Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Dạy học môn Giáo dục học ở trường đại học sư phạm có mô phỏng các yếu tố của truyền hình
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm xác định các biện pháp dạy học môn Giáo dục học ở trường đại học sư phạm có mô phỏng các yếu tố của truyền hình nhằm nâng cao hiệu quả học tập của SV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên trong các trường đại học sư phạm. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Dạy học môn Giáo dục học ở trường đại học sư phạm có mô phỏng các yếu tố của truyền hình
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ------------------ ĐÀO THỊ NGỌC ANH DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CÓ MÔ PHỎNG CÁC YẾU TỐ CỦA TRUYỀN HÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ------------------ ĐÀO THỊ NGỌC ANH DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CÓ MÔ PHỎNG CÁC YẾU TỐ CỦA TRUYỀN HÌNH Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 9.14.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ TUYẾT OANH HÀ NỘI - 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận án Đào Thị Ngọc Anh
- ii LỜI CẢM ƠN ----***---- Để có được công trình nghiên cứu này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Sau đại học, Phòng Đào tạo - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Đảng ủy, Ban chủ nhiệm Khoa Tâm lý – giáo dục học, tới Bộ môn Lý luận dạy học, đến tất cả quý thầy giáo, cô giáo, các đồng nghiệp – nơi tôi đang công tác đã động viên, ủng hộ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, nâng cao trình độ. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên của trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Đà Nẵng thuộc Đại học Đà Nẵng đã hợp tác và giúp đỡ tôi nghiên cứu. Đặc biệt, tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS. TS. Trần Thị Tuyết Oanh, cán bộ hướng dẫn khoa học, người đã chỉ bảo, tư vấn, định hướng cho tôi về mặt học thuật, giúp tôi thể hiện ý tưởng nghiên cứu cũng như truyền đạt cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học để tôi hoàn tất đề tài nghiên cứu này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, trở thành điểm tựa tinh thần, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Đào Thị Ngọc Anh
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................ii MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ....................................................................................... viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ...............................................................................................ix MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu......................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................3 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................4 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .............................................................................4 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .....................................................4 8. Những luận điểm bảo vệ .........................................................................................7 9. Đóng góp mới của luận án ......................................................................................7 10. Cấu trúc luận án ....................................................................................................8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CÓ MÔ PHỎNG CÁC YẾU TỐ CỦA TRUYỀN HÌNH ................................................................................................................. 9 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ...........................................................................9 1.1.1. Nghiên cứu về dạy học môn Giáo dục học .......................................................9 1.1.2. Nghiên cứu về dạy học mô phỏng...................................................................12 1.1.3. Nghiên cứu về ứng dụng truyền hình vào trong dạy học ................................16 1.2. Dạy học môn Giáo dục học ở trường đại học sư phạm ................................20 1.2.1. Khái niệm dạy học ở trường đại học và dạy học môn Giáo dục học ..............20 1.2.2. Vai trò của môn Giáo dục học trong trường ĐHSP ........................................21 1.2.3. Các thành tố của quá trình dạy học môn Giáo dục học ..................................22 1.2.4. Định hướng đổi mới dạy học môn Giáo dục học ở trường ĐHSP ..................23 1.3. Những vấn đề lý luận của việc vận dụng các yếu tố của truyền hình vào trong dạy học môn Giáo dục học ...........................................................................26 1.3.1. Khái niệm truyền hình và các khái niệm liên quan .........................................26 1.3.2. Vai trò của truyền hình đối với dạy học môn Giáo dục học ở trường đại học sư phạm .....................................................................................................................30 1.3.3. Các yếu tố của truyền hình và khả năng vận dụng chúng trong dạy học môn GDH ở trường đại học sư phạm ................................................................................33
- iv 1.4. Lý luận về dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình ..............................................................................................................37 1.4.1. Khái niệm mô phỏng và phân loại mô phỏng .................................................37 1.4.2. Khái niệm dạy học mô phỏng và dạy học môn GDH có mô phỏng các yếu tố của truyền hình ..........................................................................................................40 1.4.3. Các quan điểm và lý thuyết sư phạm làm căn cứ cho dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình ............................................................42 1.4.4. Đặc trưng của dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình ............................................................................................................................45 1.4.5. Những yêu cầu đảm bảo hiệu quả dạy học môn GDH ở trường ĐHSP có mô phỏng các yếu tố của truyền hình ..............................................................................52 Kết luận chương 1 ...................................................................................................54 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CÓ MÔ PHỎNG CÁC YẾU TỐ CỦA TRUYỀN HÌNH ...............................................................................................................55 2.1. Khái quát về quá trình khảo sát .....................................................................55 2.1.1. Mục đích, nội dung khảo sát ...........................................................................55 2.1.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát .........................................................................55 2.1.3. Phương pháp khảo sát .....................................................................................56 2.1.4. Xử lý kết quả khảo sát .....................................................................................57 2.2. Kết quả khảo sát ...............................................................................................57 2.2.1. Thực trạng dạy học môn GDH ở trường đại học sư phạm.............................57 2.2.2. Thực trạng học tập môn Giáo dục học của sinh viên ......................................63 2.2.3.Thực trạng tác động của truyền hình đến hoạt động học tập của SV trong QTDH môn GDH ......................................................................................................66 2.2.4. Thực trạng vận dụng các yếu tố của truyền hình vào trong dạy học môn Giáo dục học ......................................................................................................................68 2.3. Đánh giá chung về thực trạng .........................................................................85 2.3.1. Ưu điểm ...........................................................................................................85 2.3.2. Hạn chế............................................................................................................85 2.3.3. Nguyên nhân ....................................................................................................86 Kết luận chương 2 ...................................................................................................87 CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CÓ MÔ PHỎNG CÁC YẾU TỐ CỦA TRUYỀN HÌNH ..........89 3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp ...............................................................89 3.1.1. Đảm bảo quá trình dạy học mang tính thống nhất, thực hiện theo mục tiêu và nội dung chương trình dạy học môn Giáo dục học ...................................................89 3.1.2. Đảm bảo tính kỹ thuật và tính nghệ thuật của các biện pháp .........................89 3.1.3. Các biện pháp dạy học phải có tính chuyển giao. ...........................................89 3.1.4. Các biện pháp phải có mối liên hệ biện chứng và có tính liên tục, kế thừa ....90
- v 3.2. Các biện pháp dạy học môn GDH ở trường đại học sư phạm có mô phỏng các yếu tố của truyền hình ......................................................................................90 3.2.1. Biện pháp 1: Thiết kế kịch bản dạy học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình theo các chủ đề của môn GDH .........................................................................90 3.2.2. Biện pháp 2: Thiết lập các điều kiện để tổ chức hiệu quả dạy học môn GDH có mô phỏng các yếu tố của truyền hình .................................................................103 3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức giờ học môn GDH có mô phỏng các yếu tố của truyền hình ..........................................................................................................................107 3.2.4. Biện pháp 4: Đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo tiếp cận quá trình trong dạy học môn GDH có mô phỏng các yếu tố truyền hình ..............................111 3.3. Thực nghiệm các biện pháp dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình ..........................................................................................114 3.3.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm ..............................................................114 3.3.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm lần 1 các biện pháp dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình .................................................................117 3.3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm lần 2 các biện pháp dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình .................................................................127 3.4. Các điều kiện để chuyển giao các biện pháp dạy học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình ...............................................................................................................134 Kết luận chương 3 .................................................................................................137 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..............................................................................139 1. Kết luận ..............................................................................................................139 2. Khuyến nghị .......................................................................................................140 2.1. Đối với các trường đại học sư phạm ................................................................140 2.2. Đối với giảng viên giảng dạy môn Giáo dục học.............................................141 2.3. Đối với sinh viên đại học sư phạm ...................................................................141 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................143 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................145 PHỤ LỤC LUẬN ÁN ........................................................................................................ 1
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ ĐC Đối chứng ĐC1 Đối chứng lần 1 ĐH Đại học ĐHSP Đại học Sư phạm ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình GDH Giáo dục học GV Giảng viên HTDH Hình thức dạy học KTDH Kỹ thuật dạy học MC Master of Ceremonies (người dẫn chương trình) MT Mục tiêu MP Mô phỏng NL Năng lực PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạy học PPGD Phương pháp giáo dục QTDH Quá trình dạy học SV Sinh viên SVĐHSP Sinh viên Đại học Sư phạm SVSP Sinh viên sư phạm TCH Tích cực hóa TN Thực nghiệm TN1 Thực nghiệm lần 1 TN2 Thực nghiệm lần 2 TNSP Thực nghiệm sư phạm TTC Tính tích cực
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Ví dụ về chủ đề môn GDH được xây dựng theo cách truyền thống và theo cách mô phỏng các chủ đề của chương trình truyền hình 36 Bảng 1.2. Sự khác biệt giữa kịch bản truyền hình và kịch bản dạy học 48 Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu đối tượng khảo sát là sinh viên 56 Bảng 2.2. Đặc điểm mẫu đối tượng khảo sát là giảng viên 56 Bảng 2.3. Ý kiến của GV và SV về vai trò môn Giáo dục học trong đào tạo giáo viên 58 Bảng 2.4. Định hướng đổi mới dạy học môn Giáo dục học cơ bản nhất 61 Bảng 2.5. Ý kiến của SV về các điều kiện để nâng cao kết quả học tập và hứng thú học tập môn Giáo dục học 65 Bảng 2.6. Các yếu tố của truyền hình tác động đến hoạt động học tập của sinh viên 68 Bảng 2.7. Mức độ sinh viên thích các thể loại chương trình truyền hình 69 Bảng 2.8. Ý kiến của GV về mức độ phù hợp vận dụng các thể loại chương trình truyền hình vào trong dạy học môn GDH 71 Bảng 2.9. Ý kiến của SV về những ưu thế của tổ chức dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng kịch bản truyền hình 75 Bảng 2.10. Ý kiến của SV về những ưu thế của việc mô phỏng phong cách và kỹ thuật tương tác truyền hình trong không gian văn hóa truyền thông 77 Bảng 2.11. Ý kiến của GV và SV về các tác động tích cực của việc vận dụng các yếu tố của truyền hình đến dạy học môn GDH 79 Bảng 2.12. Những điều kiện cần thiết để vận dụng thành công các yếu tố của truyền hình vào trong dạy học môn GDH 80 Bảng 2.13. Mức độ quan trọng của những năng lực sư phạm của người giảng viên 81 Bảng 2.14. Những nội dung sinh viên cần chuẩn bị để vận dụng thành công các yếu tố của truyền hình vào trong dạy học môn Giáo dục học 82 Bảng 3.1. Kỹ thuật “Tôi đã biết, tôi chưa biết, tôi cần biết và tôi muốn biết” 93 Bảng 3.2. Phiếu đánh giá bối cảnh dạy học 95 Bảng 3.3. Bảng ý tưởng dạy học của giảng viên 96 Bảng 3.4. Mức độ khả thi của các ý tưởng dạy học 96 Bảng 3.5. Nguyên tắc thiết kế mục tiêu dạy học theo chủ đề 98 Bảng 3.6. Bảng mô tả các phương pháp dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình 100 Bảng 3.7. Phiếu đánh giá bối cảnh dạy học ở lớp TN lần 1 117 Bảng 3.8. Bảng mô tả các phương pháp dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình trong lần TN1 120 Bảng 3.9. Mức độ năng lực sáng tạo của SV lớp TN 1 121 Bảng 3.10. Tần suất mức độ các NL của nhóm TN1 và ĐC1 trước thực nghiệm 122 Bảng 3.11. Phiếu đánh giá bối cảnh dạy học ở lớp TN lần 2 128
- viii Bảng 3.12. Mức độ năng lực sáng tạo của SV lớp TN2 130 Bảng 3.13. Động cơ học môn Giáo dục học trước và sau thực nghiệm của SV lớp TN2 133 Bảng 3.14. Kịch bản dạy học mô phỏng chương trình “Ơn giời cậu đây rồi!” cho toán tiểu học (Bài diện tích hình chữ nhật ) 135 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Các định hướng đổi mới dạy học môn Giáo dục học 60 Biểu đồ 2.2. Thực trạng hứng thú học tập môn Giáo dục học của sinh viên 63 Biểu đồ 2.3. Tác động của truyền hình đến hoạt động học tập của sinh viên 67 Biểu đồ 2.4. Ý kiến của GV về các yếu tố của chương trình truyền hình có thể 73 tạo ý tưởng mới cho dạy học môn Giáo dục học Biểu đồ 3.1. Kết quả học tập cuối kỳ môn GDH của SV nhóm TN1 và ĐC1 124 Biểu đồ 3.2. Động cơ học môn Giáo dục học của SV lớp TN1 trước và sau 125 thực nghiệm Biểu đồ 3.3. Kết quả học tập cuối kỳ môn Giáo dục học của sinh viên lớp 132 TN2 (tính theo tỷ lệ %)
- ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Mô hình truyền thông tuyến tính 33 Sơ đồ 1.2. Mô hình truyền thông chu kỳ theo Jakobson 34 Sơ đồ 1.3. Cấu trúc quá trình mô phỏng 38 Sơ đồ 1.4. Cấu trúc phương pháp mô phỏng trong dạy học 38 Sơ đồ 1.5. Các giờ học mô phỏng 40 Sơ đồ 1.6. Đối thoại văn hóa giữa giảng viên và sinh viên dựa trên trục nhận 45 thức “Tôi là chủ thể văn hóa” Sơ đồ 3.1. Các biện pháp dạy học môn GDH ở trường đại học sư phạm có mô 90 phỏng các yếu tố của truyền hình Sơ đồ 3.2. Các giai đoạn thiết kế kịch bản dạy học có mô phỏng các yếu tố 91 của truyền hình Sơ đồ 3.3. Các nội dung dạy học sinh viên đã biết 93 Sơ đồ 3.4. Các nội dung dạy học sinh viên chưa biết 93 Sơ đồ 3.5. Các nội dung dạy học sinh viên muốn biết 94 Sơ đồ 3.6. Kỹ thuật graph thể hiện các nội dung theo từng chủ đề dạy học 97 Sơ đồ 3.7. Mẫu cây mục tiêu dạy học 99 Sơ đồ 3.8. Mô hình cấu trúc phương pháp dạy học có mô phỏng các yếu tố 101 của các chương trình truyền hình đã dựng sẵn Sơ đồ 3.9. Mô hình cấu trúc phương pháp dạy học có mô phỏng các yếu tố 102 của chương trình truyền hình không có sẵn Sơ đồ 3.10. Phân loại học liệu 103 Sơ đồ 3.11. Một số mô hình tương tác thuận giữa SV với SV trong giờ học 104 Sơ đồ 3.12. Mô hình tương tác SV với SV theo góc quan điểm đối lập 104 Sơ đồ 3.13. Một số mô hình tương tác giữa GV với SV trong giờ học 105 Sơ đồ 3.14. Các khâu của một giờ học môn GDH có mô phỏng các yếu tố của 107 truyền hình Sơ đồ 3.15. Cây mục tiêu dạy học trong lần TN1 119
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Trong hệ thống những môn học của các trường đại học sư phạm (ĐHSP), môn Giáo dục học (GDH) là một môn học đặc thù có vị trí đặc biệt quan trọng. Đây là môn học thể hiện trực tiếp đặc trưng nghề nghiệp, đặt cơ sở ban đầu quan trọng về mặt nghiệp vụ cho việc đào tạo giáo viên. Môn Giáo dục học trang bị cho sinh viên (SV) những lý luận cơ bản, hiện đại về giáo dục, hình thành cho sinh viên những năng lực nghề để sau khi ra trường họ có thể tiến hành tốt các hoạt động dạy học và giáo dục, tạo điều kiện cho họ không ngừng tự nâng cao năng lực sư phạm nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên thực tế cho thấy, dạy học môn học này hiện nay ở các trường đại học sư phạm vẫn mang tính hàn lâm, nặng về trang bị cho sinh viên lý thuyết hơn là phát triển ở những năng lực và lòng yêu nghề. Để giải quyết vấn đề đổi mới dạy học môn Giáo dục học, trong phạm vi luận án này chúng tôi gắn đổi mới dạy học môn này với việc vận dụng các yếu tố của truyền hình – một lĩnh vực truyền thông thâm nhập sâu, rộng vào các lĩnh vực đời sống xã hội hiện nay, trong đó có giáo dục, từ đó hình thành nên một lý thuyết giáo dục và Giáo dục học mới – giáo dục và Giáo dục học truyền thông. Ý tưởng nghiên cứu này xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của phương tiện thông tin đại chúng điện tử, trong đó phải kể đến truyền hình. Truyền hình giờ đây không chỉ đơn thuần là một không gian giải trí của con người mà còn là một nguồn cung cấp thông tin, một không gian giao lưu, học tập. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu hiện nay về ứng dụng truyền hình vào trong dạy học chưa hề đề cập đến việc khai thác loại truyền thông đại chúng này như là những phiên bản để giúp cho giảng viên (GV) có những ý tưởng mới trong việc thay đổi cách thức tổ chức những giờ học, tạo điều kiện cho sinh viên làm việc với thông tin một cách đa chiều, phát huy ở họ năng lực sáng tạo, năng lực phân tích và phê phán vấn đề. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn về đổi mới dạy học môn Giáo dục học ở trường ĐHSP, từ những thiếu hụt kể trên trong nghiên cứu lý luận về mối liên hệ giữa dạy học và truyền hình trong phạm vi luận án này chúng tôi đề xuất hướng nghiên cứu dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình.
- 2 Dạy học môn GDH có mô phỏng các yếu tố sẽ tạo ra những thay đổi về chất đối với các phương diện sau của dạy học môn học này: - Thứ nhất là dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình sẽ tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên hoạt động trong một môi trường tương tác đa chiều giữa giảng viên với sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên, sinh viên với nhân vật sự kiện….. thông qua việc áp dụng một cách có hệ thống các phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học riêng biệt được lựa chọn và xây dựng trên cơ sở những lý thuyết, quan điểm dạy học hiện đại nhất hiện nay. - Thứ hai là thiết kế và tổ chức dạy học môn Giáo dục học ở trường ĐHSP có mô phỏng các yếu tố của truyền hình sẽ làm cho quá trình dạy học môn học này không ngừng vận động, phát triển theo một hướng mới mà ở đó việc học tập trở nên gần gũi với cuộc sống của sinh viên hơn, bởi vì sự việc và con người trên truyền hình là những việc thật, người thật. - Thứ ba, dạy học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình đáp ứng được yêu cầu hiện nay về việc đa dạng hóa phương pháp (PP), hình thức dạy học (HTDH) môn Giáo dục học, gắn dạy học môn học này với thực tiễn. Hướng dạy học này sẽ tạo điều kiện cho sinh viên nắm bắt một cách nhanh chóng các thông tin giáo dục của đất nước và thế giới thông qua việc nghiên cứu các tư liệu sinh động, đa dạng về hình thức và nội dung, tạo nên sự khác biệt với dạy học truyền thống, dựa chủ yếu vào sự tương tác giữa người dạy và người học với tư liệu học tập chính chỉ là giáo trình. - Thứ tư, dạy học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình được thiết kế và tổ chức theo các quan điểm tiếp cận, các lý thuyết của các ngành khoa học khác nhau (báo chí, xã hội học, tâm lý học, Giáo dục học) trong đó các quan điểm tiếp cận, các lý thuyết sư phạm sẽ đóng vai trò của nền tảng, các quan điểm, lý thuyết của các ngành khoa học khác sẽ đóng vai trò hỗ trợ. Điều này sẽ tạo ra sự mới mẻ từ khâu thiết kế, tổ chức cho đến khâu kiểm tra, đánh giá của quá trình dạy học môn học này. Tuy nhiên hiện nay, trong thực tế dạy học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình chưa được áp dụng một cách đầy đủ, một cách có hệ thống. Các giảng viên dạy học môn GDH ở trường ĐHSP chỉ dừng lại dạy học theo kịch bản truyền hình một cách tự phát, lẻ tẻ, không có lý luận khoa học chỉ dẫn. Hiện tại chưa có nhiều công
- 3 trình nghiên cứu sâu về vấn đề này. Tính cấp thiết và tính mới mẻ của dạy học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình cho thấy loại hình dạy học này đáp ứng được yêu cầu của lý luận khoa học giáo dục và thực tiễn đào tạo giáo viên hiện nay. Xuất phát từ những luận điểm lý luận và thực tiễn nêu trên chúng tôi đã hình thành tên đề tài nghiên cứu là “Dạy học môn Giáo dục học ở trường đại học sư phạm có mô phỏng các yếu tố của truyền hình”. Qua đây chúng tôi mong muốn đóng góp một phần vào việc nâng cao chất lượng dạy- học môn Giáo dục học trong trường đại học sư phạm. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc vận dụng các yếu tố của truyền hình vào trong dạy học môn Giáo dục học, từ đó xác định các biện pháp dạy học môn GDH ở trường ĐHSP có mô phỏng các yếu tố của truyền hình nhằm nâng cao hiệu quả học tập của SV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên trong các trường đại học sư phạm. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học môn Giáo dục học ở trường ĐHSP. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quá trình dạy học môn Giáo dục học ở trường ĐHSP có mô phỏng các yếu tố của truyền hình. 4. Giả thuyết khoa học Các yếu tố của truyền hình có khả năng tạo ra sự thay đổi tích cực cho đổi mới dạy học môn GDH trong các trường ĐHSP. Nếu xây dựng được các biện pháp dạy học môn học này ở trường ĐHSP có mô phỏng các yếu tố của truyền hình bao gồm việc thiết kế kịch bản dạy học theo các chủ đề môn GDH, thiết lập được các điều kiện dạy học cần thiết, đồng thời tổ chức giờ học hợp lý với hệ thống đánh giá phù hợp thì sẽ nâng cao được kết quả học tập của SV thể hiện ở việc phát triển trình độ năng lực sáng tạo và các năng lực nghề của họ (năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể) và bồi dưỡng cho họ động cơ, hứng thú học tập môn Giáo dục học.
- 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học môn Giáo dục học ở trường ĐHSP có mô phỏng các yếu tố của truyền hình. 5.2. Xác định cơ sở thực tiễn của dạy học môn Giáo dục học ở trường ĐHSP có mô phỏng các yếu tố của truyền hình. 5.3. Đề xuất các biện pháp dạy học môn Giáo dục học ở trường ĐHSP có mô phỏng các yếu tố của truyền hình và thực nghiệm các biện pháp dạy học. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung nghiên cứu Trong đề tài này chúng tôi lựa chọn truyền hình, một lĩnh vực truyền thông đại chúng có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội để mô phỏng khi thiết kế và tổ chức quá trình dạy học môn Giáo dục học. Trong các yếu tố của truyền hình, chúng tôi tập trung mô phỏng các yếu tố nội dung, kịch bản, format, phong cách, kỹ thuật và môi trường tương tác trong khi thiết kế và tổ chức dạy học môn GDH. 6.2. Về phạm vi nghiên cứu - Luận án tiến hành khảo sát ý kiến trên 1080 sinh viên đại học sư phạm thuộc các khoa tự nhiên và các khoa xã hội (SV chính quy) và 46 cán bộ giảng viên có tham gia giảng dạy môn Giáo dục học của các trường ĐHSP có tính đại diện trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam bao gồm: Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Hà Nội II, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. - Trong phạm vi luận án này chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) ở 2 lớp SV chính quy năm thứ nhất ở trường ĐHSP Hà Nội. Tổng số SV tham gia TNSP là 139 SV được tiến hành trong hai năm học (2017 - 2018) và (2018 - 2019). 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận nghiên cứu đề tài Để tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi vận dụng một số quan điểm phương pháp luận nghiên cứu như sau: - Quan điểm hệ thống–cấu trúc: Quan điểm này được tác giả vận dụng trong luận án thể hiện ở việc nghiên cứu quá trình dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình như một hệ thống toàn vẹn với một cấu trúc nhất định bao gồm các thành tố như mục tiêu, nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học,
- 5 phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học, hoạt động dạy và hoạt động học, kết quả dạy học đạt được. Từ đó xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các thành tố của quá trình dạy học môn GDH có mô phỏng các yếu tố của truyền hình để tìm ra những đặc trưng chung của quá trình này. - Quan điểm lịch sử- lôgic: Việc vận dụng quan điểm này trong luận án thể hiện ở chỗ tác giả tổng hợp và phân tích theo chiều dài lịch sử các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về dạy học môn Giáo dục học, dạy học mô phỏng, về ứng dụng truyền hình vào trong dạy học để viết tổng quan nghiên cứu vấn đề. Đồng thời, tác giả luận án luôn xem xét toàn bộ sự phát triển quá trình dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình theo diễn biến thời gian: bắt đầu, phát triển và kết thúc quá trình dạy học. - Quan điểm thực tiễn: Việc vận dụng quan điểm thực tiễn vào trong luận án được chứng minh ở những luận điểm về tính cấp thiết của đề tài mà một phần quan trọng của nó là xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn dạy học môn Giáo dục học hiện nay ở trường ĐHSP. Tiếp theo tác giả khảo sát thực trạng dạy học môn Giáo dục học và thực trạng nhận thức của sinh viên, giảng viên về việc vận dụng các yếu tố của truyền hình vào trong dạy học môn Giáo dục học ở các trường ĐHSP đại diện cho ba miền bắc, trung, nam để xác định cơ sở thực tiễn của việc xây dựng các biện pháp dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình. Cuối cùng tác giả đã lấy thực tiễn để chứng minh giá trị và hiệu quả của các biện pháp dạy học này thông qua phần thực nghiệm sư phạm. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Tác giả luận án tiến hành nghiên cứu các tài liệu trong nước và trên thế giới có liên quan đến vấn đề dạy học môn Giáo dục học, thực tiễn và lý luận dạy học mô phỏng ở trường đại học, vấn đề ứng dụng truyền hình vào trong dạy học sau đó tiến hành phân tích và hệ thống hoá lại để làm cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu lý luận được sử dụng ở đây bao gồm : phân tích và tổng hợp tài liệu; khái quát hóa và trừu tượng hóa; so sánh và hệ thống hóa lý thuyết;
- 6 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi (anketa) với hai mẫu dành cho cán bộ giảng dạy môn Giáo dục học và các sinh viên thuộc các khoa khác nhau của một số trường ĐHSP để khảo thực trạng dạy học môn Giáo dục học và thực trạng nhận thức của sinh viên, giảng viên về việc vận dụng các yếu tố của truyền hình vào trong dạy học môn Giáo dục học. Phiếu hỏi còn được sử dụng để khảo sát ý kiến của sinh viên sau quá trình thực nghiệm sư phạm để thu thập thêm thông tin. 7.2.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Chúng tôi tiến hành thực nghiệm các biện pháp dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình cho sinh viên các khoa cơ bản của trường Đại học Sư phạm Hà Nội để chứng minh giá trị thực tiễn của các biện pháp mà chúng tôi xây dựng. 7.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, tác giả nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của sinh viên để đánh giá tác động của dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình đến năng lực và động cơ, hứng thú học tập môn học này của sinh viên. 7.2.2.4. Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp phỏng vấn được thực hiện kết hợp với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi khi tác giả luận án tiến hành khảo sát thực tiễn nhằm làm rõ hơn các thông tin thu thập được. - Phương pháp phỏng vấn còn được tác giả luận án sử dụng trong quá trình thực nghiệm sư phạm nhằm thu thập bổ sung thông tin cho quá trình thực nghiệm một cách toàn diện hơn. 7.2.2.5. Phương pháp quan sát: Phương pháp này được sử dụng để quan sát các biểu hiện bên ngoài của hứng thú học tập của sinh viên các lớp thực nghiệm trong quá trình tổ chức dạy học môn GDH có mô phỏng các yếu tố của truyền hình. 7.2.3 Phương pháp toán thống kê: Sử dụng toán thống kê để phân tích, tổng hợp số liệu thu được sau khi khảo sát thực tiễn và thực nghiệm sư phạm với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS để từ đó rút ra những kết luận phù hợp.
- 7 8. Những luận điểm bảo vệ 8.1. Truyền hình có vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin, phổ biến tri thức, tác động tích cực đến nhận thức, nhu cầu, hứng thú của con người. Vận dụng các yếu tố của truyền hình trong dạy học môn GDH ở trường ĐHSP được xem như một con đường để nâng cao hiệu quả học tập của SV. 8.2. Dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình là sự thay đổi cách thức xây dựng nội dung dạy học và cách thức tương tác giữa các chủ thể trong quá trình dạy học (QTDH), chú trọng hình thành và phát triển năng lực nghề, lòng yêu nghề cho sinh viên đại học sư phạm. 8.3. Xác định được các biện pháp dạy học môn GDH ở trường ĐHSP có mô phỏng các yếu tố của truyền hình, tập trung vào việc thiết kế các kịch bản dạy học theo các chủ đề môn GDH, thiết lập được các điều kiện dạy học cần thiết, tổ chức các giờ học hợp lý và xây dựng hệ thống đánh giá phù hợp sẽ nâng cao được hiệu quả học tập của SV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên hiện nay. 9. Đóng góp mới của luận án Về lý luận: - Làm sâu sắc, phong phú hơn lý luận về dạy học môn GDH ở trường ĐHSP, trong đó nghiên cứu đổi mới dạy học môn học này có mô phỏng các yếu tố của truyền hình như một tiếp cận dạy học mới. - Phân tích được các khả năng của dạy học môn GDH có mô phỏng các yếu tố của truyền hình. - Làm rõ bản chất các khái niệm công cụ, xác định các cơ sở, đặc trưng và các yêu cầu đặt ra để quá trình dạy học môn GDH ở trường ĐHSP có mô phỏng các yếu tố của truyền hình đạt được hiệu quả. Về thực tiễn: - Đánh giá được thực trạng dạy học môn GDH hiện nay, chỉ ra được những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng. - Phân tích được thực trạng vận dụng các yếu tố của truyền hình vào trong dạy học môn học GDH, từ đó xác định các vấn đề cần phải giải quyết khi tổ chức dạy học môn học này có mô phỏng các yếu tố của truyền hình trong thực tiễn. - Đề xuất và chỉ rõ nội dung, cách thức thực hiện của 4 biện pháp dạy học
- 8 môn GDH ở trường ĐHSP có mô phỏng các yếu tố của truyền hình. Các biện pháp này góp phần nâng cao hiệu quả học tập môn GDH của SV. 10. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được cấu trúc làm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận của dạy học môn Giáo dục học ở trường ĐHSP có mô phỏng các yếu tố của truyền hình. Chương 2. Cơ sở thực tiễn của dạy học môn Giáo dục học ở trường ĐHSP có mô phỏng các yếu tố của truyền hình. Chương 3. Biện pháp dạy học môn Giáo dục học ở trường ĐHSP có mô phỏng các yếu tố của truyền hình.
- 9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CÓ MÔ PHỎNG CÁC YẾU TỐ CỦA TRUYỀN HÌNH 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu về dạy học môn Giáo dục học * Trên thế giới Ở các nước Tây Âu, môn GDH luôn được xem như là một môn học quan trọng trong đào tạo giáo viên nên các vấn đề dạy học môn học này thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tại Anh quốc, các vấn đề dạy học môn GDH cho sinh viên chuyên ngành giáo viên tiểu học được bàn luận đến trong cuốn sách của các tác giả Iram Siraj, Brenda Taggart, Edward Melhuish, Pam Sammons và Kathy Sylva [54]. Trong cuốn sách này, các tác giả đã phân tích các yếu tố tạo nên hiệu quả của việc dạy học môn Giáo dục học. Ngoài ra các tác giả Chris Husbands và Jo Pearce (Anh quốc) đã đưa ra 9 yêu cầu để dạy và học hiệu quả môn GDH [51]. Vấn đề các mô hình dạy học môn GDH có mối liên hệ chặt chẽ với công trình nghiên cứu “Các mô hình sư phạm” của Bộ giáo dục và đào tạo của Australia [60]. Các chuyên gia giáo dục của nước này đã đưa ra 5 mô hình dạy học cùng với việc phân tích sự khác nhau về vai trò và hoạt động của người dạy và người học. Đó là các mô hình dạy học sau: engage, explore, explain, elaborate, evaluate. Đổi mới phương pháp dạy và học môn GDH còn là mối quan tâm hàng đầu của tác giả người Ấn Độ C. M. Khairnar [57]. Theo tác giả này, giáo dục học tiên phong là cách thức để tăng cường hiệu quả giảng dạy và học tập. Cần phải sử dụng các phương pháp giảng dạy sáng tạo khác nhau trong dạy học môn học này. Ngoài ra cần có dạy học online bên cạnh việc dạy học mặt đối mặt. Cần phải tăng cường sử dụng công nghệ và đa phương tiện khi thực hiện các nhiệm vụ dạy học khác nhau như giảng dạy, thiết kế các câu hỏi, đánh giá học sinh, phản hồi và thảo luận. Ở LB Nga vấn đề dạy học Giáo dục học được nghiên cứu sâu sắc vào những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới về quá trình dạy học môn học này trong các trường ĐHSP hiện nay. Đầu tiên phải kể đến các nghiên cứu về các quan điểm dạy học môn Giáo dục học. Ở đây phải kể đến các công trình của tác giả I.I. Kazimirskya. Tác giả này đã đề xuất một cách tiếp cận mới đến quá trình dạy học môn Giáo dục học, đó là tiếp cận dự án. Tác giả coi tiếp cận đó như là phương tiện để quản lý chất lượng giáo dục và đào tạo các giáo viên tương lai [74]. Ngoài ra, tác giả I.I. Kazimirskya còn phân tích các quan điểm tiếp cận
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng E-learning vào dạy học các kiến thức Hạt nhân nguyên tử Vật lí 12 THPT theo mô hình lớp học đảo ngược
204 p | 351 | 79
-
Luận án tiến sĩ khoa học vật liệu: Nghiên cứu chế tạo tính chất quang của các chấm lượng tử CdSe với cấu trúc lõi/vỏ và định hướng ứng dụng
186 p | 307 | 57
-
Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học một số khái niệm hóa học cơ bản ở trường Trung học Cơ sở nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh
260 p | 275 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Khai phá dữ liệu chuỗi thời gian dựa vào rút trích đặc trưng bằng phương pháp điểm giữa và kỹ thuật xén
32 p | 281 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: “Công nghệ dạy học trực tuyến dựa trên phong cách học tập
172 p | 231 | 39
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu thiết kế và sử dụng sách giáo khoa điện tử trong dạy học phép biến hình trên mặt phẳng theo hướng tổ chức các hoạt động khám phá
246 p | 146 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p | 169 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động thực hành - thực tập của sinh viên ngành Quản lí giáo dục theo tiếp cận chuẩn đầu ra
222 p | 172 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục
216 p | 151 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện NL GQVĐ cho HS trong dạy học phần DTH ở trường THPT chuyên
121 p | 170 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 158 | 23
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu đặc điểm và giá trị xã hội của thể thao giải trí ở Hà Nội
40 p | 245 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p | 163 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng mô hình tổ chức xêmina định hướng phát triển năng lực trong đào tạo giáo viên Địa lí bậc đại học
170 p | 131 | 15
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Web Atlas quản lý hành chính thành phố Hà Nội
28 p | 145 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
203 p | 70 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động dạy học vật lí "xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm tĩnh điện" nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề
224 p | 50 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học trên cơ sở vấn đề bài học STEM chủ đề các thể của chất môn Khoa học tự nhiên 6
275 p | 16 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn