intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý quá trình tác nghiệp tại các trường đại học thuộc bộ Công Thương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:277

11
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý quá trình tác nghiệp tại các trường đại học thuộc bộ Công Thương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận về quản lý quá trình tác nghiệp trong giáo dục đại học và thực tiễn quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý quá trình tác nghiệp tại các trường ĐHBCT, đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý quá trình tác nghiệp giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động QLĐT trong trường đại học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý quá trình tác nghiệp tại các trường đại học thuộc bộ Công Thương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ------------------------- HOÀNG ANH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH TÁC NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: 9 14 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn KH 1. GS.TS Phan Văn Kha 2. TS. Phan Chính Thức HÀ NỘI, 2023
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ “ Quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý quá trình tác nghiệp tại các trường đại học thuộc bộ Công Thương” là do tôi viết dưới sự hướng dẫn của GS.TS Phan Văn Kha, TS Phan Chính Thức và sự góp ý của các nhà khoa học. Các số liệu, trích dẫn, tư liệu trong luận án đảm bảo độ tin cậy, chính xác, trung thực, có dẫn nguồn cụ thể. Tác giả Hoàng Anh
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ các tập thể và cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Phòng quản lý Khoa học Đào tạo và Hợp tác quốc tế cùng các phòng ban chức năng, các thầy cô giáo, các nhà khoa học và cán bộ viên chức của Viện đã giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Phan Văn Kha và TS Phan Chính Thức đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, giảng viên và sinh viên các trường đại học và Vụ TCCB – Bộ Công Thương, các cơ quan liên quan đã nhiệt tình cung cấp tư liệu, hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát để hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Trung tâm Đảm bảo chất lượng – trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã ủng hộ, giúp đỡ, động viên cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp cùng toàn thể những người đã đóng góp ý kiến, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập, tìm kiếm tài liệu. Xin cảm ơn gia đình đã luôn là điểm tựa vững chắc cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận án. Hà Nội, tháng 06 năm 2023 Tác giả Hoàng Anh
  4. i MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ vii DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH TÁC NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC....... 8 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.................................................................... 8 1.1.1. Những nghiên cứu về quản lý đào tạo đại học ....................................... 8 1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý đào tạo tại các trường đại học có ứng dụng công nghệ thông tin .................................................................................. 12 1.1.3. Những nghiên cứu về quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý quá trình tác nghiệp tại các trường đại học ..................................................................... 13 1.1.4. Một số nhận xét và định hướng nghiên cứu của đề tài ........................ 16 1.2. Một số khái niệm ....................................................................................... 17 1.2.1. Quản lý và quản lý đào tạo................................................................... 17 1.2.2. Quá trình tác nghiệp và quản lý quá trình tác nghiệp ......................... 19 1.2.3. Mô hình, mô hình đào tạo và mô hình quản lý đào tạo........................ 22 1.2.4. Quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý quá trình tác nghiệp ................ 25 1.3. Quá trình đào tạo và quy trình tác nghiệp trong đào tạo tại trường đại học ........................................................................................................ 27 1.3.1. Quá trình đào tạo theo tiếp cận CIPO ................................................. 27 1.3.2. Quy trình tác nghiệp trong đào tạo đại học dựa theo mô hình CIPO . 30 1.4. Bản chất của quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý quá trình tác nghiệp ........................................................................................................ 35 1.4.1. Các yếu tố cốt lõi của quản lý quá trình tác nghiệp trong đào tạo...... 35 1.4.2. Quản lý quá trình tác nghiệp và quản lý chất lượng............................ 36 1.4.3. Mối liên hệ giữa con người, nghiệp vụ và công nghệ trong quản lý quá trình tác nghiệp ................................................................................................. 39 1.4.4. Yếu tố công nghệ trong quản lý quá trình tác nghiệp. ......................... 40
  5. ii 1.5. Nội dung quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý quá trình tác nghiệp. 44 1.5.1. Thiết kế và mô hình hóa quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý quá trình tác nghiệp, ví dụ minh họa ................................................................................ 44 1.5.2. Tin học hóa hoạt động quản lý và vận hành các quá trình tác nghiệp 49 1.5.3. Vận hành quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý quá trình tác nghiệp 51 1.5.4. Giám sát, đánh giá và cải tiến .............................................................. 53 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý quá trình tác nghiệp................................................................................................ 53 1.6.1. Yếu tố chủ quan .................................................................................... 53 1.6.2. Yếu tố khách quan................................................................................. 55 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................. 57 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH TÁC NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG ........................................................................................................ 58 2.1. Khái quát về các trường đại học thuộc Bộ Công Thương .................... 58 2.2. Giới thiệu về tổ chức khảo sát.................................................................. 62 2.3. Kết quả khảo sát........................................................................................ 65 2.3.1. Thông tin chung .................................................................................... 65 2.3.2. Thực trạng và kết quả đào tạo tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương ........................................................................................................ 66 2.3.3. Thực trạng quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý quá trình tác nghiệp tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương ................................................ 80 2.3.4. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan đến hoạt động quản lý đào tạo trong nhà trường .......................................................... 108 2.4. Một số vấn đề rút ra từ kết quả khảo sát ............................................. 111 2.4.1. Những ưu điểm chủ yếu ...................................................................... 111 2.4.2. Những mặt hạn chế ............................................................................. 112 2.5. Kinh nghiệm quốc tế trong áp dụng quản lý quá trình tác nghiệp ở các trường đại học và bài học rút ra .................................................................. 115 2.5.1. Kinh nghiệm quốc tế ........................................................................... 115
  6. iii 2.5.2. Một số bài học rút ra .......................................................................... 118 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 120 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH TÁC NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG ...................................................................................................... 122 3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp ................................................................. 122 3.2. Một số giải pháp ...................................................................................... 123 3.2.1. Giải pháp 1. Thiết lập Mô hình tổng quát và Khung tham chiếu quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý quá trình tác nghiệp trong trường đại học...... 123 3.2.2. Giải pháp 2. Hoàn thiện hệ thống chính sách về quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý quá trình tác nghiệp và phát triển văn hóa chất lượng trong nhà trường ...................................................................................................... 132 3.2.3. Giải pháp 3. Đổi mới phương pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý quá trình tác nghiệp .................................................................................... 137 3.2.4. Giải pháp 4. Phát triển và vận hành hệ thống công nghệ thông tin quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý quá trình tác nghiệp .................................... 143 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp ............................................................. 147 3.4. Khảo nghiệm mức độ cấp thiết và khả thi của các giải pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý quá trình tác nghiệp.................................... 148 3.4.1. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo nghiệm ............................ 148 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm .......................................................................... 149 3.5. Thử nghiệm một nội dung thuộc các giải pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý quá trình tác nghiệp tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương ................................................................................................. 157 3.5.1. Mục đích thử nghiệm .......................................................................... 157 3.5.2. Nội dung thử nghiệm .......................................................................... 157 3.5.3. Phương pháp thử nghiệm ................................................................... 158 3.5.4. Thời gian và địa điểm thử nghiệm: .................................................... 158 3.5.5 Quy trình thử nghiệm và kết quả thử nghiệm......................................... 158 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 163
  7. iv KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 165 1. Kết luận .................................................................................................... 165 1.1. Về lý luận .................................................................................................. 165 1.2. Về thực tiễn ............................................................................................... 165 1.3. Về kết quả nghiên cứu ............................................................................... 166 2. Khuyến nghị ............................................................................................ 167 2.1. Với Quốc hội và Chính phủ, Bộ Giáo dục và đào tạo .............................. 167 2.2. Với Bộ Công Thương ................................................................................ 167 2.3. Với các trường đại học thuộc Bộ Công Thương....................................... 167 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN. ....................................................................... 169 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 170 CÁC PHỤ LỤC ............................................................................................. PL1
  8. v DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu, viết tắt Viết đầy đủ AUN Mạng lưới các trường đại học ASEAN AUN – QA Tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng của Mạng lưới các trường đại học ASEAN BGD&ĐT Bộ Giáo dục và đào tạo BPMN Ký hiệu quản lý quá trình tác nghiệp BPMS Hệ quản lý quá trình tác nghiệp BSC Thẻ bảng điểm cân bằng CBQL Cán bộ quản lý CĐ Cao đẳng CĐR Chuẩn đầu ra CĐS Chuyển đổi số CLĐT Chất lượng đào tạo CMCN4.0 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư CNTT Công nghệ thông tin CNTT&TT Công nghệ Thông tin và truyền thông CSDL Cơ sở dữ liệu CSVC Cơ sở vật chất CTĐT Chương trình đào tạo ĐH Đại học ĐHSP Đại học Sư phạm ĐT Đào tạo ĐHBCT Đại học thuộc Bộ Công Thương GV Giảng viên GDĐH Giáo dục đại học GDĐT Giáo dục và đào tạo HĐT Hội đồng trường ISO Tiêu chuẩn ISO
  9. vi Ký hiệu, viết tắt Viết đầy đủ KT-XH Kinh tế - Xã hội KHCN Khoa học công nghệ PVCĐ Phục vụ cộng đồng QL Quản lý QLCL Quản lý chất lượng QLĐT Quản lý đào tạo QLGD Quản lý giáo dục QTTN Quá trình tác nghiệp QLQTTN Quản lý quá trình tác nghiệp SV Sinh viên TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TQM Quản lý chất lượng tổng thể VHCL Văn hóa chất lượng VHNT Văn hóa nhà trường
  10. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Mẫu mô tả quy trình 45 Bảng 1.2. Ký hiệu cơ bản trong lưu đồ mô hình hóa quá trình tác nghiệp 46 Bảng 2.1. Danh sách các trường đại học thuộc Bộ Công Thương 58 Bảng 2.2. Một số số liệu chính của các trường ĐHBCT 61 Bảng 2.3. Số lượng đối tượng khảo sát tại các trường 63 Bảng 2.4. Số lượng mẫu khảo sát 65 Bảng 2.5. Cơ cấu thâm niên công tác của CBQL và GV 65 Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL về thực trạng hoạt động chuẩn bị đào tạo 66 Bảng 2.7. Đánh giá của GV về thực trạng hoạt động chuẩn bị đào tạo 68 Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL về thực trạng hoạt động triển khai đào tạo 69 Bảng 2.9. Đánh giá của GV về thực trạng hoạt động Triển khai đào tạo 71 Bảng 2.10. Đánh giá của CBQLvề thực trạng đầu ra của đào tạo 73 Bảng 2.11. Đánh giá của GV về thực trạng đầu ra của đào tạo 74 Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL về thực trạng hoạt động kiểm soát tác động 75 của bối cảnh Bảng 2.13. Đánh giá của GV về thực trạng hoạt động kiểm soát tác động của 76 bối cảnh Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng kết quả đào tạo 78 Bảng 2.15. Đánh giá của SV về thực trạng kết quả đào tạo 80 Bảng 2.16. Nhận thức của CBQL và GV về quản lý QTTN 81 Bảng 2.17. Đánh giá của CBQL về Chiến lược quản lý đào tạo 83 Bảng 2.18. Đánh giá của CBQL về Hệ thống quản trị 85 Bảng 2.19. Đánh giá của CBQL về Văn hóa của tổ chức 87
  11. viii Bảng 2.20. Đánh giá của CBQL về hệ thống QTTN và ứng dụng CNTT 89 trong QLĐT Bảng 2.21. Đánh giá của GV về thực trạng QLĐT theo tiếp cận quản lý 90 QTTN Bảng 2.22. Đánh giá về mức độ quy trình hóa các hoạt động chuẩn bị đào 93 tạo Bảng 2.23. Đánh giá về mức độ quy trình hóa các hoạt động triển khai ĐT 95 Bảng 2.24. Đánh giá về mức độ quy trình hóa các hoạt động quản lý đầu ra 96 Bảng 2.25. Đánh giá về mức độ ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong 99 QLĐT Bảng 2.26. Đánh giá về thực trạng vận hành các QTTN 102 Bảng 2.27. Đánh giá về thực trạng vận hành hệ thống CNTT 104 Bảng 2.28. Tổng hợp đánh giá về hoạt động giám sát, đánh giá và cải tiến 106 QTTN và hệ thống CNTT Bảng 2.29. Tổng hợp ý kiến về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan 109 và khách quan đến hoạt động QLĐT theo QTTN Bảng 2.30. Mức độ áp dụng quản lý QTTN tại các trường ĐH tại CH Séc 117 Bảng 3.1. Khung tham chiếu quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý quá trình 126 tác nghiệp trong trường đại học Bảng 3.2. Các mức độ của yếu tố khảo sát 149 Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm Giải pháp 2 151 Bảng 3.4. Kết quả khảo nghiệm giải pháp 3 153 Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm các giải pháp 155 Bảng 3.6. Nội dung và tiêu chí đánh giá kết quả thử nghiệm 158 Bảng 3.7. Thông tin về hoạt động thử nghiệm 161
  12. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Mô hình quản lý đào tạo theo quá trình 19 Hình 1.2. Mô hình QLĐT trường đại học theo hệ thống điều khiển 24 Hình 1.3. Mô hình CIPO trong đào tạo 28 Hình 1.4. Quy trình tổng thể hoạt động ĐT trong các trường đại học 30 Hình 1.5. Chu trình quản lý QTTN và chu trình QLCL 38 Hình 1.6. Lưu đồ quy trình Tuyển sinh theo phương thức xét tuyển 48 bằng kết quả học tập THPT Hình 2.1. Số lượng CTĐT các trường triển khai 59 Hình 2.2. Tỉ lệ Giảng viên theo trình độ 60 Hình 2.3. Tổng hợp kết quả đánh giá về thực trạng đào tạo 77 Hình 2.4. Thực trạng kết quả đào tạo tại các trường 79 Hình 2.5. Tổng hợp nhận thức của CBQL và GV các trường 82 Hình 2.6. Mức độ quy trình hóa các hoạt động đào tạo 97 Hình 3.1. Mô hình tổng quát quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý 125 QTTN Hình 3.2. Quy trình xây dựng văn bản nội bộ 134 Hình 3.3. Quy trình thiết lập QTTN 139 Hình 3.4. Quy trình phát triển các ứng dụng CNTT 146 Hình 3.5. Mối quan hệ giữa các giải pháp 148 Hình 3.6. Kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson các biện pháp 154 của giải pháp 3 Hình 3.7. Kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson các giải pháp 156 Hình 3.8. Kết quả phân tích hệ số tương quan Spearman (rs) của các 156 giải pháp
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quản lý có vai trò mang tính quyết định đến chất lượng GDĐT và tác động đến toàn diện hoạt động của cơ sở GDĐH. Quản lý GDĐH đang đứng trước những yêu cầu đổi mới sâu sắc và toàn diện để thích nghi với sự phát triển của thực tiễn. Trong kỷ nguyên CMCN 4.0, ứng dụng CNTT&TT nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý đang trở thành xu thế không thể đảo ngược. Tuy nhiên, QLĐT trong trường ĐH hiện vẫn còn khoảng cách khá xa với yêu cầu của thực tiễn, cùng với đó ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong quản lý GDĐH cũng còn rất nhiều những bất cập dẫn đến lãng phí trong đầu tư, thiếu hiệu quả trong khai thác. Các nghiên cứu về áp dụng các triết lý, phương pháp quản lý tiên tiến cũng như ứng dụng CNTT tại các trường ĐH đang nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học, nhưng thường được tiếp cận theo các hướng độc lập về quản lý hoặc ứng dụng công nghệ . Cách tiếp cận này trong xu thế chuyển đổi số hiện nay đã cho thấy những hạn chế không nhỏ. Điều này dẫn đến việc thiếu một mô hình, phương pháp quản lý trên nền tảng ứng dụng CNTT phù hợp và khả thi đối với các trường ĐH. Do vậy, cần có những nghiên cứu kết hợp chặt chẽ các yếu tố quản lý và công nghệ làm cơ sở đưa ra những thay đổi góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà trường. Với vai trò quan trọng trong nền kinh tế, ngành Công Thương đã dành sự quan tâm lớn đến lĩnh vực GDĐT. Với 40 cơ sở ĐT trực thuộc hoặc thuộc Bộ, trong đó có 9 trường ĐH, đã bước đầu đáp ứng nguồn nhân lực cho ngành. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển của KT-XH, của ngành Công thương , sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về chất lượng nguồn nhân lực cho thấy , nhiều trường ĐHBCT đã bộc lộ những hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu được xác định là quản lý nhà trường. chưa hiệu quả. Vì vậy việc áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến, đồng bộ và hiệu quả là yêu cầu cấp thiết đặt ra với các trường ĐHBCTà Đảng và nhà nước luôn đặc biệt quan tâm đến GDĐT nói chung, GDĐH nói riêng. Nghị quyết 29 của Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT đã chỉ ra những tồn tại của GDĐT, nhất là GDĐH, một trong những nguyên nhân được xác
  14. 2 định là thiếu hiệu lực, hiệu quả trong quản lý. Giải pháp cho vấn đề này được xác định là: “ Phát huy vai trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học-công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo”. Quản lý QTTN (Bussiness Process Management), với bản chất là sự kết hợp chặt chẽ giữ quản lý và công nghệ, đang là cách tiếp cận trong quản lý được áp dụng ngày càng rộng rãi trên toàn thế giới. Các nghiên cứu về áp dụng quản lý QTTN vào thực tiễn hoạt động của các tổ chức khác nhau trên thế giới đang nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, trong đó đã có một số nghiên cứu tập trung tới khả năng áp dụng vào QLĐT trong GDĐH. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu làm rõ các yếu tố mang tính cốt lõi của quản lý QTTN hay bản chất của QLĐT theo cách tiếp cận này. Điều này dẫn đến phạm vi cũng như hiệu quả áp dụng quản lý QTTN trong GDĐH chưa tương xứng. Có thêm các nghiên cứu xác định những nội dung, yếu tố làm cơ sở thiết lập, vận hành và cải tiến QLĐT theo tiếp cận này trong các trường ĐH sẽ là cơ sở để cách tiếp cận tiên tiến này phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Ở Việt Nam, đã có các công trình nghiên cứu riêng rẽ về quản lý theo quá trình và ứng dụng CNTT trong quản lý, nhưng hầu như chưa có nghiên cứu nào làm rõ sự kết hợp của 2 cách tiếp cận này. Các nghiên cứu về quản lý QTTN còn ít về số lượng, sơ sài về nội dung. Lý luận của quản lý QTTN cũng như tính khả thi của cách tiếp cận này đối với đặc thù hoạt động quản lý GDĐH chưa được làm rõ. Nhìn chung, quản lý QTTN chưa được phân tích, giải thích một cách đầy đủ, chặt chẽ dẫn đến nhiều thuật ngữ về vấn đề này còn được sử dụng thiếu thống nhất, gây nhầm lẫn. Với GDĐH, các nghiên cứu về việc áp dụng quản lý QTTN trong QLĐT chưa được quan tâm, rất khó tìm được công trình nghiên cứu về QLĐT theo tiếp cận quản lý QTTN cũng như đề cập việc áp dụng cách tiếp cận này vào môi trường GDĐT Việt Nam. Với các lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý quá trình tác nghiệp tại các trường Đại học thuộc Bộ Công Thương”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý QTTN trong giáo dục đại học và thực tiễn QLĐT theo tiếp cận quản lý QTTN tại các trường ĐHBCT, đề xuất các giải pháp
  15. 3 QLĐT theo tiếp cận quản lý QTTN giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động QLĐT trong trường đại học. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Hoạt động ĐT tại các trường ĐH. - Đối tượng nghiên cứu: QLĐT theo tiếp cận quản lý QTTN tại các trường ĐHBCT. 4. Giả thuyết khoa học Chất lượng đào tạo của các trường ĐHBCT hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, điều đó được bộc lộ rõ nét trong bối cảnh kinh tế thị trường, CMCN4.0, CĐS và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do năng lực QLĐT của các trường ĐHBCT còn hạn chế, chưa tiếp cận được với các phương pháp quản lý tiên tiến và hiệu quả. Nếu nghiên cứu vận dụng quản lý QTTN, như một phương thức quản lý tiên tiến kết hợp chặt chẽ giữa ứng dụng CNTT vào quản lý và quản lý quá trình, đồng thời đề xuất được các giải pháp đồng bộ, phù hợp về mô hình, khung tham chiếu đánh giá, các chính sách, phương pháp quản lý và thiết kế, vận hành hệ thống CNTT để thực hiện QLĐT theo tiếp cận quản lý QTTN sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng đào tạo tại các trường ĐHBCT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý QTTN, QLDDT và QLĐT theo tiếp cận quản lý QTTN trong các trường ĐH. - Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động QLĐT theo quản lý QTTN tại các trường ĐHBCT. - Đề xuất giải pháp thực hiện QLĐT tiếp cận theo quản lý QTTN tại các trường ĐHBCT; - Tổ chức khảo nghiệm và thử nghiệm tính khả thi và hiệu quả của một số giải pháp được đề xuất trong luận án. 6. Phạm vi nghiên cứu
  16. 4 - Chủ thể quản lý trong đề tài nghiên cứu bao gồm các cấp quản lý của các trường ĐHBCT, như: Ban giám hiệu nhà trường; các khoa chuyên ngành, các phòng chức năng, các trung tâm, các bộ môn.v.v.... - Phạm vi đối tượng nghiên cứu: Hoạt động QLĐT, hoạt động ứng dụng CNTT trong QLĐT. - Địa bàn nghiên cứu/ thử nghiệm: Các trường ĐHBCT; Thử nghiệm giải pháp của luận án tại Trường ĐHCN Hà Nội - Đối tượng khảo sát: CBQL, GV, nhân viên, SV các trường ĐHBCT. 7. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp tiếp cận 7.1.1. Tiếp cận quản lý quá trình tác nghiệp (BPM) Là cách tiếp cận chính trong luận án, nhằm xác định đầy đủ, có hệ thống các QTTN được triển khai trong ĐT tại các trường ĐH bao gồm cả sự tương tác và mối liên hệ giữa các quá trình đó. Các yếu tố mang tính bản chất của tiếp cận quản lý QTTN là sự kết hợp chặt chẽ của quản lý theo quá trình và các yếu tố CNTT là cơ sở để luận án đề xuất các giải pháp QLĐT theo tiếp cận quản lý QTTN tại các trường đại học. Cách tiếp cận này có thể coi là sự kết hợp của tiếp cận quản lý theo quá trình và tiếp cận công nghệ trong quản lý. 7.1.2. Tiếp cận quản lý các thành tố của quá trình đào tạo dựa theo mô hình CIPO Tiếp cận quản lý các thành tố của quá trình ĐT dựa theo mô hình CIPO là cách tiếp cận xem xét tác động đến quá trình ĐT thông qua quản lý đầu vào, quá trình, đầu ra và tác động của bối cảnh. Vận dụng các tiếp cận này, luận án xác định các QTTN trong hoạt động ĐT qua đó đề xuất các giải pháp QLĐT theo tiếp cận QTTN. 7.1.3. Tiếp cận hệ thống Tiếp cận hệ thống là sự tiếp cận của giáo dục với tư cách là một hệ thống vĩ mô của một xã hội, bao gồm những hệ thống trung và vi mô phụ thuộc lẫn nhau, sao cho tất cả tạo nên một chỉnh thể chặt chẽ và hướng vào việc đạt được những mục đích cuối cùng, nhiều mục đích và những mục tiêu. Sử dụng tiếp cận hệ thống, nhằm xem
  17. 5 xét mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố có tác động ảnh hưởng đến hoạt động QLĐT trong nhà trường. 7.1.4. Tiếp cận chuẩn hóa Tiếp cận chuẩn hóa là cách tiếp cận trên cơ sở bộ tiêu chuẩn về chất lượng cơ sở GDĐH, chuẩn về CTĐT, chuẩn nghề nghiệp của GV, chuẩn nghề nghiệp của CBQL.v.v… Sử dụng tiếp cận chuẩn hóa nhằm đảm bảo các hoạt động và mô hình quản lý được xây dựng phải theo định hướng chuẩn được xác định. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Thu thập, nghiên cứu, phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài; - Nghiên cứu hệ thống các văn bản pháp quy, những quy chế của Chính phủ, các quy định của ngành giáo dục đối với hoạt động quản lý và ứng dụng CNTT trong các trường ĐH - Phân tích tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến khoa học quản lý, phát triển ứng dụng CNTT để tổng quan nghiên cứu đề tài và xây dựng khung lý thuyết của đề tài. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp thống kê, tổng kết kinh nghiệm thực tế hoạt động QLĐT tại các trường ĐHBCT - Phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi các lãnh đạo Nhà trường, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, giáo viên và SV trường ĐHBCT về thực trạng ĐT, QLĐT theo các yếu tố cốt lõi của quản lý QTTN. - Phương pháp chuyên gia thông qua phỏng vấn, trao đổi về quản lý và ứng dụng CNTT trong quản lý và thẩm định các đề xuất và đánh giá sản phẩm của đề tài - Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm đối với các giải pháp được đề xuất 7.2.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu - Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích tổng hợp số liệu đã thu thập phục vụ nghiên cứu đề tài. - Sử dụng phần mềm SPSS xử lý và phân tích số liệu khảo sát.
  18. 6 8. Những luận điểm cần bảo vệ - Luận điểm 1. Chất lượng đào tạo trong các trường ĐHBCT hiện nay còn hạn chế, nguyên nhân chủ yếu là do QLĐT còn bất cập, chưa áp dụng hiệu quả các phương pháp quản lý tiên tiến nhất là trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của CNTT và CĐS. - Luận điểm 2. QLĐT theo tiếp cận quản lý QTTN là phương thức quản lý hiệu quả, khả thi và phù hợp với xu thế đổi mới đào tạo trong giáo dục ĐH trong nước và quốc tế - Luận điểm 3. Áp dụng các giải pháp đồng bộ trong QLĐT theo tiếp cận quản lý QTTN tại các trường ĐHBCT sẽ khắc phục được những hạn chế, yếu kém và nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong QLĐT và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường ĐHBCT. 9. Những đóng góp của luận án 9.1. Về lý luận Luận án đã hệ thống hóa, bổ sung, làm rõ những vấn đề lý luận về QLĐT; Quản lý QTTN và QLĐT theo tiếp cận quản lý QTTN tại các trường ĐHBCT 9.2. Về thực tiễn - Phân tích, đánh giá thực trạng QLĐT theo tiếp cận quản lý QTTN tại các trường ĐHBCT. - Xây dựng các giải pháp QLĐT theo tiếp cận quản lý QTTN tại các trường. Đây có thể coi là những luận cứ khoa học để các trường tham khảo, vận dụng. - Luận án có thể là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý giáo dục, học viên và SV của các viện nghiên cứu, học viện và các trường ĐH trong cả nước. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 3 chương:
  19. 7 Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý quá trình tác nghiệp tại các trường đại học. Chương 2. Cơ sở thực tiễn quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý quá trình tác nghiệp tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương. Chương 3. Giải pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý quá trình tác nghiệp tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương.
  20. 8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH TÁC NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về quản lý đào tạo đại học Có rất nhiều nghiên cứu ở nước ngoài về QLĐT, với cụm từ Books or articles for training management in university - Sách và bài viết về quản lý đào tạo trong trường đại học trong 0,55 giây đã trả về hơn 265 triệu kết quả. Tương tự, khi tra cứu trên Questia.com, trang thư viện trực tuyến có số lượng người dùng đông đảo, về lĩnh vực QLĐT trong giáo dục ĐH cho kết quả nguồn tài liệu về nội dung có liên quan trong thư viện gồm: 12.644 đầu sách, 3.362 bài trên tạp chí chuyên ngành, 6.472 bài trên tạp chí phổ thông, 14.743 tờ báo, 1 từ điển bách khoa.. điều này cho thấy sự quan tâm của giới học thuật, đồng thời cũng cho thấy những khó khăn trong việc tìm hiểu và đánh giá tổng quan đối với lĩnh vực này. Trong phạm vi của vấn đề nghiên cứu, nội dung luận án tập trung vào các nghiên cứu nước ngoài hướng tới vấn đề chính là xu thế phát triển của QLĐT trong các cơ sở GDĐH trong giai đoạn hiện nay qua đó cho thấy sự phù hợp về xu hướng của đề tài. Về xu thế của phát triển và quản lý GDĐH trong giai đoạn hiện nay, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia quốc tế đã đặt ra và phân tích một số vấn đề đáng chú ý. Emal Dusst, Rebecca Winthrop trong nghiên cứu được nhà xuất bản Brookings xuất bản năm 2019, có tiêu đề Top 6 trends in higher education(6 xu hướng hàng đầu trong giáo dục đại học) [60] đã chỉ đưa ra những nhận định về sự dịch chuyển của GDĐH và QLĐT trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới gồm: (1) Việc gia tăng của ĐT trực tuyến và ĐT kết hợp, (2) Sự phát triển của ĐT dựa trên năng lực, (3) tăng cường sự hỗ trợ về tài chính cho SV thông qua các chương trình chia sẻ, (4) Các hệ thống hỗ trợ quản lý trực tuyến mang lại lợi ích cho các bên tham gia giáo dục ĐH, (5) Tăng cường sự phối hợp với doanh nghiệp trong ĐT và (6) Các chương trình liên thông, chuyển tiếp xuyên quốc gia trong GDĐH. Cùng với việc đưa ra các xu hướng kể trên, bài viết cũng tiến hành phân tích và đưa ra một số nhận định, số liệu nhằm củng cố cho quan điểm được nêu. Tổ chức nghiên cứu Hanover – CHLB Đức trong
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2