intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông các tỉnh biên giới phía Bắc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:289

19
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục "Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông các tỉnh biên giới phía Bắc" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài; Vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT; Nội dung và hình thức giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông các tỉnh biên giới phía Bắc

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI --------- TRẦN THỊ BÌNH GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIÊN GIỚI QUỐC GIA CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC CHUYÊN NGÀNH : LÝ LUẬN VÀ PPDH BỘ MÔN LỊCH SỬ MÃ SỐ : 9.14. 01. 11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS KIỀU THẾ HƢNG HÀ NỘI, 2024
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của mình, được hoàn thành với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của nhiều nhà khoa học. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực, chính xác. Tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án TRẦN THỊ BÌNH
  3. LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, các nhà khoa học trong Tổ Lý luận & PPDH bộ môn Lịch sử, Khoa Lịch sử, Phòng Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Sở Giáo dục và đào tạo Lào Cai, Ban lãnh đạo trường THPT số 1 thành phố Lào Cai đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Kiều Thế Hưng - người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài luận án. Xin gửi lời cảm ơn tới Viện giáo dục học, Thư viện quốc gia, Thư viện Quân đội, Thư viện trường ĐHSP Hà Nội, Bảo tàng tỉnh Lào Cai, các trường THPT các tỉnh biên giới phía Bắc đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình tìm kiếm tài liệu, khảo sát thực trạng và thực nghiệm luận án. Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài luận án. Hà Nội, tháng 1 năm 2024 Tác giả luận án TRẦN THỊ BÌNH
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................. 5 5. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 6 6. Đóng góp của Luận án .................................................................................. 6 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án .................................................. 6 8. Cấu trúc Luận án ........................................................................................... 7 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................................. 8 1.1. Những công trình nghiên cứu về chủ quyền quốc gia và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia .......................................................................... 8 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về chủ quyền quốc gia ........................ 8 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về biên giới và bảo vệ CQBGGG quốc gia. ...................................................................................................... 14 1.2. Những công trình nghiên cứu về giáo dục và giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia ................................................................... 20 1.2.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài ................ 20 1.2.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước ................ 22 1.3. Nhận xét chung về các công trình đã công bố, những vấn đề luận án kế thừa và tiếp tục giải quyết .................................................................. 34 1.3.1 Nhận xét chung về các công trình đã công bố ................................... 34 1.3.2. Những vấn đề luận án kế thừa........................................................... 35 1.3.3. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu .......................................... 35
  5. CHƢƠNG 2. VẤN ĐỀ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIÊN GIỚI QUỐC GIA CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG THPT - LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................. 37 2.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 37 2.1.1. Quan niệm về giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền BGQG cho học sinh ..... 37 2.1.2. Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục nói chung và giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG nói riêng. .............................. 43 2.1.3. Cơ sở xuất phát của vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh ở trường phổ thông THPT ....................... 48 2.1.4. Những yêu cầu cơ bản khi tiến hành giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT ........................................................................................................... 52 2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 56 2.2.1. Khái quát chung tình hình giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THPT các tỉnh biên giới phía Bắc ................................................................................ 56 2.2.2. Điều tra, khảo sát thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh................................................................... 58 2.3. Vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trƣờng THPT ............ 65 2.3.1. Vai trò................................................................................................ 66 2.3.2. Ý nghĩa .............................................................................................. 66 CHƢƠNG 3. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIÊN GIỚI QUỐC GIA CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 Ở TRƢỜNG THPT .....72 3.1. Nội dung giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trƣờng THPT.......................................... 72
  6. 3.1.1. Nội dung giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh ở trường THPT ....................................................................... 72 3.1.2. Nội dung LSVN lớp 12 cần khai thác để giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh .......................................................... 82 3.2. Giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho học sinh qua các hình thức tổ chức dạy học LSVN, lớp 12, trƣờng THPT các tinh biên giới phía Bắc ..... 94 3.2.1. Giáo dục ý thức BVCQBGQG cho HS trong dạy học nội khóa ... 95 3.2.2. Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền BGQG cho học sinh qua tổ chức hoạt động trải nghiệm trong ngoại khóa ..................................................... 105 CHƢƠNG 4. CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIÊN GIỚI QUỐC GIA CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12, TRƢỜNG THPT CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC. THỰC NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM SƢ PHẠM. .......126 4.1. Những yêu cầu cơ bản khi lựa chọn biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông .. 126 4.2. Các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho học sinh trong dạy học LSVN lớp 12 ở trường THPT các tình biên giới phía Bắc. .......... 129 4.2.1. Khai thác triệt để kiến thức lịch sử trong chương trình SGK để giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh ......... 129 4.2.2.Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, đặc biệt là các phương pháp dạy học tích cực, trong giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho học sinh............................................................................................... 135 4.2.3. Sử dụng hiệu quả kiến thức liên môn để giáo dục ý thức bảo vệ CQBGG ..................................................................................................... 146 4.2.4. Khai thác hiệu quả kiến thức lịch sử địa phương để giáo dục ý thức bảo vệ CQBGG cho học sinh ............................................................ 150
  7. 4.2.5. Hướng dẫn HS tự học, tự tìm hiểu tư liệu và làm bài tập vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn nhằm giáo dục ý thức bảo vệ CQBGG. 153 4.3. Thực nghiệm và thử nghiệm sƣ phạm toàn phần ............................. 158 4.3.1. Mục đích, đối tượng và địa bàn thực nghiệm, thử nghiệm sư phạm .... 158 4.3.3. Quá trình thực nghiệm, thử nghiệm sư phạm ................................. 161 4.3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm, thử nghiệm sư phạm ..................... 166 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 177 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ C LIÊN QUAN ĐỀ TÀI.................................................................................. 181 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 182 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ Chủ quyền biên giới quốc gia CQBGQG Biên giới quốc gia BGQG DHLS Dạy học lịch sử ĐHSP Đại học sư phạm ĐC Đối chứng GDPT Giáo dục phổ thông GV Giáo viên HS Học sinh HĐTN Hoạt động trải nghiệm KT, ĐG Kiểm tra, đánh giá NXB Nhà xuất bản SGK Sách giáo khoa TN Thực nghiệm THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông
  9. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1. Đánh giá mức độ phù hợp của hoạt động (dành cho GV) ....... 123 Bảng 3.2. Đánh giá mức độ hứng thú hoạt động (dành cho HS) .............. 124 Bảng 4.1. Kết quả TNSP từng phần biện pháp: Khai thác triệt để và phù hợp kiến thức lịch sử phản ánh và có liên quan đến CQBGQG để giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền BGQG cho học sinh ...... 134 Bảng 4.2. Kết quả TNSP từng phần biện pháp: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho HS ..................................................................... 145 Bảng 4.3. Kết quả TNSP từng phần biện pháp: Chú trọng và sử dụng hiệu quả kiến thức tích hợp,liên môn trong giáo dục ý thức bảo vệ CQBGG ......................................................................... 149 Bảng 4.4. Kết quả TNSP từng phần biện pháp: Khai thác hiệu quả lịch sử địa phương trong giáo dục ý thức bảo vệ CQBGG cho học sinh ..................................................................................... 152 Bảng 4.5. Kết quả TNSP từng phần biện pháp: Hướng dẫn HS tự học, tự tìm hiểu và làm bài tập vận dụng kiến thức kĩ năng vào thực tiễn để giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG ............................................... 156 Bảng 4.6. Danh sách các trường thực nghiệm bài nội khoá trên lớp ........ 159 Bảng 4.7. Danh sách các trường thử nghiệm hoạt động giáo dục địa phương159 Bảng 4.8. Kết quả đánh giá hiệu quả bài dạy ............................................ 169 Bảng 4.9. Đánh giá mức độ hứng thú học tập (dành cho HS) .................. 169 Bảng 4.10. Điểm số kết quả thực nghiệm bài nội khóa trên lớp ................. 170 Bảng 4.11. Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm bài nội khóa trên lớp ....... 170 Bảng 4.12. Bảng giá trị t và kết quả của kiểm định t của lớp TN và lớp ĐC ở bài nội khóa trên lớp ....................................................... 172 Bảng 4.13. Đánh giá mức độ hứng thú học tập (dành cho HS) .................... 174
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1. Về hứng thú của HS với vấn đề chủ quyền BGQG .................. 59 Biều đồ 2.2. Về tầm quan trọng của vấn đề chủ quyền BGQG ................... 59 Biểu đồ2.3. Về mức độ sử dụng vấn đề chủ quyền BGQG để kiểm tra đánh giá .................................................................................... 60 Biểu đồ 2.4. Về mức độ sử dụng vấn đề chủ quyền BGQG trong hoạt động tự học ............................................................................... 60 Biểu đồ 2.5. Về tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ QBGQG . 62 Biểu đồ 2.6. Về sự quan tâm của học sinh tới vấn đề biên giới .................... 62 Biểu đồ 2.7. Tham gia tuyên truyền về vấn đề CQBGQG ............................ 63 Biểu đồ 4.1. Tần số điểm của lớp TN và lớp ĐC (ở biện pháp 4.2.1) ........ 134 Biểu đồ 4.2. Tần số điểm của lớp TN và lớp ĐC ở biện pháp: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho HS ............................................... 146 Biểu đồ 4.3. Tần số điểm lớp TN và lớp ĐC ở biện pháp số 4.2.3 ............. 149 Biểu đồ 4.5. Tần số điểm lớp TN và lớp ĐC ở biện pháp số 4.2.5.1 và 4.2.5.2...................................................................................... 157 Biểu đồ 4.6: Tần số điểm tại giá trị điểm số của lớp TN và lớp ĐC bài nội khóa trên lớp ........................................................................... 171
  11. DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1. Bản đồ Việt Nam .......................................................................... 73 Hình 3.2. Đền Mẫu (Lào Cai) ..................................................................... 111 Hình 3.3. Đền Mẫu Lào Cai ........................................................................ 111 Hình 3.4. Cột mốc biên giới 102................................................................. 111 Hình 3.5. Học sinh trường THPT số 1 thành phố Lào Cai tham gia thi tìm hiểu về chủ quyền BGQG .................................................... 115 Hình 3.6. HS trường THPT số 1 TP Lào Cai tham gia ngoại khoá về bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia (Nguồn: NCS chụp) ................ 118 Hình 3.7. HS trường THPT số 1 TP Lào Cai chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ .... 119
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam đã khẳng định một chân lí trường tồn:“Dựng nước phải đi đôi với giữ nước”. Chủ quyền quốc gia, Biên giới, Lãnh thổ,...là những phạm trù thiêng liêng gắn liền với khái niệm “tổ quốc” trong lòng mỗi người dân đất Việt. Biên cương là địa đầu phên dậu của tổ quốc, là máu thịt thiêng liêng mà bao đời nay cha ông ta đã đổ bao mồ hôi và xương máu mới có được. Vì vậy, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, trong đó có biên giới quốc gia, là nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức thiêng liêng và cao cả của mỗi người dân Việt Nam suốt dọc dài lịch sử. Luật “Biên giới quốc gia” ban hành năm 2003 đã nêu rõ: “Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước”[107, 2]. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia. Theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, biên giới quốc gia (kể cả biên giới đất liền và biên giới biển) là nơi địa đầu, là cửa ngõ, là địa bàn chiến lược của đất nước. Biên giới quốc gia thiêng liêng, gắn liền với giá trị của độc lập tự do của dân tộc. Để có được độc lập - tự do, trước hết chúng ta phải giành và bảo vệ được chủ quyền, lãnh thổ, với một đường biên giới rõ ràng. Bác đã căn dặn: “Một mảnh đất, một ngọn suối, một rừng cây, một đảo nhỏ nơi biên giới, vùng biển là chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc, ta phải kiên quyết bảo vệ”[114, 10]. Kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm tới vấn đề CQBGQG. Biên giới quốc gia đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh, quốc phòng và là địa bàn chiến lược trọng yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Vì vậy, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới thiêng liêng của tổ quốc không chỉ thể hiện ở quan điểm nhất quán của Đảng
  13. 2 ta trong các Nghị quyết đại hội mà còn trở thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài trong lãnh đạo và chỉ đạo thực tiễn. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng xác định: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa…”. [15, 102] Mặt khác, Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới, từ năm 1986 đến nay, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, đất nước vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, đặc biệt là trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng. An ninh biên giới, vấn đề biển đảo luôn diễn biến phức tạp. Tình hình đó sẽ tác động trực tiếp tới các địa bàn biên giới, đặt ra cho công tác bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới những nhiệm vụ nặng nề. Để góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia trong tình hình mới, trong quá trình thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giáo dục, vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh, phải được coi là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, trực tiếp và thường xuyên, cả trong lý luận cũng như trong chỉ đạo thực tiễn Trong toàn tuyến biên giới của nước ta, khu vực biên giới phía Bắc luôn giữ vị trí trọng yếu trong lich sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Khu vực này gồm 7 tỉnh có đường biên giới giáp với Trung Quốc (Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh). Đây là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng, nơi mà sự giao thương và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế luôn gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước. Vì vây, việc nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia đối với nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc nói chung và học sinh nói riêng, có ý nghĩa rất lớn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho thế hệ trẻ nói chung, cho học sinh ở trường phổ thông nói riêng, là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, của các
  14. 3 ngành các cấp, trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng và trực tiếp của các bộ môn khoa học trong hoạt động dạy học ở trường phổ thông. Bộ môn lịch sử, với chức năng của mình, có thể thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục tư tưởng - tình cảm, đạo đức và nhân cách cho học sinh, trong đó, việc giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG là một trong những nhiệm vụ quan trọng và là ưu thế của bộ môn lịch sử.. Tuy nhiên, trong thực tiễn dạy học hiện nay, việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia nói chung và chủ quyền biên giới quốc gia nói riêng, bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn không ít hạn chế và bất cập. Giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho thế hệ trẻ nói chung, cho học sinh ở trường phổ thông nói riêng, là vấn đề lớn, mang tính chiến lược. Tinh thần này đã được đội ngũ giáo viên quán triệt sâu sắc và thể hiện hiệu quả trong từng chương, từng bài học cụ thể, đặc biệt là việc giáo dục truyền thống oai hùng trong đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do dung lượng kiến thức lớn và sự chi phối của nhiều yếu tố khác, nên việc giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho học sinh trường trung học phổ thông, ở mặt này hay mặt khác, còn chưa tương xứng với tình hình thực tế hiện nay, nhất là đối với các địa phương có liên quan trực tiếp tới vấn đề bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Xuất phát từ cơ sở lí luận, thực tiễn, từ yêu cầu của sự nghiệp giáo dục - đào tạo và chức năng nhiệm vụ của bộ môn lịch sử, chúng tôi chọn vấn đề “Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh biên giới phía Bắc” làm đề tài nghiên cứu của mình, với mong muốn, thành công của đề tài sẽ góp thêm một tiếng nói vào việc thực hiện nhiệm vụ cao cả của bộ môn Lịch sử, cũng như góp phần nhất định, cả về lý luận và thực tiễn, vào quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh các tỉnh biên giới phía Bắc, trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT
  15. 4 2.2. Phạm vi nghiên cứu Khái niệm BGQG bao gồm cả biên giới trên đất liền, trên biển và trên không, tuy nhiên, vì vấn đề khá rộng và vấn đề biển đảo đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, vì thế đề tài của chúng tôi chủ yếu đề cập đến biên giới trên đất liền và cũng ưu tiên đề cập đến biên giới các tỉnh phía Bắc, địa bàn mà chúng tôi đang trực tiếp dạy học và công tác. Mặt khác, đề tài của chúng tôi không đề cập đến vấn đề chủ quyền biên giới nói chung mà chủ yếu đề cập đến vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG với đối tượng cụ thể là học sinh lớp 12 và địa bàn cụ thể là các tỉnh biên giới phía Bắc. Về lý luận và phương pháp dạy học: Luận án không đi sâu nghiên cứu lý luận về vấn đề chủ quyền BGQG, mà chủ yếu tìm hiểu và nghiên cứu những nội dung liên quan đến vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền BGQG cho học sinh, đặc biệt là các vấn đề về nội dung, hình thức và biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh biên giới phía Bắc. Về nội dung kiến thức áp dụng: Luận án nghiên cứu chủ yếu nội dung lịch sử Việt Nam lớp 12 trong Chương trình môn Lịch sử THPT hiện hành, có đối sánh với Chương trình môn Lịch sử (2018, 2022) để xác định nội dung, đề xuất hình thức và biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho học sinh Về địa bàn khảo sát, thực nghiệm sư phạm: + Luận án tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng DHLS nói chung và quá trình giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG ở các thành phố/ huyện /thị xã của 7 tỉnh biên giới phía Bắc.1 + Tiến hành TNSP toàn phần các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG ở một số trường THPT của tỉnh Lào Cai. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục ý 1 Gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bẳng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
  16. 5 thức bảo vệ CQBGQG cho học sinh trong DHLS, luận án đi sâu vào xác định nội dung giáo dục, đề xuất hình thức, biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho học sinh trong DHLS Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh biên giới phía Bắc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nói trên, Luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Tìm hiểu tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, cả trên thế giới và Việt Nam, để làm rõ những vấn đề mà đề tài cần kế thừa và tiếp tục nghiên cứu. - Tìm hiểu Cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cũng như thực trạng tình hình giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho học sinh ở trường THPT các tỉnh biên giới phía Bắc, làm cơ sở cho việc xác định nội dung, hình thức và biện pháp giáo dục học sinh theo yêu cầu của đề tài. - Tìm hiểu chương trình, nội dung SGK (chương trình 2006, 2022) phần Lịch sử Việt Nam và xác định nội dung lịch sử cần khai thác để giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho học sinh. - Đề xuất hình thức, biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho học trong DHLS Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh biên giới phía Bắc. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính đúng đắn và khả thi của các hình thức và biện pháp mà luận án đề xuất. 4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận của đề tài là lí luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề giáo dục và giáo dục lịch sử. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết: Phân tích tổng hợp các tài liệu về giáo dục học, tâm lý học, phương pháp dạy học lịch sử, các tài liệu lịch sử, tài liệu lịch sử địa phương liên quan đến đề tài Luận án; Nghiên cứu chương trình, SGK Lịch sử (chương trình 2006, 2022) để xác định nội dung cần khai thác nhằm giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG trong dạy học.
  17. 6 - Nghiên cứu thực tiễn: Thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, quan sát dự giờ, kiểm tra đánh giá...để điều tra thực tế làm rõ thực trạng việc giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG trong dạy học lịch sử ở trường THPT các tỉnh biên giới phía Bắc. - Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành TNSP để kiểm chứng tính khả thi, hiệu quả của các hình thức và biện pháp mà luận án đề xuất. - Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả điều tra xã hội học và TNSP, rút ra kết luận khái quát, chứng minh tính khả thi của vấn đề luận án nghiên cứu. 5. Giả thuyết khoa học Việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, hoàn thành mục tiêu môn học nếu xác định được nội dung giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG, nội dung lịch sử cần khai thác để giáo dục và đề xuất được hình thức, biện pháp giáo dục phù hợp đối tượng học sinh, điều kiện dạy học. 6. Đóng góp của Luận án Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần: - Khẳng định rõ vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12. - Phác hoạ bức tranh về thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho học sinh trong dạy học LSVN ở trường THPT các tỉnh biên giới phía Bắc. - Xác định được nội dung giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho học sinh. - Đề xuất được các hình thức, biện pháp sư phạm để giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh biên giới phía Bắc. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án 7.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần làm phong phú thêm lý luận dạy học bộ môn về vấn đề giáo dục phẩm chất, đạo đức nói chung, đặc biệt là giáo dục
  18. 7 ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia nói riêng cho HS trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở THPT hiện nay. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Việc xác định được các nội dung chủ yếu về giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG trong phần Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT và đề xuất được các hình thức và biện pháp giáo dục hiệu quả nội dung quan trọng này, sẽ giúp giáo viên bộ môn Lịch sử ở trường THPT, nhất là giáo viên các tỉnh biên giới phía Bắc, vận dụng vào thực tiễn dạy học, góp phần nhất định vào việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn hiện nay. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của đề tài còn là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy khoá trình lịch sử Việt Nam ở các trường phổ thông, nhất là ở THCS và THPT; sinh viên, học viên cao học và NCS ngành sư phạm lịch sử ở các trường Đại học và Cao đẳng trong cả nước. 8. Cấu trúc Luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, Luận án bao gồm 4 chương, với cấu trúc như sau: Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Chương 2 .Vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT - Lý luận và thực tiễn. Chương 3. Nội dung và hình thức giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT. Chương 4. Các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh biên giới phía Bắc. Thực nghiệm và thử nghiệm sư phạm.
  19. 8 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tập trung tìm hiểu các công trình liên quan đến hai vấn đề chủ yếu: Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về chủ quyền quốc gia và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia có liên quan đến đề tài. Thứ hai, các công trình nghiên cứu về giáo dục ý thức nói chung và giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trong DHLS làm cơ sở lý luận cho đề tài. 1.1. Những công trình nghiên cứu về chủ quyền quốc gia và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về chủ quyền quốc gia 1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài Vấn đề chủ quyền quốc gia luôn có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia cũng như quan hệ giữa các nước trong quan hệ quốc tế, vì thế vấn đề này đã được đề cập khá nhiều trong các Luật quốc tế, đặc biệt là trong Hiến chương, Công ước quốc tế của Liên hợp quốc. Ngay từ khi thành lập, Liên Hợp quốc đã luôn quan tâm tới vấn đề chủ quyền quốc gia. Hiến chương Liên Hợp quốc đã nêu rõ, các quốc gia thành viên phải tôn trọng sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ và nền độc lập chính trị của các nước khác. Đây là cơ sở để các nước đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia. Liên Hợp quốc đã tổ chức những hội nghị quốc tế về biển, thành công nhất là việc chính thức thông qua Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (United Nations Convention on Law of the Sea-UNCLOS). Công ước đã xác định cơ sở quan trọng về phân định chủ quyền nói chung và chủ quyền biển, đảo quốc tế nói riêng. Tác giả Thomas M.Franck với nghiên cứu “Nation Against Nation: What Happened to the UN Dream and What the US Can Do About It” (Quốc gia chống
  20. 9 lại quốc gia: Điều gì đã xảy ra với Giấc mơ Liên hợp quốc và Hoa Kỳ có thể làm gì với nó), NxB Đại học Oxford, 1985, đã xem xét về sự xung đột giữa các quốc gia trong Liên hợp quốc và vai trò của chủ quyền trong cac quan hệ quốc tế, cảnh báo xu hướng của Mĩ coi quan hệ quốc tế là một loạt các cuộc gặp gỡ không liên quan thay vì một hệ thống được thể chế hoá. Nghiên cứu đã cho thấy khái niệm “chủ quyền” vẫn giữ vị trí quan trọng trong quan hệ quốc tế. Khi xem xét về chủ quyền của các quốc gia thuộc “thế giới thứ ba”, Robert Jackson với nghiên cứu “Quasi-States: Sovereignty, International Relations and the Third World” (Bán quốc gia: Chủ quyền, Quan hệ quốc tế và Thế giới thứ ba), NxB Đại học Cambridge, 1991, đã nhắc tới khái niệm “chủ quyền tiêu cực” và “chủ quyền tích cực”. Ông đã nghiên cứu khuôn khổ quy phạm quốc tế nhằm duy trì chế độ nhà nước có chủ quyền ở “thế giới thứ ba”. Nghiên cứu này đã cung cấp thêm những quan niệm mới về vấn đề chủ quyền quốc gia. Trong cuốn “The Sovereign State and Its Competitors: An Analysis of Systems Change” (Nhà nước có chủ quyền và các đối thủ cạnh tranh: Phân tích sự thay đổi của hệ thống), NxB Đại học Princeton, 1994, Hendrik Spruyt đã khẳng định hệ thống quốc tế bao gồm phần lớn các quốc gia có chủ quyền, có lãnh thổ được hình thành như một tất yếu của lịch sử. Tuy nhiên, tác giả cho rằng không có chủ quyền vĩnh viễn đối với một quốc gia, một thể chế. Cơ quan Nghiên cứu biên giới quốc tế (IBRU) đã có tài liệu chuyên sâu về vấn đề biên giới và lãnh thổ. Tác giả Ron Adler với các nghiên cứu “Chỉ dẫn công tác biên giới và lãnh thổ” (tập 2, số 1, ISBN1- 897643-19/5/1995, Cơ quan Nghiên cứu quốc tế IBRU, 1995), “Thông tin địa lý trong việc hoạch định, phân giới và quản lý vấn đề đường biên giới quốc tế trên đất liền” (Cơ quan Nghiên cứu quốc tế IBRU, 1995) đã đưa ra những vấn đề lí luận về công tác biên giới và lãnh thổ, những nội dung cơ bản về hoạch định biên giới, quản lí phân giới, những vấn đề cơ bản về đường biên giới quốc tế trên đất liền. Đây là nguồn tham khảo để chúng tôi xây dựng cơ sở lí luận với các nội dung liên quan đến đề tài. Cuốn “Sovereignty: Organized Hypocrisy” (Chủ quyền: Đạo đức giả có tổ chức) của Stephen D. Krasner (Nhà xuất bản Đại học Princeton, 1999): Nghiên cứu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2