intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển cơ sở chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:213

5
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án tập trung đánh giá thực trạng việc thực hiện các chính sách phát triển cơ sở chăm sóc cho NCT tại TP Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện việc thực hiện các chính sách này tại Hà Nội định hướng đến năm 2030, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển cơ sở chăm sóc NCT trong thực tiễn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển cơ sở chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn Hà Nội

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRỊNH PHƯƠNG THẢO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CƠ SỞ CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI – năm 2023
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRỊNH PHƯƠNG THẢO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CƠ SỞ CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Ngành: Chính sách công Mã số: 9 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC VINH HÀ NỘI – năm 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, toàn bộ Luận án “Thực hiện chính sách phát triển cơ sở chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn Hà Nội” là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập, được hoàn thành từ quá trình nghiên cứu và học hỏi nghiêm túc của chính bản thân tôi. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận khoa học được rút ra trung thực từ quá trình nghiên cứu mà không có bất cứ hình thức sao chép nào, cũng như chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Các số liệu, tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận án này đều được ghi nguồn cụ thể và tuân theo những quy định về mặt khoa học. Luận án này cũng tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc về mặt đạo đức cần có trong suốt quá trình nghiên cứu của tác giả. Nghiên cứu sinh Trịnh Phương Thảo i
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................iv DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... v DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................... v DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................... v DANH MỤC HỘP Ý KIẾN .......................................................................................vi PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 3 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 4 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................................... 4 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .............................................................. 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ............................................................. 12 7. Kết cấu của luận án .............................................................................................. 12 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................... 13 1.1. Các hướng tiếp cận nghiên cứu thực hiện chính sách công ............................. 13 1.2. Các nghiên cứu về nhu cầu phát triển cơ sở chăm sóc người cao tuổi ............. 23 1.3. Các nghiên cứu về chính sách phát triển cơ sở chăm sóc người cao tuổi ........ 26 1.4. Các nghiên cứu về thực hiện chính sách phát triển cơ sở chăm sóc người cao tuổi ........................................................................................................................... 30 Tiểu kết Chương 1 ................................................................................................... 37 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CƠ SỞ CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI ........................ 38 2.1. Người cao tuổi và nhu cầu chăm sóc người cao tuổi........................................ 38 2.2. Cơ sở chăm sóc Người cao tuổi ........................................................................ 43 2.3. Chính sách phát triển cơ sở chăm sóc người cao tuổi ...................................... 46 2.4. Thực hiện chính sách phát triển cơ sở chăm sóc người cao tuổi ...................... 49 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển cơ sở chăm sóc người cao tuổi .......................................................................................................... 58 2.6. Quan điểm định hướng và chính sách phát triển cơ sở chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam............................................................................................................... 63 2.7. Khung phân tích của luận án ............................................................................ 71 Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................... 75 ii
  5. CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CƠ SỞ CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HÀ NỘI ............................................. 77 3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 77 3.2. Đánh giá quy trình thực hiện chính sách phát triển cơ sở chăm sóc người cao tuổi tại Hà Nội ......................................................................................................... 83 3.3. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách phát triển cơ sở chăm sóc người cao tuổi tại Hà Nội .......................................................................................................121 Tiểu kết Chương 3 .................................................................................................134 CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CƠ SỞ CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HÀ NỘI ...................................................................................................................................135 4.1. Cơ sở các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển cơ sở chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn Hà Nội .......................................................135 4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển cơ sở chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn Hà Nội .................................................................141 Tiểu kết chương 4 ..................................................................................................164 KẾT LUẬN ..............................................................................................................165 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... PHỤ LỤC ....................................................................................................................... iii
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội BTXH Bảo trợ xã hội CS Chính sách CSDH Chăm sóc dài hạn CTXH Công tác xã hội DVCS Dịch vụ chăm sóc KHĐT Kế hoạch đầu tư LĐTBXH Lao động, Thương binh và xã hội NCT Người cao tuổi NKT Người khuyết tật NSNN Ngân sách nhà nước QĐ Quyết định TGXH Trợ giúp xã hội TP Hà Nội Thành phố Hà Nội TW Trung ương UBND Uỷ ban nhân dân XHH Xã hội hoá iv
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.5. Ma trận đánh giá các yếu tố ảnh hưởng theo mô hình 7C đến quy trình thực hiện CS ........................................................................................................................ 74 Bảng 3.1. Tuổi thọ trung bình người dân Hà Nội tính từ lúc sinh phân theo giới tính ..................................................................................................................................... 77 Bảng 3.2. Tăng trưởng GRDP quý II năm 2020-2022 (So với cùng kỳ) .................... 78 Bảng 3.3. Thu nhập bình quân đầu người tại Hà Nội từ 2015-2021 ........................... 78 Bảng 3.4. Số lượng NCT theo nhóm tuổi, giới tính tại Hà Nội năm 2022 ................. 80 Bảng 3.5. Số lượng người cao tuổi được chăm sóc tại các TTBTXH ......................122 Bảng 3.6. Số NCT tự nguyện đóng phí sống tại cơ sở TGXH công lập ...................123 Bảng 3.7. Các cơ sở chăm sóc NCT chưa đăng ký với Sở LĐTBXH ......................128 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Các bên liên quan tham gia vào dịch vụ chăm sóc NCT ...................................... 35 Sơ đồ 2.1. Khung phân tích đánh giá kết quả thực hiện CS ................................................... 72 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Nơi NCT muốn được chăm sóc nếu có nhu cầu .............................................. 113 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ sẵn sàng chi trả cho DVCS của NCT và gia đình .................................. 114 v
  8. DANH MỤC HỘP Ý KIẾN Hộp 3.1: Ý kiến đánh giá tích cực về nội dung CS ................................................................ 88 Hộp 3.2: Ý kiến đánh giá về sự phù hợp của CS trong hệ thống pháp luật ........................... 90 Hộp 3.3: Ý kiến về việc hiểu nội dung và lập kế hoạch thực hiện CS ................................... 91 Hộp 3.4: Ý kiến về năng lực/nguồn lực xây dựng kế hoạch thực hiện CS ............................ 91 Hộp 3.5: Ý kiến đánh giá về sự phù hợp của CS đối với vấn đề già hoá dân số và nhu cầu của NCT ................................................................................................................................. 95 Hộp 3.6: Ý kiến đánh giá về sự phù hợp của CS đối với vấn đề văn hoá .............................. 96 Hộp 3.7: Ý kiến về năng lực hiểu CS của cán bộ thực hiện CS ............................................. 97 Hộp 3.8: Ý kiến về sự cam kết tuyên truyền, phổ biến CS .................................................... 98 Hộp 3.9: Ý kiến về cách thức truyền thông tới cơ sở TGXH trong ngành LĐTBXH ........... 99 Hộp 3.10: Ý kiến về nhân lực phối hợp thực hiện trong các cơ quan thực hiện CS ............ 103 Hộp 3.11: Ý kiến về sự cam kết trong phân công thực hiện CS .......................................... 104 Hộp 3.12: Ý kiến về sự phối hợp liên ngành trong việc thực hiện thủ tục hành chính ........ 106 Hộp 3.13: Ý kiến về sự phối hợp liên ngành đối với CS cho cơ sở công lập ...................... 106 Hộp 3.14: Ý kiến về sự phối hợp liên ngành LĐTBXH và Y tế trong vận hành cơ sở ....... 107 Hộp 3.15: Ý kiến về sự phối hợp liên ngành LĐTBXH và Y tế trong vận hành cơ sở ....... 108 Hộp 3.16: Ý kiến đánh giá về hạn chế của nội dung các CS ............................................... 110 Hộp 3.17: Ý kiến đánh giá CS XHH .................................................................................... 111 Hộp 3.18: Đánh giá về hạn chế về tính chiến lược và thiếu quản lý chất lượng dịch vụ của cơ quan thực thi CS ................................................................................................................... 112 Hộp 3.19: Ý kiến về năng lực theo dõi, giám sát thực hiện CS ........................................... 115 Hộp 3.20: Ý kiến về sự cam kết xử lý, giám sát các cơ sở chăm sóc NCT ......................... 116 Hộp 3.21: Ý kiến đánh giá về cơ chế phối hợp giám sát ..................................................... 117 Hộp 3.22: Ý kiến đánh giá về các kiến nghị CS .................................................................. 118 Hộp 3.23: Ý kiến đánh giá việc báo cáo triển khai CS ........................................................ 119 Hộp 3.24: Ý kiến về sự tham gia của liên minh trong sơ kết, đánh giá thực hiện CS ......... 120 Hộp 3.25: Ý kiến về sự phối hợp sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện CS................... 121 Hộp 3.26: Ý kiến về chế tài xử lý các cơ sở chưa cấp phép của Sở LĐTBXH ................... 129 vi
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những biến đổi về nhân khẩu học trên thế giới hiện nay, già hóa dân số, sự bùng nổ về số lượng người cao tuổi (NCT) và những nhu cầu chăm sóc riêng biệt của NCT đặt ra những thách thức về kinh tế, xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tính tới tháng 9/2021 tổng dân số Việt Nam là 98,5 triệu người, trong đó tổng số NCT là 12,5 triệu người (12,8% tổng dân số) [44]. Theo phương án mức sinh trung bình, Việt Nam bắt đầu thời kỳ dân số già từ năm 2036, khi tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên vượt 14%. Sau đó, bước vào năm 2056, Việt Nam sẽ có cơ cấu dân số siêu già [42]. Bên cạnh đó, tốc độ già hoá dân số của Việt Nam được cho là thuộc nhóm nhanh nhất thế giới và có xu hướng tăng nhanh chóng trong hai thập kỷ tới. Dự báo số tỉnh có dân số cao tuổi lớn hơn dân số trẻ em sẽ tăng từ 14/63 lên 41/63 tỉnh thành trong 10 năm sắp tới (2029- 2039) [150]. Nhóm NCT ở Việt Nam hiện nay cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề như: các vấn đề sức khoẻ lão khoa, tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính, tỷ lệ NCT sống một mình hoặc chỉ có hai vợ chồng có xu hướng tăng lên… Những vấn đề trên càng trở nên nghiêm trọng hơn với nhóm NCT từ 80 tuổi trở lên do tỷ lệ gặp khó khăn, thậm chí không thể tự chăm sóc càng lớn [145]. Bởi vậy, nhu cầu phát triển một hệ thống chăm sóc phù hợp (Appropriate), đảm bảo khả năng chi trả (Affordable) và khả năng tiếp cận (Accessible) cho nhóm dân số cao tuổi là hết sức cần thiết [147]. Trước tình hình này, chính phủ đã có những chính sách (CS) bước đầu đáp ứng nhu cầu của NCT, tạo điều kiện thiết lập hệ thống an sinh đa tầng, bao phủ và đáp ứng nhu cầu đa dạng của toàn bộ nhóm dân số cao tuổi trong một xã hội đang già hoá nhanh chóng. Bên cạnh các chủ thể theo Hiến định có trách nhiệm chăm sóc NCT bao gồm nhà nước, gia đình và cộng đồng, từ năm 2008 đến nay, nhà nước đã ban hành/ sửa đổi/ điều chỉnh/thay thế nhiều văn bản pháp luật nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các chủ thể khác như: tư nhân, doanh nghiệp, tổ chức từ thiện, tôn giáo…trong việc thành lập, vận hành các cơ sở chăm sóc (cơ sở chăm sóc) NCT. Cụ thể, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt đề án quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội (TGXH) giai đoạn 2015-2025, quản lý việc thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể các cơ sở TGXH, có CS ưu đãi khuyến khích xã hội hoá (XHH) trong lĩnh vực này như ưu đãi về giao/ cho thuê đất, về vốn vay, thuế… và các CS liên quan đến 1
  10. việc quản lý và đào tạo nguồn nhân lực cung ứng cho các cơ sở chăm sóc NCT. Ngoài ra, các cơ sở TGXH công lập cũng được khuyến khích XHH và trao quyền cung cấp dịch vụ… Tuy nhiên, theo báo cáo năm 2022 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), trên phạm vi toàn quốc, các cơ sở TGXH chăm sóc NCT gồm có 46 cơ sở, trong đó có 6 cơ sở công lập và 40 cơ sở ngoài công lập. Các cơ sở này hiện đang quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc 5.788 đối tượng (trong đó các cơ sở công lập có 835 đối tượng, ngoài công lập có 4.953 đối tượng). Báo cáo cho thấy sự phát triển của các cơ sở chăm sóc NCT hiện nay còn rất hạn chế so với kỳ vọng CS: (1) Số lượng cơ sở ngoài công lập được phát triển mới chưa đạt 1/2 so với mục tiêu; (2) Các cơ sở chưa phân bổ theo quy hoạch về cơ cấu mạng lưới từng vùng; (3) Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị của hầu hết các cơ sở công lập đều đã xuống cấp không đáp ứng được nhu cầu chăm sóc đặc thù của NCT trong thực tiễn; (4) Đội ngũ cán bộ tại các cơ sở vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về năng lực chăm sóc chuyên sâu đối với nhóm đối tượng NCT; (5) Quan trọng hơn cả, số lượng NCT được chăm sóc tại các cơ sở hiện nay mới đáp ứng được 0,5% số NCT cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo và NCT còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo [4]. Hà Nội là thành phố đông dân và có mật độ dân số cao thứ hai trong cả nước. Tỷ lệ dân số “già” ở Hà Nội tăng gấp đôi trong vòng chưa tới 20 năm qua và hiện tuổi thọ trung bình của người dân Hà Nội ở mức cao nhất cả nước (trên 75 tuổi) với nhiều vấn đề về sức khoẻ. Bên cạnh đó, Hà Nội còn là vùng có tốc độ gia tăng dân số cao tuổi cơ học hàng năm ở mức cao do di dân đô thị. Điều này đặt ra những thách thức cho việc chăm sóc NCT, nhưng cũng là cơ hội cho việc phát triển dịch vụ chăm sóc NCT tại đây. Nhận thức rõ được những thách thức và cơ hội này, Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội (TP Hà Nội) đã ban hành một loạt các văn bản nhằm triển khai CS của chính phủ và hỗ trợ việc phát triển mạng lưới các cơ sở chăm sóc NCT, cũng như trực tiếp thực hiện các dự án đầu tư phát triển hệ thống các cơ sở chăm sóc NCT theo hướng XHH theo đặc thù tại địa phương. Tuy nhiên, tính đến tháng 3/2022, toàn TP Hà Nội có 02 cơ sở chăm sóc NCT công lập và 13 cơ sở chăm sóc NCT ngoài công lập. Bên cạnh đó, nhiều dự án xây dựng cơ sở chăm sóc NCT được Thành phố phê duyệt theo dự án khuyến khích XHH đến nay sau nhiều năm vẫn không được triển khai. Chưa kể hiện nay tại Hà Nội, có 03 cơ sở đang hoạt động 2
  11. chăm sóc NCT nhưng chưa được cấp phép bởi ngành LĐTBXH. Nhiều cơ sở hoạt động nhưng thiếu thốn về mặt bằng, trang thiết bị; các chủ cơ sở hoặc các nhà đầu tư phát triển cơ sở TGXH chăm sóc NCT khó tiếp cận để hưởng các quy định hỗ trợ về đất đai, vốn, xây dựng, đào tạo nhân lực, giảm thuế phí… Bức tranh tổng thể cho thấy, quy mô chăm sóc, nuôi dưỡng NCT tại các cơ sở TGXH chỉ khoảng hơn 1100 người, đáp ứng được khoảng dưới 2% nhu cầu thực tế [4]. Vậy, vấn đề cần đặt ra là vì sao nhiều CS được ban hành nhằm phát triển các cơ sở chăm sóc NCT nhưng trong thực tế việc triển khai các CS hiện có tại Hà Nội lại không đạt được hiệu quả như kỳ vọng? Luận án “Thực hiện chính sách phát triển cơ sở chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn Hà Nội” mong muốn tìm ra câu trả lời về khoảng trống trong quá trình thực hiện CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT đã được ban hành và đang có hiệu lực tại địa bàn Hà Nội. Kết quả nghiên cứu bàn luận về quá trình thực hiện CS tại Hà Nội, nhưng mong rằng đây sẽ là bài học kinh nghiệm cho các khu vực kinh tế - xã hội - chính trị tương đồng khác trên cả nước, giúp đóng góp vào công tác quản lý nhà nước, công tác xây dựng và triển khai các CS an sinh xã hội cho NCT một cách hiệu quả, để giải bài toán Việt Nam phải đối mặt khi xây dựng một xã hội thích ứng với già hoá dân số. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án tập trung đánh giá thực trạng việc thực hiện các chính sách phát triển cơ sở chăm sóc cho NCT tại TP Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện việc thực hiện các chính sách này tại Hà Nội định hướng đến năm 2030, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển cơ sở chăm sóc NCT trong thực tiễn. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu và hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn việc thực hiện CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT trên thế giới, tại Việt Nam và tại địa bàn Hà Nội; - Đánh giá kết quả thực hiện các CS phát triển cơ sở TGXH chăm sóc NCT trên địa bàn Hà Nội dựa theo quy trình thực hiện chính sách, đồng thời đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của việc thực hiện các CS này; - Xây dựng hệ thống các giải pháp dựa trên các phát hiện nhằm cải thiện hiệu quả việc thực hiện CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT tại Hà Nội trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, cũng như gợi ý cho việc nâng cao hiệu quả thực hiện CS phát 3
  12. triển cơ sở chăm sóc NCT tại các nơi có điều kiện kinh tế - xã hội – chính trị tương đồng khác tại Việt Nam. 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Việc thực hiện chính sách phát triển cơ sở chăm sóc NCT tại địa bàn Hà Nội. 3.2. Khách thể nghiên cứu - Cán bộ hoạch định CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT. - Cán bộ thực hiện CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT tại Hà Nội. - Cán bộ quản lý, chủ cơ sở chăm sóc NCT công lập và ngoài công lập tại Hà Nội. - Các nhà đầu tư có nhu cầu hoặc đang hoàn thiện thủ tục xin cấp phép thành lập cơ sở chăm sóc NCT tại Hà Nội. - Chuyên gia nghiên cứu CS trong các lĩnh vực có liên quan. 3.3. Phạm vi nghiên cứu 3.3.1. Phạm vi nghiên cứu về nội dung Do giới hạn về nguồn lực, luận án chỉ tập trung nghiên cứu về việc thực hiện các chính sách phát triển các cơ sở TGXH chăm sóc NCT. Cơ sở TGXH chăm sóc NCT là một trong ba loại hình cơ sở chăm sóc NCT, bên cạnh các cơ sở chăm sóc ban ngày, hoặc các cơ sở tư vấn chăm sóc sức khoẻ NCT nói chung. Các cơ sở TGXH chăm sóc NCT (sau đây được gọi là cơ sở chăm sóc NCT) trong luận án này được hiểu là các cơ sở công lập do nhà nước xây dựng, quản lý (thường được gọi là trung tâm bảo trợ xã hội (BTXH) và các cơ sở ngoài công lập do tư nhân, tổ chức từ thiện, tổ chức tôn giáo xây dựng và quản lý (thường được gọi là viện dưỡng lão, trung tâm chăm sóc NCT, trung tâm dưỡng lão, nhà dưỡng lão….). 3.3.2. Phạm vi nghiên cứu về không gian Luận án tập trung nghiên cứu việc thực hiện CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT tại địa bàn Hà Nội. 3.3.3. Phạm vi nghiên cứu về thời gian Luận án đánh giá thực trạng thực hiện CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT tại địa bàn Hà Nội từ năm 2015 đến năm 2022; đưa ra giải pháp cải thiện hiệu quả thực hiện CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT tại Hà Nội đến năm 2030. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu 4
  13. Để giải quyết những vấn đề đặt ra, luận án sẽ dựa trên phương pháp luận nghiên cứu khoa học bao gồm: Phương pháp luận khái niệm (Conceptual approach): Phương pháp này nhằm giúp phân tích các khái niệm, lý thuyết liên quan đến chính sách công nói chung, chính sách phát triển cơ sở chăm sóc người cao tuổi nói riêng, bao gồm các khái niệm then chốt trong lĩnh vực chính sách chăm sóc người cao tuổi: người cao tuổi, chăm sóc người cao tuổi, cơ sở chăm sóc người cao tuổi. Bên cạnh đó, luận án xây dựng các khái niệm, hệ thống khái niệm phù hợp với bối cảnh Việt Nam và xác định các mối quan hệ giữa các khái niệm trong lĩnh vực nghiên cứu. Phương pháp luận duy vật lịch sử (Historical approach): Luận án xem xét sự hình thành và phát triển của chính sách phát triển cơ sở chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam trong bối cảnh lịch sử. Đồng thời, phân tích các yếu tố chính trị - xã hội - văn hóa - kinh tế tác động đến quá trình thực hiện chính sách, cũng như lý giải những kết quả nghiên cứu cũng như ứng dụng các biện pháp nhằm cải thiện hiệu quả thực hiện CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT trong sự vận động và phát triển của xã hội. Phương pháp luận so sánh (Comparative approach): Đây là phương pháp luận nghiên cứu dựa trên việc so sánh các khái niệm, hiện tượng, quá trình, sự vật... để tìm ra mối liên hệ, điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng. Luận án so sánh mô hình chính sách chăm sóc người cao tuổi giữa Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới từ đó chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt, rút ra bài học kinh nghiệm. Phương pháp luận phân tích chính sách (Policy analysis approach): Đây là phương pháp nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến chính sách công, bao gồm phân tích logic của chính sách, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoạch định và thực thi chính sách. Luận án xác định các tiêu chí để đánh giá hiệu quả chính sách; các công cụ, mô hình để đánh giá tác động của chính sách tới các nhóm đối tượng và từ đó đưa ra kết luận về hiệu quả và đề xuất các giải pháp cải thiện quá trình thực hiện chính sách Phương pháp luận đánh giá chính sách (Policy evaluation approach): Đây là phương pháp nhằm xem xét, đo lường và đánh giá hiệu quả của một chính sách công sau khi được ban hành và triển khai. Luận án phân tích và xác định các tiêu chí để đánh giá hiệu quả chính sách bao gồm các công cụ, mô hình để đánh giá tác động của 5
  14. chính sách tới các nhóm đối tượng khác nhau. Từ đó, luận án đưa ra kết luận về hiệu quả và đề xuất các giải pháp cải thiện quá trình thực hiện chính sách. 4.2. Hướng tiếp cận nghiên cứu Luận án đi theo hướng tiếp cận liên ngành, đa ngành trong khoa học xã hội, đặc biệt là các hướng nghiên cứu chính trong thực hiện CS, cụ thể: Tiếp cận theo quy trình thực hiện CS: Tuy là một phần trong chu trình CS, nhưng giai đoạn thực hiện CS được xem là giai đoạn quan trọng quyết định tới sự thành công hay thất bại của một CS khi được ban hành. Dựa trên cách tiếp cận về chu trình CS, giai đoạn thực hiện CS cũng được nhiều học giả thống nhất và phân chia thành các bước cụ thể khác nhau bao gồm: 1) Xây dựng văn bản và kế hoạch triển khai thực hiện; 2) Phổ biến, tuyên truyền; 3) Huy động nguồn lực; 4) Phân công, phối hợp thực hiện; 5) Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện CS. Tác giả sử dụng hướng tiếp cận này trong luận án như là một khung phân tích nhằm đánh giá việc thực hiện CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT trên địa bàn Hà Nội theo từng bước. Tiếp cận theo hướng các yếu tố ảnh hưởng theo mô hình 7C: Mô hình 7C, được đề xuất bởi Cloete [74], là một trong những hướng tiếp cận mới để các nhà nghiên cứu xây dựng công cụ thu thập dữ liệu, phân tích và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của quy trình thực hiện CS. Theo mô hình này, có 7 yếu tố ảnh hưởng tới quá trình thực hiện chính sách bao gồm: nội dung chính sách; bối cảnh; sự cam kết; năng lực; liên minh; truyền thông; phối hợp. Mô hình 7C đặc biệt hữu ích ở các quốc gia đang phát triển, nơi quy trình thực hiện CS được coi là yếu điểm cản trở sự thành công của CS [69, 112]. Nguyên nhân bởi: (1) Việc thực hiện CS không thể được coi là một hoạt động được lên kế hoạch trước và thực hiện theo kế hoạch đã đề ra; (2) Một CS sau khi thực hiện không đạt được hiệu quả như kỳ vọng, cần phải tìm ra các yếu tố cản trở hoặc thúc đẩy quá trình thực hiện CS. Bởi vậy, đối với các CS mới và được coi là một hợp phần nhỏ trong CS chăm sóc NCT hiện nay; cùng với sự thiếu hụt văn bản và các con số thống kê cụ thể, cũng như việc thực hiện CS mới bắt đầu được chủ thể thực hiện và các bên liên quan quan tâm, rất cần một cách tiếp cận nghiên cứu mới như mô hình 7C để phân tích chi tiết hơn các yếu tố tác động tới quá trình thực hiện CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT tại Hà Nội từ đó đề xuất cách thức cải thiện chất lượng thực hiện CS và tăng cường sự phát triển của xã hội. 4.3. Phương pháp nghiên cứu 4.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp 6
  15. Luận án tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát, phân tích những lý thuyết cũng như các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước được đăng tải trên sách, tạp chí, báo, đề tài nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới thực hiện CS và CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT, cũng như để xác định khái niệm công cụ chính của đề tài. Hơn 150 tài liệu đã được tác giả sử dụng từ các nguồn tài liệu chính thống, được đăng tải trên các hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên sâu như: Proquest; Cambridge Journals; Google Scholar, hoặc thư viện của các trường ĐH trong nước và trên thế giới. Luận án cũng tiếp cận các văn bản CS của Việt Nam dưới dạng Hiến pháp, Luật, Quyết định, Nghị định, Thông tư… và các văn bản báo cáo nội bộ của các cơ quan nhà nước cấp trung ương (TW) và địa phương để thu thập, hệ thống và đánh giá các CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT hiện nay. 4.3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính Với mục tiêu, hướng tiếp cận của đề tài, sự giới hạn về khách thể nghiên cứu trong thực tế, cũng như mức độ đánh giá chuyên sâu, tác giả lựa chọn và sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp nghiên cứu chính cho luận án này. Các phương pháp thu thập dữ liệu cụ thể tác giả sử dụng bao gồm: phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp chuyên gia. Do quần thể mẫu giới hạn, tác giả tiếp cận phương pháp chọn mẫu không xác xuất. Chọn mẫu thuận tiện và chọn mẫu có mục đích là kỹ thuật chọn mẫu được sử dụng trong luận án này. Chọn mẫu thuận tiện là phương pháp chọn mẫu dựa trên các cá thể có sẵn, cụ thể ở đây là các cán bộ thuộc các cơ quan hoạch định và thực hiện CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT, cán bộ quản lý các cơ sở chăm sóc NCT công lập, chủ cơ sở hoặc người quản lý các cơ sở chăm sóc NCT ngoài công lập, các nhà đầu tư có nhu cầu và đang hoàn thiện các thủ tục cấp phép thành lập cơ sở chăm sóc NCT cũng như các chuyên gia nghiên cứu và đánh giá CS mà tác giả có thể tiếp cận tại địa bàn Hà Nội. Chọn mẫu có mục đích là phương pháp chọn mẫu dựa trên các cá thể quan trọng được xác định trước trong quần thể nghiên cứu. Cụ thể ở đây, đối với việc thực hiện CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT trên địa bàn Hà Nội, nhóm đối tượng điều tra mà tác giả xác định là các cán bộ quản lý cấp Bộ, cán bộ quản lý và thực hiện CS cấp địa phương (TP Hà Nội), và cán bộ quản lý các cơ sở chăm sóc NCT công lập và ngoài công lập. 7
  16. Về cỡ mẫu, tác giả lựa chọn theo phương pháp tới hạn. Điều này có nghĩa là việc điều tra, phỏng vấn sẽ được dừng lại cho tới khi tác giả cảm thấy không phát hiện được các nhân tố mới. Do sự giới hạn số lượng khách thể nghiên cứu trong thực tế, tác giả đã cố gắng tiếp cận tối đa các đối tượng phỏng vấn trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. 4.3.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu Luận án sử dụng bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu nhằm khám phá các nội dung chính bao gồm: - Các văn bản CS liên quan tới việc phát triển cơ sở chăm sóc NCT ở cấp TW và địa phương. - Đánh giá việc thực hiện CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT tại địa bàn Hà Nội. - Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình thực hiện CS theo mô hình 7C bao gồm: nội dung CS; bối cảnh; sự cam kết; năng lực và nguồn lực; liên minh; truyền thông; phối hợp liên ngành. Đối tượng tham gia phỏng vấn sâu được lựa chọn với các tiêu chí đảm bảo tính đa dạng của mẫu nghiên cứu bao gồm: Đa dạng về vị trí và đơn vị công tác: Cán bộ CS cấp Bộ (ban hành CS); Cán bộ CS cấp Sở thuộc các ngành khác nhau bao gồm ngành LĐTBXH (cơ quan chủ quản); Kế hoạch đầu tư (KHĐT); Quy hoạch kiến trúc; Tài chính; Tài nguyên môi trường. Chủ sở hữu/quản lý các cơ sở TGXH công lập và ngoài công lập chăm sóc NCT là nhóm đối tượng mà luận án tập trung chính và chiếm số lượng lớn nhất trong số các đối tượng được phỏng vấn. Ngoài ra, luận án tiếp cận phỏng vấn các nhà đầu tư có nhu cầu hoặc đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục cấp phép dự án thành lập cơ sở chăm sóc NCT và nhóm chuyên gia nghiên cứu CS trong lĩnh vực có liên quan. Đa dạng về giới tính: Đảm bảo tỉ lệ cân đối về giới tính (nam giới, nữ giới) giữa các đối tượng tham gia phỏng vấn. Đa dạng về độ tuổi và số năm công tác: Đảm bảo các đối tượng tham gia phỏng vấn có kinh nghiệm liên quan tới quá trình ban hành và thực hiện CS liên quan tới phát triển cơ sở chăm sóc NCT. Bảng dưới đây mô tả chi tiết đối tượng được phỏng vấn sâu trong nghiên cứu: 8
  17. Giới tính Độ Số năm Đối tượng nghiên cứu tuổi công tác Nam Nữ TB TB Cán bộ quản lý cơ sở công lập (TTBTXH 2,3) 1 1 48 23 Cán bộ quản lý cơ sở ngoài công lập 5 9 44 8 Cán bộ quản lý cơ sở khác 1 2 42 5 Các nhà đầu tư có nhu cầu hoặc đang hoàn 2 2 45 4 thiện xin cấp phép dự án thành lập cơ sở Cán bộ thực hiện CS cấp Sở (Sở LĐTBXH) 0 3 42 12 Cán bộ CS sở Kế hoạch đầu tư 1 0 46 13 Cán bộ CS sở Tài nguyên môi trường 1 0 47 12 Cán bộ CS sở Quy hoạch kiến trúc 1 0 43 18 Cán bộ CS Sở tài chính 0 1 45 9 Cán bộ CS cấp Bộ 2 3 47 10 Chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực có liên quan 5 2 52 17 Tổng số: 42 19 23 4.3.2.2. Phương pháp thảo luận nhóm Đây là phương pháp nhằm thu thập những ý kiến khác nhau cùng một thời điểm của các đối tượng tham gia nghiên cứu. Người được chọn lựa tham gia thảo luận là nhóm các nhà quản lý hoặc chủ cơ sở chăm sóc NCT, các nhà đầu tư có nhu cầu hoặc đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục cấp phép thành lập cơ sở, mỗi nhóm thảo luận sẽ bao gồm 5-6 thành viên, thời gian mỗi cuộc thảo luận nhóm kéo dài từ 60-90 phút. Quá trình thảo luận nhóm ngoài việc tập trung tìm hiểu các ý kiến đánh giá về thực trạng thực hiện các CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT, các câu hỏi liên quan tới các giải pháp để nâng cao hiệu quả CS cũng được thảo luận. Bảng hướng dẫn thảo luận nhóm cũng được xây dựng nhằm đảm bảo các nguyên tắc trong quá trình phỏng vấn cũng như đảm bảo về mặt nội dung. Số lượng người tham gia thảo luận nhóm được lựa chọn theo khu vực địa lý khác nhau của Thành phố nhằm đảm bảo tính thuận tiện khi tham gia. Bên cạnh đó, các tiêu chí về sự cân bằng giới tính, kinh nghiệm tham gia xây dựng, vận hành các cơ sở chăm sóc NCT cũng được tính đến. 9
  18. Bảng dưới đây mô tả chi tiết thông tin các thảo luận nhóm đã được tiến hành: Thông Đặc điểm nhóm tin nhóm Khu vực Số lượng Thành phần (Số lượng) - Quản lý cơ sở công lập (1) Nhóm số Ngoại 5 - Quản lý/Chủ cơ sở tư nhân (3) 01 thành - Nhà đầu tư (1) - Chủ cơ sở tư nhân (3) Nhóm số Nội 6 - Nhà đầu tư (1) 02 thành - Chủ cơ sở đang trong quá trình thành lập (2) - Quản lý cơ sở công lập (2) Nhóm số - Quản lý/Chủ cơ sở tư nhân (3) Hỗn hợp 6 03 - Nhà đầu tư/chủ cơ sở đang trong quá trình thành lập (1) 4.3.2.3. Phương pháp chuyên gia Phương pháp này nhằm giúp tác giả tìm hiểu, khám phá thêm các quan điểm về thực hiện CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT tại Hà Nội dưới góc nhìn của các chuyên gia. Có tổng số 05 nhà nghiên cứu CS tại các trường Đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ, và các chuyên gia độc lập đang hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu CS liên quan tới NCT được tác giả phỏng vấn, tham khảo ý kiến liên quan tới việc triển khai nghiên cứu, các phát hiện cũng như các giải pháp. Dựa trên kết quả nghiên cứu của luận án và việc tham vấn quan điểm của các chuyên gia, tác giả có thêm cơ sở để đề xuất các giải pháp cải thiện việc thực hiện CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT tại Hà Nội. Các nội dung chính được tham vấn với các chuyên gia bao gồm: (1) Các xu thế về nghiên cứu thực hiện CS hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam; (2) Đánh giá về nội dung và việc thực hiện các CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT tại Việt Nam hiện nay; (3) Xu thế phát triển các dịch vụ chăm sóc NCT trên thế giới và định hướng CS đối với bối cảnh Việt Nam; (4) Những tồn tại hiện có trong việc thực hiện CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT tại Việt Nam và giải pháp khắc phục. 4.3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu định tính Kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được xử lý bằng phần mền Nvivo 2020, giúp cho tác giả có thể xác định ý kiến, quan điểm của những người được phỏng vấn, sau đó phân tích và đưa ra các kết luận về các vấn đề nghiên cứu. Đặc biệt, việc sử dụng phần mềm Nvivo 2020 giúp cho quá trình phân tích dữ liệu định tính trở nên tiện lợi và đáng tin cậy hơn, bằng cách tổ chức và quản lý dữ liệu một 10
  19. cách có hệ thống và chính xác. Từ đó, giúp cho người nghiên cứu có thể đưa ra những kết luận và khuyến nghị dựa trên cơ sở dữ liệu chính xác và cụ thể. 4.4. Câu hỏi nghiên cứu Dựa trên mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau: 1) Kết quả thực hiện các CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT trên địa bàn Hà Nội hiện nay như thế nào? 2) Những yếu tố nào hiện đang cản trở hoặc thúc đẩy tới quá trình thực hiện các CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT trên địa bàn Hà Nội? 3) Làm thế nào để cải thiện việc thực hiện các CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT trên địa bàn Hà Nội? 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, luận án áp dụng hướng nghiên cứu tổng hợp theo mô hình 7C về các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình thực hiện CS. Đây được xem là một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu chính sách tại Việt Nam. Khung phân tích và công cụ nghiên cứu được xây dựng theo cách tiếp cận này giúp phát hiện các yếu tố cụ thể tác động tới từng bước trong quá trình thực hiện CCS. Từ đó, các giải pháp được đưa ra mang tính cụ thể dựa trên các yếu tố ảnh hưởng chính được phát hiện. Thứ hai, luận án đã chỉ ra được những kết quả cụ thể của quá trình thực hiện các CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT tại Hà Nội bao gồm hệ thống các văn bản chính sách đã được ban hành, sự ảnh hưởng của các chính sách này tới sự phát triển của các cơ sở chăm sóc NCT về mặt số lượng và chất lượng. Thứ ba, luận án cũng chỉ ra được các yếu tố cụ thể có ảnh hưởng tới quá trình thực hiện CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT tại Hà Nội. Trong đó, các yếu tố được xem là có sự ảnh hưởng mang tính quyết định bao gồm sự phối hợp giữa các bên liên quan, truyền thông và nội dung CS. Thứ tư, luận án đã hệ thống hoá lại một loạt các khái niệm có liên quan tới chính sách công, thực hiện CS, cơ sở chăm sóc NCT, và các kiến thức có liên quan khác, từ đó tạo được cơ sở khoa học cho các nghiên cứu khác về thực hiện CS nói chung và thực hiện các CS liên quan tới phát triển dịch vụ/cơ sở chăm sóc NCT tại Việt Nam nói riêng. 11
  20. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về mặt lý luận: Luận án đã ứng dụng các lý thuyết về CS công và việc nghiên cứu thực hiện CS công hiện nay trên thế giới, đặc biệt là các CS liên quan tới phát triển hệ thống cơ sở chăm sóc NCT. Từ đó, nghiên cứu cũng đã giúp bổ sung và hoàn thiện cũng như chứng minh tính đúng đắn của các lý thuyết về CS hiện nay. Hơn nữa, luận án cũng góp phần củng cố và mở rộng thêm khung phân tích quy trình thực hiện CS theo mô hình 7C để đánh giá việc thực hiện CS nhằm đưa ra các giải pháp cải thiện quy trình thực hiện phù hợp từ góc nhìn của các bên liên quan. Về mặt thực tiễn: Luận án tổng hợp một cách hệ thống và đầy đủ các CS liên quan tới việc phát triển cơ sở chăm sóc NCT tại Việt Nam và Hà Nội, cùng với đó là việc làm rõ và phân tích các yếu tố ảnh hưởng theo từng bước trong quy trình thực hiện CS này tại địa bàn Hà Nội. Luận án cũng đưa ra những kiến nghị mang tính thực tế, dựa trên kết quả nghiên cứu nghiêm túc của tác giả. Các nhà nghiên cứu, các cơ quan hoạch định và thực hiện CS có thể xem luận án này như một tài liệu tham khảo hữu ích nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, hoạch định và triển khai thực hiện các CS liên quan tới NCT nói chung và đặc biệt là các CS về phát triển cơ sở chăm sóc NCT trên địa bàn Hà Nội nói riêng. Đây cũng có thể được xem là một tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, hoạch định và triển khai các CS quốc gia về NCT và các dịch vụ chăm sóc NCT trong tương lai. 7. Kết cấu của luận án Ngoài các phần kết cấu chung của luận án bao gồm: Phần mở đầu; Kết luận; Các công trình đã công bố của tác giả; Danh mục tài liệu tham khảo; Phụ lục. Luận án bao gồm 4 chương cụ thể như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách phát triển cơ sở chăm sóc người cao tuổi Chương 3. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển cơ sở chăm sóc người cao tuổi tại Hà Nội Chương 4. Giải pháp cải thiện hiệu quả thực hiện chính sách phát triển cơ sở chăm sóc người cao tuổi tại Hà Nội. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0