Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam
lượt xem 9
download
Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Lý luận về năng lực cạnh tranh và giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; Thực trạng năng lực cạnh tranh và giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam; Hoàn thiện giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH PHẠM THANH THỦY GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH PHẠM THANH THỦY GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS,TS. PHẠM THỊ THANH HÕA PGS,TS. PHẠM TIẾN ĐẠT Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2023
- MỤC LỤC MỤC LỤC .............................................................................................................. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..................................................................................... viii LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................................................. 21 1.1. Lý luận về năng lực cạnh tranh của DN................................................... 21 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của DN ................ 21 1.1.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của DN ........................... 28 1.1.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa vào mô hình ....... 30 1.1.4. Các nhân tô ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của DN ................ 32 1.2. Lý luận về giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .............................................................................................................. 33 1.2.1. Khái niệm về giải pháp tài chính ...................................................... 33 1.2.2. Nội dung giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .......................................................................................................... 34 1.2.3. Mối quan hệ giữa giải pháp tài chính với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. .............................................................................................. 51 1.2.4. Nhân tố ảnh hƣởng đến giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ............................................................................... 52 1.3. Kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế về sử dụng giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp xây dựng. .................................... 58 1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế ......................................................................... 58 1.3.2. Kinh nghiệm trong nƣớc ................................................................... 64 1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam ......................................................................................... 66 i
- CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CANH TRANH VÀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHÀN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ............. 69 2.1 Khái quát về Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam (VINAINCON)................................................................................................. 69 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam (VINAINCON) ...................................................... 69 2.1.2. Ngành nghề và đặc điểm ngành nghề ............................................... 71 2.1.3. Mô hình quản trị của Tổng công ty ................................................... 74 2.1.4. Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào và phƣơng thức tiêu thụ của Vinaincon .................................................................................................... 79 2.1.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty ............................. 80 2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam ............................................................................................. 82 2.2.1 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Vinaincon dựa vào một số tiêu chí .....82 2.2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của VINAINCON dựa vào mô hình ......100 2.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranhError! Bookmark not defined. 2.3. Thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam ........................ 103 2.3.1. Giải pháp huy động vốn .................................................................. 103 2.3.2. Giải pháp quản lý sử dụng vốn, tài sản ........................................... 110 2.3.3. Giải pháp về quản lý chi phi .......................................................... 123 2.3.4. Giải pháp phân phối lợi nhuận ........................................................ 126 2.4. Đánh giá thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam ............................................................................................................... 127 2.4.1. Kết quả đạt đƣợc ............................................................................. 127 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................. 128 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................. 143 ii
- CHƢƠNG 3: HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ........................................................................................ 144 3.1. Định hƣớng phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới ................. 144 3.1.1. Triển vọng phát triển của ngành xây dựng ..................................... 144 3.1.2. Định hƣớng phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới. ......... 147 3.2. Những quan điểm cơ bản định hƣớng về sử dụng các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam ........................................................................................... 149 3.3. Hoàn thiện giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam ........................................ 151 3.3.1. Đa dạng hóa các kênh huy động vốn cho Tổng công ty ................. 151 3.3.2. Quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản ............................. 154 3.3.3. Đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ................................................ 156 3.3.4. Tăng cƣờng biện pháp quản lý chi phí trong doanh nghiệp............ 158 3.3.5. Các giải pháp chung ........................................................................ 159 3.4. Một số kiến nghị với các cơ quan chức năng nhà nƣớc ......................... 175 KÊT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................. 179 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 180 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 183 PHỤ LỤC 1: Mô hình tƣơng quan – hồi quy.................................................... 188 PHỤ LỤC 2: Phiếu khảo sát ............................................................................. 191 PHỤ LỤC 3: Phiếu khảo sát ............................................................................. 193 iii
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á BIDV Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và phát triển Việt Nam CBCNV Cán bộ công nhân viên CIC Trung tâm thông tin tín dụng DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp Nhà nƣớc DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DTT Doanh thu thuần FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài GTGT Giá trị gia tăng HĐKD Hoạt động kinh doanh HĐQT Hội đồng quản trị HTK Hàng tồn kho HQSXKD Hiệu quả sản xuất kinh doanh NHTM Ngân hàng Thƣơng mại NCS Nghiên cứu sinh NLCT Năng lực cạnh tranh NXB Nhà xuất bản ODA Viện trợ phát triển chính thức QLDN Quản lý doanh nghiệp ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản ROE Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ROS Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần SX Sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh TCT Tổng công ty TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TPCP Trái phiếu chính phủ TPDN Trái phiếu doanh nghiệp iv
- TTCK Thị trƣờng chứng khoán USD Đô la Mỹ VCĐ Vốn cố định VCSH Vốn chủ sở hữu VLĐ Vốn lƣu động VNPT Tập đoàn bƣu chính viễn thông Việt Nam VINAINCON Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam VINACONEX Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới v
