,5%. Về tình trạng sức khỏe: Rất tốt là 114 người, chiếm 17,5%; Tốt là 398 người, chiếm 61,2%; Bình thường là 138 người, chiếm 21,2%. 10
  18. Về trình độ học vấn: Dưới trung học cơ sở là 84 người, chiếm 12,9%; Trung học cơ sở là 216 người, chiếm 33,2% và Trung học phổ thông là 350 người, chiếm 53,8%. Về trình độ đào tạo: Chưa qua đào tạo nghề là 236 người, chiếm 36,3%; Đào tạo nghề dưới 03 tháng là 317 người, chiếm 48,8%; Đào tạo nghề từ 3 - 6 tháng là 31 người, chiếm 4,8%; Cao đẳng nghề/cao đẳng là 30 người, chiếm 4,6%; Đại học và sau đại học là 36 người, chiếm 5,5%. Đặc điểm mẫu khảo sát người lao động TT Giá trị Tần số Tỷ lệ 3 Giới tính Nữ 375 57,7 Nam 275 42,3 4 Độ tuổi Từ 15 đến dưới 25 tuổi 164 25,2 Từ 25 đến 35 tuổi 319 49,1 Từ 36 đến 45 138 21,2 Trên 45 tuổi 29 4,5 6 Tình trạng sức khỏe Rất tốt 114 17,5 Tốt 398 61,2 Bình thường 138 21,2 8 Trình độ học vấn Dưới trung học cơ sở 84 12,9 Trung học cơ sở 216 33,2 Trung học phổ thông 350 53,8 9 Trình độ nghề Chưa qua đào tạo nghề 236 36,3 Đào tạo nghề dưới 3 tháng 317 48,8 Đào tạo nghề từ 3 - 6 tháng 31 4,8 Cao đẳng nghề/Cao đẳng 30 4,6 Đại học và sau đại học 36 5,5 11 Thụ hưởng chính sách Tín dụng ưu đãi tạo việc làm 155 31,95 Hỗ trợ đào tạo nghề 160 32,99 Hỗ trợ phát triển thị trường lao lao động 170 35,05 12 Không thụ hưởng chính sách 165 100 Nguồn: Tác giả tổng hợp 11
  19. 6.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính Thực hiện phỏng vấn sâu 16 người với 03 nhóm đối tượng: (i) Đối tượng thụ hưởng chính sách (người lao động và đại diện hộ gia đình, đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh); (ii) Đối tượng xây dựng và thực hiện chính sách và (iii) Các chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực lao động, việc làm. Người lao động thụ hưởng chính sách: Nội dung phỏng vấn sâu nhằm mục đích thu thập những thông tin có chiều sâu để bổ sung, minh chứng cho các số liệu khảo sát định lượng. Khi thực hiện phương pháp này, tác giả chọn từ danh sách người lao động thụ hưởng chính sách đã được khảo sát định lượng để phỏng vấn sâu. Các thông tin phỏng vấn sâu cá nhân được sử dụng nhằm bổ sung và khái quát hóa một số vấn đề phát hiện trong nghiên cứu định lượng. Cán bộ nhân viên thực hiện chính sách: Những thông tin thu được từ phỏng vấn sâu cán bộ thực hiện chính sách sẽ là cơ sở để đưa ra những nhận định, đánh giá về nội dung chính sách, kết quả và tác động của chính sách đến cơ hội có việc làm và trạng thái việc làm của đối tượng thụ hưởng tại TP.HCM. Phỏng vấn sâu chuyên gia, nhà quản lý: Những nhà nghiên cứu, nhà hoạt động thực tiễn và đại diện các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hỗ trợ NLĐ trong giải quyết việc làm. Nội dung tập trung vào tìm hiểu các vấn đề về nội dung chính sách và kết quả thực hiện chính sách. Những ý kiến đánh giá, những đề xuất sẽ làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp để bổ sung, hoàn thiện chính sách việc làm của TP.HCM. Đối tượng phỏng vấn sâu gồm: Đại diện của các tổ chức, đơn vị gồm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh TP.HCM, Hội Phụ nữ, Trung tâm Dịch vụ việc làm, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, CBNV ở quận/huyện, phường/xã phụ trách lĩnh vực lao động việc làm. Phân tích dữ liệu thứ cấp Luận án sử dụng phương pháp thống kê, phân tích so sánh, tổng hợp trong nghiên cứu đánh giá kết quả và tác động của chính sách việc làm. Nghiên cứu, tổng hợp các lý thuyết, quan niệm về chính sách việc làm ở Việt Nam và trên thế giới để vận dụng cho xây dựng khung phân tích đánh giá kết quả và tác động của chính sách việc làm Thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích hệ thống các quan điểm, định hướng, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước có liên quan đến lao động, việc làm và chính sách việc làm 12
  20. theo thời gian để thấy được những thay đổi, thành công và hạn hạn chế của chính sách việc làm. Phân tích các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến chính sách việc làm của TP.HCM và cả nước. 7. Đóng góp mới về lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận Thông qua việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách việc làm, luận án đã xây dựng được khung lý luận cho nghiên cứu đánh giá hiệu quả chính sách việc làm trên địa TP.HCM. Đây sẽ là tài liệu tham khảo về lý luận cho các nghiên cứu tiếp theo về cùng chủ đề chính sách việc làm cấp địa phương. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu đánh giá chính sách việc làm, rút ra những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân hạn chế của chính sách, đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm của TP.HCM. Các kết luận và giải pháp trình bày trong luận án sẽ giúp cung cấp cơ sở thực tiễn khoa học, phục vụ quá trình xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm. Đồng thời, đây cũng là tài liệu nghiên cứu có giá trị giúp các giáo viên, sinh viên, học viên thuộc các chuyên ngành liên quan tham khảo trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu làm 4 chương gồm Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu chính sách việc làm; Chương 2. Cơ sở lý luận về chính sách việc làm; Chương 3. Thực trạng chính sách việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh và Chương 4. Giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm của TP.HCM. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2