Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi
lượt xem 7
download
Luận án trình bày cơ sở lí luận của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5 - 6 tuổi; Thực trạng kỹ năng giao tiếp và giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi 8; Các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5 – 6 tuổi và thực nghiệm sư phạm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ BÙI THÀNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ QUA HOẠT ĐỘNG CHƠI TRONG LỚP MẪU GIÁO HÒA NHẬP 5 - 6 TUỔI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ BÙI THÀNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ QUA HOẠT ĐỘNG CHƠI TRONG LỚP MẪU GIÁO HÒA NHẬP 5 - 6 TUỔI Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 9.14.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS Nguyễn Thị Hoàng Yến 2. TS Vương Hồng Tâm Hà Nội, 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày.... tháng …. năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Thị Bùi Thành
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận án Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến và TS. Vương Hồng Tâm, hai người thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành kết quả nghiên cứu một cách tốt nhất. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và các Cán bộ của Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng của Viện, đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Chủ nhiệm Khoa và các anh chị em đồng nghiệp trong Khoa học Xã hội và Nhân văn - Trường Đại học Thăng Long đã luôn quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Tôi cũng gửi lời cảm ơn và trân trọng sự hợp tác, tạo mọi điều kiện thuân lợi của các cơ sở giáo dục mầm non hòa nhập trên địa bàn Thành phố Hà Nội mà tôi đã tiến hành khảo sát. Đặc biệt, tôi xin gửi tri ân tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh tại cơ sở giáo dục Nắng Mai đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu, khảo sát và tiến hành thực nghiệm. Tôi luôn biết ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ, động viên khích lệ từ gia đình, người thân và bạn bè dành cho tôi trong suốt thời gian thực hiện Luận án. Do một số hạn chế nhất định, chắc chắn Luận án còn những thiếu sót. Tác giả Luận án rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng nghiên cứu trong thời gian tới. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Thị Bùi Thành
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu .......................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................3 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu ..............................................................................3 4. Giả thuyết khoa học ..................................................................................................3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ....................................................................................3 7. Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu ...............................................................4 8. Đóng góp mới của luận án ........................................................................................6 9. Luận điểm bảo vệ ......................................................................................................7 10. Cấu trúc của luận án ................................................................................................7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ QUA HOẠT ĐỘNG CHƠI TRONG LỚP MẪU GIÁO HÒA NHẬP 5-6 TUỔI .................................................................................................9 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................................9 1.1.1. Những nghiên cứu về KNGT và KNGT của trẻ rối loạn phổ tự kỷ ...................9 1.1.2. Những nghiên cứu về giáo dục KNGT và giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK....13 1.1.3. Những nghiên cứu về giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi ...17 1.2. Một số vấn đề lý luận về trẻ rối loạn phổ tự kỷ ...................................................19 1.2.1. Khái niệm ..........................................................................................................19 1.2.2. Tiêu chí chẩn đoán ............................................................................................21 1.2.3. Phân loại............................................................................................................22 1.3. Một số vấn đề lý luận về kỹ năng và kỹ năng giao tiếp.......................................24 1.3.1. Kỹ năng .............................................................................................................24 1.3.2. Kỹ năng giao tiếp ..............................................................................................25 1.3.3. Phân loại kỹ năng giao tiếp ...............................................................................27 1.3.4. Đặc điểm KNGT của trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi .....................................................................................................................................31 1.3.5. Mức độ KNGT của trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi .....................................................................................................................................33 1.4. Hoạt động chơi với việc giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK ..................................34
- 1.4.1. Khái niệm ..........................................................................................................34 1.4.2. Phân loại trò chơi ..............................................................................................35 1.4.3. Đặc điểm chơi của trẻ mẫu giáo .......................................................................37 1.4.4. Đặc điểm chơi của trẻ RLPTK và trẻ RLPTK trong lớp MGHN 5-6 tuổi .......37 1.4.5. Mối quan hệ giữa hoạt động chơi và giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK trong lớp MGHN 5- 6 tuổi ..........................................................................................................39 1.5. Giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN ............40 1.5.1. Ý nghĩa của giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi ...................40 1.5.2. Mục tiêu giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi ........................41 1.5.3. Nội dung giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi .......................41 1.5.4. Phương pháp, hình thức giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi ....42 1.5.5. Biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi ......................45 1.5.6. Đánh giá giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi ........................46 1.5.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục KNGT qua hoạt động chơi.......46 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...........................................................................................49 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ QUA HOẠT ĐỘNG CHƠI TRONG LỚP MẪU GIÁO HÒA NHẬP 5-6 TUỔI .................................................................50 2.1. Khái quát về giáo dục hòa nhập ở bậc mầm non cho trẻ RLPTK và chương trình giáo dục mầm non .......................................................................................................50 2.1.1. Khái quát về giáo dục hòa nhập ở bậc mầm non cho trẻ RLPTK ....................50 2.1.2. Vài nét về chương trình giáo dục mầm non ......................................................51 2.2. Khảo sát thực trạng ..............................................................................................52 2.2.1 Mục đích khảo sát ..............................................................................................52 2.2.2. Nội dung khảo sát .............................................................................................52 2.2.3. Phương pháp và công cụ khảo sát....................................................................53 2.2.4. Bộ công cụ khảo sát, đánh giá ..........................................................................53 2.2.5. Địa bàn, chọn mẫu, khách thể và thời gian khảo sát ........................................55 2.3. Kết quả khảo sát ...................................................................................................60 2.3.1. Thực trạng KNGT của trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi .....................................................................................................................................60 2.3.2. Thực trạng giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi ........................................................................................................................79 2.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi ..........................................................................90 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...........................................................................................96
- CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ QUA HOẠT ĐỘNG CHƠI TRONG LỚP MẪU GIÁO HÒA NHẬP 5-6 TUỔI VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................97 3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK trong lớp MGHN 5-6 tuổi ...........................................................................................................97 3.1.1. Đảm bảo phù hợp mục tiêu giáo dục mầm non ................................................97 3.1.2. Đảm bảo tính mục đích .....................................................................................97 3.1.3. Đảm bảo nguyên tắc hoạt động.........................................................................97 3.1.4. Đảm bảo phù hợp với môi trường giáo dục hòa nhập ......................................97 3.1.5. Đảm bảo tính cá biệt hóa ..................................................................................98 3.2. Biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5 - 6 tuổi ......................................................................................................................98 3.2.1. Biện pháp 1: Đánh giá KNGT và lập kế hoạch giáo dục cá nhân ....................98 3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức trò chơi phù hợp với mức độ phát triển của trẻ ...........100 3.2.3. Biện pháp 3: Thiết lập nhóm bạn chơi cùng trẻ - Xây dựng vòng tay bạn bè 103 3.2.4. Biện pháp 4: Áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ trẻ trong các hoạt động chơi ........105 3.2.5. Biện pháp 5: Tác động đa giác quan trong khi tổ chức hoạt động chơi .........107 3.2.6. Biện pháp 6: Tạo động lực chơi - kích thích sự hứng thú tham gia của trẻ ....109 3.2.7. Biện pháp 7: Hỗ trợ cá nhân trong khi chơi ....................................................111 3.2.8. Biện pháp 8: Phối hợp với CM trong quá trình giáo dục KNGT ...................112 3.3. Thực nghiệm sư phạm .......................................................................................116 3.3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................116 3.3.2. Nội dung thực nghiệm ....................................................................................117 3.3.3. Tổ chức thực nghiệm ......................................................................................117 3.3.4. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................127 3.3.5. Bàn luận về 3 trường hợp nghiên cứu .............................................................143 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .........................................................................................145 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................146 1. Kết luận .................................................................................................................146 2. Khuyến nghị ..........................................................................................................147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ....................................................149 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................150 PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ABA Applied Behavior Analysis, VB: Verbal Behavior 1. BP Biện pháp 2. CM Cha mẹ 3. DIR/Floortime Developmental, Individual Differences, Relationship-based Approach 4. GT Giao tiếp 5. GV Giáo viên 6. KHGDCN Kế hoach giáo dục cá nhân 7. KNTP Kỹ năng thành phần 8. KNGT Kỹ năng giao tiếp 9. KN Kỹ năng 10. MGHN Mẫu giáo hòa nhập 11. MĐ Mức độ 12. RDI Relationship Development Intervention 13. RLPTK Rối loạn phổ tự kỷ 14. TN Thực nghiệm
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Mức độ nặng nhẹ của rối loạn phổ tự kỉ .....................................................22 Bảng 2.1: Năng lực thực hiện KNGT của trẻ RLPTK ................................................54 Bảng 2.2: Mẫu khảo sát đối với trẻ RLPTK 5-6 tuổi .................................................56 Bảng 2.3. Thông tin chung về trẻ RLPTK (N=35) .....................................................58 Bảng 2.4: Thông tin chung về cha mẹ trẻ RLPTK (N=35) ........................................58 Bảng 2.5: Thông tin chung về giáo viên dạy lớp mẫu giáo hòa nhập (N=40)............59 Bảng 2.6. Tổng hợp MĐ thực hiện KNGT của trẻ RLPTK qua hoạt động chơi (N=35) .......................................................................................................................61 Bảng 2.7: Nhận thức của GV và CM về tầm quan trọng của giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi (%) .................................................................................79 Bảng 2.8: Hình thức giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK ...............................................82 Bảng 2.9: Những thuận lợi trong giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK (%) (N=40) ........83 Bảng 2.10: Khó khăn trong giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi ....84 Bảng 2.11: Mức độ sử dụng các BP giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua HĐ chơi .85 Bảng 2.12: Tần suất thực hiện các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp ..................87 Bảng 2.13: Đánh giá hiệu quả các BP sử dụng trong giáo dục KNGT (%) ...............88 Bảng 2.14: Hiệu quả sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp ...................89 Bảng 2.15. Những yếu tố từ trẻ RLPTK ảnh hưởng đến giáo dục KNGT qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi (%) ............................................................................90 Bảng 2.16. Những yếu tố từ GV ảnh hưởng đến giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN (%) .........................................................................91 Bảng 2.17. Những yếu tố từ gia đình ảnh hưởng đến giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK trong lớp MGHNN 5-6 tuổi (%) .................................................................................92 Bảng 2.18. Yếu tố từ cơ sở giáo dục ảnh hưởng đến việc giáo dục KNGT (%) ........93 Bảng 3.1: Đánh giá ban đầu về các lĩnh vực phát triển của trẻ PK ..........................121 Bảng 3.2: Đánh giá ban đầu về các lĩnh vực phát triển của trẻ MH .........................123 Bảng 3.3: Đánh giá ban đầu về các lĩnh vực phát triển của trẻ NL ..........................125 Bảng 3.4. Bảng nhóm các KNGT và mức độ KNGT của trẻ PK .............................128 Bảng 3.5 Bảng so sánh sự phát triển của trẻ PK trước và sau TN ............................133 Bảng 3.6: Bảng các nhóm KN và các mức độ KNGT của trẻ MH ...........................135 Bảng 3.7: Bảng so sánh sự phát triển của trẻ MH trước và sau TN .........................138 Bảng 3.8: Bảng các nhóm KN và mức độ KNGT qua các lần TN của N.L .............140 Bảng 3.9: Bảng so sánh sự phát triển của trẻ NL trước và sau TN ..........................143
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Trình độ đào tạo của GV dạy lớp MGHN 5 – 6 tuổi ............................ 59 Biểu đồ 2.2: MĐ thực hiện KNGT của trẻ RLPTK trong lớp MGHN 5-6 tuổi (%)...... 64 Biểu đồ 2.3: Tỉ lệ thực hiện nhóm KN thiết lập mối quan hệ với bạn trong khi chơi (%)…... ...................................................................................................................... 64 Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ trẻ thực hiện KN tập trung, chú ý trong khi chơi (%) ................... 66 Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ trẻ thực hiện KN hiểu ngôn ngữ trong khi chơi (%) ..................... 69 Biểu đồ 2.7: Tỉ lệ trẻ thực hiện KN sử dụng ngôn ngữ phi lời trong khi chơi (%) .. 74 Biểu đồ 2.8: Tỉ lệ trẻ thực hiện KN các quy tắc thông thường trong GT (%) .......... 76 Biểu đồ 2.9: Tỉ lệ trẻ thực hiện Kỹ năng phối hợp trong nhóm chơi (%)................. 77 Biểu đồ 2.10: Mức độ khó khăn về các nhóm KNGT của trẻ RLPTK 5-6 tuổi (%) ..... 78 Biểu đồ 2.11: Mức độ giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi (N=40)…. 81 Biểu đồ 2.12: Hiệu quả sử dụng BP giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi ...................................................................................................................... 88 Biểu đồ 3.1: So sánh sự tiến bộ về KNGT của PK trước và sau TN trong nhóm KN4…. .................................................................................................................... 130 Biểu đồ 3.2: So sánh sự tiến bộ về KNGT của PK trước và sau TN trong nhóm KN7…. .................................................................................................................... 131 Biểu đồ 3.3: So sánh sự tiến bộ về KNGT của PK trước và sau TN trong nhóm KN4 và KN7 .................................................................................................................... 132 Biểu đồ 3.4. So sánh MĐ phát triển KNGT của trẻ PK trước và sau TN ................ 133 Biểu đồ 3.5: So sánh sự tiến bộ về KNGT của trẻ MH trước và sau TN nhóm KN1…… 135 Biểu đồ 3.6: So sánh sự tiến bộ về KNGT của MH trước và sau TN trong nhóm KN2…. .................................................................................................................... 136 Biểu đồ 3.7: So sánh sự tiến bộ về KNGT của MH trước và sau TN trong nhóm KN3 của MH .................................................................................................................... 137 Biểu đồ 3.8: So sánh sự tiến bộ của MH trước và sau TN trong nhóm KN1, KN2 và KN3 .................................................................................................................... 137 Biểu đồ 3.9: So sánh MĐ phát triển KNGT của trẻ MH trước và sau TN .............. 138 Bảng 3.7: Bảng so sánh sự phát triển của trẻ MH trước và sau TN ........................ 138 Biểu đồ 3.10: So sánh sự tiến bộ về KNGT của NL trước và sau TN trong nhóm KN5 .................................................................................................................... 140 Biểu đồ 3.11. So sánh sự tiến bộ về KNGT của NL trước và sau TN trong nhóm KN6…. . ................................................................................................................... 141 Biểu đồ 3.12: So sánh sự tiến bộ của NL trước và sau TN trong nhóm KN5 và KN6…. .... ................................................................................................................ 142 Biểu đồ 3.13: So sánh MĐ phát triển KNGT của trẻ NL trước và sau TN ............. 142
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Vấn đề giáo dục cho trẻ khuyết tật hiện nay đã được quan tâm của cộng đồng và xã hội. Các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về khả năng của trẻ RLPTK cũng như các phương pháp, BP, các mô hình giáo dục phù hợp nhằm giúp trẻ có nhiều cơ hội phát triển và hòa nhập xã hội. Tạo mọi điều kiện về mọi mặt để trẻ phát triển là mục tiêu của các chương trình giáo dục [25],[26],[37],[52],[89]. Luật Người khuyết tật đã nêu rõ về quyền của người khuyết tật được tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội, sống độc lập, hòa nhập cộng đồng. Hiện nay, số lượng trẻ rối loạn phổ tự kỷ có nhu cầu rất lớn về can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập nhằm đảm bảo cơ hội và quyền lợi học tập. Theo số liệu nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) tỷ lệ mắc rối loạn tự kỷ ở trẻ em đang tăng lên: năm 2007 tại Mỹ là 1/150 trẻ (6,6%); năm 2009 là 1/110 trẻ (9,1%) và năm 2014 là 1/68 [98]; nghiên cứu ở Châu Á, Châu Âu và Nam Mỹ cho biết tỷ lệ mắc phổ tự kỷ là khoảng 1%, tại Hàn Quốc, theo tác giả Kim Y.S và các cộng sự, tỷ lệ này là 2,6 [116]. Trong năm 2016, trên tất cả 11 địa điểm, tỷ lệ hiện mắc RLPTK là 18,5 trên 1.000 (một trên 54) trẻ em 8 tuổi và tỷ lệ mắc RLPTK ở trẻ em trai cao gấp 4,3 lần ở trẻ em gái [119]. Năm 2017, tỷ lệ RLPTK ở Việt Nam dao động trong khoảng 0.5 – 1%, năm 2019, tỷ lệ trẻ từ 18 đến 20 tháng tại 7 tỉnh/thành tại Việt Nam có RLPTK là 0.76% [13]. Trẻ RLPTK gặp nhiều khó khăn, trong đó vấn đề giao tiếp và tương tác xã hội là một trong những khiếm khuyết cốt lõi, ảnh hưởng đến quá trình giáo dục và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, việc nghiên cứu các biện pháp giúp trẻ RLPTK phát triển về KNGT là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực đối với công tác giáo dục trẻ. Lứa tuổi mầm non là giai đoạn quan trọng để hình thành và phát triển nhiều mặt trong đời sống của trẻ RLPTK. Trong đó, lứa tuổi 5-6 là giai đoạn bộc lộ các KN nền tảng, cơ bản đặc biệt là KNGT, trẻ thể hiện rõ nét KNGT thông qua hoạt động chơi, thông qua chơi mà học. Hơn nữa, đây là giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học, do đó trẻ cần tiếp tục tích lũy và phát triển các năng lực quan trọng về nhận thức, KN và mối quan hệ với bạn đồng trang lứa nhằm chuẩn bị cho việc học tập ở bậc học cao hơn và tăng cường cơ hội hòa nhập của trẻ [10],[38], [83].
- 2 Hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi mầm non cũng như trẻ RLPTK thông qua chơi để giáo dục KNGT cho trẻ vì trong khi chơi trẻ sẽ giao tiếp, trò chuyện cùng với bạn chơi, có sử dụng các đồ chơi khác nhau, chơi các trò chơi đa dạng với các nội dung khác nhau thông qua đó trẻ phát triển vốn từ và GT với bạn hoặc với các nhân vật trong trò chơi. Trong khi chơi, trẻ có thể tranh luận, phân chia, sắp xếp, chờ đợi, luân phiên, giải thích, thắng thua… trẻ sẽ có những trải nghiệm để ghi nhớ những câu chuyện trong quá trình chơi với bạn. Tuy nhiên, trẻ RLPTK gặp hạn chế trong các hoạt động chơi ở trường lớp mầm non [78],[81], [82], [86]. Giáo dục hòa nhập ở Việt Nam đã bắt đầu thử nghiệm mô hình này từ năm 1991 với sự hỗ trợ tài chính và ý tưởng của một số các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực này nhằm mục đích cố gắng đưa trẻ khuyết tật đến trường. Đến nay, công tác giáo dục hòa nhập đã đạt được những thành tựu nhất định, trẻ khuyết tật được đến trường nhiều hơn, được học tập, vui chơi và tham gia vào các hoạt động cùng các bạn đồng trang lứa [7],[24],[42],[77]. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn những tồn đọng và khó khăn đặc biệt về chất lượng giáo dục và chất lượng giảng dạy. Để trẻ RLPTK có thể hòa nhập tốt hơn trong môi trường lớp học hòa nhập, trẻ cần được giáo dục các KN cần thiết để có phương tiện kết nối với môi trường ấy trong đó có KNGT. Trong các cơ sở giáo dục mầm non có trẻ RLPTK hòa nhập, hầu hết đội ngũ GV chưa được đào tạo bài bản về giáo dục hòa nhập, giáo dục đặc biệt nên họ còn thiếu kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục cho trẻ. Do đó, khi tổ chức hoạt động chơi nhằm phát triển KNGT cho trẻ RLPTK, GV chủ yếu sử dụng các hình thức, biện pháp giáo dục như đối với trẻ không khuyết tật, chưa có sự điều chỉnh, tác động cá biệt, tạo môi trường GT cho trẻ một cách hiệu quả dẫn đến chất lượng giáo dục chưa cao. Hơn nữa, GV cũng chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc phát triển KNGT cho trẻ. Bên cạnh đó, nguồn tài liệu tham khảo và các tài liệu nghiên cứu về vấn đề giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN hiện nay chưa nhiều và chưa được quan tâm nghiên cứu. Với những lí do trên, nghiên cứu đề tài “Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi” có ý nghĩa thiết thực. Nếu ứng dụng thành công sẽ giúp cho GV, CM trẻ có những BP hỗ trợ để trẻ RLPTK đáp ứng được yêu cầu của những học sinh ở lứa tuổi này, chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ hòa nhập ở các cấp học tiếp theo.
- 3 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN, xây dựng các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi nhằm cải thiện KNGT cho trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ RLPTK ở các lớp MGHN. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK trong lớp MGHN ở trường mầm non. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa mức độ phát triển KNGT và hoạt động chơi của trẻ RLPTK với các biện pháp giáo dục KNGT được sử dụng cho trẻ RLPTK nhẹ trong lớp MGHN5-6 tuổi. 4. Giả thuyết khoa học Giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK trong lớp MGHN 5-6 tuổi có mối quan hệ chặt chẽ với tổ chức hoạt động chơi cho trẻ. Nếu xây dựng được các biện pháp giáo dục KNGT phù hợp dựa trên các nguyên tắc xây dựng các biện pháp, căn cứ vào mức độ và mục tiêu giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK, kết hợp hài hòa giữa việc tổ chức chơi chung với nhóm, lớp và hỗ trợ cá nhân trong khi chơi, tổ chức thực hiện các biện pháp một cách đồng bộ, linh hoạt, sẽ giáo dục được KNGT cho trẻ RLPTK trong môi trường giáo dục hòa nhập. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi. 5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng KNGT của trẻ RLPTK và thực trạng giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi. 5.3. Đề xuất và TN các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về khách thể khảo sát: 35 trẻ RLPTK mức độ nhẹ 5-6 tuổi, 40 giáo viên đang dạy lớp mẫu giáo hòa nhập, 35 cha mẹ có con RLPTK mức độ nhẹ đang học hòa nhập trong các trường mầm non tại thành phố Hà Nội. - Giới hạn về khách thể nghiên cứu sâu và tổ chức thực nghiệm tác động: 3 trẻ RLPTK nhẹ 5-6 tuổi. - Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:
- 4 Tiến hành khảo sát ở một số trường mầm non có trẻ RLPTK nhẹ học hòa nhập tại thành phố Hà Nội. Tổ chức thực nghiệm tại 2 cơ sở giáo dục mầm non Nắng Mai cơ sở 1 và cơ sở 2. 7. Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận Luận án tiếp cận vấn đề nghiên cứu trên quan điểm phức hợp với các quan điểm cụ thể như sau: 7.1.1.Tiếp cận theo quan điểm hệ thống: Giáo dục KNGT qua hoạt động chơi cho trẻ RLPTK trong lớp MGHN 5- 6 tuổi được tác động bởi nhiều yếu tố và xem xét trong mối quan hệ tác động qua lại với các yếu tố khách quan và chủ quan của quá trình giáo dục trẻ RLPTK như: đặc điểm cá nhân của trẻ RLPTK, môi trường hoàn cảnh gia đình của trẻ, năng lực chuyên môn của GV, công tác phối hợp của CM với nhà trường, mục tiêu của giáo dục mẫu giáo, phương pháp, BP giáo dục trẻ em nói chung và trẻ RLPTK nói riêng, phối hợp giữa chương trình giáo dục cá nhân và chương trình giáo dục chung. 7.1.2. Quan điểm tiếp cận phát triển Tất cả trẻ em đều phát triển theo quy luật nhất định, trong chăm sóc và giáo dục với trẻ em nói chung và trẻ RLPTK nói riêng phải quan tâm tới các mốc phát triển và vùng phát triển gần để lập KHGDCN cho phù hợp với mức độ phát triển của trẻ. Chú trọng việc giáo dục KNGT cho trẻ cũng nhằm làm tiền đề, cơ sở để trẻ có KN cơ bản để tiếp thu kiến thức giúp cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ được cải thiện. 7.1.3.Tiếp cận theo quan điểm vui chơi - hoạt động Đối với trẻ RLPTK thì hoạt động vui chơi đóng vai trò là con đường để hình thành nên KN của trẻ, thông qua chơi và hoạt động trải nghiệm thực tiễn trẻ được rèn luyện, học tập và hình thành KN. Sử dụng các hoạt động chơi như là phương tiện trong quá trình học tập nhằm tăng cường các KNGT cho trẻ khi tiếp cận với bạn và nhóm bạn. 7.1.4. Quan điểm giáo dục hòa nhập Quan điểm giáo dục hòa nhập tạo cơ hội cho tất cả mọi trẻ em đều có quyền học tập như nhau, từ quan điểm này không chỉ là định hướng cho trẻ học tập về văn hóa mà còn tạo ra một môi trường hòa đồng, thân thiện giữa các trẻ em nói riêng và mọi người nói chung thông qua các nhóm chơi, tạo vòng tay bạn bè hỗ trợ nhau trong các HĐ hàng ngày. Ban đầu, đó là sự ảnh hưởng từ cái nhìn, cách đối xử của GV với trẻ, giữa trẻ với nhau trong lớp học và giữa người với người trong một cộng đồng xã hội. 7.1.5. Tiếp cận theo quan điểm hỗ trợ cá biệt
- 5 Tiếp cận cá biệt là quan điểm cơ bản và quan trọng trong giáo dục đặc biệt, trẻ RLPTK có những đặc điểm riêng biệt với những khó khăn, hoàn cảnh riêng, sở thích và sở ghét riêng, nhà giáo dục cần lựa chọn những hình thức, phương pháp, BP giáo dục phù hợp nhằm giúp trẻ cải thiện những khó khăn hạn chế và phát huy tối đa khả năng của trẻ có RLPTK. 7. 2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài để thu thập, tổng hợp và khái quát thông tin, sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết làm cơ sở lí luận cho đề tài. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1.Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Sử dụng phiếu điều tra để thu thập các thông tin về tiểu sử gia đình và những khó khăn hạn chế, sở thích của trẻ RLPTK, thông tin của GV về các BP giáo dục KNGT cho trẻ, ý nghĩa của việc giáo dục KNGT qua hoạt động chơi, các BP đang sử dụng và tính hiệu quả của các BP, những khó khăn và thuận lợi trong việc giáo dục trẻ RLPTK hình thành và phát triển KNGT, những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục KNGT cho trẻ. 7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Sử dụng phiếu phỏng vấn sâu để đặt câu hỏi trực tiếp với GV, CM, là người dạy và người thân chăm sóc trẻ RLPTK hàng ngày, nhằm mục đích thu thập những thông tin cần thiết mà trong phiếu hỏi không cung cấp đủ, từ đó bổ sung thêm những thông tin cụ thể hơn. Đặc biệt khi phỏng vấn sâu, người phỏng vấn sẽ thấy được cảm xúc tình cảm của người được phỏng vấn, từ đó thấy được tính xác thực của vấn đề. 7.2.2.3. Phương pháp trắc nghiệm Đề tài sử dụng thang đo Pep - 3 để đánh giá phát triển cho trẻ RLPTK trước thực nghiệm và sau thực nghiệm nhằm kiểm chứng sự tiến bộ về các mặt, trong đó đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực ngôn ngữ và giao tiếp với các biểu hiện KNGT của trẻ RLPTK trước và sau thực nghiệm; đề tài xây dựng công cụ đo mức độ KNGT của trẻ RLPTK để biết được mức độ KNGT của trẻ. 7.2.2.4. Phương pháp quan sát Sử dụng phương pháp quan sát nhằm quan sát trẻ RLPTK trong các hoạt động có chủ đích, hoạt động góc, hoạt động chơi hàng ngày trong lớp MGHN, quan sát hoạt
- 6 động và sự tương tác của GV với trẻ RLPTK; quan sát trong khi trẻ chơi cùng nhau; quan sát CM tương tác với trẻ trong những giờ đón trả trẻ; quan sát các biểu hiện KNGT của trẻ RLPTK trong các hoạt động chơi. 7.2.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm Sử dụng phương pháp này nhằm nghiên cứu, phân tích giáo án lớp mẫu giáo hòa nhập, KHGDCN, nhật ký học tập, những ghi chép của GV ... để tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập; phân tích biểu hiện KNGT của trẻ qua hoạt động chơi của trẻ gắn với các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục KNGT. 7.2.2.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp Sử dụng phương pháp này nhằm lựa chọn và nghiên cứu sâu 03 trường hợp trẻ RLPTK nhẹ 5-6 tuổi hòa nhập mầm non để tìm hiểu những hạn chế, khó khăn trong KNGT khi tham gia hoạt động chơi cùng bạn và kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp giáo dục KNGT qua hoạt động chơi trong lớp MGHN. 7.2.2.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tổ chức thực nghiệm việc sử dụng các biện pháp đã xây dựng để kiểm nghiệm tính khoa học và khẳng định tính khả thi của đề tài trên 03 trường hợp trẻ RLPTK nhẹ lứa tuổi 5 – 6 tuổi. 7.2.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu bổ trợ 7.2.3.1. Phương pháp chuyên gia Trao đổi và xin ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục học, giáo dục đặc biệt, giáo dục trẻ RLPTK về các vấn đề liên quan đến giáo dục trẻ RLPTK nói chung và giáo dục KNGT nói riêng; xin ý kiến về kinh nghiệm giáo dục trẻ RLPTK trong môi trường giáo dục hòa nhập; xin ý kiến chuyên gia các chuyên ngành khác có liên quan nhằm giúp cho việc thực hiện vấn đề nghiên cứu đảm bảo chất lượng hơn. 7.2.3.2. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0 để thống kê và phân tích các dữ liệu nghiên cứu thu được của đề tài. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những nhận xét, kết luận khoa học. 8. Đóng góp mới của luận án 8.1. Về lí luận - Bổ sung thêm cơ sở lý luận về giáo dục trẻ RLPTK trong lớp MGHN nói chung và trẻ RLPTK trong lớp MGHN 5-6 tuổi nói riêng.
- 7 - Góp phần cung cấp thêm nguồn lý luận về giáo dục KNGT qua hoạt động chơi trong lớp MGHN được mở rộng qua nghiên cứu về đối tượng trẻ RLPTK trong lớp hòa nhập. - Xác định được các tiêu chí đánh giá KNGT cho trẻ RLPTK trong lớp MGHN. 8.2. Về thực tiễn - Thông qua việc khảo sát, tác giả đã chỉ ra thực trạng giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi: nhận thức của GV, những khó khăn mà GV thường gặp trong quá trình giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN. - Cung cấp một số biện pháp giáo dục KNGT qua hoạt động chơi cho trẻ RLPTK trong lớp MGHN và đã được kiểm chứng qua thực nghiệm sư phạm có giá trị tham khảo cho công tác nghiên cứu, đào tạo bồi dưỡng GV phụ trách các lớp hòa nhập 5-6 tuổi trẻ RLPTK nói riêng, trẻ khuyết tật nói chung. - Giáo viên, các bậc phụ huynh của trẻ RLPTK, các nhà khoa học và những người quan tâm trong lĩnh vực giáo dục trẻ RLPTK có thể sử dụng kết quả nghiên cứu này như một tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và thực tiễn. 9. Luận điểm bảo vệ Trẻ RLPTK ở lớp MGHN 5-6 tuổi đã bộc lộ KNGT qua hoạt động chơi và giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK là một mục tiêu trong kế hoạch giáo dục cho trẻ ở trường mầm non. Giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK có thể được thực hiện trong điều kiện giáo dục thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, để hoạt động giáo dục diễn ra có hiệu quả cần quan tâm chú ý đến các yếu tố tác động đến từ phía bản thân trẻ, bạn cùng lớp, GV, nhà trường và gia đình. Giáo dục KNGT qua hoạt động chơi sẽ thực sự phát huy được hiệu quả với trẻ RLPTK trong môi trường giáo dục hòa nhập nếu được thực hiện dựa trên đặc điểm khả năng, nhu cầu của trẻ RLPTK và khai thác hiệu quả các yếu tố từ hoạt động chơi, từ bạn bè trong lớp MGHN, trong sự phối hợp chặt chẽ giữa CM và GV và các lực lượng hỗ trợ khác trong môi trường xung quanh... 10. Cấu trúc của luận án Luận án bao gồm phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, phụ lục và 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5 - 6 tuổi Chương 2: Thực trạng kỹ năng giao tiếp và giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi
- 8 Chương 3: Các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5 – 6 tuổi và thực nghiệm sư phạm.
- 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ QUA HOẠT ĐỘNG CHƠI TRONG LỚP MẪU GIÁO HÒA NHẬP 5-6 TUỔI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu về KNGT và KNGT của trẻ rối loạn phổ tự kỷ 1.1.1.1. Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp Nghiên cứu về KNGT, có thể điểm qua một số hướng nghiên cứu chính như sau: - Nghiên cứu mặt kỹ thuật của kỹ năng giao tiếp Trong các nghiên cứu về mặt kỹ thuật của KNGT, khi xem xét KN trong hoạt động, nhiều nhà tâm lý học hướng vào mặt kỹ thuật của hành động. Đại diện cho hướng này là các tác giả: V. A Cruchetxki, E.X. Cudin, A.G. Côvaliov, S. Henrry (1981), V.V. Tsebuseva, Trần Trọng Thuỷ [18],[14] …Các nhà khoa học cho rằng, xuất phát từ chỗ coi KNGT là mặt kỹ thuật của hành động GT (những phương thức, thủ thuật, thao tác thực hiện hành động GT) khi nắm được kỹ thuật hành động GT đúng theo các yêu cầu kỹ thuật thì GT sẽ đạt được kết quả. Đóng góp quan trọng của hướng nghiên cứu này là đã chỉ rõ phương thức, thủ thuật, thao tác thực hiện hành động GT, cơ sở để xây dựng hình thành, củng cố các hành vi GT cụ thể cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, GT không chỉ là những thao tác kỹ thuật hành vi đơn thuần mà nó còn chứa đựng cả các yếu tố “người” khác mới có tính thuyết phục. Ngoài ra, KNGT còn thể hiện năng lực của chủ thể GT làm cho cuộc GT đạt mục đích. - Nghiên cứu mặt năng lực của kỹ năng giao tiếp Các tác giả: E.A. Milenrian, A.V. Petrovski, N.D. Levitov, X.I. Kixegop, K.K. Platonov, G.G. Gobulep đã nhấn mạnh mặt năng lực của KNGT, giúp con người thực hiện một hoạt động có hiệu quả trong điều kiện mới, xuất phát từ hướng xem xét KN như là mặt năng lực hành động của con nguời [57],[46]. Ngoài ra, một số nhà khoa học Việt Nam cũng cho rằng, KN là năng lực vận dụng tri thức về hành động, hay các thao tác của hành động theo đúng quy trình để có kết quả mong muốn, đại diện là các tác giả Ngô Công Hoàn [28], Nguyễn Ánh Tuyết [83], Nguyễn Quang Uẩn [85], Vũ Dũng [15]. Nghiên cứu mặt năng lực của KNGT có 2 xu hướng: Xu hướng thứ nhất: xem xét KNGT như là năng lực thiết lập các mối quan hệ của con người trong GT, các tác giả tiêu biểu như: L.X.Vygotsky, X.L.Rubinstein, B.Ph.Lomov [45], [48]; Nguyễn Sinh Huy, Trần Trọng Thủy [31]… cũng đều khẳng định vai trò của KNGT như là năng lực thiết lập các mối quan hệ trong GT đối với cuộc sống con người. Thứ hai:
- 10 xem xét KNGT như là năng lực điều khiển quá trình GT của con người. Một số đại diện tiêu biểu như A.A.Leonchiev; A.Cubanova; IP.Dakharov; N.V.Kudơmin; M.Rakhmatulina; Hoàng Anh [3]. Xu hướng nghiên cứu này cho rằng, KNGT là khả năng chủ thể GT có thể điều khiển được nhận thức, thái độ, hành vi của đối tượng GT để đạt được mục đích của mình trong quá trình GT. Các nhà nghiên cứu về KNGT đã có những quan niệm và cách nhìn nhận khác nhau về KNGT như sau: Nhà tâm lý học hiện đại B.Ph. Lomov (1981) đã đưa ra và khẳng định rằng, GT như một phạm trù cơ bản trong tâm lý học và để hình thành KNGT, trẻ cũng phải trải qua một quá trình từ khâu lĩnh hội đến khâu thực hành thường xuyên liên tục [48]. Ngoài ra, có quan điểm cho rằng: “KNGT là năng lực của con người biểu hiện trong quá trình GT, đó là các khả năng sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ…là hệ thống các thao tác cử chỉ, điệu bộ, hành vi được chủ thể giao tiếp phối hợp hài hòa. Các tác giả V.P. Dakharov, Nguyễn Sinh Huy, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Văn Lê… để khẳng định vai trò của KNGT như là năng lực thiết lập các mối quan hệ trong GT đối với mọi người trong quá trình GT [39], [53]. Dựa vào các bước tiến hành của một pha GT cho rằng KNGT gồm có các KN sau [23]: (1) KN thiết lập các mối quan hệ trong GT; (2) KN cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng GT; (3) KN lắng nghe và biết cách lắng nghe đối tượng GT; (4) KN tự chủ cảm xúc và hành vi; (5) KN nhạy cảm trong GT; (6) KN diễn đạt dễ hiểu, gọn gàng, mạch lạc; (7) KN linh hoạt mềm dẻo trong GT; (8) KN thuyết phục trong GT; (9) KN điều khiển quá trình GT; (10) KN tự kiềm chế và kiểm tra đối tượng GT. Cùng quan điểm như trên, các tác giả A.T. Kurbawa và Ph.M.Rakhmatinlira cho rằng quá trình GT gồm ba nhóm KN [3]: (1) Nhóm KN sử dụng ngôn ngữ; (2) Nhóm KN diễn đạt nghĩa trong câu. (3) Nhóm KN diễn đạt các đặc điểm văn phạm trong câu. Qua việc tổng thuật những nghiên cứu về KNGT trên thế giới và ở Việt Nam đã chỉ ra những hướng nghiên cứu chính về KNGT - nghiên cứu mặt kỹ thuật và mặt năng lực của KNGT. Khi KNGT trở nên thuần thục, con người sẽ tự tin, chủ động điều khiển, điều chỉnh được quá trình GT theo chủ ý, mục đích GT của mình để đạt được hiệu quả GT, trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi nghiêng về cách hiểu theo pha GT. 1.1.1.2. Những nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp của trẻ rối loạn phổ tự kỷ Trên thế giới, nghiên cứu về KNGT của trẻ RLPTK có các hướng tiếp cận như sau:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p | 160 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 155 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p | 160 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học
270 p | 22 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ngoài công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực trong bối cảnh hiện nay
239 p | 12 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
277 p | 18 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở ở Hà Nội
231 p | 24 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học viết văn bản thuyết minh dựa trên tiến trình viết cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực
244 p | 15 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học vật liệu: Nghiên cứu chế tạo nón xuyên trong thiết bị nổ lõm bằng đồng kim loại và composite W-Cu có cấu trúc siêu mịn
126 p | 21 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO
272 p | 13 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua dạy học môn Mĩ thuật
224 p | 10 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực khám phá tự nhiên cho học sinh trong dạy học chủ đề Vật sống, môn Khoa học tự nhiên 6
238 p | 10 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học xác suất và thống kê cho sinh viên ngành kỹ thuật mỏ và kỹ thuật địa chất theo hướng gắn với thực tiễn nghề nghiệp
166 p | 13 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu tài nguyên đất gò đồi phục vụ định hướng phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Bắc Giang
293 p | 14 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực
285 p | 10 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học hình học ở trường trung học cơ sở theo hướng phát triển chương trình ở cấp độ lớp học
226 p | 12 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động
248 p | 14 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Nghiên cứu một số giải pháp tối ưu hóa hiệu năng trong mạng điện toán biên di động
166 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn