intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý phát triển các trường mầm non tư thục ở tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Chia sẻ: Hương Hoa Cỏ Mới | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:226

20
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý phát triển trường MNTT, đề xuất biện pháp quản lý phát triển các trường MNTT ở tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh đổi mới giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả phát triển mạng lưới, từ đó góp phần nâng cao chất lượng CS,GD trẻ ở các trường MNTT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý phát triển các trường mầm non tư thục ở tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh đổi mới giáo dục

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp hoặc sao chép bất cứ công trình khoa học nào đã công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Thị Hương
  2. MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 5 1.1. Tổng quan kết quả những công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước và trong nước có liên quan đến đề tài luận án 13 1.2. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu 32 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 37 2.1. Những vấn đề lý luận về trường mầm non tư thục và phát triển trường mầm non tư thục trên địa bàn tỉnh 37 2.2. Những vấn đề lý luận về quản lý phát triển trường mầm non tư thục trong bối cảnh đổi mới giáo dục 54 2.3. Các yếu tố tác động đến phát triển các trường mầm non tư thục trong bối cảnh đổi mới giáo dục 71 Chương 3: CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC Ở TỈNH BẮC GIANG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 78 3.1. Khái quát về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục tỉnh Bắc Giang 78 3.2. Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng 83 3.3. Thực trạng hệ thống giáo dục mầm non tư thục ở tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh đổi mới giáo dục 84 3.4. Thực trạng quản lý phát triển các trường mầm non tư thục ở tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh đổi mới giáo dục 95 3.5. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý phát triển các trường mầm non tư thục ở tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh đổi mới giáo dục 105 3.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý phát triển các trường mầm non tư thục ở tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh đổi mới giáo dục và nguyên nhân 108
  3. Chương 4: DỰ BÁO VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC Ở TỈNH BẮC GIANG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 115 4.1. Dự báo phát triển hệ thống cơ sở mầm non và cơ sở mầm non tư thục ở tỉnh Bắc Giang trong những năm tới 115 4.2. Biện pháp quản lý phát triển các trường mầm non tư thục ở tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh đổi mới giáo dục 118 Chương 5: KIỂM CHỨNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 143 5.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 143 5.2. Thử nghiệm 151 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 165 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 169 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 170 PHỤ LỤC 182
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1. Cán bộ quản lý CBQL 2. Cán bộ quản lý giáo dục CBQLGD 3. Chăm sóc, giáo dục CS,GD 4. Cơ sở vật chất CSVC 5. Giáo dục mầm non GDMN 6. Giáo dục phổ thông GDPT 7. Giáo dục và đào tạo GD&ĐT 8. Giáo viên mầm non GVMN 9. Mầm non tư thục MNTT 10. Quản lý giáo dục QLGD 11. Trung học cơ sở THCS 12. Trung học phổ thông THPT 13. Ủy ban nhân dân UBND
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG TT TÊN BẢNG Trang Bảng 3.1 Dân số và số lượng các đơn vị hành chính ở tỉnh Bắc Giang 79 Bảng 3.2 Thống kê so sánh số trường MNTT, nhóm, lớp tư thục trong 3 năm học từ 2016-2017 đến 2018-2019 85 Bảng 3.3 Thống kê tỷ lệ đạt chuẩn của CBQL, giáo viên MNTT 86 Bảng 3.4 Thống kê số lượng GVMN bỏ việc, nghỉ việc trong 3 năm học gần đây 87 Bảng 3.5 Kết quả khảo sát thực trạng về chất lượng CBQL, giáo viên, nhân viên MNTT 88 Bảng 3.6 Kết quả khảo sát thực trạng về cơ sở vật chất và trang thiết bị CS, GD trẻ 92 Bảng 3.7 Kết quả thực hiện nhiệm vụ GDMN ở các trường MNTT tỉnh Bắc Giang 94 Bảng 3.8 Thực trạng nội dung kế hoạch và quy hoạch phát triển các trường MNTT 95 Bảng 3.9 Thực trạng công tác xã hội hóa GDMN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 96 Bảng 3.10 Thực trạng tuyển dụng và sàng lọc GVMN 98 Bảng 3.11 Đánh giá thực trạng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên 99 Bảng 3.12 Thực trạng đảm bảo chất lượng nuôi dưỡng, CS,GD, trẻ 101 Bảng 3.13 Thực trạng kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả phát triển trường MNTT và mức độ đáp ứng đổi mới giáo dục 102 Bảng 3.14 Thực trạng đánh giá kết quả phát triển trường MNTT theo tiêu chí 103 Bảng 3.15 Thực trạng mức độ ảnh hưởng các yếu tố tác động đến phát triển các trường MNTT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 105 Bảng 5.1 Tổng hợp kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết các biện pháp 144 Bảng 5.2 Tổng hợp kết quả khảo nghiệm mức độ tính khả thi của các biện pháp 146
  6. Bảng 5.3 So sánh tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 148 Bảng 5.4 Tiêu chuẩn, thang đánh giá tiêu chí 1: Sự chuyển biến về những tác động tổ chức nuôi dưỡng, CS,GD trẻ ở các trường MNTT 153 Bảng 5.5 Tiêu chuẩn, thang đánh giá tiêu chí 2: Chất lượng nuôi dưỡng, CS,GD trẻ ở các trường MNTT được nâng lên 154 Bảng 5.6 Kết quả khảo sát hoạt động nuôi dưỡng, CS,GD trẻ ở các trường MNTT theo hướng phát triển chất lượng trước tác động thử nghiệm giai đoạn 1 157 Bảng 5.7 Kết quả tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, CS,GD trẻ ở các trường MNTT theo hướng phát triển chất lượng sau tác động thử nghiệm giai đoạn 1 159 Bảng 5.8 Kết quả tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, CS,GD trẻ ở các trường MNTT theo hướng phát triển chất lượng sau tác động thử nghiệm giai đoạn 2 160 Bảng 5.9 Tổng hợp chất lượng nuôi dưỡng, CS,GD trẻ ở các trường MNTT sau 2 giai đoạn tác động thử nghiệm 162
  7. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TT TÊN BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động... 108 Biểu đồ 5.1 Mức độ tính cấp thiết của các biện pháp quản lý 145 Biểu đồ 5.2 Mức độ tính khả thi của các biện pháp đề xuất 147 Biểu đồ 5.3 So sánh tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi 149 Biểu đồ 5.4 Kết quả tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, CS,GD trẻ ở các trường MNTT theo hướng phát triển chất lượng sau tác động thử nghiệm giai đoạn 1 159 Biểu đồ 5.5 Kết quả tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, CS,GD trẻ ở các trường MNTT theo hướng phát triển chất lượng sau tác động thử nghiệm giai đoạn 2 161
  8. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Trong thời kỳ đổi mới, giáo dục nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trong. Đến nay nước ta đã có một hệ thống cơ sở GD&ĐT, đa dạng các loại hình nhà trường và các hình thức giáo dục, quy mô giáo dục phát triển từ mầm non đến đại học. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, GDMN là bậc học đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, định hướng việc hình thành nhân cách của trẻ; đồng thời thúc đẩy quá trình học tập và phát triển ở các giai đoạn tiếp theo. Cùng với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thì phạm vi quốc gia cũng như địa phương đều xây dựng và thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển giáo dục trong đó có phát triển bậc học mầm non cả mầm non công lập và ngoài công lập. Trong nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế thì các loại hình giáo dục phát triển là tất yếu trong đó có loại hình giáo dục MNTT thích ứng với bối cảnh mới của xã hội ngày nay. Trên thực tế, đang tồn tại nhu cầu gửi trẻ của người dân rất lớn mà hệ thống các trường mầm non công lập chưa thể đáp ứng. Nguồn ngân sách nhà nước hạn hẹp nên việc đầu tư phát triển trường mầm non công lập chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Do vậy, việc đầu tư phát triển trường MNTT là xu thế tất yếu phù hợp với chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng, Nhà nước ta cũng như giáo dục thế giới. Việc ra đời của các nhóm trẻ gia đình, lớp tư thục giúp huy động trẻ ra lớp ngày càng cao, giảm áp lực cho các trường công lập, đáp ứng nhu cầu đưa trẻ đến trường, chia sẻ gánh nặng với ngân sách Nhà nước. Các kết quả nghiên cứu và cả thực tiễn cho thấy, các trường MNTT sau một thời gian ra đời, tồn tại và phát triển đã chứng minh được tính ưu việt của chúng, nhất là chất lượng CS,GD trẻ được nâng lên rõ rệt. “Các cơ quan quản lý cấp Trung ương đã có những văn bản quy phạm pháp luật đối với loại hình
  9. 6 CSMN ngoài công lập. Nhiều địa phương đã quan tâm chỉ đạo và có những chủ trương, chính sách, quy định, biện pháp trong quản lý các CSMN ngoài công lập” [41, tr.309]. Tuy nhiên, ở phương diện QLGD, đặc biệt là quản lý nhà nước đối và quản lý nhà trường MNTT đang hiện hữu những bất cập trong sự chỉ đạo phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng CS, GD trẻ ở trường MNTT đang cần có những biện pháp để khắc phục. Đối với tỉnh Bắc Giang, quán triệt vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của GDMN giai đoạn hiện nay, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển sự nghiệp GD&ĐT nói chung, GDMN nói riêng. Do đó, GDMN tỉnh Bắc Giang trong những năm qua phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, CSVC hiện nay ở các trường mầm non trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, bất cập, như: tỷ lệ phòng học kiên cố đạt thấp, hiện còn thiếu phòng học, phòng chức năng theo quy định; nhiều phòng học không đạt quy chuẩn, còn phòng học tạm, phòng học nhờ các loại. Số học sinh/lớp mẫu giáo của nhiều trường mầm non vượt nhiều so với quy định tại Điều lệ Trường mầm non. Việc tồn tại các nhóm trẻ gia đình và lớp mẫu giáo độc lập, tư thục nhỏ lẻ tự phát không phép, chủ nhóm không đủ trình độ chuyên môn chăm sóc trẻ, chất lượng chăm sóc và giáo dục chưa đảm bảo, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho trẻ. Thực trạng trên đòi hỏi phải nghiên cứu cơ sở lý luận và những vấn đề thực tiễn, đồng thời phải nghiên cứu tìm ra những biện pháp để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên nhằm quản lý phát triển các trường MNTT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đáp ứng nhu cầu xã hội. Đây là trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương, trực tiếp là các cấp quản lý và nhà quản lý giáo dục. Thời gian qua, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về GDMN và đã có đóng góp đáng kể vào lĩnh vực phát triển GDMN. Song các công trình nghiên cứu chủ yếu bàn về nuôi dưỡng, CS,GD trẻ, quản lý, phát triển trường mầm non
  10. 7 nói chung; nhưng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu cơ bản, chuyên sâu về quản lý phát triển các trường MNTT ở một tỉnh trung du miền núi như tỉnh Bắc Giang. Xuất phát từ các lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý phát triển các trường mầm non tư thục ở tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh đổi mới giáo dục”, với mong muốn tìm ra lời giải cho bài toán thực tế nêu trên. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý phát triển trường MNTT, đề xuất biện pháp quản lý phát triển các trường MNTT ở tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh đổi mới giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả phát triển mạng lưới, từ đó góp phần nâng cao chất lượng CS,GD trẻ ở các trường MNTT. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý phát triển trường MNTT trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Khảo sát, phân tích, đánh giá thành công, hạn chế của quản lý phát triển các trường MNTT ở tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Đề xuất các biện pháp quản lý phát triển các trường mầm MNTT ở tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Khảo nghiệm và thử nghiệm nhằm kiểm chứng tính phù hợp, khả thi trong thực tiễn của các biện pháp đã đề xuất. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Quản lý GDMN trên địa bàn tỉnh. Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa yêu cầu đổi mới GDMN với quản lý phát triển các trường MNTT ở tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
  11. 8 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và các biện pháp quản lý phát triển các trường MNTT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Phạm vi về chủ thể quản lý phát triển: Chủ thể quản lý phát triển trường MNTT là chính quyền, cơ quan GD&ĐT cấp tỉnh (gồm thành phố, huyện trong tỉnh), người đứng đầu trường MNTT. Phạm vi về khách thể khảo sát: Cán bộ lãnh đạo, chính quyền; CBQLGD cấp tỉnh/thành phố/huyện; CBQLGD, giáo viên và PHHS các trường MNTT (lớp, nhóm trẻ mầm non độc lập). Phạm vi về thời gian: Các số liệu sử dụng để nghiên cứu trong luận án giới hạn thời gian từ năm học 2016 - 2017 đến nay. 4. Giả thuyết khoa học Dựa trên quan điểm chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng, Nhà nước ta. Quản lý phát triển hệ thống trường MNTT ở tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh đổi mới giáo dục đang còn những hạn bất cập, hạn chế cần phải giải quyết. Nếu tiếp cận theo quan điểm phát triển và thực hiện tốt các biện pháp về kế hoạch, quy hoạch; cơ chế, chính sách; chú trọng phát triển chất lượng hoạt động CS,GD trẻ để khẳng định uy tín của loại hình tư thục... thì có thể quản lý phát triển có hiệu quả các trường MNTT trong bối cảnh đổi mới giáo dục, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng GDMN ở tỉnh Bắc Giang. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về GD&ĐT và QLGD, các quan điểm xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, đề tài dựa vào quan điểm tiếp cận làm cơ sở xem xét và phân tích những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu đề tài như:
  12. 9 Quan điểm hệ thống - cấu trúc: Xem xét trường MNTT là một hệ thống, bản thân hệ thống trường MNTT bao gồm nhiều yếu tố cấu thành như chương trình nội dung CS,GD trẻ, CBQLGD và nhân viên, cơ sở vật chất phương tiện dạy học giáo dục… Do vậy, quản lý phát triển các trường MNTT cần phát triển đồng bộ có chất lượng các thành tố này để hình thành hệ thống trường mầm non. Quan điểm lịch sử - lôgíc: quản lý phát triển trường MNTT luôn tuân theo quy luật của sự phát triển và gắn với bối cảnh, điều kiện của kinh tế - xã hội của đất nước và trên địa phương trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Việc xem xét kết quả phát triển cũng như những hạn chế của xây dựng, phát triển các trường MNTT cần gắn với tình hình phát triển dân số, kinh tế xã hội của mỗi địa phương cụ thể. Quan điểm phát triển: Trường MNTT ra đời gắn với bối cảnh phát triển của kinh tế - xã hội; phản ánh quy luật của sự phát triển xã hội. Quản lý phát triển các trường MNTT cần xem xét, đánh giá nhu cầu, quy hoạch và điều kiện của mỗi địa phương để có sự chỉ đạo và xây dựng kế hoạch phát triển sát thực tế; trong đó chú trọng phát triển về chất lượng nuôi dưỡng, CS,GD trẻ làm chính. Quan điểm thực tiễn: Quản lý phát triển các trường MNTT luôn bị quy định của bởi các điều kiện khách quan và chủ quan, của thực tiễn đất nước và của địa phương. Việc đánh giá kết quả quản lý phát triển các trường MNTT cần xem xét các yếu tố quy định sự phát triển nhằm đảm bảo sự khách quan, từ đó để xác định các nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - Phương pháp nghiên cứu Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các tài liệu có liên quan đến các trường mầm non và quản lý phát triển các trường MNTT (như các nghị quyết của Đảng, của Tỉnh uỷ; các văn bản, nghị định, thông tư của chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Bắc Giang,...). Nghiên cứu các tài liệu, như: Đề án phát triển GDMN 2005 - 2015; Đề án
  13. 10 phát triển cơ sở vật chất GDMN giai đoạn 2015 - 2020; chính sách phát triển đa dạng hoá các loại hình giáo dục và công tác xã hội hóa GDMN, quy hoạch ngành giáo dục tỉnh Bắc Giang đến năm 2020; chính sách thu hút đầu tư trên lĩnh vực giáo dục và một số văn bản có liên quan khác. Phương pháp quan sát khoa học: quan sát các hoạt động quản lý phát triển các trường MNTT như: Xây dựng kế hoạch, xây dựng tiến độ thực hiện, quan sát hoạt động của giáo viên, nhân viên các trường MNTT,… Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để khảo sát một số đối tượng là lãnh đạo, giáo viên, nhân viên, PHHS về những vấn đề nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn: thực hiện trao đổi, tọa đàm với một số cán bộ lãnh đạo ở các cấp từ tỉnh đến phường xã, một số cán bộ ở các cơ quan như Sở GD&ĐT tỉnh, Phòng GD&ĐT thành phố Bắc Giang và các huyện, chủ đầu tư và một số CBQL, giáo viên ở một số trường MNTT. Phương pháp nghiên các sản phẩm hoạt động giáo dục: Xem xét, tìm hiểu sự ra đời, tồn tại và hoạt động của các cơ sở MNTT trên địa bàn nghiên cứu. Nghiên cứu kết quả nuôi dưỡng, CS,GD trẻ tại các trường MNTT và ý kiến phản hồi của PHHS. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn giáo dục: Đúc rút những thành công và chưa thành công trong xây dựng, quản lý phát triển trường MNTT để rút ra những bài học nguyên nhân, hạn chế và kinh nghiệm phát triển trường MNTT. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến một số cán bộ lãnh đạo, CBQLGD, giáo viên nhiều kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực GDMN về những vấn đề liên quan tới đề tài. Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm giáo dục: Sử dụng các tác động quản lý đối với các biện pháp đã đề xuất trong luận án thông qua khảo nghiệm, thử nghiệm, đo đạc kết quả tác động từ đó rút ra những kết luận khoa học để kiểm chứng kết quả khảo nghiệm và giả thuyết thử nghiệm đã xác định.
  14. 11 Phương pháp hỗ trợ Sử dụng các phần mềm MS.Excel, SPSS và phương pháp xử lý số liệu để tính toán các số liệu thống kê, điều tra, khảo sát thực trạng và khảo nghiệm, thử nghiệm. 6. Những đóng góp mới của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hệ thống hoá và phát triển lý luận về quản lý phát triển trường MNTT bằng việc nghiên cứu các chủ trương chỉ đạo, chiến lược phát triển giáo dục thông qua xã hội hoá và phát triển hệ thống trường MNTT. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài như: Các khái niệm công cụ, nội dung, yêu cầu quản lý phát triển các trường MNTT... Qua khảo sát thực trạng cung cấp được những thông tin xác thực về tình hình trường MNTT và quản lý phát triển trường MNTT để các nhà quản lý, cơ quan quản lý có cơ sở thực tiễn cho lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Đề xuất các biện pháp quản lý phát triển trường MNTT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh đổi mới giáo dục và kiểm chứng tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Đề tài thực hiện thành công sẽ có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cấp uỷ, chính quyền địa phương, các chủ đầu tư và nhân dân,... thực hiện quan điểm xã hội hoá giáo dục của Đảng, Nhà nước, nhất là phát triển hệ thống trường MNTT phù hợp với điều kiện thực tiễn, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng CS,GD trẻ. Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý phát triển các trường MNTT ở tỉnh Bắc Giang thời gian qua, phát hiện những tồn tại, bất cập cần phải khắc phục nhằm cung cấp những số liệu, tư liệu nâng cho các cơ quan chính quyền có liên quan, cơ quan QLGD nghiên cứu phục vụ cho hoạch định chính sách,
  15. 12 kế hoạch phát triển GDMN ở tỉnh Bắc Giang. Việc đánh giá khách quan thực trạng và đề xuất được các biện pháp quản lý phát triển trường MNTT ở tỉnh Bắc Giang chính là nhằm cung cấp những luận cứ thực tiễn đề hoàn thiện cơ chế, công cụ quản lý nhà nước đối với GDMN. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các địa phương khác khi thực hiện chủ trương phát triển các trường MNTT hiện nay. Đặc biệt sẽ rất hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, xây dựng các quan điểm, chiến lược phát triển giáo dục nói chung và phát triển GDMN nói riêng trong đó có phát triển hệ thống trường MNTT. 8. Kết cấu của luận án Gồm phần mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, 5 chương (16 tiết), kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  16. 13 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan kết quả những công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước và trong nước có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước Các tác giả Miho Taguma, Ineke Litjens và Kelly Makowiecki với cuốn sách Quality Matter in Early Childhood Education and Care - Vấn đề chất lượng trong giáo dục và chăm sóc mầm non [129], OECD, Cộng hoà Séc, 2012. Sách gồm 3 chương: Chương 1. What does research say? (Nghiên cứu nói gì?); Chương 2. Where does the Czech Republic stand compared to other countries? (Cộng hòa Séc đứng ở đâu so với các nước khác?); Chương 3. What are the challenges and strategies? (Những thách thức và chiến lược là gì?). Chương 1 bàn tới chương trình giảng dạy và các tiêu chuẩn có thể củng cố tác động tích cực đến việc học tập và phát triển của trẻ em. Họ có thể: i) đảm bảo chất lượng đồng đều trên các cài đặt khác nhau; ii) hướng dẫn cho nhân viên về cách tăng cường khả năng học tập và hạnh phúc của trẻ em; iii) thông báo cho phụ huynh về việc học tập và phát triển của con cái họ. Các hạt thực hiện các cách tiếp cận khác nhau trong việc thiết kế chương trình giảng dạy [129, tr.13]. Chương 2 cung cấp một cái nhìn tổng quan so sánh quốc tế về vị trí của quốc gia liên quan đến thiết kế chương trình giảng dạy. Nó xác định thế mạnh và lĩnh vực cần phản ánh của Cộng hòa Séc so với các quốc gia tham khảo được lựa chọn. Chương 3 trình bày những thách thức mà các quốc gia đã phải đối mặt trong việc thiết kế, sửa đổi và thực hiện chương trình giảng dạy và đưa ra các phương pháp tiếp cận thay thế để vượt qua những thách thức này. Nó cung cấp một cái nhìn tổng quan nhanh chóng về những gì New Zealand, Na Uy và Scotland (Vương quốc Anh) đã làm để giải quyết
  17. 14 những thách thức trong việc thiết kế, sửa đổi hoặc triển khai chương trình giảng dạy. Những thách thức chung mà các quốc gia gặp phải trong việc nâng cao chất lượng chương trình GDMN là: 1) xác định mục tiêu và nội dung; 2) liên kết chương trình giảng dạy để trẻ phát triển liên tục; 3) thực hiện hiệu quả; và 4) đánh giá và đánh giá một cách có hệ thống [129, tr.41]. Tác giả Brent Davies và Linda Ellison (1992) với sách School Development Planning - Hoạch định phát triển trường học [100, tr.146]. Nội dung sách gồm: Chương 1: The nature and dimensions of school development planning (Bản chất và tính đo lường của việc hoạch định phát triển trường học); Chương 2: Managing the plan: The Cycle of activity (Quản lý kế hoạch: vòng quay của các hoạt động); Chương 3: The content of the school development plan (SDP) (Nội dung của kế hoạch phát triển trường học); Chương 4: Managing the Process - the role of governors, staff, parents and pupil in school development planning (Quản lý quá trình - vai trò của quản lý, nhân viên, phụ huynh và học sinh trong việc hoạch định phát triển trường học); Chương 5: The format of school development plan (Định dạng của kế hoạch phát triển trường học); Chương 6, 7, 8, 9: Các trường hợp nghiên cứu, các báo cáo phát triển trường học; Chương 10: Conclusion (Kết luận). Trong tác phẩm các tác giả Brent Davies và Linda Ellison đã đưa ra các hướng dẫn cần thiết để các trường có thể cam kết đạt được những yêu cầu quan trọng trong quá trình hoạch định phát triển trường học. Tác giả phân tích bản chất và tính đo lường của việc hoạch định phát triển trường học (Chương 1). Kế hoạch phát triển trường học xem xét và ưu tiên các hoạt động của trường học trong bối cảnh các chính sách quốc gia và địa phương để đưa ra một chiến lược thực tế nhằm quản lý hiệu quả và thuận lợi cho trường học. Kế hoạch phải cải thiện chất lượng giáo dục của học sinh trong nhà trường. Khi phân tích bản chất của các kế hoạch phát triển trường học, bốn lĩnh vực cơ bản sau nên được xem
  18. 15 xét: “1. Tầm quan trọng của kế hoạch phát triển trường học; 2. Mục đích sử dụng nội bộ và bên ngoài của kế hoạch phát triển trường học; 3. Tham gia vào quá trình lập kế hoạch phát triển trường học; 4. Tính tổng thể của kế hoạch phát triển trường học” [100, tr.7]. Tác giả đi sâu phân tích việc quản lý kế hoạch: vòng quay của các hoạt động (Chương 2), nội dung của kế hoạch phát triển trường học (Chương 3) cũng như việc quản lý quá trình - vai trò của quản lý, nhân viên, phụ huynh và học sinh trong việc hoạch định phát triển trường học (Chương 4). Tác giả cũng đã đưa ra định dạng của kế hoạch phát triển trường học (Chương 5). Trong các chương 6, 7, 8 và 9, các tác giả đưa ra những dẫn chứng cụ thể, các trường hợp nghiên cứu, các báo cáo phát triển của các trường học. Chris Lehmann - Zac Chase (2015), Building School 2.0 - Xây dựng trường học [89]. Sách bàn những vấn đề cơ bản về xây dựng trường học chất lượng cao với những luận điểm và đề xuất rất đáng chú ý. Theo các tác giả, xây dựng trường học chất lượng cao hướng tới mục đích và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với xã hội hiện đại đòi hỏi. Có thể tổng quan một số tư tưởng đáng chú ý như: Sự có mặt “vô hình” nhưng cấp thiết của công nghệ - kỹ thuật ứng dụng trong môi trường học tập; các mô hình lớp học tập trung vào người học mà các tác giả sách gọi là “thiết kế ngược” truyền thống; ứng dụng công nghệ - kỹ thuật nào cho tốt mà không nhất thiết lải là công nghệ mới nhất. Nhưng hơn tất cả các tác giả sách đã nhấn mạnh vai trò dẫn lối, mang những trải nghiệm thế giới thực vào trường học (thay vì lý thuyết suông) cho người học. Như vậy các tác giả sách đã rất coi trọng yếu tố thực tiễn trong dạy học ở nhà trường cả nội dung, phương pháp và tổ chức các hình thức dạy học mà quá trình phát triển nhà trường nhất là phát triển chất lượng giáo dục nhà trường cần coi trọng đúng vấn đề này để dạy học trong nhà trường gắn sát với thực tiễn đang đòi hỏi. Hai tác giả David Jerner Martin Kimberly S.Loomis (2014) với sách Phát triển đội ngũ giáo viên (Đại học FPT dịch) [56]. Trong nội dung cuốn
  19. 16 sách có nội dung bàn về triết lý giáo dục trong đó có triết lý về trường học và tuyên bố sứ mệnh. Theo đó sách có đề cập tới tuyên bố sứ mệnh của loại hình trường tư thục các tác giả viết: “Chúng tôi tin rằng mỗi học sinh sẽ học tập tốt nhất trong môi trường có thể hỗ trợ quá trình phát triển riêng của mỗi em. Chúng tôi chú trọng phát triển về nhận thức và thể chất cùng với ý thức về toàn cầu hóa và giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình. Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn giúp học sinh tiến hành nhiều loại nghiên cứu khác nhau tùy theo sở thích phát triển trí tò mò cũng như lòng ham học ở các em. Chúng tôi ưu tiên tạo điều kiện để các em đưa ra lựa chọn thông minh, chú trọng tập trung và tham gia các hoạt động tương tác có mục đích, đồng thời biết quan tâm đến môi trường cũng như những người xung quanh” [56, tr.58, 59]. Tư tưởng này chỉ ra trong quá trình phát triển nhà trường, nhất là phát triển chất lượng dạy học của nhà trường cần khuyến khích sự sáng tạo và vai trò chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức hoạt động học cho học sinh phù hợp với dạy học hiện đại. Trong cuốn sách A Critical Review of the Early Childhood Literature – Tổng quan về văn hoá mầm non [107], do Tổ chức nghiên cứu về gia đình của Úc xuất bản tháng 10 năm 2016, các tác giả Dianna Warren, Meredith O’Connor, Diana Smart và Ben Edwards (2016) nghiên cứu về văn hoá trẻ em ở các loại hình trường mầm non khác nhau. Tác giả thực hiện đánh giá phê bình các tài liệu hiện có, tập trung cụ thể vào sự khác biệt giữa hệ thống chăm sóc và GDMN/mầm non của Úc và những nơi đã thực hiện các nghiên cứu quốc tế trọng điểm và mức độ mà những phát hiện từ các nghiên cứu quốc tế này có thể được dịch sang ngữ cảnh của Úc với những khác biệt này. Đánh giá văn hoá hiện tại bằng việc tập trung vào những khác biệt giữa hệ thống các trường mầm non/các cơ sở chăm sóc giáo dục trẻ mầm non của Úc với các trường mầm non nơi tập trung chủ yếu vào dạy chương trình quốc tế [107, tr.2].
  20. 17 Đặc biệt, trong phần 6.6, tác giả đề xuất một số biện pháp chính như sau: Bằng chứng rõ ràng rằng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn có được nhiều lợi ích nhất từ Chương trình GDMN chất lượng cao (Chương trình giáo dục và chăm sóc trẻ mầm non); Đánh giá chất lượng cao cần được lồng ghép trong bất kỳ thay đổi nào để chứng minh hiệu quả đối với cả việc tham gia vào các loại hình GDMN khác và chăm sóc chỉ tại nhà. Đánh giá để đo lường sự thành công trong việc thúc đẩy việc tiếp nhận các dịch vụ của những trẻ em dễ bị tổn thương nhất trong cộng đồng [107, tr.53]. Cuốn sách Monitoring Quality in Early Childhood Education and Care, Approaches and Experiences from selected countries - Giám sát chất lượng trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, thành tựu và kinh nghiệm từ một số nước [130] của các tác giả Nicole Klinkhammer, Britta Schafer, Dana Harring và Anne Gwinner (2017). Nội dung sách đã phân tích những thành tựu đã đạt được và những kinh nghiệm giám sát chất lượng GDMN của một số nước. Cuốn sách gồm 11 bài viết khác nhau, trong đó có những vấn đề đáng chú ý như: 1:Quality development and assurance in Early Childhood Education and Care - International Perspectives (Bảo đảm và phát triển chất lượng trong CS,GD trẻ mầm non); 2:Regulating for Quality in Australian Early Childhood (Quy định chất lượng GDMN của Úc); 3:Preschool Quality, Governance and systematic Quality work in a Swedish Preschool context (Chất lượng trường mầm non, quản trị và hệ thống chất lượng công việc trong bối cảnh trường mầm non ở Thụy Điển); 4:Quality Assessment and Assurance in Preschool Education in Slovenia (Đánh giá và đảm bảo chất lượng GDMN ở Slovenia); 5:The supervision of early childhood education in the Netherlands (Giám sát GDMN ở Hà Lan); 6:Monitoring Quality in Danish ECEC settings with special focus on including children’s perspectives by adapting the Mosaic approach in a pedagogical context (Giám sát Chất lượng trong các cơ sở GDMN của Đan Mạch với sự tập trung đặc biệt vào quan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2