Luận án tiến sĩ Kinh tế: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nội dung số Việt Nam
lượt xem 11
download
Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm hệ thống hóa lý luận về chi phí, các nhân tố ảnh hưởng đến KTQT chi phí, nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp. Nghiên cứu kinh nghiệm kế toán quản trị chi phí doanh nghiệp của một số nước trên thế giới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nội dung số Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH HOÀNG THU HIỀN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CHUYÊN KINH DOANH NỘI DUNG SỐ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH HOÀNG THU HIỀN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CHUYÊN KINH DOANH NỘI DUNG SỐ VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 62.34.03.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. Đinh Thị Mai 2. TS. Mai Vinh Hà Nội - 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Hoàng Thu Hiền
- MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................... 1 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ.............................................. v PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP .................................................................................................. 21 1.1. Những vấn đề cơ bản về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp .. 21 1.1.1. Bản chất của kế toán quản trị chi phí ...................................................... 21 1.1.2. Vai trò của kế toán quản tri ̣chi phí ......................................................... 23 1.1.3. Các phương pháp sử dụng trong kế toán quản trị chi phí ....................... 27 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí ............................... 27 1.2.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ...................................................... 27 1.2.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ...................................................... 29 1.3. Nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp ............................ 30 1.3.1. Phân loại chi phí ...................................................................................... 31 1.3.2. Nhận diện trung tâm chi phí và xác định đối tượng chịu phí ................. 39 1.3.3. Hệ thống định mức và dự toán chi phí .................................................... 42 1.3.4. Phương pháp xác định chi phí cho các đối tượng chịu chi phí ............... 48 1.3.5. Phân tích chi phí để kiểm soát chi phí và ra quyết định kinh doanh ...... 66 1.4. Kinh nghiệm kế toán quản trị chi phí của một số nước trên thế giới ..... 74 1.4.1. Kế toán quản trị chi phí tại các quốc gia phát triển ................................ 75 1.4.2. Kế toán quản trị chi phí tại các quốc gia đang phát triển........................ 77 1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Kế toán quản trị chi phí ở Việt Nam ............. 80 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 82 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CHUYÊN KINH DOANH NỘI DUNG SỐ VIỆT NAM ... 83 2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nội dung số Việt Nam .............................................................................................................................. 83 2.1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nội dung số Việt Nam ............................................................................ 83 i
- 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý trong các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nội dung số Việt Nam ................................. 88 2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nội dung số Việt Nam. ........................................................................... 96 2.2. Thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nội dung số Việt Nam .............................................................................. 102 2.2.1. Thực tế phân loại chi phí trong các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nội dung số Việt Nam ............................................................................................. 103 2.2.2. Thực tế nhận diện trung tâm chi phí và xác định đối tượng chịu phí tại các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nội dung số Việt Nam ................................. 108 2.2.3. Thực tế hệ thống định mức, dự toán chi phí dịch vụ nội dung số .......... 112 2.2.4. Thực tế xác đinh ̣ chi phí cho đố i tươ ̣ng chiụ phí .................................... 117 2.2.5. Thực tế phân tích chi phí để kiểm soát chi phí và ra các quyết định kinh doanh................................................................................................................. 127 2.3. Đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh nội dung số Việt Nam .............................................................................. 135 2.3.1. Những kết quả đạt được .......................................................................... 136 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân chủ yếu ........................................................... 138 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CHUYÊN KINH DOANH NỘI DUNG SỐ VIỆT NAM .............................................................................................................. 144 3.1. Định hướng phát triển ngành nội dung số Việt Nam và nhu cầu thông tin chi phí ................................................................................................................... 144 3.1.1. Định hướng phát triển ngành nội dung số Việt Nam .............................. 144 3.1.2. Nhu cầu thông tin về chi phí cho việc ra các quyết định kinh doanh ..... 149 3.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nội dung số Việt Nam ........................................... 150 3.2.1. Phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam. .......................................................................... 150 3.2.2. Phù hợp với xu hướng phát triển ngành công nghiệp nội dung số trong giai đoạn cạnh tranh và hội nhập quốc tế ................................................................. 150 ii
- 3.2.3. Đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của các nhà quản trị và mục tiêu kiểm soát chi phí của doanh nghiệp ........................................................................... 151 3.2.4. Đáp ứng mục tiêu hiệu quả và tiết kiệm ................................................ 152 3.3. Giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nội dung số Việt Nam........................................................ 152 3.3.1. Hoàn thiện phân loại chi phí phục vụ quản trị kinh doanh trong các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nội dung số Việt Nam ............................................ 152 3.3.2. Hoàn thiện nhận diện trung tâm chi phí trong các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nội dung số Việt Nam. ................................................................... 156 3.3.3. Hoàn thiện hệ thống định mức và lập dự toán chi phí kinh doanh nội dung số ....................................................................................................................... 160 3.3.4. Hoàn thiện phương pháp xác đinh ̣ giá phí cho đố i tượng chiụ phí ......... 164 3.3.5. Hoàn thiện phân tích chi phí phục vụ việc ra quyết định kinh doanh .... 169 3.4. Các điều kiện thực hiện giải pháp .............................................................. 173 3.4.1. Về phía nhà nước và cơ quan chức năng ................................................ 173 3.4.2. Về phía các doanh nghiệp kinh doanh nội dung số Việt Nam ................ 175 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 178 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 179 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 182 iii
- DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ký hiệu Được hiểu là Ký hiệu Được hiểu là BCQT Báo cáo quản trị ĐVT Đơn vị tính BH Bán hàng KD Kinh doanh BHXH Bảo hiểm xã hội KT Kế toán BHYT Bảo hiểm y tế GTGT Giá trị gia tăng BHTN Bảo hiểm thất nghiệp GĐ Giám đốc SX Sản xuất KKTX Kê khai thường xuyên CCDC Công cụ dụng cụ KPCĐ Kinh phí công đoàn CNTT Công nghệ thông tin LN Lợi nhuận CNTT-TT Công nghệ thông tin – truyền LNG Lợi nhuận gộp thông CP Cổ phần LNT Lợi nhuận thuần CPSX Chi phí sản xuất PGĐ Phó giám đốc CPSXC Chi phí sản xuất chung QT Quản trị CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực TNHH Trách nhiệm hữu hạn CPNCTT tiếp phí nhân công trực tiếp Chi TM Tiền mặt DTBH Doanh thu bán hàng TNDN Thu nhập doanh nghiệp DT Doanh thu TTTT Thông tin truyền thông DTT Doanh thu thuần SX Sản xuất DN Doanh nghiệp XNK Xuất nhập khẩu NDS Nội dung số WTO Tổ chức thương mại thế giới iv
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ BẢNG Bảng 2. 1. Các mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại các DN được khảo sát ... 96 Bảng 2. 2. Tiêu thức phân loại chi phí tại các DN nội dung số VN.............. 103 Bảng 2. 3. Các loại định mức tại các DN chuyên kinh doanh nội dung số VN ................................................................................................................ 113 Bảng 2. 4. Định mức chi phí nhân công trực tiếp ......................................... 115 Bảng 2. 5. Các loại dự toán tại các DN chuyên kinh doanh nội dung số VN116 Bảng 2. 6. Tình hình thực hiện phân tích để kiểm soát chi phí trong các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nội dung số Việt Nam ................................. 128 Bảng 2. 7. Các quyết định kinh doanh mà doanh nghiệp chuyên kinh doanh nội dung số Việt Nam phải xử lý ................................................................. 131 Bảng 2. 8. Thông tin được thể hiện trên báo cáo quản trị chi phí của các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nội dung số Việt Nam ................................. 134 Bảng 2. 9. Các loại báo cáo kế toán quản trị chi phí được lập tại các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nội dung số Việt Nam ................................. 135 Bảng 3. 1. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp chuyên kinh doanh nội dung số Việt Nam theo mối quan hệ với mức độ hoạt động .......................... 153 Bảng 3. 2. Phân loại chi phí theo thẩm quyền kiểm soát chi phí .................. 156 Bảng 3. 3. Báo cáo phân tích biến động biến phí nhân công trực tiếp .......... 170 Bảng 3. 4. Biể u đánh giá chấ p nhận hay từ chố i đơn hàng ........................... 173 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1. Doanh thu công nghiệp nội dung số .......................................... 86 Biểu đồ 2. 2. Số doanh nghiệp kinh doanh nội dung số .................................. 87 Biểu đồ 2. 3. Chế độ kế toán áp dụng ............................................................. 99 Biểu đồ 2. 4. Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng tại các DN chuyên kinh doanh NDS Việt Nam ....................................................................................... 100 Biểu đồ 2. 5. Số DN chuyên kinh doanh NDS VN có tổ chức kế toán quản trị chi phí..................................................................................................... 102 v
- Biểu đồ 2. 6. Phương pháp các DN chuyên kinh doanh NDS Việt Nam dùng để tách chi phí hỗn hợp .......................................................................... 107 Biểu đồ 2. 7. Khó khăn trong công tác phân loại chi phí tại các DN chuyên kinh doanh NDS Việt Nam .................................................................... 107 Biểu đồ 2. 8. Trách nhiệm trước lãnh đạo cấp trên về các nội dung phát sinh tại bộ phận phụ trách trong các DN chuyên kinh doanh NDS Việt Nam ................................................................................................................ 109 Biểu đồ 2. 9. Sự cần thiết phân cấp quản lý trong các doanh nghiệp chuyên kinh doanh NDS Việt Nam .................................................................... 109 Biểu đồ 2. 10. Mức độ đầy đủ của hệ thống định mức trong các DN chuyên kinh doanh NDS Việt Nam .................................................................... 113 Biểu đồ 2. 11. Mức độ đáp ứng của hệ thống định mức đối với các chức năng quản trị trong các DN chuyên kinh doanh NDS VN ............................. 114 Biểu đồ 2. 12. Mức độ đáp ứng của hệ thống dự toán với chức năng lập kế hoạch trong các DN chuyên kinh doanh NDS VN ................................ 116 Biểu đồ 2. 13. Mức độ hiểu biết của các DN chuyên kinh doanh NDS VN về các phương pháp kế toán quản trị chi phí khác ..................................... 117 Biểu đồ 2. 14. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán chi phí trong các DN chuyên kinh doanh NDS VN .......................................................... 119 Biểu đồ 2. 15. Hình thức trả lương tại các DN chuyên kinh doanh NDS VN ................................................................................................................ 120 Biểu đồ 2. 16. TK dùng để hạch toán chi phí sản xuất dịch vụ trong các DN chuyên kinh doanh NDS VN ................................................................. 124 Biểu đồ 2. 17. Tình hình theo dõi chi phí SXC, CPBH, CPQLDN thành chi phí biến đổi và chi phí cố định trong các DN chuyên kinh doanh NDS VN ................................................................................................................ 126 ĐỒ THỊ Đồ thị 1. 1. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động .......... 35 Đồ thị 1. 2. Ước tính chi phí theo phương pháp biểu đồ phân tán .................. 36 vi
- HÌNH Hình 2. 1: Sản phẩm dịch vụ nội dung số ....................................................... 92 SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. 1. Các chức năng của quản trị doanh nghiệp .................................... 24 Sơ đồ 1. 2. Sơ đồ Dự toán sản xuấ t kinh doanh. ............................................. 44 Sơ đồ 1. 3. Phương pháp xác định CP theo đơn đặt hàng ............................... 53 Sơ đồ 1. 4. Chi phí mục tiêu và quản trị chi phí sản xuất theo triết lý quản lý Kaizen. ..................................................................................................... 64 Sơ đồ 2. 1. Quy trình đầy đủ sản xuất sản phẩm nội dung số ......................... 91 Sơ đồ 2. 2. Mô hình kế toán tập trung ............................................................. 97 Sơ đồ 2. 3. Mô hình kế toán hỗn hợp .............................................................. 98 Sơ đồ 3. 1. Trung tâm chi phí khối sản xuất ................................................. 158 Sơ đồ 3. 2. Trung tâm chi phí khối kinh doanh ............................................. 159 Sơ đồ 3. 3. Trung tâm chi phí thuộc khối quản lý ......................................... 160 vii
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh doanh nội dung số ở Việt Nam là một trong những lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn, thu hút nhiều nhà đầu tư. Ở Việt Nam, dịch vụ nội dung số hiện đang trong giai đoạn phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng 55% mỗi năm và được đánh giá là phát triển khá ổn định trong thời gian qua. Tính hết năm 2015, lĩnh vực này thu hút hơn 500 doanh nghiệp với khoảng 41.000 lao động, tăng trưởng doanh thu gần 57% so với năm 2013 và đạt doanh thu 690 triệu đô-la Mỹ so với mục tiêu 400 triệu đô-la mỗi năm mà chính phủ đặt ra đến hết năm 2020. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, để tồn tại và phát triển đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp phải giải được bài toán về chi phí thấp nhất có thể. Chính vì vậy, thông tin về chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh nội dung số đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp các nhà quản trị kiểm soát chi phí để vừa có thể đưa ra các sản phẩm với giá rẻ, vừa có ngân sách để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm sản xuất, lựa chọn các biện pháp marketing, từ đó tạo ra nhiều lợi nhuận. Đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về chi phí trong các doanh nghiệp chính là hệ thống kế toán chi phí. Kế toán chi phí luôn luôn tồn tại trong mỗi tổ chức, tuy nhiên tác dụng cung cấp thông tin cho các đối tượng khác nhau sẽ khác nhau, tuỳ thuộc vào việc xây dựng và khai thác hệ thống kế toán chi phí đó. Các doanh nghiệp ở các nước phát triển trên thế giới đã xây dựng hệ thống kế toán quản trị chi phí hiện đại, cung cấp thông tin hữu ích cho cho các nhà quản trị nội bộ để trợ giúp họ trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và ra quyết định kinh doanh. Để tăng năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nội dung số Việt Nam phải tự đổi mới phương thức quản lý, phuơng thức sản xuất, kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp...nhằm mục tiêu phân phối và sử dụng nguồn lực có hiệu quả, giảm chi phí, hạ giá thành. Muốn vậy, nhà quản trị doanh nghiệp phải có thông tin phù hợp để ra quyết định chính xác, kịp thời. Với mục tiêu kiểm soát và liên tục cắt giảm chi phí, kế toán quản trị chi phí sẽ hỗ trợ thông tin thích hợp cho việc hoạch định, điều hành, kiểm soát, đánh giá và ra quyết định. 1
- Thực tế hiện nay, hệ thống kế toán chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh nội dung số Việt Nam mới chỉ tập trung vào kế toán tài chính (để lập các báo cáo tài chính là chủ yếu). Hệ thống kế toán chi phí hướng vào việc cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm soát và đánh giá việc lập kế hoạch và ra quyết định kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp còn rất hạn chế. Điều đó cho thấy, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nội dung số cần quan tâm xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị chi phí để phục vụ cho việc quản lý các hoạt động kinh doanh của mình. Hệ thống kế toán chi phí hiện tại mới chỉ dừng ở việc thực hiện các yêu cầu của chế độ qui định đối với hệ thống kế toán tài chính, tức là cung cấp các thông tin mang tính pháp lệnh chưa chú trọng vào việc xây dựng những thông tin mà nhà quản lý cần. Có thể nói các quyết định kinh doanh hiện nay của các nhà quản lý hầu như chưa dựa vào các thông tin do hệ thống kế toán quản trị cung cấp, và do vậy tính hiệu quả của các quyết định kinh doanh này còn khá hạn chế. Bên cạnh đó, thông tin do hệ thống kế toán chi phí hiện nay tại các doanh nghiệp nội dung số Việt Nam cung cấp không đáp ứng được yêu cầu kịp thời do các thông tin về chi phí và giá thành chỉ có được khi đã kết thúc kỳ kế toán. Tại những đơn vị có hệ thống kế toán tương đối qui củ thì ít nhất phải đến giữa tháng sau mới có được số liệu về chi phí và giá thành của tháng trước, điều này sẽ hạn chế đáng kể tính hữu ích của thông tin cung cấp. Hệ thống kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nội dung số Việt Nam còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị, chưa kết nối và đồng bộ hoá với hệ thống các phương pháp quản trị hiện đại như quản trị chiến lược, quản trị theo hoạt động…. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân của tình trạng yếu kém của các doanh nghiệp nội dung số Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nội dung số Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ kinh tế của mình. 2. Tổng quan nghiên cứu ̣ phí hình thành và phát triể n cùng với sự ra đời và phát triể n Kế toán quản tri chi của kế toán. Đã có rấ t nhiề u các nghiên cứu về kế toán quản tri ̣ chi phí trên thế giới 2
- cũng như trong nước, tuy nhiên kế toán quản tri ̣chi phí thực sự phát triể n trên cả mặt lý luận và thực tiễn từ giữa thế kỷ 20, cu ̣ thể : 2.1. Các nghiên cứu về nhận diện chi phí Theo Robert N. Anthony (1956) với bài tham luận về AAA’s Committee on Costs concepts, tác giả đã đưa ra tầ m quan tro ̣ng của việc nghiên cứu về các khía ca ̣nh ảnh hưởng của mố i quan hệ trao đổ i thông tin (communication) và động cơ thúc đẩ y (motivation) trong việc tính toán chi phí. Tác giả cũng xác đinh ̣ nhận diện chi phí là yế u tố cơ bản quyế t đinh ̣ đế n nội dung của kế toán quản tri ̣chi phí. Khi xem xét hành vi của các nhà quản lý doanh nghiệp cũng như các công nhân của ho ̣, tác giả đưa ra nhận đinh ̣ rằ ng vai trò của các nhà quản lý còn rấ t mờ nha ̣t, vẫn chưa đưa ra đánh giá về kế t quả hoa ̣t động của đơn vi ̣ mình. Nguyên nhân của thực trạng đó là do khoảng cách giữa kế t quả hoa ̣t động thực tế và mu ̣c tiêu kế hoa ̣ch kinh doanh vẫn chưa có một khái niệm rõ ràng. Như vậy, vai trò của kế toán quản tri ̣ la ̣i một lầ n nữa đươ ̣c nhấ n ma ̣nh. Bên cạnh đó, Robert N. Anthony còn nhận định rằng kế toán quản tri không ̣ chỉ thể hiện trong pha ̣m vi he ̣p là các doanh nghiệp sản xuấ t và còn rấ t quan tro ̣ng trong ̣ vu ̣ cũng như các tổ chức phi lơ ̣i nhuận. [69] các doanh nghiệp chuyên kinh doanh dich Theo Jonh, E.T (1977) trong nghiên cứu “For direct costing in the Steel Industry” cũng nhận định rằng phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động nhằm mục tiêu lập dự toán chi phí linh hoạt cũng như lập báo cáo chi phí theo biến phí và định phí. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra rằng cách phân loại này còn phục vụ cho tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo chi phí theo lãi gộp, phân tích chi phí và xác định điểm hòa vốn. Theo Hiromoto, T. (1988) trong nghiên cứu “Another hiden - Japanese management accounting” cũng đã chỉ ra cách phân loại chi phí theo chức năng chủ yếu là để tính giá thành và phục vụ công tác lập báo cáo tài chính doanh nghiệp. Đồng thời tác giả cũng chỉ rõ phân loại chi phí theo nội dung kinh tế nhằm mục đích phục vụ lập dự toán, đánh giá trách nhiệm quản trị chi phí tại các trung tâm chi phí và kiểm soát chi phí. Theo Kaplan, R.s., và Norton, D (1992), trong nghiên cứu “The balanced scorecard – Measures that drive peribanance” cũng khẳng định cách phân loại chi phí 3
- theo nội dung kinh tế chủ yếu phục vụ lập dự toán, đánh giá trách nhiệm quản trị chi phí và kiểm soát chi phí tại các trung tâm chi phí. Ở các công ty dịch vụ, mô hình Modell (1996) chỉ ra rằng do tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu thụ, nên định giá hàng tồn kho không có nhiều ý nghĩa. Cấu trúc chi phí trong các tổ chức dịch vụ có thể được xếp vào chi phí chung và rất khó phân bổ. Theo Dearden (1978) và Lowry (1990) khách hàng đóng vai trò không nhỏ trong tính bất ổn định về kế hoạch và kiểm soát của các công ty, bởi nhu cầu của họ thường xuyên biến đổi. Đặc điểm nữa là nguyên tắc quản lý ở loại hình công ty này không rõ ràng, do gặp khó khăn trong việc đánh giá con người, yếu tố chủ yếu cấu thành nên dịch vụ. Theo Lino Cinquini và Andrea Tenucci (2011) trong bài báo Management Accounting For Service: A Research Agenda đã nhận diện chi phí trong các doanh nghiệp nội dung số cũng bao gồm các thành phần như nhân công, nguyên vật liệu và chi phí sản xuất chung. Nhưng cách phân loại này gần như không còn ý nghĩa khi áp dụng vào công ty dịch vụ. Đồng thời, tác giả chỉ ra trong các công ty nội dung số như Google, AOL và Yahoo thì sự phổ biến của chi phí cố định có thể nhận ra ngay lập tức nếu chúng ta xem xét lĩnh vực R&D hay hạ tầng (máy chủ, phần cứng) mà các hãng này áp dụng. Một ví dụ là dịch vụ tìm kiếm bao gồm chi phí duy trì máy chủ, chi phí bản quyền phần mềm, phát triển, bảo trì các phần mềm. Vấn đề cũng tương tự như khi chúng ta nghiên cứu Apple và kho phần mềm App Store. Tất cả các chi phí này đều được định sẵn theo tỷ lệ cố định, bất kể số lượng tìm kiếm, người dùng hay bao nhiêu phần mềm được bán. Trong loại hình dịch vụ này, rất khó định nghĩa “số lượng dịch vụ được cung cấp”. Chúng ta làm thế nào để biết được Facebook cung cấp bao nhiêu? Và Google? Nó khó định nghĩa là bởi có quá nhiều thứ liên quan tới cùng một hạ tầng chẳng hạn như Google có tìm kiếm, hòm thư Gmail, Google Earth, Google Docs, Google Talk…Tất cả đều tạo nên doanh thu cũng như ảnh hưởng tới chi phí chung. Nếu nhìn theo khía cạnh chi phí cố định và biến đổi, có thể nhận ra rằng các công ty dịch vụ phần lớn là những chi phí cố định. Dearden (1978) và Modell (1996) chỉ ra rằng các chi phí nhân công, công nghệ và R&D thường được tính dựa theo một tỷ lệ nào đó của tổng chi phí. Theo Michael W Maher (2000) trong nghiên cứu “Management accounting 4
- education at the Millennium” đã chỉ ra tầm quan trọng trong công tác giáo du ̣c kế toán quản tri ̣ trong thời đa ̣i hiện nay. Theo tác giả, kế toán quản tri ̣ đinh ̣ hướng cho việc kiể m soát chi phí trong tổ chức, và đã kế t luận có thể dùng 3 cách phân loa ̣i chi phí khác nhau cho các mu ̣c đích kiể m soát chi phí, bao gồ m: (1) Chi phí chênh lệch; (2) Chi phí toàn bộ; (3) Chi phí trách nhiệm. Từ đó, tác giả xác đinh ̣ các quy trình phân tích thông tin chi phí thông qua báo cáo phân tích chi phí, báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý. Đây chính là cơ sở đánh giá hiệu quả hoa ̣t động của từng bộ phận trong tổ chức góp phầ n vào công tác kiể m soát chi phí của tổ chức đó. Tác giả cũng cho rằ ng sự phát triể n của kế toán quản tri ̣ hiện đa ̣i không thể thiế u vai trò của toán ho ̣c. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng la ̣i về mặt lý luận mà chưa vận du ̣ng vào thực tiễn trong các doanh nghiệp. [61] Tác giả Nguyễn Thi Ngo ̣ ̣c Lan (2012) nghiên cứu “Tổ chức kế toán quản tri chi ̣ phí vận tải hàng hoá trong các công ty vận tải đường bộ Việt Nam”. Tác giả đã đi sâu vào phân tích kế toán quản tri ̣chi phí trong liñ h vực đặc thù là vận tải hàng hóa. Tác giả đã phân loa ̣i chi phí theo 2 cách: (1) theo mố i quan hệ giữa chi phí với mức độ hoa ̣t động; (2) theo cách ứng xử chi phí. Theo đó căn cứ để xác đinh ̣ biế n phí hay đinh ̣ phí là số km hoặc tấ n/km vận chuyể n. Tuy nhiên nghiên cứu chưa đề cập đế n phương pháp ước tính chi phí nào là phù hơ ̣p đố i với doanh nghiệp vận tải khi tách chi phí hỗn hơ ̣p mà tác giả giới thiệu các phương pháp: phương pháp cực đa ̣i – cực tiể u, phương pháp bình phương bé nhấ t, phương pháp đồ thi phân ̣ tán để doanh nghiệp vận tải tự lựa cho ̣n. [10] Tác giả Nguyễn Thị Mai Anh (2014) nghiên cứu “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các công ty cổ phần nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Tác giả cho rằng việc lựa chọn cách phân loại chi phí và xác định nguồn phát sinh chi phí thực sự quan trọng tại các công ty cổ phần nhựa, làm cơ sở cho việc xây dựng định mức và lập dự toán chi phí. Tác giả đã đề xuất phân loại chi phí (1) theo mối quan hệ với mức độ hoạt động và (2) khả năng qui nạp vào đối tượng chịu chi phí [9] Tác giả Lê Thị Minh Huệ (2015) với nghiên cứu “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” cũng cho rằng để đáp ứng yêu cầu quản trị trong các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa nên 5
- phân loại chi phí (1) theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động và (2) theo khả năng qui nạp vào đối tượng chịu phí. [8] 2.2. Các nghiên cứu về dự toán chi phí Dự toán chi phí là một trong những nội dung được đề cập nhiều trong các nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dự toán chi phí là một công cụ để kiểm soát chi phí, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch chi phí và dự báo chi phí Các tác giả Horngen, Foster, Datar, Rajan, Ittner (2008) trong nghiên cứu “Cost Accounting Managerial Emphasis” đã đề cập đế n công tác lập dự toán tổ ng quát trong doanh nghiệp. Xuấ t phát từ chiế n lươ ̣c chung của toàn doanh nghiệp kế toán quản tri ̣ sẽ tiến hành lập dự toán tổ ng quát, từ dự toán tổ ng quát sẽ tiến hành lập các dự toán cu ̣ thể , bao gồ m: (1) Dự toán hoa ̣t động sản xuấ t kinh doanh (Dự toán sản xuấ t, dự toán doanh thu, dự toán mua vào, dự toán giá vố n, dự toán chi phí hoa ̣t động, dự toán báo cáo kế t quả kinh doanh); (2) Dự toán vố n; (3) Dự toán tài chính (Dự toán dòng tiề n, dự toán bảng cân đố i, dự toán báo cáo lưu chuyể n tiề n). Nghiên cứu cũng đã chỉ rõ dự toán có thể lập chung cho các hoa ̣t động hoặc có thể dự toán riêng cho các bộ phận tùy thuộc vào quan điểm của nhà quản tri doanh ̣ nghiệp. Ngoài việc xây dựng dự toán linh hoa ̣t trong các doanh nghiệp sản xuấ t, tác giả Horngen và các cộng sự còn đề cập đế n dự toán linh hoa ̣t và vai trò của dự toán linh hoa ̣t trong các doanh nghiệp dich ̣ vu ̣. [43] Các tác giả Moolchand Raghunandan, Narendra Ramgulam, Koshina Raghunandan, Mohammed (2012) với bài báo “Examining the Behavioural Aspects of Budgeting with particular emphasis on Public Sector/Service budgets” nhóm tác giả cũng đã nhận đinh ̣ rằ ng: Lập dự toán trong doanh nghiệp là một khâu của kế toán quản tri,̣ chấ t lươ ̣ng của dự toán không chỉ phu ̣ thuộc vào phương pháp lập dự toán mà còn ảnh hưởng bởi hành vi của những người lập dự toán. Việc lập dự toán phải gắ n liề n với mu ̣c tiêu của doanh nghiệp, chính thức hóa các mu ̣c tiêu của doanh nghiệp. Chính quá trình lập dự toán thúc đẩ y sự phố i hơ ̣p, hơ ̣p tác của các bộ phận trong doanh nghiệp với những thông tin liên quan nhằ m đa ̣t đươ ̣c mu ̣c tiêu cu ̣ thể của từng bộ phận, theo nhóm tác giả có 3 mô hình lập dự toán ngân sách: (1) mô hình lập dự toán từ trên xuố ng; (2) mô hình lập dự toán từ dưới lên; (3) mô hình thỏa thuận. Nhóm tác giả cũng 6
- khẳ ng đinh ̣ việc lập dự toán còn là kênh kiể m soát chi phí, đánh giá kế t quả hoa ̣t động của từng bộ phận thông qua việc xác đinh ̣ mức độ sai lệch giữa thực tế và dự toán để kiể m tra. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ để cập đế n công tác lập dự toán ở liñ h vực ̣ vu ̣ công mà chưa đề cập đế n các ngành sản xuấ t công nghiệp. Bên ca ̣nh đó, bài dich báo còn đề cập đế n dự toán tiñ h mà chưa đề cập đế n dự toán linh hoa ̣t. [64] Tác giả Vũ Thi ̣Kim Anh (2012) với nghiên cứu “Hoàn thiện kế toán quản tri ̣ chi phí vận tải tại các doanh nghiệp vận tải đường sắ t Việt Nam trong điề u kiện hội nhập kinh tế quố c tế ” đã xác đinh ̣ hệ thống đinh ̣ mức và dự toán là quan tro ̣ng và cầ n thiế t trong các doanh nghiệp vận tải đường sắ t. Theo tác giả mô hình lập dự toán trong các doanh nghiệp này là mô hình từ dưới lên (xuấ t phát từ đơn vi ̣ cơ sở) với các loa ̣i dự toán như: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiế p, dự toán chi phí nhân công trực tiế p, dự toán chi phí sản xuấ t chung và dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp. Đồng thời, tác giả cũng cho rằ ng việc xây dựng dự toán linh hoa ̣t cho ngành đường sắ t hiện nay là rất cầ n thiế t nhằ m kiể m soát chi phí đồ ng thời giúp các nhà quản tri xác ̣ đinh ̣ sự thay đổ i các mức vận chuyể n tác động như thế nào đế n chi phí cũng như đánh giá đươ ̣c kế t quả hoa ̣t động [12]. Tác giả Nguyễn Phú Giang (2013) với nghiên cứu về “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” cho rằng, lập dự toán cần xét theo quy mô của doanh nghiệp, cụ thể như sau: (1) Đối với các doanh nghiệp thép siêu nhỏ không cần lập dự toán; (2) Đối với các doanh nghiệp thép quy mô nhỏ nên lập dự toán tĩnh với mô hình dự toán ấn định thông tin từ trên xuống; (3) Đối với các doanh nghiệp thép có quy mô lớn cần lập cả dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt và có thể áp dụng các mô hình dự toán: mô hình dự toán từ trên xuống, mô hình dự toán từ dưới lên và mô hình kết hợp. Tuy nhiên, tác giả chỉ ra rằng xây dựng dự toán cần thiết cho các đơn vị kể cả doanh nghiệp siêu nhỏ, đồng thời công tác xây dựng dự toán cần xuất phát từ nhu cầu quản trị doanh nghiệp trong việc cụ thể hóa các mục tiêu của doanh nghiệp [11] Tác giả Nguyễn Thị Mai Anh (2014) với nghiên cứu “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các công ty cổ phần nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” cũng đã chỉ ra rằng dự toán chi phí sản xuất kinh doanh là cơ sở để kiểm soát 7
- chi phí sản xuất kinh doanh thực tế phát sinh và là căn cứ để đưa ra các điều chỉnh hợp lý cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Theo tác giả, căn cứ để tính dự toán chi phí sản xuất kinh doanh là dự toán sản xuất. Dự toán sản xuất được lập dựa trên thông tin do bộ phận bán hàng, bộ phận kinh doanh trong công ty cung cấp về dự báo thị trường, số liệu sản xuất kì trước, mức dự trữ, số lượng tiêu thụ dự kiến từ đó xác định sản lượng sản xuất cần thiết. Các loại dự toán bao gồm: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng và dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp. [9] Tác giả Lê Thị Minh Huệ (2015) với nghiên cứu “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” nhận định rằng để phù hợp với đặc thù ngành mía đường, các doanh nghiệp nên lập dự toán theo niên vụ ép và cần lập cả dự toán tĩnh lẫn dự toán linh hoạt. [8] 2.3. Các nghiên cứu về phương pháp xác đinh ̣ chi phí cho đối tượng chịu phí Tác giả Akira Nishimura (2003), với nghiên cứu “Management Accounting feed forward and Asian perspectives” đã đề cấ p đế n sự phát triể n của kế toán quản tri ̣ ở châu Á mà điể n hình là Nhật. Đồng thời, tác giả cũng đã chỉ ra lý do của sự phát triể n trên chiụ sự ảnh hưởng của truyề n thố ng văn hóa, đặc tính, quan điể m, phương thức quản lý khác nhau đã hình thành phương pháp xác đinh ̣ chi phí mu ̣c tiêu (Target costing). Tác giả đã chứng minh sự thành công trong việc áp du ̣ng phương pháp chi phí mu ̣c tiêu của các doanh nghiệp lớn ở Nhật khi tham gia vào thi trư ̣ ờng quố c tế . Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu sự ảnh hưởng của Target costing đố i với các công ty lớn của các nước châu Á khác. Với nghiên cứu của mình, Akira Nishimura cũng đã đề cập đế n hướng phát triể n kế toán quản tri ̣trong thời đại mới đó là kế toán quản tri ̣gắ n liề n với ̣ quản tri trong doanh nghiệp đặc biệt là quản tri chiế ̣ n lươ ̣c. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu chỉ đề cập sâu đến sự áp du ̣ng của Target costing nhằm kiể m soát chi phí mà chưa nghiên cứu đế n các khía ca ̣nh khác của kế toán quản tri ̣[29]. Tác giả Naughton-Travers, Joseph P. (2009) với nghiên cứu “Activity-Based Costing: The new Management Tool” đã đề cập đế n các thông tin cũng như tính ưu việt của phương pháp kế toán chi phí theo hoa ̣t động (phương pháp ABC). Theo đó việc xác định giá thành theo phương pháp ABC bao gồ m toàn bộ các chi phí phát sinh 8
- trong kỳ (chi phí sản xuấ t, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp), các chi phí này đươ ̣c phân bổ dựa trên mức thực tế cho mỗi hoa ̣t động và mức đóng góp của mỗi hoa ̣t động vào quá trình sản xuấ t và quá trình tiêu thu ̣ sản phẩ m [65]. Tác giả Nguyễn Thi ̣Ngo ̣c Lan (2012) với đề tài “Tổ chức kế toán quản tri ̣ chi phí vận tải hàng hoá trong các công ty vận tải đường bộ Việt Nam” đã nghiên cứu phương pháp phân bổ chi phí theo hoa ̣t động (phương pháp ABC), tác giả cho rằ ng việc áp dụng phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp vận tải quản tri ̣ chi phí tố t hơn, thông tin về chi phí chính xác hơn. Đồng thời, tác giả cũng đã xác đinh ̣ các hoa ̣t động, tỷ lệ phân bổ cho các hoa ̣t động (chi phí tiế p nhận và xử lý đơn hàng phân bổ theo số lươ ̣ng đơn hàng; chi phí dich ̣ vu ̣ khách hàng phân bổ theo số lươ ̣ng khách hàng) khi ̣ vu ̣ vận tải. Mặc dù tác giả đã khẳ ng đinh thực hiện các dich ̣ rằng vận dụng phương pháp ABC trong các doanh nghiệp vận tải là rấ t tố t, tuy nhiên tác giả lại cho rằng hiện ta ̣i các doanh nghiệp vận tải vẫn nên áp du ̣ng các phương pháp xác đinh ̣ chi phí truyề n thố ng và chuẩ n bi các ̣ điề u kiện để tiế p cận dầ n phương pháp hiện đa ̣i. [10]. Đây cũng là nhận định của tác giả Vũ Thi ̣Kim Anh (2012) với nghiên cứu “Hoàn thiện kế toán quản tri ̣ chi phí vận tải tại các doanh nghiệp vận tải đường sắ t Việt Nam trong điề u kiện hội nhập kinh tế quố c tế ” Tác giả Nguyễn Thị Mai Anh (2014) lại cho rằng việc xác định áp dụng phương pháp xác định chi phí cho sản phẩm sẽ phụ thuộc vào đặc điểm sản phẩm đó đang được nghiên cứu hay là các sản phẩm đã và đang tiến hành sản xuất. Tác giả kiến nghị (1) áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu đối với công ty có đặc điểm là công ty chấp nhận giá và đang nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới, (2) Áp dụng phương pháp xác định chi phí theo chu kì sống của sản phẩm đối với sản phẩm nhựa Nano phân tử, (3) Áp dụng phương pháp xác định chi phí theo hoạt động để tính chính xác chi phí khuôn mẫu, chi phí khởi động lại dây truyền cho những loại sản phẩm nào mà thực tế phải gánh chịu những chi phí này. [9] Tác giả Lê Thị Minh Huệ (2015) nhận định rằng nhu cầu của nhà quản trị trong các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa đối với việc xác định giá phí theo phương pháp hiện đại là rất lớn. Bên cạnh đó, với đặc thù của ngành mía đường là một qui trình khép kín, trải qua nhiều công đoạn. Vì vậy, các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa nên tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất kết hợp với phương pháp chi phí thực 9
- tế và định mức, từng bước áp dụng phương pháp chi phí Kaizen. [8] 2.4. Các nghiên cứu về phân tích chi phí Tác giả Akira Nishimura (2003) với nghiên cứu “Management Accounting feed forward and Asian perspectives” đã đưa ra quan điểm khi kinh tế ngày càng phát triể n, ̣ các nhà quản tri ngày càng phải đố i mặt với những quyế t đinh ̣ trong quản lý phức ta ̣p. Nhà quản tri ̣cũng cầ n có nhu cầ u sử du ̣ng thông tin để ra các quyế t đinh ̣ quản trị một cách khoa ho ̣c, hơ ̣p lý và có hệ thố ng hơn. Do đó, cầ n phải có sự kế t hơ ̣p giữa kế toán ̣ và quản tri trong việc tố i đa hóa lơ ̣i nhuận và giảm thiể u chi phí. Để hiện thực hóa điều này, cần áp du ̣ng phân tích mố i quan hệ chi phí – khố i lươ ̣ng – lơ ̣i nhuận thông qua việc sử du ̣ng đồ thi ̣ phương trình tuyế n tính trong điề u kiện sản xuấ t nhiề u mặt hàng khác nhau. Chứng minh cho luận điểm này, tác giả đã so sánh việc áp dụng phương pháp phân tích mố i quan hệ chi phí – khố i lươ ̣ng – lơ ̣i nhuận (lý thuyế t của việc ra quyế t đinh ̣ và phương trình toán ho ̣c); phân tích chi phí (phân tích hồ i quy, phân tích hồ i quy đa biế n) trong các doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp My.̃ Như vây, các doanh nghiệp Mỹ áp du ̣ng các phương pháp hồ i quy, phương trình toán ho ̣c nhiề u hơn so với các doanh nghiệp Nhật Bản [29]. Các tác giả Marjanovic, T. Riznic, Z. Ljutic (2013), với nghiên cứu “Validity of information base on (CPV) analysis for the needs of short - term business decision making”, đã cho rằng vai trò của phân tích mố i quan hệ chi phí - khố i lươ ̣ng - lơ ̣i nhuận và phân tích điể m hòa vố n là công cu ̣ quan tro ̣ng và phổ biế n trong quá trình ra quyế t đinh ̣ ngắ n ha ̣n trong doanh nghiệp. Hơn nữa, nhóm tác giả cũng cho rằ ng phân tích mố i quan hệ chi phí - khố i lươ ̣ng - lơ ̣i nhuận dựa trên ước lươ ̣ng kế toán với việc ứng xử chi phí ngắ n ha ̣n trong khoảng thích hơ ̣p của khố i lươ ̣ng các hoa ̣t động mà cố t lõi là chi phí biế n đổ i. Trong khoảng thích hơ ̣p thì chi phí, thu nhập và khố i lươ ̣ng hoa ̣t động gầ n như có mố i quan hệ đường thẳ ng với nhau và chi phí đươ ̣c chia thành chi phí biế n đổ i, chi phí cố đinh. ̣ Nế u như khoảng thích hơ ̣p là nhỏ thì tổ ng chi phí cũng có phương trình đường thẳ ng. Vì vậy, việc đưa ra giả thuyế t về mố i quan hệ đường thẳ ng của chi phí trong ngắ n ha ̣n sẽ mang la ̣i nhiề u lơ ̣i ích như: (1) Xác đinh ̣ nhanh chóng tổ ng chi phí ta ̣i nhiề u mức độ hoa ̣t động; (2) Chi phí biế n đổ i là bằ ng nhau cho mỗi đơn vi khố ̣ i lươ ̣ng hoa ̣t động. Mặt khác, nhóm tác giả cũng chỉ ra những điể m ha ̣n chế 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 631 | 164
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 492 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 174 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 235 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 192 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 21 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 19 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 8 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 17 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn