Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng mô h̀nh blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm ph́t triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông
lượt xem 9
download
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục "Vận dụng mô h̀nh blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông" nghiên cứu các biện pháp vận dụng mô hình blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng mô h̀nh blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm ph́t triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN VĂN ĐẠI VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED LEARNING TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hoá học Mã số: 9.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀO THỊ VIỆT ANH PGS.TS. VŨ QUỐC TRUNG HÀ NỘI - 2022
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong công trình nghiên cứu khoa học của bất cứ ai khác. Hà Nội, tháng năm 2022 Tác giả Nguyễn Văn Đại
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến thầy cô giáo hướng dẫn của tôi - PGS.TS. Đào Thị Việt Anh và PGS. TS. Vũ Quốc Trung - những người đã luôn tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Khoa Hóa học, Bộ môn Phương pháp dạy học hóa học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cùng các nhà khoa học đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy cô giáo và các em học sinh ở các trường Trung học phổ thông đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm. Tôi xin trân trọng cảm ơn cơ quan, các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng năm 2022 Tác giả Nguyễn Văn Đại
- iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................2 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................3 4. Giả thuyết khoa học ..........................................................................................3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................3 6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3 7. Điểm mới của luận án .......................................................................................4 8. Cấu trúc của luận án .........................................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED LEARNING PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..............................................................5 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................5 1.1.1. Nghiên cứu về vận dụng blended learning trong dạy học ......................6 1.1.2. Nghiên cứu về phát triển năng lực tự học cho học sinh .........................9 1.2. Năng lực và dạy học phát triển năng lực .....................................................11 1.2.1. Khái quát về năng lực...........................................................................11 1.2.2. Một số lí thuyết nền tảng cho dạy học phát triển năng lực học sinh ....15 1.3. Tự học và năng lực tự học của học sinh Trung học phổ thông ...................18 1.3.1. Khái quát về tự học ..............................................................................18 1.3.2. Năng lực tự học ....................................................................................19 1.4. Tổng quan về blend learning .......................................................................22 1.4.1. Khái niệm blend learning .....................................................................22 1.4.2. Đặc điểm, vai trò và các cấp độ của blended learning .........................24 1.4.3. Ưu và nhược điểm của blended learning .............................................26 1.4.4. Các mô hình blended learning..............................................................27 1.5. Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và công cụ hỗ trợ tổ chức dạy
- iv học theo mô hình blended learning phát triển năng lực tự học cho học sinh ...........31 1.5.1. Một số phương pháp dạy học tích cực .................................................31 1.5.2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực ..........................................................32 1.5.3. Microsoft Teams ..................................................................................36 1.6. Thực trạng vấn đề tự học, phát triển năng lực tự học và vận dụng blended learning trong dạy học hóa học ở trường Trung học phổ thông ...............................37 1.6.1. Mục đích, đối tượng và phạm vi điều tra .............................................37 1.6.2. Nội dung và phương pháp điều tra ......................................................37 1.6.3. Kết quả điều tra ...................................................................................38 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ...................................................................................47 CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED LEARNING TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .......................48 2.1. Khung năng lực tự học của học sinh Trung học phổ thông trong dạy học theo mô hình blended learning ..........................................................................................48 2.1.1. Nguyên tắc xây dựng khung NLTH .....................................................48 2.1.2. Quy trình xây dựng khung NLTH ........................................................48 2.1.3. Khung NLTH của học sinh THPT trong dạy học theo mô hình BL ....50 2.2. Phân tích chương trình phần Hóa học hữu cơ lớp 11 ..................................54 2.2.1. Mục tiêu................................................................................................54 2.2.2. Cấu trúc và đặc điểm nội dung kiến thức .............................................55 2.2.3. Đặc điểm về phương pháp dạy học ......................................................57 2.3. Công cụ đánh giá NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL .........57 2.3.1. Phiếu đánh giá theo tiêu chí của GV ....................................................58 2.3.2. Phiếu tự đánh giá của HS .....................................................................59 2.4. Một số biện pháp vận dụng mô hình blended learning trong dạy học phần hóa học hữu cơ lớp 11 phát triển NLTH cho HS THPT ...........................................60 2.4.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp .....................................................................60 2.4.2. Biện pháp 1. Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần
- v Hóa học hữu cơ lớp 11 phát triển NLTH cho HS THPT ..........................................61 2.4.2.1. Quy trình dạy học bài dạy kiến thức mới theo mô hình LHĐN .......61 2.4.2.2. Công cụ và tư liệu hỗ trợ tổ chức dạy học theo mô hình LHĐN ......64 2.4.2.3. Thiết kế kế hoạch bài dạy minh họa..................................................77 2.4.3. Biện pháp 2. Vận dụng dạy học dự án theo mô hình blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 phát triển NLTH cho HS THPT ....................85 2.4.3.1. Quy trình dạy học dự án theo mô hình BL........................................85 2.4.3.2. Xây dựng hệ thống chủ đề dự án phần HHHC lớp 11 theo mô hình BL ........................................................................................................................89 2.4.3.3. Thiết kế kế hoạch bài dạy minh họa................................................100 2.5. Một số hoạt động quản lý và nâng cao hiệu quả tự học của học sinh trong dạy học theo mô hình blended learning ..................................................................106 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................108 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................109 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm ..........................................................109 3.1.1. Mục đích thực nghiệm .....................................................................109 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm .....................................................................109 3.2. Đối tượng, địa bàn và nội dung thực nghiệm ............................................109 3.2.1. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm ......................................................109 3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm .......................................................110 3.3. Tiến trình thực nghiệm sư phạm................................................................114 3.4. Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm ....................................................114 3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm ...................................................................114 3.5.1. Thực nghiệm thăm dò ......................................................................114 3.5.2. Thực nghiệm tác động......................................................................116 3.5.2.1. Kết quả định tính ...........................................................................116 3.5.2.2. Kết quả định lượng........................................................................119 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................136 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................137
- vi CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ...............................................139 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................141 PHỤ LỤC ......................................................................................................................
- vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BL : Blended learning CNTT : Công nghệ thông tin DA : Dự án DH : Dạy học DHDA : Dạy học dự án ĐC : Đối chứng GDPT : Giáo dục phổ thông GV : Giáo viên HC : Hiđrocacbon HHHC : Hóa học hữu cơ HS : Học sinh ICT : Công nghệ thông tin và truyền thông KHBD : Kế hoạch bài dạy KTDH : Kĩ thuật dạy học NL : Năng lực NLTH : Năng lực tự học NXB : Nhà xuất bản LHĐN : Lớp học đảo ngược MS : Microsoft PP : Phương pháp PPDH : Phương pháp dạy học SĐTD : Sơ đồ tư duy SGK : Sách giáo khoa STĐ : Sau tác động TTĐ : Trước tác động TB : Trung bình TH : Tự học TN : Thực nghiệm TNSP : Thực nghiệm sư phạm
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Mức độ biểu hiện NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL ......51 Bảng 2.2. Mối quan hệ giữa hoạt động học của HS trong các bước của quy trình dạy học theo mô hình LHĐN với việc phát triển NLTH ...............................62 Bảng 2.3. Mối quan hệ giữa hoạt động học của HS trong các bước của quy trình DHDA theo mô hình BL với việc phát triển NLTH ................................86 Bảng 2.4. Hệ thống chủ đề dự án phần Hóa học hữu cơ lớp 11 THPT ....................90 Bảng 3.1. Nội dung thực nghiệm sư phạm..............................................................110 Bảng 3.2. Thống kê thông tin thực nghiệm thăm dò ...............................................111 Bảng 3.3. Thống kê thông tin thực nghiệm sư phạm vòng 1 ..................................111 Bảng 3.4. Thống kê thông tin thực nghiệm sư phạm vòng 2 ..................................112 Bảng 3.5. Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng của Hopkins .....................................114 Bảng 3.6. Thống kê điểm TB đánh giá từng tiêu chí của NLTH ở HS qua các thời điểm đánh giá với biện pháp 1 (vòng 1) ................................................120 Bảng 3.7. Các tham số đặc trưng đối với biện pháp 1 (vòng 1)..............................121 Bảng 3.8. Thống kê điểm TB đánh giá từng tiêu chí của NLTH ở HS qua các thời điểm đánh giá với biện pháp 1 (vòng 2) ................................................121 Bảng 3.9. Các tham số đặc trưng đối với biện pháp 1 (vòng 2)..............................122 Bảng 3.10. Thống kê điểm TB đánh giá từng tiêu chí của NLTH ở HS qua các thời điểm đánh giá với biện pháp 2 (vòng 1) ................................................123 Bảng 3.11. Các tham số đặc trưng đối với biện pháp 2 (vòng 1)............................124 Bảng 3.12. Thống kê điểm TB đánh giá từng tiêu chí NLTH ở HS qua các thời điểm đánh giá với biện pháp 2 (vòng 2) .........................................................125 Bảng 3.13. Các tham số đặc trưng đối với biện pháp 2 (vòng 1)............................125 Bảng 3.14. Phân phối tần suất lũy tích điểm BKT của HS lớp TN và ĐC qua biện pháp 1 .....................................................................................................130 Bảng 3.15. Tổng hợp các tham số đặc trưng các BKT qua biện pháp 1 .................130 Bảng 3.16. Phân phối tần suất lũy tích điểm BKT của HS lớp TN và ĐC qua biện pháp 2 .....................................................................................................131 Bảng 3.17. Tổng hợp các tham số đặc trưng của các BKT qua biện pháp 2 ..........132
- ix DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Mô hình sự phát triển của dạy học kết hợp ................................................6 Hình 1.2. Cấu trúc đa thành tố của năng lực .............................................................12 Hình 1.3. Sơ đồ cấu trúc chung của năng lực hành động..........................................13 Hình 1.4. Mô hình học tập theo thuyết nhận thức.....................................................15 Hình 1.5. Vùng phát triển hiện tại và vùng phát triển gần của Vygotsky .................17 Hình 1.6. Hoạt động của HS và GV trong hình thức tự học có hướng dẫn ..............19 Hình 1.7. Các phẩm chất và năng lực của HS THPT................................................20 Hình 1.8. Biểu hiện của NLTH .................................................................................21 Hình 1.9. Biểu hiện của người có NLTH ..................................................................21 Hình 1.10. Mô hình dạy học kết hợp ........................................................................23 Hình 1.11. Các cấp độ của BL ..................................................................................25 Hình 1.12. Các mô hình blended learning ................................................................28 Hình 1.13. So sánh mô hình LHĐN và lớp học truyền thống...................................29 Hình 1.14. LHĐN, lớp học truyền thống và các cấp độ tư duy của HS trong thang đo của Bloom ..................................................................................................29 Hình 1.15. Đặc điểm của DHTDA ............................................................................31 Hình 1.16. Các giai đoạn tổ chức DH sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép ...................36 Hình 1.17. Nhận thức của HS về vai trò của TH ......................................................38 Hình 1.18. Thời gian TH của HS ..............................................................................38 Hình 1.19. Khó khăn của HS trong quá trình TH môn Hóa học...............................39 Hình 1.20. Các công cụ để học tập trực tuyến của HS .............................................40 Hình 1.21. Mức độ sử dụng các PP/KTDH tích cực trong DH hóa học ...................41 Hình 1.22. Mức độ sử dụng các PP/công cụ đánh giá trong DH hóa học ................42 Hình 1.23. Kết quả GV đánh giá NLTH của học sinh THPT ...................................42 Hình 1.24. Mức độ DH trực tuyến môn Hóa học......................................................43 Hình 1.25. Cách thức dạy học trực tuyến môn Hóa học ...........................................43 Hình 1.26. Kĩ năng công nghệ thông tin của GV môn Hóa học ...............................44 Hình 2.1. Quy trình xây dựng khung NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL ..............................................................................................................48
- x Hình 2.2. Khung NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL ........................50 Hình 2.3. Mối liên hệ kiến thức phần Hóa học hữu cơ lớp 11 ..................................56 Hình 2.4. Quy trình dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược .................................62 Hình 2.5. Tạo nhóm lớp học trên Microsoft Teams ..................................................64 Hình 2.6. Tạo cuộc hội thoại trên Microsoft Teams .................................................65 Hình 2.7. Giao bài tập và quản lí sổ điểm trên Microsoft Teams .............................66 Hình 2.8. Bài giảng điện tử hỗ trợ dạy học theo mô hình LHĐN .............................71 Hình 2.9. Nội dung bộ Domino hóa học về đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của hiđrocacbon không no ................................................................................77 Hình 2.10. HS nộp vở ghi trên Microsoft Teams ......................................................81 Hình 2.11. HS hoạt động nhóm và trình bày kết quả học tập ...................................83 Hình 2.12. HS tham gia trò chơi học tập...................................................................83 Hình 2.13. HS nộp mô hình phân tử hiđrocacbon không no qua Teams ..................84 Hình 2.14. HS nộp kết quả tự đánh giá theo sơ đồ KWL qua Teams .......................85 Hình 2.15. Quy trình dạy học dự án theo mô hình blended learning ........................85 Hình 2.16. Khảo sát lựa chọn HS về các chủ đề dự án ...........................................102 Hình 2.17. Công bố danh sách HS thực hiện các chủ đề dự án...............................103 Hình 2.18. HS họp nhóm và chia sẻ kết quả thực hiện DA ....................................104 Hình 3.1. HS Trường THPT Võ Văn Kiệt, Tp Hồ Chí Minh thực hiện thí nghiệm kiểm chứng...............................................................................................118 Hình 3.2. HS Trường THPT Vân Cốc, Hà Nội tham gia trò chơi học tập..............118 Hình 3.3. HS Trường THPT Hiệp Hòa số 2, Bắc Giang trình bày kết quả thảo luận nhóm ........................................................................................................118 Hình 3.4. HS Trường THPT Yên Dũng số 2, Bắc Giang trình bày sản phẩm dự án tìm hiểu về ankan ...........................................................................................118 Hình 3.5. HS Trường THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội trình bày sản phẩm dự án tìm hiểu về ancol ......................................................................................118 Hình 3.6. HS Trường THPT Kon Tum, Kon Tum trình bày sản phẩm dự án tìm hiểu về axit cacboxylic ....................................................................................118 Hình 3.7. Sự phát triển NLTH của HS qua các thời điểm đánh giá với biện pháp 1 (vòng 1) ....................................................................................................121
- xi Hình 3.8. Sự phát triển NLTH của HS qua các thời điểm đánh giá với biện pháp 1 (vòng 2) ....................................................................................................122 Hình 3.9. Sự phát triển NLTH của HS qua các thời điểm đánh giá với biện pháp 2 (vòng 1) ....................................................................................................124 Hình 3.10. Sự phát triển NLTH của HS qua các thời điểm đánh giá với biện pháp 2 (vòng 2) ....................................................................................................126 Hình 3.11. Kết quả tự đánh giá của HS ở thời điểm trước và sau tác động với biện pháp 1 (vòng 1) ........................................................................................127 Hình 3.12. Kết quả tự đánh giá của HS ở thời điểm trước và sau tác động với biện pháp 1 (vòng 2) ........................................................................................127 Hình 3.13. Kết quả tự đánh giá của HS ở thời điểm trước và sau tác động với biện pháp 2 (vòng 1) ........................................................................................128 Hình 3.14. Kết quả tự đánh giá của HS ở thời điểm trước và sau tác động với biện pháp 2 (vòng 2) ........................................................................................129 Hình 3.15. Đồ thị đường lũy tích biểu diễn kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và ĐC qua biện pháp 1 (vòng 1) .........................................................................131 Hình 3.16. Đồ thị đường lũy tích biểu diễn kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và ĐC qua biện pháp 1 (vòng 2) .........................................................................131 Hình 3.17. Đồ thị đường lũy tích biểu diễn kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và ĐC qua biện pháp 2 (vòng 1) .........................................................................132 Hình 3.18. Đồ thị đường lũy tích biểu diễn kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và ĐC qua biện pháp 2 (vòng 2) .........................................................................133 Hình 3.19. Ý kiến đánh giá của GV về mức độ ảnh hưởng của biện pháp 1 ..........134 Hình 3.20. Ý kiến đánh giá của GV về mức độ ảnh hưởng của biện pháp 2 ..........134
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đổi mới giáo dục là vấn đề cấp thiết và xu thế toàn cầu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra trên toàn thế giới. Các thành tựu khoa học công nghệ và giáo dục đã mang lại những điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới giáo dục của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, nền giáo dục đang bước vào giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện, chuyển mạnh từ chú trọng truyền đạt kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực (NL) người học nhằm đào tạo ra nguồn lao động chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Nghị quyết 29-NQ/TW của Đảng đã chỉ đạo:“Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực, chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [2]. Từ đó, Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 [8] đã xác định năng lực tự học (NLTH) là một trong những năng lực cốt lõi của học sinh (HS) phổ thông, phát triển NLTH là một nhiệm vụ cấp thiết, lâu dài nhằm giúp HS chiếm lĩnh, cập nhật tri thức, rèn luyện ý chí, năng lực làm việc độc lập và sáng tạo ngay khi còn trên ghế nhà trường, có năng lực tự học (TH) suốt đời để luôn sẵn sàng thích ứng trước biến động của cuộc sống. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) thế kỷ XXI đã tác động mạnh mẽ tới giáo dục, việc ứng dụng ICT đã trở thành một trong những xu hướng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học (DH) hiện nay. Sự phát triển của ICT và thiết bị công nghệ đã cho ra đời các hình thức DH E-learning, trong đó blended learning (BL) chính là một tiêu biểu. BL là các mô hình DH có sự kết hợp linh hoạt của DH giáp mặt trên lớp (face to face) và DH trực tuyến (online learning) trong mối liên hệ mật thiết, bổ sung lẫn nhau hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng DH. BL kết hợp các ưu điểm của cả DH trực tuyến và trực tiếp đã được triển khai khá hiệu quả ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Canada, Nhật Bản…, và được nhận định sẽ trở thành mô hình DH chủ đạo trong tương lai [116]. Trong mô hình này, GV sẽ chủ động tạo ra nguồn học
- 2 liệu sinh động, phong phú và tổ chức, quản lý các hoạt động học của HS qua các nền tảng trực tuyến. HS sẽ được cung cấp các học liệu, hướng dẫn, hỗ trợ, kết nối và tương tác đa chiều với GV và bạn học khác, từ đó đáp ứng tối đa nhu cầu TH mọi lúc, mọi nơi, khuyến khích HS chủ động, tích cực tham gia vào quá trình học tập, rèn luyện và phát triển các NL, đặc biệt NLTH. Ở Việt Nam, mô hình BL bước đầu đã được quan tâm, nghiên cứu và vận dụng trong một số môn học ở trường phổ thông. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn ít và hạn chế so với yêu cầu phát triển của giáo dục giai đoạn mới, vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu sâu để vận dụng linh hoạt trong các điều kiện và nội dung DH cụ thể. Môn Hóa học là môn học trang bị cho học sinh tri thức cơ bản về hóa học, phát triển các năng lực đặc thù và góp phần tích cực vào việc phát triển các năng lực chung và phẩm chất cho HS. Phần Hóa học hữu cơ (HHHC) là phần có khối lượng kiến thức khá lớn và khó đối với HS phổ thông, đòi hỏi HS cần chủ động và đầu tư nhiều thời gian cho việc TH. Bên cạnh đó, phần HHHC cũng có nhiều nội dung liên quan đến thực tiễn đời sống, rất thiết thực và gần gũi, là điều kiện tốt để GV có thể tổ chức cho HS TH thông qua các DA học tập. Kết quả khảo sát thực trạng TH cho thấy việc học của HS còn thụ động, chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu và thói quen của HS mà vẫn còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của GV, nhiều HS chưa biết TH như thế nào. GV cũng ít quan tâm đến việc phát triển và đánh giá NLTH của HS, các phương pháp dạy học (PPDH) tích cực phát triển NLTH vẫn chưa được sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, phần lớn GV và HS đều có kĩ năng cơ bản để truy cập internet và có thái độ tích cực với việc DH trực tuyến, các công cụ kĩ thuật truy cập internet đã phổ biến đối với lứa tuổi HS sẽ là những điều kiện thuận lợi cho việc triển khai DH theo mô hình BL ở các trường Trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Vận dụng mô hình blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu các biện pháp vận dụng mô hình BL trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển NLTH của HS Trung học phổ thông.
- 3 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Quá trình DH môn Hóa học ở trường THPT. Đối tượng nghiên cứu: NLTH của học sinh THPT và các biện pháp vận dụng mô hình BL trong dạy học hóa học để phát triển NLTH cho HS THPT. Phạm vi nghiên cứu: - Nội dung: Phần Hóa học hữu cơ lớp 11 THPT. - Địa bàn: Một số trường THPT ở 3 miền Bắc, Trung, Nam. - Thời gian: Từ tháng 11/2016 đến tháng 6/2021. 4. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng mô hình lớp học đảo ngược (LHĐN) và dạy học dự án (DHDA) theo mô hình BL trong phần HHHC lớp 11 một cách hợp lý, phù hợp với đối tượng thì sẽ phát triển được NLTH cho HS THPT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp, phân tích các tài liệu về NL, TH và NLTH, BL, các phương pháp DH tích cực và đánh giá NL HS,… nhằm tổng quan cơ sở lý luận của đề tài. - Điều tra làm rõ thực trạng vấn đề TH, phát triển NLTH và vận dụng mô hình BL trong DH môn Hóa học ở trường THPT. - Xây dựng khung NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL. - Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung và đặc điểm về PPDH phần HHHC lớp 11. - Đề xuất các biện pháp vận dụng mô hình BL trong DH nhằm phát triển NLTH cho HS THPT, xây dựng các quy trình DH cụ thể, thiết kế kế hoạch bài dạy (KHBD), các công cụ và nội dung hỗ trợ DH theo mô hình BL trong phần HHHC lớp 11. Đề xuất các hoạt động quản lý và nâng cao hiệu quả TH của HS trong DH theo mô hình BL. - Thiết kế bộ công cụ đánh giá NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL. - Thực nghiệm sư phạm (TNSP) tại một số trường THPT nhằm khẳng định tính khả thi, hiệu quả của các thiết kế DH đã đề xuất. 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp, đánh giá, hệ thống hóa, khái quát hóa… trong tổng quan các cơ sở lý luận của đề tài. - Nhóm phương pháp thực tiễn: Quan sát, điều tra, phỏng vấn, trao đổi ý kiến với chuyên gia, GV, HS,… .
- 4 Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành TNSP DH theo mô hình BL trong DH phần HHHC lớp 11 nhằm phát triển NLTH cho HS ở một số trường THPT. - Phương pháp xử lý thông tin: Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục để xử lý số liệu thực nghiệm và rút ra các kết luận. 7. Điểm mới của luận án - Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc vận dụng mô hình BL để phát triển NLTH cho học sinh THPT. - Làm rõ thực trạng vấn đề TH, phát triển NLTH và vận dụng mô hình BL trong DH môn Hóa học ở trường THPT. - Xây dựng khung NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL. - Đề xuất 02 biện pháp vận dụng mô hình BL phát triển NLTH cho HS THPT bao gồm (1) Vận dụng mô hình LHĐN và (2) Vận dụng DHDA theo mô hình BL. Xây dựng 02 quy trình DH cụ thể với 08 KHBD minh họa, lựa chọn và thiết kế các công cụ, nội dung hỗ trợ tổ chức DH theo các mô hình BL trong phần HHHC lớp 11 (gồm nền tảng DH trực tuyến - MS Teams, 05 bài giảng điện tử, 05 trò chơi DH, 30 bài tập thực tiễn và 28 chủ đề DA). - Đề xuất 05 hoạt động quản lý và nâng cao hiệu quả TH của HS trong DH theo mô hình BL. - Thiết kế các công cụ đánh giá NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL gồm: phiếu đánh giá theo tiêu chí của GV, phiếu tự đánh giá của HS. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu (4 trang), kết luận và khuyến nghị (2 trang), tài liệu tham khảo (118 tài liệu), nội dung luận án có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề vận dụng mô hình blended learning phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông (43 trang). Chương 2: Biện pháp vận dụng mô hình blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông. (61 trang) Chương 3: Thực nghiệm sư phạm (28 trang).
- 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED LEARNING PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu về vận dụng blended learning trong dạy học Sự phát triển mạnh mẽ của ICT thế kỷ XXI đã tạo cho mô hình DH truyền thống có nhiều biến đổi tích cực, ICT đặc biệt là internet và công nghệ web không chỉ đơn giản là cầu nối giữa GV, HS với nội dung DH mà đã trở thành một thành tố quan trọng của quá trình giáo dục hiện đại. DH trực tuyến đã phát triển mạnh mẽ và mang lại hiệu quả nhất định ở nhiều quốc gia, song chưa thể thay thế hoàn toàn cho DH trực tiếp trên lớp học truyền thống. Sikora [104] chỉ ra rằng người học ít hài lòng với các khóa học trực tuyến khác với các khóa học truyền thống và cần kết hợp thống nhất chúng để khai thác lợi thế của cả hai. Do đó, BL ra đời như là sự phát triển tất yếu, Hội đồng DH trực tuyến Bắc Mĩ iNACOL (North American Council for Online Learning) nay là Viện Aurora dự báo: “BL sẽ là mô hình DH chủ đạo trong tương lai, BL cần được nhìn nhận như một cách tiếp cận sư phạm, tích hợp được tính hiệu quả và các cơ hội xã hội trong lớp học với các khả năng thúc đẩy việc học tập tích cực có sự hỗ trợ của công nghệ trong môi trường trực tuyến chứ không chỉ thuần túy là cách DH” [116]. Trên thế giới, các nghiên cứu về BL bắt đầu bùng nổ từ những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỷ XXI. Có nhiều cuốn sách tập hợp các bài viết cả về lý luận và thực tiễn vận dụng BL của nhiều tác giả đã được xuất bản như: The handbook of blended learning: Global perspectives, localdesigns; Handbook of blended learning environment; Blended Learning in Higher Education: Framework, Principles and Guidelines; Practical Applications and Experiences in K-20 Blended Learning Environments; Effective Blended Learning Practices: Evidence-Based Perspectives in ICT… . Định nghĩa về BL được đưa ra trong các ngữ cảnh khác nhau bởi: Bonk, Olson, Wisher, & Orvis (2002); Lim, Morris, & Kupritz (2007); Garrison và Vaughan (2008); Lin (2008),… tuy nhiên, một định nghĩa chung và chính xác về BL vẫn chưa được xác định rõ ràng và không dễ để mô tả [111]. Cách tiếp cận phổ biến nhất trong định nghĩa về BL là chỉ sự kết hợp các nội dung và hướng dẫn trực tiếp với trực tuyến
- 6 thông qua các kỹ thuật, công cụ DH dựa trên web. Carman (2005) [68] đã phân tích năm yếu tố quan trọng của một quá trình BL. Các mô hình BL cũng được đưa ra bởi Intel (2012) [79] và Staker H., & Horn M. B., (2012) [107]. Picciano A. G., Dziuban C. D., Graham C. R. (2014) [96] đề xuất tỉ lệ kết hợp các hoạt động DH trực tuyến trong khóa học BL (chiếm khoảng 20% đến 70%). Osguthohe & Graham (2003) [94] phân tích 6 lí do để lựa chọn thiết kế và sử dụng BL. Garrison & Kanuka (2004) [72] cho rằng BL mang lại lợi ích về cả hiệu quả và năng suất DH được tạo nên từ việc triển khai đa dạng các PP và phương tiện DH, cá nhân hoá học tập ở mức độ cao hơn, tăng cường sự tương tác giữa HS với nhau ở môi trường bên ngoài lớp học, tăng cường kiểm soát và trách nhiệm HS, giúp những HS có biểu hiện năng lực hành động tốt hơn [89]. Sự “ảo hóa” DH khắc phục được các hạn chế về thời gian và không gian của lớp học, giảm chi phí đi lại, cơ sở vật chất và chi trả cho GV [83]. Tuy nhiên, hiệu quả của BL cũng chịu ảnh hưởng không chỉ của yếu tố CNTT mà còn của các yếu tố khác như: hoạt động của các bên liên quan (người dạy, người tổ chức, cơ quan quản lý,…), kỹ năng và các yếu tố của người học (động lực, kỹ năng TH và tự quản lý,…), văn hoá (định hướng, nguyên tắc giảng dạy, hỗ trợ học tập của cơ sở đào tạo…) và các nguồn lực tài chính dành cho thiết kế và triển khai BL [81], [98]. Các cấp độ và mức độ kết hợp của BL được đề xuất bởi Graham C. R., [75], Alammary A., [61]. Quy luật và xu thế vận động, phát triển của BL trong tương lai cũng được dự đoán bởi Graham C. R. (2005): sẽ có sự xâm nhập ngày càng sâu của ICT vào môi trường học mặt đối mặt nhưng cũng không thể nào thay thế hoàn toàn môi trường này [97]. Hình 1.1. Mô hình sự phát triển của dạy học kết hợp [97] Từ những năm 2000, mô hình BL đã được vận dụng ở nhiều nước Bắc Mỹ, Tây Âu, Châu Á và Châu Đại Dương [63], đã có nhiều nghiên cứu vận dụng BL trong thực tiễn giáo dục ở các cấp học của nhà trường và đào tạo nhân lực của các công ty. Theo thống kê của Bộ Giáo dục Mỹ trong giai đoạn từ 1996 - 2008 có 1132 bài nghiên
- 7 cứu về kết quả học tập của học sinh, sinh viên trong hình thức học tập trực tuyến và kết hợp [112], đã có 45,9% cơ sở giáo dục đại học tại Mỹ (tính tới năm 2004) có sử dụng hình thức đào tạo này và xu thế vẫn tiếp tục gia tăng [91]. Nhiều hệ thống BL đã được hoàn chỉnh và vận dụng hiệu quả ở các trường đại học của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Úc, Canada, Mỹ, Mexico, Israel, Anh và Nam Mỹ [97], nổi bật là Đại học Griffith (Úc), Đại học Concepción (Chile), Đại học Frolida, Brigham Young, Wisconsin (Mỹ),… , nhiều nghiên cứu đã cho thấy những kết quả khả quan và tích cực của BL đối với nhận thức và kết quả học tập của người học [73], [76], [114]. Với giáo dục phổ thông, các khóa học BL K-12 ở Mỹ đã tăng lên đáng kể (số HS ghi danh đã đạt 5 đến 6 triệu tính đến 2016). Means, Toyama, Murphy, Bakia, Jones (2010) [88] đã tổng hợp 46 nghiên cứu thực nghiệm và kết luận rằng BL mang lại hiệu quả học tập và tạo ra sự khác biệt lớn về kết quả học tập của người học so với dạy học theo kiểu giáp mặt. Sau đó, BL đang mở rộng trên toàn thế giới (Barbour và Kennedy, 2014) [64], nhất là ở Canada, Ấn Độ, New Zealand, Hàn Quốc và hầu hết các quốc gia châu Âu. Nhiều tiến trình dạy học BL được đề xuất [94], [87]. Hiệu quả của BL trong DH cho HS phổ thông được chỉ ra trong nhiều nghiên cứu như: Yapici I. U., Akbayin H. (2012) [117] chỉ ra hiệu quả của BL đến thành tích học tập môn Sinh học của HS trung học; Fazal M., Bryant M. (2019) [71] chỉ ra tác động tích cực của việc trải nghiệm BL đến thành tích và thái độ học tập HS trong môn Toán; Utami I. S. (2018) [113] chỉ ra học tập kết hợp đã gia tăng đáng kể thành tích học tập của HS Trung học trong khóa học về CNTT và truyền thông; Zain A. R., Jumadi J. (2018) [118] chỉ ra hiệu quả của BL trong cải thiện tư duy phản biện của HS trong dạy học môn Vật lí; Alsalhi N. R., Eltahir M. E., & Al-Qatawneh S. S. (2019) [62] chỉ ra BL đã nâng cao thành tích học tập và giúp HS có thái độ tích cực hơn trong học tập môn Khoa học lớp 9; Rafiola R., Setyosari P., Radjah C. & Ramli M. (2020) [97] chỉ ra tác động tích cực của động lực học tập, sự tự tin và việc học tập kết hợp đến thành tích học tập của HS Trung học công lập,… . Đặc biệt, các nghiên cứu của Schultz D., Duffield S., Rasmussen S. C., Wageman J. (2014) [101], Olakanmi E. E. (2016) [93]; Paristiowati M., Fitriani E., Aldi N. H. (2017) [95]; Syakdiyah H., Wibawa B., & Muchtar H. (2018) [108] đã chỉ ra tác động tích cực của mô hình lớp học đảo ngược
- 8 (một trong các mô hình BL) đến thái độ và kết quả học tập môn Hóa học của HS; Hadisaputra S., Ihsan M. S., Ramdani A. (2020) [77] đã chỉ ra hiệu quả phát triển kĩ năng tư duy phản biện của HS thông qua DH hóa học theo mô hình BL. Như vậy, BL đã và đang là xu hướng giáo dục mới và một hướng nghiên cứu mới của các nhà khoa học giáo dục trên thế giới, các nghiên cứu khá đa dạng ở mức độ khác nhau đã làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản của BL (định nghĩa, đặc điểm, yếu tố, lợi ích, xu hướng tương lai,… ) và đánh giá kết quả vận dụng BL trong thực tiễn DH ở cả cấp đại học và phổ thông. Các nghiên cứu đều đưa ra các nhận định khá thống nhất về hiệu quả tích cực của BL đối với nhận thức và kết quả học tập của người học, tuy nhiên để phù hợp với từng đối tượng và điều kiện học tập sẽ cần phải có những mô hình BL cụ thể khác nhau. Ở Việt Nam, Hội thảo “Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập hỗn hợp đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới” do ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) và trường Phổ thông liên cấp Olympia tổ chức tháng 12 năm 2015 được coi là hội thảo chính thức đầu tiên bàn về BL ở Việt Nam. Hội thảo đã góp phần làm rõ khái niệm, thế mạnh của BL và các biện pháp triển khai BL ở Việt Nam và có một số kinh nghiệm ban đầu về thiết kế khóa học BL, bài giảng, PPDH, đánh giá,… . Nguyễn Danh Nam [40] đã đưa ra định nghĩa và đề xuất 3 mức độ kết hợp trong BL. Tô Nguyên Cương [11] chỉ ra sự xuất hiện một số ưu điểm nổi trội của BL. Trần Huy Hoàng, Nguyễn Kim Đào [20] đã phân tích khái niệm, đặc điểm, cấu trúc và chỉ ra các vai trò của BL đối với đổi mới PPDH đồng thời đưa ra 4 giai đoạn của một quy trình BL. Lê Công Triêm, Lê Thanh Huy, Nguyễn Đình Hoa Cương làm rõ vai trò của GV trong dạy học BL là người định hướng, chỉ dẫn, hỗ trợ và là huấn luyện viên, trọng tài [56]. Tôn Quang Cường, Phạm Kim Chung [12] đã đưa ra các bước xây dựng kế hoạch dạy học BL và chỉ ra những hoạt động cơ bản của GV, HS ở trên lớp, trên mạng trong DH GQVĐ, DH trải nghiệm, DH dự án. Nguyễn Hoàng Trang và cộng sự đề xuất một số phương án tổ chức dạy học kết hợp ở trường THPT [55]. Nguyễn Thế Dũng [15] chỉ ra các ưu nhược điểm, 3 bước thiết kế và các khó khăn khi dạy học theo mô hình BL (lớp học đảo ngược) là theo dõi quá trình HS TH ở nhà (1), HS cần có khả năng TH (2), GV phải có kế hoạch cho cả năm học khi áp dụng mô hình này (3). Nguyễn Hoàng Trang, Mai Văn Hưng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng E-learning vào dạy học các kiến thức Hạt nhân nguyên tử Vật lí 12 THPT theo mô hình lớp học đảo ngược
204 p | 351 | 79
-
Luận án tiến sĩ khoa học vật liệu: Nghiên cứu chế tạo tính chất quang của các chấm lượng tử CdSe với cấu trúc lõi/vỏ và định hướng ứng dụng
186 p | 307 | 57
-
Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học một số khái niệm hóa học cơ bản ở trường Trung học Cơ sở nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh
260 p | 272 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Khai phá dữ liệu chuỗi thời gian dựa vào rút trích đặc trưng bằng phương pháp điểm giữa và kỹ thuật xén
32 p | 280 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: “Công nghệ dạy học trực tuyến dựa trên phong cách học tập
172 p | 228 | 39
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu thiết kế và sử dụng sách giáo khoa điện tử trong dạy học phép biến hình trên mặt phẳng theo hướng tổ chức các hoạt động khám phá
246 p | 146 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p | 169 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động thực hành - thực tập của sinh viên ngành Quản lí giáo dục theo tiếp cận chuẩn đầu ra
222 p | 172 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục
216 p | 151 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện NL GQVĐ cho HS trong dạy học phần DTH ở trường THPT chuyên
121 p | 169 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 158 | 23
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu đặc điểm và giá trị xã hội của thể thao giải trí ở Hà Nội
40 p | 244 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p | 163 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng mô hình tổ chức xêmina định hướng phát triển năng lực trong đào tạo giáo viên Địa lí bậc đại học
170 p | 131 | 15
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Web Atlas quản lý hành chính thành phố Hà Nội
28 p | 145 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
203 p | 70 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động dạy học vật lí "xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm tĩnh điện" nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề
224 p | 50 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học trên cơ sở vấn đề bài học STEM chủ đề các thể của chất môn Khoa học tự nhiên 6
275 p | 16 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn