intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trong ngành thép Việt Nam

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

170
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cấu trúc tài chính và tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp; làm rõ các nhân tố xác định cấu trúc tài chính doanh nghiệp và tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và giá trị doanh nghiệp; nghiên cứu tái cấu trúc tài chính đặt trong mối quan hệ với tái cấu trúc chiến lược và tái cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp (DN) trong điều kiện các DN chịu ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trong ngành thép Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH     ĐẶNG PHƯƠNG MAI GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH THÉP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH  ĐẶNG PHƯƠNG MAI GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH THÉP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.,TS. Bùi Văn Vần 2. TS. Trần Tiến Cường HÀ NỘI - 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Đặng Phương Mai
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP............................................................................................... 18 1.1. Nguồn vốn và phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp ..................... 18 1.2. Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp ................................................. 24 1.2.1. Khái niệm và các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính của doanh nghiệp ....................................................................................................... 24 1.2.2. Các lý thuyết về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp ................... 30 1.2.3. Các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp ... 43 1.2.4. Tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và giá trị doanh nghiệp ................................................................. 49 1.3. Tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp .................................................. 50 1.3.1. Khái niệm và sự cần thiết phải thực hiện tái cấu trúc tài chính 50 1.3.2. Nội dung tái cấu trúc tài chính ................................................... 57 1.3.3. Trình tự tái cấu trúc tài chính .................................................... 62 1.3.4. Các nguyên tắc cơ bản trong tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp 66 1.4. Kinh nghiệm tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới và bài học rút ra đối với Việt Nam. ................................................ 69 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH THÉP Ở VIỆT NAM ....................................................... 81 2.1. Tổng quan các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam ................ 81 2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển ngành thép Việt Nam .................................................................................................................. 81 2.1.2. Khái quát đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành thép ...................................................................................... 85 2.2. Thực trạng cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam ...................................................................................................... 92 2.2.1. Khái quát tình hình tài chính của các DN trong ngành thép ......... 92 2.2.2. Thực trạng cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp trong ngành thép. ................................................................................................................ 109
  5. 2.2.3. Các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp trong ngành thép .................................................................................... 130 2.2.4. Tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành thép ..................................... 141 2.3. Đánh giá chung về cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp trong ngành thép ............................................................................................................. 147 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH THÉP Ở VIỆT NAM ..................................................... 154 3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội và định hướng phát triển ngành thép trong giai đoạn 2015-2025 ......................................................................................... 154 3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội............................................................... 154 3.1.2. Định hướng phát triển ngành thép Việt Nam ............................... 156 3.2. Các quan điểm cần quán triệt trong tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trong ngành thép ............................................................................ 161 3.2.1. Tái cấu trúc tài chính trước hết và chủ yếu xuất phát từ lợi ích của DN nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị của DN ........................................ 161 3.2.2. Tái cấu trúc tài chính phải đảm bảo phù hợp với sự biến động của môi trường kinh doanh ........................................................................... 162 3.2.3. Tái cấu trúc tài chính phải đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn phát triển của DN ................................................................................... 163 3.2.4. Tái cấu trúc tài chính phải đảm bảo sự thống nhất với tái cấu trúc hoạt động và tái cấu trúc chiến lược của DN ........................................ 165 3.2.5. Cần đa dạng hóa, vận dụng linh hoạt các hình thức tái cấu trúc tài chính phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm hoạt động của các DN 166 3.3. Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam. ................................................................................................... 167 3.3.1. Nhóm giải pháp trực tiếp ............................................................. 168 3.3.2. Nhóm giải pháp tạo tiền đề tái cấu trúc tài chính ....................... 181 3.3.3. Đề xuất phương án tái cấu trúc tài chính cho Tổng công ty thép Việt Nam. ................................................................................................ 189 3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp....................................................... 204 KẾT LUẬN CHUNG ......................................................................................................... 212 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................................... 214 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 215 PHỤ LỤC.............................................................................................................................. 224
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AMC Công ty quản lý nợ BCTC Báo cáo tài chính BEP Tỷ suất sinh lời kinh tế tài sản CTCP Công ty cổ phần CTTC Cấu trúc tài chính CSH Chủ sở hữu DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước EIU Cơ quan tình báo kinh tế Anh EPS Thu nhập một cổ phần thường FEM Mô hình hồi quy tác động cố định GDP Tổng sản phNm quốc nội NHTW Ngân hàng Trung Ương NWC Nguồn vốn lưu động thường xuyên Pool OLS Mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất REM Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản ROE Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu TCT Tổng công ty TSDN Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn VKD Vốn kinh doanh VSA Hiệp hội thép Việt Nam VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vnsteel Tổng công ty thép Việt Nam WACC Chi phí sử dụng vốn bình quân
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Công suất sản xuất và quy mô vốn kinh doanh của các DN trong Hiệp hội thép Việt Nam................................................................................................................. 87 Bảng 2.2: Danh sách các doanh nghiệp ngành thép trong mẫu nghiên cứu ............ 93 Bảng 2.3: Phân loại doanh nghiệp theo quy mô vốn kinh doanh .............................. 94 Bảng 2.4: Hệ số nợ của các DN quy mô lớn trong ngành thép ................................ 111 Bảng 2.5: Hệ số nợ của các DN quy mô trung bình trong ngành thép ................... 112 Bảng 2.6: Hệ số nợ của các DN quy mô nhỏ trong ngành thép ............................... 112 Bảng 2.7 : Hệ số nợ và tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu của các DN phân loại theo quy mô vốn kinh doanh ..................................................................................................... 113 Bảng 2.8: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời của các doanh nghiệp trong ngành thép .................................................................................................................. 115 Bảng 2.9: Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên của các DN trong ngành thép ....... 116 Bảng 2.10: Tổng hợp tình hình nợ phải trả của các DN trong ngành thép giai đoạn 2009-2014 ............................................................................................................................. 118 Bảng 2.11: Tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng nợ của các DN trong ngành thép ..... 120 Bảng 2.12: Tỷ trọng nợ vay trong tổng nợ của các doanh nghiệp trong ngành thép ................................................................................................................................................. 122 Bảng 2.13: Quy mô vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp trong ngành thép...... 125 Bảng 2.14: Tình hình biến động vốn điều lệ của các doanh nghiệp........................ 127 Bảng 2.15: Tình hình tăng, giảm vốn điều lệ tại các doanh nghiệp ........................ 128 Bảng 2.16 : Thống kê mô tả các biến nghiên cứu trong mô hình. ........................... 137 Bảng 2.17: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập với cấu trúc tài chính của các DN trong ngành thép................................................................................................... 137 Bảng 2.18. Kiểm định Hausman Test ............................................................................ 138 Bảng 2.19. Mô hình hồi quy tác động cố định sau hiệu chỉnh ................................. 139 Bảng 2.20 : Thống kê mô tả các biến trong mô hình tác động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động của các DN trong ngành thép....................................................... 143 Bảng 2.21: Mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập với tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh (ROA) của các DN ............................................................................... 144 Bảng 2.22. Kiểm định Hausman Test trong hồi quy các nhân tố tác động đến ROA của các DN ................................................................................................................ 145
  8. Bảng 2.23: Mối quan hệ giữa các nhân tố đến tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh (ROA) theo mô hình tác động cố định sau điều chỉnh ............................................... 145 Bảng 3.1: Chỉ số Z'' của các DN trong ngành thép trong giai đoạn 2009-2014. ................................................................................................................................................. 173 Bảng 3.2: Số lượng doanh nghiệp với hệ số Z'' ở mức cao, thấp và trung bình trong giai đoạn 2009-2014. ............................................................................................... 174 Bảng 3.3: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức an toàn đối với các doanh nghiệp trong ngành thép .................................................................................................................. 174 Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu tài chính dự kiến sau tái cấu trúc tài chính tại Vnsteel. ................................................................................................................................................. 197 Bảng 3. 5: Cân đối dòng tiền dài hạn sau tái cấu trúc tài chính tại Vnsteel........... 197
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Nhu cầu tiêu thụ và sản lượng sản xuất thép thành phNm trong giai đoạn 2005-2010 ............................................................................................................82 Biểu đồ 2.2: Sản lượng thép nguyên liệu trong giai đoạn 2005-2010 ....................82 Biểu đồ 2.3: Nhu cầu và sản lượng thép thành phNm trong giai đoạn 2010-2014.83 Biểu đồ 2.4: Sản lượng thép nhập khNu và xuất khNu trong giai đoạn 2010-2014 83 Biểu đồ 2.5: Số lượng DN và công suất sản xuất của các DN trong ngành thép qua các thời kỳ .....................................................................................................................84 Biểu đồ 2.6: Năng lực sản xuất của ngành thép Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới ...............................................................................................84 Biểu đồ 2.7. Quy trình sản xuất thép. .........................................................................89 Biểu đồ 2.8: Công suất sản xuất và sản lượng tiêu thụ sản phNm thép giai đoạn 2006 -2013. ...................................................................................................................90 Biểu đồ 2.9: Quy mô và tốc độ tăng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2009-2014 ....................................................................................................95 Biểu đồ 2.10 : Quy mô vốn kinh doanh bình quân theo nhóm DN ........................96 Biểu đồ 2.11: Cơ cấu tài sản các doanh nghiệp trong ngành thép ...........................97 Biểu đồ 2.12: Tỷ trọng tài sản dài hạn của các doanh nghiệp phân loại theo quy mô vốn kinh doanh.......................................................................................................98 Biểu đồ 2.13: Khả năng thanh toán của các DN trong giai đoạn 2009-2014 .......100 Biểu đồ 2.14: Khả năng thanh toán của các DN phân loại theo quy mô vốn kinh doanh ...........................................................................................................................101 Biểu đồ 2.15: Doanh thu thuần, lợi nhuận trước lãi vay và thuế, lợi nhuận sau thuế của các DN trong ngành thép ....................................................................................102 Biểu đồ 2.16: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2009-2014............................................................................103 Biểu đồ 2.17: Lợi nhuận sau thuế của các DN trong ngành thép trong giai đoạn 2009-2014 ...................................................................................................................105 Biểu đồ 2.18. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh (ROA) của các doanh nghiệp phân loại theo quy mô vốn kinh doanh. ...................................................................106 Biểu đồ 2.19. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu(ROE) của các doanh nghiệp phân loại theo quy mô vốn kinh doanh. ............................................................................106 Biểu đồ 2.20. Tỷ suất sinh lời của các DN trong ngành thép có vốn đầu tư nhà nước và các DN ngoài nhà nước...............................................................................108
  10. Biểu đồ 2.21: Hệ số nợ của các DN trong ngành thép trong giai đoạn 2009-2014. ......................................................................................................................................109 Biều đồ 2.22: Hệ số nợ của các DN phân loại theo quy mô vốn kinh doanh.......110 Biểu đồ 2.23: Hệ số nợ của DN có vốn đầu tư nhà nước và các DN ngoài nhà nước .............................................................................................................................114 Biểu đồ 2.24 : Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên của các DN phân loại theo quy mô vốn kinh doanh.....................................................................................................116 Biểu đồ 2.25: Nguồn vốn lưu động thường xuyên của các DN ngành thép.........117 Biểu đồ 2.26: Tỷ trọng nợ ngắn hạn, nợ dài hạn trên tổng nợ của các doanh nghiệp trong ngành thép .........................................................................................................119 Biểu đồ 2.27 : Tỷ trọng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trên tổng nợ của các DN phân loại theo quy mô vốn kinh doanh .............................................................................119 Biểu đồ 2.28: Tỷ trọng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trên tổng nợ của các DN có vốn đầu tư nhà nước và các DN ngoài nhà nước............................................................122 Biểu đồ 2.29: Nguồn vốn chiếm dụng của các DN phân loại theo quy mô vốn kinh doanh...................................................................................................................123 Biểu đồ 2.30: Cơ cấu vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp ngành thép giai đoạn 2009-2014 ...................................................................................................................127 Biểu đồ 2.31: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2000-2014 ......131 Biểu đồ 2.32: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2000-2013 ........................132
  11. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Chi phí sử dụng vốn CSH, chi phí sử dụng nợ và chi phí sử dụng vốn bình quân (Định đề MMII- Không có thuế) ................................................................... 34 Hình 1.2: Định đề M&M khi có thuế thu nhập DN ...................................................... 36 Hình 1.3: Tác động của đòn bNy tài chính lên chi phí sử dụng vốn (Định đề M&M II- trường hợp có thuế)......................................................................................................... 37 Hình 1.4: Tác động của lá chắn thuế và chi phí khánh kiệt tài chính đến giá trị doanh nghiệp .......................................................................................................................... 39 Hình 1.5: Mô hình tái cấu trúc doanh nghiệp theo ba trụ cột ..................................... 53 Hình 1.6. Các mục tiêu cần thực hiện sau tái cấu trúc tài chính................................. 65 Hình 1.7: Trình tự các bước công việc tái cấu trúc tài chính ...................................... 65 Hình 1.8: Mô hình quản lý, cách thức huy động vốn của KAMCO trong xử lý nợ ................................................................................................................................................... 73 Hình 3.1: Triển vọng nhu cầu ngành thép đến năm 2025.......................................... 158 Hình 3.2. Nhu cầu thép tính trên đầu người ở Việt Nam đến 2025. ....................... 159 Hình 3.3. Nhu cầu đối với sản phNm thép dài và thép dẹt đến năm 2025.............. 159 Hình 3.4: Triển vọng cung các sản phNm thép đến năm 2020. ................................ 160 Hình 3.5: Mô hình hoạt động công ty mẹ - VNSTEEL sau tái cấu trúc ................ 199 Hình 3.6: Danh mục các công ty con của VNSTEEL sau tái cấu trúc ................... 201 Hình 3.7: Danh mục công ty liên kết của VNSTEEL sau tái cấu trúc ................... 202
  12. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Năm 2015, cùng với những nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã có nhiều cố gắng trong việc cải thiện môi trường kinh doanh. Những nỗ lực đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp (DN), góp phần thúc đNy nền kinh tế trên đà phục hồi. Mặc dù nền kinh tế có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, hoạt động của các DN vẫn còn nhiều khó khăn. Ảnh hưởng từ khủng hoảng và suy thoái kinh tế vẫn đang là nguy cơ đe dọa đến khả năng tồn tại của đại bộ phận các DN. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, tại Việt Nam, tính đến cuối năm 2014 số lượng DN giải thể, tạm ngừng hoạt động đã tăng 11,7% so với năm trước với con số 9.501 DN giải thể, 11.723 DN tạm ngừng hoạt động có thời hạn và có tới 46.599 DN ngừng hoạt động chờ đóng mã số thuế. Xét toàn bộ nền kinh tế, tỷ lệ các DN phải ngừng hoạt động và giải thể chiếm khoảng 18,39% tổng số DN đang hoạt động. Tuy nhiên, tình trạng giải thể, phá sản của các DN mới chỉ phản ánh phần nổi của "tảng băng". Một số lượng lớn các DN tiềm Nn nguy cơ mất khả năng thanh toán do thiếu hoạch định chiến lược tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thiếu bền vững trong hoạt động của các DN là năng lực tự chủ về tài chính còn hạn chế, cấu trúc tài chính còn tiềm Nn nhiều rủi ro. Chính vì vậy, tái cấu trúc tài chính là một giải pháp trọng yếu nhằm vực các DN vượt qua khó khăn, tránh được nguy cơ phá sản, ổn định hoạt động và tiến tới nâng dần hiệu quả kinh doanh. Các DN trong ngành thép ở Việt Nam cũng không đứng ngoài xu thế nói trên. Trước những khó khăn của khủng hoảng và suy thoái kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các DN đang phải đối diện với thực tế là: thiếu khả năng cạnh tranh, nguồn lực tài chính hạn chế, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Sau một thời gian 1
  13. đầu tư ồ ạt, cấu trúc tài chính của các DN trở nên kém bền vững khi hệ số nợ quá cao, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn. Nhiều DN làm ăn thua lỗ, gia tăng áp lực lên dòng tiền thanh toán. Do thiếu chiến lược trong chính sách tài trợ dài hạn, việc huy động vốn của các DN còn bị động, thiếu tính bền vững. Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Mục tiêu tổng quát: nghiên cứu thực trạng cấu trúc tài chính và đề xuất các giải pháp tái cấu trúc tài chính, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và gia tăng giá trị cho các DN trong ngành thép. Mục tiêu cụ thể: - Thứ nhất: Nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận về cấu trúc tài chính và tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp. Tìm hiểu kinh nghiệm tái cấu trúc tài chính của các DN ở nước ngoài; từ đó, rút ra bài học đối với các DN ở Việt Nam, cũng như các DN trong ngành thép. - Thứ hai: Đánh giá thực trạng cấu trúc tài chính của các DN trong ngành thép ở Việt Nam; từ đó, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong cấu trúc tài chính của các DN trong ngành thép. Luận án tiến hành xây dựng và kiểm định mô hình kinh tế lượng để đánh giá tác động của các nhân tố đến cấu trúc tài chính của các DN, tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN. Đây chính là cơ sở định hướng tái cấu trúc tài chính trong các DN. - Thứ ba: Trên cơ sở những hạn chế còn tồn tại trong cấu trúc tài chính của DN trong ngành thép, luận án đề xuất một số giải pháp tái cấu trúc tài chính, phương án tái cấu trúc tài chính áp dụng đối với từng nhóm DN nhằm cải thiện cấu trúc tài chính, hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng giá trị DN. 2
  14. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau: - Cấu trúc tài chính của DN? Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính? Tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và giá trị doanh nghiệp? - Tái cấu trúc tài chính? Nội dung và trình tự tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp? - Đặc trưng cấu trúc tài chính của các DN trong ngành thép ở Việt Nam? - Các nhân tố chủ yếu tác động đến cấu trúc tài chính của các DN trong ngành thép ở Việt Nam? - Tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và giá trị DN của các DN trong ngành thép ở Việt Nam? - Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong cấu trúc tài chính của các DN trong ngành thép? - Giải pháp tái cấu trúc tài chính các DN trong ngành thép ở Việt Nam? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là cấu trúc tài chính của các DN trong ngành thép ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu của luận án: + Về không gian: Luận án nghiên cứu cấu trúc tài chính của các DN trong ngành thép ở Việt Nam. + Về thời gian: Luận án sử dụng số liệu dựa trên báo cáo tài chính 25 DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phNm thép tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2009 – 2014. Đây là 25 DN thuộc ngành thép có quy mô vốn đầu tư và thị phần chiếm tuyệt đại đa số trên thị trường thép ở Việt Nam. Số liệu tổng quan về ngành thép Việt Nam được mô tả trong giai đoạn 2000-2014. 3
  15. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính: Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp như diễn giải, quy nạp, phân tích, tổng hợp, so sánh để mô tả số liệu thống kê về cấu trúc tài chính của các DN trong ngành thép. Ngoài ra, nghiên cứu định tính được sử dụng để lựa chọn các biến trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính, nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính đến hiệu quả hoạt động của DN trong ngành thép, dựa trên các nghiên cứu lịch sử về cấu trúc tài chính của DN. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Luận án sử dụng phần mềm STATA trong phân tích định lượng để xây dựng mô hình hồi quy dữ liệu bảng (panel data). Mô hình hồi quy được xây dựng để xác định mối quan hệ giữa các nhân tố bên trong DN đến cấu trúc tài chính của các DN và đánh giá tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả hoạt động của các DN trong ngành thép. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học, luận án hệ thống hóa và làm rõ thêm cơ sở lý luận về cấu trúc tài chính bao gồm khái niệm, các lý thuyết về cấu trúc tài chính, các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của DN. Bên cạnh đó, luận án cũng trình bày quan điểm, nội dung, trình tự tái cấu trúc tài chính, cũng như kinh nghiệm của nước ngoài về tái cấu trúc tài chính của các DN. Về mặt thực tiễn, luận án đi sâu vào xem xét thực trạng cấu trúc tài chính của các DN trong ngành thép ở Việt Nam; qua đó chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế trong cấu trúc tài chính của các DN trong ngành thép. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong cấu trúc tài chính của các DN. Đây là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp tái cấu trúc tài chính theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tối đa hóa giá trị DN. 4
  16. 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về cấu trúc tài chính, tái cấu trúc tài chính DN. Có thể khái quát các nghiên cứu về cấu trúc tài chính và tái cấu trúc tài chính như sau:  Các nghiên cứu ở nước ngoài: Các nghiên cứu về cấu trúc tài chính Các nghiên cứu về cấu trúc vốn, cấu trúc tài chính ở các nước trên thế giới thường tập trung vào hai vấn đề chính: Thứ nhất, nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính với hiệu quả hoạt động kinh doanh và giá trị DN Kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã hình thành các quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính với hiệu quả hoạt động kinh doanh và giá trị doanh nghiệp. Theo đó, mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính với hiệu quả hoạt động kinh doanh và giá trị DN được thể hiện qua các quan điểm cụ thể sau: Cấu trúc tài chính không liên quan đến giá trị DN: Quan điểm này xuất phát từ lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (M&M) (1958) [93]. Kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm của M&M chỉ ra: Giá trị thị trường của một DN độc lập với cấu trúc vốn của DN đó trong thị trường hoàn hảo, không có thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thuận với quan điểm này, đã có một số nghiên cứu thực nghiệm ở các nước trên thế giới điển hình là: nghiên cứu của Phillips và cộng sự (2004)[107] về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các DN kinh doanh khách sạn tại Vương quốc Anh; nghiên cứu của Ebaid (2009)[62] về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của 64 công ty Ai Cập giai đoạn 1997-2005; nghiên cứu Saeedi và cộng sự (2011)[114] trên 320 công ty niêm yết trên sàn chứng 5
  17. khoán Tehran; nghiên cứu của Ogbulu và cộng sự (2012)[102] trên 124 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Nigeria. Cấu trúc tài chính có tác động tích cực đến giá trị doanh nghiệp: Với việc loại bỏ giả thiết về thuế thu nhập doanh nghiệp, Modigliani và Miller (1963) [94] đã đưa ra nghiên cứu tiếp theo và kết luận: Khi có thuế thu nhập doanh nghiệp, cấu trúc vốn có liên quan đến giá trị doanh nghiệp. DN sử dụng nợ càng nhiều thì giá trị DN càng gia tăng và gia tăng tối đa khi DN được tài trợ bằng 100% nợ. Theo quan điểm này, đã có một số nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đồng thuận với kết luận trên, trong đó điển hình là: Nghiên cứu của Roden và Lewellen (1995) [110] trên 48 công ty của Mỹ trong giai đoạn 1981 đến 1990, đã chỉ ra mối quan hệ đồng biến giữa khả năng sinh lời và cấu trúc tài chính của các DN; nghiên cứu của Ooi (1999) [103] cho rằng các công ty có hiệu quả hoạt động tốt có khả năng hấp dẫn những định chế tài chính cho vay nhiều hơn do có lợi ích về thuế và chi phí phá sản thấp; nghiên cứu của Abor (2005)[80] về tác động của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của 22 DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Ghana giai đoạn 1998-2002. Abor đã kết luận các công ty ở Ghana chủ yếu sử dụng nợ ngắn hạn với mức trung bình 85%, nợ ngắn hạn có mối quan hệ đồng biến với tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) hay công ty tài trợ vốn bằng nợ ngắn hạn nhiều hơn có tỷ suất sinh lời cao hơn. Ngược lại, nợ dài hạn tác động tiêu cực đến ROE của các công ty. Kết quả hồi quy cũng chỉ ra mối quan hệ đồng biến giữa tổng nợ với ROE cho thấy các công ty sử dụng nhiều nợ có khả năng đạt mức sinh lời cao hơn; nghiên cứu của Mitani (2014)[92] với mẫu gồm 799 DN sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Tokyo cũng cho thấy mối quan hệ tích cực giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động. Ngoài ra còn có các nghiên cứu của Petersen và Rajan (1994), Ghosh (2000) [70] , Nour(2012)[100], cũng đưa ra kết luận tương tự. 6
  18. Cấu trúc tài chính có tác động tiêu cực đến giá trị doanh nghiệp: Lý thuyết trật tự phân hạng được nghiên cứu khởi đầu bởi Myers và Majluf (1984) [97] cho rằng, quyết định về cấu trúc vốn không dựa trên hệ số nợ tối ưu mà được quyết định từ việc phân hạng thị trường. Theo lý thuyết trật tự phân hạng, các công ty có khả năng sinh lời dự kiến ở mức cao sẽ sử dụng vốn vay ít hơn so với những công ty có khả năng sinh lời thấp. Theo quan điểm này, đã có một số nghiên cứu quốc tế thực nghiệm hỗ trợ kết luận cấu trúc vốn có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời hoặc giá trị doanh nghiệp cụ thể là: nghiên cứu của Kester (1986) [81] cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa cấu trúc tài chính với khả năng sinh lời của các công ty tại Mỹ và Nhật Bản; nghiên cứu của Rajan và Zingales (1995) [109] đối với các công ty của các nước G-7; nghiên cứu của Wald (1999) [123] trong các DN tại các nước phát triển; nghiên cứu củaWiwattakantang (1999) [127] giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường của nợ với ROA của 270 công ty của Thái Lan; nghiên cứu của Booth và cộng sự (2001) [45] trên các công ty tại các nước đang phát triển; nghiên cứu của Ahmad và cộng sự (2012)[36] trên 58 DN ở Malaysia; nghiên cứu của Tsuji (2013)[120] trên mẫu 73 công ty ngành công nghiệp chế tạo niêm yết trên thị trường chứng khoán Tokyo giai đoạn 1981-2011. Tồn tại một cấu trúc vốn tối ưu có khả năng tối đa hóa giá trị DN: Lý thuyết đánh đổi hay lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu (Trade-off theory) được Myers (1977)[98] xây dựng bằng cách đưa thêm vào mô hình của Modigliani và Miller các yếu tố phi hoàn hảo khác nhau như thuế, chi phí phá sản và chi phí trung gian song vẫn không mất đi các giả định tính hiệu quả của thị trường và thông tin cân bằng. Với tác động tổng hợp 3 yếu tố: thuế, chi phí phá sản và chi phí trung gian khi sử dụng nợ với những tác động ngược chiều nhau hình thành lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu. Myers cho rằng giá trị doanh nghiệp có sử dụng nợ bằng giá trị doanh nghiệp không sử dụng nợ công với giá trị hiện tại của tấm chắn thuế của nợ trừ đi giá trị hiện tại của chi phí phá sản và chi phí trung gian. Như vậy, theo lý thuyết đánh đổi của Myers, cấu 7
  19. trúc vốn tối ưu của một công ty được xác định bởi một sự đánh đổi giữa lợi ích lá chắn thuế của nợ và các chi phí liên quan đến vay nợ. Theo quan điểm này, đã có một số nghiên cứu thực nghiệm ở các nước trên thế giới đồng thuận với kết luận trên. Trong đó có thể kể đến các nghiên cứu: nghiên cứu của Lin(2010) [67] cho các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Đài Loan; nghiên cứu của Cheng (2010)[128] cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc; nghiên cứu của Ahmad và cộng sự (2013)[36] cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Malaysia. Thứ hai, đánh giá tác động của các nhân tố đến cấu trúc tài chính của DN. Dựa trên các lý thuyết cấu trúc vốn, cấu trúc tài chính đã nêu ở trên, nhiều nghiên cứu thực nghiệm ở các nước trên thế giới đã được thực hiện nhằm phát hiện các nhân tố quan trọng tác động đến quyết định cấu trúc vốn, cấu trúc tài chính của các DN. Tổng hợp kết quả nghiên cứu có thể thấy các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, cấu trúc tài chính của các DN bao gồm: quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, cơ cấu tài sản, khả năng tăng trưởng, khả năng thanh toán, rủi ro kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp (Ross (1977) [111], Wald, 1999 [123], Titman và Wessels (1988) [119], Rajan và Zingales, 1995 [109]...). Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấu trúc tài chính ban đầu chủ yếu tập trung vào đối tượng các DN lớn, niêm yết cổ phiếu ở các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, Úc và Nhật Bản. Chỉ đến năm 2001, nghiên cứu của Booth và cộng sự (2001)[45] mới mở đầu cho nghiên cứu về các nước đang phát triển và sau đó là các nghiên cứu về cấu trúc vốn cho các nền kinh tế chuyển đổi nhằm đánh giá khả năng giải thích của lý thuyết cấu trúc vốn tại các thị trường này. Có thể kể đến các nghiên cứu của Booth (2001) [45], Chen (2004) [53], Delcoure (2007) [58], Saylgan (2006) [71], Baharuddin (2011) [101], Akinlo (2011) [37], Andani (2012) [39]. 8
  20. Những nghiên cứu về nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính của DN trong những năm gần đây còn bổ sung thêm các yếu tố dẫn đến sự khác biệt giữa các nhóm DN như đặc điểm ngành nghề kinh doanh, yếu tố sở hữu nhà nước, yếu tố niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các nghiên cứu không chỉ xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các DN trên một thị trường mà còn mở rộng kết hợp nghiên cứu nhiều thị trường để đánh giá tác động các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính giữa các quốc gia khác nhau. Chẳng hạn, nghiên cứu cấu trúc tài chính của 10 nước đang phát triển bao gồm: Malaysia, Zimbabwe, Mexico, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, và Hàn Quốc của Booth và cộng sự (2001) [45]; nghiên cứu cấu trúc tài chính ở các nước ASEAN (Malaysia, Indonesia, Philippine, Thailand) của Gurcharan (2010) [72]. Các nghiên cứu về tái cấu trúc tài chính Các nghiên cứu về tái cấu trúc tài chính tại các nước phát triển thường gắn liền với những nghiên cứu về tái cấu trúc doanh nghiệp trong giai đoạn từ 1981-1989 và tiếp đến là giai đoạn 1999-2000. Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của các làn sóng mua bán, sáp nhập trên thế giới. Kết quả của những làn sóng mua bán sáp nhập doanh nghiệp, hình thành nên những tập đoàn lớn, các công ty đa quốc gia kinh doanh đa ngành. Tuy nhiên, một thực tế diễn ra tại Mỹ vào những năm 80 của thế kỷ 20 đó là rất nhiều các tập đoàn, các công ty đa ngành đã phải cắt giảm chiến lược đa dạng hóa của họ để tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi với mục tiêu nâng cao khả năng sinh lời. Các nghiên cứu của Lewis(1990)[83] chỉ ra gần một nửa các công ty lớn của Mỹ đã thực hiện tái cấu trúc trong những năm 80. Kết luận này cũng trùng với công bố về tình hình tái cấu trúc được đăng tải trên tạp chí PhốWall (1985) có đến 398/850 (47%) các hãng lớn ở Bắc Mỹ tiến hành tái cấu trúc. Các nghiên cứu về tái cấu trúc tài chính của Hoskisson, Johnson (2005) [76] thống nhất quan điểm với nhiều nhà nghiên cứu trước đó như Muller 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2