intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý chương trình đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:246

19
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Quản lý chương trình đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất các giải pháp quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tiểu học, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý chương trình đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN NGỌC HIỀN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TIẾP CẬN CDIO LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN, 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN NGỌC HIỀN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TIẾP CẬN CDIO Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9140114 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Thái Văn Thành NGHỆ AN, 2023 NĂM 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án Quản lý chương trình đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO là công trình nghiên cứu độc lập. Các kết quả được trình bày trong luận án chưa được bất kỳ công trình nghiên cứu nào công bố. Nghệ An, ngày 16 tháng 01 năm 2023 Tác giả luận án Nguyễn Ngọc Hiền
  4. ii LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Nhà trường; các thầy giáo, cô giáo của Chuyên ngành Quản lý Giáo dục, Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Sư phạm, Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Thái Văn Thành đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên các trường đại học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, phỏng vấn để thu thập số liệu. Tôi chân thành cảm ơn gia đình, bạn hữu, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng song luận án có thể vẫn còn những hạn chế, thiếu sót. Kính mong các nhà khoa học, các Cô giáo, Thầy giáo và các bạn đóng góp ý kiến để tôi tiếp tục hoàn thiện luận án. Xin trân trọng cám ơn! Nghệ An, ngày 16 tháng 01 năm 2023 Tác giả luận án Nguyễn Ngọc Hiền
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................ 3 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................. 4 6. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................ 4 7. Luận điểm bảo vệ ....................................................................................... 6 8. Đóng góp mới của luận án .......................................................................... 7 9. Cấu trúc của luận án ................................................................................... 8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TIẾP CẬN CDIO .......................................... 9 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ................................................ 9 1.1.1. Những nghiên cứu về CTĐT và CTĐT tiếp cận CDIO ......................... 9 1.1.2. Những nghiên cứu về CTĐT giáo viên tiếp cận CDIO ....................... 16 1.1.3. Những nghiên cứu về quản lý CTĐT giáo viên tiếp cận CDIO ........... 19 1.1.4. Đánh giá chung về nghiên cứu tổng quan ........................................... 20 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN .......................................................... 21 1.2.1. Chương trình đào tạo .......................................................................... 21 1.2.2. Giáo viên tiểu học ............................................................................... 23 1.2.3. Tiếp cận CDIO ................................................................................... 24 1.2.4. Chương trình đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ...................... 27 1.2.5. Quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ............................... 29
  6. iv 1.3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TIẾP CẬN CDIO TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ................................................................ 31 1.3.1. Khung năng lực giáo viên tiểu học trong bối cảnh hiện nay ................ 31 1.3.2. Mục tiêu, CĐR CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO .................... 34 1.3.3. Cấu trúc, nội dung CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ........... 38 1.3.4. Dạy học và đánh giá trong CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO .. 44 1.4. VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TIẾP CẬN CDIO ................................................................................ 46 1.4.1. Sự cần thiết phải quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ..... 46 1.4.2. Nội dung quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO............ 49 1.4.3. Chủ thể quản lý CTĐT đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận CDIO 59 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................. 62 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TIẾP CẬN CDIO ................................................. 63 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ĐƯỢC KHẢO SÁT ..................................................................................... 63 2.1.1. Trường Đại học Vinh .......................................................................... 63 2.1.2. Trường Đại học Thủ Dầu Một ............................................................ 65 2.1.3. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ....................................................... 67 2.1.4. Trường Đại học Sài Gòn ..................................................................... 69 2.1.5. Trường Đại học Quy Nhơn ................................................................. 70 2.2. KHÁI QUÁT VỀ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG .................................... 72 2.2.1. Mục đích khảo sát............................................................................... 72 2.2.2. Đối tượng và mẫu khảo sát ................................................................. 72 2.2.3. Nội dung và công cụ khảo sát ............................................................. 73 2.2.4. Phương pháp khảo sát, xử lý số liệu ................................................... 73 2.3. THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIẾP CẬN CDIO ......................... 76 2.3.1. Thực trạng mục tiêu, CĐR CTĐT giáo viên tiểu học .......................... 76
  7. v 2.3.2. Thực trạng cấu trúc, nội dung CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ..................................................................................................................... 80 2.3.3. Thực trạng yêu cầu dạy học, đánh giá trong CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ..................................................................................................... 86 2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TIẾP CẬN CDIO ................................................. 90 2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của quản lý CTĐT đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ..... 90 2.4.2. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ..................................................................................................... 92 2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG .......................................... 119 2.5.1. Mặt mạnh ......................................................................................... 119 2.5.2. Hạn chế ............................................................................................ 121 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................... 124 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO TIẾP CẬN CDIO .............................................. 125 3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................. 125 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .................................................... 125 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................... 125 3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống .................................................... 125 3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả .................................................... 126 3.1.5. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi ...................................................... 126 3.2. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TIẾP CẬN CDIO .................................................................... 126 3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên về sự cần thiết phải quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ............. 126 3.2.2. Quản lý xây dựng CĐR CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO cụ thể, chi tiết ........................................................................................................ 130
  8. vi 3.2.3. Quản lý thiết kế khung CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO theo hướng học tập tích hợp và trải nghiệm chủ động của SV ............................ 139 3.2.4. Quản lý xây dựng chương trình môn học/học phần tiếp cận CDIO trong đào tạo giáo viên tiểu học đảm bảo sự thống nhất giữa nội dung dạy học và kiểm tra, đánh giá ....................................................................................... 144 3.2.5. Quản lý phát triển môi trường đổi mới sáng tạo trong thực hiện CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO................................................................ 151 3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ........................ 159 3.4. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT .................................................................................................. 162 3.4.1. Mục đích khảo sát............................................................................. 162 3.4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ................................................... 162 3.4.3. Đối tượng khảo sát ........................................................................... 162 3.4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất ................................................................................................................... 163 3.5. THỬ NGHIỆM ................................................................................... 168 3.5.1. Tổ chức thử nghiệm .......................................................................... 168 3.5.2. Kết quả thử nghiệm .......................................................................... 170 3.5.3. Phân tích kết quả thử nghiệm ............................................................ 172 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................... 176 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 177 1. KẾT LUẬN ............................................................................................ 177 2. KHUYẾN NGHỊ .................................................................................... 178 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ............................................................ 179 ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .. 179 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 180 PHỤ LỤC 1
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nghĩa từ viết tắt Hình thành ý tưởng (Conceive) - Thiết 1 CDIO kế (Design) - Triển khai (Implement) và Vận hành (Operate) 2 CĐR Chuẩn đầu ra 3 CT Chương trình 4 CTĐT Chương trình đào tạo 5 CTGD Chương trình giáo dục 6 CTGDPT Chương trình giáo dục phổ thông 7 ĐH Đại học 8 ĐBCL Đảm bảo chất lượng 9 ĐHSP Đại học sư phạm 10 ĐT Đào tạo 11 GD Giáo dục 12 GDĐH Giáo dục đại học 13 GDTH Giáo dục tiểu học 14 MTĐT Mục tiêu đào tạo 15 NCKH Nghiên cứu khoa học 16 NL Năng lực 17 QL Quản lý 18 SV Sinh viên
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: So sánh Chương trình đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO và Chương trình đào tạo giáo viên tiểu học không tiếp cận CDIO ..................... 40 Bảng 2.1. Thang đánh giá kết quả khảo sát các đối tượng cán bộ quản lý và giảng viên cơ sở giáo dục đại học có đào tạo giáo viên tiểu học về ý nghĩa, tầm quan trọng của quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ............................. 74 Bảng 2.2. Thang đánh giá chia 7 mức........................................................... 75 Bảng 2.3. Thực trạng cấu trúc, nội dung CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ......... 84 Bảng 2.4. Thực trạng nội dung CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ..... 89 Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên . 90 Bảng 2.6. Thực trạng quản lý mục tiêu, CĐR CTĐT giáo viên tiểu học ....... 94 Bảng 2.7: Tỉ lệ giảng viên/SV sau khi quy đổi của các cơ sở đào tạo đều đáp ứng được yêu cầu để thực hiện CTĐT giáo viên tiểu học ........................... 105 Bảng 3.1. Khung CĐR của CTĐT ngành GDTH tiếp cận CDIO .............. 134 Bảng 3.2. CĐR chi tiết đối với chủ đề Năng lực thực hành nghề nghiệp (cấp độ 3).... 134 Bảng 3.3. Nội dung giảng dạy lí thuyết môn học/học phần ......................... 148 Bảng 3.4. Nội dung giảng dạy thực hành môn học/học phần ...................... 149 Bảng 3.5. Vai trò của các chủ thể quản lý trong tổ chức, chỉ đạo thực hiện các giải pháp quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO......................... 161 Bảng 3.6. Tổng hợp các đối tượng đã được khảo sát .................................. 163 Bảng 3.7. Đánh giá sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất (n=296) ............ 163 Bảng 3.8. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất (n=296) ............ 165 Bảng 3.9. Kết quả tương quan giữa sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất........................................................................................................ 167 Bảng 3.10. Kết quả đánh giá hiệu quả quản lý xây dựng CĐR CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO của Trường ĐH Vinh trước thử nghiệm ................ 170 Bảng 3.11. Kết quả đánh giá hiệu quả quản lý xây dựng CĐR CTĐT giáo viên
  11. ix tiểu học tiếp cận CDIO của Trường ĐH Vinh sau thử nghiệm.................... 171 Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả đánh giá hiệu quả quản lý xây dựng CĐR CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO của Trường ĐH Vinh trước và sau thử nghiệm ......................... 172 Bảng 3.1. Khung CĐR của CTĐT ngành GDTH tiếp cận CDIO ................ 35 Bảng 3.2. CĐR chi tiết đối với chủ đề Năng lực thực hành nghề nghiệp (cấp độ 3)............................................................................................................. 35
  12. x DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. Thực trạng mục tiêu, CĐR CTĐT giáo viên tiểu học ....................... 80 Biểu đồ 2. Thực trạng cấu trúc, nội dung CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ........................................................................................................... 86 Biểu đồ 3. Thực trạng dạy học, đánh giá trong CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ..................................................................................................... 90 Biểu đồ 4. Thực trạng quản lý mục tiêu, CĐR CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ........................................................................................................... 95 Biểu đồ 5. Thực trạng quản lý cấu trúc, nội dung CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ..................................................................................................... 98 Biểu đồ 6. Thực trạng quản lý cấu trúc, nội dung CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ................................................................................................... 100 Biểu đồ 7. Thực trạng quản lý hoạt động hỗ trợ dạy học CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ...................................................................................... 104 Biểu đồ 8. Thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên thực hiện CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ............................................................................... 108 Biểu đồ 9. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ............................................................................................ 110 Biểu đồ 10. Thực trạng quản lý kết quả học tập người học CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ...................................................................................... 116 Biểu đồ 11. Thực trạng quản lý cải tiến CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ................................................................................................................... 119
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục tiểu học (GDTH) là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm mục tiêu “hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” [3]. Đào tạo giáo viên tiểu học là một yêu cầu cấp thiết, đáp ứng nguồn nhân lực cho các trường tiểu học, trong bối cảnh giáo dục tiểu học đang triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT). Đây là chương trình giáo dục được xây dựng dựa trên cơ sở bảo đảm “phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó [9]. Chương trình đào tạo (CTĐT) là yếu tố cốt lõi khi nghiên cứu về một mô hình giáo dục, một cơ sở đào tạo hay bất kỳ một nội dung nào liên quan đến giáo dục. Hiểu về CTĐT một cách toàn diện và sâu sắc sẽ giúp cho những người làm giáo dục có những định hướng rõ ràng hơn trong hoạt động đào tạo. Hơn một thế kỉ qua, CTĐT luôn luôn là vấn đề được quan tâm nghiên cứu ở cả phương diện lý luận và thực tiễn. Đối với xây dựng và phát triển CTĐT đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tùy vào cách tiếp cận khác nhau mà người ta thiết kế nên những CTĐT khác nhau. Những mô hình CTĐT truyền thống thường nhấn mạnh đầu vào, mục tiêu các môn học, nội dung, kiến thức và giảng viên. Tuy nhiên, càng ngày sự tập trung càng chuyển dần sang đầu ra và kết quả học tập của sinh viên (SV). Những mô hình gần đây quan tâm nhiều vào những năng lực chung và sự hiểu biết của người học hơn là truyền đạt nội dung
  14. 2 kiến thức. Người học phải thích ứng được trong những bối cảnh khác nhau để chứng minh rằng họ đã thông thạo những gì học được. Trong đó, đáng chú ý nhất là cách tiếp cận năng lực thực hiện. Ở cách tiếp cận này, năng lực thực hiện được hiểu là khả năng đối mặt với các tình huống phức tạp bằng cách huy động kiến thức cụ thể và các nguồn lực nhận thức chung và phi nhận thức. Xuất phát từ mối quan tâm ngày càng tăng về chất lượng và mức độ phù hợp của giáo dục cũng như nhu cầu xây dựng khung mục tiêu giáo dục, năng lực ngày càng trở thành một thành phần quan trọng trong lý luận và thực hành giáo dục. Các chương trình giảng dạy dựa trên năng lực thực hiện có xu hướng tránh cách tiếp cận dựa trên chủ đề và nhấn mạnh sự giao nhau của các lĩnh vực học tập bằng cách khám phá các chủ đề xuyên suốt hoặc đưa ra các tình huống thực tế hơn trong một số lĩnh vực. Trong những năm gần đây, nhiều trường đại học lớn trên thế giới đã triển khai xây dựng CTĐT tiếp cận CDIO. Đây là cách tiếp cận xây dựng chương trình và kế hoạch đào tạo trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra (CĐR). Mô hình CDIO dựa trên triết lí phát triển năng lực trụ cột của người kĩ sư đáp ứng được nguyên lí triển khai chu trình vòng đời của sản phẩm: Hình thành ý tưởng (Conceive) - Thiết kế (Design) - Triển khai (Implement) và Vận hành (Operate). Ở Việt Nam, tiếp cận CDIO trong xây dựng CTĐT được khởi xướng từ năm 2010 trong một số ngành kỹ thuật của Trường đại học (ĐH) Bách khoa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (thuộc ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh). Đến nay, nhiều trường ĐH của nước ta đã triển khai xây dựng CTĐT tiếp cận CDIO, không chỉ trong các ngành kỹ thuật mà trong các ngành đào tạo khác như Luật, Kinh tế… Một số trường ĐH có các ngành sư phạm cũng bắt đầu xây dựng CTĐT theo tiếp cận CDIO. Xây dựng CTĐT theo CDIO xuất phát từ khối ngành kỹ thuật, do đó, trong quá trình triển khai xây dựng CTĐT cho các ngành sư phạm, trong đó có CTĐT giáo viên tiểu học cần được nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống cả về phương diện lý luận và thực tiễn để vận dụng phù hợp. Xây dựng
  15. 3 CTĐT giáo viên tiếp cận CDIO có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên; gắn kết trường ĐH với trường phổ thông và tạo ra một đội ngũ giáo viên sáng tạo, có kỹ năng nghề nghiệp cao. Quản lý CTĐT là con đường khoa học để vận hành và phát triển hiệu quả CTĐT tiếp cận CDIO. Thực tế cho thấy, hiện nay, ở các trường ĐH đang triển khai CTĐT đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO, trong các khâu xây dựng, vận hành, quản lý CTĐT thì khâu hạn chế nhất vẫn là quản lý CTĐT. Có khắc phục được hạn chế của khâu này mới có thể nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tiểu học nói chung; hiệu quả vận hành, phát triển CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO nói riêng. Vì thế, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn để quản lý CTĐT là một vấn đề có tính cấp thiết. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý chương trình đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất các giải pháp quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tiểu học, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Chương trình đào tạo giáo viên tiểu học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và thực hiện các giải pháp quản lý CTĐT giáo viên tiểu học dựa trên lý thuyết về phát triển CTĐT tiếp cận CDIO và khung năng lực của giáo viên tiểu học thì sẽ nâng cao được hiệu quả quản lý CTĐT giáo viên, góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.
  16. 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO. - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO. - Đề xuất các giải pháp quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO; khảo sát sự cấp thiết, tính khả thi và thử nghiệm 01 giải pháp đề xuất. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO. - Về khách thể Khảo sát thực trạng ở 05 trường đại học có đào tạo ngành Giáo dục tiểu học (GDTH) Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Thủ Dầu Một; Trường ĐHSP Hà Nội. Trường ĐH Sài Gòn và Trường ĐH Quy Nhơn) và thử nghiệm 01 giải pháp đề xuất tại Trường ĐH Vinh. - Về thời gian Thời gian khảo sát thực trạng và thử nghiệm giải pháp đề xuất từ năm 2018 đến năm 2022. 6. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Quan điểm tiếp cận 6.1.1. Tiếp cận hệ thống - cấu trúc Quan điểm này đòi hỏi khi nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp quản lý CTĐT giáo viên tiểu học phải xem xét đối tượng một cách toàn diện, xem xét nhiều mặt, nhiều mối quan hệ. 6.1.2. Quan điểm tiếp cận năng lực Tiếp cận năng lực là một xu thế mới của giáo dục hiện đại. Quan điểm tiếp cận năng lực đòi hỏi khi xây dựng, vận hành, quản lý CTĐT tiếp cận
  17. 5 CDIO phải hướng tập trung vào việc hình thành ở người học những năng lực theo CĐR. 6.1.3. Tiếp cận CDIO Tiếp cận này đòi hỏi khi đánh giá thực trạng CTĐT và đề xuất các giải pháp phải bám sát vào các tiêu chuẩn, tiêu chí của CTĐT theo CDIO và phù hợp với đặc điểm của CTĐT giáo viên tiểu học cũng như cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học. 6.1.4. Quan điểm thực tiễn Quan điểm này đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu phải bám sát tình hình thực tiễn của các cơ sở đào tạo; phát hiện được những mâu thuẫn, những khó khăn để đề xuất các giải pháp quản lý CTĐT giáo viên tiểu học phù hợp với thực tiễn đồng thời có tính hiệu quả và tính khả thi. 6.1.5. Tiếp cận vị trí việc làm Đào tạo giá viên gắn với vị trí việc làm của nhà giáo ở trường tiểu học phù hợp với công cuộc đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế. Do vậy, giải pháp quản lý đào tạo giáo viên tiểu học phải đáp ứng vị trí việc làm của người giáo viên tiểu học và CT GDPT 2018 phải được xây dựng theo hướng tiếp cận vị trí việc làm và phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Tiếp cận này đòi hỏi khi nghiên cứu về CTĐT giáo viên tiểu học, quản lý CTĐT giáo viên tiểu học cần quan tâm đến đặc điểm vị trí việc làm giáo viên tiểu học, được thể hiện dưới hình thức bản mô tả công việc và khung năng lực tương ứng để thực hiện công việc người giáo viên tiểu học. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết thông qua các tài liệu khoa học có liên quan; các tài liệu, văn kiện của Đảng (Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương) và Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Ngành) về quản lý CTĐT, phát triển giáo dục, nhằm tìm hiểu sâu sắc bản chất của vấn
  18. 6 đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Phương pháp phân loại hệ thống lý thuyết nhằm phân chia, sắp xếp các tài liệu khoa học về các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án vào một hệ thống nhất định thành các nhóm hoặc các hướng nghiên cứu. Phương pháp khái quát hóa nhằm rút ra những nhận định về các vấn đề nghiên cứu, từ những quan điểm của những tác giả khác. 6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu hỏi để thu thập ý kiến của giảng viên, cán bộ quản lý trường đại học về thực trạng quản lý CTĐT giáo viên tiểu học, tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất. Phương pháp chuyên gia: Thông qua hội nghị, hội thảo khoa học, thông qua hỏi ý kiến các chuyên gia giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục các cấp có nhiều kinh nghiệm để khảo sát tình hình quản lý CTĐT giáo viên tiểu học ở các cơ sở đào tạo. Xin ý kiến đánh giá của chuyên gia thông qua phiếu hỏi, phỏng vấn về bộ câu hỏi khảo sát, các kết quả nghiên cứu, các giải pháp đã được đề xuất. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Dựa vào các bản Báo cáo tự đánh giá; Báo cáo đánh giá ngoài CTĐT ở các cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học để so sánh, đối chiếu với các số liệu khảo sát, từ đó rút ra những nhận xét có căn cứ về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Xuất phát từ thực tiễn quản lý giáo dục, từ người thật, việc thật của quản lý CTĐT giáo viên tiểu học ở các cơ sở đào tạo để lấy ý kiến đóng góp cho việc quản lý CTĐT giáo viên tiểu học theo tiếp cận CDIO. 6.2.3. Phương pháp thống kê toán học: Dùng các công thức toán học thống kê và phần mềm SPSS để xử lý số liệu. 7. Luận điểm bảo vệ 7.1. Xây dựng CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO là một xu hướng mới trong xây dựng CTĐT, đòi hỏi phải tuân theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn
  19. 7 của CDIO. Quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO là quản lý các thành tố của CTĐT. 7.2. Vận hành và quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO là một vấn đề mới và khó đối với các trường ĐH đang triển khai đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO. Việc phát hiện đúng những hạn chế, thiếu sót trong vận hành và quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO là một cơ sở thực tiễn quan trọng để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO. 7.3. Để nâng cao hiệu quả quả quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO, cần sử dụng các giải pháp quản lý, tác động đồng bộ lên các thành tố của CTĐT; đồng thời tính đến các điều kiện đảm bảo để quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO. 8. Đóng góp mới của luận án 8.1. Góp phần hoàn thiện những vấn đề lí luận về CTĐT và quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO. Cụ thể là: - Xây dựng được khung năng lực giáo viên tiểu học trong bối cảnh hiện nay. - Thiết kế được quy trình xây dựng CĐR của CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO. - Thiết kế được quy trình tổ chức xây dựng chương trình môn học/học phần đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO. - Xây dựng được Khung đánh giá giá hiệu quả quản lý CĐR của CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO... 8.2. Chương trình đào tạo và quản lý CTĐT giáo viên tiểu học ở các cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận CDIO được khảo sát, phân tích, đánh giá khách quan là cứ liệu quan trọng để đề xuất các giải pháp quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO có cơ sở khoa học, có tính khả thi. 8.3. Các giải pháp quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO mà luận án đề xuất không chỉ vận dụng trong quản lý CTĐT giáo viên tiểu học mà
  20. 8 còn có thể vận dụng trong quản lý CTĐT giáo viên nói chung. 9. Cấu trúc của luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án có 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý chương trình đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO Chương 2. Cơ sở thực tiễn của quản lý chương trình đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO Chương 3. Giải pháp quản lý chương trình đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2