intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:155

48
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm ra những điểm kết nối giữa lý thuyết đọc hiểu, lý thuyết tự sự học hiện đại và thuyết dạy học kiến tạo để có thể hỗ trợ nhau trong việc dạy học đọc hiểu VBTS ở THPT. Từ đó xây dựng được mô hình dạy học đọc hiểu VBTS theo QĐKT, đề xuất vận dụng các phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp để HS kiến tạo ý nghĩa của VBTS, giúp nâng cao chất lượng dạy học đọc hiểu ở nhà trường THPT. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI HOÀNG BÁCH VIỆT DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ  Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
  2. 2 Hà Nội – 2021
  3. 3 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI HOÀNG BÁCH VIỆT DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ  Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC                                                               NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:                                                               1: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng                                                               2: TS. Nguyễn Thị Quế Anh
  4. 4 Hà Nội – 2021
  5. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất,   năng lực của HS theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 Vấn đề  đổi mới phương pháp dạy học  ở  THPT đã và đang nhận được sự  quan tâm của toàn xã hội. Chủ  trương đổi mới phương pháp dạy học đã bước vào   giai đoạn thực hiện những bước đi cụ thể từ những định hướng chỉ đạo của Đảng,  quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Bộ  Giáo dục và Đào tạo.   Điểm nổi bật trong giai đoạn này là việc coi trọng quan điểm giáo dục và dạy học   theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS, phù hợp với tình hình phát   triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong xu thế hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc dân tộc   và truyền thống. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (2017) nêu rõ một trong những đổi   mới của lần này là  “bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông   qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ  bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa   đức, trí, thể, mỹ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để  giải quyết vấn đề   trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp   học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ   động và tiềm năng của mỗi HS, các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với   mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó” [15]. Chương trình cũng xác định rõ các phẩm chất, năng lực cần hình thành, phát  triển cho HS ở các cấp học. Những định hướng này đặt ra yêu cầu cần phải đổi mới   phương pháp dạy học để đáp ứng được mục tiêu đã đặt ra.  1.2. QĐKT trong dạy học Kiến tạo là quan điểm dạy học được nghiên cứu và vận dụng thành công  trong hoạt động đổi mới phương pháp dạy học  ở  nhiều quốc gia trên thế  giới.  Cách tiếp cận kiến tạo khẳng định kiến thức được xây dựng nên trong hoạt động  tiếp nhận, chiếm lĩnh thế giới của người học, không phải là quá trình truyền trao.   Việc tiếp nhận tri thức được thực hiện bởi cá nhân mỗi người học trong các hoạt   động kiến tạo cơ  bản, kiến tạo xã hội sẽ  bền vững hơn rất nhiều so với việc   thuần túy trao nhận nó từ  người khác. Mỗi người học là “kiến trúc sư” của việc   tạo dựng kiến thức, năng lực, phẩm chất của chính mình. Không ai có thể làm thay,  làm hộ  được công việc đó. QĐKT cũng xác định người học tạo lập các hiểu biết  về  thế giới bằng cách dựa trên nền tảng tri thức, kinh nghiệm đã có trước đó của  mình, vận dụng tổng hợp những điều này vào một bối cảnh mới, tạo thành một thể  thống nhất mới, một “cơ cấu nhận thức” mới.  Với quan niệm như vậy, kiến thức, kĩ năng, năng lực… người học có được   trong hoạt động học tập, một mặt mang tính khách quan, mặt khác, mang dấu  ấn  chủ  quan của người tiếp nhận, được tổ  chức lại theo những cách thức riêng của  
  6. 6 mỗi một cá nhân. Con đường của sự  tiếp nhận này có thể  theo cách thức “đồng   hóa” ­ đưa những gì mới tiếp nhận được vào cấu trúc nhận thức đang sở  hữu của   bản thân, hoặc theo cách thức “điều ứng” ­ tái cơ cấu lại, bổ sung thêm… cấu trúc  nhận thức của mình khi nó tỏ ra không còn phù hợp với những gì cần phải nỗ lực  tiếp nhận. QĐKT rõ ràng đã khẳng định vài trò của người học trong quá trình học  tập và cách thức người học thu nhận tri thức cho mình. Tinh thần này rất phù hợp  với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ  thông mới ­ phát triển phẩm chất và  năng lực cho người học. 1.3. Vai trò của VBTS và đọc hiểu VBTS ở THPT Trong dạy học môn Ngữ văn, VBTS có một vị trí không thể thay thế. Tự sự là   một trong ba phương thức phản ánh đời sống của văn học, bên cạnh trữ tình và kịch.  VBTS được sắp xếp vào hệ thống các văn bản văn học, là nội dung học tập cho HS  từ tiểu học đến THPT. Ở THPT, VBTS hiện có mặt ở tất cả các lớp học, chiếm số  lượng lớn trong các tài liệu dạy học. Đây là các ngữ liệu, nội dung học tập, qua đó   góp phần giúp hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của HS, trước hết là năng   lực đọc hiểu. Chương trình Giáo dục phổ  thông môn Ngữ  văn 2018 đã xác định yêu cầu:   “Phương pháp dạy đọc phải tập trung kích hoạt việc đọc tích cực, sáng tạo ở  chủ   thể  đọc. Hướng dẫn và khích lệ  HS chủ  động, tự  tin, phát huy vai trò “đồng sáng   tạo” trong tiếp nhận tác phẩm; hứng thú tham gia kiến tạo nghĩa cho văn bản; biết   so sánh đối chiếu, liên hệ  mở  rộng, huy động vốn hiểu biết cá nhân, sử  dụng trải   nghiệm cuộc sống của bản thân để đọc hiểu, trải nghiệm văn học, phát hiện những   giá trị đạo đức, văn hoá và triết lí nhân sinh, từ đó biết vận dụng, chuyển hoá thành   giá trị sống” [16]. Vận   dụng   QĐKT   để   hướng   dẫn   HS   đọc   hiểu   VBTS   chính   là   một   trong   những con đường khoa học để đi đến mục tiêu này.  1.4. Thực tiễn dạy học đọc hiểu VBTS ở THPT đòi hỏi cần tiếp tục đổi   mới Trong những năm qua, hoạt động dạy học Ngữ  văn ở  nhà trường phổ  thông  nói riêng, dạy đọc hiểu VBTS nói chung đã có những đổi mới tích cực. Trước hết là   những thay đổi về  mặt nhận thức từ  các cấp quản lý đến GV và HS. Nhiều công   trình nghiên cứu đã được tiến hành. Các ý tưởng sư  phạm đã được vận dụng vào   thực tiễn. Đã có những giờ dạy học đọc hiểu sinh động, thú vị, kích hoạt được tiềm  năng sáng tạo của HS. Tuy nhiên, do quán tính của truyền thống giảng văn, áp lực  của kiểm tra đánh giá và sự đổi mới chưa thật đồng bộ, ăn khớp giữa các khâu của  quá trình dạy học nên hoạt động dạy học đọc hiểu VBTS vẫn chưa thực sự đi đúng  quỹ đạo như tinh thần của thuật ngữ đọc hiểu văn bản gợi ra. Thực tế này đòi hỏi  cần tiếp tục nỗ lực tìm kiếm sự đổi mới về phương pháp dạy học.
  7. 7   Quả vậy, trong việc hình thành năng lực đọc hiểu cho HS THPT cần đặc biệt   nhấn mạnh đến việc hình thành và phát triển năng lực đọc văn một cách có hiểu   biết, tức là có kiến thức nền tảng để  phát triển tư  duy và năng lực trí tuệ  để  phát   hiện và nắm vững tri thức mới. Đọc hiểu xem việc vận dụng các hành động đọc đa   dạng, phong phú trong đọc văn bản, tác phẩm văn chương và VBTS là việc học tập   thực chất bằng tự học qua đọc văn để hiểu văn. Học văn là phải đọc văn. Đó là lẽ  thường tình vì có đọc văn thì ngôn từ văn chương mới phát huy được giá trị âm thanh   và sự hồi âm mang nghĩa trực tiếp của nó. Đọc văn không chỉ là đọc ý nghĩa của văn   bản mà người đọc còn hiểu ra ý nghĩa tự đọc, tự nghe và tự  hiểu những điều mình  cảm nhận và suy nghĩ được. Đến nay, chưa có công trình khoa học đi sâu nghiên cứu về việc dạy học đọc  hiểu VBTS  ở THPT theo QĐKT. Tuy VBTS mang tính sử thi thời đại nhưng nó lại  khá phù hợp với cách nghĩ cách sống hiện đại của HS THPT, luôn tìm kiếm sự cân  bằng giữa đời sống cá nhân và yêu cầu mới của xã hội đòi hỏi. Đó cũng là một lợi  thế để HS tự thể hiện cá tính và năng lực riêng trong việc học VBTS. Việc tiếp thu   quan điểm dạy học kiến tạo với sự  nhấn mạnh học tập là quá trình HS tự  điều   khiển, học theo tình huống xử lý khó khăn trở ngại trong học tập là rất phù hợp với   yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản văn học nêu trên. Không  chỉ dừng lại  ở quan điểm mà thuyết kiến tạo còn chỉ ra tiến trình học tập kiến tạo  cụ thể dựa trên sự tương tác giữa kinh nghiệm và tri thức HS đã có với tri thức mới   cần học. Trong quá trình giải quyết vấn đề, HS theo đuổi đến cùng một cách có   trách nhiệm, không sợ sai lầm trong dự đoán và thử  nghiệm và tìm cách điều chỉnh  để tìm ra tri thức mới theo nhu cầu bản thân và đòi hỏi của thực tiễn.  Từ  những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề  tài nghiên cứu:  “Dạy học đọc   hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo”. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm ra những điểm kết nối giữa lý thuyết   đọc hiểu, lý thuyết tự sự học hiện đại và thuyết dạy học kiến tạo để  có thể hỗ  trợ  nhau trong việc dạy học đọc hiểu VBTS  ở  THPT. Từ  đó xây dựng được mô hình   dạy học đọc hiểu VBTS theo QĐKT, đề xuất vận dụng các phương pháp, biện pháp   dạy học phù hợp để HS kiến tạo ý nghĩa của VBTS, giúp nâng cao chất lượng dạy   học đọc hiểu ở nhà trường THPT. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận án cần giải quyết các nhiệm vụ sau: 3.1. Nghiên cứu những nội dung cơ bản của lý thuyết đọc hiểu, lý thuyết tự  sự học hiện đại và thuyết dạy học kiến tạo, từ đó xây dựng cơ  sở  lý luận cho đề  tài.
  8. 8 3.2. Khảo sát và phân tích định hướng của Chương trình giáo dục phổ  thông   môn Ngữ Văn 2018 và thực tiễn dạy học đọc hiểu VBTS  ở THPT, xây dựng cơ  sở  thực tiễn cho đề tài nghiên cứu. 3.3. Đề xuât mô hình dạy học đọc hiểu VBTS theo QĐKT. 3.4. Đề xuất các biện pháp dạy học đọc hiểu VBTS ở THPT theo QĐKT. 3.5. Thực nghiệm để  kiểm chứng tính khả  thi và độ  tin cậy của các biện  pháp đã đề xuất. 4. Đối tượng nghiên cứu 4.1. Điểm kết nối giữa lý thuyết đọc hiểu, lý thuyết tự  sự  học hiện đại và   thuyết dạy học kiến tạo. 4.2. Các biện pháp dạy học đọc hiểu VBTS ở THPT theo QĐKT. 5. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu ­ VBTS và đọc hiểu VBTS hiện đại ở lớp 11 theo Chương trình giáo dục phổ  thông môn Ngữ văn năm 2006 và năm 2018. Chương trình giáo dục phổ  thông môn Ngữ  văn 2018 đã được ban hành và   chính thức có hiệu lực pháp lý từ  ngày 15/02/2019. Tuy nhiên, việc thiết kế  tài liệu  dạy học cho GV và HS mới đang được tiến hành. Để không gây xáo trộn cho người  dạy và người học, tận dụng được các ngữ  liệu dạy học trong sách giáo khoa hiện   hành, chúng tôi lựa chọn các văn bản tự sự ở sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 hiện hành   trong sự đối chiếu với yêu cầu và nội dung dạy học đặt ra trong chương trình. Đây là   các văn bản tự  sự  hiện đại, thuộc thể  loại truyện (bao gồm truyện ngắn và tiểu   thuyết).  ­Về đối tượng thực nghiệm: Chúng tôi lựa chọn đối tượng thực nghiệm của   luận án gồm HS lớp 11 tại hai trường THPT: THPT dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên  (Thái Nguyên), THPT Hòn Gai (Quảng Ninh).  6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp hồi cứu tài liệu Phương pháp này được dùng để xây dựng cơ sở lý luận cho việc dạy học đọc  hiểu VBTS theo QĐKT. Dựa trên cơ sở nguồn tài liệu được tập hợp, chúng tôi tiến  hành nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, từ đó xác định và xây dựng cơ sở lý luận cho   đề tài nghiên cứu.  6.2. Phương pháp mô hình hóa Phương pháp này được dùng để  đề  xuất mô hình dạy học đọc hiểu VBTS  theo QĐKT từ  mô hình gốc (mô hình thuyết kiến tạo) và mô hình chuyển hóa (mô   hình dạy học kiến tạo). 6.3. Phương pháp đối chiếu Phương pháp này được dùng để đối chiếu giữa hướng dẫn dạy học đọc hiểu   VBTS trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT hiện hành với những yêu cầu cần đạt về 
  9. 9 phẩm chất, năng lực, nội dung kiến thức văn học trong Chương trình giáo dục phổ  thông môn Ngữ Văn 2018 (lớp 11) để bổ sung những điểm mới.  6.4. Phương pháp khảo sát thực tiễn Phương pháp này được dùng để  khảo sát thực tiễn dạy và học đọc hiểu   VBTS ở THPT theo QĐKT. Phương pháp này thu thập và phân tích thông tin về thực   trạng hiểu biết về đọc hiểu, về đặc trưng của VBTS và cách thức dạy học kiến tạo  của GV và HS. Phương pháp này sử  dụng phiếu hỏi, nghiên cứu giáo án của GV   bảng tổng kết điểm số và xếp loại môn Ngữ Văn của HS, vở ghi chép và chuẩn bị  bài của HS cùng câu hỏi và bài tập kiểm tra. 6.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Phương pháp này được dùng để  đánh giá tính trung thực, tính khả  thi, hiệu  quả của các biện pháp dạy học đọc hiểu VBTS theo QĐKT. 7. Giả thuyết khoa học Nếu  luận án nghiên cứu đề  xuất được mô hình quá trình kiến tạo ý nghĩa  VBTS của HS trong dạy học đọc hiểu VBTS và các biện pháp dạy học đọc hiểu   VBTS theo mô hình đề  xuất thì HS sẽ  thực hiện được các hoạt động kiến tạo để  xây dựng ý nghĩa của VBTS, qua đó góp phần phát triển năng lực đọc hiểu văn bản  của HS.  8. Dự kiến đóng góp của luận án 8.1. Về lý luận ­ Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ  sung vào lý luận nghiên cứu  về dạy học kiến tạo và vận dụng quan điểm kiến tạo trong dạy học đọc hiểu văn  bản ở nhà trường phổ thông. Cụ thể: + Luận án tổng hợp các nghiên cứu về dạy học kiến tạo và dạy học kiến tạo   trong dạy học đọc hiểu văn bản. + Mô hình quá trình kiến tạo ý nghĩa VBTS trong dạy học đọc hiểu văn bản   và các biện pháp dạy học đọc hiểu VBTS theo mô hình mà luận án đề  xuất góp   phần làm rõ tiến trình và cách thức kiến tạo ý nghĩa VBTS của HS THPT trong hoạt  động đọc hiểu.  8.2. Về thực tiễn Luận án củng cố  niềm tin đọc văn, học kiến thức thông qua các hành động   đọc phù hợp để hiểu ý nghĩa và giá trị tác phẩm là cách học văn hiệu quả nhất hiện   nay; góp phần động viên GV mạnh dạn vận dụng dạy học đọc hiểu VBTS theo   QĐKT. Các biện pháp cụ  thể  mà luận án đề  xuất để  dạy học đọc hiểu VBTS theo  QĐKT, chủ đề đọc hiểu truyện ngắn giai đoạn 1930 ­ 1945 mà luận án xây dựng là   tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu và GV THPT.  9. Bố cục của luận án
  10. 10 Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ  lục, luận án gồm   có bốn chương cụ thể như sau: Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu của đề tài  Trong chương này chúng tôi bao quát các thành tựu nghiên cứu có liên quan  đến vấn đề của đề tài, từ đó xác định nhiệm vụ cần tiếp tục của luận án.  Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề dạy học đọc hiểu văn  bản tự sự theo quan điểm kiến tạo Trong chương này, cơ  sở  lý luận được quan tâm từ  các phương diện QĐKT   trong dạy học, VBTS và đọc hiểu VBTS… Cơ  sở  thực tiễn của đề  tài được xây  dựng từ việc khảo sát chương trình, sách giáo khoa và hoạt động dạy học đọc hiểu  VBTS của GV và HS.  Chương 3. Tổ chức dạy học đọc hiểu VBTS ở THTP theo QĐKT Trong chương này chúng tôi xác định các nguyên tắc dạy học đọc hiểu VBTS  theo QĐKT, đề xuất xây dựng mô hình đọc hiểu VBTS theo QĐKT và vận dụng các   phương pháp, biện pháp, kỹ thuật dạy học để HS kiến tạo ý nghĩa của văn bản. Chương 4. Thực nghiệm sư phạm Trong chương này chúng tôi tiến hành thực nghiệm các đề  xuất được nêu  trong luận án để đánh giá, kiểm chứng tính khả thi và độ tin cậy của nghiên cứu.  NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Nghiên cứu về đọc hiểu văn bản và dạy học đọc hiểu VBTS 1.1.1. Ở nước ngoài Trên thế giới, đọc hiểu và dạy học đọc hiểu đã được quan tâm rất sớm. Từ  những thập niên 70 của thế kỉ XX đã có nhiều công trình, bài báo viết về đọc hiểu  có nội hàm khoa học không hoàn toàn đồng nhất bởi cách tiếp cận khác nhau của  các nhà nghiên cứu [168]. Một loạt công trình nghiên cứu về  đọc hiểu lần lượt xuất hiện  ở Cộng hòa  liên bang Đức. Nó nhằm giải quyết mối quan hệ giữa văn học và chương trình dạy  học văn làm cơ sở cho việc tăng cường giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn chương,   làm nòng cốt cho việc hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm   mỹ cho HS. Giữa những năm 2002 ­ 2003 một công trình về đọc hiểu khá đồ sộ của   tập thể tác giả có uy tín được công bố. Nội dung của công trình này rất phong phú.  “Lịch sử của việc đọc” do Erich Schon viết, “Tâm lý học của việc đọc” do Ursula  
  11. 11 Christiman viết, “Nghiên cứu đọc ứng dụng” do Norbert Ciroeben đảm nhiệm. Đặc  biệt phần quan trọng của cuốn sách với tiêu đề “Xã hội đọc, giảng dạy văn học và   yêu cầu đọc hiểu trong nhà trường” do M. Dehn và G. Schuzt viết đã nhấn mạnh   việc đọc hiểu và dạy học đọc hiểu nhằm nâng cao hiệu quả  dạy học văn. Một số  tác giả như Richard Bamberger và Erich Vanecek trình bày cặn kẽ, hệ thống về mối   quan hệ giữa đọc hiểu và năng lực viết của HS. Những công trình trên đều lưu ý mở rộng chân trời khái niệm văn học và khái  niệm đọc hiểu với bạn đọc HS. Họ  khẳng định văn học cũng như  hoạt động văn  hóa có hiệu lực gợi mở đặc trưng cuộc sống con người như sinh thể có tiếng nói. Ở  Liên Xô cũ, các nhà nghiên cứu như  Gây và Mâylăc, như  Rứpnhicôva và   Nhicônxki, như Pskaia và Septsenkô hay Primacôpvski chuyên chú vào đọc hiểu văn  bản. Ngoài ra họ cho rằng muốn đọc hiểu văn bản còn phải biết đọc lựa chọn, đọc   nhấn mạnh vào “khối tạo nghĩa” hay “đơn vị giải thích” và vận dụng hành động đọc   nào như  đọc lướt, đọc chậm, đọc sáng tạo, đọc diễn cảm, đọc trải nghiệm…để  hiểu những gì đã đọc, mới là điều chủ yếu. Phần lớn những công trình về  đọc hiểu  ở  Mỹ  đều tập trung các giải pháp  hình thành thái độ  và hành động đọc hiểu của HS và tìm tòi khả  năng lĩnh hội ý  nghĩa tác phẩm một cách sáng tạo. Những công trình đó cũng nhấn mạnh vai trò định  hướng tạo điều kiện cho HS đối thoại với tác phẩm, với GV, bạn học và cả  với  chính mình thậm chí đối thoại với cả ý đồ sáng tạo của tác giả. Từ đó giúp HS hình   thành quan điểm, thái độ   ứng xử  riêng với tác phẩm bằng sức liên tưởng, tưởng   tượng. Có thể  kể  đến các bài báo “Đọc để  học ­ những  ảnh hưởng của sự  hướng   dẫn chiến lược kết nối đối với học sinh trung học” đăng trên tạp chí The Journal   Educational, Bloomington 2004 của M. Alfassi.  Để  đánh giá sự  phản hồi của người đọc, các tác giả  Morison và Diane mà  đứng đầu là Sebecta đã đề ra bốn giai kỳ của hệ thống cấp độ đánh giá sự hồi ứng  của bạn đọc HS. Đó là sự gợi nhớ, sự thay đổi, sự phản ánh và sự đánh giá. Người  đọc thực hiện sự  phản hồi này không chỉ  dựa vào lịch sử  cá nhân mà còn dựa vào   chỗ đứng, điểm nhìn của phản ứng li tâm và phản ứng thẩm mỹ. Phản ứng li tâm là  mang thông tin từ  tác phẩm đi và mô phỏng lại công việc cụ  thể  như  tóm tắt cốt  truyện, còn mục đích của phản ứng thẩm mỹ là cảm nhận được ngôn từ nghệ thuật   gợi lên thái độ  tình cảm và nỗi xúc động tâm hồn  ở  người đọc. Theo Rosenbllatt  mỗi hành động đọc là một sự kiện, là sự  tương tác, thương lượng giữa các yếu tố  như người đọc, mô hình đọc, một văn bản với kí hiệu nghệ thuật và thời điểm trong   ngữ cảnh cụ thể. Ý nghĩa của văn bản không phải là cái tồn tại sẵn trong văn bản  hoặc  ở  người đọc mà xảy ra hoặc xuất hiện trong quá trình tương tác hay thương   lượng ý nghĩa giữa người đọc và văn bản. Công trình “Đọc sách như  một nghệ  thuật” hoặc “Phương Pháp đọc sách  hiệu quả” [2] của M. Adler đã bàn bạc khá rộng về  đọc văn bản. Phần đọc văn 
  12. 12 bảnvăn chương chưa được nghiên cứu chi tiết và đi sâu nhưng tác giả đã giải quyết  vấn đề quan niệm mới về cách đọc để học và cách học đọc, để tiếp thu thông tin và  hiểu biết về nội dung văn bản. Đóng góp chính của M. Adler là trình bày rõ các thao   tác, kỹ năng và kinh nghiệm đọc hiểu nói chung. Năm 1973, UNESCO cho xuất bản cuốn “Dạy đọc” tập hợp các bài viết của   nhiều tác giả thế giới. Trong bài viết “Cách dạy đọc”, R.Staiger cho rằng đọc hiểu  là hành động phản  ứng với các kí hiệu được in ra để  tạo nên ý nghĩa, là hình thức  của tư  duy giải quyết vấn đề  bằng phân tích, đánh giá và tổng hợp. Ông viết tiếp:   “Đọc được định nghĩa là hành động phản ứng với các kí hiệu được in để tạo nên ý   nghĩa và là một hình thức của tư  duy giải quyết vấn đề  hay lý do trong đó có sự   phân tích đánh giá và tổng hợp”  [169, tr. 45]. Năm 2006, B.M.Dietsch trong cuốn sách “Lý luận và viết tốt” đã đi sâu vào   các chiến lược đọc và hồi  ứng trong đọc tác phẩm văn chương. Dietsch cho rằng  “khi đọc người ta phải dùng kinh nghiệm cùng với việc giải thích, suy luận, đánh   giá để tạo ra ý nghĩa” [172].  Theo hai tác giả  C.Blachowicz và D.Ogle thì quá trình đọc hiểu trải qua 3   bước. Một là trước khi đọc đi liền với suy nghĩ và dự đoán. Hai là trong khi đọc kèm  theo với nó là hoạt động tưởng tượng ra một bức tranh trong tâm trí và đặt ra những  câu hỏi. Bước cuối cùng là sau khi đọc bao gồm việc trình bày lại những suy nghĩ   để  kết nối và đọc lại. Quá trình này nhắc nhở  bạn đọc HS xem trọng việc tự  giác   quản lý theo dõi việc đọc của họ [171, tr. 38].  Tại hội thảo khoa học về đọc lần thứ  4 ở Australia 1978 có sự tham gia của  nhiều nhà khoa học bàn về hiểu trong đọc [170, tr. 3]. Nội dung hội thảo bàn sâu vào   lý thuyết đọc hiểu như “nhận thức đọc hiểu”, “các mức độ hiểu”, “quá trình thấu   hiểu”,  “tác dụng của việc đọc hiểu”,  “Ý nghĩa của đọc hiểu và thực hành đọc   hiểu”. Đáng chú ý là bài tham luận của Alan Robinson: “Hiểu là một khái niệm khó  nắm bắt”. Tác giả  diễn giải “Đọc hiểu là sự  khác biệt giữa những gì người đọc   biết về một chủ đề trước khi đọc và những gì họ sở hữu sau khi đọc, thông tin và ý   tưởng này luôn được điều chỉnh bởi người đọc”. Chúng ta cũng bắt gặp quan niệm  đọc trên dòng đòi hỏi người đọc hiểu biết về ý tưởng viết trực tiếp ở văn bản sau  đó là đọc giữa dòng đòi hỏi người đọc hiểu được mối quan hệ  giữa các yếu tố  không được thể  hiện trực tiếp trên văn bản. Cuối cùng là đọc vượt dòng là phải  hiểu ý nghĩa văn bản có liên quan giữa thông tin trong văn bản và những thông tin   trong tri thức đã biết của người đọc của M. R. Rudell [173, tr. 118].  Trong cuốn sách “Lý luận và viết tốt” ra đời năm 2006, B. Dietsche trình bày  chiến lược đọc hồi  ứng cần vận dụng kinh nghiệm, sau đó là năng lực giải thích,  suy luận và đánh giá để tạo ra ý nghĩa cho tác phẩm. Người đọc cần nhập thân vào   nhân vật trung tâm, chia sẻ những tình huống đặc sắc, khám phá những ý tưởng mới   và đồng cảm với những gì xa cách chưa được trải qua. Những việc làm đó giúp 
  13. 13 người đọc suy nghĩ sâu hơn về  ý nghĩa và giá trị  của tác phẩm. Đó chính là biểu   hiện của đọc hiểu. Tư tưởng này rất gần gũi với dạy học VBTS theo QĐKT [172].  Bàn về dạy học đọc hiểu văn xuôi trong nhà trường, các nhà nghiên cứu chủ  yếu dựa vào thực chứng luận, tức là tập trung duy nhất vào phân tích mổ  xẻ  tác   phẩm để tìm nghĩa và ý nghĩa của nó. Tiếp đến, họ lưu ý đến đặc trưng thi pháp thể  loại như  bối cảnh, cốt truyện, nhân vật [122]. Đó là sự  hướng dẫn đọc hiểu tác  phẩm tự sự theo kiểu khép kín, tự trị. Ngoài ra còn một số  bộ  sách giáo khoa nước  ngoài của nhà xuất bản Holt Rinehart và Winston [167] đã thiết kế  những mẫu đọc  hiểu tác phẩm tự sự nhằm phát triển các kỹ năng đọc dựa vào tư duy như dự đoán,   suy luận, khái quát hóa, hình dung tưởng tượng. Đó là những kỹ năng đọc tập trung,   đọc sâu vào hình thức tự  sự  như  cốt truyện, tình tiết, nhân vật, viễn cảnh, điểm   nhìn trần thuật (thâm nhập đời sống lâu dài của việc đọc). Đối với GV, tác giả sách giáo khoa trên đề xuất các phương pháp tạo ra văn  cảnh đọc để HS tự đọc độc lập tập trung vào thi pháp cấu trúc kết hợp với tiên đoán  nội dung và viễn cảnh của nhân vật, hồi đáp với tác phẩm như trình bày những suy  nghĩ về tác phẩm bằng cách đọc to, đọc chia sẻ, bàn tròn văn học, và tìm hiểu những  quan điểm khác nhau về một vấn đề hoặc chủ đề của tác phẩm. Ngoài ra sách giáo   khoa trên còn hướng dẫn HS sử dụng nhật ký đọc, ghi chép những tình tiết mở đầu,  kết thúc hoặc hành động bất ngờ của nhân vật theo suy nghĩ của họ. Nhìn chung những hướng dẫn dạy học đọc hiểu VBTS của nước ngoài cũng  không vượt ra ngoài sự  quan tâm của các nhà nghiên cứu Việt Nam, trước nhất là  việc coi trọng dạy học đọc hiểu VBTS bám sát đặc trưng thể loại. 1.1.2. Ở Việt Nam Từ  năm 2000 vấn đề  đọc hiểu đã được đưa vào chương trình và sách giáo  khoa Ngữ  văn trung học cơ  sở, THPT. Tác giả  Nguyễn Khắc Phi xem đọc hiểu là   nội dung quan trọng nhất của dạy học Ngữ văn. Tác giả  đề  nghị  xem đọc hiểu là  môn học và muốn dạy học đọc hiểu nên sử dụng hệ thống câu hỏi là chủ đạo. Trần Đình Sử  là người có nhiều bài viết trong sách giáo khoa, trên mạng và   báo chí. Tác giả khẳng định đọc là quá trình kiến tạo ý nghĩa, một quá trình đầy thử  và sai, loại bỏ  cái sai lầm dần xác lập cái đúng.   “Đổi mới phương pháp dạy học   Ngữ văn là học qua đọc, là quá trình đối thoại với tiền lý giải của chính mình, đó là   tri thức, cách hiểu tích lũy ban đầu của chính người đọc” [134]. Đúng như  vậy, văn bản văn học là một thực thể có mối quan hệ  với những   văn bản trước đó và nếu là tác phẩm xuất sắc nó lại có tương quan với những tác  phẩm sau này. Tác phẩm gắn liền mật thiết với người đọc và với hiện thực xã hội  cùng đời sống tinh thần bao quanh quá trình đọc. Có thể  nói tác phẩm văn chương  tồn tại trong nhiều mối quan hệ phức tạp, đa chiều tạo cơ hội để người đọc suy tư,  chiêm nghiệm đồng cảm. Trên cơ sở những phân tích đó giúp người đọc chiếm lĩnh  ý nghĩa và giá trị của tác phẩm.
  14. 14 Trên bình diện giao tiếp ngôn ngữ, Lê Phương Nga đã chỉ  ra những thao tác  đọc cụ  thể  phù hợp với trình độ  HS tiểu học [106]. Nguyễn Thị  Hạnh thì nhấn   mạnh đến nội dung đọc hiểu  ở  Tiểu học trong chuyên luận “Dạy học đọc hiểu  ở   Tiểu học” [50]. Tác giả phân biệt sự không trùng hợp giữa  “bản chất đọc hiểu” và  “bản chất của dạy học đọc hiểu”. Chúng tôi cho rằng đó là sự phân biệt cần thiết.  Một đằng trả lời câu hỏi đọc hiểu là gì ­ Thiên về lý thuyết. Một đằng phải trả lời  câu hỏi muốn đọc hiểu thực chất thì còn phải học những gì ­ Thiên về phương pháp  và kỹ năng. Cùng chuyên ngành Ngôn ngữ học và Tiếng Việt, Nguyễn Thái Hòa đi thẳng  vào hành động đọc hiểu, tác giả khẳng định “Đọc đúng hiểu đúng, đọc nhanh hiểu   kĩ, đọc diễn cảm thì hiểu tinh tế” [57]. Một số công trình “Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 6, 7, 8, 9” của Nguyễn Trọng  Hoàn kịp thời hỗ trợ GV vận dụng đọc hiểu vào thực tiễn giảng dạy. Tác giả đã đề  xuất tiến trình đọc hiểu ba bước: phần gợi dẫn, phần nội dung và phần liên hệ.  Hoàng Hòa Bình thì nêu lên các hoạt động của của đọc văn trong một quá  trình nhận thức tích cực. Tác giả viết: “Đọc là một quá trình sử dụng tổng hợp các   thao tác nhận thức để  hiểu những gì được đọc, không chỉ  hiểu ngôn từ  trên các   dòng chữ mà còn phải thâu tóm được những điều tiềm ẩn sau các dòng chữ [19; tr.  166,167]. Đồng tình với nhiều ý kiến về bản chất của đọc hiểu, Đỗ Ngọc Thống cũng  quan niệm: “Đọc hiểu là một quá trình tư duy, trong đó người đọc nắm bắt những   thông tin, thông hiểu được nội dung của văn bản và có sự phản hồi để phát triển tri   thức, khả năng cũng như tham gia các hoạt động xã hội” [143]. Những khả năng đọc hiểu được bộc lộ cụ thể ở năng lực, kỹ  năng và chiến  thuật đọc hiểu trong các công trình nghiên cứu của Phạm Thị  Thu Hương   “Đọc   hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông” [79] và trong bài  “Chiến thuật cuốn phim trí óc trong dạy học đọc hiểu văn bản” tác giả  nhận định  “Đọc hiểu văn bản thực chất là quá trình người đọc kiến tạo ý nghĩa của văn bản   đó thông qua hệ thống các hoạt động, hành động, thao tác” … và “những độc giả có   kĩ năng khi đọc hiểu văn cũng là cũng là những người thường có thói quen đặt câu   hỏi về văn bản, về người viết, về sự hồi  ứng ý kiến và những kết nối (connection)   cá nhân của chính họ trước, trong và sau quá trình đọc” [81]. Các tác giả  Nguyễn Thị  Hồng Nam và Dương Thị  Hồng Hiếu lại đi sâu vào   những thao tác và kỹ  năng đọc hiểu cũng như  câu hỏi hướng dẫn HS đọc hiểu văn  bản trong công trình tiêu biểu “Giáo trình phương pháp dạy đọc văn bản” [102]. Với tác giả  Nguyễn Thanh Hùng thì đọc hiểu văn bản nghệ  thuật như  tác  phẩm văn chương, yêu cầu đặt ra cho đọc là phải đảm bảo việc biết rõ và hiểu  đúng, là nắm vững và vận dụng được ý nghĩa và giá trị  của tác phẩm thông qua tư  tưởng, tình cảm và thái độ  đánh giá của nhà văn với hiện thực được phản ánh và  biểu hiện để  người đọc có khả năng đọc hiểu  những tác phẩm cùng thể  loại. Tác  
  15. 15 giả giải thích sự khác nhau chủ yếu giữa đọc hiểu văn bản và tác phẩm văn chương  là ở tính riêng của mục đích đọc và tính độc đáo của sự vận dụng và sự  cảm nhận  về  ngôn ngữ  đời sống và ngôn ngữ  nghệ  thuật có liên quan tới âm hưởng, giọng  điệu và cảm xúc ngôn ngữ  mà người đọc phát hiện để  làm rõ ý nghĩa tác phẩm  thông qua hình tượng nghệ thuật. Tác giả rất chú ý đến sự  đa dạng của hành động  đọc và tác dụng khám phá ý nghĩa của chúng: “Đọc chính xác thì hiểu đúng. Đọc kỹ   đọc phân tích thì hiểu sâu. Đọc trải nghiệm thẩm mỹ  thì hiểu được vẻ  đẹp nhân   tình. Đọc sâu, đọc sáng tạo thì hiểu được cái mới của tác phẩm”. Tác giả nhận xét:  “Nghĩa thuộc về hiện tượng và sự kiện được kể về cuộc sống khách quan. Ý nghĩa   thuộc về về bản chất thẩm mỹ của hiện thực được miêu tả. Nghĩa lý của tác phẩm   văn chương thuộc về giá trị  khai sáng, nó góp phần phản tư  và tự  điều chỉnh bản   thân. Còn nghĩa tình là dấu hiệu đồng cảm, chia sẻ  niềm vui nỗi buồn của người   đọc. Nghĩa của tác phẩm đem lại cái biết cho người đọc. Ý nghĩa của tác phẩm đem   lại cái hiểu và nghĩa lý của tác phẩm đem lại cái hay, sự thích thú cho người đọc.   Còn nghĩa tình của tác phẩm xới xáo lòng người đem lại cái đẹp của sự cải hóa tâm   hồn người đọc” [74; tr. 16,17]. Tóm lại, lịch sử  nghiên cứu vấn đề  đọc hiểu văn bản và đọc hiểu văn bản  văn chương đã làm nổi bật hàm nghĩa phong phú của các khái niệm lý thuyết và cách   thức vận dụng chúng. Đọc hiểu theo quan điểm chung là một quá trình nhận thức  tích cực chủ động và sáng tạo của người đọc tác phẩm. Đó còn là quá trình kết nối,   tương tác, thương lượng ý nghĩa giữa người đọc với tác phẩm, giữa người đọc với  cộng đồng lý giải tác phẩm theo thời gian và với chính bản thân người đọc. Đọc hiểu là quá trình tìm kiếm và sử dụng các hành động đọc thích hợp bao   gồm các chiến thuật và kỹ  năng đọc có suy nghĩ và hiệu quả  để  chủ  động giải mã  nghệ  thuật và tìm ý nghĩa thỏa đáng cho văn bản tác phẩm và giá trị  sống cho bản   thân độc giả. Vấn đề dạy học đọc hiểu ở Việt Nam có thể kể đến các công trình hiếm hoi   như  “Vấn đề  giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể”   (1968) của Trần Thanh  Đạm, Huỳnh Lý, Phan Sĩ Tấn, Đàm Gia Cẩn, Hoàng Như  Mai với những nội dung   chính làm cho HS cảm thụ được sâu sắc, đánh giá đúng đắn nhân vật trong tác phẩm  và làm cho HS cảm và hiểu được cái ý vị  trong lời kể  của tác giả  hay người kể  chuyện. Trong  “Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể”  (2003),  Nguyễn Viết Chữ đã giới thuyết về từng phương pháp và biện pháp dạy học dành   cho truyện kể dân gian và truyện kể có tác giả. Ở chuyên luận “Kỹ năng đọc hiểu Văn” (2011), Nguyễn Thanh Hùng đã giới  thiệu mô hình đọc hiểu tác phẩm tự sự với ba chỉ dẫn cụ thể: Một là hướng dẫn HS   nắm vững chất liệu ngôn ngữ  nghệ  thuật và ý nghĩa tầng cấu trúc ngôn từ  tác   phẩm. Hai là hướng dẫn HS nắm vững sản phẩm nghệ thuật và ý nghĩa tầng cấu   trúc hình tượng nghệ thuật tác phẩm. Ba là hướng dẫn HS nắm vững giá trị của tác 
  16. 16 phẩm thông qua ý nghĩa tầng cấu trúc tư  tưởng thẩm mỹ, ý vị  nhân sinh của tác   phẩm qua chủ  đề  tư  tưởng để  nâng cao năng lực nhận thức, năng lực đánh giá và   năng lực thưởng thức tác phẩm. Nguyễn Thanh Hùng nhấn mạnh rằng khi vận dụng  đọc sáng tạo tác phẩm văn xuôi tự  sự  thì cần phát huy năng lực tri giác bởi vì văn  xuôi giàu hàm lượng trí tuệ [42, 150]. Gần đây xuất hiện một số bài báo của Ngô Thị  Hy (2014) bàn về   “Đọc hiểu   truyện ngắn hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ  Văn trung học phổ  thông từ   góc độ trần thuật” đã khẳng định vai trò của trần thuật trong việc dẫn dắt HS khám  phá, phân tích một số đặc điểm riêng của nghệ thuật trần thuật. Còn bài báo của Mai   Xuân Miên (2011) “Về hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tác phẩm tự  sự   cho học sinh trung học phổ thông” đã đưa ra những nguyên tắc thiết kế hệ thống bài  tập rèn luyện kỹ năng trên một cách hợp lý. Từ   năm   2005,   Nguyễn   Thanh   Hùng   đã   đăng   trên   Báo   Văn   nghệ   số   28   (09/7/2005)   bài   viết:  “Tri   thức   đọc   hiểu   truyện   ngắn   hiện   đại”,   tác   giả   viết:  “Truyện ngắn hiện đại không hướng đến kết thúc mà hướng đến sự mở  đầu. Vấn   đề cần bàn ở đây không phải là kết thúc bằng cách nào mà là mọi chuyện bắt đầu   từ  đâu”. Chữ  mở  đầu và câu văn thứ  nhất của truyện ngắn là câu văn thao túng   toàn  bộ   sự   định   hướng  phát   triển   mạch  truyện  và   người  đọc.   Ngoài  người  kể   chuyện ra, ta cần biết, còn tồn tại người tiếp nhận truyện kể. Nó là mắt xích trung   gian giữa người kể chuyện và người đọc. Nó giúp vạch rõ hơn khuôn khổ truyện và   xác định đặc trưng người kể  góp phần nêu bật những yếu tố  chủ  đề  và sự  phát   triển cốt truyện. Bỏ  qua người tiếp nhận truyện kể thì khó có thể  hiểu những gì   bên ngoài ngôn ngữ truyện”. 1.1.3. Thành tựu nghiên cứu đọc hiểu Đọc hiểu như một lý thuyết đọc được phát triển từ Jonathal Culler và Tzevan  Todorov với thi pháp cấu trúc thể  loại và tác phẩm, thực chất là lý thuyết đọc.  Không chỉ  thế, xa hơn còn có thể  kể  tới những phác thảo của Roland Barthers về  “Khối   tạo   nghĩa”,   của   Iuri   Lotman   về  “Cấu   trúc   văn   bản   nghệ   thuật”,   của  M.Fouucault về “từ và vật” và của M. Bakhtin về “đối thoại” trong đọc hiểu.   Trực tiếp bàn về đọc hiểu chỉ thực sự bắt đầu từ cuối thế kỷ XX và lấn sang   đầu thế kỷ XXI. Đó là những ánh hồi quang làm sống động lý thuyết và bổ sung trên   cơ  sở  nghiên cứu, vận dụng của ngành lý luận phê bình văn học và giảng dạy văn   học. Ngoài thi pháp cấu trúc, thành tựu nghiên cứu và vận dụng lý thuyết đọc hiểu  còn chịu ảnh hưởng của các khuynh hướng phê bình mới Anh Mỹ năm 1920 ­ 1960, và  trào lưu hiện tượng học cùng tiếp nhận văn học của R.Ingarden, R.Jauss và W.Iser,  M.Naumann, Schlented, Kopecsi, Khơrápchencô, Bôrit Mâylăc, Nguyễn Lai, Nguyễn  Thanh Hùng, Trần Đình Sử, Huỳnh Vân, Hoàng Phong Tuấn… Cùng đó là thi pháp   học của Bakhtin, Umbéctô Êcô, Đỗ Đức Hiểu, Trần Đình Sử, Phương Lựu…
  17. 17 Nội dung lý thuyết đọc hiểu được nghiên cứu khá toàn diện trong những năm  gần đây. Một số  tác giả  nước ngoài và Việt Nam đi sâu vào bản chất đọc hiểu và  hành động đọc hiểu như  Witser, Ingarden, Anderson, Winch, Nguyễn Thanh Hùng.  Một số khác lại tìm hiểu quá trình đọc như hệ thống lĩnh hội, tiếp nhận bao gồm cả  sự  hồi  ứng của người  đọc như  Phan Trọng Luận, Nguyễn Thanh Hùng, Harvey,  Goudvis, Rosenblatt, Phạm Thị Thu Hương, Hoàng Thị Mai… Xét từ bản chất đọc hiểu là quá trình nhận thức tích cực sáng tạo của người  đọc, một số tác giả đã cố gắng làm rõ các giai đoạn và cấp độ  nhận thức gắn liền  với các dạng tư duy trong đọc hiểu văn bản như Bloom, Langer, Ruddell, Chapman,   Meister, Nguyễn Thị Hồng Nam. Đối với họ, lý thuyết nhận thức và lý thuyết biểu  hiện được vận dụng thường xuyên để  người đọc chủ  động giải mã thông điệp  nghệ thuật và kiến tạo ý nghĩa cho văn bản. Xuất phát từ  lý thuyết diễn ngôn và dụng học văn học các tác giả  Winch,  Anderson, nhóm nghiên cứu đọc [167], hay Rosenblatt, Goudvis, Birch, Diệp Quang   Ban… đều chỉ  ra các nhân tố  quan trọng chi phối trực tiếp kết quả  đọc hiểu văn  bản. Những nhân tố đó là văn cảnh, ngữ cảnh, bối cảnh tri thức, bối cảnh văn hóa,   xã hội, chính trị luôn là một áp lực đối với người đọc, văn bản và tác giả. Khuynh hướng chung của dụng học văn học là không chỉ  dựa vào ngữ  nghĩa  để  tìm nghĩa của văn bản đọc mà chủ  yếu dựa vào hành động suy luận diễn giải,  một cách đọc hiểu xem xét ngôn ngữ và việc sử dụng ngôn ngữ tác phẩm để làm gì   chứ không phải biết ngôn ngữ là cái gì. Họ không chỉ phân tích diễn ngôn tác phẩm   có ý nghĩa gì mà tìm hiểu tác phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với người đọc và xã   hội. Những tác giả này cho rằng không có một thứ ý nghĩa biệt lập nào lại tồn tại  trong văn bản mà là sự  tiềm  ẩn của nhiều nghĩa mang đặc quyền được ưu tiên và  được thừa nhận từ trước, chi phối ý nghĩa tác phẩm. Nhìn nhận về lợi ích của việc cụ thể hóa quá trình đọc hiểu văn bản và xét trên  quan điểm phương pháp luận sư  phạm nhiều tác giả  đã chú ý làm sinh động hóa   phương pháp dạy học đọc hiểu một cách đồng bộ. Trong đó tạo nên sự kết nối hợp lý  để hướng dẫn học sinh tự lực đọc hiểu bằng những ma trận, bản đồ  tư duy, kỹ năng   đọc, chiến thuật đọc, mô hình đọc hiểu, cấp độ đọc hiểu cho HS phổ thông. Đáng kể là  sự đề xuất ba cấp độ đọc của Trần Đình Sử, mô hình đọc hiểu tác phẩm văn chương   theo thể  loại và kỹ  năng đọc hiểu của Nguyễn Thanh Hùng. Ngoài ra còn có chiến  thuật đọc hiểu của Phạm Thị  Thu Hương và các cấp độc đọc hiểu của Hoàng Hòa  Bình và Nguyễn Thị Hồng Nam. Tóm lại, lý thuyết đọc hiểu tác phẩm văn chương và cách vận dụng chúng   trong nhà trường không chỉ giới hạn trong hành động đọc, cấp độ  đọc, chiến thuật   đọc để hiểu ý nghĩa cũng như giá trị của văn bản đọc mà còn giúp học sinh mở rộng  kiến thức về đặc điểm của tác phẩm văn chương, về tính mở để tự hoàn thành cùng 
  18. 18 hiệu quả biết cách đọc của công chúng. Sự tác động qua lại giữa kí hiệu nghệ thuật  và hành động đọc hiểu tạo ra hiệu quả đó. Từ tác phẩm tưởng như đơn nghĩa đối với cấu trúc bền vững, bạn đọc ­ học  sinh sẽ chinh phục nó với rất nhiều tiếp điểm được lý giải và quy chiếu ý nghĩa phù   hợp thỏa đáng mà không làm mất đi giá trị  ổn định của tác phẩm và giá trị  mở  ra ở  người đọc.   Có thể tạm thời tìm nơi cư ngụ nghĩa tác phẩm trên mặt bằng hiển hiện của  ngôn từ  tác phẩm. Ý nghĩa là sự  giao thoa giữa điều muốn bày tỏ  của nhà văn với   hiệu quả thẩm mỹ của văn bản nghệ thuật cũng có thể hiểu là ý nghĩa toát ra từ cơ  cấu hình tượng tác phẩm. Nghĩa lý của tác phẩm là nguồn cội dẫn đến những hồ nghi   để phủ định sai lầm trong nhận thức giản đơn, ngây thơ về cuộc sống. Cuối cùng là   nghĩa tình với hiệu  ứng thấu cảm của tâm hồn có nguồn gốc sâu xa trong thanh lọc  qua sự bùng nổ  cảm xúc trái chiều để  tạo ra sự hài lòng với niềm vui mới  ở người  đọc. 1.2. Nghiên cứu về tự sự học Nghiên cứu về tự sự học và dạy học đọc hiểu văn tự sự ở đây cần thấy mối  liên hệ không hoàn toàn giống nhau giữa truyện kể và tác phẩm văn xuôi tự sự hiện  đại được phát triển trên cơ sở truyện kể truyền thống.   1.2.1. Ở nước ngoài Các nhà nghiên cứu thường nhắc đến những đóng góp lý thuyết quan trọng  của V. Propp về  truyện cổ  tích thần kỳ. Trong đó V. Propp nghiên cứu “hình thái  học của truyện cổ tích” và đưa ra khái niệm “phân tích một truyện cổ tích” và cách  đọc hiểu truyện cổ tích thần kỳ theo hình thái học. Vấn đề  trung tâm của truyện kể  truyền thống hay tác phẩm văn xuôi tự  sự  sau này được nhấn mạnh vào hình tượng nhân vật. V. Propp đã chỉ ra đặc trưng của  nhân vật trong truyện cổ  tích là nhân vật chức năng được giao phó để  thực hiện  chức năng đó bằng hành động. Nói chung khi nhận biết chức năng hãy bỏ  qua một bên nhân vật hành động   nào mà dựa vào ý nghĩa của bản thân hành động. Trong tiến trình hành động, bản   thân hành động này được xem xét để  xác định và đánh giá ý nghĩa của nó đối với  nhân vật chính và đối với tiến trình hành động. Thành tựu lớn lao của V. Propp đã hé mở ra những nội dung lý thuyết và cách   vận dụng chúng trong việc đọc hiểu truyện kể. Trước hết là đọc ra từng yếu tố hợp   thành kết cấu truyện để xác định ý nghĩa của nó, rồi phải đọc tiếp từ nghĩa kết cấu   đơn giản đến cấu trúc hình thức nghệ thuật mà hiểu ý nghĩa. Hiểu nghĩa chỉ cần trả  lời câu hỏi là gì? Với sự  phân giải. Còn đọc hiểu ý nghĩa phải bắt đầu trả  lời câu   hỏi vì sao tác giả lại vận dụng những tình tiết, biến cố như thế trong kết cấu hình  thức tự sự để người đọc suy luận ra ý nghĩa.
  19. 19 Ở  Đức, hai anh em Grimm với những truyện cổ tích được sưu tập đã minh  chứng cho lý thuyết truyện kể và gián tiếp góp phần hiểu lý thuyết truyện kể. Gần   gũi với lý thuyết tự sự học hiện đại phải kể đến công trình “Thi pháp văn xuôi” của  Todorov [148]. Đóng góp quan trọng của tác giả là tìm hiểu những biến đổi, chuyển   dạng của kể chuyện tập trung vào sự sáng tạo hình thức tự sự một cách nghệ thuật  và vạch ra con đường đọc truyện kể từ  thế  giới tưởng tượng của tác giả  trong tác   phẩm văn xuôi tự sự đến thế giới tưởng tượng của người đọc để đồng sáng tạo ra  một truyện kể theo điểm nhìn và năng lực hư cấu của người đọc. Tiếp đến là công trình  “Chính mình như  một người khác”  của P. Ricoeur  [124] đã đi sâu nghiên cứu tính cách nhân vật dựa vào tính ổn định về các trạng thái  tinh thần bộc lộ  liên tục có thể  đo đếm và cảm nhận được sự  phong phú của tính   cách để phân biệt nhân vật chính và nhân vật phụ. P. Ricoeur cũng khẳng định  “bản   sắc nhân vật là cấu tố quan trọng nhất trong tác phẩm tự sự. Những mưu toan làm   biến mất nhân vật thì cũng có nghĩa là làm mất đi đặc sắc của truyện kể” . P.  Ricoeur  ủng hộ nghệ thuật ngôn ngữ  miêu tả  xen vào lời kể  để  tạo ra “sự  lạ  hóa”   trong lời kể như Sklovsky (Nga) và A. Robbe (Pháp) đã khởi xướng. Sự  bất ngờ  là L. Vygotxky [164], một nhà tâm lý học kiệt xuất đã đóng góp   cho tự  sự  học những phát hiện mới như  đọc tác phẩm truyện kể  để  thanh lọc tâm   hồn. Sự  thanh tâm  ấy có được do những xúc cảm đối nghịch trong khi đọc truyện  kể, vượt qua cảm xúc bình thường của người đọc đã tiếp nhận những cảm xúc   thẩm mỹ do hình thức nghệ thuật truyện kể tác động để người đọc đạt tới bản chất   tốt đẹp của con người. L. Vygotxky khẳng định vai trò nhận thức và sức sáng tạo  trong văn học nghệ thuật với hai quan điểm lý luận: “nghệ thuật như một sự nhận   thức” và “nghệ thuật như một thủ pháp”. L. Vygotxky là nhà tâm lý học nghệ  thuật tài năng bên cạnh một nhà tâm lý   học phát triển danh tiếng vì ông chính là một người đọc chuyên nghiệp về văn học  kinh điển, đọc Lép Tônxtôi, Crưcốp, Bunhin, Seechpia, Létxing… với một khả năng   am hiểu tinh tường. Trên thế  giới, người ta đã nghiên cứu sâu đặc trưng thể  loại tự  sự  có liên  quan đến đọc hiểu để  sau này A. Compagnon [28] xem   “thể  loại là mô hình đọc   hiểu”. Thời cổ  đại Platon đã đề  xướng vấn đề  “đối thoại” mà sau này M. Bakhtin  phát triển thành nguyên lý đối thoại trong truyện kể. Còn Aristôt thì phát triển khái  niệm mô phỏng và sau này N. Prye hiểu mô phỏng hay bắt chước của thi học Aristôt  có hàm nghĩa bổ sung sự nhận thức cho nó, chứ không phải là sự sao chép thành một   phiên bản như  đúc. Mô phỏng thể  hiện sự  nhận thức riêng thuộc con người. Nói   cách khác mô phỏng là cách thức con người xây dựng thế giới trong thế giới. Đầu thế  kỷ  XIX các tác giả  như  J. Lockhart và P. Lubbock đã đưa ra khái  niệm khoảng cách tự  sự. Còn F. Forster thì tập trung phân biệt cốt truyện và câu 
  20. 20 chuyện. Một vài tác giả  như  Wayne Boooth và Franz Stankel (1971, 1984) đã hệ  thống hóa các “dạng thức tự sự”. Tự  sự  học hiện đại được xem là lý thuyết có tính khoa học liên ngành vì tự  sự học được tiếp cận theo lý thuyết đương đại khác nhau như  cấu trúc luận, hiện   tượng học, nhân loại học, Fonklore, lý thuyết diễn ngôn, luận giải học… để  hình   thành khung lý luận cơ  bản phổ biến mà các bộ  môn khoa học, nghệ  thuật theo đó  bổ  sung các yếu tố  có giá trị  của tự  sự  học vào mình. Tự  sự  học để  lại dấu vết  trong lịch sử  hội họa, báo chí, điện  ảnh, truyền hình, phát thanh, diễn ngôn chính   luận.  Sự chi phối lý luận của chủ nghĩa cấu trúc bắt đầu vào những năm 1966 với   công trình “Phân tích cấu trúc truyện kể” với “khối tạo nghĩa” trong phân tích cốt  truyện của R. Barthes và “cấu trúc truyện kể” của Greimas đã làm phong phú những  gợi mở để đọc hiểu truyện kể rất nhiều. Người quan tâm đổi mới phương thức miêu tả  để  lạ  hóa truyện kể  chính là   A. Grillet. Bản thân thuật ngữ tự sự học là do Todorov khai sinh trong  “Công trình  ngữ pháp mười ngày”. Lời kể, cách kể, ngôn ngữ trần thuật, người kể, hành động   kể, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu, trong tự sự học hiện đại là đóng góp chủ yếu  của cấu trúc luận Todorov. Những khái niệm then chốt của tự  sự  học mà cấu trúc luận phát triển trở  thành lý thuyết công cụ  để  phân tích và đọc hiểu truyện kể  văn xuôi có hiệu quả.   Việc đọc để tìm hiểu nghĩa và ý nghĩa của tác phẩm tự sự chịu ảnh hưởng của năng   lực người đọc và ngữ  cảnh kể, bối cảnh tri thức của văn hóa đọc. Điều đó được   trình bày hầu hết trong những nghiên cứu sau này của Rimon và Kenen, Todorov,  Barthes và của Hamburger về “hư cấu tự sự”, “hệ thống đối thoại” hay về “chủ thể  sáng tạo ­ tác giả” với tư cách người kể dấu mặt trong tác phẩm tự sự. 1.2.2. Ở Việt Nam Theo chúng tôi, lý thuyết và một phần của vận dụng lý thuyết tự  sự  học  được nghiên cứu khái quát trong các từ điển văn học của Lại Nguyên Ân, của Lê Bá   Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử và bộ từ điển mới của Đỗ Đức Hiểu, Phùng  Văn Tửu, Trần Hữu Tá, Nguyễn Huệ Chi. Công trình tập thể  với những khía cạnh phong phú về  tự  sự  học trong công   trình “Tự  sự  học và một số  vấn đề  lý luận và lịch sử” do Trần Đình Sử  chủ  biên  [130] là tài liệu tham khảo hữu ích cho luận án. Ngược về lịch sử nghiên cứu truyện kể theo truyến thống lý thuyết tự sự học   có công trình “Mấy nghiên cứu ứng dụng học thuyết của V. Propp về Folklore” của  Đỗ Bình Trị [150], người đầu tiên dịch và giới thiệu “Hình thái học truyện cổ tích”  vào Việt Nam. Quan điểm lý thuyết của tác giả  là muốn nghiên cứu truyện cổ  tích  phải bắt  đầu phân tích cấu trúc  để  nhận diện các đơn vị  bất biến của yếu tố  truyện. Từ đó xác định nghĩa, sau liên kết các nghĩa sẽ hiểu ý nghĩa toàn truyện. Bên 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2