Luận án Tiến sĩ: Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu vực Tây Bắc
lượt xem 10
download
Luận án bao gồm các nội dung: tổng quan về nghiên cứu; cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn; phương pháp nghiên cứu; phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu vữ Tây Bắc giai đoạn 2011-2018.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu vực Tây Bắc
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- PHẠM HƢƠNG THẢO CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN KHU VỰC TÂY BẮC Chuyên ngành: Khoa học quản lý Mã số: 9310110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền HÀ NỘI, NĂM 2019
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Thực tiễn nước ta cho thấy, dân cư sống ở nông thôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dân số ở Việt Nam (trên 68% dân số Việt Nam sống ở khu vực nông thôn). Trong thời gian vừa qua, Đảng và Chính phủ đã triển khai nhiều biện pháp, chính sách nhằm đa dạng hóa việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhóm đối tượng này. Nhưng thu nhập thực tế của người dân nông thôn nói chung, nông dân khu vực Tây Bắc nói riêng còn nhiều hạn chế. Báo cáo từ Tổng cục Thống kê năm 2011 cho biết, thu nhập của người dân nông thôn mặc dù tăng đều qua các năm, tuy nhiên mức thu nhập bình quân trong khu vực nông thôn mới chỉ đạt 891 nghìn đồng/người/tháng; trong đó thu nhập của nhóm nghèo, nhóm cận nghèo lần lượt là 406 nghìn/người/tháng và 644 nghìn đồng/người/tháng. Nói cách khác, thu nhập bình quân của nhóm đối tượng cận nghèo ở khu vực nông thôn Việt Nam hiện nay mới chỉ tương đương với mức chuẩn xác định nghèo của ngân hàng thế giới thiết lập ở năm 1993 (người nghèo là người có thu nhập dưới 1usd/người/ngày). Nhà nước, chính quyền trung ương ban hành rất nhiều chủ trương đường lối, các biện pháp chính sách về việc làm nhằm tạo điều kiện để người dân nông thôn gia tăng thu nhập. Tuy nhiên việc thực hiện những chủ trương đó tại các cơ sở lại chưa hiệu quả, chưa đem lại những biến đổi thu nhập tích cực đối với người dân nông thôn. Chính sách hỗ trợ việc làm cho người lao động là một trong những ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. Hệ thống chính sách việc làm, dạy nghề và giải pháp thực hiện mục tiêu hỗ trợ việc làm cho người lao động, phát triển thị trường lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn (nhất là nông thôn khu vực Tây Bắc) được xem là một trong những chính sách cơ bản nhất của quốc gia. Chính sách việc làm nhằm giải quyết thoả đáng nhu cầu việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm; góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội; tạo điều kiện phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người lao động. Bên cạnh những thành tựu đạt được, còn một số vướng mắc hạn chế kết quả triển khai các hoạt động hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn Tây Bắc, cụ thể như sau: Thứ nhất, vùng miền núi miền núi Tây Bắc, Việt Nam địa hình hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Tuy nhiên đây
- 2 cũng là địa bàn có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng yếu kém; xuất phát điểm và trình độ phát triển kinh tế-xã hội thấp, tỷ hộ nghèo cao, mặt bằng dân trí thấp, thường bị ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt... Do đó, hỗ trợ việc làm cho người lao động luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm để tạo dựng việc làm, duy trì cuộc sống ổn định, lâu dài, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế-xã hội của vùng. Thứ hai, từ Đổi mới đến nay Đảng và Nhà nước đã ban hành chính sách về hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn, nhất là lao động vùng miền núi với nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau và đã thu được nhiều kết quả khả quan, tỷ lệ hộ nsghèo giảm, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Tuy nhiên so với yêu cầu thực tế hiện nay, vẫn còn nhiều hạn chế bất cập như cơ cấu ngành đào tạo chưa phù hợp với thị trường lao động, chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; nhiều người đã qua đào tạo nghề vẫn gặp nhiều khó khăn để tìm được việc làm; nhiều người phải làm việc không phù hợp với chuyên môn, ngành nghề được đào tạo; tỷ lệ thiếu việc làm còn khá cao... báo cáo của Bộ Lao động thương binh và Xã hội năm 2016 về phê duyệt kết quả hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 cho hay, cả nước có 1.986.697 hộ nghèo (chiếm 8,23% tỷ lệ so với tổng số hộ dân cư trên toàn quốc) và có 1.306.928 hộ cận nghèo (chiếm 5,41%;) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Trong đó số hộ nghèo miền núi Tây Bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất với 31,24 %, tiếp theo là miền núi Đông Bắc (17,72%), khu vực Tây Nguyên (15,27%), Đông Nam Bộ có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nước là 1,05% và Đồng bằng Sông Hồng chỉ có 3, 23%. Do đó cần có những đánh giá về hiệu quả, tác động của chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động khu vực Tây Bắc, từ đó đề xuất những mô hình, chính sách phù hợp, đảm bảo hiệu quả và tính bền vững. Thứ ba, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, vùng miền núi phải đối mặt với các cú sốc bên trong và bên ngoài ngày càng lớn. Hội nhập quốc tế góp phần tạo nhiều cơ hội như tăng khả năng thông thương, khả năng tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo cơ hội và nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, làm giàu vốn văn hoá miền núi, góp phần cải thiện cuộc sống và xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, vùng miền núi cũng sẽ phải đối mặt nhiều hơn với nhiều thách thức trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động. Khoảng cách giàu nghèo giữa vùng miền núi và vùng đồng bằng ngày một lớn; hàng hoá sản phẩm của vùng miền núi làm ra khó tiêu thụ hơn do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, chất lượng sản phẩm chưa cao; văn hoá truyền thống dễ bị mai một dần nếu không được bảo tồn và phát triển; môi trường ngày càng suy thoái do áp lực phát triển kinh tế, người dân vùng miền núi khai thác tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và do các chất thải công
- 3 nghiệp; tình trạng phạm tội và các tệ nạn xã hội nếu không kiểm soát được sẽ đe doạ sự ổn định chính trị, xã hội và khối đại đoàn kết miền núi. Điều này đòi hỏi Nhà nước cần có những quyết sách đúng đắn, tạo mọi điều kiện cần thiết để vùng miền núi có thể tận dụng được cơ hội và vượt qua những thách thức trong điều kiện hội nhập. Hỗ trợ việc làm cho lao động khu vực Tây Bắc sẽ là một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề này. Cuối cùng, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về hỗ trợ việc làm cho người lao động nói chung, cho người miền núi nói riêng. Tuy nhiên những nghiên cứu này vẫn chưa đầy đủ, thiếu tính hệ thống, thiếu tính dự báo và thường tách rời giữa dạy nghề với hỗ trợ việc làm. Các phân tích về chính sách hỗ trợ việc làm cho người lao động mới chỉ tập trung vào các đặc trưng về vị thế và vai trò của người miền núi cũng như vào chính sách nhìn từ góc độ của Nhà nước mà chưa lấy đối tượng thụ hưởng chính sách là trọng tâm, chưa tính đến đặc trưng về lịch sử, văn hoá miền núi, kinh tế xã hội, nhu cầu và tâm lý của các nhóm lao động. Chưa có nghiên cứu nào hệ thống đầy đủ, toàn diện các chính sách hỗ trợ việc làm cho người lao động và cũng chưa có đánh giá đầy đủ, tổng hợp hiệu quả, tác động của các chính sách này. Chính vì vậy tác giả lựa chọn thực hiện nghiên cứu “Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu vực Tây Bắc” là có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn đối. Luận án sẽ cung cấp cơ sở lý luận cũng như thực tiễn đối với khu vực Tây Bắc về các chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động; hệ thống hoá và đánh giá một cách toàn diện các chính sách hỗ trợ việc làm từ 1993 đến nay; phân tích, đánh giá hiệu quả, tác động và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động; dự báo nhu cầu hỗ trợ việc làm cho lao động; từ đó có căn cứ để đề xuất giải pháp, chính sách, mô hình phù hợp, hiệu quả, bền vững đối với việc hỗ trợ việc làm, đảm bảo cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa tiến tới giảm nghèo bền vững, từ đó thực hiện được mục tiêu đảm bảo quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Hiểu được chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn - Nghiên cứu điển hình đối với khu vực Tây Bắc. Đánh giá được được thực trạng chính sách hỗ trợ việc làm, kết quả cũng như tác động của việc thực hiện chính sách này đến biến đổi việc làm của lao động nông thôn, đến thay đổi tình trạng thu nhập và đời sống của bản thân người lao động và gia đình họ.
- 4 Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện đối với chính sách hỗ trợ việc làm nhằm gia tăng thu nhập, đời sống của lao động nông thôn đến năm 2030. Mục tiêu cụ thể Làm rõ nội hàm việc làm và hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn; chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn với các hợp phần từ căn cứ, chủ thể ban hành, mục tiêu, nguyên tắc đến các phân hệ của chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn, Làm rõ được các nguồn hình thành thu nhập của lao động nông thôn, mối quan hệ giữa việc làm với thu nhập nội sinh của lao động nông thôn, Xác định được 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn Xác định được bộ tiêu chí đánh giá chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn, Khái quát kinh nghiệm một số nước trên thế giới về hỗ trợ lao động nông thôn gia tăng thu nhập nội sinh thông qua hỗ trợ việc làm của chính phủ, Đánh giá được thực trạng hệ thống chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn của chính quyền trung ương, chính quyền địa phương 6 tỉnh Tây Bắc, Đánh giá được thực trạng chính sách hỗ trợ việc làm, kết quả và tác động của chính sách đến tình trạng thu nhập và đời sống của lao động nông thôn ở 6 tỉnh Tây Bắc, Khuyến nghị phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn trên địa bàn Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của nghiên cứu này là nội dung, kết quả thực hiện và các tác động của chính sách hỗ trợ việc làm đến tình trạng việc làm, thu nhập và đời sống của lao động nông khu vực Tây Bắc. b. Phạm vi nghiên cứu Phạm vị về thời gian: Luận án tập trung đánh giá phân tích chính sách hỗ trợ hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu vực Tây Bắc giai đoạn từ khi chính phủ Việt Nam triển khai các hoạt động tấn công nghèo đói đến giai đoạn hiện nay và đưa ra các giải pháp đến 2030.
- 5 Phạm vị về không gian: Hệ thống chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông được thực hiện trên địa bàn 6 tỉnh Tây Bắc. Về nội dung Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn gồm nhiều phân hệ, tuy nhiên trong nghiên cứu này, căn cứ vào thực trạng cũng như kết quả triển khai những chính sách hợp phần có liên quan, đề tài tập trung vào ba nhóm chính sách hợp phần là (i) Hướng nghiệp và giới thiệu việc làm, (ii) đào tạo nghề, (iii) tín dụng; các chính sách khác như hỗ trợ xuất khẩu lao động, hỗ trợ tiêu liên kết 4 nhà trong phát triển nông nghiệp nông thôn... không được đưa vào nghiên cứu này bởi khu vực miền núi Tây Bắc không có nhiều, thậm chí là có rất ít lao động nông thôn, lao động là người dân tộc thiểu số đi xuất khẩu lao động; và việc thực hiện phát triển chuỗi sản xuất ở khu vực này còn đang ở mức độ sơ khai... Việc đánh giá chính sách được tập trung vào 3 nội dung lớn, (i) kết quả thực hiện chính sách, (ii) tác động của chính sách đến biến đổi việc làm và đời sống lao động nông thôn, (iii) nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động Tây Bắc, trong đó hạn chế nội dung chính sách được phân tích lồng ghép trong yếu tố từ môi trường vĩ mô. 4. Các kết quả nghiên cứu dự kiến Về lý luận Luận án hệ thống hoá cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động; xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu vực Tây Bắc. Xây dựng hệ thống tiêu chí/chỉ tiêu đánh kết quả, tác động của chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn. Dự báo biến động việc làm và nhu cầu đào tạo nghề đối với lao động khu vực Tây Bắc. Kết quả nghiên cứu của Luận án bổ sung những luận cứ khoa học về hỗ trợ việc làm và chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn nói chung, đặc biệt là lao động nông thôn khu vực Tây Bắc nói riêng. Kết quả nghiên cứu của Luận án được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy các lĩnh vực liên quan (quản lý công, chính sách công, quản lý
- 6 kinh tế, khoa học xã hội và nhân văn ...) ở các trường cao đẳng, đại học, các viện nghiên cứu trong phạm vi cả nước. Về thực tiễn Luận án hệ thống hoá các chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn của chính quyền trung ương và các chính sách đối với hỗ trợ việc làm lao động nông thôn khu vực Tây Bắc nói riêng đầu những năm 1990 đến nay. Luận án cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu một bức tranh tổng thể về kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động khu vực Tây Bắc trong thời gian qua; cung cấp thêm thông tin từ thực tiễn nghiên cứu để các nhà khoa học có định hướng tham mưu cho Đảng và Nhà nước xây dựng chính sách phù hợp về hỗ trợ việc làm cho lao động khu vực Tây Bắc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Luận án nghiên cứu bài học kinh nghiệm quốc tế về mô hình hỗ trợ việc làm đem lại hiệu quả kinh tế cho người miền núi, điều này cung cấp thêm luận cứ cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách xác định mô hình phù hợp về hỗ trợ việc làm đối với người lao động ở Việt Nam. Luận án đề xuất khung đánh giá cùng bộ tiêu chí/chỉ tiêu nhằm phục vụ đánh giá kết quả, tác động của chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động khu vực Tây Bắc ở Việt Nam. Những đánh giá đầy đủ, toàn diện của Luận án về kết quả, tác động của chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động khu vực Tây Bắc từ đầu những năm 1990 đến nay cũng như việc chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong hoạch định chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động khu vực Tây Bắc sẽ giúp xác định được phương hướng, đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách trong những năm tiếp theo.
- 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài về chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn 1.1.1. Lao động nông thôn và việc làm đối với lao động nông thôn Theo định nghĩa của tổ chức Lao động quốc tế (ILO, 2008), việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền hoặc hiện vật. Việc làm đối với mỗi người lao động, được làm việc gắn với từng công việc cụ thể, không chỉ tồn tại mà còn là sự hoàn thiện bản thân. Đối với xã hội, việc làm tạo ra của cải vật chất và các dịch vụ góp phần cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. “Việc làm có thể định nghĩa như một thực trạng, trong đó có sự trả công bằng tiền hoặc hiện vật do có sự tham gia tích cực, có tính chất cá nhân và trực tiếp vào nỗ lực sản xuất” (ILO 2014). “Việc làm theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động kinh tế của một xã hội, nghĩa là tất cả những gì quan hệ đến cách thức kiếm sống của con người, kể cả các quan hệ xã hội và tiêu chuẩn hành vi tạo thành khuôn khổ của quá trình kinh tế” (ILO 2014). Như vậy, việc làm được bắt nguồn từ lao động của con người (tất nhiên là chỉ ở những người có sức lao động) thông qua công cụ lao động tác động đến đối tượng lao động nhằm tạo ra của cải vật chất, việc làm luôn gắn với một ngành nghề nhất định. Đối với hộ gia đình nông dân, trước sức ép từ sự biến đổi xã hội, để tồn tại, nông dân không chỉ thực hiện các việc làm trong nông nghiệp mà còn tiến hành các hoạt động việc làm liên quan đến kinh tế phi nông nghiệp (Davis-Brown, K., và Salamon, S. 1987). Thực tế chứng minh các hoạt động phi nông nghiệp được nông dân các nước có nền kinh tế chuyển đổi đóng góp từ 20-70% thu nhập của lao động nông thôn (Adams, 2001; Benjamin, 1992; De Brauw và những tác giả khác, 2002; De Brauw và Rozelle, 2008; Wang, Herzfeld, và Glauben, 2007; Yu và Zhao, 2009). Nói cách khác, để đảm bảo tài chính chi tiêu cho đời sống thì người nông dân ngoài thời gian làm nông nghiệp, còn tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, và dịch vụ khác (Carter, M., và Yao, Y. 2002; MariaLaura Di Domenico và Graham Miller, 2012). Ngoài các khoản tiền thu được từ sự tham gia của người lao động vào thị trường lao động người dân nói chung, nông dân nói riêng còn có được thu nhập từ các khoản cho thuê tài sản, các khoản chuyển khoản từ lao động di cư… Christina Pantazis (2006). Martin M. & Ronald W.M. (2003), Unemployment duration and employability in
- 8 remote rural labour markets. Nghiên cứu đã phân tích những hàng rào tìm kiếm việc làm của những người thất nghiệp ngắn và dài hạn ở thị trường lao động nông thôn. Nghiên cứu xác định một số vấn đề về tìm việc cụ thể và công việc khác mà người thất nghiệp sống ở cộng đồng người sử dụng lao động (cầu lao động) và thảo luận về các chính sách tiềm năng để giải quyết nhu cầu của những cá nhân thất nghiệp. Những giải pháp toàn diện và khách hàng làm trung tâm được yêu cầu để giải quyết các rào cản đối với những người tìm việc ở nông thôn, bao gồm cung cấp người lớn giáo dục cơ bản, đào tạo linh hoạt tập trung vào kỹ năng và kinh nghiệm làm việc với sự liên quan cụ thể đến các ngành nghề kinh tế nông thôn mới và các dịch vụ hỗ trợ chính thức cho người tìm việc trong khu vực cô lập. Đối với chính sách về Cung lao động cần kết hợp với những biện pháp kích Cầu để khuyến khích sự phát triển nội sinh và ngoại sinh ở khu vực nông thôn tách biệt. - Harry Toshima (2009), Essay in development Economics in honor of Harry Toshima, nghiên cứu đặc điểm cơ bản của nền kinh tế châu Á với mục tiêu là thay đổi nền kinh tế từ chỗ sử dụng không hết lao động tiến tới tận dụng hết lao động ở mức độ cao qua 3 giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Ông đưa ra lý thuyết tăng trưởng của các nước kinh tế gió mùa. Theo ông, mô hình tăng trưởng của Lewis không có ý nghĩa thực tế với tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp gió mùa. Bởi vì nền nông nghiệp lúa nước vẫn thiếu lao động trong các đỉnh cao thời vụ và chỉ thừa lao động trong mùa nhàn rỗi. Trong mô hình này, sự phát triển được bắt đầu bằng việc vẫn giữ lại lao động trong nông nghiệp và chỉ tạo thêm những hoạt động mới... 1.1.2. Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn Chính sách hỗ trợ lao động tự tạo việc làm El Harbia and Grolleaub (2012) khẳng định vấn đề tự tạo việc làm của người lao động không chỉ gây ra hiệu ứng lây lan, ảnh hưởng đến hạnh phúc của nhiều cá nhân, mà còn tác động tác động đến ổn định quốc gia. Chính vì thế, các chính sách tự tạo việc làm là cần thiết. Tuy nhiên, mỗi cá nhân, mỗi người lao động có hoàn cảnh khác nhau khi tham gia vào thị trường lao động. Tự tạo việc làm đối với người lao động có nhiều điểm khác biệt so với việc người lao động tham gia cung ứng sức lao động trên thị trường. Việc làm do người lao động tự tạo ra không chỉ phụ thuộc vào năng lực của bản thân người lao động, về giới tính của người lao động, nhu cầu làm việc và hoàn cảnh kinh tế - xã hội gia đình của họ (De Wit, 1993; Linda Yueh, 2009) mà còn phụ thuộc vào cơ chế chính sách tạo việc làm mà nhà nước đem đến cho người lao động (Kang C. & Dannet L., 2003), vào chất lượng từ hoạt động hướng nghiệp, đào tạo mà họ là đối tượng thụ hưởng (Grange, 2005) cũng như từ nhu cầu sử dụng các sản phẩm
- 9 hàng hoá dịch vụ mà họ cung ứng trên thị trường (De Wit, 1993). Các chính sách tự tạo việc làm cho người lao động sẽ không thành công nếu không giải quyết cùng lúc 4 nội dung này. Điều này được thể hiện tương đối rõ nét khi tiến hành tổng quan các công trình nghiên cứu sau: DIFD (2001) tiếp cận góc độ các nguồn lực tạo ra sinh kế cũng chính là các nguồn vốn để thực hiện quá trình tự tạo việc làm trong khung sinh kế bền vững. Theo nghiên cứu này, xét một cách tương đối thì quá trình tự tạo việc làm cũng là quá trình xây dựng sinh kế. Các hộ gia đình, cá nhân đều có phương thức kiếm sống (chiến lược sinh kế) dựa vào những nguồn lực sinh kế sẵn có (5 loại nguồn lực) trong một bối cảnh chính sách và thể chế nhất định ở địa phương. Những nhân tố này cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và các tác động mang tính thời vụ. Sự lựa chọn về chiến lược sinh kế của các hộ gia đình dựa trên những nguồn lực sinh kế hiện tại là kết quả của sự tương tác giữa các nhóm yếu tố này. Khung sinh kế đưa đến một cách toàn diện tất cả các yếu tố khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến sinh kế của con người, đặc biệt là các cơ hội hình thành nên chiến lược sinh kế của con người. Các chính sách về sinh kế do đó quan tâm đến nhiều khía cạnh nhằm đảm bảo việc làm, thu nhập cho những đối tượng thụ hưởng của chính sách. Để trợ giúp cho những lao động yếu thế đến từ nhiều nền văn hoá và ngôn ngữ khác nhau với trình độ giáo dục thấp và ít kinh nghiệm về việc làm, một số đối tượng gặp khó khăn về vấn đề sức khoẻ và các mối quan hệ xã hội, và để giải quyết việc làm cho nhóm đối tượng yếu thế này, chính phủ Australia đã ban hành nhiều chính sách, theo đó Nghiệp đoàn St Laurence (BSL) được phối hợp cùng doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận tổ chức các chương trình huấn luyện, đào tạo kỹ năng và chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp nhằm giúp họ nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu tuyển dụng và tìm được những việc làm với mức lương thỏa đáng (Australian Bureau of Statistics, 2006). Nhằm giúp các đối tượng lao động yếu thế nhanh chóng tìm được việc làm, ổn định cuộc sống BSL thường hướng việc đào tạo nghề nghiệp cho những người lao động yếu thế vào các công việc như chăm sóc người già và trẻ em, làm vườn, trông nom và quét dọn nhà cửa... Mục đích của các khóa đào tạo này nhằm giúp những lao động yếu thế nhanh chóng vượt qua những khó khăn, rào cản trước mắt để không bỏ lỡ những cơ hội việc làm; đồng thời cũng khuyến khích tính chủ động của cộng đồng và tạo ra những cách thức để giải quyết việc làm cho những người gặp rủi ro hay đang phải gánh chịu cảnh thất nghiệp dài hạn. Thực hiện chủ trương, chính sách giải quyết việc làm của Chính phủ Australia đối với các đối tượng yếu thế, BLS đã hỗ trợ những đối tượng này tham dự vào các
- 10 chương trình đào tạo trợ giúp việc làm khác nhau. Các học viên của BLS được trang bị lý thuyết đối với các lĩnh vực như chăm sóc người già, trẻ em, vận chuyển, nghề làm vườn, bán lẻ và lau kính.... Còn đối với những học viên gặp phải những khó khăn khi tiếp cận tới thị trường lao động bởi tình trạng sức khỏe, hoặc thiếu chuyên môn nghề nghiệp, thậm chí do những bất ổn về nhà ở và các mối quan hệ xã hội ... BSL đã sử dụng hệ thống hỗ trợ chuyên sâu JPET (Nơi làm việc, nghề nghiệp và đào tạo) và PSP (Chương trình hỗ trợ trực tiếp với các cá nhân) cũng như phối hợp với các trường Đại họcủadelaide và Sydney, RMIT và LHMU tiến hành các nghiên cứu về thị trường lao động và nhu cầu của người lao động, người tuyển dụng lao động trên thị trường. Trên nguyên lý về tự tạo việc làm, các nghiên cứu về chính sách khuyến khích người lao động vùng dân tộc thiểu số tự tạo việc làm trong quá trình phát triển cũng hướng đến các khía cạnh về (i) bản thân người lao động vùng dân tộc thiểu số, về giới tính của người lao động vùng dân tộc thiểu số, nhu cầu làm việc và hoàn cảnh kinh tế - xã hội gia đình của họ; (ii) vào cơ chế chính sách tạo việc làm mà nhà nước đem đến cho người lao động vùng dân tộc thiểu số; (iii) chất lượng từ hoạt động hướng nghiệp, đào tạo mà họ là đối tượng thụ hưởng; (iv) cũng như từ nhu cầu sử dụng các sản phẩm hàng hoá dịch vụ mà người lao động vùng dân tộc thiểu số cung ứng trên thị trường. Sự thành công cũng như hạn chế từ kết quả thực thi chính sách liên quan đến tự tạo việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số được khái quát như sau: Robert Charles G. Capistrano (2010) đã nghiên cứu kinh nghiệm về chính sách và sự tham gia quản lý nghề cá của người dân tộc bản địa tại Canađa, Philippin và chỉ ra rằng những biện pháp, chính sách nhằm hỗ trợ triển khai phát triển nghề cá ở hai quốc gia này giúp cải thiện và thay đổi tích cực tình hình của người dân bản địa thông qua việc đảm bảo sinh kế bền vững, quyền tiếp cận và quản lý tài nguyên thiên nhiên ở khu vực họ sinh sống. Thông qua phân tích, đánh giá tác động các chính sách của chính quyền địa phương và quốc gia về việc tham gia quản lý của cư dân bản địa, nghiên cứu nhấn mạnh sự thành công của thực thi chính sách phát triển nghề cá với người dân tộc bản địa tại Canađa và Philippin bắt nguồn không chỉ từ các hoạt động hướng dẫn kỹ thuật về nuôi trồng phát triển nghề cá, mà còn cả những hộ trợ về tài chính đối với các hộ gia đình tham gia ngành nghề này mà chính quyền địa phương thực hiện. Budhathoki (2014) khẳng định gắn việc bảo tồn hệ sinh thái với phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo là cần thiết ở khu vực vùng cao Nepal. Để đảm bảo việc bảo tồn hệ sinh thái đồi núi và các nguồn sinh học mang tính chất bền vững, Nepal đã
- 11 và đang thiết lập mạng lưới các hạng mục được bảo tồn theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), 50% diện tích được bảo tồn của Nepal nằm ở dãy Himalaya. Mạng lưới khu vực được bảo tồn gồm Vườn Quốc gia Núi Everest và hệ sinh thái đông Himalaya – một trong những điểm nóng về đa dạng sinh học toàn cầu. Vô số mô hình quản trị bảo tồn đã được thông qua nhằm bảo đảm sự tham gia của người dân. Chính phủ Nepal để thực hiện mục tiêu của mình đã tổ chức các chương trình phát triển nghề, tự tạo việc làm cho người dân sống ở khu vực hệ sinh thái. Cơ chế chia sẻ lợi ích bảo tồn tương đối tinh vi đã được giới thiệu tới người dân trong vùng. Nghiên cứu đã thảo luận và phân tích các phương thức tiếp cận khác nhau được thực hiện tại các khu vực được bảo tồn ở Himalaya, chỉ ra những thiếu sót và thế mạnh của chúng trong việc đạt các mục tiêu phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các hoạt động đào tạo nghề cho người dân gắn với bảo vệ hệ sinh thái ở khu vực này còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân xuất phát cả từ phía người dân với nhận thức thấp, nhu cầu làm những công việc vừa bảo vệ môi trường vừa đem lại thu nhập bền vững cho hộ gia đình chưa cao… lẫn từ phía các chương trình đào tạo nghề chưa phù hợp với điều kiện của người dân trong vùng hay bản thân những hướng dẫn, chương trình đào tạo còn làm cho người dân thấy mơ hồ trong quá trình thực hiện… đã chưa ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia của người dân vùng cao Nepal thời gian qua. Thông qua chính sách phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nhiều người dân vùng cao đã tự tạo việc làm phù hợp (Forsyth, 1994). "Đồi bộ lạc" ngôi làng ở miền bắc Thái Lan nơi có điều kiện ưu đãi về thiên nhiên, là điểm đến yêu thích của nhiều du khách bản địa và quốc tế. Xuất phát từ nhu cầu tham quan du lịch, chính quyền địa phương đẩy mạnh quảng bá phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, thu hút sự thăm quan của du khách. Để phát triển du lịch khu vực nông thôn, chính quyền địa phương đã chủ động khuyến khích và có những chính sách hỗ trợ các hộ gia đình trong khu vực phát triển những ngành nghề phụ trợ phục vụ trực tiếp, gián tiếp loại hình du lịch này. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nhiều hộ gia đình đã tận dụng hoạt động phát triển du lịch để phát triển các loại hình hoạt động có liên quan đến nông nghiệp nhằm tối đa hóa việc sử dụng đất. Chính sách hỗ trợ tạo việc làm đối với lao động làm thuê, làm công Nếu như kết quả thực hiện chính sách khuyến khích người lao động tự tạo việc làm phụ thuộc vào 4 yếu tố: (i) bản thân người lao động, về giới tính của người lao động, nhu cầu làm việc và hoàn cảnh kinh tế - xã hội gia đình của họ; (ii) cơ chế chính sách tạo việc làm mà nhà nước đem đến cho người lao động; (iii) chất lượng từ hoạt
- 12 động hướng nghiệp, đào tạo mà họ là đối tượng thụ hưởng; (iv) nhu cầu sử dụng các sản phẩm hàng hoá dịch vụ mà họ cung ứng trên thị trường, thì kết quả thực hiện chính sách tạo việc làm cho lao động làm công, làm thuê về cơ bản có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có những điểm khác biệt. Việc làm cho người lao động làm công, làm thuê về bản chất là dựa trên quy luật cung cầu của thị trường lao động (Mankiw, 2003). Tuy nhiên quy luật cung cầu lại biến động tuỳ thuộc vào mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển. Mặc dù nhu cầu, năng lực và hoàn cảnh gia đình là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến tình trạng việc làm của lao động làm công, làm thuê. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng, sử dụng lao động lại là yếu tố quyết định đến việc người lao động có việc làm hay không. Việc đưa ra quyết định tuyển dụng lao động một phần phụ thuộc vào năng lực tham gia thị trường của đơn vị sử dụng lao động, nhưng mặt khác lại phụ thuộc nhu cầu của chủ sử dụng đối với trình độ chuyên môn và tay nghề của người được tuyển dụng. Chất lượng đào tạo nghề và hoạt động giới thiệu việc làm do đó ảnh hưởng đến tình trạng của người lao động. Chủ thể có ảnh hưởng quyết định và có trách nhiệm giải quyết việc làm cho người lao động trong không gian lãnh thổ là nhà nước. Các chính sách, cách thức triển khai, can thiệp của nhà nước là một phần không thể thiếu trong giải quyết tình trạng mất cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường lao động. Những nghiên cứu của các học giả quốc tế một lần nữa khẳng định vấn đề này. Fred C. & Andy F. (2000) đã chỉ rõ quá trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn đang tạo ra thời kỳ thất nghiệp, thiếu việc làm đối với thế hệ trẻ do nhiều nguyên nhân mang tính khách quan và chủ quan của quá trình phát triển kinh tế xã hội trong khu vực này. Việc ứng dụng khoa học công nghệ làm giảm thời gian lao động và số lượng lao động nhưng lại tăng năng suất lao động dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn là điều tất yếu; thêm vào đó những lao động nông thôn với trình độ chuyên môn và các kỹ năng nghề nghiệp thấp thì khả năng chủ động tạo việc làm, tái hoà nhập thị trường lao động sau khi mất việc bởi khủng hoảng và suy thoái kinh tế không cao, làm thời gian thất nghiệp kéo dài. Nghiên cứu nhấn mạnh định hướng chính sách chuyển đổi nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm đối với lao động trẻ nông thôn là vấn đề cần sự quan tâm, hỗ trợ của cả chính quyền trung ương, địa phương. Tuy nhiên để định hướng này phát huy hiệu quả thì cần có sự nỗ lực từ phía người lao động để nhanh chóng tái hoà nhập với thị trường lao động. Martin M. & Ronald W.M. (2003) cũng đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp ngắn và dài hạn ở thị trường lao động nông thôn. Theo đó, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động nông thôn bắt nguồn từ nhu cầu về lao
- 13 động trong khu vực nông nghiệp, về quan điểm phát triển kinh tế nông thôn của từng khu vực, cũng như năng lực của người lao động khi tham gia vào thị trường lao động ngoài khu vực nông nghiệp. Nghiên cứu này cũng đề cập đến các hoạt động mà chính quyền địa phương thực hiện nhằm hỗ trợ người lao động nông thôn nâng cao trình độ lao động, nâng cao kỹ năng nghề và thực hiện tư vấn giới thiệu việc làm nhằm khuyến khích lao động nông nghiệp, nông thôn chủ động tìm kiếm cơ hội tham gia thị trường lao động. Bên cạnh trao đổi khuyến nghị chính sách đối với chính quyền địa phương, nghiên cứu này còn đưa ra những khuyến nghị đối với đơn vị sử dụng lao động, các cơ sở đào tạo nghề… nhằm phối kết hợp nhiều bên liên quan để giải quyết vấn đề việc làm đối với lao động nông thôn nói chung và nông dân nói riêng. Kang C. & Dannet L. (2003) chỉ ra những chính sách của chính quyền trung ương và việc triển khai chính sách của chính quyền địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến nâng cao năng suất lao động, cơ hội việc làm từ đó nâng cao thu nhập cho lao động làm việc ở khu vực nông thôn. Nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc phát triển những ngành kinh tế phi nông nghiệp trong khu vực nông thôn nhằm tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nói cách khác, việc phát triển chuỗi giá trị liên quan đến sản xuất nông nghiệp là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế nông thôn. Hoạt động của chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp không chỉ hỗ trợ việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản mà còn tạo ra những cơ hội việc làm cho những lao động đang làm theo mùa vụ trong nông nghiệp, những lao động chuyển đổi nghề … nhưng vẫn duy trì được lực lượng lao động trong khu vực nông thôn, không để xảy ra tình trạng thiếu vắng lao động chủ lực ở khu vực này do phải di cư tìm việc làm nơi đô thị. Bollman R.D. và Bryden J.M (1997) dựa trên nghiên cứu kinh nghiệm từ một số quốc gia như Hoa Kỳ, Canađa, Na Uy và Phần Lan chỉ ra rằng, trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, nhiều lao động nông thôn chuyển đổi nghề với mong muốn tìm được việc làm với thu nhập tốt hơn và điều kiện làm việc phù hợp hơn. Tuy nhiên thói quen về môi trường sống, phong tục và điều kiện ăn ở cũng như sinh hoạt làm một bộ phận người lao động không có ý định rời khỏi khu vực nông thôn hay ngừng tham gia các hoạt động nông nghiệp. Thêm vào đó, việc đảm bảo an ninh lương thực cũng có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, việc thực hiện mục tiêu này cần phải có một lực lượng lao động nhất định. Chính vì vậy các chính sách về việc làm đối với lao động nông nghiệp, nông thôn trong quá trình toàn cầu hoá hội nhập kinh tế quốc tế đang nhận được quan tâm thoả đáng từ chính phủ các quốc gia. Holzhall (1990) đã đưa ra những trao đổi xung quanh chiến lược phát triển nông
- 14 thôn ở Mexico trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển kinh tế. Nghiên cứu này dựa trên các dữ liệu sơ cấp để kiểm tra, đánh giá cơ hội việc làm, thu nhập ở những khu vực nông thôn. Dữ liệu thống kê cho thấy, xu thế tất yếu của việc di cư tìm việc làm ngoài lĩnh vực nông nghiệp, ngoài khu vực nông thôn. Tuy nhiên ở các vùng miền khác nhau, sự phát triển của các ngành kinh tế cũng có sự khác biệt bởi yếu tố tự nhiên cũng như điều kiện nguồn nhân lực. Tác giả do đó đưa đưa ra những trao đổi liên quan đến định hướng việc làm dựa trên tiềm năng phát triển của từng khu vực. Chính sách việc làm theo quan điểm của tác giả gắn với chiến lược phát triển kinh tế của từng khu vực mà chiến lược kinh tế lại đi cùng với lợi thế so sánh về địa chính trị của mỗi địa phương. Thomas R. (2001) đã khẳng định việc làm và thu nhập phi nông nghiệp ở nông thôn đóng vai trò rất quan trọng đối với hộ gia đình nông thôn ở châu Mỹ Latinh. Nghiên cứu khẳng định sự cần thiết phải phát triển hơn nữa những hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, từng bước thay đổi phương thức sản xuất truyền thống với mô hình sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Các chương trình việc làm công hướng đến đối tượng người nghèo tham gia cũng rất quan trọng. Nó không chỉ tạo điều kiện gia tăng thu nhập cho nhóm đối tượng này mà còn góp phần nâng cao kỹ năng làm việc, từ đó gia tăng năng suất lao động cho nhóm đối tượng yếu thế này - Những hoạt động đóng vai trò quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo trong khu vực nông thôn. 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nƣớc về chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn 1.2.1. Lao động nông thôn và việc làm đối với lao động nông thôn Mai Ngọc Anh (2013), Đỗ Minh Tuấn (2018) xác định lao động nông thôn bào gồm lao động làm việc cho khu vực chính thức và khu vực phi chính thức, được phân bổ cho các ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Sự phân bổ này chỉ mang tính chất tương đối và thường xuyên chuyển dịch theo sự biến động của nền kinh tế. Trong quá trình đô thị hóa một bộ phận lao động chuyển dịch sang các ngành kinh tế quốc dân khác và khi kinh tế suy giảm dòng chảy lại đổi chiều. Lê Xuân Bá (2008), Phát triển việc làm gắn với việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn - thành thị, tác giả đã phân tích phát triển việc làm gắn với việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn - thành thị ở cấp độ địa phương. Nghiên cứu đưa ra những kết luận: Tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng việc làm không phải lúc nào cũng cùng chung một tốc độ; thách thức về việc làm nói chung và chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn - thành thị nói riêng thường có thể thấy rõ hơn ở cấp tỉnh, nơi
- 15 gặp nhiều khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Từ đó, tác giả đã đưa ra các khuyến nghị chính sách: Thúc đẩy các hoạt động phi nông nghiệp; phát triển hạ tầng; phát triển doanh nghiệp trên cơ sở phát triển sản xuất và tự tạo việc làm... Ngoài ra còn có các nghiên cứu của: Bộ Nông nghiệp và PTNT (2001), Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2012), Đặng Kim Sơn (2008),... Các nghiên cứu này đã cho thấy xu hướng phát triển của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam qua các thời kỳ; chỉ ra các nguồn lực cho sự phát triển, những cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển của khu vực nông thôn Việt Nam; những kinh nghiệm phát triển NN-NT trong quá trình CNH, HĐH của một số địa phương; đồng thời đưa ra các giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy phát triển khu vực nông thôn Việt Nam. 1.2.2. Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn Chính sách hỗ trợ lao động nông thôn tự tạo việc làm Lê Xuân Bá (2006) khẳng định việc làm của người lao động chia thành 2 hình thức “việc làm công ăn lương” và “việc làm tự tạo”. Để giải quyết việc làm cho người lao động, nhà nước cần hiểu đặc điểm nhu cầu của những nhóm đối tượng lao động khác nhau để đưa ra những chính sách hỗ trợ việc làm cho phù hợp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động việc làm ở nông thôn nước ta. Ngô Quỳnhóan (2012) nhận định tự tạo việc làm của người lao động là quá trình họ tự tạo ra, chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện các hoạt động lao động đem lại nguồn thu nhập hợp pháp, mà với những hoạt động này người lao động tự đầu tư chi phí và hưởng toàn bộ lợi nhuận thu được ứng với chi phí họ đầu tư. Đối với người dân vùng ven biển, trong quá trình phát triển kinh tế, dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Trần Thọ Đạt (2012) đã chỉ ra các khó khăn trong đảm bảo việc làm của người dân vùng ven biển trước những rủi ro của tự nhiên từ biến đổi khí hậu. Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp về hỗ trợ sinh kế để thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong những năm tiếp theo. Trong công bố này, tác giả chú trọng đến nhóm các giải pháp chính sách mà chính quyền trung ương, địa phương cần thực thiện nhằm hỗ trợ (i) cải thiện nguồn lực sinh kế như nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính và nguồn lực con người, (ii) tạo dựng môi trường thuận lợi về thể chế, chính sách để tạo điều kiện phát triển. Hồ Thị Diệu Ánh (2014) đã nghiên cứu quá trình tự tạo việc làm đối với lao động nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, gia tăng số lượng và tỷ trọng lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp.
- 16 Luận án đã xây dựng mô hình các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tự tạo việc làm của lao động nông thôn cũng như xem xét các yếu tố cá nhân người lao động, các yếu tố chính sách của địa phương… có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tự tạo việc làm của lao động nông thôn trong quá trình dịch chuyển kinh tế xã hội trên địa bàn. Luận án khẳng định đẩy mạnh đổi mới cơ chế chính sách, đa dạng hóa các dịch vụ tài chính, nâng cao khả năng chia sẻ thông tin từ các tổ chức đoàn thể địa phương sẽ tác động mạnh mẽ đến tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ngân hàng thế giới (2013) cho thấy, điều kiện cần để phát triển sinh kế là tiếp cận các nguồn vốn sinh kế (gồm vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội và vốn tài nguyên). Tại khu vực Tây Nguyên, người dân tộc thiểu số có những lợi thế so sánh về nguồn lực đất đai, nguồn lực về vốn tài nguyên. Thêm vào đó, do đặc điểm văn hoá phụ nữ ở khu vực này có tính cần cù, chịu khó học hỏi và tham gia vào các dự án, chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế trên địa bàn. Chính vì thế việc triển khai các dự án hỗ trợ đào tạo phát triển trồng trọt, chăn nuôi, phát triển các ngành nghề truyền thống... gắn với điều kiện kinh tế xã hội cho phụ nữ dân tộc thiểu số đã góp phần giúp cho các hộ gia đình dân tộc thiểu số mà nữ giới làm chủ hộ ở các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi & Quảng Nam trên địa bàn Tây Nguyên có những chuyển biến tích cực về kinh tế. Triệu Văn Hùng (2013) trong nghiên cứu của mình cũng nhấn mạnh kết quả thực hiện chính sách tự tạo việc làm thông qua các hỗ trợ về nguồn lực xã hội, nguồn lực tài chính… để cải thiện sinh kế đối với đồng bào vùng cao và dân tộc ít người tất yếu phải dựa trên nguyên tắc phát huy tiềm năng tại chỗ về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội gắn với đặc điểm người lao động trong vùng. Chính sách hỗ trợ đối với lao động làm việc dưới hình thức làm thuê, làm công Mai Ngọc Anh (2013) nhận định chuyển đổi nghề, thay đổi loại hình công việc là xu hướng tất yếu đối với nhiều nông dân trong giai đoạn tới bởi những đòi hỏi từ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, khu vực nông thôn nói riêng. Trong điều kiện hiện nay, khi trình độ của lao động nông dân nhìn chung còn thấp, lao động nông dân có khả năng chuyển đổi nghề, đặc biệt là số nông dân sau khi không còn đất để tiếp tục làm nông nghiệp có khả năng được tuyển dụng vào làm việc tại các nhà máy, khu công nghiệp không cao, bởi đối tượng này khi tham gia tuyển dụng thường chưa đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật của các đơn vị tuyển dụng lao động đề ra. Điều này tất yếu dẫn đến tình trạng trong giai đoạn tới, thất nghiệp và thiếu việc làm đối với lao động không tiếp tục làm nông nghiệp ở khu vực nông thôn có xu hướng gia tăng. Đối với nhóm lao động tiếp tục làm nông nghiệp, tình trạng thất nghiệp là điều
- 17 không đáng lo ngại vì họ là những lao động không có hợp đồng lao động và sử dụng đất nông nghiệp để tạo ra thu nhập. Đối với lao động nông dân, ngoài thời gian mùa vụ, những lúc nông nhàn họ thường tìm việc làm thêm để gia tăng thu nhập. Tuy nhiên, kiếm thêm thu nhập từ việc làm phi nông nghiệp khi nông nhàn càng ngày càng không dễ với nhóm đối tượng này, bởi họ phải cạnh tranh không chỉ với nhóm lao động đã chuyển đổi nghề, thoát ly khỏi việc làm nông nghiệp, mà còn cả với nhóm làm nông nghiệp nhưng đang nhàn rỗi. Để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình, dự án, chính sách nhằm hỗ trợ chuyển đổi nghề đối với nhóm đối tượng lao động này. Có nhiều đề tài nghiên cứu, đánh giá nhiều góc độ khác nhau liên quan đến chính sách và kết quả thực thi chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay như nghiên cứu của Đỗ Hoài Nam (2003), Đặng Nguyên Anh (2005), Nguyễn Hải Hữu (2006), Lê Du Phong (2007), Nguyễn Hữu Dũng (2010) Nguyễn Thị Lan Hương (2010), Mai Ngọc Cường (2006, 2011, 2013), Mai Ngọc Anh (2013) … Những nghiên cứu về chính sách việc làm cho lao động làm công, làm thuê tập trung vào các khía cạnh để giải quyết việc làm cho nhóm đối tượng này cụ thể như sau: (i) bản thân người lao động với các đặc điểm về nhu cầu làm việc, về năng lực bản thân, về hoàn cảnh kinh tế - xã hội gia đình…; (ii) cơ chế chính sách và tổ chức thực thi, giám sát các hoạt động tạo việc làm mà nhà nước đem đến cho người lao động; (iii) các hoạt động hướng nghiệp, đào tạo và giới thiệu việc làm cho người lao động; (iv) cung cầu trên thị trường lao động nông thôn, thành thị; (v) các vấn đề kinh tế xã hội phát sinh từ giải quyết việc làm cho người lao động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá… Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước một lần nữa khẳng định để thành công trong giải quyết việc làm cho người lao động trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam phải giải quyết cùng lúc nhiều vấn đề. Cụ thể như sau: Phạm Đức Thành và Lê Doãn Khải (2002) đã hệ thống hoá cơ sở khoa học của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH trong nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. Sau khi chỉ ra những vướng mắc cũng như những phát sinh từ quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, nghiên cứu đã đưa ra các quan điểm, giải pháp chính sách trọng tâm nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH trong nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng Bắc
- 18 bộ dựa trên xu thế dự báo phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ ở khu vực này. Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến (2004) đã làm rõ các vấn đề lý luận về phát triển lao động kỹ thuật gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực trạng phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam đã được các tác giả phân tích đánh giá trên các tiêu chí về ngành nghề, độ tuổi, giới tính … Các định hướng và giải pháp chính sách phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam đến năm 2010 được đề xuất từ những khó khăn hiện tại về định hướng, đào tạo nghề cũng như nhu cầu của thị trường lao động. Lê Du Phong (2007) đã chỉ ra, quá trình thu hồi đất nông nghiệp phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn đã làm tăng số người bị mất việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp ở nông thôn. Theo kết quả nghiên cứu của đề tài, Trung bình mỗi ha đất bị thu hồi, thì có 13 lao động nông nghiệp rơi vào tình trạng mất việc làm; mỗi lao động nông thôn bị thu hồi đất có khoảng 1,5 lao động rơi vào tình trạng mất việc làm. Nghiên cứu khẳng định, chính quyền địa phương đã triển khai nhiều biện pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động có đất bị thu hồi như hướng nghiệp, giới thiệu cơ hội việc làm… Tuy nhiên, việc chuyển đổi nghề đối với người lao động nông nghiệp, nhất là lớp người cao tuổi là rất khó khăn; các doanh nghiệp ở địa phương chưa mặn mà trong tuyển dụng lao động trên địa bàn và nhiều người phải di cư ra thành phố tìm việc làm tại các khu đô thị, khu công nghiệp… Các địa phương có đất bị thu hồi chưa có những phản ứng chính sách kịp thời để giải quyết việc làm tại chỗ cũng như hỗ trợ lao động tìm kiếm việc làm mới nơi đô thị khi không còn đất nông nghiệp cũng là những nội dung được đề cập trong nghiên cứu này. Nguyễn Văn Thắng (2013) đã chỉ ra việc chuyển đổi nghề của thanh niên vùng thu hồi đất ở Hà Nội phụ thuộc chủ yếu vào nhận thức cũng như trình độ của đối tượng thanh niên; các hoạt động triển khai chính sách trên địa bàn còn nhiều bất cập, ảnh hưởng của nó đến quá trình chuyển đổi nghề của thanh niên chưa thật sự rõ ràng. Nghiên cứu này do đó gợi ý những nghiên cứu sâu hơn về các phương thức triển khai hoạt động để đạt được mục tiêu đề ra của chính sách. Nguyễn Hải Hữu (2005) đã đánh giá thực trạng nghèo ở Việt Nam trước khi hội nhập WTO, nghiên cứu chỉ ra thực trạng nghèo và các nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của người Việt Nam thời kỳ này. Kế tiếp tư tưởng về giảm nghèo và các chính sách giảm nghèo từ những can thiệp chính sách của chính phủ để người dân chủ động thoát nghèo thông qua tham gia thị trường lao động trong điều kiện giá tiêu dùng tăng cao (Nguyễn Hải Hữu, 2008). Để thực hiện giảm
- 19 nghèo thông qua triển khai các chính sách giúp người nghèo chủ động tham gia thị trường lao động, từ đó nâng cao thu nhập thì việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo là cần thiết (Nguyễn Hải Hữu, 2006) Nguyễn Thị Lan Hương (2010) đã phân tích thực trạng điều kiện kinh tế xã hội khi tham gia vào thị trường lao động của các nhóm yếu thế ở Việt Nam, chỉ ra những rào cản về mặt nguồn lực và các chính sách cần được điều chỉnh bổ sung để hỗ trợ các nhóm yếu thế chủ động tham gia vào thị trường lao động từ đó nâng cao thu nhập. Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế của các quốc gia như Australia, Đức, Trung Quốc … để đưa ra những khuyến nghị giải pháp chính sách về cung ứng các dịch vụ hỗ trợ về đào tạo nghề, giới thiệu việc làm… nhằm giúp người lao động yếu thế có cơ hội việc làm và thu nhập tốt hơn. Mai Ngọc Cường (2013) đã khái quát tình trạng việc làm, thu nhập và đời sống của người dân nông thôn dưới ảnh hưởng của quá trình di cư nông thôn thành thị. Nghiên cứu đã phân tích các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng di cư tìm việc làm nơi đô thị; nghiên cứu cũng đã chỉ ra những tác động tích cực lẫn tiêu cực của tình trạng di cư nông thôn - thành thị đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Những khuyến nghị về chính sách giải quyết việc làm cho lao động di cư, lao động ở lại nông thôn cũng đã được đề cập tuy nhiên mới chỉ dừng ở mức ý tưởng gợi ý cho hoạch định chính sách. Thu nhập được hình thành từ hai nguồn: (i) nội sinh và (ii) ngoại sinh, trong đó nguồn nội sinh – nguồn do người lao động tạo ra từ sự tham gia vào thị trường lao động là nhân tố quyết định tới tình trạng nghèo và đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân (Mai Ngọc Anh, 2013). Để giúp người dân thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống thì việc Chính phủ hỗ trợ người lao động nói chung, lao động vùng dân tộc thiểu số nói riêng chủ động tiếp cận tới thị trường lao động để có được việc làm thu nhập là điều hết sức quan trọng. Thời gian vừa qua để thực hiện mục tiêu giảm nghèo nói chung, nghèo đối với những huyện khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình, dự án, chính sách để giúp người nghèo, người dân vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số từng bước thoát nghèo thông qua hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ đào tạo tay nghề … nhằm giải quyết việc làm cho nhóm đối tượng này. ActionAid và Oxfam (2014) khẳng định đến nay, đồng bào dân tộc thiểu số đã ở một trình độ phát triển cao hơn so với trước do đó nhu cầu của họ đã mở rộng hơn và hướng đến chất lượng cuộc sống tốt hơn. Nghèo đối với người dân vùng dân tộc thiểu số không chỉ liên quan đến thu nhập mà còn liên quan đến việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Hiện nay, khi Chính phủ ban hành Quyết định 59/2015/QĐ-TTg về
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách phát triển bền vững làng nghề truyền thống từ thực tiễn vùng đồng bằng sông Hồng
195 p | 30 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
193 p | 56 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
182 p | 27 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giáo dục hoà nhập đối với TEKT từ thực tiễn TP Hà Nội
238 p | 21 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tinh giản biên chế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
200 p | 23 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình Dương
248 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số (nghiên cứu thực tế tại tỉnh Lào Cai)
185 p | 79 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách khen thưởng cho người lao động ở Việt Nam hiện nay
183 p | 16 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở Việt Nam hiện nay
230 p | 27 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công từ thực tiễn ở Trung Quốc hiện nay
172 p | 25 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội
28 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách xuất bản ở Việt Nam hiện nay
201 p | 31 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn Đại học Thái Nguyên hiện nay
216 p | 26 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng ở Việt Nam
174 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở Việt Nam
216 p | 19 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tinh giản biên chế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 18 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giáo dục hòa nhập đối với trẻ em khuyết tật từ thực tiễn thành phố Hà Nội
26 p | 19 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách huy động doanh nghiệp tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam đến năm 2030
27 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn