Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học từ xưng hô tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc Hmông
lượt xem 8
download
Luận án được thực hiện với mục đích đề xuất và vận dụng các biện pháp dạy học nhằm nâng cao khả năng sử dụng từ xưng hô tiếng Việt trong giao tiếp cho HS tiểu học dân tộc Hmông, góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt với tư cách là NN2 ở trường tiểu học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học từ xưng hô tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc Hmông
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THU PHƯƠNG DẠY HỌC TỪ XƯNG HÔ TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC DÂN TỘC HMÔNG Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn và Tiếng Việt Mã số: 9140111 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN QUANG NINH HÀ NỘI - 2019
- i LỜI CẢM ƠN Xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo hướng dẫn, các nhà khoa học trong hội đồng seminar cấp tổ, hội đồng cơ sở, các nhà phản biện đã nhận xét, góp ý, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học, giúp em từng bước hoàn thiện luận án. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến BGH, thầy giáo, cô giáo và học sinh tại trường tiểu học Trần Văn Thọ, Nậm Pố và Nậm Kè số 2 tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt thời gian con/cháu/em thực hiện đề tài. Tác giả luận án
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án được thực hiện nghiêm túc và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận án
- iii MỤC LỤC Lời cảm ơn .............................................................................................................. i Lời cam đoan .......................................................................................................... ii Mục lục.................................................................................................................. iii Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................ vi Danh mục bảng ..................................................................................................... vii Danh mục hình .................................................................................................... viii Danh mục sơ đồ ..................................................................................................... ix Mở đầu .................................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2 2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 2 2.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 3 3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4 4.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn ...................................................... 4 4.2. Phương pháp phỏng vấn sâu ......................................................................... 4 4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu ..................................................... 4 4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.............................................................. 4 4.5. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu ............................................................. 5 5. Giả thuyết khoa học ..................................................................................... 5 6. Dự kiến đóng góp của luận án ...................................................................... 5 6.1. Về mặt lý luận .............................................................................................. 5 6.2. Về mặt thực tiễn ........................................................................................... 6 7. Kết cấu của luận án ...................................................................................... 6 Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ....................................................... 8 1.1. Nghiên cứu về từ xưng hô tiếng Việt ............................................................ 8
- iv 1.2. Nghiên cứu về phương pháp dạy học ngôn ngữ thứ hai ...............................14 1.3. Nghiên cứu về dạy học tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai .............................25 1.4. Nghiên cứu về việc dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số ...........................................................................................27 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................31 Chương 2. Cơ sở khoa học của việc dạy học từ xưng hô tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc Hmông .......................................................32 2.1. Cơ sở lí luận của việc dạy học từ xưng hô tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc Hmông.............................................................................................32 2.1.1. Tiếng Việt với học sinh tiểu học dân tộc Hmông .........................................32 2.1.2. Dạy học từ xưng hô tiếng Việt dựa trên lí thuyết thụ đắc ngôn ngữ thứ hai .........................................................................................................35 2.1.3. Từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hmông ..............................................45 2.2. Cơ sở thực tiễn của việc dạy học từ xưng hô tiếng Việt ...............................56 2.2.1. Đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh tiểu học Hmông ...........................56 2.2.2. Dạy học từ xưng hô trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ......59 2.2.3. Thực trạng dạy học từ xưng hô tiếng Việt cho học sinh tiểu học Hmông .........64 2.2.4. Thực trạng sử dụng từ xưng hô tiếng Việt của học sinh tiểu học Hmông .........68 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................72 Chương 3. Tổ chức dạy học từ xưng hô tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc Hmông ..........................................................................................73 3.1. Một số yêu cầu trong dạy học từ xưng hô tiếng Việt ...................................73 3.2. Sử dụng một số phương pháp vào dạy học từ xưng hô tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc Hmông ..........................................................75 3.2.1. Phương pháp trực quan hành động (Total physical response) ......................76 3.2.2. Phương pháp đóng vai (Role play) ..............................................................81 3.2.3. Phương pháp phân tích ngôn ngữ (Language analysis) ................................91 3.3. Xây dựng hệ thống bài tập dạy học từ xưng hô tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc Hmông ..............................................................................98
- v 3.3.1. Cấu trúc của hệ thống bài tập dạy học từ xưng hô tiếng Việt .......................98 3.3.2. Mô tả hệ thống bài tập...............................................................................100 3.3.3. Vận dụng hệ thống bài tập vào thực tiễn dạy học từ xưng hô tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc Hmông ........................................................131 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................136 Chương 4. Thực nghiệm sư phạm .....................................................................137 4.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ..........................................................137 4.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm ..........................................................138 4.2.1. Đối tượng thực nghiệm .............................................................................138 4.2.2. Thời gian thực nghiệm ..............................................................................141 4.3. Nội dung và cách thức tiến hành thực nghiệm ...........................................142 4.3.1. Nội dung thực nghiệm ...............................................................................142 4.3.2. Cách thức tiến hành thực nghiệm ..............................................................143 4.4. Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm ......................................................144 4.5. Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm ....................................................145 4.6. Đánh giá chung về quá trình thực nghiệm .................................................156 Tiểu kết chương 4 ................................................................................................159 Kết luận và một số đề xuất ................................................................................160 Kết luận ...............................................................................................................160 Một số đề xuất .....................................................................................................161 Tài liệu tham khảo ...............................................................................................162 Những công trình nghiên cứu của tác giả liên quan đến đề tài luận án..................170 Phụ lục.................................................................................................................171
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BT Bài tập ĐC Đối chứng DTTS Dân tộc thiểu số GV Giáo viên HS Học sinh NN2 Ngôn ngữ thứ hai SGK Sách giáo khoa TMĐ Tiếng mẹ đẻ TN Thực nghiệm Tên dân tộc “Hmông” được viết theo quy định trong “Danh mục các dân tộc Việt Nam” (Ban hành theo Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ ngày 02/03/1979).
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Đại từ nhân xưng tiếng Việt ..................................................................47 Bảng 2.2. Đại từ nhân xưng tiếng Hmông Lềnh ....................................................48 Bảng 2.3. Bảng ghi nhận các khả năng xưng hô xã hội tương ứng chính xác và không chính xác [20] ........................................................................53 Bảng 2.4. Mức độ cần đạt liên quan đến việc dạy từ xưng hô (Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn hiện hành) ........................................60 Bảng 2.5. Yêu cầu cần đạt và nội dung dạy học liên quan đến dạy học từ xưng hô (Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (2018) .........62 Bảng 2.6. Thống kê những khó khăn của GV trong dạy học từ xưng hô cho học sinh tiểu học Hmông.......................................................................66 Bảng 2.7. Thống kê một số phương pháp trong dạy học từ xưng hô ......................66 Bảng 4.1. Đối tượng dạy học thực nghiệm và đối chứng lớp 1 năm học 2017 - 2018....141 Bảng 4.3. Phân bố tần số và tần suất điểm...........................................................145 Bảng 4.4. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng ..................................................148 Bảng 4.5. Bảng tổng hợp giá trị t (tính theo công thức) và t(a,k) (Tra theo bảng phân phối Student) (phụ lục 4.14) ...............................................150
- viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mô hình của Campbell về mối quan hệ giữa lí thuyết và thực hành ngôn ngữ [106, tr.36] ............................................................................17 Hình 1.2. Mô hình ngôn ngữ giáo dục học của Spolsky ........................................18 Hình 1.3. Mô hình của Ingram về sự phát triển của thực hành dạy ngôn ngữ ........19 Hình 1.4. Mô hình tương tác của Mackey trong dạy và học ngôn ngữ [106, tr.40] ......20 Hình 1.5. Mô hình của Strevens về quá trình dạy và học ngôn ngữ, [106, tr.42] .........22 Hình 1.6. Mô hình chung của dạy học ngôn ngữ thứ hai [106, tr.44].....................23 Hình 1.7. Sơ đồ của Mackey và Spolsky nối kết việc dạy học ngôn ngữ với các nhân tố của ngữ cảnh (Dẫn theo [106, tr.274]) ................................24 Hình 2.1. Khả năng sử dụng từ xưng hô tiếng Việt của HS lớp 1 dân tộc HMông ...... 70 Hình 2.2. Khả năng sử dụng từ xưng hô tiếng Việt của HS lớp 5 dân tộc Hmông .......71 Hình 4.1. Đường phân phối tần suất ...................................................................145 Hình 4.2. Lũy tích điểm từ nhỏ lên của 2 nhóm nghiên cứu ................................147
- ix DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Các loại lỗi giao thoa ngôn ngữ .............................................................41 Sơ đồ 2.2. Các loại lỗi chuyển tiếp .........................................................................43
- 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Nghị quyết Trung ương Đảng khóa XI đã khẳng định một trong những nhiệm vụ của giáo dục là ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, trong đó có vùng DTTS. Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước, giáo dục là lĩnh vực hoạt động có hiệu quả nhất trong việc rút ngắn khoảng cách văn hoá, kinh tế giữa các vùng miền và dân tộc. Tiếng Việt có nhiệm vụ quan trọng trong việc hỗ trợ các dân tộc cùng hoà nhập. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn chỉ đạo cụ thể (số 7679/BGD&ĐT-GDTH ngày 22/8/2008; số 8114/BGD&ĐT-GDTH ngày 15/9/2009; số 145/TB-BGD&ĐT ngày 02/04/2010) xác định nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh DTTS cấp tiểu học là nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng DTTS. 1.2. Trong văn hoá giao tiếp tiếng Việt, việc sử dụng từ xưng hô góp phần quan trọng quyết định thành công của cuộc giao tiếp. Nguyễn Văn Khang đã nhận xét từ xưng hô tiếng Việt là “một hệ thống rất nhạy cảm và “mở”, phản ánh quan niệm truyền thống văn hóa” [38, tr. 365]. Đây là lớp từ khúc xạ đặc điểm văn hoá giao tiếp của người Việt một cách tinh tế, truyền tải tình cảm, thái độ, mức độ khinh - trọng, thân - sơ, quan hệ vai và thứ bậc giữa các nhân vật tham gia giao tiếp. Với HS tiểu học người DTTS học tiếng Việt như NN2, từ xưng hô vì vậy có thể coi là một trong những thách thức, rào cản trong trong việc sử dụng ngôn ngữ. Vì thế, khi HS học tiếng Việt với tư cách NN2 biết sử dụng từ xưng hô và cách xưng hô, các em sẽ tự tin, chủ động tham gia vào các hoạt động giao tiếp trong nhà trường và ngoài xã hội. 1.3. Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn hiện hành, phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt là một mục tiêu quan trọng. Vì thế, nội dung dạy học từ xưng hô, cách xưng hô cho HS đã được tích hợp qua các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe xuyên suốt các khối lớp. Ngoài ra, SGK Tiếng Việt còn có hai bài học trực tiếp về từ xưng hô ở lớp 5 là bài “Đại từ” và “Đại từ xưng hô”. Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGD&ĐT
- 2 ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) xác định một trong những mục tiêu của môn học ở cấp tiểu học là giúp HS “phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe…” [13, tr.5]. Vì thế, nội dung dạy học của chương trình rất quan tâm đến việc dạy từ xưng hô, cách xưng hô cho HS tiểu học. Như vậy, dạy HS tiểu học từ xưng hô, cách xưng hô để phát triển ở HS năng lực giao tiếp đã và đang được chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn hiện hành cũng như chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn sau năm 2018 hết sức chú trọng. 1.4. Thực trạng tổ chức dạy học tiếng Việt nói chung và từ xưng hô tiếng Việt nói riêng cho HS tiểu học dân tộc Hmông còn nhiều hạn chế. Vì thế, một số nhà nghiên cứu đã cho rằng dạy tiếng Việt cho người Việt Nam phải theo đặc điểm của vùng miền, dân tộc. Nếu không, việc dạy tiếng Việt sẽ rất lộn xộn và gượng gạo. Hiện nay HS tiểu học ở mọi vùng miền, dân tộc đều dùng chung một bộ SGK Tiếng Việt. Bộ SGK này giúp hình thành và phát triển ở HS năng lực sử dụng tiếng Việt với tư cách là TMĐ. Vì thế, nội dung, phương pháp dạy học tiếng Việt nói chung, từ xưng hô nói riêng còn nhiều điểm bất cập. Những hạn chế trong việc tiếp cận các phương pháp dạy học hiện đại của GV, sự thiếu hụt về môi trường giao tiếp tiếng Việt của HS là những rào cản đối với việc dạy học tiếng Việt cho HS tiểu học dân tộc Hmông. Thực tế cho thấy HS tiểu học dân tộc Hmông sử dụng tiếng Việt, đặc biệt là từ xưng hô tiếng Việt còn mắc nhiều lỗi. Điều này đòi hỏi cần thiết phải có những biện pháp tác động đến việc dạy học tiếng Việt cho HS tiểu học dân tộc Hmông như NN2 để cải thiện, nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề “Dạy học từ xưng hô tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc Hmông” làm đề tài nghiên cứu luận án của mình. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là việc dạy học từ xưng hô tiếng Việt cho HS tiểu học dân tộc Hmông.
- 3 2.2. Phạm vi nghiên cứu Người Hmông cư trú ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, người Hmông sinh sống ở nhiều tỉnh thành, đặc biệt là Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng, Nghệ An, Bắc Cạn, Đắc Lắc… Tuy nhiên, trong luận án này, chúng tôi chỉ khảo sát HS dân tộc Hmông ở một số trường phổ thông dân tộc bán trú tại tỉnh Điện Biên. Chúng tôi nghiên cứu trường hợp để khảo sát sâu và thực nghiệm ba trường tiểu học bán trú ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Đó là các trường tiểu học: Trần Văn Thọ, Nậm Pố và Nậm Kè số 2. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận án được thực hiện với mục đích đề xuất và vận dụng các biện pháp dạy học nhằm nâng cao khả năng sử dụng từ xưng hô tiếng Việt trong giao tiếp cho HS tiểu học dân tộc Hmông, góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt với tư cách là NN2 ở trường tiểu học. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nói trên, luận án có nhiệm vụ: (1) Hệ thống hóa lí luận về dạy học NN2 và thụ đắc NN2, từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hmông. Luận án so sánh, đối chiếu để chỉ ra sự đồng nhất và khác biệt cơ bản nhất giữa từ xưng hô, cách xưng hô trong tiếng Việt và trong tiếng Hmông. (2) Khảo sát thực trạng nội dung tài liệu dạy học từ xưng hô trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn hiện hành và SGK Tiếng Việt tiểu học; khảo sát chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (2018) (phần tiếng Việt bậc Tiểu học)… (3) Luận án đề xuất các yêu cầu trong dạy học từ xưng hô tiếng Việt; vận dụng một số phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng tiếp nhận và nội dung dạy học; xây dựng và sử dụng hệ thống BT nhằm nâng cao việc việc dùng từ xưng hô tiếng Việt cho HS tiểu học dân tộc Hmông. (4) Tiến hành thực nghiệm để kiểm tra phân tích, qua đó đánh giá tính khả thi của các phương pháp dạy học và hệ thống BT dạy học từ xưng hô tiếng Việt cho HS tiểu học dân tộc Hmông mà luận án đề xuất.
- 4 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong quá trình triển khai luận án bao gồm: 4.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn Phương pháp này được dùng để đánh giá thực trạng dạy học từ xưng hô cho HS tiểu học dân tộc Hmông. Luận án đã điều tra việc dạy học của GV ở một số trường tiểu học bán trú tại Điện Biên bằng các phiếu hỏi. Luận án còn dùng phiếu BT với các câu hỏi sử dụng từ xưng hô tiếng Việt trong các ngữ cảnh giao tiếp khác nhau để đánh giá thực trạng sử dụng từ xưng hô của HS tiểu học dân tộc Hmông tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Ngoài ra, chúng tôi còn trực tiếp dự giờ một số tiết dạy học từ xưng hô tiếng Việt ở 03 trường tiểu học. Các số liệu và thông tin thu thập được là cơ sở quan trọng đầu tiên giúp tác giả luận án xác định hướng nghiên cứu của đề tài và cũng là cơ sở đề xuất các biện pháp nâng cao khả năng sử dụng từ xưng hô tiếng Việt cho HS tiểu học dân tộc Hmông. 4.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp này được chúng tôi sử dụng trong nhiều giai đoạn triển khai luận án. Chúng tôi đã trực tiếp phỏng vấn GV và HS để tìm hiểu thực tiễn dạy học từ xưng hô tiếng Việt cho HS tiểu học dân tộc Hmông. Sau thực nghiệm sư phạm, chúng tôi cũng phỏng vấn, trao đổi với GV về việc dạy học hình thành tri thức và thực hành vận dụng từ xưng hô tiếng Việt trong giao tiếp; trao đổi với HS về thái độ, hứng thú của các em khi học từ xưng hô tiếng Việt theo phương pháp dạy học và hệ thống BT mà luận án đã đề xuất. 4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu Đây là phương pháp tác giả sử dụng để nghiên cứu phương diện lí luận của đề tài. Phương pháp này được thực hiện theo các bước: phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các vấn đề trong những công trình nghiên cứu của các tác giả ở Việt Nam và trên thế giới về thụ đắc NN2, từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hmông. 4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Phương pháp TN sư phạm giúp tác giả xem xét, xác nhận, kiểm tra tính đúng đắn và tính khả thi của các phương pháp và hệ thống BT dạy học từ xưng hô tiếng Việt do luận án đề xuất. Chúng tôi tiến hành TN ở 03 trường tiểu học
- 5 bán trú ở huyện Mương Nhé, tỉnh Điện Biên bằng TN đối chứng để kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài. Từ đó, chúng tôi đưa ra kết luận sư phạm về việc tổ chức dạy học từ xưng hô tiếng Việt cho HS tiểu học dân tộc Hmông. 4.5. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu Phương pháp này được chúng tôi dùng để xử lí số liệu sau khi thu thập phiếu khảo sát môi trường giao tiếp tiếng Việt và hứng thú trong việc học Tiếng Việt, điều tra năng lực sử dụng từ xưng hô tiếng Việt của HS, phiếu khảo sát thực trạng dạy học của GV. Phương pháp thống kê giáo dục học được sử dụng để xử lí số liệu trong giai đoạn TN sư phạm của đề tài. Chúng tôi đánh giá kết quả TN bằng các công thức toán thống kê như: tính giá trị trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên. Ngoài ra, chúng tôi còn dùng kiểm nghiệm t với hai mẫu độc lập để thấy được sự khác biệt có ý nghĩa hay không sau khi tiến hành TN. 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Hiện nay, HS tiểu học dân tộc Hmông sử dụng từ xưng hô tiếng Việt còn nhiều bất cập do sự chuyển di tiêu cực (giao thoa ngôn ngữ) từ TMĐ như không dùng từ xưng hô, dùng không đúng ngôi, dùng không phù hợp với vai giao tiếp, sắc thái ý nghĩa,… Vì vậy, nếu GV nắm được những phương pháp dạy học tích cực, có được một hệ thống BT rèn luyện khoa học thì HS tiểu học dân tộc Hmông học tiếng Việt sẽ sử dụng từ xưng hô tiếng Việt trong giao tiếp hiệu quả hơn; từ đó nâng cao năng lực giao tiếp tiếng Việt, giúp các em tham gia trong các hoạt động xã hội tự tin, thuận lợi hơn. 6. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 6.1. Về mặt lý luận Luận án đã tổng hợp những nghiên cứu về dạy học tiếng Việt dựa trên lí thuyết thụ đắc NN2, trong đó quan tâm đến các giai đoạn thụ đắc ngôn ngữ, các yếu tố tác động đến quá trình thụ đắc và lí thuyết phân tích lỗi; phân tích, tổng hợp đặc điểm của từ xưng hô, cách xưng hô trong tiếng Việt đối chiếu với tiếng Hmông một cách cơ bản, chọn lọc, sao cho phù hợp với đối tượng giao tiếp là HS tiểu học Hmông. Từ đó, phát hiện và phòng ngừa những vấn đề có thể gây ra những lỗi chuyển di tiêu cực trong việc sử dụng từ xưng hô của HS tiểu học Hmông.
- 6 6.2. Về mặt thực tiễn Luận án đã đề xuất những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng HS tiểu học dân tộc Hmông, xây dựng và sử dụng hệ thống BT dạy học từ xưng hô, cách xưng hô tiếng Việt để nâng cao năng lực giao tiếp cho HS tiểu học Hmông. Các biện pháp không chỉ có ý nghĩa đối với việc hình thành, nâng cao việc dùng từ xưng hô tiếng Việt, năng lực giao tiếp cho HS tiểu học dân tộc Hmông, mà còn đưa ra những gợi ý giúp GV vùng DTTS có thể tham khảo dạy học tiếng Việt với tư cách NN2 và thiết kế bài học theo hướng phát triển chương trình nhà trường nhằm phù hợp với đối tượng HS của mình. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, nội dung luận án gồm bốn chương: Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Trong chương này, chúng tôi trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về các vấn đề: từ xưng hô và cách xưng hô trong tiếng Việt, các vấn đề về phương pháp dạy học NN2, dạy học tiếng Việt như NN2, dạy học tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS. Chương 2. Cơ sở khoa học của việc dạy học từ xưng hô tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc Hmông Luận án nghiên cứu một số vấn đề lí luận như vai trò của tiếng Việt với HS tiểu học dân tộc Hmông; lí thuyết thụ đắc NN2 đối với việc dạy học từ xưng hô tiếng Việt; đối chiếu sự khác biệt giữa hệ thống từ xưng hô tiếng Việt với tiếng Hmông. Đồng thời, luận án nghiên cứu về thực trạng dạy và học từ xưng hô tiếng Việt cho HS tiểu học dân tộc Hmông. Những vấn đề về cơ sở lí luận và thực tiễn này có vai trò quan trọng để luận án đề xuất các phương pháp và xây dựng hệ thống bài tập dạy học từ xưng hô tiếng Việt cho HS tiểu học Hmông trong chương 3. Chương 3. Tổ chức dạy học từ xưng hô tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc Hmông. Ở chương này, chúng tôi đề xuất các yêu cầu trong dạy học từ xưng hô tiếng Việt như NN2, vận dụng các phương pháp dạy học, xây dựng và sử dụng hệ thống BT dạy học từ xưng hô tiếng Việt cho HS tiểu học dân tộc Hmông theo định hướng phát triển năng lực giao tiếp.
- 7 Chương 4. Thực nghiệm sư phạm Chương này đánh giá tính khả thi của những đề xuất về phương pháp dạy học và hệ thống BT trong dạy học từ xưng hô tiếng Việt cho HS tiểu học dân tộc Hmông học tiếng Việt như là NN2. Chúng tôi đã TN hai đối tượng HS đầu và cuối cấp tiểu học. TN được tiến hành theo kiểu nghiên cứu trường hợp tập trung ở ba trường tiểu học bán trú huyện Mượng Nhé, Điện Biên. Kết quả thực nghiệm ban đầu đã cho thấy tính khả thi của những biện pháp dạy học mà luận án đã đề xuất ở chương 3.
- 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. NGHIÊN CỨU VỀ TỪ XƯNG HÔ TIẾNG VIỆT Từ xưng hô là một phân lớp quan trọng trong mỗi ngôn ngữ, lớp từ này đã thu hút sự nghiên cứu của rất nhiều nhà ngôn ngữ học. Từ xưng hô tiếng Việt đã được một số nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm. Bài nghiên cứu “Chinese Influence on Vietnamese Pronouns and Terms of Address and Reference” của Mark Alves (2017) [99] đánh giá khía cạnh từ vựng và xã hội học của hệ thống từ xưng hô tiếng Việt bao gồm đại từ xưng hô, danh từ thân tộc, tên riêng, danh từ chỉ nghề nghiệp, chức danh) dưới tác động của tiếng Trung Quốc từ thời kì Bắc thuộc cho tới thời tiền hiện đại. Khoảng thời gian được nghiên cứu một phần dựa trên các tài liệu lịch sử và một phần dựa trên các mô hình ngữ âm Hán - Việt tồn tại trong tiếng Việt. Trong nghiên cứu “Vietnamese Terms of Address and Person - References: Ideological Change and Stability”, Chew Grace (2015) [85] đã dựa trên quan điểm lịch sử thực tế trong việc mô tả và so sánh sự phát triển đáng kinh ngạc về mặt ngữ nghĩa và chức năng của từ xưng hô tiếng Việt. Về mặt lí thuyết, nó biểu thị sự thay đổi về chức năng và ý nghĩa của các diễn ngôn, sự thay đổi đó xuất hiện là bởi ảnh hưởng của ý thức hệ, nó có thể phát triển hoặc suy giảm do bối cảnh rộng của chính trị, xã hội. Ở Việt Nam, có thể nói, vấn đề từ xưng hô trong tiếng Việt đã được các nhà ngôn ngữ học quan tâm từ rất sớm. Lịch sử nghiên cứu từ xưng hô tiếng Việt đã trải qua hơn 350 năm kể từ những trang viết của Alexandre de Rhodes. Ngay từ năm 1651, trong cuốn “Từ điển Việt Nam - Bồ Đào Nha - Latinh”, Alexandre de Rhodes đã miêu tả các từ xưng hô tiếng Việt trong một vài trang. Các đại từ nhân xưng cũng như các danh từ thân tộc có chức năng xưng hô như: ông, bà, cậu, bác... đã được ông nhắc đến một cách sơ lược (Dẫn theo [24]). Theo Nguyễn Phú Phong, “cho đến nay người đã cung cấp một bảng đại danh từ nhân xưng sớm nhất và đầy đủ nhất là Trương Vĩnh Ký trong cuốn “Grammare de la langue annamite”, 1884. Tác giả đã dành 30 trang để nói về đại từ nhân xưng (Dẫn theo [24, tr.11]). Trần Trọng Kim trong cuốn “Việt Nam văn phạm” (1940) đã gọi lớp từ này là “đại danh từ”. Năm 1954, M.B.
- 9 Emeneau trong công trình “Studies in Vietnamese Grammar” đã viết về đại từ xưng hô với 30 trang. Ông cho rằng “Trong tiếng Việt rõ ràng là có các đại từ nhân xưng (đích thực) mà một bộ phận nghĩa của nó là nhằm chỉ rõ người nói và người nghe nhưng chúng cũng bị hạn chế rất nhiều trong khi xuất hiện về sự bày tỏ niềm kính trọng đối với người nghe. Những đại từ nhân xưng này chỉ giới hạn trong những hoàn cảnh không cần thiết phải có thái độ kính trọng, ví dụ khi người nói có một thái độ bề trên đối với người nghe hoặc trong những hoàn cảnh mà rất hiếm có là khi người nói và người nghe xem như hoàn toàn bình đẳng với nhau” [24, tr.12]. Việc nghiên cứu từ xưng hô tiếng Việt có thể được chia thành hai giai đoạn gắn với các giai đoạn của lí thuyết ngôn ngữ: từ chủ nghĩa cấu trúc đến lí thuyết giao tiếp. Có khá nhiều công trình đã nghiên cứu về vấn đề xưng hô trong tiếng Việt. Từ xưng hô được các nhà ngôn ngữ học miêu tả khi viết về từ loại tiếng Việt. Giai đoạn này, các nhà Việt ngữ học gọi các từ dùng để xưng hô là “đại từ nhân xưng”. Đó là ý kiến của các tác giả: Trần Trọng Kim, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Chiến, Lê Biên... Nguyễn Văn Chiến trong giai đoạn đầu nghiên cứu cho rằng các từ xưng hô lâm thời là từ loại đại từ: “Khác với hàng loạt ngôn ngữ Ấn Âu biến hình, hệ thống đại từ nhân xưng ngôn ngữ quốc gia Đông Nam Á thường là những hệ thống mở, không thuần nhất về chủng loại các yếu tố tạo thành. Tính không thuần nhất này là hậu quả của một xu hướng ngôn ngữ chung, khá phổ biến trong khu vực: tiếp nhận những yếu tố phi đại từ, chủ yếu là những hệ thống từ loại lân cận, trên những “bậc”, những “trình độ tích hợp” khác nhau vào hệ thống đại từ” [18, tr.24]. Trong cuốn “Từ loại tiếng Việt hiện đại” [8], khi phân chia hệ thống từ loại tiếng Việt, ở các tiểu loại đại từ, tác giả Lê Biên cho rằng tiểu loại đại từ quan trọng nhất là “đại từ xưng hô” . Những đại từ xưng hô trong tiếng Việt có thể được chia thành hai lớp: - Ở tiếng Việt, các đại từ xưng hô gốc, đích thực rất ít: “tao, ta, mày, nó, hắn” và chỉ xuất hiện ở những sắc thái biểu cảm không lịch sự (thân mật, thô tục, khinh thường). - Có nhiều yếu tố được đại từ hóa dùng để xưng hô như: + Những từ nguyên là danh từ đã trở thành đại từ thực sự: “tôi, tớ, mình hoặc còn dấu ấn danh từ khá rõ: chàng, nàng, thiếp, người, ngài, người ta...”
- 10 + Những danh từ lâm thời đảm nhận chức danh đại từ, đó là những danh từ chỉ người thuộc quan hệ gia tộc, thân thuộc như: “cụ, ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cậu, cô dì, mợ, thím”. + Các danh từ: “bạn, đồng chí” + Các danh từ chỉ học hàm, học vị, tước hiệu: “giáo sư, tiến sĩ, đại tướng” + Các tên riêng của người + Các đại từ chỉ định: “ấy, đấy, đây” + Một số từ có nguồn gốc vay mượn từ gốc Hán, gốc Pháp Tác giả Lê Biên cũng chú ý: “Những đại từ xưng hô gốc, thiếu từ biểu thị sắc thái biểu cảm lịch sự, do đó, hầu hết danh từ chỉ người trong quan hệ gia tộc, thân thuộc đều có thể dùng làm từ xưng hô để thể hiện sắc thái này” [8, tr.124]. Trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến cũng cho rằng đại từ nhân xưng là một nhóm trong đại từ: “Đại từ bao gồm nhiều nhóm, cụ thể là đại từ nhân xưng, đại từ thay thế, đại từ chỉ định, đại từ chỉ lượng. Trong đó đại từ nhân xưng có tính chất của từ thực nhiều hơn...” [28, tr.273]. Giai đoạn nghiên cứu thứ hai gắn liền với thuật ngữ “từ xưng hô”. Từ xưng hô trong tiếng Việt được nghiên cứu từ lí thuyết giao tiếp, xưng hô gắn với văn hóa giao tiếp của cộng đồng. Khái niệm từ xưng hô có ngoại diên rộng hơn đại từ nhân xưng. Vì ngoài đại từ nhân xưng thực thụ, từ xưng hô còn tiếp thu rất nhiều từ thuộc các từ lọai khác vào hệ thống để đảm nhiệm chức năng xưng hô. Từ xưng hô được nghiên cứu gắn với cách ứng xử và đặt trong chiều sâu văn hóa của mỗi dân tộc, vùng miền. Người có công sức nghiên cứu sâu ở mảng từ xưng hô, trước hết phải kể đến Nguyễn Văn Chiến. Ông đã viết nhiều cuốn sách và bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí về từ xưng hô bằng phương pháp tiếp cận hệ thống. Ở bài viết “Bình diện xã hội của ngữ dụng học tương phản các từ xưng hô và các thành ngữ” [19], nhóm tác giả Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Xuân Hòa đã khẳng định “Tên gọi từ xưng hô cho thấy: chính bản thân thuật ngữ này không có “chỗ đứng” trong kí hiệu học cú học và nghĩa học. Đây không phải là những đơn vị thuần túy của hệ thống - cấu trúc ngôn ngữ. Bằng chứng là sự tồn tại những ngôn ngữ, trong đó lớp từ xưng hô chứa đựng một tập hợp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p | 166 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 156 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p | 162 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học
270 p | 29 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ngoài công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực trong bối cảnh hiện nay
239 p | 13 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học viết văn bản thuyết minh dựa trên tiến trình viết cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực
244 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
277 p | 18 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở ở Hà Nội
231 p | 26 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học vật liệu: Nghiên cứu chế tạo nón xuyên trong thiết bị nổ lõm bằng đồng kim loại và composite W-Cu có cấu trúc siêu mịn
126 p | 23 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua dạy học môn Mĩ thuật
224 p | 14 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO
272 p | 19 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực khám phá tự nhiên cho học sinh trong dạy học chủ đề Vật sống, môn Khoa học tự nhiên 6
238 p | 12 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học xác suất và thống kê cho sinh viên ngành kỹ thuật mỏ và kỹ thuật địa chất theo hướng gắn với thực tiễn nghề nghiệp
166 p | 16 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu tài nguyên đất gò đồi phục vụ định hướng phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Bắc Giang
293 p | 16 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực
285 p | 12 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học hình học ở trường trung học cơ sở theo hướng phát triển chương trình ở cấp độ lớp học
226 p | 12 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động
248 p | 18 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Nghiên cứu một số giải pháp tối ưu hóa hiệu năng trong mạng điện toán biên di động
166 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn