Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học môn phương pháp dạy học Toán cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm thiết kế được tài liệu theo môđun PPDH Toán trong môn học Toán THCS và đề xuất được phương pháp sử dụng các môđun đó trong quá trình đào tạo GV ở trường CĐSP nước CHDCND Lào, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên ngành sư phạm Toán. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học môn phương pháp dạy học Toán cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI DONE SOUPHIDA THIÕT KÕ Vµ Sö DôNG TµI LIÖU THEO M¤§UN TRONG D¹Y HäC M¤N PH¦¥NG PH¸P D¹Y HäC TO¸N CHO SINH VI£N CAO §¼NG S¦ PH¹M N¦íC CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI DONE SOUPHIDA THIÕT KÕ Vµ Sö DôNG TµI LIÖU THEO M¤§UN TRONG D¹Y HäC M¤N PH¦¥NG PH¸P D¹Y HäC TO¸N CHO SINH VI£N CAO §¼NG S¦ PH¹M N¦íC CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Toán Mã số: 9.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Trần Trung 2. TS. Hoàng Ngọc Anh HÀ NỘI, 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các kết quả trình bày trong luận án trung thực, có nguồn trích dẫn. Các kết quả công bố chung đồng nghiệp cho phép sử dụng đƣa vào luận án. Tác giả luận án Done Souphida
- ii LỜI CẢM ƠN Với tất cả tình cảm chân thành của mình, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Toán – Tin, Bộ môn LL & PPDH toán thuộc trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội; xin cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy, hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Trần Trung và TS. Hoàng Ngọc Anh, ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã tận tâm truyền đạt những kiến thức về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Cũng nhân dịp này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo hai nƣớc Lào – Việt Nam đã hỗ trợ, quan tâm tới đời sống, tình thần, động viên khuyến khích tôi tôi trong suốt quá trình tham gia học tập, nghiên cứu tại Việt Nam; xin cảm ơn lãnh đạo Sở Giáo dục & Thể thao tỉnh Viêng Chăn và Sa Văn Na Khệt đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình tôi thực hiện điều tra khảo sát. Xin cảm ơn ban lãnh đạo, đội ngũ giáo viên và sinh viên các trƣờng CĐSP tỉnh Viêng Chăn và Sa Văn Na Khệt đã tạo điều kiện thuận lợi trong cung cấp các số liệu trong quá trình tôi thực hiện luận án, cũng nhƣ tạo điều kiện cho tôi tiến hành thực nghiệm kết quả nghiên cứu của bản thân. Xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Mặc dù đã rất cố gắng, nhƣng luận án của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong sự giúp đỡ, chỉ dẫn của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận án hoàn thiện hơn. Tác giả luận án Done Souphida
- iii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 4. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu .................................................................. 4 5. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 4 8. Những đóng góp của luận án ........................................................................ 5 9. Các luận điểm đƣa ra bảo vệ ........................................................................ 6 10. Cấu trúc của luận án ................................................................................... 6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................... 7 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................... 7 1.1.1. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài......................................................... 7 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................... 11 1.1.3. Những nghiên cứu ở nƣớc CHDCND Lào ....................................... 16 1.1.4. Một số nhận định............................................................................... 19 1.2. Chƣơng trình đào tạo sinh viên Sƣ phạm Toán ở các trƣờng CĐSP nƣớc CHDCND Lào .......................................................................... 20 1.2.1. Chuẩn đầu ra của chƣơng trình đào tạo CĐSP Toán nƣớc CHDCND Lào ............................................................................................................... 20 1.2.2. Chƣơng trình đào tạo giáo viên Toán ở trƣờng CĐSP nƣớc CHDCND Lào ............................................................................................. 22 1.3. Tài liệu theo môđun trong dạy học PPDH Toán ở trƣờng CĐSP ..... 29 1.3.1. Tài liệu theo môđun .......................................................................... 29 1.3.2. Nguyên tắc thiết kế tài liệu theo môđun cho sinh viên ..................... 33
- iv 1.3.3. Quy trình thiết kế tài liệu theo môđun trong dạy học PPDH Toán... 34 1.3.5. Phƣơng pháp và tiêu chí đánh giá tài liệu theo môđun ..................... 37 1.4. Thực trạng về dạy học về PPDH Toán trong đào tạo giáo viên ở Trƣờng CĐSP nƣớc CHDCND Lào ............................................................ 40 1.5. Kết luận chƣơng 1 .................................................................................. 46 Chƣơng 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU THEO MÔĐUN PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN TRUNG HỌC CƠ SỞ CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM NƢỚC CỘNG HÕA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ............................................................ 47 2.1. Khái quát về môn Toán học THCS trong chƣơng trình đào tạo giáo viên Toán ở Trƣờng CĐSP nƣớc CHDCND Lào............................... 47 2.2.Thiết kế tài liệu theo môđun phƣơng pháp môn Toán THCS ở Trƣờng CĐSP nƣớc CHDCND Lào ............................................................ 50 2.2.1. Cấu trúc tài liệu theo môđun Phƣơng pháp dạy học môn Toán học THCS ở Trƣờng CĐSP nƣớc CHDCND Lào ...................................... 50 2.2.2. Thiết kế tài liệu theo môđun Phƣơng pháp dạy học môn Toán học THCS ở Trƣờng CĐSP nƣớc CHDCND Lào ...................................... 53 2.3. Sử dụng tài liệu theo môđun môn Toán học THCS trong dạy học môn PPDH Toán ở trƣờng CĐSP nƣớc CHDCND Lào .......................... 100 2.3.1. Đối với sinh viên ............................................................................. 100 2.3.2. Đối với giảng viên ........................................................................... 102 2.4. Kết luận chƣơng 2 ................................................................................ 104 Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .................................................. 105 3.1. Mục đích thực nghiệm ......................................................................... 105 3.2. Đối tƣợng, địa bàn và thời gian thực hiện ......................................... 105 3.3. Nội dung thực nghiệm .......................................................................... 106 3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm .................................................. 106
- v 3.5. Kết quả thực nghiệm ............................................................................ 108 3.5.1. Kết quả TNSP vòng 1 (học kỳ 1, năm học 2017 – 2018) ............... 108 3.5.2. Kết quả TNSP vòng 2 (học kỳ 1, năm học 2018 – 2019) ............... 113 3.6. Kết quả nghiên cứu trƣờng hợp ......................................................... 118 3.7. Kết quả xin ý kiến chuyên gia về tài liệu theo môđun PPDH môn Toán học THCS ........................................................................................... 124 3.8. Kết luận chƣơng 3 ................................................................................ 127 KẾT LUẬN .................................................................................................. 128 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 130 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 131 PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN TT Viết tắt Viết đầy đủ 1 CHDCND Lào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 2 CTĐTGV Chƣơng trình đào tạo giáo viên 3 CT Chƣơng trình 4 ĐS Đại số 5 ĐC Đối chứng 6 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 7 GV Giáo viên 8 GD&TT Giáo dục và Thể thao 9 HH Hình học 10 HS Học sinh 11 HĐ Hoạt động 12 LL&PPDH Lý luận và Phƣơng pháp dạy học 13 LĐC Lớp đối chứng 14 LTN Lớp thực nghiệm 15 NLTH Năng lực tự học 16 PPDH Phƣơng pháp dạy học 17 PH&GQVĐ Phát niện và giải quyết vấn đề 18 PT Phƣơng trình 19 SGK Sách giáo khoa 20 SV Sinh viên 21 SGV Sách giáo viên 22 TNSP Thực nghiệm sƣ phạm 23 TB Trung bình 24 CĐSP Cao đẳng sƣ phạm 25 THPT Trung học phổ thông 26 TN Thực nghiệm 27 THCS Trung học cơ sở 28 TT Thứ tự 29 NXB Nhà xuất bản
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Lớp TN và ĐC vòng 1 ............................................................ 109 Bảng 3.2. Thống kê kết quả học tập của SV trƣớc khi TNSP vòng 1 .... 109 Bảng 3.3. Phân bố điểm của nhóm TN và nhóm ĐC sau khi TNSP vòng 1...................................................................................... 111 Bảng 3.4. Phân bố tần suất lũy tích hội tụ lùi sau khi TN vòng 1 .......... 111 Bảng 3.5. Lớp TN và ĐC vòng 2 ............................................................ 113 Bảng 3.6. Kết quả học tập của SV nhóm TN,ĐC trƣớc khi TNSP vòng 2 113 Bảng 3.8. Bảng kiểm nghiệm giả thiết .............................................. 114 Bảng 3.9. Bảng kiểm nghiệm giả thiết .............................................. 114 Bảng 3.10. Phân bố điểm của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC sau khi TN vòng 2 ............................................................................... 116 Bảng 3.11. Phân bố tần suất lũy tích hội tự lùi của nhóm TN,ĐC sau TN vòng 2 ............................................................................... 116 Bảng 3.12. Bảng tính điểm trung bình, phƣơng sai, độ lệch chuẩn sau TNSP vòng 2 ........................................................................... 117 Bảng 3.13. Bảng thống kê với phép thử t – student .................................. 118 Bảng 3.14. Bảng kiểm nghiệm giả thiết .............................................. 118 Bảng 3.15. Bảng kiểm nghiệm giả thiết .............................................. 118 Bảng 3.16. Bảng kết quả theo dõi hoạt động tự học của SV Ma Ni Sanh 120 Bảng 3.17. Bảng kết quả theo dõi hoạt động tự học của SV Chăn Chi La .... 121 Bảng 3.18. Bảng kết quả theo dõi hoạt động tự học của SV Phon Tịp..... 122 Bảng 3.19. Bảng kết quả theo dõi hoạt động tự học của SV Phim Ma Chăn .123 Bảng 3.20. Kết quả xin ý kiến chuyên gia là GV về tài liệu đã xây dựng......124 Bảng 3.21. Kết quả đánh giá tài liệu theo môđun PPDH môn Toán THCS của SV nhóm TN ......................................................... 126
- viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Cấu trúc của môđun dạy học .................................................... 32 Biểu đồ 3.1. Đa giác đồ tần số về chất lƣợng học tập của nhóm TN và ĐC ... 110 Biểu đồ 3.2. Đƣờng biểu diễn tần suất lũy tích hội tụ lùi sau khi TN vòng 1 112 Biểu đồ 3.3. Đƣờng biểu diễn tần suất lũy tích hội tự lùi của nhóm TN và ĐC trong đợt TNSP vòng 2 .................................................... 117
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Triết lý về giáo dục cho thế kỷ XXI thể hiện tƣ tƣởng chủ đạo là lấy “học tập suốt đời” làm nền móng, dựa trên các mục tiêu tổng quát của việc học là: học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để làm ngƣời, (Learning to know, learning to do, learning to live together, learning to be), hƣớng tới xây dựng một xã hội học tập (UNESCO,1996). nƣớc CHDCND Lào đang trong thời kỳ đẩy mạnh đổi mới phát triển, đòi hỏi xã hội phải tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao. Nghị quyết Đại hội Đảng Nhân dân cách mạng Lào lần thứ IX năm 2006 đã định hƣớng tiến hành phát triển nền giáo dục của Lào ngày càng nâng cao, bƣớc chuyển biến cơ bản về chất lƣợng giáo dục theo hƣớng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Lào nhằm từng bƣớc đƣa đất nƣớc Lào phát triển, của từng vùng, từng địa phƣơng hƣớng tới một xã hội học tập. Phấn đấu nền giáo dục của Lào thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nƣớc phát triển trong khu vực và trên thế giới. Năm 2015 Bộ Giáo dục và Thể thao Lào đã xác định ƣu tiên hàng đầu tập trung nâng cao chất lƣợng giáo dục. Muốn làm đƣợc điều đó, rất cần thiết tập trung đổi mới từ chƣơng trình đào tạo, nội dung, phƣơng tiện, phƣơng pháp dạy học đồng thời bồi dƣỡng chất lƣợng GV đồng thời đầu tƣ trang bị thêm thiết bị dạy học của nhà trƣờng, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên. Từ định hƣớng trên, nƣớc CHDCNDLào đã đề ra kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực từ 2006 - 2015 theo 4 hƣớng: (i) Tăng cƣờng nâng cao chất lƣợng dạy học phổ thông ở nƣớc CHDCND Lào, giáo dục phổ thông kéo dài 12 năm; (ii) khuyến khích và mở rộng cơ hội của ngƣời đến tuổi đƣợc học, cải thiện chất lƣợng và liên kết giáo dục; (iii) Tổ chức chiến lƣợc khoa học giáo dục và kế hoạch hành động của khoa học giáo dục; (iv) Chú ý mở rộng các trƣờng kỹ thuật và đào tạo dạy nghề. Hệ thống giáo dục và đào tạo của Lào ngày càng nâng cao chất lƣợng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học công nghệ có trình độ cao cho cán bộ quản lý, các nhà kinh doanh
- 2 giỏi, công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập cơ sở. Đổi mới phƣơng pháp và chƣơng trình dạy học tất cả các cấp bậc học và trình độ đào tạo; phát triển đổi ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng qui mô vừa nâng cao chất lƣợng hiệu quả và đổi mới PPDH, đổi mới quản lý giáo dục, tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực để phát triển giáo dục. Để nâng cao chất lƣợng dạy học, vấn đề đặt ra cần bồi dƣỡng cho SV sƣ phạm các năng lực cần thiết ngay từ khi còn học ở các trƣờng đại học, phải dạy cho sinh viên các phƣơng pháp dạy học cũng nhƣ thực hiện học tập trong hoạt động và bằng hoạt động. Theo lối dạy học cũ thì học trò hoàn toàn lệ thuộc vào ngƣời thầy. Mâu thuẫn trên làm nảy sinh và thúc đẩy một cuộc vận động đổi mới PPDH ở tất cả các cấp, ngành theo định hƣớng phƣơng pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tƣ duy sáng tạo của ngƣời học, bồi dƣỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vƣơn lên. Tuy nhiên hiện nay, việc đổi mới giảng dạy PPDH Toán cho SV ở Trƣờng CĐSP nƣớc CHDCND Lào vẫn còn những khó khăn tồn tại, nặng về truyền đạt kiến thức từ thầy sang trò theo một chiều thuyết trình, giảng giải. SV lĩnh hội kiến thức thụ động, chủ yếu nhờ vào GV, giao lƣu giữa SV với GV chƣa đƣợc coi trọng. Thói quen và khả năng của SV giúp đỡ nhau trong việc lĩnh hội các khiến thức còn hạn chế. Còn nặng về cung cấp tri thức dƣới dạng có sẵn, chƣa khơi dậy tính tích cực học tập của SV; giảng dạy PPDH Toán học còn chủ yếu theo hƣớng truyền thụ một chiều, không phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo của SV. Môn học này giúp cho SV phát triển tƣ duy, phát triển năng lực trí tuệ, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn của xã hội. Mặt khác, Toán học cũng là một môn học trừu tƣợng cao. Nhiệm vụ của GV là tổ chức các hoạt động học tập nhƣ thế nào để giúp SV có thể tự khám phá, tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của mình. Một trong những biện pháp để thực hiện điều đó là GV tổ chức cho SV tự thảo luận, hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề đặt ra. Hiện nay một trong những cách tiếp cận đang đƣợc quan tâm là tổ chức dạy học theo môđun. Trong giáo dục, tiếp cận môđun gắn với tƣ
- 3 tƣởng công nghệ dạy học, nó là cách thức hiện đại của việc cấu trúc hay tổ chức biên soạn nội dung dạy học sao cho chƣơng trình đào tạo trở nên mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn, dễ dàng thích hợp với việc tổ chức học tập đa dạng. Môđun dạy học là một đơn vị chƣơng trình tƣơng đối độc lập, đƣợc cấu trúc một cách đặc biệt nhằm phục vụ cho ngƣời học. Nó chứa đựng cả mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, PPDH và hệ thống công cụ đánh giá kết quả lĩnh hội, gắn bó chặt chẽ với nhau thành một thể hoàn chỉnh. Có nhiều loại môđun dạy học nhƣ: Môđun lớn; môđun thứ cấp và môđun nhỏ, các môđun bao hàm nhau, trong môđun lớn chứa nhiều môđun thứ cấp; trong mỗi môđun thứ cấp chứa một số môđun nhỏ, chúng quan hệ với nhau chặt chẽ, không đứng độc lập nhau. Trong quá trình dạy học môn Toán ở trƣờng CĐSP cần hƣớng đến việc dạy tự học cho SV, với cách dạy này sẽ mang lại hiệu quả hơn khi tổ chức cho SV tự học với tài liệu có hƣớng dẫn theo môđun. Tài liệu dạy học theo Môđun dạy học đƣợc coi nhƣ một phƣơng tiện hỗ trợ quá trình tự học cho SV giúp nâng cao chất lƣợng dạy học. Tài liệu dạy học theo môđun đƣợc coi nhƣ một cẩm nang hƣớng dẫn tự học cho sinh viên, mỗi mô đun tƣơng ứng với một chủ đề dạy học xác định, đƣợc phân chia thành từng tiểu mô đun nhỏ có đầy đủ thành tố của quá trình tự học. Với tài liệu dạy học theo môđun có thể giúp GV tổ chức dạy học theo cá thể hóa, có thể lắp ghép, tích hợp trong quá trình dạy học trên lớp giúp SV lĩnh hội kiến thức tốt hơn đồng thời phát triển khả năng tự học của SV. Với những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của luận án là: “Thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học môn PPDH Toán cho sinh viên CĐSP nước CHDCND Lào”. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế đƣợc tài liệu theo môđun PPDH Toán trong môn học Toán THCS và đề xuất đƣợc phƣơng pháp sử dụng các môđun đó trong quá trình đào tạo GV ở trƣờng CĐSP nƣớc CHDCND Lào, nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo và góp phần bồi dƣỡng năng lực tự học cho sinh viên ngành sƣ phạm Toán.
- 4 3. Phạm vi nghiên cứu Môn PPDH Toán ở trƣờng CĐSP nƣớc CHDCND Lào chủ yếu là đại cƣơng về phƣơng pháp dạy học ở trƣờng phổ thông, chƣa đi sâu rèn kĩ năng về PPDH các nội dung cụ thể. Trong khi đó các môn học cụ thể về Toán THCS lại thiếu vắng phần PPDH các kiến thức này mà chủ yếu dạy thuần túy về kiến thức toán THCS, toán THPT. Do vậy đề tài thiết kế tài liệu theo môđun PPDH Toán trong môn Toán học THCS. 4. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Tài liệu theo môđun dạy học về Phƣơng pháp dạy học Toán trong môn Toán học THCS thuộc các học phần toán cho SV CĐSP nƣớc CHDCND Lào. 4.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Toán học THCS thuộc các học phần Toán cho SV sƣ phạm Toán tại trƣờng CĐSP nƣớc CHDCND Lào. 5. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế đƣợc những tài liệu theo môđun về PPDH Toán và sử dụng trong đào tạo GV Toán ở trƣờng CĐSP nƣớc CHDCND Lào thì sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học PPDH Toán trong đào tạo GV ở nƣớc CHDCND Lào, đồng thời góp phần phát triển năng lực tự học cho SV. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học PPDH toán cho SV CĐSP nƣớc CHDCND Lào. 6.2. Khảo sát thực trạng về thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học môn Toán học THCS cho SV CĐSP nƣớc CHDCND Lào. 6.3. Thiết kế, biên soạn tài liệu theo môđun trong dạy học môn Toán học THCS cho SV CĐSP nƣớc CHDCND Lào. 6.4. Tổ chức dạy học môn Toán học THCS và sử dụng tài liệu theo môdun về PPDH trong đào tạo cho SV CĐSP nƣớc CHDCND Lào. 6.5. TNSP để kiểm định tính khả thi và tính hiệu quả của các đề xuất trong luận án. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu lý thuyết có
- 5 liên quan đến thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học môn PPDH nói chung. Nghiên cứu chƣơng trình nội dung sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học môn PPDH ở trƣờng CĐSP nƣớc CHDCND Lào nói riêng. 7.2.Phương pháp điều tra và quan sát: Sử dụng phiếu hỏi, trao đổi với các chuyên gia để điều tra tìm hiểu tình hình thực tiễn dạy và học có thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học môn Toán học THCS ở Trƣờng CĐSP Lào. 7.3. Phương pháp TNSP: Tổ chức thực nghiệm các nội dung thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học môn Toán học THCS tại Trƣờng CĐSP Ban Keun, CĐSP Sa Văn Na Khệt thuộc nƣớc CHDCND Lào nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả đề tài. 7.4. Phương pháp thống kê toán học: Luận án sử dụng phƣơng pháp phân tích định tính, phân tích định lƣợng nhằm rút ra những kết luận liên quan đến các nội dung đƣợc xem xét. Đánh giá kết quả bằng phƣơng pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục. 7.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Theo dõi, phân tích và đánh giá kết quả tự học của một số sinh viên tham gia thực nghiệm sƣ phạm để thấy tác động của các tác động sƣ phạm đối với các đối tƣợng sinh viên yếu, trung bình, khả và giỏi. 8. Những đóng góp của luận án 8.1. Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm một số cơ sở lý luận về thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học của SV ở Trƣờng CĐSP nƣớc CHDCND Lào. 8.2. Luận án bổ sung thêm tài liệu theo môđun về PPDH Toán trong học phần “Toán học THCS” giúp sinh viên tự học học phần Toán học THCS. Khẳng định thêm tính khả thi và hiệu quả việc thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun có hƣớng dẫn theo môđun hỗ trợ sinh viên sƣ phạm Toán tự học môn Toán học THCS. 8.3. Đã thiết kế và đề xuất phƣơng án sử dụng tài liệu theo môđun nhằm nâng cao hiệu quả dạy học về PPDH trong môn Toán học THCS ở Trƣờng CĐSP nƣớc CHDCND Lào.
- 6 8.4. Tạo điều kiện cho giảng viên môn Toán học THCS (và các môn học khác) có tƣ liệu tham khảo để thiết kế và sử dụng học liệu theo môđun trong dạy học ở các trƣờng Cao đẳng. 9. Các luận điểm đƣa ra bảo vệ 9.1. Việc thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun về PPDH Toán trong đạo tạo GV Toán ở Trƣờng CĐSP nƣớc CHDCND Lào là cần thiết. 9.2. Những tài liệu theo môđun về PPDH Toán đã đƣợc thiết kế đƣợc và cách thức sử dụng trong đào tạo GV Toán ở Trƣờng CĐSP nƣớc CHDCND Lào có tính khả thi và hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo GV và góp phần phát triển năng lực tự học cho GV. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của luận án gồm ba chƣơng: - Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn - Chƣơng 2. Thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun PPDH môn Toán THCS cho sinh viên CĐSP nƣớc CHDCND Lào. - Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm. Luận án có danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục kèm theo.
- 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Môđun xuất hiện đầu tiên tại Mỹ, vào đầu thế kỉ thứ XX, nó đƣợc xuất hiện trong chƣơng trình đào tạo bổ túc tức thời trong các nhà máy sản xuất ô tô giúp công nhân có thể tự học hoặc tự học dƣới sự hƣớng dẫn của các kĩ sƣ (điển hình là hãng sản xuất ôtô General motor và ô tô Ford). Sự ra đời của khoa học công nghệ, yêu cầu các công nhân phải làm quen với mục tiêu công việc nên bắt buộc các công nhân phải làm sao có thể làm việc, thích ứng nhanh và hiệu quả với các quy trình sản xuất về lí thuyết và cả thực hành trong một thời gian ngắn (có những giai đoạn cao điểm từ 2 - 3 ngày). Và phƣơng thức đào tạo phải thực sự linh hoạt để công nhân có thể đáp ứng sự luân chuyển công việc trong thời gian ngắn, điều này bắt buộc ngƣời ta phải xây dựng tài liệu hƣớng dẫn thành các môđun độc lập để ngƣời học có thể tự học, tiếp cận công việc, do đó chƣơng trình đào tạo theo môđun đƣợc áp dụng. Do mô hình đào tạo tiện lợi, mang lại chất lƣợng và hiệu quả cao nên đào tạo theo môđun nhanh chóng đƣợc các nƣớc tiên tiến trên thế giới áp dụng nhƣ Anh, Pháp, Đức. Rất dễ nhận thấy đây là một kiểu đào tạo môđun đúng theo phong cách Mỹ “thực chất, trực diện và hiệu quả” [59]. Đã có những giai đoạn tại Mỹ có những chƣơng trình bổ túc “năng lực cho GV” do Trung tâm giáo dục nghề nghiệp ở Viện Đại học Ohio của Mỹ tổ chức đào tạo đƣợc cấu trúc từ 12 môđun đến 100 môđun, chƣơng trình này mục đích nhằm phát triển bồi dƣỡng giáo viên. Đặc biệt, các môđun này đƣợc cầu trúc logic, phân thành các tầng, lớp chặt chẽ bao gồm các môđun sơ cấp (cung cấp kiến thức cơ bản) và các môđun thứ cấp (là các đơn vị thành phần là môđun bổ trợ) 62 . Ở Pháp, những khóa học có cấu trúc môđun đƣợc tổ chức trong thời gian sau chiến tranh thế giới lần thứ II tại các vùng mỏ than. Nhƣng nó khác ở chỗ công nhân Mỹ đƣợc đào tạo nhằm đáp ứng cho dây chuyền sản xuất,
- 8 còn ở Pháp nhằm giải quyết công ăn việc làm cho công nhân mỏ, do tình trạng thất nghiệp tại các mỏ than, nhƣng trong cả 2 trƣờng hợp các khóa học đều mang tính “trọn vẹn” và “tích hợp” rất cao [23]. Ở Thụy Điển, chƣơng trình đào tạo công nhân khai thác gỗ đƣợc cấu trúc theo trình tự và nội dung cơ bản qua các môđun đào tạo. Hệ thống đào tạo ở Thụy Điển đƣợc đƣa vào sử dụng từ những năm 50 của thế kỷ XX, nhƣng cho đến nay vẫn chƣa hoàn thiện. Điều này cũng nói lên việc phân định giới hạn, và nội dung các môđun là công việc rất phức tạp, nó quyết định hiệu quả của việc đào tạo theo môđun [60]. Bên cạnh đó, phƣơng thức đào tạo theo môđun cũng đƣợc triển khai ở Liên Xô (cũ) do Viện khoa học dạy nghề nghiên cứu áp dụng trong quá trình thực tập sản xuất kĩ thuật. Môđun trienr khai ở Liên xô đƣợc thực hiện thông qua việc nghiên cứu xây dựng các môđun theo các đơn vị kiến thức [14]. Đào tạo môđun không chỉ dừng lại ở châu Mĩ và châu Âu mà còn đƣợc phát triển ở châu Úc, điển hình mô hình đào tạo theo mô đƣợc Australia phát triển rộng rãi. Australia phát triển chƣơng trình đào tạo sau các nƣớc châu Mĩ và châu Âu nhƣng thực sự nƣớc này đã kế thừa, kết hợp giữa chƣơng trình đào tạo truyền thống và các chƣơng trình đào tạo theo môđun khá nhuần nhuyễn và linh hoạt, đồng thời đƣa ra các cách tổ chức đánh giá các chƣơng trình đào tạo theo môđun hiệu quả. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng chƣơng trình đào tạo theo môđun, Australia chú trọng chƣơng trình mang tính chất đặc thù đối với mỗi bang khác nhau hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm của từng bang, ví dụ nhƣ M.O.Donnell và R.Meyer sống tại bang Victoria đã công bố công trình về xây dựng chƣơng trình đào tạo theo môđun thực sự khác biệt so với chƣơng trình của các bang khác, nhóm tác giả này đã nghiên cứu đề xuất ra các khái niệm và kiến nghị, lí thuyết về chƣơng trình đào tạo hỗn hợp giữa môđun và truyền thống, giúp hai mô hình này bù lấp những điểm bất hợp lí của nhau tạo nên một mô hình đào tạo phù hợp và hiểu quả. M.O.Donnell đã đề cập đến dấu hiệu bản chất của môđun đào tạo là tính “trọn vẹn”, tính “trọn vẹn” là “phần cốt lõi” của một môđun[57], [58].
- 9 Đào tạo theo môđun cũng đƣợc sử dụng nhiều ở nhiều nƣớc châu Á, bao gômg Nam Triều Tiên, Thái Lan, Philippin nhƣng vẫn dừng lại ở đào tạo nghề và đào tạo đại học. Việc đào tạo theo môđun đƣợc đƣa vào trƣờng THPT bắt đầu từ các nƣớc Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan,…trong đó có một số nƣớc đã đƣa các chƣơng trình đào tạo theo môđun vào kế hoạch dạy học chính khóa ở các trƣờng THPT. Việc tổ chức dạy học theo môđun đƣợc triển khai đại trà khắp các nơi trên thế giới, đặc biệt là Tổ chức lao động quốc tế ILO (International Labour Organization) đã thực hiện xây dựng chƣơng trình đào tạo theo môđun hoàn chỉnh, hiệu quả và thiết thực. Hệ thống này của ILO đƣợc hoàn thành có tầm ảnh hƣởng lớn đến chƣơng trình đào tạo nghề và đào tạo học sinh THPT, đại học, cao đẳng của nhiều quốc gia và Việt Nam cũng nằm trong nhóm các nƣớc chịu tác động. Sự chuyển đổi đào tạo từ niên chế sang tín chỉ đã thách thức các trƣờng đại học, cao đẳng, tuy nhiên, khi chƣơng trình đào tạo theo môđun ra đời lại hoàn toàn phù hợp với hình thức đào tạo tín chỉ, giúp sinh viên chủ động trong học tập, nâng cao khả năng, ý thức tự học cho sinh viên đồng thời phân hóa đƣợc sinh viên. Tuy nhiên để chƣơng trình đào tạo theo môđun hiệu quả, đòi hỏi phải bỏ ra nhiều công sức, tìm tòi sáng tạo, xây dựng nên các môđun phù hợp với từng đối tƣợng và mục tiêu đào tạo của từng loại hình[61]. Hệ thống tín chỉ học tập xuất phát từ Viện ĐH Harvard, đƣợc Viện trƣởng Eliot thực hiện vào năm 1872. Chƣơng trình đào tạo cổ điển cứng nhắc đƣợc thay thế bởi sự lựa chọn rộng rãi các chƣơng trình, các môn học đối với SV. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ đã phát triển rộng khắp, đặc biệt ở Mỹ. Thực tiễn thực hiện mô hình đào tạo này cũng có những ƣu điểm và hạn chế nhất định. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ có ƣu điểm là: Mang lại hiệu quả cao về phƣơng diện quản lý, giảm giá thành đào tạo, hiệu quả học tập cao và tạo ra tính mềm dẻo, khả năng thích ứng cao của các chƣơng trình đào tạo. Bên cạnh đó, hệ thống tín chỉ cũng bộc lộ những nhƣợc điểm: Kiến thức bị cắt vụn làm ảnh hƣởng đến động cơ học tập của SV, SV nhìn mức độ học vấn quy
- 10 định cho một văn bằng nhƣ là sự tích lũy các tín chỉ học tập hơn là việc học tập vì lợi ích cuối cùng của họ. Hạn chế này đã đƣợc khắc phục bằng sự khởi xƣớng hệ thống “tín chỉ theo môđun” của Khoa Giáo dục - Viện Đại học Massachusetts (Mỹ). Hệ thống tín chỉ theo môđun, cho phép SV đạt đƣợc văn bằng đại học qua việc tích lũy các loại tri thức giáo dục khác nhau, đƣợc đo lƣờng bằng một đơn vị xác định. Tín chỉ theo môđun đƣợc cấp cho SV thực hiện hoạt động học tập dƣới sự điều khiển của GV, nhƣng cũng có thể cấp cho các SV làm việc độc lập khi đã ký kết một “hợp đồng học tập cá nhân” với GV. Những nghiên cứu về hệ thống tín chỉ, hay tín chỉ theo môđun tập trung chủ yếu vào phƣơng diện quản lý, và xây dựng chƣơng trình đào tạo. Do đó, nó thiếu những chỉ dẫn đối với GV khi họ tham gia vào quá trình phát triển chƣơng trình đào tạo. Mặc dù vậy, hệ thống tín chỉ đã rất phổ biến, và đƣợc áp dụng rộng rãi nhờ những ƣu điểm có hiệu quả đào tạo cao, có tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao, đạt hiệu quả về mặt quản lý và giảm giá thành đào tạo. Một số nƣớc Đông Nam Á nhƣ Thái Lan, Việt Nam, Singapore triển khai dạy học môđun đại trà, có thể sử dụng cho mọi đối tƣợng. Hội nghị Quốc tế về “Triển khai áp dụng môđun trong đào tạo” đƣợc tổ chức hai lần ( lần 1 vào năm 1977 tại Thái Lan và lần 2 vào năm 1985 tại Pháp) đã có khuyến nghị “Sử dụng môđun là thích hợp và cần thiết cho mọi đối tƣợng đào tạo. Các nƣớc không có nền kinh tế phát triển, đầu tƣ tổng thể cho giáo dục bị hạn chế nên quan tâm tới đào tạo theo môđun. Không nên sa đà vào tranh cãi, duy danh thuật ngữ, mà nên triển khai áp dụng và từ đó rút kinh nghiệm” [21]. Đã có nhiều tài liệu biên soạn theo môđun nhƣ: “Khái niệm về môđun đào tạo kỹ năng cần thiết” của Ban đào tạo nghề thuộc Văn phòng lao động quốc tế; “Cẩm nang cho GV về quản lý giáo dục” của tổ chức UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng và một số sách, giáo trình Vật lý đại cƣơng ở Mỹ cũng đã biện soạn theo môđun [29]. Bƣớc vào thế kỉ XXI là kỉ nguyên của khoa học, công nghệ, thông tin và truyền thông, sự biến đổi nhanh chóng của nền kinh tế thị trƣờng và một
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p | 160 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 155 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p | 160 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học
270 p | 21 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ngoài công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực trong bối cảnh hiện nay
239 p | 12 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở ở Hà Nội
231 p | 24 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học viết văn bản thuyết minh dựa trên tiến trình viết cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực
244 p | 15 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
277 p | 17 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học vật liệu: Nghiên cứu chế tạo nón xuyên trong thiết bị nổ lõm bằng đồng kim loại và composite W-Cu có cấu trúc siêu mịn
126 p | 16 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO
272 p | 13 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua dạy học môn Mĩ thuật
224 p | 9 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực khám phá tự nhiên cho học sinh trong dạy học chủ đề Vật sống, môn Khoa học tự nhiên 6
238 p | 8 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học xác suất và thống kê cho sinh viên ngành kỹ thuật mỏ và kỹ thuật địa chất theo hướng gắn với thực tiễn nghề nghiệp
166 p | 13 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu tài nguyên đất gò đồi phục vụ định hướng phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Bắc Giang
293 p | 14 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực
285 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học hình học ở trường trung học cơ sở theo hướng phát triển chương trình ở cấp độ lớp học
226 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động
248 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Nghiên cứu một số giải pháp tối ưu hóa hiệu năng trong mạng điện toán biên di động
166 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn