intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:187

152
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu cơ sở lý luận về Tập đoàn kinh tế và Tập đoàn kinh tế nhà nước, cơ chế quản lý tài chính đối với Tập đoàn kinh tế, để từ đó phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam; xác định những thành tựu và hạn chế trong cơ chế quản lý tài chính hiện hành của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, chỉ ra và phân tích những nguyên nhân của thực trạng đó; đề xuất một số kiến nghị và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam trong giai đoạn tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ----------œ•---------- TRẦN ĐỨC CHÍNH HOµN THIÖN C¥ CHÕ QU¶N Lý TµI CHÝNH CñA TËP §OµN DÇU KHÝ quèc gia VIÖT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ----------œ•---------- TRẦN ĐỨC CHÍNH HOµN THIÖN C¥ CHÕ QU¶N Lý TµI CHÝNH CñA TËP §OµN DÇU KHÝ quèc gia VIÖT NAM Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. HOÀNG TRẦN HẬU 2. TS. NGUYỄN ĐỨC ĐỘ HÀ NỘI - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Đức Chính
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu đồ, hộp MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI ........................................................................................................................7 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TẬP ĐOÀN KINH TẾ VÀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC ...............................................................................................................7 1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ....................................................................................................................11 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ..........................................................................17 2.1. BẢN CHẤT, ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ....................................................................................................................17 2.1.1. Bản chất của các Tập đoàn kinh tế ..................................................................17 2.1.2. Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế........................................................................22 2.1.3. Sự hình thành các Tập đoàn kinh tế.................................................................26 2.2. BẢN CHẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ..................30 2.2.1. Bản chất, các yếu tố cấu thành và nội dung của cơ chế quản lý tài chính .........30 2.2.2. Vai trò của cơ chế quản lý tài chính trong cơ chế quản lý doanh nghiệp ..........44 2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới cơ chế quản lý tài chính trong doanh nghiệp ....................................................................................................52 2.2.4. Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế nhà nước và thực tế cơ chế quản lý tài chính trong Tập đoàn kinh tế nhà nước ở một số nước ............................57 Chương 3: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM ......................................................65 3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM........................................................................65 3.1.1. Quá trình hình thành Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam .........................65 3.1.2. Tổ chức bộ máy của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam..........................67 3.1.3. Kết quả sản xuất - kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam..........72
  5. 3.2. THỰC TRẠNG HÌNH THÀNH VÀ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM ..........77 3.2.1. Tổng quan về sự hình thành và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam......................................................77 3.2.2. Cơ chế tạo lập và huy động vốn của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ..........................................................................................................81 3.2.3. Cơ chế quản lý tài sản và sử dụng vốn của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ...........................................................................................................87 3.2.4. Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam............................................................................................94 3.2.5. Cơ chế kiểm soát và giám sát tài chính của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam .........................................................................................100 3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM ........................................................104 3.3.1. Những ưu điểm của cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam..........................................................................................104 3.3.2. Hạn chế của cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và nguyên nhân của chúng .....................................................106 Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM...........................................113 4.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM................................................................................113 4.1.1. Quan điểm phát triển của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam................113 4.1.2. Mục tiêu phát triển của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ...................114 4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM ...............................................119 4.2.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của chủ sở hữu đối với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ...........................................................................119 4.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nội bộ của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam..........................................................................................131 KẾT LUẬN .....................................................................................................................157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....................................................................................159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................160 PHỤ LỤC.........................................................................................................................167
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CBCNV : Cán bộ công nhân viên CBDK : Chế biến dầu khí CN : Công nghiệp CNKT : Công nhân kỹ thuật CNV : Công nhân viên CP : Chính phủ CSH : Chủ sở hữu DQS : Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất DVKTDK : Dịch vụ kỹ thuật dầu khí ĐH : Đại học EIC : Tổng Công ty Công nghệ Năng lượng Dầu khí Việt Nam GE : (Tập đoàn) General Electronic GM : (Tập đoàn) General Motor HĐTV : Hội đồng thành viên KHĐT : Kế hoạch đầu tư LĐ : Lao động MNC : Multinational Company (Công ty đa quốc gia) NSNN : Ngân sách nhà nước NXB : Nhà xuất bản Petec : Công ty thương mại xăng dầu, Dầu khí PSC : Product sharing contract (Hợp đồng Phân chia sản phẩm) PTSC : Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam PVC : Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam PVCFC : Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau PVD : Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí PVEP : Tổng Công ty Cổ phần Thăm dò Khai thác dầu khí PVFCCO : Tổng Công ty Cổ phần Phân bón và hóa chất dầu khí PVGAS : Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP PVN : Petro Vietnam (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) PVOIL : Tổng Công ty Dầu Việt Nam PVPower : Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam PVTEX : Công ty Cổ phần Hóa dầu và xơ sợi tổng hợp dầu khí PVTRANS: Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí SĐH : Sau đại học SX-KD : Sản xuất kinh doanh Tập đoàn : Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam TĐ : Tập đoàn TDDK : Thăm dò dầu khí TĐDKVN : Tập đoàn dầu khí Việt Nam TĐKT : Tập đoàn kinh tế TK-TD : Tìm kiếm- thăm dò TMCP : (Ngân hàng) Thương mại cổ phần TNC : Transnational Corporation (Tập đoàn đa quốc gia) TSCĐ : Tài sản cố định VNPT : Vietnam Post and Telecommunication (Tập đoàn Viễn thông Việt Nam)
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Số hiệu Nội dung Trang Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phản ánh quy mô của các Tập đoàn kinh tế Việt Nam ..........23 Bảng 2.2: Những khác biệt chủ yếu trong cơ chế quản lý tài chính của các Tập đoàn kinh tế nhà nước so với Tập đoàn kinh tế tư nhân......................62 Bảng 3.1: Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ................................................................................................68 Bảng 3.2: Biến động số và chất lượng lao động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2008-2013 .............................................................69 Bảng 3.3: Trình độ đào tạo theo khối công tác.............................................................70 Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam......................................................................................................73 Bảng 3.5: Kế hoạch đầu tư 2011-2015 và tình hình thực hiện trong giai đoạn 2011-2013 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ...............................74 Bảng 3.6: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam .........................................................................74 Bảng 3.7: Hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2011- 2013 ...................................................75 Bảng 3.8: Đầu tư cho các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn .......................................76 Bảng 3.9: Doanh thu của Tập đoàn giai đoạn 2001-2013............................................77 Bảng 3.10: Đánh giá chung về cơ chế tài chính của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (tỷ lệ % số cán bộ trong mẫu điều tra) ...............................106 Bảng 4.1: Nhu cầu vốn đầu tư của PVN khi tham gia các dự án...............................138 Bảng 4.2: Nguồn vốn chủ sở hữu của PVN ...............................................................139 Bảng 4.3: Cân đối nguồn vốn của PVN giai đoạn 2011-2015 và 2016-2025 ...........142
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Số hiệu Nội dung Trang Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ giới tính cán bộ, nhân viên Tập đoàn ...........................................71 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu độ tuổi cán bộ, nhân viên trong Tập đoàn.................................71 Biểu đồ 3.3: Trình độ được đào tạo của cán bộ, nhân viên Tập đoàn .......................72 Biểu đồ 3.4: Đánh giá mức độ phù hợp của cơ chế huy động vốn ở Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ..........................................................87 Biểu đồ 3.5: Mức độ phù hợp của cơ chế quản lý và sử dụng vốn trong Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ..........................................................93 Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ cán bộ trong mẫu điều tra đánh giá các bất cập trong cơ chế quản lý và sử dụng vốn, tài sản là lớn nhất.....................................94 Biểu đồ 3.7: Mức độ phù hợp của cơ chế quản lý doanh thu và chi phí trong Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ...................................................97 Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ cán bộ trong mẫu điều tra đánh giá các bất cập trong cơ chế quản lý doanh thu và chi phí của Tập đoàn là lớn nhất ..................97 Biểu đồ 3.9: Mức độ phù hợp của cơ chế về lợi nhuận trong Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ...........................................................................98 Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ cán bộ trong mẫu điều tra đánh giá các bất cập trong cơ chế về lợi nhuận của Tập đoàn là lớn nhất ............................................99 Biểu đồ 3.11: Mức độ phù hợp của cơ chế quản lý chi phí và kế toán ở Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ..........................................................99 Biểu đồ 3.12: Tỷ lệ cán bộ trong mẫu điều tra đánh giá các bất cập trong cơ chế quản lý chi phí và kế toán là lớn nhất ...........................................100 Biểu đồ 3.13: Mức độ phù hợp của cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính trong Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam .................................................103 Biểu đồ 3.14: Đánh giá của cán bộ Tập đoàn về bất cập lớn nhất trong cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính Tập đoàn (% của mẫu khảo sát) .............104 Biểu đồ 3.15: Tỷ lệ các cán bộ ủng hộ ưu tiên hoàn thiện các quy định về những vấn đề cụ thể trong cơ chế tài chính của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam................................................................................109 Biểu đồ 3.16: Đánh giá của các cán bộ quản lý trong Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam về công tác phân cấp quản lý của Tập đoàn .......................110 Biểu đồ 3.17: Những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bất cập của cơ chế tài chính trong Tập đoàn Dầu khí quốc gia (tỷ lệ % của số cán bộ được khảo sát) ......................................................................................111
  9. DANH MỤC CÁC HỘP TRONG LUẬN ÁN Số hiệu Nội dung Trang Hộp 2.1: Sự phát triển và mở rộng kinh doanh của Công ty Honda ...........................24 Hộp 2.2: Sự phát triển và các thương vụ mua bán của Tập đoàn General Electric ....29 Hộp 2.3: Tập đoàn Đường sắt Đức (Deutsche Bahn AG) ...........................................61
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Đến nay, sau một số năm hoạt động, các Tập đoàn kinh tế nhà nước đã có những đóng góp quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế Việt Nam. Tuy vậy, mục tiêu lớn nhất khi thiết kế ra những Tập đoàn này - đóng vai trò là những “quả đấm thép” làm chỗ dựa, trụ cột cho sự phát triển kinh tế của đất nước - chưa trở thành hiện thực. Các Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam chưa đủ sức mạnh để đảm nhận chức năng điều tiết thị trường, chưa thể trở thành “công cụ thực hiện chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước”. Chúng cũng chưa thể trở thành “hạt nhân” để tập hợp các doanh nghiệp trong nước trong việc khai thác nội lực, cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài ngay trên thị trường Việt Nam. Thực trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu và quản lý, một trong những nguyên nhân rất quan trọng dẫn tới tình trạng này là các Tập đoàn kinh tế Nhà nước chưa có cơ chế quản lý thích hợp. Trong hệ thống các cơ chế quản lý các Tập đoàn kinh tế, yếu tố cốt lõi/ trung tâm - cơ chế quản lý tài chính - được đánh giá một cách khá thống nhất là chưa thực sự hoàn chỉnh; còn nhiều bất cập trong quá trình xây dựng và áp dụng cơ chế này. Trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước mà các Tập đoàn kinh tế là một cấu phần rất quan trọng, việc nghiên cứu để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của các Tập đoàn nhà nước, vì thế, được coi là một trong những vấn đề quan trọng về lý luận, bức thiết trong thực tiễn ở Việt Nam. Kinh nghiệm từ công tác cải tiến quản lý các doanh nghiệp nhà nước trong nhiều thập kỷ qua cho thấy rằng: Để hoàn thiện cơ chế quản lý nói chung, cơ chế tài chính của các Tập đoàn kinh tế nhà nước nói riêng, phải kết hợp chặt chẽ việc nghiên cứu cơ sở khoa học, kinh nghiệm quốc tế cũng như nghiên cứu điển hình trong các đơn vị cơ sở - mà cụ thể trong trường hợp này là các Tập đoàn kinh tế nhà nước. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam được thành lập từ năm 2006 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở chuyển đổi từ Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Qua gần 8 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã thể hiện cơ bản được chức năng vai trò trong nền kinh tế. Sự thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế, tài chính như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận, số nộp ngân sách Nhà nước… Tính đến năm 2013 Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam là đơn vị
  11. 2 đóng góp lớn nhất vào ngân sách Nhà nước. Do tính chất đặc thù của ngành kinh tế trọng điểm và vai trò của Tập đoàn này đối với nền kinh tế, nên hầu hết các hoạt động của Tập đoàn đều do Chính phủ can thiệp thông qua hệ thống văn bản hành chính như: quy chế tổ chức hoạt động, quy chế quản lý tài chính, các nghị định, thông tư hướng dẫn… Tuy vậy, sau một số năm hoạt động, hệ thống các quy định, quy chế được ban hành bởi Nhà nước đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, điển hình là cơ chế quản lý tài chính, sự không phù hợp đó sẽ tác động không tích cực đến kết quả hoạt động của Tập đoàn trong thời gian tới nếu không có những sửa đổi thích hợp. Việc triển khai nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề có liên quan đến cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí nhằm tìm kiếm các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn là một việc làm hết sức cần thiết. Nhìn tổng thể, trong các Tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam là một Tập đoàn có quy mô lớn, sản xuất kinh doanh ở ngành kinh tế trọng điểm của quốc gia, có nhiều nét đặc trưng cho các Tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam. Việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng của cơ chế quản lý nói chung, cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn này nói riêng, sẽ cho phép rút ra những kết luận chung cho các Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn tới. Xuất phát từ những thực tế đó, “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam” được chọn làm đề tài cho luận án tiến sỹ này. Tuy nhiên, cơ chế quản lý tài chính đối với Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam bao trùm phạm vi nghiên cứu rộng. Hơn nữa, trong thời gian qua, cũng đã có những nghiên cứu của nhiều chuyên gia và cán bộ quản lý về vấn đề này. Bởi vậy, những vấn đề đặt ra khi nghiên cứu đề tài luận án không lặp lại và dàn trải, mà chỉ bao gồm: Thứ nhất, phân tích, nhận định rõ quan điểm về Tập đoàn kinh tế và Tập đoàn kinh tế nhà nước, đặc điểm, vai trò của Tập đoàn kinh tế nhà nước được thể hiện như thế nào? Cơ chế tài chính của các Tập đoàn kinh tế và cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn kinh tế nhà nước có sự khác biệt như thế nào? Thứ hai, qua khảo cứu quá trình phát triển và cơ chế quản lý tài chính của một số Tập đoàn dầu khí trên thế giới cũng như một số Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam, từ đó rút ra những kinh nghiệm thực tế cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam về việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong giai đoạn tiếp theo.
  12. 3 Thứ ba, phân tích đặc điểm, quá trình hình thành phát triển của Tập đoàn Dầu khí giai đoạn từ 2006 đến nay để từ đó cho thấy sự khác biệt của Tập đoàn kinh tế này đối với các Tập đoàn kinh tế khác của Nhà nước. Từ những khác biệt đó sẽ là nền tảng cho việc hình thành một cơ chế quản lý tài chính phù hợp trong điều kiện hiện nay và trong thời gian tới. Thứ tư, qua nghiên cứu cần xác định cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam được ban hành do chủ thể nào? Thông qua các văn bản pháp quy cụ thể nào? Tính hợp lý của từng nội dung trong cơ chế quản lý tài chính được thể hiện như thế nào trong quá trình thực thi áp dụng cơ chế. Thứ năm, việc các quy định có liên quan trong cơ chế quản lý tài chính đến các cơ chế cụ thể như cơ chế huy động và quản lý sử dụng vốn của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam hiện nay đang tồn tại một số bất cập. Qua phân tích, đánh giá cụ thể vấn đề này, hướng giải quyết cụ thể sẽ được thực hiện như thế nào? Thứ sáu, thực trạng quản lý sử dụng vốn, tài sản, quản lý doanh thu, chí phí và phân phối lợi nhuận của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng sẽ được phân tích, đánh giá trong đề tài nghiên cứu. Mục tiêu của việc phân tích này là nhằm chỉ ra những tồn tại và hạn chế cũng như những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó. Kết quả của việc phân tích đó sẽ được sử dụng làm cơ sở cho việc đề xuất các kiến nghị, các giải pháp cụ thể hình thành một cơ chế quản lý tài chính phù hợp, hiệu quả cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu cơ sở lý luận về Tập đoàn kinh tế và Tập đoàn kinh tế nhà nước, cơ chế quản lý tài chính đối với Tập đoàn kinh tế, để từ đó phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Xác định những thành tựu và hạn chế trong cơ chế quản lý tài chính hiện hành của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, chỉ ra và phân tích những nguyên nhân của thực trạng đó. Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam trong giai đoạn tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn, các nội dung có liên quan đến cơ chế quản lý tài chính đang được áp dụng tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Cơ chế tài chính được nghiên cứu trong luận án được tiếp
  13. 4 cận từ cả hai giác độ: cơ chế quản lý của Nhà nước về mặt tài chính đối với Tập đoàn và cơ chế quản lý tài chính trong nội bộ Tập đoàn. Cách tiếp cận này là cần thiết bởi các Tập đoàn kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước nói chung, Tập đoàn Dầu khí quốc gia nói riêng, vẫn chịu sự chi phối mạnh mẽ của Nhà nước, quan hệ tài chính giữa Nhà nước và Tập đoàn do Nhà nước quyết định và có ảnh hưởng lớn tới toàn bộ tổ chức cũng như phương thức vận hành của toàn bộ các hoạt động do Tập đoàn tiến hành. Bên cạnh đó, do các Tập đoàn - dù là Tập đoàn kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước - vẫn là những tổ chức sản xuất kinh doanh hoạt động theo cơ chế thị trường, được phân cấp và có quyền tự quyết định nhiều vấn đề theo sự phân cấp đó. Do vậy, nó cũng cần có sự chủ động nhất định trong việc xây dựng và thực hiện những nội dung cụ thể trong cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn. Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu tất cả các hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, để từ đó tập trung phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam hiện nay. Thời gian nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam trong giai đoạn từ 2006 đến nay. Từ đó, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam trong thời gian tới 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Về tổng thể chung, các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử được sử dụng như phương pháp luận nền tảng chung, làm cơ sở cho việc hình thành cách tiếp cận đối với đối tượng và các nội dung nghiên cứu cũng như mối quan hệ nhân quả giữa các nội dung cụ thể. Phương pháp luận này cũng là cơ sở để hình thành các giả thuyết nghiên cứu và việc phân tích các mối quan hệ, các xu hướng biến động của cơ cấu và kết quả hoạt động của Tập đoàn được đề cập trong luận án. Về việc thu thập số liệu, tài liệu, với số liệu thứ cấp, luận án tập hợp các số liệu và tư liệu đã được công bố qua sách, báo, tạp chí và các báo cáo tổng kết, các công trình nghiên cứu, các website… Số liệu thứ cấp trong đề tài này bao gồm: các bài viết về quá trình hình thành phát triển của các Tập đoàn kinh tế và Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam, cơ chế quản lý kinh tế nói chung và cơ chế quản lý tài chính đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nước. Trong số các tài liệu, tư liệu này, luận án chú trọng
  14. 5 phân tích những nội dung liên quan tới cơ chế quản lý tài chính đối với Tập đoàn kinh tế nói chung; các số liệu, tư liệu về cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ được phân tích trong bối cảnh đặc thù của Tập đoàn này, nhưng cũng sẽ được nhìn nhận như cơ chế của một điển hình trong các Tập đoàn kinh tế Việt Nam. Những số liệu liên quan đến cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí (từ các báo cáo của Tập đoàn và các đơn vị thành viên của Tập đoàn) cũng sẽ được tập hợp phân tích để làm rõ những đặc điểm có tính bản chất của cơ chế này. Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp gồm các số liệu khảo sát được thu thập thông qua điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu một số đối tượng liên quan tới việc xây dựng và thực hiện áp dụng cơ chế quản lý tài chính đối với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. - Lãnh đạo doanh nghiệp, các cán bộ quản lý chủ chốt và cán bộ nghiệp vụ/ quản lý chức năng của các doanh nghiệp thành viên trong Tập đoàn cũng như các cán bộ chuyên môn công tác tại văn phòng Tập đoàn. - Các cán bộ quản lý nhà nước thuộc các cơ quan ban ngành có liên quan đến cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn như: Cán bộ Cục thuế, Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Công thương. - Các cán bộ nghiên cứu am hiểu về cơ chế quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp, các Tập đoàn. Về phương pháp phân tích số liệu: Phương pháp tổng hợp thống kê sử dụng bảng thống kê và đồ thị thống kê: Luận án sử dụng các bảng thống kê và các biểu đồ để thể hiện hiện trạng cũng như cơ cấu để so sánh, phân tích sự tăng trưởng và thực trạng, xu hướng biến động của các nội dung thuộc phạm vi nghiên cứu. Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng trong việc tổng hợp và phân tích các số liệu, kết quả thu được từ hoạt động điều tra, khảo sát, đặc biệt là để làm rõ những yếu tố cấu thành hiện trạng tại những thời điểm cụ thể hoặc để so sánh các yếu tố này ở những thời điểm khác nhau. Việc phân tích số liệu khảo sát được thực hiện trên cơ sở sử dụng phần mềm SPSS kết hợp với nghiên cứu, đánh giá chủ quan. Phương pháp chuyên gia: Để thẩm định và đánh giá tính chính xác của các số liệu và các phân tích, nhận định rút ra từ số liệu điều tra, một cuộc tọa đàm, trao đổi ý
  15. 6 kiến sẽ được tổ chức với thành viên tham dự là các chuyên gia am hiểu sâu về cơ chế quản lý tài chính của các Tập đoàn nói chung và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam nói riêng. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về cơ chế quản lý tài chính đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có những đóng góp sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về Tập đoàn kinh tế, Tập đoàn kinh tế nhà nước như quan điểm nhận thức về Tập đoàn kinh tế nhà nước, đặc điểm vai trò của Tập đoàn kinh tế nhà nước. - Đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, qua phân tích những thành quả và hạn chế của cơ chế hiện tại cần sự đổi mới và thay thế, tìm ra những nguyên nhân của những tồn tại trong cơ chế quản lý tài chính hiện hành để sử dụng làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam trong giai đoạn tới 2020. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng và dựa vào kinh nghiệm trong việc xây dựng và áp dụng cơ chế quản lý tài chính của một số Tập đoàn dầu khí lớn trong khu vực và Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam, luận án sẽ đề xuất một hệ thống bao gồm các nhóm giải pháp cụ thể để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung của luận án gồm 4 chương (150 trang) Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài (10 trang) Chương 2: Cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính trong các Tập đoàn kinh tế (48 trang) Chương 3: Thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (48 trang) Chương 4: Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (44 trang)
  16. 7 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TẬP ĐOÀN KINH TẾ VÀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Thế giới dùng những khái niệm khác nhau để nói về các Tập đoàn kinh tế, những chủ thể kinh tế có tư cách rất khác biệt theo quy định của hệ thống luật pháp ở các nước khác nhau. Sau một thời gian dài chủ yếu chỉ xem xét chủ thể kinh tế này như một hình thức để tập trung hóa sản xuất và là kết quả của quá trình tích tụ - tăng quy mô của doanh nghiệp, từ giữa thế kỷ XX, Tập đoàn kinh tế thường được xem xét dưới giác độ tổ chức kinh doanh, như một loại hình chủ thể kinh tế được tổ chức để kinh doanh trên phạm vi toàn cầu và thâm nhập thị trường mới. Các nghiên cứu thường đề cập tới các hình thức tổ chức của các chủ thể đó dưới dạng các công ty đa quốc gia (multinational companies - MNC) hoặc các công ty xuyên quốc gia (transnational companies - TNC). Thành lập và phát triển các Tập đoàn kinh tế là một chủ trương lớn của Việt Nam trong những năm qua. Hoạt động của các chủ thể kinh tế này đã đem lại nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, hiệu quả, tác động và mức độ đáp ứng kỳ vọng mà xã hội đặt ra cho chúng đã được đánh giá khá khác biệt. Chính vì thế, trong thời gian qua, ở Việt Nam đã có rất nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, có những ấn phẩm và các công trình nghiên cứu về các Tập đoàn kinh tế cũng như những khía cạnh, vấn đề riêng rẽ trong hoạt động và phát triển của chúng, đặc biệt là về hiệu quả hoạt động và tác động của các Tập đoàn kinh tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Những quan điểm về Tập đoàn kinh tế, những ưu điểm và hạn chế của cơ chế quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng đối với Tập đoàn kinh tế nhà nước cũng như cơ chế quản lý tài chính đang áp dụng tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã được nhiều tổ chức, cá nhân nghiên cứu, được đề cập trong các tài liệu đã được phát hành như sách, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu, luận văn, luận án. Trong đó, mỗi quan điểm, mỗi công trình, đề tài nghiên cứu được nhìn nhận ở những góc độ khác nhau với những mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Trong số những công trình nghiên cứu về Tập đoàn kinh tế, có thể nêu một số công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống và chi tiết về chủ đề này như sau:
  17. 8 1. Tác giả Nguyễn Thiết Sơn đã thực hiện một nghiên cứu về các công ty xuyên quốc gia và công bố kết quả nghiên cứu trong một ấn phẩm cùng tên do Nxb Khoa học xã hội xuất bản tại Hà Nội năm 2003. Công trình đã nghiên cứu các vấn đề về công ty xuyên quốc gia, tổng kết, đúc rút những biểu hiện và quá trình hoạt động của các Tập đoàn xuyên quốc gia. Tác giả đã trình bày sự hình thành, cơ sở kinh tế - xã hội cũng như những nhân tố chủ yếu tác động tới quá trình hình thành và phát triển của các Tập đoàn kinh tế. Thông qua nghiên cứu điển hình về một số Tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới, tác giả đã rút ra một số kết luận về: 1) cơ sở kinh tế để các Tập đoàn kinh tế xuất hiện và phát triển (mức độ tập trung hóa sản xuất, sức ép cạnh tranh và yêu cầu tránh hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua việc tăng quy mô), 2) mối quan hệ giữa tiến bộ khoa học - công nghệ và Tập đoàn kinh tế (khai thác lợi thế độc quyền về tiến bộ khoa học - công nghệ, chuyển giao công nghệ gắn với đầu tư sang các thị trường ngoài thị trường truyền thống), 3) mối quan hệ giữa quá trình đầu tư tư bản và sự hình thành các Tập đoàn (sự đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con thuộc nhiều quốc gia) và 4) mối quan hệ giữa thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán, với sự hình thành các Tập đoàn đa quốc gia (quá trình mua bán/ sáp nhập doanh nghiệp cho phép một Tập đoàn/ công ty lớn có lợi thế có thể thâu tóm các doanh nghiệp khác ở trong và ngoài nước). Tác giả của công trình nghiên cứu này nhận định rằng việc hình thành các Tập đoàn/ công ty đa quốc gia là một xu hướng đang được tiếp tục mở rộng trên phạm vi toàn cầu, một phần do có những yếu tố củng cố cơ sở kinh tế- xã hội cho sự tồn tại của các Tập đoàn và mặt khác, do chính bản thân các Tập đoàn/ công ty đa quốc gia cũng có những lợi thế tiềm tàng cho phép chúng có thể tồn tại trong những điều kiện khó khăn. 2. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (trong khuôn khổ một dự án cùng chủ đề, thực hiện năm 2004-2005) đã có những nghiên cứu khá toàn diện về Tập đoàn kinh tế. Với mục tiêu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn giúp Nhà nước định hình các chính sách đối với các tổ chức sản xuất kinh doanh có quy mô lớn (các Tổng công ty được thành lập theo các Quyết định 90 và Quyết định 91/CP) theo mô hình các Tập đoàn kinh tế trên thế giới, dự án này đã nghiên cứu phân tích những vấn đề cơ bản về các Tập đoàn kinh tế, đánh giá thực trạng hoạt động của các Tập đoàn kinh tế trên thế giới cũng như một số Tổng công ty lớn của Việt Nam mà tổ chức và hoạt động của nó có những nét tương đồng với các Tập đoàn kinh tế nước ngoài (quy mô lớn, kinh
  18. 9 doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực, có vị thế chi phối thị trường ở mức độ nhất định). Dự án này cũng đã phân tích và đánh giá khung pháp lý của Việt Nam (đặc biệt là địa vị pháp lý của các Tập đoàn theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam) đối với các Tập đoàn kinh tế. Trên cơ sở đó, dự án đã đề xuất một số định hướng và giải pháp chủ yếu để thúc đẩy sự phát triển của các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. 3. Tổng quan tình hình hoạt động và tái cơ cấu các TĐKT, Tổng công ty nhà nước năm 2012, định hướng nhiệm vụ năm 2013 (báo cáo do Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp soạn thảo năm 2013). Tổng kết tình hình năm 2012 và một số năm trước đó, bản báo cáo này phân tích đánh giá thực trạng hoạt động và quá trình tái cơ cấu của các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế nhà nước trong năm 2012. Trên cơ sở đó, bản báo cáo đã đánh giá khá sâu những thành tựu và hạn chế quá trình hoạt động và tái cơ cấu của các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế, đồng thời chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến những tồn tại hạn chế của thực trạng đó. Đây là một tổng kết có giá trị bởi đã đánh giá một cách khá toàn diện các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, hoạt động với tư cách là những Tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam (kể cả những tổ chức được xác định là Tập đoàn kinh tế nhà nước theo quyết định thành lập của Chính phủ cũng như những tổ chức kinh doanh vẫn có hình thức pháp lý là Tổng công ty nhưng hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh tế). 4. Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Tuấn và Nguyễn Hải Hà (Học viện Hành chính quốc gia), được công bố với tiêu đề “Về mô hình Tập đoàn kinh doanh mạnh ở Việt Nam”. Công trình nghiên cứu này cũng đã đề cập tới các đặc điểm đặc trưng của các Tập đoàn kinh tế và sự hình thành của các Tập đoàn kinh tế trên thế giới nói chung. Các tác giả cũng đã hệ thống hóa các vấn đề liên quan tới sự hình thành và hoạt động của các tổ chức kinh tế hoạt động với tư cách là những Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam (bối cảnh kinh tế - xã hội, khung chính sách, thực trạng hoạt động, những khó khăn, vướng mắc chủ yếu và nguyên nhân của các vấn đề mà các tổ chức kinh doanh hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam phải giải quyết). 5. Nghiên cứu của Đại học Kinh tế quốc dân và các cộng tác viên. Đây không chỉ là một nghiên cứu độc lập, mà bao gồm nhiều nghiên cứu riêng rẽ về Tập đoàn kinh tế, từ các đề tài cấp nhà nước, đề tài cấp bộ và đề tài cấp cơ sở (trong khuôn khổ nội bộ trường cũng như của các tổ chức kinh doanh hoạt động theo mô hình Tập đoàn. Năm 2009, trong khuôn khổ một hội thảo khoa học về Ngăn chặn suy giảm kinh tế Việt
  19. 10 Nam, một số nhà khoa học của trường và cộng tác viên đã đề cập tới vai trò của các Tập đoàn kinh tế với tư cách là một nhân tố mà Nhà nước có thể sử dụng để phục vụ cho các mục tiêu kinh tế - xã hội nói chung, phục vụ chính sách phát triển kinh tế nói riêng. Các bài viết trong kỷ yếu hội thảo đã nghiên cứu kinh nghiệm từ việc thực hiện các giải pháp vượt qua khủng hoảng nhờ phát huy vai trò của các Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. 6. Các nghiên cứu của Nguyễn Văn Phúc, được công bố trên một số tạp chí Kinh tế phát triển (số 11/1998) với tiêu đề “Một số vấn đề về hoạt động của Tổng công ty 91 và giải pháp hoàn thiện các Tổng công ty trong thời gian tới”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (số 3/2003) dưới tiêu đề “Về các Tổng công ty và các hoạt động của chúng”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển (số 10/2009) dưới tiêu đề “Một số vấn đề về tổ chức và cơ chế hoạt động của các Tập đoàn nhà nước ở Việt Nam”, Tạp chí Công nghiệp (số 10/2009) dưới tiêu đề “Mô hình tổ chức kiểm soát các tổ chức công và ứng dụng trong tổ chức kiểm soát các Tập đoàn nhà nước ở Việt Nam”. Những nghiên cứu này tập trung vào tình hình hoạt động của các Tập đoàn kinh tế và các Tổng công ty hoạt động theo mô hình Tập đoàn, nêu và phân tích khá rõ một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình hoạt động của chúng, đề cập và phân tích một số vấn đề về tổ chức và cơ chế hoạt động, đồng thời nêu một số mô hình kiểm soát các tổ chức công và việc ứng dụng các mô hình này đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam. Năm 2010, tác giả này tiếp tục trình bày một số vấn đề liên quan tới bản chất và vai trò của các Tập đoàn kinh tế đăng trên Tạp chí Kinh tế & Phát triển (số 10/2010), dưới tiêu đề “Bản chất của các tập kinh tế và vai trò của chúng ở Việt Nam”. Qua bài viết tác giả đã làm rõ những nội dung cụ thể về bản chất và vai trò của các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên bài viết dừng lại ở việc phân tích đánh giá các Tập đoàn kinh tế nói chung mà chưa đi sâu nghiên cứu bản chất của Tập đoàn kinh tế nhà nước. Trong năm tiếp theo, tác giả này cùng TS. Hồ Sĩ Hùng (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tiếp tục nghiên cứu về các mô hình tổ chức kinh doanh của các Tập đoàn kinh tế và công bố trên Tạp chí Kinh tế & Phát triển (số 10/2011) dưới tiêu đề “Các mô hình tổ chức Tập đoàn kinh tế”. Các tác giả đã trình bày và phân tích con đường hình thành, mô hình tổ chức Tập đoàn kinh tế trên thế giới. Từ những phân tích cụ thể đó, các tác giả đã chỉ ra điểm chung nhất của các Tập đoàn kinh tế là chúng được hình thành thông qua quá trình tích tụ và tập trung tư bản.
  20. 11 7. Hoàng Hà cũng đã nghiên cứu thực trạng hoạt động của các Tổng công ty nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con và quá trình chuyển đổi chúng sang hoạt động theo cơ chế của các Tập đoàn kinh tế. Trên cơ sở phân tích những ưu - nhược điểm của các mô hình tổ chức doanh nghiệp trong nước, kinh nghiệm và bài học từ thực tiễn của các doanh nghiệp tương tự ở nước ngoài, tác giả đã đề xuất một số các định hướng và giải pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổng công ty nhà nước. Những nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí Kinh tế và Phát triển dưới tiêu đề “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổng công ty nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con”. 8. Vũ Xuân Tiền, với công trình nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo (số 17, tháng 9/2013) dưới tiêu đề “Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước: Quy chế mới liệu có sức sống mới?” đã phân tích quy chế giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước. Tác giả đã không đồng tình với một số nội dung của quy chế giám sát tài chính hiện hành đối với hệ thống các doanh nghiệp nhà nước và chỉ ra một số giải pháp và định hướng hoàn chỉnh chúng cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. 9. Vũ Hoàng Nam cũng có một nghiên cứu về sự phát triển các Tập đoàn kinh tế và công bố kết quả dưới hình thức một bài nghiên cứu có tiêu đề “Kinh nghiệm phát triển Tập đoàn kinh tế ở một số nước trong khu vực” đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo (số 8/2010). Tác giả đã phân tích quá trình phát triển các Tập đoàn kinh tế của các quốc gia trong khu vực, đánh giá một cách khái quát những thành tựu và hạn chế của quá trình phát triển đó. Trên cơ sở này, tác giả đã rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc tổ chức, duy trì hoạt động, phát triển và quản lý các Tập đoàn kinh tế (và các tổ chức kinh doanh có bản chất tương tự). Như vậy, qua các bài viết kể trên, các tác giả đã đề cập khá nhiều các vấn đề có liên quan đến Tập đoàn kinh tế và Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam. Tuy vậy, gần như chưa có một bài viết nào cụ thể đề cập đến vấn đề cơ chế quản lý tài chính và giải pháp hoàn thiện chúng đối với Tập đoàn kinh tế. 1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Quản lý tài chính tuy là một chức năng quản lý, nhưng nó chứa đựng những nội dung xuyên suốt các chức năng quản lý khác. Chính vì thế, hầu như mọi nghiên cứu về
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0