intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam

Chia sẻ: Buctranhdo Buctranhdo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:204

18
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng HĐGDTN, quản lý HĐGDTN, nhằm đánh giá đúng thực trạng, tìm ra những ưu điểm, hạn chế, khó khăn và những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm dựa theo tiếp cận mô hình CIPO ở các trường THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam để đạt mục tiêu giáo dục cho học sinh THPT chuyên, phù hợp với thực tiễn bối cảnh đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM TRẦN ĐẠI NGHĨA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN KHU VỰC BẮC MIỀN TRUNG VIỆT NAM Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 9 14 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. NGUYỄN VĂN ĐỆ 2. TS. LƢƠNG VIỆT THÁI Hà Nội, Năm 2020
  2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Trần Đại Nghĩa
  3. iii LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Trung tâm Đào tạo, bồi dƣỡng và hợp tác Quốc tế Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và quý Thầy Cô đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS,TS Nguyễn Văn Đệ; TS Lƣơng Việt Thái, những ngƣời Thầy đã tận tình quan tâm, hƣớng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này. Tôi xin trân trọng cảm ơn đến quý thầy cô giáo là cán bộ quản lý, giáo viên và các em học sinh của các trƣờng trung học phổ thông chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam đã tận tình cung cấp thông tin và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận án này. Xin đƣợc trân trọng cảm ơn đến gia đình, bạn bè, ngƣời thân đã luôn quan tâm động viên trong quá trình học tập, nghiên cứu. Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã cố gắng hết sức mình nhƣng do một số điều kiện khách quan, điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, nên luận án không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong đƣợc quý Thầy/ Cô giáo, các đồng nghiệp và những ngƣời quan tâm đến Luận án tiếp tục góp ý. Tôi xin nghiêm túc tiếp thu và lấy đó làm bài học kinh nghiệm, hoàn thiện hơn công trình nghiên cứu. Hà Nội, năm 2020 Tác giả Luận án Trần Đại Nghĩa
  4. iv MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA .................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. ii LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... iii MỤC LỤC ............................................................................................................. iv DANH MỤC VIẾT TẮT ...................................................................................... ix DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................... x A. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................4 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................4 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................................5 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu................................................................................5 6. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................6 7. Luận điểm bảo vệ..........................................................................................................7 8. Đóng góp của luận án ...................................................................................................8 9. Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu ...................................................................................9 10. Bố cục chi tiết của Luận án ........................................................................................9 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN ..... 10 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ................................................................. 10 1.1.1. Nghiên cứu về hoạt động giáo dục trải nghiệm và quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm trên thế giới ................................................................. 10 1.1.2. Nghiên cứu về hoạt động giáo dục trải nghiệm và quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm ở Việt Nam .................................................................. 17 1.1.3. Nhận xét các công trình đã nghiên cứu về giáo dục trải nghiệm, quản lý HĐGDTN và hƣớng nghiên cứu của luận án ........................................... 22 1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU................................. 22 1.2.1. Quản lý ................................................................................................ 22 1.2.2. Quản lý giáo dục ................................................................................. 24 1.2.3. Trải nghiệm ......................................................................................... 25 1.2.4. Hoạt động giáo dục trải nghiệm.......................................................... 25 1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm............................................. 27
  5. v 1.3. TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN .............................................. 27 1.3.1. Vị trí, vai trò của trƣờng trung học phổ thông chuyên trong hệ thống giáo dục Việt Nam ........................................................................................ 27 1.3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của trƣờng THPT chuyên ................................... 28 1.3.3. Nội dung chƣơng trình giáo dục ở trƣờng THPT chuyên ................... 30 1.3.4. Đặc điểm của học sinh ở trƣờng THPT chuyên.................................. 30 1.4. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM Ở TRƢỜNG THPT CHUYÊN .............................................................................................................................................. 31 1.4.1. Tầm quan trọng của hoạt động giáo dục trải nghiệm ở trƣờng THPT chuyên trong chƣơng trình giáo dục phổ thông mới .................................... 31 1.4.2. Mục tiêu của HĐGDTN ở trƣờng THPT chuyên ............................... 35 1.4.3. Nội dung HĐGDTN ở trƣờng THPT chuyên ..................................... 37 1.4.4. Hình thức tổ chức HĐGDTN ở trƣờng THPT chuyên ....................... 38 1.4.5. Phƣơng pháp tổ chức HĐGDTN ở trƣờng THPT chuyên .................. 39 1.4.6. Các nguyên tắc tổ chức HĐGDTN ở trƣờng THPT chuyên............... 39 1.5. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM DỰA THEO TIẾP CẬN CIPO Ở TRƢỜNG THPT CHUYÊN............................................................................... 41 1.5.1. Mô hình quản lý hoạt động giáo dục dựa theo CIPO ......................... 41 1.5.2. Ảnh hƣởng của bối cảnh tác động đến các hoạt động giáo dục trải nghiệm ở trƣờng THPT chuyên .................................................................... 43 1.5.3. Quản lý các yếu tố đầu vào của hoạt động giáo dục trải nghiệm ở trƣờng THPT chuyên .................................................................................... 46 1.5.4. Quản lý quá trình tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm ở trƣờng THPT chuyên ................................................................................................ 52 1.5.5. Quản lý các yếu tố đầu ra ................................................................... 60 Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................ 63 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN....... 65 KHU VỰC BẮC MIỀN TRUNG VIỆT NAM ................................................. 65 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN KHU VỰC BẮC MIỀN TRUNG VIỆT NAM ......................................................................... 65 2.1.1. Quy mô và chất lƣợng giáo dục các trƣờng THPT chuyên các tỉnh khu vực Bắc miền Trung Việt Nam ..................................................................... 65 2.2.2. Hoạt động giáo dục trải nghiệm ở các trƣờng THPT chuyên khu vực Bắc Miền Trung Việt Nam ............................................................................ 68
  6. vi 2.2. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT.......................................................... 72 2.2.1. Mục tiêu khảo sát ................................................................................ 72 2.2.2. Nội dung khảo sát ............................................................................... 72 2.2.3. Đối tƣợng khảo sát, phỏng vấn sâu..................................................... 72 2.2.4. Quy mô mẫu khảo sát ......................................................................... 73 2.2.5. Quy trình tổ chức khảo sát .................................................................. 73 2.2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu khảo sát .................................................... 73 2.3. THỰC TRẠNG HĐGDTN Ở CÁC TRƢỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC BẮC MIỀN TRUNG VIỆT NAM.................................................................................... 74 2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về HĐGDTN ở các trƣờng THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam 74 2.3.2. Thực trạng về thực hiện nội dung, hình thức và phƣơng pháp tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm của trƣờng trung học phổ thông chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam ..................................................................... 80 2.3.3. Thực trạng về tài chính, cơ sở vật chất, phƣơng tiện và trang thiết bị, điều kiện thời gian, nguồn nhân lực hỗ trợ cho hoạt động giáo dục trải nghiệm ở các trƣờng THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam .... 88 2.3.4. Thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội cho hoạt động giáo dục trải nghiệm ở các trƣờng THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam ................................................................................... 92 2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM DỰA THEO TIẾP CẬN CIPO Ở CÁC TRƢỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC BẮC MIỀN TRUNG VIỆT NAM.............................................................................................. 95 2.4.1. Thực trạng ảnh hƣởng của bối cảnh tác động đến các hoạt động giáo dục trải nghiệm ở các trƣờng THPT chuyên Bắc miền Trung Việt Nam ..... 95 2.4.2. Thực trạng quản lý các yếu tố đầu vào của hoạt động giáo dục trải nghiệm ở trƣờng THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam ........... 96 2.4.3. Thực trạng quản lý quá trình tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm ở trƣờng THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam ......................... 105 2.4.4. Thực trạng quản lý các yếu tố đầu ra HĐGDTN ở các trƣờng THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam .................................................114 2.4.5. Đánh giá về thực trạng quản lý HĐGDTN ở trƣờng THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam ....................................................................119 Kết luận chƣơng 2 .............................................................................................. 123
  7. vii CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN KHU VỰC BẮC MIỀN TRUNG VIỆT NAM ......................................................... 124 3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ........................ 124 3.1.1. Xây dựng các giải pháp đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu .............. 124 3.1.2. Xây dựng các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm phải phù hợp với thực tiễn .................................................................................. 124 3.1.3. Xây dựng các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm phải đảm bảo tính pháp lý ................................................................................... 125 3.1.4. Xây dựng các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm phải đảm bảo sự phù hợp đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi, phù hợp với từng địa phƣơng, phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, sáng tạo của học sinh . 126 3.1.5. Xây dựng các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm phải đảm bảo tính hệ thống và tính đồng bộ....................................................... 126 3.1.6. Xây dựng các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục trải phải đảm bảo tính kế thừa ................................................................................................. 126 3.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN KHU VỰC BẮC MIỀN TRUNG VIỆT NAM........................................................................................................ 127 3.2.1. Tổ chức tuyên truyền thay đổi nhận thức, trách nhiệm cho các lực lƣợng tham gia hoạt động giáo dục trải nghiệm ......................................... 127 3.2.2. Phối hợp đồng bộ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội để quản lý tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm ................................................... 131 3.2.3. Xây dựng và hoàn thiện công tác kế hoạch hóa hoạt động giáo dục trải nghiệm .................................................................................................. 136 3.2.4. Tổ chức bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho hoạt động giáo dục trải nghiệm ........................................................................................................ 142 3.2.5. Quản lý các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, thời gian cho các hoạt động giáo dục trải nghiệm .......................................................................... 149 3.2.6. Kiểm tra, đánh giá chất lƣợng các hoạt động giáo dục trải nghiệm ..... 152 3.2.7. Quản lý sự thay đổi các HĐGDTN và kết quả đầu ra của học sinh ở các trƣờng THPT chuyên ............................................................................ 157 3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC GIẢI PHÁP............................................................. 164 3.4. KHẢO NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM GIẢI PHÁP QUẢN LÝ......................... 164
  8. viii 3.4.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp .............. 164 3.4.2. Sự tƣơng quan của tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp...... 167 3.4.3. Thực nghiệm giải pháp ..................................................................... 169 Kết luận chƣơng 3 .............................................................................................. 175 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................. 176 1. KẾT LUẬN................................................................................................................... 176 1.1. Về lý luận ............................................................................................. 176 1.2. Về thực tiễn .......................................................................................... 176 2. KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................... 177 2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.......................................................... 177 2.2. Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng ...... 177 2.3. Đối với sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng......... 178 2.4. Đối với Ban giám hiệu các trƣờng trung học phổ thông chuyên ......... 178 2.5. Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên ở các trƣờng THPT chuyên ...... 178 2.6. Đối với học sinh ở các trƣờng THPT chuyên ...................................... 179 2.7. Đối với cha mẹ học sinh ở các trung học phổ thông chuyên ............... 179 2.8. Đối với các tổ chức chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trƣờng ......... 179 CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ ............................................................................................................................ 180 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 181
  9. ix DANH MỤC VIẾT TẮT BGD & ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo CBQL : Cán bộ quản lý CIPO : Context Input Process Output CNH- HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CSVC : Cơ sở vật chất ĐTB : Điểm trung bình ĐLC : Độ lệch chuẩn GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GV : Giáo viên GVCN : Giáo viên chủ nhiệm HĐGDTN : Hoạt động giáo dục trải nghiệm HĐTN : Hoạt động trải nghiệm HS : Học sinh NT-GĐ-XH : Nhà trƣờng – Gia đình – Xã hội OECD : Organization for Economic Cooperation and Development PGS, TS : Phó giáo sƣ, tiến sĩ KT- XH : Kinh tế xã hội SMART : Specific Measurable Attainable Relevant Time-Bound SWOT : Strengths Weaknesses Opportunities Threats TCN : Trƣớc công nguyên TDTT : Thể dục thể thao THPT : Trung học phổ thông TNCS HCM : Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh UBND : Ủy ban nhân dân UNESCO : United Nations Educational Scientific and Cultural Organization XHHGDTN : Xã hội hóa giáo dục trải nghiệm
  10. x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Quy mô hệ thống trƣờng THPT chuyên các tỉnh khu vực Bắc miền trung Việt Nam ..................................................................................................... 65 Bảng 2.2. Thống kê hai mặt chất lƣợng học sinh các trƣờngTHPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam, năm học 2016 – 2017 ........................................ 66 Bảng 2.3. Thống kê hai mặt chất lƣợng học sinh các trƣờngTHPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam, năm học 2017 – 2018 ........................................ 66 Bảng 2.4. Chất lƣợng học sinh đạt giải Quốc gia; Quốc tế các trƣờngTHPT chuyên các tỉnh khu vực Bắc trung bộ ................................................................. 67 Bảng 2.5. Đánh giá mức độ nhận thức của CBQL; GV và học sinh về vị trí của HĐGDTN ở trƣờng THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung .............................. 74 Bảng 2.6. Mức độ nhận thức về sự cần thiết của HĐGDTN ở các trƣờng THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam ......................................................... 76 Bảng 2.7. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tác dụng của HĐGDTN đến việc hình thành nhân cách, kỹ năng, năng lực cho học sinh THPT chuyên Bắc miền Trung Việt Nam ....................................................................... 77 Bảng 2.8. Thực trạng nhận thức về mục tiêu của HĐGDTN cho học sinh THPT chuyên Bắc miền Trung Việt Nam ....................................................................... 79 Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL; giáo viên và học sinh về việc thực hiện nội dung tổ chức HĐGDTN ở các trƣờng THPT chuyên ................................................... 81 Bảng 2.10. Đánh giá củaCBQL; giáo viên về các hình thức tổ chức HĐGDTN ở trƣờng THPT chuyên đƣợc tổ chức ở nhà trƣờng ................................................ 83 Bảng 2.11. Đánh giá của học sinh về các hình thức tổ chức HĐGDTN ở trƣờng THPT chuyên đƣợc tổ chức ở nhà trƣờng ............................................................ 84 Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL; giáo viên về các phƣơng pháp tổ chức HĐGDTN ở trƣờng THPT chuyên đƣợc tổ chức ở nhà trƣờng ........................... 86 Bảng 2.13. Đánh giá của học sinh về các phƣơng pháp tổ chức HĐGDTN ở trƣờng THPT chuyên đƣợc tổ chức ở nhà trƣờng ................................................ 87 Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL; giáo viên về tài chính, cơ sở vật chất, phƣơng tiện, thời gian, nguồn nhân lực hỗ trợ cho HĐGDTN ở nhà trƣờng .................... 88 Bảng 2.15. Thống kê tình hình CSVC các trƣờng trung học phổ thông chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam...................................................................... 89
  11. xi Bảng 2.16. Tình hình cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên của các trƣờng THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam ......................................................... 91 Bảng 2.17. Đánh giá của CBQL; giáo viên về công tác phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội để tổ chức các HĐGDTN ....................................................... 93 Bảng 2.18. Đánh giá của học sinh về công tác phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội để tổ chức các HĐGDTN ..................................................................... 94 Bảng 2.19. Đánh giá của CBQL; GV về các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý HĐGDTN ở trƣờng THPT chuyên....................................................................... 95 Bảng 2.20. Đánh giá của CBQL; giáo viên về công tác quản lý việc phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội tham gia HĐGDTN ở trƣờng THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung ...................................................................................... 96 Bảng 2.21. Đánh giá của CBQL; giáo viên về công tác quản lý nguồn nhân lực hoạt động giáo dục trải nghiệm ở các trƣờng THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam .................................................................................................... 98 Bảng 2.22. Đánh giá của CBQL; giáo viên về công tác quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục trải nghiệm ở các trƣờng THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam ......................................................................................... 100 Bảng 2.23. Đánh giá của CBQL; GV về công tác quản lý tài chính, thời gian cho HĐGDTN ở các trƣờng THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam ..... 101 Bảng 2.24. Đánh giá của CBQL; GV về công tác quản lý nội dung chƣơng trình HĐGDTN ở các trƣờng THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam ..... 104 Bảng 2.25. Đánh giá của CBQL; giáo viên về công tác tác kế hoạch hóa hoạt động giáo dục trải nghiệm ở các trƣờng THPT chuyên ..................................... 105 Bảng 2.26. Đánh giá của CBQL; giáo viên về công tác quản lý hình thức, phƣơng pháp HĐGDTN ở các trƣờng THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam ............................................................................................................ 107 Bảng 2.27. Đánh giá của CBQL; giáo viên về công tác tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục trải nghiệm ở các trƣờng THPT chuyên................... 108 Bảng 2.28. Đánh giá của CBQL; giáo viên về công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục trải nghiệm ở các trƣờng THPT chuyên....................110 Bảng 2.29. Đánh giá của CBQL; giáo viên về công tác kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục trải nghiệm ở các trƣờng THPT chuyên .......112
  12. xii Bảng 2.30. Đánh giá của CBQL; giáo viên về công tác quản lý kết quả đầu ra HĐGDTN ở trƣờng THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam ............114 Bảng 2.31 Đánh giá của CBQL; giáo viên về công tác quản lý các thông tin phản hồi của các lực lƣợng giáo dục về HĐGDTN ở trƣờng THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam ...................................................................................116 Bảng 2.32. Đánh giá của CBQL; giáo viên về công tác quản lý sự thay đổi, phát triển các HĐGDTN ở trƣờng THPT chuyên .......................................................118 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cấp thiết của các giải pháp ........... 164 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các giải pháp đề xuất ....... 167 Bảng 3.3. Sự tƣơng quan thứ bậc của các giải pháp quản lý đề xuất ................ 168 Bảng 3.4. Các HĐGDTN theo hình thức cũ và các HĐGDTN đổi mới ........... 170 Bảng 3.5. Kết quả khảo nghiệm mức độ hài lòng của học sinh tham gia trƣớc và sau khi đổi mới các hình thức HĐGDTN .......................................................... 173 Sơ đồ 1.1. Mô hình CIPO đƣợc phát triển bởi Jaap Scheerens, năm 1990 ......... 42 Sơ đồ 1.2. Quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm ở các trƣờng THPT chuyên dựa theo mô hình CIPO (Theo tác giả) ....................................................................... 43 Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả trƣớc và sau thực nghiệm về mức độ hài lòng của học sinh khi tham gia các HĐGDTN cũ và các HĐGDTN mà nhà trƣờng thực hiện đổi mới ....................................................................................................... 173
  13. 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, trƣớc yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục, Đảng và Nhà nƣớc đã tập trung đƣa ra những quyết sách lãnh đạo, đầu tƣ cho giáo dục nhằm đƣa chất lƣợng giáo dục và đào tạo của Việt Nam từng bƣớc phát triển ngang tầm với khu vực và thế giới. Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Quyết định số 404/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đều yêu cầu xây dựng chƣơng trình mở, phù hợp với xu thế quốc tế và đáp ứng yêu cầu của bản thân, mô hình chƣơng trình phát triển năng lực. Chính vì thế giáo dục hiện nay đang đứng trƣớc những sứ mệnh nặng nề do xã hội đặt ra, đang phải giải quyết rất nhiều vấn đề phức tạp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Tìm hiểu về thế giới hiện đại, phác họa đƣợc bức tranh chung về đặc điểm và yêu cầu của nó, từ đó tìm đƣợc những giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả các vấn đề của giáo dục ở nhà trƣờng là việc làm có ý nghĩa thiết thực đối với mỗi cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên góp phần chung sức cùng với cả nƣớc thực hiện thành công sự nghiệp phát triển giáo dục trong bối cảnh mới. Với mục tiêu đƣa Việt Nam từ một nƣớc nông nghiệp về cơ bản sẽ trở thành nƣớc công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Để thực hiện mục tiêu trên, đòi hỏi mỗi tổ chức, mỗi cá nhân phải nhanh chóng tiếp cận và hòa nhập vào sự phát triển chung của nhân loại. Mặt bằng dân trí phải đƣợc nâng cao nhằm cung cấp nguồn nhân lực phát triển về số lƣợng, lẫn chất lƣợng. Với yêu cầu cấp thiết đó, nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo là phải trang bị kiến thức cho ngƣời học không chỉ có các tri thức đã lĩnh hội ở nhà trƣờng mà còn phải có năng lực chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, sáng tạo; đồng thời, ngƣời học phải có năng lực giải quyết vấn đề, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tổ chức, tƣ duy độc lập, có thể lực tốt, có bản lĩnh, ý thức làm chủ và sáng tạo, có khả năng thích ứng hợp tác với cộng đồng trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Theo A.Carrel, “Giáo dục quá thiên về trí thức sẽ tạo ra con ngƣời có óc
  14. 2 mà không tim”. Chính vì thế, ngoài giờ học chính khóa ở lớp, các học sinh thƣờng tham gia những hoạt động nhóm nhằm trao đổi thông tin, giải trí sau những giờ học căng thẳng trên lớp. Nhu cầu đƣợc giao tiếp, đƣợc tự khẳng định mình của thanh niên ngày càng tăng cao phù hợp với bốn trụ cột của Giáo dục thế kỉ XXI mà UNESCO đã đƣa ra: “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để tự khẳng định mình”. Nhƣ là ngọn đèn soi sáng cho mọi ngƣời đặc biệt là thế hệ trẻ học tập và rèn luyện bản thân. Ngày nay, khi bàn đến công tác giáo dục còn không ít ngƣời cho rằng phát triển giáo dục là sự phát triển, khai thác tiềm năng trí tuệ, phát triển nghề nghiệp, nên chỉ quan tâm đến đổi mới nội dung chƣơng trình dạy học những môn khoa học cơ bản và công nghệ mà quên đi việc đào tạo những kỹ năng mềm, nhằm hình thành và phát triển nhân cách, rèn luyện những con ngƣời năng động, sáng tạo, có khả năng tự quản, tổ chức hoạt động, lập kế hoạch, kiểm tra đánh giá… Điều quan trọng là hình thành đƣợc những phẩm chất tâm lý nhƣ: tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, lòng nhân ái, tính cộng đồng, năng động, sáng tạo, tự tin, có ý chí, đó là những giá trị đạo đức cần có ở con ngƣời lao động của thời kỳ CNH-HĐH. Rõ ràng, những giá trị của con ngƣời không chỉ thông qua giờ học trên lớp, mà còn thông qua các loại hình hoạt động trải nghiệm. Bởi lẽ, qua hoạt động trải nghiệm ngƣời học có những kiến thức, kỹ năng trong thực tiễn cuộc sống. Hoạt động giáo dục trải nghiệm (HĐGDTN) là một khâu, một bộ phận của toàn bộ quá trình giáo dục, góp phần tạo ra sự thống nhất, khép kín của quá trình giáo dục. Ở nhà trƣờng phổ thông nói chung và trƣờng THPT chuyên nói riêng, quá trình giáo dục và quá trình dạy học là hai quá trình bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể. Trong quá trình dạy học, ngoài việc truyền thụ cho học sinh những tri thức khoa học một cách có hệ thống, cần phải hƣớng đến việc giáo dục nhân cách và hình thành các kỹ năng sống, phát huy vai trò chủ thể, tích cực trong hoạt động ở nhà trƣờng và ngoài xã hội. Theo Điều 2, Luật Giáo dục (2019) ghi rõ: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con ngƣời Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nƣớc, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí,
  15. 3 phát triển nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.” [76]. Để đạt đƣợc mục tiêu này rõ ràng là không chỉ giờ học trên lớp, mà học sinh cần phải thông qua các hoạt động giáo dục, đặc biệt là các hoạt động giáo dục trải nghiệm. Hoạt động giáo dục trải nghiệm ngày càng đƣợc đề cao hơn khi Thủ tƣớng chính phủ đã ký quyết định 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 03 năm 2015 về đề án đổi mới chƣơng trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới bảo đảm tính tiếp nối, liên thông giữa các cấp học, các lớp học, giữa các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm. Tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm cũng đã đƣợc cụ thể hóa trong chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018, đƣợc ban hành kèm theo Thông tƣ số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [16]. Nhƣ vậy, có thể khẳng định trƣờng phổ thông nói chung, trƣờng THPT chuyên nói riêng, hoạt động giáo dục và hoạt động dạy học là hai nhiệm vụ đồng thời, rất quan trọng. Do vậy, để nâng cao chất lƣợng, hiệu qua hoạt động giáo dục học sinh, hoạt động giáo dục trải nghiệm có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Thông qua HĐGDTN sẽ giúp học sinh khám phá bản thân, rèn luyện bản thân, phát triển các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô và ngƣời thân trong gia đình, cũng nhƣ tham gia đóng góp xây dựng cộng đồng xã hội, có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên, tìm hiểu lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích, năng lực của học sinh. Qua đó, các em sẽ thể hiện khả năng chủ động, sáng tạo và tích cực của bản thân trong mọi hoạt động học tập và đời sống. Tuy vậy, thực tiễn cho thấy hoạt động giáo dục trải nghiệm và quản lý HĐGDTN ở các trƣờng trung học phổ thông chuyên hiện nay không đƣợc xem trọng, điều này đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả các HĐGDTN và quản lý HĐGDTN ở các trƣờng trung học phổ thông chuyên, dẫn đến kết quả đầu ra của các em học sinh trung học phổ thông chuyên chỉ có kiến thức mà thiếu kỹ năng và thái độ sống, dẫn đến chƣa đáp ứng việc phát triển phẩm chất và năng lực ngƣời học theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó công tác quản lý, tổ chức, kiểm tra, đánh giá HĐGDTN vẫn chƣa đem lại hiệu quả. Cách tiếp cận quản lý HĐGDTN chƣa khoa học, đa số các
  16. 4 hoạt động giáo dục đƣợc “giao khoán” cho đoàn thanh niên đảm trách. Các HĐGDTN đã đƣợc tổ chức theo nội dung chƣơng trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trƣớc đây nhƣng chƣa đồng bộ, còn rời rạc, các hình thức chủ yếu thông qua hoạt động sinh hoạt lớp, sinh hoạt dƣới cờ, ngoại khóa chuyên môn. Đặc biệt, các trƣờng THPT chuyên hiện nay chỉ chú trọng hoạt động dạy học và bồi dƣỡng học sinh giỏi các cấp, các chủ thể quản lý chƣa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của HĐGDTN cho học sinh THPT chuyên nên ít quan tâm đầu tƣ quản lý, tổ chức để nâng cao chất lƣợng HĐGDTN. Nhìn chung, việc quản lý HĐGDTN của hiệu trƣởng còn nhiều hạn chế, đội ngũ giáo viên chỉ tập trung cho dạy học môn chuyên, không quan tâm đến các HĐGDTN, do đó chƣa đảm bảo yêu cầu phát triển giáo dục toàn diện theo mục tiêu chung của giáo dục cho học sinh THPT chuyên. Vì vậy, để đạt kết quả tốt trong hoạt động giáo dục trải nghiệm theo chƣơng trình phổ thông 2018, đòi hỏi ngƣời hiệu trƣởng cần có những giải pháp quản lý một cách tổng thể từ việc đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng của bối cảnh, công tác quản lý đầu vào, quá trình, đầu ra và tổ chức, kiểm tra đánh giá một cách khoa học dựa theo tiếp cận mô hình CIPO sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho học sinh các trƣờng THPT chuyên. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam”, để nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình, nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho học sinh trƣờng THPT chuyên. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng HĐGDTN, quản lý HĐGDTN, nhằm đánh giá đúng thực trạng, tìm ra những ƣu điểm, hạn chế, khó khăn và những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm dựa theo tiếp cận mô hình CIPO ở các trƣờng THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam để đạt mục tiêu giáo dục cho học sinh THPT chuyên, phù hợp với thực tiễn bối cảnh đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động giáo dục trải nghiệm ở trƣờng trung học phổ thông chuyên
  17. 5 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm ở các trƣờng trung học phổ thông chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam. 4. Giả thuyết khoa học Hoạt động giáo dục trải nghiệm là hoạt động giáo dục đặc biệt quan trọng ở trƣờng phổ thông nói chung và ở trƣờng THPT chuyên nói riêng. Tuy nhiên, ở trƣờng THPT chuyên chƣa quan tâm chú ý đầu tƣ tổ chức, quản lý đúng mức. Nếu nghiên cứu, phân tích kỹ lý luận, đánh giá đúng thực trạng và vận dụng tiếp cận quản lý dựa theo mô hình CIPO vào quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm ở trƣờng trung học phổ thông chuyên sẽ đánh giá đúng thực trạng, từ ảnh hƣởng của các yếu tố bối cảnh đổi mới giáo dục đến các yếu tố quản lý đầu vào, quá trình, đầu ra của hoạt động giáo dục trải nghiệm và quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm ở các trƣờng trung học phổ thông chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam, trên cơ sở đó sẽ đề xuất đƣợc những giải pháp quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm đƣợc bao quát hợp lý, chính xác, hiệu quả; góp phần đạt đƣợc mục tiêu chƣơng trình giáo dục ở trƣờng trung học phổ thông chuyên. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận hoạt động giáo dục trải nghiệm, quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm ở trƣờng trung học phổ thông chuyên dựa theo tiếp cận mô hình quản lý CIPO - Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm ở các trƣờng Trung học phổ thông chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam trong những năm gần đây dựa theo tiếp cận CIPO - Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm dựa theo tiếp cận CIPO ở các trƣờng Trung học phổ thông chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam - Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm ở các trƣờng Trung học phổ thông chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam đề xuất - Thử nghiệm các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm ở các trƣờng Trung học phổ thông chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam đề xuất.
  18. 6 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm ở đây đƣợc hiểu là các hoạt động trải nghiệm giáo dục ngoài môn học, vì thế đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về các hoạt động giáo dục trải nghiệm theo chƣơng trình giáo dục trải nghiệm, không nghiên cứu về dạy học trải nghiệm. - Địa bàn nghiên cứu gồm 6 trƣờng trung học phổ thông chuyên khu vực Bắc Miền Trung Việt Nam, luận án không nghiên cứu học sinh khối THPT chuyên trực thuộc trƣờng Đại học. Do đó, các trƣờng THPT chuyên mà luận án nghiên cứu là: (1) Trƣờng THPT chuyên Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa (2) Trƣờng THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An (3) Trƣờng THPT chuyên Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (4) Trƣờng THPT chuyên Võ Nguyên Giáp, tỉnh Quảng Bình (5) Trƣờng THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Quảng Trị (6) Trƣờng THPT chuyên Quốc Học, tỉnh Thừa Thiên Huế - Số liệu thống kê, khảo sát đƣợc sử dụng trong kết quả nghiên cứu đƣợc thu thập trong hai năm học 2016 – 2017; 2017 – 2018 ở các trƣờng THPT chuyên khu vực Bắc miền trung Việt Nam. 6. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Cách tiếp cận nghiên cứu - Tiếp cận tổng thể; tiếp cận đối tƣợng; tiếp cận lịch sử; tiếp cận năng lực; tiếp cận chƣơng trình giáo dục trải nghiệm; tiếp cận mục tiêu; tiếp cận quản lý hoạt động giáo dục dựa theo mô hình CIPO 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu, sách, tạp chí khoa học, từ đó phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề lý luận; làm rõ các khái niệm cốt lõi, trƣờng THPT chuyên, đặc điểm học sinh trung học phổ thông chuyên, tiếp cận quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm dựa theo mô hình CIPO. 6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phƣơng pháp điều tra; phƣơng pháp quan sát; phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia; phỏng vấn sâu;
  19. 7 Xây dựng phiếu điều tra dựa trên cơ sở lý luận, mục đích nghiên cứu. Trong đó gồm các loại phiếu: + Phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lý (Hiệu trƣởng, phó Hiệu trƣởng; Bí thƣ, Phó Bí thƣ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; tổ trƣởng, tổ phó chuyên môn) và giao viên ở các trƣờng THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam + Phiếu hỏi dành cho học sinh ở các trƣờng THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam + Phỏng vấn sâu lấy ý kiến chuyên gia và nhà quản lý + Phỏng vấn sâu lấy ý kiến cựu học sinh trƣờng chuyên và học sinh trƣờng chuyên sau năm học; 6.2.3. Phương pháp sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để thống kê, phân tích và xử lý số liệu nhằm định lượng kết quả nghiên cứu. 6.2.4. Phương pháp khảo nghiệm: Nhằm kiểm tra tính cần thiết, tính khả thi của các các giải pháp quản lý đề xuất. 6.2.5. Phương pháp thực nghiệm: Nhằm kiểm tra tính hiệu quả của các giải pháp quản lý đề xuất. 7. Luận điểm bảo vệ 7.1. Hoạt động giáo dục trải nghiệm là nội dung giáo dục rất quan trọng trong chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 từ lớp 1 đến lớp 12. Đặc biệt, trong bối cảnh đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế đòi hỏi chủ thể quản lý và các lực lƣợng giáo dục ở các trƣờng THPT chuyên phải hết sức coi trọng tiếp cận nội dung, hình thức, phƣơng pháp HĐGDTN, cũng nhƣ tiếp cận quản lý HĐGDTN dựa theo mô hình CIPO từ việc đánh giá bối cảnh, quản lý các yếu tố đầu vào, quá trình và đầu ra sẽ đƣợc bao quát hợp lý, chính xác, hiệu quả góp phần đạt đƣợc mục tiêu chƣơng trình giáo dục ở trƣờng trung học phổ thông chuyên. 7.2. Quản lý HĐGDTN dựa theo mô hình CIPO sẽ giúp chủ thể quản lý đánh giá đƣợc chính xác những tác động ảnh hƣởng của bối cảnh đến chất lƣợng HĐGDTN ở trƣờng THPT chuyên, từ đó có giải pháp khắc phục những tác động ảnh hƣởng đó, đồng thời nhà quản lý cũng sẽ dễ dàng nắm rõ đƣợc thực trạng những nội dung cần quản lý các hoạt động giáo dục trải nghiệm ở trƣờng THPT chuyên từ các yếu tố đầu vào, quá trình và đầu ra. Trên cơ sở đó, có những giải
  20. 8 pháp để điều chỉnh kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra HĐGDTN một cách kịp thời, hiệu quả. 7.3. Để vận dụng các giải pháp quản lý HĐGDTN dựa theo mô hình CIPO đạt đƣợc mục tiêu kế hoạch đề ra một cách toàn diện, hiệu quả. Hiệu trƣởng các trƣờng THPT chuyên phải thay đổi tƣ duy quản lý, quan tâm đầu tƣ nhiều hơn cho HĐGDTN, phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa nhà trƣờng – gia đình – xã hội. 8. Đóng góp của luận án 8.1. Về lý luận: - Luận án đã nghiên cứu tổng quan những quan điểm, các công trình khoa học trong nƣớc và trên thế giới về HĐGDTN về quản lý HĐGDTN ở trƣờng THPT nói chung và trƣờng THPT chuyên nói riêng, qua đó đã khẳng định vai trò, tác dụng của HĐGDTN đến sự hình thành phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh THPT chuyên hiện nay là hết sức cần thiết. - Luận án đã nghiên cứu về vai trò, vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ, quyền hạn của trƣờng THPT chuyên trong hệ thống giáo dục Việt Nam; làm rõ các mục tiêu, vai trò, nhiệm vụ, nội dung, hình thức, phƣơng pháp, nguyên tắc HĐGDTN ở trƣờng THPT chuyên; hệ thống hóa các khái niệm về quản lý, HĐGDTN, quản lý HĐGDTN, tầm quan trọng của HĐGDTN cho học sinh THPT chuyên, đặc điểm của học sinh THPT chuyên. - Luận án đã nghiên cứu lý luận và cách tiếp cận quản lý HĐGDTN dựa theo mô hình CIPO của Jaap Scheerens, UNESCO(2005) và vận dụng mô hình CIPO vào quản lý HĐGDTN ở trƣờng THPT chuyên. 8.2. Về thực tiễn: - Luận án đã khảo sát và tìm hiểu thực trạng HĐGDTN, quản lý HĐGDTN dựa theo tiếp cận CIPO ở sáu trƣờng THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp và qua các số liệu báo cáo tổng kết của các trƣờng. Trên cơ sở đó đã nắm rõ thực trạng HĐGDTN, quản lý HĐGDTN ở các trƣờng THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam. - Luận án đã phân tích, đánh giá đƣợc những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân ảnh hƣởng đến HĐGDTN, quản lý HĐGDTN ở các trƣờng THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2