intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:211

30
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng NNL phục vụ CNH, HĐH NNNT vùng ĐBSH giai đoạn từ 2001 đến nay, đề xuất các quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NNL phục vụ CNH, HĐH NNNT vùng ĐBSH đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ************* NguyỄN THỊ KIM NGUYÊN NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ************* NguyỄN THỊ KIM NGUYÊN NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số : 62 31 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1.GS.TS Nguyễn Đình Kháng 2. TS. Vũ Bá Thể HÀ NỘI - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. TÁC GIẢ
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..........................................................................................................7 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài……………………………..7 1.2. Đánh giá chung về các công trình liên quan đến đề tài, những vấn đề đặt ra và nội dung luận án lựa chọn để nghiên cứu………………………………………….23 Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN .. 31 2.1. Một số vấn đề chung về nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn…………………………………………………………….31 2.1.1. Những khái niệm cơ bản............................................................................31 2.1.2. Vai trò, đặc điểm và xu hướng vận động của nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.............................................39 2.2. Yêu cầu, tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác động đến nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn……………………………48 2.2.1. Những yêu cầu đặt ra đối với nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn……………………………………………………48 2.2.2. Các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiên đại hóa nông nghiệp, nông thôn…………………………………………………………….51 2.2.3. Các yếu tố tác động đến nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn………………………………………………………..55 2.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở một số nước trong khu vực và một số vùng kinh tế- xã hội………..61
  5. 2.3.1. Kinh nghiệm ở một số nước trong khu vực Châu Á.......................................61 2.3.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung..............65 2.3.3. Bài học rút ra cho phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam nói chung và vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng….68 Chương 3. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG………………………………………………………………………………74 3.1. Những lợi thế và bất lợi thế tác động đến nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng…..74 3.1.1. Về lợi thế....................................................................................................74 3.1.2. Về bất lợi thế..............................................................................................77 3.2. Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng……………………………………………81 3.2.1. Thực trạng quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực...............................................81 3.2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực.......................................................88 3.2.3. Thực trạng chuyển dịch nguồn nhân lực nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng.....100 3.3. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng..........................................................................................................110 3.3.1. Đánh giá chung về thực trạng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng……………………110 3.3.2. Nguyên nhân của mặt tích cực, hạn chế của nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng..............115 3.3.3. Những vấn đề đặt ra cho việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH NNNT vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 và những năm tiếp theo.......128 Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG.................................................................................. 134
  6. 4.1. Bối cảnh và những định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới..................................134 4.1.1. Bối cảnh…………………………………………………………………….134 4.1.2. Mục tiêu và định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020…………………………………135 4.1.3. Xu hướng phát triển các ngành kinh tế và dự báo về cung- cầu lao động trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020…………………………………………………………137 4.2. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn..........................................................................................145 4.2.1. Phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong thời gian trước mắt là gắn kết với thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới………………………………………………………………145 4.2.2. . Phát triển nguồn nhân lực vừa là yêu cầu, nhiệm vụ vừa là nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.......................................147 4.2.3. Phát triển nguồn nhân lực cân đối, phù hợp cả về cơ cấu, số lượng, chất lượng nhằm thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn....148 4.2.4. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ trên cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa quy hoạch, đào tạo và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực……………………………………………………………….149 4.2.5. Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trên cơ sở các chính sách hợp lý của các cấp, các ngành ở từng địa phương......................150 4.3. Một số nhóm giải pháp cơ bản phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng…………150 4.31. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về vấn đề phát triển nguồn nhân lực...150 4.3.2. Nhóm giải pháp về xây dựng, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở khu vực nông nghiệp, nông thôn để thu hút nguồn nhân lực………………………………152 4.3.3. Nhóm giải pháp về phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn...157
  7. 4.3.4. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực đặc thù phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn……………………………………………..161 4.3.5. Nhóm giải pháp về dân số, cải thiện môi trường sống, chăm sóc sức khỏe cho nguồn nhân lực...................................................................................................164 4.3.6. Nhóm giải pháp về tăng cường, đổi mới sự quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực...........................................................................................168 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 171 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN………………………………………………………………………………………..174 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 175
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU NGUYÊN NGHĨA 1 ASXH An sinh xã hội 2 BTBDHMT Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 3 HDI Chỉ số phát triển con người 4 BMI Chỉ số phát triển cơ thể 5 CNH Công nghiệp hóa 6 CNXD Công nghiệp xây dựng 7 DHMT Duyên hải miền Trung 8 ĐNB Đông Nam Bộ 9 ĐBSH Đồng bằng sông Hồng 10 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 11 GDĐT Giáo dục, đào tạo 12 HĐH Hiện đại hóa 13 KHCN Khoa học – công nghệ 14 KT- XH Kinh tế - xã hội 15 NSLĐ Năng suất lao động 16 NNL Nguồn nhân lực 17 NXB Nhà xuất bản 18 NLTS Nông, lâm, thủy sản 19 NNNT Nông nghiệp, nông thôn 20 TN Tây Nguyên 21 THCS Trung học cơ sở 22 THPT Trung học phổ thông 23 TDMNPB Trung du và miền núi phía Bắc 24 XHCN Xã hội chủ nghĩa i
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Dân số và mật độ dân số năm 2013 của vùng Đồng bằng sông Hồng...... 78 Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất phân theo địa phương ............................................. 79 Bảng 3.3: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chia theo giới tính ở nông thôn các vùng kinh tế - xã hội ......................................................................................................... 84 Bảng 3.4: Cơ cấu lực lượng lao động của vùng đồng bằng sông Hồng phân theo nhóm tuổi . . 85 Bảng 3.5: Cơ cấu cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh theo tuổi .................................... 86 Bảng 3.6: Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên vùng Đồng bằng sông Hồng 89 Bảng 3.7: Tỷ trọng dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo trình độ học vấn đạt được vùng Đồng bằng sông Hồng ...................................................................................................... 90 Bảng 3.8 : Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động ở khu vực nông thôn chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và theo địa phương vùng đồng bằng sông Hồng . 93 Bảng 3.9: Lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản trong độ tuổi lao động chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật vùng Đồng bằng sông Hồng ........................................ 94 Bảng 3.10: Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ... 95 Bảng 3.11: Lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản trong độ tuổi lao động vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2011 so với năm 2006 .................................................... 103 Bảng 4.1: Dân số vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2010- 2020..................... 141 Bảng 4.2: Lực lượng lao động vùng đồng bằng sông Hồng thời gian qua và dự báo đến năm 2020 .......................................................................................................... 142 ii
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Cơ cấu lao động của các ngành kinh tế năm 2013 ....................................87 Hình 3.2: Quy mô và cơ cấu lao động phân theo ngành nghề khu vực nông thôn Đồng bằng Sông Hồng...................................................................................................... 88 Hình 3.3: Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động khu vực nông thôn chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật vùng Đồng bằng sông Hồng ....................... 91 Hình 3.4: Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn qua 3 ngành nghề chia theo vùng KT-XH qua 3 kỳ Tổng điều tra các năm 2001, 2006 và 2011. ..................................... 101 Hình 3.5: Số dân nhập cư, xuất cư vùng đồng bằng sông Hồng ............................... 108 Hình 3.6: Tỷ suất nhập cư, xuất cư, di cư thuần giữa các vùng ............................... 109 Hình 3.7: Vốn tích lũy bình quân 1 hộ nông thôn (triệu đồng) qua 2 kỳ tổng điều tra các năm 2006 và 2011 .................................................................................................... 119 iii
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xuất phát từ một nước nông nghiệp có dân số nông thôn chiếm 67,6% dân số cả nước, lực lượng lao động khu vực nông thôn chiếm 69,9% lực lượng lao động cả nước [95, tr.4], để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp, Đảng ta đã khẳng định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển KT- XH bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước ... Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình CNH, HĐH đất nước” [20, tr.124]. Sau gần 30 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, mặc dù nông nghiệp, nông dân, nông thôn “đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn” [20, tr.121], nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất, kinh doanh khởi sắc nhất, giúp đất nước cân bằng thương mại và giảm lạm phát, tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn nhiều hạn chế. Đại hội Đảng lần thứ XI đã đánh giá tình hình phát triển kinh tế đất nước nói chung và NNNT nói riêng: “kinh tế phát triển chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp”. Về vấn đề CNH, HĐH NNNT, Báo cáo chính trị Đại hội XI khẳng định lại những nội dung của Nghị quyết Trung ương 26, trong đó gắn: “Phát triển nông-lâm-ngư nghiệp toàn diện theo hướng CNH, HĐH với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn, đổi mới về lực lượng sản xuất được gắn với đổi mới quan hệ sản xuất” [1, tr.10], Thực hiện quá trình CNH, HĐH NNNT là sự tất yếu của quá trình phát triển ở nước ta. Trong đó, yêu cầu phát triển NNL phục vụ quá trình này là hết sức quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Song, thực trạng NNL hiện nay còn nhiều bất cập, nhất là NNL phục vụ CNH, HĐH NNNT- một lĩnh vực đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các nước trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi NNL phải có chất lượng mới đáp ứng được yêu cầu phát triển. Nguồn nhân lực phục vụ CNH, 1
  12. HĐH NNNT yếu kém là cản trở lớn nhất cho quá trình này. Phát triển KT-XH, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nói chung, CNH, HĐH NNNT nói riêng, Đại hội XI (2011) của Đảng ta đã xác định 3 khâu đột phá chiến lược:Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; phát triển nhanh nguồn nhân lực; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng. Như vậy, “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” được khẳng định là khâu đột phá thứ hai. Đây được xem là khâu đột phá đúng và trúng với hoàn cảnh NNL nước ta hiện nay khi hội nhập quốc tế, cạnh tranh quyết liệt và đòi hỏi của thời đại khoa học, công nghệ. Khâu đột phá trúng và đúng này đã và đang tập trung nâng cao sức mạnh nội sinh - NNL, để tồn tại và phát triển trong một thế giới năng động, thế giới của KHCN. Vùng Đồng bằng sông Hồng là một trong hai vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước, bao gồm lãnh thổ 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Thực hiện chủ trương phát triển KT- XH của Đảng, thời gian qua ĐBSH đã tập trung đẩy mạnh CNH, HĐH NNNT. Mặc dù có lợi thế lớn là lực lượng lao động dồi dào (năm 2013 lực lượng lao động là 11.984 nghìn người chiếm 22,5% lực lượng lao động cả nước, khu vực nông thôn là 8735,4 nghìn người chiếm 72,9% lao động cả vùng) [95, tr.75-76]. Song theo quy luật khi áp dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH NNNT, số lượng lao động nông nghiệp sẽ ngày càng giảm cả tuyệt đối và tương đối. Khi tiến hành CNH, HĐH NNNT, năng suất lao động nông nghiệp tăng lên chỉ cần một số ít người trực tiếp làm nông nghiệp cũng đủ để đáp ứng nhu cầu về lương thực cho cả xã hội và nguyên liệu cho công nghiệp, do đó tất yếu phải chuyển lao động dôi dư sang công nghiệp và dịch vụ, nhưng hiện nay sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, nghề ở các vùng nông thôn ĐBSH đang diễn ra khó khăn, thụ động, chậm chạp. Trong giai đoạn 2001 - 2011, lao động nông nghiệp đã giảm 34,63%, (bình quân mỗi năm giảm 3,5%). Lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm 42,63% so với tổng số lao động nông thôn của cả vùng [92, tr.33]. 2
  13. Mặt khác, trong quá trình CNH, HĐH NNNT muốn tăng năng suất lao động nông nghiệp thì cùng với việc ứng dụng các thành tựu KHCN đòi hỏi NNL NNNT phải có trình độ cao. Tuy nhiên tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo tay nghề từ trung cấp trở lên vùng ĐBSH mới đạt 12,7%, lao động nông thôn chưa qua đào tạo chiếm 82,51% [92, tr.34, 244]. Năm 2013 lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên không có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở nông thôn chiếm 85,1% [95, tr.85]. Đây là một vấn đề đáng lo ngại của NNL trong quá trình CNH, HĐH NNNT. Những bức thiết đó không được giải quyết sẽ gây trở ngại đối với quá trình CNH, HĐH NNNT. Để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH NNNT vùng ĐBSH, thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nâng tỷ trọng đóng góp cho GDP cả nước của vùng từ 24,7% năm 2010 lên 26,6% năm 2015 và 28,7% năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của vùng đạt 7 - 7,5%; công nghiệp, xây dựng từ 45 - 47%; dịch vụ từ 46 - 48%. Tăng chỉ tiêu về tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của vùng đạt mức 80% và nâng tỷ trọng lao động có trình độ kỹ thuật chuyên môn (có bằng) đạt trên 40% vào năm 2020 [83], việc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để rút ra những bài học kinh nghiệm, tìm ra những giải pháp nhằm phát triển NNL phục vụ CNH, HĐH NNNT là vấn đề hết sức cần thiết. Ở vùng ĐBSH, CNH, HĐH NNNT đặt ra yêu cầu gì đối với NNL? Phát triển NNL phục vụ CNH, HĐH NNNT như thế nào? Để trả lời những câu hỏi này, vấn đề: “Nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng” đã được lựa chọn làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu chung Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng NNL phục vụ CNH, HĐH NNNT vùng ĐBSH giai đoạn từ 2001 đến nay, đề xuất các quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NNL phục vụ CNH, HĐH NNNT vùng ĐBSH đến năm 2020 và những năm tiếp theo. 3
  14. 2.2. Mục đích nghiên cứu cụ thể - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về NNL, nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH NNNT và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn một số nước trên thế giới và một số vùng trong cả nước về phát triển NNL phục vụ CNH, HĐH NNNT. - Đánh giá thực trạng NNL phục vụ CNH, HĐH NNNT vùng ĐBSH và từ đó chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế, những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết đối với NNL phục vụ CNH, HĐH NNNT vùng ĐBSH. - Đề xuất những quan điểm và giải pháp phát triển NNL phục vụ CNH, HĐH NNNT ở vùng ĐBSH đến năm 2020 và những năm tiếp theo. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1.Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu NNL phục vụ CNH, HĐH NNNT vùng ĐBSH. Trong đó luận án tập trung nghiên cứu lực lượng lao động trong dân số, lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế trong dân số phục vụ CNH, HĐH NNNT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án nghiên cứu NNL phục vụ CNH, HĐH NNNT. Trong đó tập trung nghiên cứu NNL về số lượng, cơ cấu, chất lượng NNL, sự chuyển dịch của NNL phục vụ CNH, HĐH NNNT. - Về không gian: Luận án nghiên cứu NNL phục vụ CNH, HĐH NNNT ở vùng ĐBSH. - Về thời gian: Nghiên cứu NNL phục vụ CNH, HĐH NNNT vùng ĐBSH từ năm 2001 đến nay. Các quan điểm, giải pháp phát triển NNL phục vụ CNH, HĐH NNNT được đề ra đến năm 2020 và những năm tiếp theo. 4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận: Dưới góc độ của khoa học kinh tế chính trị, luận án xuất phát từ mối quan hệ giữa NNL và quá trình CNH, HĐH NNNT. Mối quan hệ thể hiện ở vai trò của NNL phục vụ CNH, HĐH NNNT và những yêu cầu đặt ra của quá trình này đối với NNL. Thực tiễn thực hiện CNH, HĐH NNNT là công việc trực tiếp của người làm ở khu vực NNNT, phục vụ NNNT. Lực lượng này hiện nay có nhiều vấn đề bất cập 4
  15. đặc biệt là vấn đề cơ cấu, chất lượng (thể lực, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tính thích ứng) trước yêu cầu của CNH, HĐH NNNT vùng ĐBSH . “Trục xuyên suốt” quán xuyến nội dung luận án là việc giải quyết vấn đề NNL có chất lượng, có cơ cấu hợp lý để phục vụ quá trình CNH, HĐH NNNT vùng ĐBSH. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp tiếp cận nghiên cứu định tính, định lượng, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Phương pháp hệ thống hóa, phân tích, so sánh, tổng hợp, phương pháp thống kê, mô tả, trừu tượng hóa khoa học, phương pháp khảo sát. Cụ thể: - Phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp được sử dụng trong nghiên cứu các công trình nghiên cứu của các học giả về các vấn đề nghiên cứu, rút ra những vấn đề cần được tiếp tục bổ sung và nghiên cứu mới. Phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp được sử dụng khi nghiên cứu những vấn đề lý luận về NNL và mối quan hệ của nó trong quá trình CNH, HĐH NNNT; xác định yêu cầu và xây dựng các tiêu chí đánh giá NNL phục vụ CNH, HĐH NNNT; kinh nghiệm trong việc phát triển NNL phục vụ CNH, HĐH NNNT. Phương pháp hệ thống hóa, phân tích, so sánh, tổng hợp được sử dụng trong nghiên cứu thực trạng và luận giải các quan điểm, giải pháp phát triển NNL phục vụ quá trình CNH, HĐH NNNT vùng ĐBSH đến năm 2010 và những năm tiếp theo. - Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng khi tổng hợp các số liệu về dân số, lực lượng lao động, tỷ lệ lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế, các số liệu về đói nghèo từ các nguồn để làm rõ thực trạng NNL phục vụ CNH, HĐH NNNT vùng ĐBSH giai đoạn 2001 đến nay. - Phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng trong việc nghiên cứu cơ sở lý luận về NNL phục vụ CNH, HĐH NNNT, chọn lựa một số số liệu của một số địa phương vùng ĐBSH để phân tích, đánh giá về thực trạng NNL phục vụ CNH, HĐH NNNT. - Phương pháp khảo sát được thực hiện khi khảo sát thực trạng chất lượng NNL (cụ thể là tính thích ứng) phục vụ CNH, HĐH NNNT ở một số địa phương (Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh) vùng ĐBSH. 5
  16. 5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án - Luận án làm rõ vai trò của NNL phục vụ CNH, HĐH NNNT và những yêu cầu của quá trình CNH, HĐH NNNNT đối với NNL. Xây dựng các tiêu chí đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm để phát triển NNL phục vụ CNH, HĐH NNNT. - Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá làm rõ thực trạng NNL trong đó có NNL đặc thù và những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết đối với NNL phục vụ CNH, HĐH NNNT vùng ĐBSH. - Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, kết hợp với phân tích bối cảnh mới và những định hướng CNH, HĐH NNNT, dự báo về cung- cầu NNL luận án đề xuất một số quan điểm, giải pháp chủ yếu để phát triển NNL phục vụ CNH, HĐH NNNT vùng ĐBSH đến năm 2020 và những năm tiếp theo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kết quả của luận án góp thêm cơ sở khoa học cho việc định hướng và đưa ra những giải pháp cho phát triển NNL để phục vụ CNH, HĐH NNNT vùng ĐBSH. - Luận án có thể dùng tài liệu tham khảo cho các cơ quan hữu trách, cho các cơ sở đào tạo có liên quan đến xây dựng, phát triển NNL phục vụ CNH, HĐH NNNT các vùng trong cả nước. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học đã được công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 04 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án Chương 2: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Chương 3:Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng Chương 4: Quan điểm và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng. 6
  17. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.1. 1. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là một nhân tố cơ bản quyết định sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội ở mọi thời đại. Nhân tố con người – nguồn nhân lực trở thành mũi nhọn quyết định sức mạnh cạnh tranh của mỗi quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu. Nghiên cứu về NNL trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học. Một số công trình của các nhà khoa học nước ngoài đã đề cập tới NNL, phát triển NNL trong mối quan hệ với quản lý, sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, các phương pháp, biện pháp phát triển NNL: giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng. Cụ thể: Khi đề cập đến NNL “Human resources development-A neglected dimension of development strategy: Views and recommendations of the committee for development planning”, Department of international economic and social affairs, New York: United Nations (1988) trình bày những phát hiện chính và khuyến cáo tình hình kinh tế thế giới, nêu lên những chiều cạnh chưa được chú ý trong phát triển NNL và một số công việc cần giải quyết trong tương lai để phát triển NNL; “Human Resource Managemnt An Economic Appreach” - lần 2, Ohio: South-Western College (1995), giới thiệu các cách tiếp cận quản lý NNL, chiến lược nhân lực, thị trường lao động, khái niệm năng suất, và các quá trình của quản lý NNL; “Effective Human Resource development: A challenge for developing countries”, Fashad Analoui - England : Ashgate (1999) đã đề cập tới các khía cạnh của phát triển NNL ở các nước phát triển: văn hoá công việc và sự thay đổi thái độ của khu vực công, đào tạo và chuyển giao, quản lý chất lượng hiệu quả, vai trò chiến lược của NNL; 7
  18. “Principles of Human Resource Mannagement: An active Learning Approach”, Alan price, UK: Blackwell (2006) viết về 8 vấn đề chính: quản lý nguồn nhân lực, sự thay đổi công việc tự nhiên; các sáng kiến trong công việc; Kế hoạch và tuyển dụng nhân sự; sự tuyển lựa nhân sự; tiến hành hoạt động quản lý; sự bình đẳng về cơ hội cho các nhóm dân tộc, giới, nhóm yếu thế; mối quan hệ giữa những người làm công và phát triển NNL, phát triển vốn con người, phương pháp phát triển... Nghiên cứu vấn đề NNL ở nước ta cho đến nay đã có nhiều công trình khác nhau: “Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới” của tác giả Nguyễn Minh Đường (1996), Đề tài KX- 07, Hà Nội, đã giới thiệu một số vấn đề về phương pháp luận, thực trạng bồi dưỡng và đào tạo lại các loại hình lao động ở một số nước trên thế giới và ở nước ta và đề xuất một số giải pháp. “Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam” của Nguyễn Hữu Dũng (2003), NXB Lao động xã hội, Hà Nội, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn 15 năm đổi mới, với phương pháp tiếp cận mới, cuốn sách trình bày hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển, phân bố và sử dụng nguồn lực con người trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; đánh giá thực trạng tình hình 15 năm đổi mới lĩnh vực NNL, giới thiệu kinh nghiệm của Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc; đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm phát triển, phân bố hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực con người trong phát triển kinh tế ở nước ta tới năm 2010. “Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng - Kinh nghiệm của Thế giới”, Trần Văn Tùng (2005), NXB Thế giới, nêu lên những kinh nghiệm trong việc phát hiện, đào tạo và sử dụng tài năng khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh, quản lý của Mỹ và một số quốc gia Châu Âu, Châu á. Trên cơ sở đó đối chiếu so sánh với Việt Nam; “Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu và phát triển văn hoá, con người và nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế”, đề tài KHCN cấp Nhà nước KX-05-01, Hồ Sĩ Quý (2006), trình bày cơ sở 8
  19. phương pháp luận nghiên cứu và phát triển văn hoá, con người và NNL trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế": lý luận, thực tiễn kinh nghiệm thế giới và Việt Nam; chủ nghĩa Mác, tư tưởng truyền thống và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan niệm của các tầng lớp dân cư về con người Việt Nam; “Phát triển con người Việt Nam 1999-2004 - Những thay đổi và xu hướng”, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, UNDP (2007), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, giới thiệu các thành tựu phát triển con người đã đạt được trong quá trình đổi mới ở nước ta trong thời gian 1999-2004. Bên cạnh đó, sách còn trình bày những thay đổi và xu hướng chính trong phát triển con người Việt Nam qua so sánh chỉ số HDI, HPI và GDI ở các cấp quốc gia, vùng, tỉnh, giai đoạn 1999-2004. “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam”, luận án tiến sĩ kinh tế chính trị của tác giả Lê Thị Hồng Điệp (2010), Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội đã trình bày: khái niệm nguồn nhân lực, NNL chất lượng cao, đặc điểm và vấn đề phát triển NNL chất lượng cao ở nước ta; phân tích những vấn đề gia tăng dân số, cơ cấu NNL, chất lượng NNL, đặc điểm, yêu cầu của kinh tế tri thức đối với NNL chất lượng cao, đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát triển NNL chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” của Lê Quang Hùng (2011), Luận án Tiến sĩ, Viện Chiến lược phát triển. Tiếp cận dưới góc độ kinh tế, luận án đã trình bày tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; đánh giá thực trạng gồm ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân của nguồn nhân lực chất lượng cao nơi đây; chỉ ra một số yêu cầu, giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng kinh tế trọng điểm ở miền Trung, đặc biệt nhấn mạnh đến giáo dục - đào tạo. “Giáo dục- Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay”, luận án tiến sĩ của tác giả Lương Công Lý (2014), Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, dưới góc độ triết học, luận án đã làm 9
  20. rõ những vấn đề lý luận cơ bản và thực trạng vai trò của GDĐT với việc phát triển NNL chất lượng cao, đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của GDĐT với việc phát triển NNL chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu về nguồn lực con người, nguồn nhân lực còn có các tác phẩm, các bài báo trên các tạp chí như: “Nguồn lực con người dưới tác động của việc giải quyết các mối quan hệ lợi ích”, tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 5- 1997 của Đoàn Văn Khái; “Nguồn nhân lực và phát triển”, Tạp chí Giáo dục lý luận số 4/1995; “Vai trò động lực của dân chủ đối với sự hoạt động và sáng tạo của con người”, Tạp chí Triết học, số 1/1996; “Vấn đề khai thác giá trị truyền thống từ mục tiêu phát triển”, Tạp chí Triết học, số 2/1998; “Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI”, Tạp chí Triết học, số 9/2003...của Nguyễn Trọng Chuẩn; “Phát triển nguồn nhân lực theo hướng kinh tế tri thức” của Phan Thanh Phố, Tạp chí Kinh tế và phát triển, 5/2001; “Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học- công nghệ: thực trạng và kiến nghị” Tạp chí Lao động và Xã hội, số 288/2006 của Hoàng Xuân Long,; Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần phát triển bền vững Việt Nam Tạp chí Cộng sản, số 9 (839)/2012 của tác giả Chu văn Cấp… 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Có rất nhiều công trình nghiên cứu về NNL trong quá trình CNH, HĐH. Các công trình xem xét NNL ở nhiều góc độ khác nhau. Có công trình xem xét từ góc độ mối quan hệ giữa NNL và CNH, HĐH thể hiện qua vai trò của NNL trong quá trình CNH, HĐH, qua sự tác động qua lại giữa NNL và CNH, HĐH đất nước: Trong tác phẩm “Nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của Nguyễn Trọng Chuẩn (1996), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tác giả đã đề cập vấn đề NNL trong mối quan hệ với sự nghiệp CNH, HĐH, chỉ ra sự tác động của những nhân tố văn hoá, xã hội và thời đại... đến phát triển NNL. “Khảo sát điều kiện lao động, nghiên cứu một số đặc điểm sinh thể, tình trạng sức khoẻ của người lao động, đánh giá việc thực hiện quy định về bảo hộ lao động ở ngành nông nghiệp xét dưới góc độ yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1