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Xây dựng ma trận EFE ................................................................... 31 Bảng 1.2: Xây dựng ma trận IEF..................................................................... 32 Bảng 2.1: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty mẹ và một số công ty con, công ty liên kết thuộc Tổng công ty........................................ 81 Bảng 2.2: Một số các công ty cạnh tranh theo cùng lĩnh vực ......................... 84 Bảng 2.3: Thị phần doanh thu của Vinaincon và một số đối thủ cạnh tranh .. 85 Bảng 2.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty ............................. 86 Bảng 2.5: Lợi nhuận sau thuế TNDN của Vinaincon với một số đối thủ cạnh tranh ................................................................................................ 88 Bảng 2.6: Bảng phân tích khả năng sinh lời của Vinaincon ........................... 90 Bảng 2.7: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) của Vinaincon so với một số đối thủ cạnh tranh ..................................................... 92 Bảng 2.8: Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) của Vinaincon so với một số đối thủ cạnh tranh ................................................................ 93 Bảng 2.9: Các công trình đã trúng thầu và ký hợp đồng còn thực hiện năm 2022 ................................................................................................. 96 Bảng 2.10: Dự kiến các công trình đấu thầu và trúng thầu năm 2023 .............. 97 Bảng 2.11: Hệ thống phòng kiểm nghiệm phân tích của Vinaincon .............. 100 Bảng 2.12: Xây dựng ma trận IFE................................................................... 101 Bảng 2.13: Xây dựng ma trận EFE ................................................................. 102 Bảng 2.14: Một số chỉ tiêu tài chính của Tổng công tyError! Bookmark not defined. Bảng 2.15: Hệ số nợ của Vinaincon so với một số đối thủ cạnh tranh ...... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.16: Hệ số vốn chủ sở hữu của Vinaincon và một số đối thủ cạnh tranh ......................................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.17: Cơ cấu lao động của Vinaincon tại ngày 31/12/2022 .............. Error! Bookmark not defined. vi
- Bảng 2.18: Danh mục các máy móc thiết bị của Tổng công ty đến ngày 31/12/2022 ...................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.19: Số liệu kinh tế vĩ mô ....................... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.20: Diễn biến các mức điều hành lãi của Ngân hàng Nhà Nƣớc trong giai đoạn 2017 đến 2022 ................. Error! Bookmark not defined. Bảng 2.21: Nguồn vốn của Vinaincon ............................................................ 108 Bảng 2.22: Một số chỉ tiêu về TSCĐ của Vinaincon ...................................... 110 Bảng 2.23: Một số chỉ tiêu về tài sản, vốn lƣu động của Vinaincon .............. 113 Bảng 2.24: Chi tiết một số khoản phải thu khách hàng có giá trị lớn của Tổng công ty tại ngày 31/12/2022.......................................................... 114 Bảng 2.25: Một số khoản Dự phòng phải thu khó đòi lớn của Vinaincon...... 115 Bảng 2.26: Cơ cấu hàng tồn kho của Vinaincon tại ngày 31/12/2022 ............ 116 Bảng 2.27: Khả năng thanh toán của Tổng công ty ........................................ 118 Bảng 2.28: Khả năng thanh toán ngắn hạn của Vinaincon so với một số đối thủ cạnh tranh ...................................................................................... 119 Bảng 2.29: Khả năng thanh toán nhanh của Vinaincon so với một số đối thủ cạnh tranh ...................................................................................... 121 Bảng 2.30: Mức độ sử dụng chi phí của Vinaincon ........................................ 123 Bảng 3.1: 12 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam (Giai đoạn 2) đƣợc đề xuất thực hiện theo hình thức đầu tƣ công............................................ 146 Bảng 3.2: Dự báo hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty .............. 165 Bảng 3.3: Mô hình ma trận swot ................................................................... 172 vii
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty .................................... 87 Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận sau thuế của Vinaincon với đối thủ cạnh tranh ........... 89 Biểu đồ 2.3: ROA của Vinaincon so với đối thủ cạnh tranh ............................. 92 Biểu đồ 2.4: Tỷ số nợ/Tổng tài sản của Vinaincon so với một số đối thủ cạnh tranh .............................................. Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 2.5: Hệ số VCSH của Vinaincon so với đối thủ cạnh tranh ......... Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 2.6: Cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty .......................................... 109 Biểu đồ 2.7: Khả năng thanh toán của Tổng công ty ...................................... 119 Biểu đồ 2.8: Khả năng thanh toán ngắn hạn của Vinaincon so với đối thủ cạnh tranh ........................................................................... 120 Biểu đồ 2.9: Khả năng thanh toán nhanh của Vinaincon so với một số đối thủ cạnh .............................................................................. 122 viii
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh giữ vai trò vô cùng quan trọng và đƣợc coi là động lực phát triển của mỗi doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phần kinh tế, góp phần xóa bỏ những độc quyền, bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh. Quá trình cạnh tranh sẽ quyết định doanh nghiệp nào tiếp tục tồn tại và phát triển còn doanh nghiệp nào sẽ bị phá sản và giải thể vì vậy để tồn tại và đứng vững trên thị trƣờng các doanh nghiệp cần phải cạnh tranh gay gắt với không chỉ các doanh nghiệp trong nƣớc mà còn phải cạnh tranh với các công ty tập đoàn xuyên quốc gia. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng là yêu cầu sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Sau khi gia nhập WTO, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam đã có cải thiện ở một số mặt nhƣ: số lƣợng và chất lƣợng doanh nghiệp Việt Nam đƣợc lên một bƣớc, từng bƣớc xác lập đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng khu vực và thế giới. Tuy nhiên, do các doanh nghiệp nƣớc ngoài vào thị trƣờng Việt Nam sẽ nhiều hơn, họ có trình độ, quản lý cao, năng lực đầu tƣ mạnh, tiền vốn hùng hậu, kỹ thuật tiên tiến, cơ chế hợp lý, vì vậy sau khi vào thị trƣờng Việt Nam chắc chắn sẽ khiến cho các DN Việt Nam phải cạnh tranh kịch liệt hơn. Cho nên, việc tìm ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đã trở thành một vấn đề rất quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiêp Việt Nam (Vinaincon) là một trong những công ty xây dựng lớn nhất Việt Nam, nhà tổng thầu hoạt động trong nhiều lĩnh vực nhƣ tƣ vấn thiết kế, cung cấp thiết bị, xây lắp công nghiệp, gia công chế tạo và lắp đặt các sản phẩm cơ khí… Vinaincon đã đóng góp không ít những công trình lớn mang tầm cỡ quốc gia, phù hợp với từng giai đoạn hình thành và phát triển của đất nƣớc. Đó là nhóm công trình hóa chất mà trọng điểm là khu liên hợp Apatit Lào cai, Supe Lâm Thao, Đạm Hà Bắc hay công trình luyện kim lớn nhƣ xây dựng khu liên hợp gang thép Thái Nguyên, 1
- xây dựng đƣờng dây và trạm điện từ 35kV đến 500kV Bắc Nam… nhìn chung Vinaincon đã thi công nhiều công trình có quy mô vừa và lớn, có trọng điểm của đất nƣớc và đƣợc khách hàng đánh giá cao. Với hệ thống các đơn vị từ Bắc vào Nam Vinaincon ngày càng khẳng định vị trí của mình trong nhiều lĩnh vực và đang phấn đấu trở thành tổng thầu hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng Việt Nam. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển Tổng công ty đạt đƣợc những thành công nhất định, tuy nhiên trong những năm gần đây năng lực cạnh tranh của Vinaincon bị giảm sút nhiều đƣợc thấy rõ qua thị phần chiếm lĩnh của Tổng công ty không đƣợc ổn định và thấp hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận thì liên tục bị âm. Mặt khác, thời gian qua các giải pháp tài chính đƣợc doanh nghiệp sử dụng nhƣ: giải pháp huy động vốn, giải pháp quản lý sử dụng vốn, giải pháp quản lý chi phí còn nhiều hạn chế, bất cập, chƣa thực hiện đƣợc một cách đồng bộ khiến cho cơ cấu nguồn vốn chƣa đƣợc cân đối, kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty tƣơng đối thấp nên đã tác động làm năng lực cạnh tranh của Tổng công ty trong thời gian qua không đƣợc tốt. Về nguồn nhân lực bọc lộ một số hạn chế, nguồn nhân lực của Tổng công ty không đủ để có thể chủ động triển khai công tác quản lý điều hành trên các Ban điều hành dự án lớn tại cùng một thời điểm; Công tác đầu tƣ quản lý các thiết bị thi công trong các đơn xây lắp thuộc Vinaincon hiện chƣa khoa học… Đây là vấn đề ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty rất nhiều. Bên cạnh đó, sau khi gia nhập WTO, cánh cửa thị trƣờng xây dựng sẽ ngày càng rộng, ngành xây dựng Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều tập đoàn xây dựng lớn từ nƣớc ngoài nhƣ Nhật Bản, Hoa kỳ, Trung Quốc… Việc các DN xây dựng nƣớc ngoài có năng lực, kinh nghiệm tham gia ngày càng nhiều vào thị trƣờng xây dựng Việt Nam và sự hình thành của một số tập đoàn xây dựng trong nƣớc đã đẩy thị trƣờng xây dựng Việt Nam vào môi trƣờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Xuất phát từ thực trạng trên, việc hoàn thiện các giải pháp tài chính để nâng cao năng lực cạnh tranh cho Vinaincon là vô cùng cần thiết và ý nghĩa. Vì vậy NCS đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh 2
- tranh của Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu luận án tiến sỹ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường. Việc nghiên cứu hiện tượng cạnh tranh có từ lâu và có nhiều lý thuyết về cạnh tranh được xuất hiện từ các trường phái nổi tiếng như lý thuyết cạnh tranh cổ điển, lý thuyết cạnh tranh tân cổ điển, lý thuyết cạnh tranh hiện đại và các trường phái khác. Vì vậy vấn đề về năng lực cạnh tranh cũng sớm được quan tâm và được nghiên cứu theo nhiều quan điểm khác nhau. a. Năng lực cạnh tranh theo lý thuyết cạnh tranh cổ điển Đại diện tiêu biểu cho nhóm lý thuyết cổ điển về năng lực cạnh tranh là Adam Smith và David Ricardo. Trong tác phẩm nổi tiếng “The Wealth of Nations” hay “Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của quốc gia” đề cập đến năng lực cạnh tranh toàn cầu do Adam Smith xuất bản năm 1776. Theo Adam smith, nguồn gốc của quá trình thƣơng mại giữa hai hay nhiều quốc gia là do mỗi quốc gia có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối về một ngành nào đó so với quốc gia khác. Tuy nhiên David Ricardo lại cho rằng “các quốc gia không có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối vẫn có thể mua bán trao đổi nhờ có lợi thế tƣơng đối”. Adam smith và David Ricardo cũng cho rằng giá trị và giá trị sử dụng chứa đựng trong sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của sản phẩm. b. Năng lực cạnh tranh theo quan điểm của Michael Eugene Porter Michael Eugene Porter là một trong những “bộ óc” quản trị có ảnh hƣởng nhất thế giới; chuyên gia hàng đầu về chiến lƣợc và chính sách cạnh tranh của thế giới. Những tác phẩm kinh điển của ông nhƣ “Chiến lƣợc cạnh tranh” (competitive strategy), “lợi thế cạnh tranh” (competitive advantage) và “lợi thế cạnh tranh quốc gia” (competitive advantage of nation) - Trong tác phẩm “Chiến lƣợc cạnh tranh” đƣợc xuất bản đầu tiên năm 1980 ông đã đƣa ra mô hình gồm 5 áp lực cạnh tranh, đây là trọng tâm trong lý 3
- thuyết cạnh tranh của Michael Porter và 5 áp lực cạnh tranh mà DN phải đối mặt là: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm năng, nhà cung cấp, khách hàng và sản phẩm thay thế. Michael porter đƣa ra mô hình này nhằm để đo lƣờng tác động của 5 áp lực tới sự phát triển của DN đồng thời thông qua mô hình này các DN sẽ xác định đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của từng ngành để từ đó đƣa ra đƣợc chiến lƣợc phát triển phù hợp trong tƣơng lai. Khi phân tích năng lực cạnh tranh Michael Porter đã bỏ qua sự khác biệt giữa các DN trong cùng ngành, coi các DN trong cùng ngành có tính đồng nhất về nguồn lực và không tính đến sự biến động của môi trƣờng. Ông cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của 5 áp lực cạnh tranh mà ông đƣa ra. - Tiếp đó năm 1985, Micheal E. Porter xuất bản cuốn sách “lợi thế cạnh tranh” đây là sự bổ sung hoàn hảo cho tác phẩm tiên phong “Chiến lƣợc cạnh tranh”, trong tác phẩm này Porter đã nghiên cứu và khám phá những cơ sở cốt lõi của lợi thế cạnh tranh trong từng doanh nghiệp. Trong cuốn sách, ông đƣa ra khái niệm chuỗi giá trị là tập hợp các hoạt động mà DN thực hiện để tạo ra giá trị cho khách hàng, ông cho rằng nguồn gốc then chốt của lợi thế cạnh tranh là sự khác nhau về chuỗi giá trị. Chuỗi giá trị của Porter giúp các nhà quản lý phân biệt những nguồn lực tiềm ẩn của giá trị khách hàng, điều có thể giúp chúng ta đƣa ra một mức giá cao và lý do tại sao sản phẩm hay dịch vụ này lại có thể thay thế cho sản phẩm, dịch vụ khác. - Cuốn sách cuối cùng trong bộ ba của Porter là “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” đƣợc xuất bản năm 1990, dựa trên nghiên cứu tại mƣời quốc gia thƣơng mại hàng đầu, cuốn sách lợi thế cạnh tranh quốc gia đƣa ra lý thuyết đầu tiên về sức cạnh tranh trên năng suất, ông cho rằng của cải nhiều hay ít là do năng suất quyết định, nhờ đó các công ty cạnh tranh với nhau. Porter cho thấy những lợi thế so sánh truyền thống nhƣ tài nguyên thiên nhiên hay lực lƣợng lao động đã không còn là nguồn gốc của thịnh vƣợng và những lý giải vĩ mô về sức cạnh tranh là không đầy đủ. Cuốn sách giới thiệu mô hình kim cƣơng, trong đó phân tích các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh đồng thời đánh giá một quốc gia hay vùng lãnh thổ có môi trƣờng kinh doanh vi mô lành mạnh hay không. Mô 4
- hình đƣa ra 4 nhân tố tác động qua lại lẫn nhau và quyết định lợi thế cạnh tranh quốc giai hay vùng lãnh thổ đó là: điều kiện đầu vào sẵn có, chiến lƣợc cơ cấu và sự cạnh tranh của công ty, các điều kiện về nhu cầu, các ngành hỗ trợ và có liên quan. Ngoài ra, cơ hội và chính phủ là hai yếu tố quyết định ảnh hƣởng đến môi trƣờng, có tác động gián tiếp đến bốn yếu tố chính. c. Năng lực cạnh tranh theo lý thuyết nguồn lực Lý thuyết nguồn lực cạnh tranh đƣợc đề xuất và phát triển bởi Wernerfelt. Ông đã đƣa ra lý thuyết về nguồn lực của DN (Resource Based View of the firm – RBV) vào năm 1984. Lý thuyết nguồn lực đã giải quyết đƣợc một phần nhƣợc điểm của mô hình Porter, cho rằng nguồn lực của DN chính là yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh của DN (Teece DJ, Pisano G và Shuen A, 1997), dựa trên tiền đề là các DN trong cùng một ngành thƣờng sử dụng những chiến lƣợc kinh doanh khác nhau và các DN không thể dễ dàng sao chép những chiến lƣợc kinh doanh của nhau vì chiến lƣợc kinh doanh đƣợc xây dựng dựa vào chính nguồn lực của DN đó. Wernerflet (1984, p.172) đƣa ra khái niệm đầu tiên và tổng quát nhất về nguồn lực là mọi thứ DN có, cụ thể là các tài sản hữu hình và vô hình gắn với DN. Theo Barney (1991, p.101), nguồn lực gồm tất cả các tài sản, khả năng, quy trình tổ chức, đặc tính thông tin, hay kiến thức… mà DN nắm quyền kiểm soát. Ông cho rằng một nguồn lực tạo nên lợi thế cho DN trong cạnh tranh phải thỏa mãn 4 điều kiện sau: (1) giá trị, (2) hiếm, (3) khó bắt chƣớc, (4) không thể thay thế (Barney, 1991, p. 105). Nhƣ vậy, năng lực cạnh tranh theo lý thuyết nguồn lực đã đề cao vai trò của yếu tố nội tại – nguồn lực của DN sở hữu khi xây dựng chiến lƣợc kinh doanh. Tuy nhiên, trong môi trƣờng cạnh tranh hiện nay, DN cạnh tranh không chỉ bằng sự khác biệt về nguồn lực mà còn phải dựa vào khả năng phối hợp và sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả nhằm đạt mục tiêu chiến lƣợc của mình (Sanchez & Heene, 1996). Đây cũng là hạn chế của lý thuyết nguồn lực về năng lực cạnh tranh khi chỉ nhấn mạnh đến yếu tố nội tại của DN mà không nói đến các yếu tố môi trƣờng kinh doanh 5
- d. Năng lực cạnh tranh theo quan điểm từ lý thuyết năng lực Lý thuyết nguồn lực đã giải quyết đƣợc một phần nhƣợc điểm của mô hình Porter (1985) khi tìm kiếm lợi thế cạnh tranh bền vững nhƣng vẫn chƣa nhận thức đƣợc sự biến động của môi trƣờng. Vì thế, lý thuyết năng lực động đã khắc phục đƣợc điểm yếu này. Giống nhƣ lý thuyết nguồn lực, lý thuyết năng lực động cũng tập trung nghiên cứu khả năng và kết quả kinh doanh của DN, mặc dù năng lực động nhấn mạnh vào sự thay đổi (Easterby-Smith và các cộng sự, 2009). Tuy nhiên, chỉ có lý thuyết về năng lực động mới đánh giá đƣợc làm thế nào doanh nghiệp có thể tạo ra, duy trì lợi nhuận cũng nhƣ lợi thế cạnh tranh trong môi trƣờng thay đổi nhanh chóng (Ambrosini & Bowman, 2009). Theo Teece & cộng sự (1997), năng lực động là “khả năng tích hợp, xây dựng và định dạng lại những tiềm năng bên trong và bên ngoài của DN để đáp ứng với thay đổi của môi trƣờng”. Tecce & cộng sự đề cập đến hai khía cạnh quan trọng của năng lực động chƣa đƣợc chú ý trong quản trị chiến lƣợc gồm: (1) thuật ngữ “năng động” đề cập đến khả năng đổi mới nhằm đáp ứng môi trƣờng kinh doanh thay đổi; (2) thuật ngữ “năng lực” nhấn mạnh khả năng tích hợp và định dạng lại nguồn lực bên trong và bên ngoài, kết hợp giữa các nguồn lực để phù hợp với các yêu cầu khi môi trƣờng thay đổi. Năng lực động là một loại năng lực và là một nguồn lực đặc biệt, do đó cũng là nền tảng hình thành lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh cho DN theo mô hình V.R.I.N (giá trị, hiếm có, khó thay thế, khó bắt chƣớc) của Barney (1991) 2.2. Các công trình nghiên cứu nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của DN Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu, các DN đứng trƣớc rất nhiều cơ hội để mở rộng sản xuất kinh doanh nhƣng cũng không ít thách thức phải đối mặt, việc nâng cao năng lực cạnh tranh là một trong những yếu tố sống còn của DN. Cũng nhƣ bản thân DN, năng lực cạnh tranh chịu nhiều tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau, nên đã có các công trình nghiên cứu về những nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh nhƣ: 6
- Ambastha và Momaya (2004) đã nghiên cứu năng lực cạnh tranh của DN về “Lý thuyết, khung phân tích và mô hình”. Nghiên cứu đã phân tích chỉ ra các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của DN gồm: (1) nguồn lực (nguồn nhân lực, cấu trúc, văn hóa, trình độ công nghệ, tài sản của DN); (2) Quy trình (chiến lƣợc, quy trình quản lý, quy trình công nghệ, quy trình tiếp thị); (3) Hiệu suất (chi phí, giá cả, thị phần, phát triển sản phẩm mới). Tuy nhiên nghiên cứu chƣa phân biệt về địa lý, quy mô, lĩnh vực hoạt động mà chỉ đánh giá năng lực cạnh tranh của DN nói chung. Vì vậy, nếu nghiên cứu năng lực cạnh tranh của DN ở những qui mô và lĩnh vực khác nhau thì nghiên cứu của Ambastha và Momaya vẫn còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu của Thompson, Strickland & Gamble (2007) đã đề xuất các nhân tố ảnh hƣởng đến NLCT tổng thể của một doanh nghiệp dựa trên 10 yếu tố (hình ảnh/uy tín, công nghệ mạng lƣới phân phối, khả năng phát triển và đổi mới sản phẩm, chi phí sản xuất, dịch vụ khách hàng, nguồn nhân lực, tình hình tài chính và trình độ quảng cáo, khả năng quản lý thay đổi). Tuy nhiên nhân tố này mới chỉ xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của DN và đánh giá nó dựa trên phƣơng pháp cho điểm nhằm so sánh năng lực giữa các doanh nghiệp mà chƣa xác định đƣợc mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố này đến NLCT và hiệu quả kinh doanh của DN. Nghiên cứu của Onar & Polat (2010) về các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh và lựa chọn chiến lƣợc kinh doanh của 104 DN niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Istabul – Thổ Nhĩ Kỳ thông qua phỏng vấn tổng giám đốc hoặc giám đốc nguồn nhân lực dựa trên bảng câu hỏi Likert 7 điểm. Nghiên cứu này đã phân tích các nhân tố tác động đến NLCT của DN bao gồm (1) khả năng quản trị, (2) khả năng sản xuất, (3) khả năng bán hàng – marketing, (4) khả năng dịch vụ hậu cần logistics, (5) công nghệ thông tin, (6) tài chính kế toán, (7) nguồn nhân lực, (8) dịch vụ chăm sóc khách hàng, (9) dịch vụ, (10) nghiên cứu và phát triển, (11) quản trị công nghệ, (12) đổi mới và (13) quan hệ khách hàng. Nghiên cứu này đã khẳng định quyết định chiến lƣợc càng đúng đắn thì càng tạo ra khả năng cạnh tranh cao. 7
- Nghiên cứu của tác giả Sauka (2014) về “Đo lường năng lực cạnh tranh của các công ty ở Latvia” kết quả nghiên cứu đã xác định 7 nhân tố ảnh hƣởng đến NLCT cấp công ty, bao gồm: (1) năng lực tiếp cận các nguồn lực; (2) năng lực làm việc của các nhân viên; (3) nguồn lực tài chính; (4) chiến lƣợc kinh doanh; (5) tác động của môi trƣờng; (6) năng lực kinh doanh so với đối thủ; (7) sử dụng các mạng lƣới thông tin liên lạc. Nhƣợc điểm chủ yếu của nghiên cứu này là chỉ sử dụng phƣơng pháp thống kê và đƣa ra nhận xét dựa trên giá trị trung bình. Nghiên cứu chỉ xác định những yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của DN và đo lƣờng mức độ của chúng thông qua khảo sát nhƣng không đề cập đến mối quan hệ với NLCT của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu đƣợc đánh giá trong bối cảnh tại Latvia bởi các công ty nói chung, mà không phân biệt lĩnh vực hoạt động nên kết quả sẽ hạn chế khi áp dụng vào các nƣớc có nền kinh tế phát triển cũng nhƣ những công ty có ngành nghề khác. Với quan điểm năng lực cạnh tranh là năng lực nội sinh của DN thì Hamel và Prahalad (1990) đã nhấn mạnh đến: (1) Chiến lƣợc kinh doanh của DN; (2) Các cấu trúc, năng lực, khả năng sáng tạo; (3) Các nguồn lực vô hình và hữu hình và cho rằng năng lực cạnh tranh của DN chính là khả năng phát triển và tận dụng tốt các nguồn lực của mình hơn đối thủ cạnh tranh, tức là cần dựa vào nguồn lực DN. Nguyễn Thành Long (2016) trong luận án tiến sỹ “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DN du lịch bến tre”, đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và một số mô hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch. Đã xác định đƣợc 8 yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của DN du lịch bến tre gắn với đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên của địa phƣơng. Các yếu tố bao gồm: (1) Năng lực Marketing; (2) thƣơng hiệu; (3) năng lực tổ chức, quản lý; (4) trách nhiệm xã hội; (5) chất lƣợng sản phẩm dịch vụ; (6) nguồn nhân lực; (7) cạnh tranh về giá; (8) điều kiện mội trƣờng điểm đến. 8
- Cũng phân tích về các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh có Nguyễn Duy Hùng (2016) trong luận án tiến sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam”, Đại học kinh tế quốc dân.Tác giả đã vận dụng mô hình đánh giá nội bộ của Thompson và Strickland (2001) để xác định hệ thống 7 yếu tố bên trong tác động đến năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam, bao gồm yếu tố về quyền lực tài chính; vốn trí tuệ; chất lƣợng sản phẩm; trình độ công nghệ; chất lƣợng dịch vụ; thƣơng hiệu, uy tín và hoạt động xúc tiến; mạng lƣới hoạt động. Luận án đã lƣợng hóa đƣợc mức độ ảnh hƣởng từng yếu tố bên trong tới năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam. Từ đó tác giả đƣa ra giải pháp tƣơng ứng liên quan đến năng lực cạnh tranh cho các công ty chứng khoán Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh tự do hóa thị trƣờng chứng khoán. Tuy nhiên tác giả chỉ tập trung phân tích các yếu tố bên trong mà không nói đến các yếu tố bên ngoài. Đặng Thị Thanh Minh (2016) cũng tập trung phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố bên trong DN đến năng lực cạnh tranh và chủ yếu đi vào phân tích ảnh hƣởng của các nguồn lực vô hình thỏa mãn tiêu chí: Có giá trị, hiếm, khó thay thế và khó bị bắt chƣớc (năng lực động). Tác giả đƣa ra 5 nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh gồm: (1) Năng lực Marketing, (2) Định hƣớng kinh doanh, (3) Định hƣớng học hỏi, (4) Năng lực sáng tạo, (5) Danh tiếng doanh nghiệp. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang(2009) về năng lực động đã cho thấy các nhân tố: Định hƣớng kinh doanh, năng lực Marketing, kết quả kinh doanh, năng lực sáng tạo, định hƣớng học hỏi, kỳ vọng cơ hội WTO, nguồn lực tài chính, năng lực quản lý, năng lực nghiên cứu và phát triển ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. 2.3. Nghiên cứu các tiêu chí đo lƣờng năng lực cạnh tranh Có rất nhiều các quan điểm khác nhau khi nghiên cứu về NLCT của DN, vì vậy các tiêu chí đƣợc sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh vẫn chƣa đƣợc thống nhất với nhau. 9
- Theo Goldsmith và Clutter Buck (1992) đã chỉ ra có 3 chỉ tiêu đo lƣờng năng lực cạnh tranh của DN: tăng trƣởng tài sản vốn, doanh số và lợi nhuận trong 10 năm; sự nổi tiếng trong ngành nhƣ một công ty dẫn đầu; sản phẩm đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng. Hay nhƣ Baker và Hart (2007) đã đƣa ra 4 tiêu chí để xác định năng lực cạnh tranh: tỷ suất lợi nhuận, thị phần, tăng trƣởng xuất khẩu và quy mô. Còn Peters Và Waterman (1982) đã đƣa ra 7 tiêu chí để xác định năng lực cạnh tranh bao gồm sáu tiêu chí đo lƣờng mức độ tăng trƣởng và tài sản dài hạn đƣợc tạo ra trong 20 năm gồm: doanh thu và lợi nhuận, tổng tài sản, tiêu chí khác đo lƣờng khả năng hoàn vốn và tiêu thụ sản phẩm, thời gian hoàn vốn, thị phần, tỷ trọng xuất khẩu và tiêu chí thứ 7 là đánh giá lịch sử quá trình đổi mới của DN. Theo Khader, S.A. (2021) năng lực cạnh tranh là khả năng để tăng thị phần, lợi nhuận, tăng trƣởng giá trị gia tăng và để duy trì sự cạnh tranh trong một khoảng thời gian dài. Ông đã đƣa ra cách đo lƣờng năng lực cạnh tranh dựa trên công thức sau: Năng lực cạnh tranh = Tài sản cạnh tranh × Tiến trình cạnh tranh (Trong đó, Tài sản cạnh tranh bao gồm: cơ sở hạ tầng, tài chính, công nghệ, con ngƣời) Nghiên cứu của Hoàng Nguyên Khai (2016) Đã xây dựng các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại (NHTM) cụ thể nhƣ: Năng lực tài chính; Năng lực về sản phẩm dịch vụ; Trình độ công nghệ ngân hàng; nguồn nhân lực và năng lực quản trị điều hành; thị phần và tốc độ tăng trƣởng thị phần của ngân hàng thƣơng mại. Bên cạnh đó tác giả Nguyễn Tú (2015) cũng đã nghiên cứu hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam trên một số các chỉ tiêu chính và tổng hợp thành 4 nhóm tiêu chí để đo lƣờng năng lực cạnh tranh, bao gồm: Sức mạnh nội tại; sản phẩm dịch vụ; khách hàng; thị phần và thƣơng hiệu; lợi nhuận. Nghiên cứu của Phạm Duy Hƣng (2012) khẳng định: năng lực quản lý, năng lực tài chính, trình độ khoa học công nghệ chính là các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của các DN. Trần Hữu Cƣờng và các cộng sự (2011) đã tiến hành đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên 3 góc độ: (1) Các tiến trình cạnh tranh 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 294 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 231 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 65 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn