1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
1.1. Vai trò bạn đọc trong tiếp nhận văn học tiếp tục được nghiên cứu và<br />
củng cố tầm quan trọng trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học Văn hiện<br />
nay<br />
Hoạt động văn học từ xưa đến nay đều vận hành qua các khâu hiện thực - NV<br />
- TP - BĐ. Ngoài các mối quan hệ giữa TP với hiện thực, TP với NV, thì mối quan<br />
hệ giữa TP với BĐ đã được chú ý từ lâu. Lý luận hiện đại cho rằng NV sáng tạo ra<br />
văn bản như là một hệ thống tạo nghĩa, chỉ khi có hoạt động đọc thì văn bản mới<br />
chuyển hóa thành đối tượng thẩm mĩ trong nhận thức của độc giả. Người đọc trở<br />
thành trung tâm tạo nên giá trị của TP. Sự tồn tại đích thực của TP chỉ có được nhờ<br />
hai hoạt động có ý thức từ tác giả và người đọc, điều này khẳng định từ văn bản đến<br />
TPVH luôn là quá trình tác động hai chiều trong mối quan hệ giao tiếp giữa NV và<br />
BĐ. Quá trình này tiếp diễn không ngừng bởi năng lượng phong phú phát ra từ văn<br />
bản và ý thức TN mạnh mẽ, đa dạng, đa chiều của độc giả. Điều đó cho thấy vai trò<br />
BĐ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong vòng đời của một TP. Nhà thơ Xôviết<br />
Marsac khẳng định: “BĐ là nhân vật không thể không có được. Không có BĐ,<br />
không có sách của chúng ta mà cả những TP của Homere, Dante, Shakespeare,<br />
Đostoyevsky, Puskin, tất cả chỉ là đống giấy chết” [71, tr.12].<br />
Trong giờ học TPVC, vai trò BĐHS đã được khoa học dạy văn đặt ra và<br />
nghiên cứu trên cả bình diện lý luận và thực tiễn; đã triển khai từ những định hướng<br />
chung cho đến những thể nghiệm ban đầu. Song, theo GS. Phan Trọng Luận, hoạt<br />
động dạy học TPVC trong nhà trường theo hướng phát huy vai trò BĐHS vẫn chưa<br />
được hoàn thiện. Việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề này vẫn đang là mối quan tâm<br />
hiện nay của chuyên ngành PPDH, nhất là khi khuynh hướng trả lại TP cho người<br />
đọc đang rất được chú ý.<br />
1.2. Phương pháp dạy học văn hiện nay đặt ra yêu cầu chú trọng năng lực<br />
tiếp nhận văn học của bạn đọc học sinh<br />
Chương trình SGK trong nhà trường PT đã được các nhà nghiên cứu lựa chọn<br />
đưa vào “những TP có giá trị nội dung và nghệ thuật, được chọn lọc từ trong di sản<br />
văn hóa dân tộc và thế giới, có tác dụng giáo dục tích cực nhằm phát triển những<br />
hiểu biết về văn học, xã hội, con người, thời đại cho HS và phát triển những kỹ<br />
năng văn học như đọc, nói, viết, phát triển những phẩm chất, nhân cách, năng lực tư<br />
duy, nhận thức thẩm mĩ cho HS” [53, tr.63]. Qua các TP đó, HS tự khám phá thế<br />
giới hình tượng mà NV xây dựng, phát hiện ra những giá trị của TP, giúp các em<br />
bồi đắp tâm hồn, nâng cao nhận thức, hoàn thiện bản thân. Điều đó đồng thời đã<br />
<br />
2<br />
khẳng định vai trò BĐHS đối với những TPVC trong nhà trường là vô cùng quan<br />
trọng. Tuy nhiên, kết quả dạy học chưa thực sự xứng đáng với yêu cầu và mong<br />
muốn đặt ra. Điều này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, trong đó có việc PPDH<br />
văn hiện nay chưa thực sự quan tâm đúng mức đến năng lực tiếp nhận TPVH của<br />
BĐHS, nhất là với BĐHS các DTIN ở khu vực Tây Nguyên lại càng ít được quan<br />
tâm hơn. Như vậy, việc áp dụng LTTN để khẳng định vai trò chủ thể HS ở nhà<br />
trường chưa được chú trọng và phát huy, dẫn đến việc dạy học TPVC ở THPT chưa<br />
thực sự hiệu quả.<br />
1.3. Thực trạng dạy học tiếp nhận tác phẩm văn chương ở các trường phổ<br />
thông dân tộc nội trú - Tây Nguyên còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập<br />
Việc tích cực hóa vai trò người học trong dạy học nói chung và phát huy vai<br />
trò BĐHS trong giờ học TPVC nói riêng luôn là thách thức đối với GV cũng như<br />
HS, nhất là đối với HS DTIN, vốn có nhiều tiềm năng nhưng gặp không ít khó<br />
khăn. Điều kiện hạn chế về kinh tế, giao lưu văn hóa, đặc thù tâm lí, tính cách, khả<br />
năng sử dụng tiếng Việt,… trở thành những rào cản không nhỏ trong việc phát huy<br />
vai trò BĐHS (DTIN- Tây Nguyên) trong giờ học TPVC. Chính vì thế, việc cập<br />
nhật những đổi mới trong dạy học, áp dụng những thành tựu của khoa học nói<br />
chung và khoa học giáo dục nói riêng vào dạy học ở các trường phổ thôngở khu vực<br />
Tây Nguyên hết sức hạn chế; kết quả dạy học Ngữ văn trong đó có dạy học TPVC<br />
chưa cao, chưa đáp ứng được những yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng hiện nay, nhất<br />
là khi dạy học hướng tới hình thành năng lực cho người học.<br />
Dạy học TPVC theo hướng phát huy vai trò BĐHS sẽ góp phần quan trọng<br />
trong việc khắc phục những khó khăn, phát huy những thế mạnh đặc thù của đối<br />
tượng HS (DTIN- Tây Nguyên) để đưa chất lượng dạy học TPVC đáp ứng những<br />
yêu cầu mới hiện nay.<br />
1.4. Nâng cao chất lượng học tập cho học sinh dân tộc ít người góp phần<br />
giữ gìn những giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống tốt đẹp của các dân tộc Việt<br />
Nam là một nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục<br />
Nghị quyết Trung ương Đảng khóa XI tiếp tục khẳng định “Xây dựng nền văn<br />
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị<br />
văn hoá tốt đẹp của dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại”. Đảng<br />
và Nhà nước ta đã nêu nhiệm vụ cho giáo dục “ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục<br />
và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải<br />
đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách”, đồng thời cũng đã và đang có<br />
nhiều chủ trương, chính sách đặc biệt đối với công tác giáo dục HS nói chung và<br />
<br />
3<br />
HS dân tộc nói riêng. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục HS dân<br />
tộc vẫn là đề tài mà nhiều nhà nghiên cứu đã, đang và sẽ tiếp tục quan tâm.<br />
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Phát huy vai trò bạn đọc học<br />
sinh (dân tộc ít người - Tây Nguyên) trong giờ học tác phẩm văn chương ở<br />
THPT" làm vấn đề nghiên cứu với mong muốn vận dụng lý luận dạy học hiện đại<br />
về vai trò BĐ vào việc dạy học TPVC cho HS DTIN ở khu vực Tây Nguyên, nhằm<br />
nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập của HS.<br />
2. Mục đích - Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
2.1. Mục đích nghiên cứu<br />
- Làm sáng tỏ vai trò đặc biệt BĐHS (DTIN-Tây Nguyên) trong giờ học<br />
TPVC về phương diện lí luận và thực tiễn.<br />
- Xác định các nguyên tắc, biện pháp khả thi để phát huy vai trò BĐHS<br />
(DTIN-Tây Nguyên) trong giờ học TPVC ở THPT, qua đó nâng cao hiệu quả dạy<br />
học TPVC, góp phần thực hiện chủ trương phát triển nguồn nhân lực ở khu vực Tây<br />
Nguyên của Đảng và Nhà nước ta.<br />
- Bổ sung, hoàn thiện lí luận về đổi mới phương pháp dạy học TPVC trong<br />
nhà trường theo quan điểm HS là BĐ.<br />
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận về vai trò BĐHS trong việc TN TPVC ở THPT.<br />
+Nghiên cứu thực trạng, hoàn cảnh học tập đặc thù của HS (DTIN – Tây<br />
Nguyên) trong giờ học TPVC ở THPT hiện nay.<br />
+ Đề xuất các nguyên tắc, biện pháp phát huy vai trò BĐHS (DTIN – Tây<br />
Nguyên) trong giờ học TPVC ở THPT.<br />
+ Tiến hành thực nghiệm tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1. Đối tượng<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận án là HS (DTIN-Tây Nguyên) với tư cách, vai<br />
trò là BĐ trong giờ học TPVC ở THPT.<br />
3.2. Phạm vi<br />
- Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề phát huy vai<br />
trò BĐHS (DTIN-Tây Nguyên) tại các trường PT DTNT trên địa bàn năm tỉnh Tây<br />
Nguyên. Cụ thể là:<br />
+ Trường PT DTNT tỉnh Kon Tum;<br />
+ Trường PT DTNT tỉnh Gia Lai; trường PT DTNT Đông Gia Lai;<br />
+ Trường THPT Dân tộc nội trú Nơ Trang Lơng tỉnh Đắk Lắk;<br />
+ Trường THPT Dân tộc nội trú Nơ Trang Lơng tỉnh Đắk Nông;<br />
<br />
4<br />
+ Trường PT DTNT tỉnh Lâm Đồng; trường PT DTNT Liên huyện tỉnh Lâm Đồng.<br />
- Luận án đặt trọng tâm chú ý vào vai trò BĐHS (DTIN-Tây Nguyên) trong<br />
giờ học TPVC. Các yếu tố khác trong toàn bộ quá trình dạy học TP nếu được đề cập<br />
đều trong mối quan hệ với giờ dạy học.<br />
4. Giả thuyết khoa học<br />
Nếu xây dựng và áp dụng được các nguyên tắc, biện pháp nhằm phát huy vai trò<br />
BĐHS (DTIN-Tây Nguyên) trong giờ học TPVC ở THPT dựa trên cơ sở đời sống<br />
văn hóa, tâm lý, năng lực cảm thụ… của HS thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tiếp<br />
nhận văn học trong giờ học TPVC, đồng thời góp phần vào việc nâng cao đời sống<br />
văn hóa ở Tây Nguyên.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
5.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
Tổng hợp, phân tích, so sánh, phân loại và hệ thống hóa các kết quả nghiên<br />
cứu, tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề phát huyvai trò BĐHS (DTIN<br />
– Tây Nguyên) trong giờ học TPVC ở THPT.<br />
5.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
- Phương pháp quan sát sư phạm: quan sát hoạt động học tập của HS trong<br />
mối quan hệ với hoạt động dạy của GV để tìm hiểu vai trò BĐHS (DTIN-Tây<br />
Nguyên)trong giờ học TPVC ở trường THPT.<br />
- Điều tra bằng Ankét: Được sử dụng để điều tra tìm hiểu thực trạng trên đối<br />
tượng là GV và HS để tìm hiểu vai trò BĐ và năng lực TN văn học của HS.<br />
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: nghiên cứu các bài văn của<br />
HS để đánh giá năng lực TN của HS.<br />
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: trao đổi, thu thập thông tin từ các<br />
chuyên gia về những vấn đề liên quan đến vấn đề phát huy vai trò BĐHS (DTINTây Nguyên)giờ học TPVC ở trường THPT.<br />
- Phương pháp thực nghiệm: sử dụng nhằm khẳng định tính khả thi của các<br />
biện pháp phát huy vai trò BĐHS (DTIN-Tây Nguyên)trong giờ học TPVC ở<br />
trường THPT; được tiến hành bằng cách soạn – dạy thực nghiệm, kiểm tra, đánh giá<br />
kết quả; thống kê phân loại, tính số lượng, phần trăm (%)…; sử dụng phần mềm<br />
SPSS để xử lý số liệu, tính các tham số đặc trưng như tần số, tần suất, điểm trung<br />
bình, độ lệch chuẩn,…<br />
6. Đóng góp của luận án<br />
6.1. Về lí luận<br />
Luận án đã nghiên cứu hệ thống hóa, tổng hợp các cơ sở lí luận về vấn đề TN<br />
văn học của BĐHS trong giờ học TPVC, về đặc thù của chủ thể TN, phân tích thực<br />
<br />
5<br />
tiễn dạy học TPVC hiện nay trong các trường THPT nội trú tại địa bàn Tây Nguyên<br />
làm căn cứ khẳng định tính chất khoa học, thời sự của việc quan tâm phát huy vai<br />
trò BĐHS (DTIN-Tây Nguyên). Kết quả nghiên cứu của luận án tiếp tục bổ sung,<br />
hoàn thiện và khẳng định nội dung lí luận của dạy học TPVC trong nhà trường PT<br />
theo hướng HS là BĐ sáng tạo, đồng thời hiện thực hóa tư tưởng này vào đối tượng<br />
TN đặc thù là BĐHS (DTIN-Tây Nguyên); từ đó mở ra hướng nghiên cứu ứng dụng<br />
tư tưởng lí luận đã được khẳng định vào thực tiễn đa dạng, đặc trưng của mỗi vùng<br />
miền trong dạy học văn ở nhà trường PT.<br />
6.2. Về thực tiễn<br />
- Luận án giúp GV và các cấp quản lí giáo dục địa phương nhận thức sâu sắc<br />
con đường để phát huy vai trò BĐHS (DTIN-Tây Nguyên) như là một nguồn tài<br />
nguyên con người với những ưu thế và đặc thù riêng để phát triển giáo dục nói<br />
riêng, kinh tế, xã hội, văn hóa,… nói chung.<br />
- Luận án đã xây dựng được các nguyên tắc, biện pháp dạy học để phát huy<br />
vai trò BĐHS (DTIN-Tây Nguyên) trong giờ dạy học TPVC theo định hướng phát<br />
hiện và hiện thực hóa, giải phóng tiềm năng của BĐHS, giúp GV có thể tổ chức giờ<br />
dạy học TPVC cho HS (DTIN-Tây Nguyên) đạt hiệu quả cao.<br />
7. Bố cục luận án<br />
Ngoài phần Mở đầu, Tổng quan và Kết luận, Nội dung luận án gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về vai trò bạn đọc học sinh (dân tộc<br />
ít người - Tây Nguyên) trong giờ học tác phẩm văn chương ở trường THPT<br />
Chương này trình bày, phân tích, tổng hợp, đánh giá những vấn đề lí luận<br />
và thực tiễn có liên quan. Đây được coi là cơ sở để xác lập các nguyên tắc và biện<br />
pháp phát huy vai trò BĐHS (DTIN-Tây Nguyên) trong giờ học TPVC ở trường<br />
THPT như: BĐ trong quá trình TNVH; Vai trò BĐHS THPT trong giờ học TPVC;<br />
Phát huy vai trò BĐHS (DTIN-Tây Nguyên); Thực trạng về vai trò BĐHS (DTINTây Nguyên) trong giờ học TPVC.<br />
Chương 2: Những nguyên tắc và biện pháp phát huy vai trò bạn đọc học<br />
sinh (dân tộc ít người - Tây Nguyên) trong giờ học tác phẩm văn chương ở<br />
THPT<br />
Chương này tập trung đề xuất những nguyên tắc và biện pháp cụ thể để phát<br />
huy vai trò BĐHS (DTIN -Tây Nguyên) ở trường THPT. Các nguyên tắc được đề<br />
xuất trên cơ sở bám sát đặc thù chủ thể và đối tượng TN cũng như quá trình sư<br />
phạm. Đây là những định hướng được quán triệt chặt chẽ trong khi đề xuất biện<br />
pháp. Các biện pháp được đề xuất theo logic của quá trình TN cũng như quá trình<br />
sư phạm tổ chức giờ dạy học TPVC ở nhà trường PT.<br />
<br />