intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ở cấp quận trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:195

16
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Quản lý bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ở cấp quận trên địa bàn thành phố Hà Nội" nhằm đề xuất biện pháp quản lí ở cấp Quận trong bồi dưỡng giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ở cấp quận trên địa bàn thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN ANH TUẤN QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC Ở CẤP QUẬN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN ANH TUẤN QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC Ở CẤP QUẬN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS ĐẶNG THÀNH HƯNG 2. TS PHẠM QUANG TIỆP HÀ NỘI - 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án này là trung thực, rõ ràng chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Anh Tuấn i
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................ ix DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ x DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... xi DANH MỤC SƠ ĐỒ ......................................................................................... xii LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 Chương 1: QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC Ở CẤP QUẬN ................. 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 7 1.1.1. Các nghiên cứu về bồi dưỡng giáo viên và bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực (NL). ..................................................... 7 1.1.2. Những nghiên cứu về quản lí bồi dưỡng giáo viên tiểu học ............. 17 1.1.3. Phân tích bình luận về kết quả tìm hiểu tổng quan lịch sử nghiên cứu ............................................................................................................... 18 1.2. Lý luận về năng lực và năng lực dạy học ................................................. 20 1.2.1. Năng lực ............................................................................................ 20 1.2.2. Năng lực dạy học............................................................................... 23 1.2.2.1. Năng lực sư phạm ...................................................................... 24 1.2.2.2. Năng lực dạy học ....................................................................... 26 1.2.2.3. Phát triển năng lực dạy học ........................................................ 30 1.3. Lý luận về bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ................................................................................................................ 31 1.3.1. Giáo viên tiểu học ............................................................................. 31 1.3.2. Vị trí vai trò của người giáo viên trong trường tiểu học ................... 31 1.3.3. Bồi dưỡng giáo viên .......................................................................... 32 1.3.4. Bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ............................................................................................................... 33 ii
  5. 1.3.5. Các thành tố trong bồi dưỡng theo hướng phát triển năng lực dạy học của giáo viên tiểu học .................................................................................. 34 1.3.5.1. Mục tiêu bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học của giáo viên tiểu học .......................................................... 35 1.3.5.2. Nội dung bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ..................................................................................... 36 1.3.5.3. Phương pháp bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ..................................................................................... 39 1.3.5.4. Hình thức bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học của giáo viên tiểu học .................................................................................................... 40 1.3.5.5. Kiểm tra đánh giá năng lực dạy học của giáo viên .................... 41 1.4. Lý luận về quản lý bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ở cấp Quận ........................................................................... 41 1.4.1. Quản lý .............................................................................................. 42 1.4.2. Quản lý giáo dục ở cấp Quận ............................................................ 43 1.4.3. Quản lý bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ở quận; ........................................................................................... 44 1.4.3.1. Vị trí, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở cấp Quận......................................................................................................... 44 1.4.3.2. Một số loại hình bồi dưỡng giáo viên tiểu học ở cấp Quận ....... 46 1.4.4. Nội dung quản lí bồi dưỡng ở cấp Quận cho giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học .............................................................. 48 1.4.4.1. Tổ chức thực hiện mục tiêu bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học .......................................................... 49 1.4.4.2. Chỉ đạo xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ........................................... 50 1.4.4.3. Quản lý hình thức, phương pháp tổ chức công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ............................ 51 iii
  6. 1.4.4.4. Quản lý sự phối hợp của các lực lượng giáo dục trong công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ......... 52 1.4.4.5. Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ..................................................................... 52 1.4.4.6. Quản lý các điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ........................................... 53 1.4.4.7. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên............................................................................................ 54 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí bồi dưỡng nhà giáo theo hướng phát triển năng lực dạy học ....................................................................................... 55 1.5.1. Nhóm yếu tố thuộc về sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước .... 55 1.5.2. Nhóm yếu tố liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội ................. 55 1.5.3. Nhóm yếu tố thuộc về sự quản lý của Phòng Giáo dục .................... 56 1.5.4. Nhóm yếu tố thuộc về sự quản lý của cơ sở giáo dục....................... 56 1.5.5. Nhóm yếu tố thuộc về vai trò của giáo viên ..................................... 57 Kết luận chương 1 ............................................................................................. 57 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC Ở CẤP QUẬN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................................................... 59 2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội và giáo dục của thành phố Hà Nội .......... 59 2.2. Giới thiệu quá trình khảo sát .................................................................... 60 2.3. Thực trạng năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên tiểu học ................. 63 2.4. Thực trạng bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ở ở cấp quận trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................... 66 2.4.1. Thực trạng mục tiêu bồi dưỡng ......................................................... 66 2.4.2. Thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng......................................... 72 2.4.3. Thực trạng phương pháp hình thức bồi dưỡng theo hướng phát triển năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học ..................................................... 74 iv
  7. 2.4.4. Thực trạng đánh giá kết quả bồi dưỡng theo hướng phát triển năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học .................................................................... 75 2.5. Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên tiểu học .............................. 76 2.5.1. Năng lực nghiên cứu học sinh và chương trình dạy học................... 76 2.5.2. Năng lực lãnh đạo học sinh và quản lí hành vi học tập .................... 78 2.5.3. Năng lực thiết kế dạy học.................................................................. 79 2.5.4. Năng lực dạy học trực tiếp ................................................................ 79 2.5.5. Năng lực thực hiện các biện pháp và kỹ thuật dạy học .................... 80 2.5.6. Năng lực số hóa và ứng dụng ICT trong dạy học ............................. 82 2.6. Thực trạng quản lí bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ................................................................................................ 84 2.6.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ cần thiết phải thực hiện quản lý bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ............................................................................................................... 84 2.6.2. Quản lý mục tiêu bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ......................................................................................... 85 2.6.3. Quản lý nội dung, chương trình bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học .............................................................. 88 2.6.4. Quản lý phương thức tổ chức công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ...................................................... 92 2.6.5. Tổ chức phối hợp của các lực lượng giáo dục trong công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ........................ 94 2.6.6. Kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ......................................................................... 95 2.6.7. Quản lý các điều kiện đảm bảo công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ...................................................... 96 2.7. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học .................................................. 98 v
  8. 2.7.1. Nhóm yếu tố thuộc về sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước .... 98 2.7.2. Nhóm yếu tố liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội ................. 99 2.7.3. Nhóm yếu tố thuộc về sự quản lý của Phòng Giáo dục và đào tạo .. 99 2.7.4. Nhóm yếu tố thuộc về cơ sở đào tạo và giáo viên .......................... 100 2.8. Đánh giá chung về thực trạng ................................................................. 101 2.8.1. Thành tựu ........................................................................................ 101 2.8.2. Hạn chế ............................................................................................ 101 2.8.3. Nguyên nhân ................................................................................... 102 Kết luận chương 2 ........................................................................................... 103 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC .......................... 105 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................................. 105 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.................................................. 105 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .................................................... 105 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ .................................................. 106 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................. 106 3.2. Đề xuất biện pháp quản lí bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ..................................................................................... 107 3.2.1. Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về năng lực dạy học ................................................................................... 107 3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp ............................................................ 107 3.2.1.2. Nội dung và cách tiến hành ...................................................... 107 3.2.1.3. Điều kiện thực hiện .................................................................. 107 3.2.2. Ban hành hệ thống tiêu chí đánh giá các năng lực dạy học của giáo viên, tiêu chí đánh giá quá trình học, tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên 108 3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp ............................................................ 108 3.2.2.2. Nội dung và cách tiến hành ...................................................... 108 3.2.2.3. Điều kiện thực hiện .................................................................. 108 vi
  9. 3.2.3. Xây dựng và ban hành kế hoạch bồi dưỡng, văn bản hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên theo hướng phát triển năng lực dạy học cho giáo viên. . 108 3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp ............................................................ 108 3.2.3.2. Nội dung và cách tiến hành ...................................................... 109 3.2.3.3. Điều kiện thực hiện .................................................................. 109 3.2.4. Chuyển đổi số ứng dụng trong hoạt động quản lý bồi dưỡng......... 109 3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp ............................................................ 110 3.2.4.2. Nội dung và cách tiến hành ...................................................... 110 3.2.4.3. Điều kiện thực hiện .................................................................. 111 3.2.5. Tổ chức đánh giá và tự đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên ....................................................................................... 112 3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp ............................................................ 112 3.2.5.2. Nội dung và cách tiến hành ...................................................... 112 3.2.5.3. Điều kiện thực hiện .................................................................. 113 3.2.6. Bồi dưỡng theo cụm chuyên môn nhằm nâng cao năng lực giáo viên tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập........................................................ 113 3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp ............................................................ 113 3.2.6.2. Nội dung và cách tiến hành ...................................................... 113 3.2.6.3. Điều kiện thực hiện .................................................................. 113 3.3. Đánh giá tính cấp thiết và khả thi .......................................................... 114 3.3.1. Giới thiệu quá trình đánh giá .......................................................... 114 3.3.1.1. Số lượng và thành phần ............................................................ 114 3.3.1.2. Nội dung khảo nghiệm ............................................................. 114 3.3.1.3. Phương pháp và kĩ thuật tiến hành ........................................... 114 3.3.2. Kết quả đánh giá.............................................................................. 115 3.3.2.1. Tính cấp thiết của các biện pháp quản lí .................................. 115 3.3.2.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lí .................................... 116 3.3.2.3. Những điểm cần lưu ý .............................................................. 117 3.4. Thực nghiệm khoa học............................................................................. 118 vii
  10. 3.4.1. Giới thiệu quá trình thực nghiệm .................................................... 118 3.4.1.1. Qui mô và địa bàn thực nghiệm ............................................... 118 3.4.1.2. Nội dung thực nghiệm.............................................................. 118 3.4.1.3. Phương pháp và kĩ thuật tiến hành ........................................... 119 3.4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm ........................................................ 120 3.4.3. Khái quát về quá trình thực nghiệm ................................................ 120 3.4.4. Kết quả thực nghiệm ....................................................................... 125 3.5. Xử lý kết quả thực nghiệm ...................................................................... 130 3.5.1. Mô tả dữ liệu ................................................................................... 130 3.5.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm ........................................................ 136 Kết luận chương 3 ........................................................................................... 137 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 139 1. Kết luận ..................................................................................................... 139 2. Khuyến nghị .............................................................................................. 140 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................................................... 143 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 144 Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 144 Tiếng Anh: ................................................................................................... 159 PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA ....................................................................... 162 viii
  11. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ CBQL : Cán bộ quản lý CQQL : Cơ quan quản lý ĐNGV : Đội ngũ giáo viên GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GDTH : Giáo dục tiểu học GV : Giáo viên GVTH : Giáo viên tiểu học NL : Năng lực NLDH : Năng lực dạy học PP : Phương pháp QL : Quản lý QLBD : Quản lý Bồi dưỡng QLBD GVTH : Quản lý bồi dưỡng giáo viên tiểu học QLGD : Quản lý Giáo dục QLNT : Quản lý Nhà trường ix
  12. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Thực trạng năng lực của đội ngũ giáo viên ......................................... 64 Bảng 2.2: Ý kiến đánh về thực hiện mục tiêu bồi dưỡng ở cấp Quận ................ 67 Bảng 2.3: Ý kiến đánh về thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học trong các chương trình bồi dưỡng ở cấp Quận................................................................................. 70 Bảng 2.4: Đánh giá thực trạng tổ chức xây dựng mục tiêu phát triển năng lực dạy học của GV tiểu học ..................................................................................... 87 Bảng 2.5: Đánh giá thực trạng nội dung bồi dưỡng các năng lực dạy học cho giáo viên .............................................................................................................. 90 Bảng 3.1: Bảng khảo nghiệm tính cấp thiết ...................................................... 116 Bảng 3.2: Bảng khảo nghiệm tính khả thi ......................................................... 117 Bảng 3.3: Đánh giá kết quả thực nghiệm theo thang đo likert ......................... 120 Bảng 3.4. Bảng mẫu đánh giá các mức độ đạt được các NLDH của GV ......... 122 Bảng 3.5: Bảng mô tả dữ liệu thực nghiệm ...................................................... 130 Bảng 3.6: Bảng so sánh giá trị trung bình điểm số ........................................... 132 Bảng 3.7: Bảng thể hiện giá trị phép kiểm chứng T - Test ............................... 132 Bảng 3.8: Bảng đánh giá giá trị P ..................................................................... 132 Bảng 3.9: Mức độ ảnh hưởng ............................................................................ 133 Bảng 3.10 Bảng tính mức độ ảnh hưởng .......................................................... 133 Bảng 3.11: Kết quả đo thái độ của giáo viên .................................................... 134 Bảng 3.12: Bảng tiêu chí đánh giá phép kiểm chứng bình phương .................. 134 Bảng 3.13: Bảng kết luận mức độ tương quan Hopkins ................................... 135 x
  13. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Ý kiến đánh giá về thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng ........ 73 Biểu đồ 2.2: Ý kiến đánh giá về thực trạng kết quả bồi dưỡng .......................... 76 Biểu đồ 2.3: Thực trạng LN nghiên cứu HS và CT dạy học............................... 77 Biểu đồ 2.4: Đánh giá Năng lực thực hiện các biện pháp và kĩ thuật dạy học cụ thể trong dạy học ................................................................................................. 81 Biểu đồ 2.5: Đánh giá năng lực số hóa và ứng dụng ICT trong dạy học ............ 82 Biểu đồ 2.6: Hình đánh giá chung năng lực dạy học của giáo viên tiểu học ...... 84 Biểu đồ 2.7: Đánh giá nhận thức của CBQL, GV về mức độ cần thiết phải bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học .................................................. 85 Biểu đồ 2.8: Đánh giá các năng lực bồi dưỡng trong chương trình .................... 92 Biểu đồ 2.9: Thực trạng QL phương thức bồi dưỡng ......................................... 94 Biểu đồ 2.10: Thực trạng quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục ................... 95 Biểu đồ 2.11: Thực trạng đánh giá các năng lực dạy học ................................... 96 Biểu đồ 2.12: Thực trạng quản lý các điều kiện đảm bảo ................................... 97 Biểu đồ 3.1. Tần xuất hội tụ điểm đánh giá sau thực nghiệm ở giáo viên ........ 126 Biểu đồ 3.2: Kết quả đánh giá học sinh trước thực nghiệm .............................. 127 Biểu đồ 3.3 : Kết quả đánh giá học sinh sau thực nghiệm ................................ 128 Biểu đồ 3.4: Hình mô tả dữ liệu thực nghiệm ................................................... 131 xi
  14. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Cấu trúc năng lực của người giáo viên tiểu học ............................ 25 Sơ đồ 1.2: Cấu trúc năng lực dạy học của giáo viên tiểu học ......................... 28 Sơ đồ 1.3: Mối quan hệ chức năng quản lý ..................................................... 43 Sơ đồ 1.4: Mô hình tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo hướng PTNLD ở cấp Quận ...................................................................................... 54 xii
  15. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nguồn nhân lực chất lượng cao có năng lực cá nhân đáp ứng yêu cầu nhân lực trong thời kỳ hội nhập đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế quốc gia Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho nguồn nhân lực trong tương lai trong đó bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên là cần thiết. Bên cạnh đó, mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 là chuyển từ trang bị nội dung kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh bằng việc dạy học tích hợp và lồng ghép, dạy học phân hóa, trải nghiệm sáng tạo...Yêu cầu này đặt ra thách thức không nhỏ đố với đội ngũ giáo viên trong phát triển năng lực đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay. Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã nhấn mạnh những nội dung đổi mới hết sức cơ bản, trong đó có lĩnh vực quản lí giáo dục (QLGD), đặc biệt quản lí nhà trường (QLNT). Một trong những mục tiêu quan trọng của quản lí giáo dục trong giai đoạn hiện nay là phát triển nghề nghiệp giáo viên trong đó tập trung vào phát triển năng lực dạy học . Yêu cầu này đặt ra với khâu quản lý. Quản lý bồi dưỡng (QLBD) phải thích ứng với yêu cầu mới. QLBD cần thực hiện hiệu quả để phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên, cụ thể là năng lực dạy học (NLDH) cho giáo viên nói chung, giáo viên tiểu học nói riêng. Hiện nay phụ trách chuyên môn của các trường tiểu học là Phòng Giáo dục và Đào tạo các Quận Huyện. Trên địa bàn thành phố Hà Nội có 30 Phòng giáo dục đào tạo của 30 quận huyện chịu trách nhiệm về nguồn lực và chất lượng đào tạo. Để phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay cần có sự đầu tư và đổi mới hoạt động quản lý của cơ quan quản lý giáo dục cấp quận huyện. 1
  16. Thực tế hiện nay, để đáp ứng yêu cầu giáo dục, bên cạnh việc tự học của giáo viên, giáo viên còn được bồi dưỡng thông qua các chương trình bồi dưỡng của các cấp trong đó cấp Quận, Huyện. Mặc dù vậy, hiệu quả bồi dưỡng chưa cao, không ít hoạt động bồi dưỡng GV đã được tổ chức nhưng chưa được thực hiện một cách hệ thống, còn rời rạc nên chưa đem lại hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cho cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến năng lực giáo viên chưa thực sự đáp ứng yêu cầu giáo dục1,2,3 …song phải kể đến khâu quản lý, tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên đáp ứng yêu cầu năng lực nghề nghiệp Nhiều nghiên cứu về bồi dưỡng nghề nghiệp giáo viên, về năng lực và định hướng phát triển năng lực trong dạy học, giáo dục, đào tạo trong đó có các công trình nghiên cứu điển hình ở cấp phổ thông và tiểu học. Các công trình đã chỉ rõ vai trò của nhà quản lý các cấp trong tổ chức bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào về quản lý bồi dưỡng, đặc biệt quản lý bồi dưỡng giáo viên tiểu học ở cấp Quận, Huyện trên địa bàn TP Hà Nội. Do vậy, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu về “Quản lí bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ở cấp quận trên địa bàn thành phố, Hà Nội” để làm luận án tiến sĩ Quản lí giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất biện pháp quản lí ở cấp Quận trong bồi dưỡng giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên tiểu ở cấp Quận học trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3.2. Đối tượng nghiên cứu 1 Quản lý HĐ bồi dưỡng GV tiểu học quận 1, TP HCM, 2016, tạp chí giáo dục,11/2016 2 Nâng cao NL GV tiểu học, 2017, Vũ Trọng Đông, tạp chí giáo dục, số đặc biệt tháng 6 3 Bồi dưỡng GV tiểu học theo định hướng đổi mới GDPT,Đỗ Viết Long, tạp chí giáo dục, số 482 (kỳ 2/2020) 2
  17. Quản lý bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học ở cấp Quận ở trên địa bàn thành phố Hà Nội học theo định hướng phát triển năng lực dạy học. 4. Giả thuyết khoa học Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, nhất là đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 với mục tiêu phát triển năng lực người học đã đặt ra các yêu cầu về năng lực đội ngũ giáo viên đặc biệt giáo viên tiểu học. Nhiều chương trình bồi dưỡng ở các cấp trong đó có cấp Quận đã được thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao, năng lực dạy học của giáo viên vẫn còn hạn chế. Nếu các biện pháp QLBD GVTH theo hướng phát triển NLDH của giáo viên tiểu học được đề xuất cho cấp Quận phù hợp sẽ tác động tích cực đến sự phát triển NLDH của giáo viên đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học. 5.2. Đánh giá được thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ở cấp quận trên địa bàn thành phố Hà Nội 5.3.Đề xuất được các biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ở cấp quận trên địa bàn thành phố Hà Nội 5.4. Xác định được tính đúng đắn, phù hợp của biện pháp quản lí bằng thực nghiệm khoa học và phương pháp chuyên gia. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: giới hạn ở các biện pháp quản lý ở cấp Quận (Huyện) trong bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Về địa bàn nghiên cứu: Một số trường tiểu học thuộc 7 quận, trên địa bàn thành phố Hà Nội - Qui mô mẫu gồm cán bộ quản lý cấp Quận, cán bộ quản lý cấp trường và giáo viên thuộc 21 trường tiểu học. Cụ thể: 3 trường tiểu học trên địa bàn quận Cầu Giấy; 3 trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa; 3 trường tiểu học trên địa bàn 3
  18. huyện Ba Vì; 3 trường tiểu học trên địa bàn quận Bắc Từ liêm; 3 trường ở quận Thanh Xuân; 3 trường ở huyện Chương Mỹ; 3 trường ở quận Hoàng Mai. - Về chủ thể quản lý: Đề tài xây dựng nội dung nghiên cứu và đề xuất cho chủ thể quản lý là CBQL cấp Phòng (Phòng GD&ĐT cấp Quận, Huyện); - Về tiếp cận nghiên cứu: Đề tài tiếp cận theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 về việc đáp ứng năng lực giảng dạy của giáo viên. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa các nội dung cơ bản có liên quan đến như: các luật, văn bản chỉ đạo của Đảng, nhà nước, ngành giáo dục cũng như định hướng chiến lược nói chung... - Nghiên cứu các tài liệu, và công trình trong và ngoài nước về khoa học quản lí và quản lí nhân sự, vấn đề bồi dưỡng giáo viên, năng lực, năng lực dạy học để từ đó xác định khung lí thuyết của đề tài, xây dựng cách thức đánh giá đo lường trong nghiên cứu thực tiễn. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra giáo dục, xã hội học và tâm lí học: nhằm mục đích thu thập thông tin cần thiết về thực trạng QLBD GVTH theo hướng phát triển NLDH. - Phương pháp phỏng vấn, xin ý kiến chuyên gia, phân tích hồ sơ quản lí để làm sáng tỏ thêm thực trạng hoạt động quản lí, thu thập thông tin cần thiết, kinh nghiệm thực tiễn trong quản lí bồi dưỡng. - Phương pháp thực nghiệm: nhằm mục đích chứng minh sự cần thiết thực hiện các biện pháp và khẳng định tính đúng đắn của các biện pháp QLBD GVTH theo hướng phát triển năng lực dạy học. 7.3. Các phương pháp khác - Phương pháp chuyên gia để khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí. - Phương pháp xử lí số liệu và đánh giá định lượng bằng thống kế mô tả trong khảo sát thực trạng quản lí và thực nghiệm. 4
  19. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case Study) để phân tích kết quả thực nghiệm cụ thể tại 02 trường tiểu học. 8. Luận điểm bảo vệ Khác với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cũ, mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 là hình thành các năng lực cho học sinh trong đó việc bồi dưỡng phát triển năng lực của học sinh là hoạt động ưu tiên trong chương trình giáo dục này. Trong khi đó, để phát triển năng lực học sinh đòi hỏi giáo viên phải có sự thay đổi đột phá chính năng lực của giáo viên từ năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, năng lực xã hội đến năng lực sư phạm trong đó có nhóm năng lực dạy học cần thiết như: Năng lực nghiên cứu chương trình dạy học và phát hiện về học sinh;Năng lực lãnh đạo và quản lý hành vi học tập;Năng lực thiết kế bài học;Năng lực dạy học trực tiếp;Năng lực thực hiện các biện pháp và kỹ thuật dạy học;Năng lực số hóa và ứng dụng ICT trong dạy học. Mặc dù hệ thống năng lực này đã được sử dụng trong quá trình dạy học của giáo viên tiểu học nhưng chưa được chính giáo viên và nhà quản lý giáo dục quan tâm, đây chính là điểm khuyết thiếu trong quá trình thực hiện hoạt động chuyên môn của giáo viên dẫn tới chưa mang lại hiệu quả giáo dục cao. Có nhiều lý do dẫn tới giáo viên chưa được và chưa tự bồi dưỡng các năng lực dạy học của mình trong đó phải kể tới tầm quan trọng trong quản lý, nhà quản lý cần có cái nhìn xuyên suốt về thực trạng giáo dục, thực trạng đáp ứng mục tiêu giáo dục tiểu học trong chương trình giáo dục mới để thấy sự khuyết thiếu của giáo viên từ đó tổ chức bồi dưỡng các năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên. Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 được thực hiện trên diện rộng, cho thấy cần có sự đánh giá, rà soát sự đáp ứng về năng lực của toàn bộ hệ thống giáo viên tiểu học do đó, việc tổ chức bồi dưỡng từ cơ quan quản lý cấp quận được cho là cần thiết và phù hợp nhất. 9. Tính mới của đề tài - Là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu về Quản lí bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ở cấp quận trên địa bàn thành phố, Hà Nội. 5
  20. - Luận cứ khoa học của luận án được phân tích từ nhiều góc độ, bám sát mục tiêu trên cơ sở các điều kiện hiện có của đơn vị quản lý giáo dục cấp Quận nên hệ thống biện pháp được trình bày trong luận án được đánh giá khả thi trong thực tế triển khai 10. Cấu trúc luận án Luận án được cấu tạo làm 3 chương trong đó: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ở cấp Quận; Chương 2: Thực trạng quản lí bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ở cấp Quận trên địa bàn thành phố Hà Nội; Chương 3: Biện pháp quản lí bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ở cấp Quận trên địa bàn thành phố Hà Nội; 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2