intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa các tác nhân trong Logistics ngược và kết quả kinh tế - Nghiên cứu trường hợp doanh nghiệp bán lẻ hàng điện tử tại thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:279

23
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày tổng quan về tình hình tài liệu liên quan đến logistics ngược; nội dung chính liên quan đến logistics ngược; quy trình hoạt động của logistics ngược; xem xét việc cải thiện kết quả kinh tế như là mục tiêu hướng đến từ việc triển khai các hoạt động liên quan đến logistics ngược...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa các tác nhân trong Logistics ngược và kết quả kinh tế - Nghiên cứu trường hợp doanh nghiệp bán lẻ hàng điện tử tại thành phố Đà Nẵng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------- NGUYỄN HUY TUÂN MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC TÁC NHÂN TRONG LOGISTICS NGƯỢC VÀ KẾT QUẢ KINH TẾ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------- NGUYỄN HUY TUÂN MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC TÁC NHÂN TRONG LOGISTICS NGƯỢC VÀ KẾT QUẢ KINH TẾ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 93.40.10.1 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. LÊ TẤN BỬU 2. PGS.TS. TỪ VĂN BÌNH Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2021
  3. i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------------- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sỹ kinh tế Mối quan hệ giữa các tác nhân trong logistics ngược và kết quả kinh tế: nghiên cứu trường hợp doanh nghiệp bán lẻ hàng điện tử tại Thành Phố Đà Nẵng là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nghiên cứu sinh NGUYỄN HUY TUÂN
  4. ii LỜI CẢM ƠN Luận án nghiên cứu này đã không thể hoàn thành nếu thiếu sự hướng dẫn, hỗ trợ và động viên của nhiều cá nhân và tổ chức. Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể quí thầy giáo, cô giáo thuộc Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã tận tình trong việc giảng dạy hướng dẫn tôi hoàn thành các học phần trong chương trình đào tạo tiến sỹ mà tôi theo học. Xin chân thành cảm ơn tập thể quí thầy cô giáo đã thường xuyên chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Qua đó giúp tôi củng cố thêm về kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thành luận án của mình. Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Tấn Bửu và PGS.TS. Từ Văn Bình, là hai người thầy hướng dẫn khoa học của tôi. Dưới sự dìu dắt, chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của thầy đã giúp tôi không những hoàn thành được luận án nghiên cứu của mình mà còn mang đến những bài học vô cùng quý giá để tôi có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới tập thể Lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp thuộc Trường Đại học Duy Tân đã luôn động viên và tạo điều kiện trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cảm ơn quí cơ quan, doanh nghiệp đã hỗ trợ và luôn ủng hộ tôi trong quá trình thực hiện luận án này. TP. HCM, ngày … tháng … năm … Nghiên cứu sinh NGUYỄN HUY TUÂN
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................ii MỤC LỤC ...........................................................................................................................iii DANH MỤC BẢNG............................................................................................................ ix DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................ xi TÓM TẮT (tiếng Việt) ......................................................................................................xii TÓM TẮT (tiếng Anh) .....................................................................................................xiii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU....................... 1 1.1. Cơ sở nghiên cứu........................................................................................................... 1 1.1.1. Giới thiệu về logistics ngược ...................................................................................... 1 1.1.2. Bối cảnh logistics ngược trên thế giới và tại Việt Nam ............................................. 3 1.1.2.1. Bối cảnh logistics ngược trên thế giới ...................................................................... 3 1.1.2.2. Bối cảnh logistics ngược tại Việt Nam ..................................................................... 5 1.1.3. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 7 1.2. Tổng quan về logistics ngược ....................................................................................... 8 1.2.1. Tổng quan về tình hình tài liệu liên quan đến logistics ngược ................................ 9 1.2.1.1. Thu thập tài liệu sơ bộ .............................................................................................. 9 1.2.1.2. Chọn lọc tài liệu ...................................................................................................... 10 1.2.1.3. Đánh giá tài liệu ..................................................................................................... 11 1.2.1.4. Phân tích đặc điểm của các tài liệu đánh giá tổng quan về logistics ngược .......... 12 1.2.1.5. Phân loại các tài liệu liên quan đến logistics ngược .............................................. 14 1.2.2. Tổng quan nội dung chính liên quan đến logistics ngược ..................................... 15 1.2.2.1. Logistics ngược nói chung ...................................................................................... 15 1.2.2.2. Logistics ngược trong lĩnh vực bán lẻ .................................................................... 20 1.2.2.3. Logistics ngược trong mối quan hệ với chuỗi cung ứng khép kín, cung ứng xanh và cung ứng bền vững ............................................................................................................... 24 1.3. Khoảng trống nghiên cứu........................................................................................... 26 1.4. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 28 1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 28 1.4.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 29
  6. iv 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 29 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 29 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 30 1.6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 30 1.7. Đóng góp mới của luận án.......................................................................................... 31 1.8. Kết cấu của luận án .................................................................................................... 33 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .................................................................................................... 34 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LOGISTICS NGƯỢC VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................................................................................... 35 2.1. Giới thiệu ..................................................................................................................... 35 2.2. Cơ sở lý thuyết về logistics ngược.............................................................................. 35 2.2.1. Khái niệm và phạm vi của logistics ngược .............................................................. 35 2.2.1.1. Khái niệm logistics ngược ...................................................................................... 35 2.2.1.2. Phạm vi của logistics ngược ................................................................................... 37 2.2.2. Nguyên nhân của logistics ngược ............................................................................ 38 2.2.2.1. Logistics ngược mang lại lợi ích về kinh tế ............................................................ 39 2.2.2.2. Đảm bảo thực thi pháp luật về môi trường............................................................. 40 2.2.2.3. Nhận thức trách nhiệm thực thi logistics ngược ..................................................... 40 2.2.3. Quy trình hoạt động của logistics ngược ................................................................. 43 2.2.4. Các chủ thể tham gia trong logistics ngược ............................................................ 45 2.2.5. Nội dung hoạt động logistics ngược trong lĩnh vực bán lẻ ..................................... 45 2.2.5.1. Lập kế hoạch logistics ngược ................................................................................. 45 2.2.5.2. Thực thi logistics ngược trong lĩnh vực bán lẻ ....................................................... 48 2.2.5.3. Hoạt động kiểm soát của logistics ngược trong lĩnh vực bán lẻ ............................ 51 2.3. Lý thuyết nền tảng của logistics ngược ..................................................................... 53 2.3.1. Lý thuyết về sự phát triển xã hội (TSD: Theory of social development) ................ 54 2.3.2. Lý thuyết thể chế (IT: Institutional theory) ............................................................. 56 2.3.3. Lý thuyết các bên liên quan (ST: Stakehoder theory) ............................................. 58 2.3.4. Lý thuyết về quan điểm dựa vào nguồn lực (RBV: Resource-based view)............. 60 2.4. Phát triển mô hình đề xuất nghiên cứu ...................................................................... 62 2.4.1. Thực thi logistics ngược ảnh hưởng đến Kết quả kinh tế....................................... 63 2.4.2. Áp lực thể chế ảnh hưởng đến Thực thi logistics ngược ........................................ 66
  7. v 2.4.3. Áp lực thể chế ảnh hưởng đến Kết quả kinh tế ....................................................... 68 2.4.4. Cam kết nguồn lực tác động vào Thực thi logistics ngược ..................................... 69 2.4.5. Cam kết nguồn lực ảnh hưởng đến Khả năng công nghệ thông tin ...................... 70 2.4.6. Khả năng công nghệ thông tin ảnh hưởng đến Thực thi logistics ngược và Kết quả kinh tế ........................................................................................................................... 71 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .................................................................................................... 74 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 76 3.1. Giới thiệu ..................................................................................................................... 76 3.2. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................................... 76 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 76 3.2.2. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................... 79 3.3. Nghiên cứu định tính .................................................................................................. 80 3.3.1. Phác thảo dàn ý thảo luận nhóm ............................................................................. 80 3.3.2. Lên kế hoạch thời gian và địa điểm cho buổi thảo luận nhóm .............................. 80 3.3.3. Kết quả thảo luận nhóm ........................................................................................... 81 3.4. Điều chỉnh mô hình khái niệm nghiên cứu ............................................................... 86 3.5. Phát triển thang đo lường các khái niệm nghiên cứu .............................................. 87 3.6. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ..................................................................................... 96 3.6.1. Đánh giá thang đo thông qua phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha.................. 96 3.6.1.1. Đánh giá thang đo Thực thi logistics ngược .......................................................... 96 3.6.1.2. Đánh giá thang đo Áp lực từ cơ quan chính phủ .................................................... 97 3.6.1.3. Đánh giá thang đo Áp lực từ khách hàng ............................................................... 98 3.6.1.4. Đánh giá thang đo Áp lực từ đối thủ cạnh tranh .................................................... 99 3.6.1.5. Đánh giá thang đo Áp lực từ nhà cung cấp ............................................................ 99 3.6.1.6. Đánh giá thang đo Cam kết nguồn lực ................................................................. 100 3.6.1.7. Đánh giá thang đo Khả năng công nghệ thông tin ............................................... 100 3.6.1.8. Đánh giá thang đo Kết quả kinh tế ....................................................................... 101 3.6.1.9. Đánh giá thang đo Danh tiếng doanh nghiệp bán lẻ ............................................ 102 3.6.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ......................................................................... 103 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 106 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 108 4.1. Giới thiệu ................................................................................................................... 108
  8. vi 4.2. Kết quả phân tích tần số........................................................................................... 108 4.2.1. Thông tin mẫu nghiên cứu đối với loại hình doanh nghiệp, giới tính, chức vụ và thâm niên công tác ............................................................................................................ 108 4.2.2. Kết quả thống kê mô tả và tần số mẫu đối với các khái niệm nghiên cứu ........... 111 4.3. Đánh giá thang đo thông qua phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha................ 111 4.3.1. Đánh giá thang đo Áp lực từ khách hàng ............................................................. 111 4.3.2. Đánh giá thang đo Áp lực từ đối thủ cạnh tranh .................................................. 111 4.3.3. Đánh giá thang đo Áp lực từ cơ quan chính phủ.................................................. 112 4.3.4. Đánh giá thang đo Áp lực từ nhà cung cấp........................................................... 112 4.3.5. Đánh giá thang đo Danh tiếng doanh nghiệp bán lẻ ............................................ 113 4.3.6. Đánh giá thang đo Khả năng công nghệ thông tin ............................................... 113 4.3.7. Đánh giá thang đo Kết quả kinh tế ........................................................................ 114 4.3.8. Đánh giá thang đo Thực thi logistics ngược ......................................................... 114 4.3.9. Đánh giá thang đo Cam kết nguồn lực .................................................................. 115 4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................................... 117 4.5. Phân tích nhân tố khẳng định CFA ........................................................................ 121 4.5.1. Áp lực thể chế.......................................................................................................... 122 4.5.2. Danh tiếng doanh nghiệp bán lẻ ............................................................................ 124 4.5.3. Khả năng công nghệ thông tin ............................................................................... 124 4.5.4. Kết quả kinh tế ........................................................................................................ 125 4.5.5. Thực thi logistics ngược ......................................................................................... 126 4.5.6. Cam kết nguồn lực .................................................................................................. 126 4.5.7. Mô hình đo lường tới hạn ...................................................................................... 127 4.6. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM .......................................................... 130 4.6.1. Kiểm định độ phù hợp mô hình nghiên cứu.......................................................... 130 4.6.2. Mức độ tác động và kiểm định giả thuyết nghiên cứu .......................................... 131 4.7. Điều chỉnh và kiểm định lại mô hình và giả thuyết nghiên cứu ........................... 132 4.7.1. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu ............................................................................ 132 4.7.2. Kiểm định mô hình nghiên cứu điều chỉnh ........................................................... 133 4.7.3. Mức độ tác động và kiểm định giả thuyết trong mô hình điều chỉnh .................. 134 4.7.4. Ước lượng mô hình bằng bootstrap ....................................................................... 139 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .................................................................................................. 140
  9. vii CHƯƠNG 5: Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................. 141 5.1. Giới thiệu ................................................................................................................... 141 5.2. Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................................ 141 5.2.1. Đóng góp về phương diện lý thuyết nghiên cứu.................................................... 141 5.2.1.1. Đóng góp về một số khái niệm liên quan đến logistics ngược.............................. 141 5.2.1.2. Đóng góp về mô hình lý thuyết nghiên cứu........................................................... 143 5.2.1.3. Đóng góp về thang đo lường các khái niệm nghiên cứu ...................................... 147 5.2.2. Đóng góp về phương diện thực tiễn ....................................................................... 148 5.3. Hàm ý quản trị .......................................................................................................... 152 5.3.1. Tiếp tục duy trì và tăng danh tiếng doanh nghiệp bán lẻ trong logistics ngược .. 152 5.3.2. Chú trọng vào công tác đầu tư hệ thống công nghệ thông tin ............................. 153 5.3.3. Quan tâm trong việc đưa ra thông điệp về cam kết đầu tư nguồn lực thúc đẩy thực thi logistics ngược ............................................................................................................. 153 5.3.4. Cập nhật kịp thời các quy định và chính sách liên quan đến hoạt động logistics ngược từ các bên liên quan .............................................................................................. 154 5.3.5. Thực thi logistics ngược một cách chủ động và có kế hoạch ............................... 156 5.3.6. Xem xét việc cải thiện kết quả kinh tế như là mục tiêu hướng đến từ việc triển khai các hoạt động liên quan đến logistics ngược .......................................................... 158 5.4. Kết luận ...................................................................................................................... 159 5.5. Những hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................. 160 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ .................................... xiv DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... xv PHỤ LỤC 1.................................................................................................................... xxxix PHỤ LỤC 2.......................................................................................................................xlix PHỤ LỤC 3..........................................................................................................................lii PHỤ LỤC 4........................................................................................................................ liii PHỤ LỤC 5........................................................................................................................ lxv PHỤ LỤC 6........................................................................................................................ lxx PHỤ LỤC 7.....................................................................................................................lxxiv PHỤ LỤC 8...................................................................................................................lxxxvi PHỤ LỤC 9..................................................................................................................... xcvii PHỤ LỤC 10........................................................................................................................ ci
  10. viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt viết tắt AVE Average Variance Extracted Phương sai trích trung bình CFA Confirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định CFI Coparative Fit Index Chỉ số thích hợp so sánh CLSC Close-loop Supply Chain Chuỗi cung ứng khép kín C.R. Critical Ratio Tỷ số tới hạn CR Composite reliability Hệ số tin cậy tổng hợp EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá GSCM Green Supply Chain Management Quản lý chuỗi cung ứng xanh RBV Resource-based view Quan điểm dựa vào nguồn lực RL Reverser logistics Logistics ngược SCM Supply Chain Management Quản lý chuỗi cung ứng SE Standard error Sai số chuẩn SEM Structural Equation Modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính SMC Squared Multiple Correlation Phương sai giải thích TLI Tucker & Lewis index Chỉ số Tucker & Lewis Waste Electrical and Electronic Xử lý chất thải thiết bị điện và WEEE Equipment điện tử
  11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các đặc điểm của các bài tổng quan .........................................................12 Bảng 1.2: Tài liệu liên quan đến logistics ngược trong bán lẻ ..................................20 Bảng 1.3: Phương pháp và công cụ thu thập tài liệu của các tác giả ........................22 Bảng 1.4: Lợi ích logistics ngược trong lĩnh vực bán lẻ được nhận thức từ tác giả .23 Bảng 2.1. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu.........................................................74 Bảng 3.1: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình chính thức ...............86 Bảng 3.2: Thang đo lường của Áp lực từ cơ quan chính phủ ...................................88 Bảng 3.3: Thang đo lường của Áp lực từ khách hàng ..............................................89 Bảng 3.4: Thang đo lường của Áp lực từ đối thủ cạnh tranh ....................................90 Bảng 3.5: Thang đo lường của Áp lực từ nhà cung cấp............................................90 Bảng 3.6: Thang đo lường của Thực thi logistics ngược ..........................................91 Bảng 3.7: Thang đo lường của Cam kết nguồn lực ..................................................92 Bảng 3.8: Thang đo lường của Khả năng công nghệ thông tin.................................93 Bảng 3.9: Thang đo lường của Kết quả kinh tế ........................................................94 Bảng 3.10: Thang đo Danh tiếng doanh nghiệp bán lẻ .............................................95 Bảng 3.11: Kết quả Cronbach’s Alpha đối với Thực thi logistics ngược .................97 Bảng 3.12: Kết quả Cronbach’s Alpha đối với Áp lực từ cơ quan chính phủ ..........98 Bảng 3.13: Kết quả Cronbach’s Alpha đối với Áp lực từ khách hàng .....................98 Bảng 3.14: Kết quả Cronbach’s Alpha đối với Áp lực từ đối thủ cạnh tranh ...........99 Bảng 3.15: Kết quả Cronbach’s Alpha đối với Áp lực từ nhà cung cấp.................100 Bảng 3.16: Kết quả Cronbach’s Alpha đối với Cam kết nguồn lực .......................100 Bảng 3.17: Kết quả Cronbach’s Alpha đối với Khả năng công nghệ thông tin......101 Bảng 3.18: Kết quả Cronbach’s Alpha đối với Kết quả kinh tế .............................101 Bảng 3.19: Kết quả Cronbach’s Alpha đối với Danh tiếng doanh nghiệp bán lẻ ...102 Bảng 3.20: Kết quả EFA cho các thành phần của nhân tố Áp lực thể chế .............104 Bảng 3.21: Kết quả EFA của Thực thi logistics ngược, Cam kết nguồn lực, Khả năng công nghệ thông tin, Danh tiếng doanh nghiệp bán lẻ, và Kết quả kinh tế....105
  12. x Bảng 4.1: Kết quả tần số mẫu đối với loại hình doanh nghiệp và giới tính ............108 Bảng 4.2: Kết quả tần số mẫu đối với chức vụ .......................................................109 Bảng 4.3: Kết quả tần số mẫu đối với thâm niên công tác......................................109 Bảng 4.4: Kết quả tần số mẫu của chức vụ theo giới tính ......................................109 Bảng 4.5: Kết quả tần số mẫu của chức vụ theo thâm niên công tác ......................110 Bảng 4.6: Kết quả Cronbach’s Alpha đối với Áp lực từ khách hàng .....................111 Bảng 4.7: Kết quả Cronbach’s Alpha đối với Áp lực từ đối thủ cạnh tranh ...........111 Bảng 4.8: Kết quả Cronbach’s Alpha đối với Áp lực từ cơ quan chính phủ ..........112 Bảng 4.9: Kết quả Cronbach’s Alpha đối với Áp lực từ nhà cung cấp...................112 Bảng 4.10: Kết quả Cronbach’s Alpha đối với Danh tiếng doanh nghiệp bán lẻ ...113 Bảng 4.11: Kết quả Cronbach’s Alpha đối với Khả năng công nghệ thông tin......113 Bảng 4.12: Kết quả Cronbach’s Alpha đối với Kết quả kinh tế .............................114 Bảng 4.13: Kết quả Cronbach’s Alpha đối với Thực thi logistics ngược ...............114 Bảng 4.14: Kết quả Cronbach’s Alpha đối với Cam kết nguồn lực .......................115 Bảng 4.15: Tổng hợp kết quả Cronbach’s Alpha (thang đo cuối) ..........................116 Bảng 4.16: Kết quả EFA của nhân tố Áp lực thể chế (phân tích lần thứ nhất).......118 Bảng 4.17: Kết quả EFA cho các thành phần của nhân tố Áp lực thể chế (Phân tích lần thứ hai) ..............................................................................................................119 Bảng 4.18: Kết quả EFA của Danh tiếng doanh nghiệp bán lẻ, Kết quả kinh tế, Khả năng công nghệ thông tin, Cam kết nguồn lực và Thực thi logistics ngược...........120 Bảng 4.19: Quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu với thang đo lường ...............129 Bảng 4.20: Độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích và hệ số tương quan .................130 Bảng 4.21: Kết quả ước lượng (chưa chuẩn hóa) và kết quả kiểm định giả thuyết 132 Bảng 4.22: Kết quả ước lượng (chưa chuẩn hóa) mô hình điều chỉnh ...................134 Bảng 4.23: Ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp, và tổng mức độ ảnh hưởng.................138 Bảng 4.24: Hệ số xác định R2 của các khái niệm phụ thuộc (mô hình điều chỉnh) 139 Bảng 4.25: Phân tích Bootstrap - ước lượng chưa chuẩn hóa với N=1000 ............140
  13. xi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Logistics xuôi và logistics ngược ................................................................5 Hình 1.2: Phân bố tài liệu qua các năm.....................................................................11 Hình 1.3: Phân phối tài liệu theo lĩnh vực ................................................................15 Hình 2.1: Mô hình tam giác nguyên nhân logistics ngược .......................................41 Hình 2.2: Lý do của logistics ngược .........................................................................43 Hình 2.3: Quy trình hoạt động logistics ngược .........................................................44 Hình 2.4: Các chủ thể tham gia trong logistics ngược ..............................................45 Hình 2.5: Hoạt động thu gom....................................................................................49 Hình 2.6: Hoạt động xử lý sản phẩm trả lại ..............................................................50 Hình 2.7: Hoạt động kiểm soát xử lý thông tin hàng trả lại ......................................51 Hình 2.8: Kiểm soát hoạt động phân loại hàng trả lại...............................................52 Hình 2.9: Kiểm soát hoạt động quản lý tồn kho hàng trả lại ....................................53 Hình 2.10: Lý thuyết nền tảng của logistics ngược ..................................................54 Hình 2.11: Mối quan hệ giữa lý thuyết thể chế và Thực thi logistics ngược ............57 Hình 2.12: Mô hình đề xuất nghiên cứu ...................................................................74 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................79 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức ................................................................87 Hình 4.1: Kết quả CFA của Áp lực thể chế ............................................................123 Hình 4.2: Kết quả CFA của Danh tiếng doanh nghiệp bán lẻ.................................124 Hình 4.3: Kết quả CFA của Khả năng công nghệ thông tin ...................................125 Hình 4.4: Kết quả CFA của Kết quả kinh tế ...........................................................125 Hình 4.5: Kết quả CFA của Thực thi logistics ngược .............................................126 Hình 4.6: Kết quả CFA của Cam kết nguồn lực .....................................................127 Hình 4.7: Kết quả CFA (chuẩn hóa) mô hình tới hạn .............................................128 Hình 4.8: Kết quả SEM (chuẩn hóa) của mô hình nghiên cứu ...............................131 Hình 4.9: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ..............................................................133 Hình 4.10: Kết quả SEM (chuẩn hóa) của mô hình nghiên cứu điều chỉnh ...........134 Hình 5.1: Mức độ tổng tác động đến Thực thi logistics ngược và Kết quả kinh tế 151
  14. xii TÓM TẮT (tiếng Việt) Tiêu đề: Mối quan hệ giữa các tác nhân trong logistics ngược và kết quả kinh tế: nghiên cứu trường hợp doanh nghiệp bản lẻ hàng điện tử tại Thành phố Đà Nẵng. Tóm tắt: Bối cảnh lý thuyết và thực tiễn của logistics ngược cho thấy việc nghiên cứu logistics ngược tại Thành phố Đà Nẵng là cần thiết và phù hợp. Nghiên cứu nhằm mục tiêu kiểm định sự ảnh hưởng của các nhân tố (Áp lực thể chế, Cam kết nguồn lực, Khả năng công nghệ thông tin, Danh tiếng doanh nghiệp) đến Thực thi logistics ngược và Kết quả kinh tế. Qua đó làm rõ vai trò trung gian của thực thi logistics ngược giữa các tác nhân và kết quả kinh tế. Thông qua việc kết hợp phương pháp định tính và định lượng, kết quả cho thấy nhân tố Danh tiếng doanh nghiệp bán lẻ trong logistics ngược được khám phá như là một nhân tố mới. Trên cơ sở phân tích dữ liệu khảo sát từ 405 doanh nghiệp bán lẻ hàng điện tử tại TP. Đà Nẵng cho thấy, ngoại trừ trường hợp chưa có cơ sở cho rằng Cam kết nguồn lực có tác động tích cực đến Thực thi logistics ngược, 08 giả thuyết còn lại đều được chấp nhận, điều này khẳng định Thực thi logistics ngược như là một cầu nối quan trọng giữa Áp lực thể chế, Danh tiếng doanh nghiệp bán lẻ trong logistics ngược, Cam kết nguồn lực và Khả năng công nghệ thông tin với Kết quả kinh tế trong lĩnh vực bán lẻ hàng điện tử. Kết quả nghiên cứu kỳ vọng góp phần mang lại ý nghĩa đối với các cơ quan quản lý và doanh nghiệp bán lẻ hàng điện tử trong việc thấu hiểu sâu sắc hơn nữa về hoạt động logistics ngược, đồng thời có những chính sách, biện pháp thiết thực nhằm phát huy tốt hơn nữa thực thi logistics ngược, góp phần cải thiện kết quả kinh tế trong quá trình hoạt động kinh doanh hàng điện tử cho doanh nghiệp bán lẻ. Từ khóa: Áp lực thể chế; Cam kết nguồn lực; Danh tiếng trong logistics ngược; Kết quả kinh tế; Khả năng công nghệ thông tin; Thực thi logistics ngược.
  15. xiii TÓM TẮT (tiếng Anh) Title: The relationship between antecedents in reverse logistics and economic performance: a case study for electronic retail businesses in Da Nang City. Abstract: The theoretical and practical context of reverse logistics shows that the study of reverse logistics in Da Nang City is necessary and appropriate. The study aims to test the influence of these factors (Institutional pressures, Resource commitment, Information technology capability, Corporate reputation) on Reverse logistics implementation and Economic performance, thereby clarifing the mediating role of Reverse logistics implementation between antecedents and Economic performance. Through the combination of qualitative and quantitative methods, the results show that Corporate reputation is discovered as a new factor. On the basis of analysis of survey data from 405 electronics businesses in Da Nang City, except for the case that there is no basis to state that Resource commitment has a positive impact on Reverse logistics implementation, all the remaining eight hypotheses are accepted, this has confirmed Reverse logistics implementation as an important link among the Institutional pressures, Corporate reputation, Resource commitment, Information technology capability and Economic performance in the electronic retail field. Research results are expected to bring meaning to regulators and electronic retail businesses in insightful comprehension about reverse logistics activities, simultaneously having the most practical policies and solution to implement better reverse logistics, contributing to improving economic performance in electronic product trading process for retail businesses. Keywords: Institutional pressures; Resource commitment; Corporate reputation; Economic performance; Information technology capability; Reverse logistics implementation. .
  16. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở nghiên cứu 1.1.1. Giới thiệu về logistics ngược Cụm từ logistics ngược (RL: Reverse Logistics) hình thành vào khoảng thời gian từ 1970 và ngày càng có nhiều định nghĩa về logistics ngược, một trong những định nghĩa nhận được nhiều sự quan tâm xuất phát từ RevLog (1998) và nhóm nghiên cứu Rogers và Tibben-Lembke (1999) đã đưa ra. RevLog (1998) đưa ra định nghĩa “logistics ngược là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các dòng ngược của nguyên liệu thô, sản phẩm dở dang, bao bì đóng gói và thành phẩm từ sản xuất, phân phối hoặc sử dụng đến điểm phục hồi hoặc điểm xử lý thích hợp” (định nghĩa thứ nhất). Tiếp theo đó, thêm một định nghĩa logistics ngược cũng được đưa ra đó là: “logistics ngược là quá trình lập kế hoạch, thực thi và kiểm soát một cách có hiệu quả và mang lại lợi nhuận các dòng nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và thông tin liên quan từ điểm tiêu thụ tới điểm xuất xứ nhằm mục đích thu lại giá trị hoặc xử lý một cách hợp lý” (Rogers và Tibben-Lembke, 1999) (định nghĩa thứ hai). Hai định nghĩa này cho thấy được hàm ý tương đồng trong việc hoạch định, triển khai, và kiểm soát những dòng ngược. Tuy vậy, vẫn có những khác biệt đáng chú ý giữa hai định nghĩa đó là: (i) khác với định nghĩa thứ hai, định nghĩa thứ nhất chưa xem xét đến điểm xuất xứ mà chỉ thể hiện điểm phục hồi phù hợp; (ii) định nghĩa thứ nhất cũng thể hiện rõ dòng ngược trả lại là dòng của của nguyên vật liệu thô, bán thành phẩm, bao bì đóng gói và các sản phẩm hoàn chỉnh từ sản xuất, kênh phân phối hoặc sử dụng mà không phải là dòng xuất phát từ “điểm tiêu thụ” đã được đề cập trong định nghĩa thứ hai; (iii) về mặt lợi ích của logistics ngược, tác giả nhận thấy thuật ngữ “mang lại lợi nhuận” đã thể hiện trong định nghĩa thứ hai nhưng lại không xuất hiện trong định nghĩa thứ nhất. Hơn nữa, cả hai định nghĩa đều không trực tiếp đề cập đến một khía cạnh lợi ích mà tác giả nhận thấy rất quan trọng đó là lợi ích liên quan đến vấn đề môi trường. Xem xét quan điểm này trong sự kết hợp với hai định nghĩa trên, tác giả phát triển khái niệm
  17. 2 logistics ngược để sử dụng như là nền tảng cơ sở cho việc thực hiện luận án, cụ thể như sau: “Logistics ngược là quá trình lập kế hoạch, thực thi và kiểm soát các dòng ngược của vật chất dưới các dạng nguyên liệu thô, sản phẩm dở dang, bao bì đóng gói, thành phẩm, và những thông tin liên quan từ sản xuất, phân phối hoặc tiêu thụ đến điểm xử lý hoặc điểm phục hồi thích hợp nhằm mang lại lợi ích về kinh tế và/hoặc lợi ích về môi trường” (RevLog, 1998; Rogers và Tibben-Lembke, 1999). Một trong số các hoạt động của logistics ngược là thu gom và xử lý các sản phẩm trả lại, do đó đòi hỏi sự đầu tư vào các hệ thống logistics ngược và duy trì các hoạt động logistics ngược đang diễn ra. Stock và cộng sự (2006) cho rằng các chi phí đầu tư có thể gấp hai đến ba lần so với lô hàng xuất bán ra thị trường nước ngoài. Do đó, những năm trước đây logistics ngược chưa được nhận thức rõ ở nhiều doanh nghiệp (Daugherty và cộng sự, 2003; Stock và Mulki, 2009), một số tổ chức lại xem logistics ngược là một rủi ro tất yếu chứ không phải là cơ hội thực sự cho doanh nghiệp (Genchev và cộng sự, 2011). Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng việc thực hiện các hệ thống logistics ngược hiệu quả có thể cải thiện khả năng cạnh tranh bằng cách giảm chi phí (Jack và cộng sự, 2010; Srivastava và Srivastava, 2006), cải thiện lợi nhuận (Alfonso-Lizarazo và cộng sự, 2013; Das và Dutta, 2013; Nidumolu và cộng sự, 2009); gia tăng sự hài lòng của khách hàng (Li và Olorunniwo, 2008; Richey và cộng sự, 2005a); và giảm tác động môi trường (Lai và cộng sự, 2013; Sundarakani và cộng sự, 2010). Tibben-Lembke (1998) cho rằng logistics ngược có thể kết tinh một loạt các lợi thế nhận thức trong phạm vi môi trường, kinh tế, xã hội và cạnh tranh. Những yếu tố này thúc đẩy sự chấp nhận hoạt động logistics ngược bởi các tổ chức chuỗi cung ứng, đặc biệt là trong ngành bán lẻ vì đó là nơi giữ vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền các giá trị, trách nhiệm môi trường và nguyên tắc trong xã hội (Dias và Braga, 2016). Trách nhiệm của ngành bán lẻ được đưa ra bởi tính đại diện của họ trong trong chuỗi cung ứng, vì các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bán lẻ thường trực tiếp tiếp cận với khách hàng tiêu dùng, và do đó họ nhận được nhiều thông tin về mong muốn và nhu cầu của các khách hàng. Bernon và cộng sự (2011) đã nhận định rằng, mặc dù có khá nhiều nghiên cứu đã có sự đóng góp cho
  18. 3 việc phát triển các lý thuyết logistics ngược trong lĩnh vực bán lẻ, tuy nhiên điều này vẫn còn tiếp tục phát triển và chưa thực sự lớn mạnh. Đối mặt với một thị trường có mức độ cạnh tranh cao, các doanh nghiệp tìm cách thiết lập các mối quan hệ tích hợp hiệu quả để đạt được các mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận thông qua một chuỗi cung ứng cạnh tranh hơn. Sự thành công của chuỗi cung ứng là thông qua việc chia sẻ tài nguyên, công nghệ và thông tin để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng (Zimmermann và cộng sự, 2016). Các hoạt động logistics kinh doanh gồm logistics xuôi và logistics ngược đều có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng. Trong đó logistics xuôi bao hàm việc lập kế hoạch, triển khai và kiểm soát lưu lượng hàng hóa, dịch vụ và thông tin từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ (Beh và cộng sự, 2016). Logistics ngược gồm lập kế hoạch các dòng ngược của sản phẩm và bao bì đóng gói, bắt đầu từ điểm tiêu thụ được đưa trở lại vào chuỗi sản xuất, như là sản phẩm dở dang hoặc nguyên liệu cho các chuỗi sản xuất khác (Dias và Braga, 2016). Theo Marchesini và Alcântara (2016), các hoạt động logistics ngược có liên quan trực tiếp đến quản lý thu hồi, bao gồm một trong tám quá trình kinh doanh, các quá trình này được xác định bởi diễn đàn chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm cả dòng xuôi và dòng ngược, cụ thể là: (i) Quản lý quan hệ khách hàng; (ii) Quản lý dịch vụ khách hàng; (iii) Quản lý nhu cầu; (iv) Thực hiện đơn đặt hàng; (v) Quản lý luồng sản xuất; (vi) Quản lý quan hệ nhà cung ứng; (vii) Phát triển sản phẩm và tiếp thị; và (viii) Quản lý thu hồi. Có thể hiểu rằng logistics ngược chính là một phần của quản lý chuỗi cung ứng, nói cách khác logistics ngược được xem như một quá trình con nằm trong quản lý thu hồi của một chuỗi quá trình cung ứng. 1.1.2. Bối cảnh logistics ngược trên thế giới và tại Việt Nam 1.1.2.1. Bối cảnh logistics ngược trên thế giới Logistics ngược ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm trong lý thuyết quản trị chuỗi cung ứng và marketing vì nó cho thấy khả năng của doanh nghiệp trong quá trình phân phối để có sự chi phối tích cực trong những mối quan hệ gắn liền với khách hàng (Horvath và cộng sự, 2005). Mặc dù doanh nghiệp luôn có sự chú trọng trong hoạt động logistics xuôi (từ nhà cung cấp đến khách hàng tiêu dùng) nhưng thực tế cho thấy các dòng ngược ngày càng tăng lên do xuất hiện nhiều nhu cầu trả lại sản
  19. 4 phẩm của khách hàng tiêu dùng, điều này dễ dàng nhìn thấy trong lĩnh vực ngành công nghiệp bao gồm cả lĩnh vực kinh doanh sản phẩm hàng điện tử. Theo chỉ thị 2002/96/EC về việc hướng dẫn trong xử lý chất thải đối với các thiết bị điện điện tử (WEEE: Waste Electrical and Electronic Equipment), các hoạt động thu gom, phục hồi và tái chế các sản phẩm điện điện tử được yêu cầu mang tính bắt buộc, tỷ lệ cho phép tối thiểu bình quân mỗi người mỗi năm là 04 ki lô gam (Georgiadis và Besiou, 2010). Tương tự với WEEE, các pháp chế cũng được ban hành tại quốc gia Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc, và Nhật Bản (Neto và cộng sự, 2010), tổng giá trị sản phẩm trả lại từ khách hàng chiếm ở mức khoảng 15% doanh thu đối với các nhà bán hàng đại chúng và đạt mức 35% đối với các nhà bán lẻ sản phẩm điện tử tại nhiều quốc gia đang phát triển (Jayaraman và Luo, 2007; Kang và Johnson, 2009). So với việc giải quyết logistics xuôi thì logistics ngược gặp nhiều rủi ro và tốn kém hơn do tính phức tạp và không chắc chắn (Ha, 2012). Chi phí logistics ngược của sản phẩm hết hạn sử dụng và quản lý hàng trả lại của khách hàng đã trở thành một hạng mục quan trọng trong cơ cấu chi phí của các doanh nghiệp, chiếm khoảng 5.0% đến 6.0% tổng chi phí trong lĩnh vực bán lẻ và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận với khoảng 1.4 % đến 2.0% tổng chi phí của các doanh nghiệp bán lẻ (UK Department of Transport, 2004). Vào đầu những năm 1990, logistics ngược trên thực tế không phải là một phần chính trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vì nó không phải là động lực chính của chuỗi cung ứng để tạo ra sự khác biệt và giảm chi phí, gần như hầu hết các doanh nghiệp xem logistics ngược như một trung tâm chi phí thay vì trung tâm lợi nhuận, điều này cho thấy rằng logistics ngược như là một lĩnh vực bị bỏ quên và chưa được quản lý một cách hợp lý mang tính chiến lược. Tuy nhiên, do áp lực pháp lý, các ưu đãi kinh tế và các yêu cầu thay đổi nhanh chóng của môi trường, 60.0% các nhà sản xuất và bán lẻ trong một cuộc khảo sát năm 2008 ở Châu Âu cho biết rằng logistics ngược hiệu quả là rất quan trọng đối với hoạt động tổng thể của doanh nghiệp (Greve và Davis, 2015). Việc quản lý hiệu quả các dòng ngược có thể tiết kiệm tới 10% tổng chi phí logistics ngược của các doanh nghiệp và cải thiện khả năng logistics ngược có thể tăng kết quả kinh tế lên tới 5.0% (Greve và Davis, 2015). Gắn liền với quá trình phát triển, nhiều nhà sản xuất và doanh nghiệp bán lẻ đã dần nhận ra tác động
  20. 5 của các sản phẩm trả lại, đồng thời xem việc quản lý hoạt động logistics ngược như là một chiến lược thu hồi vốn đầu tư và là một cách để giúp doanh nghiệp giảm được chi phí hoạt động. Do đó, logistics ngược đã thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều học viên và học giả trên thế giới (Jack và cộng sự, 2010; Rahman và Subramanian, 2012; Silva và cộng sự, 2013). Bán Nguyên vật Sản Người Phân phối liệu thô xuất bán lại Trả lại Thiết bị Đánh giá sản phẩm phục hồi trả lại Logistics xuôi Logistics ngược Xử lý phế thải Hình 1.1: Logistics xuôi và logistics ngược (Nguồn: Govindan và cộng sự, 2015) Govindan và cộng sự (2015) đã nghiên cứu đồng thời chuỗi cung ứng xuôi và chuỗi cung ứng ngược trong một chuỗi cung ứng khép kín (CLSC: Close-loop Supply Chain). Nhóm tác giả đã minh họa một chuỗi cung ứng chung cho cả logistics xuôi và logistics ngược như thể hiện trong hình 1.1. Quản lý chuỗi cung ứng khép kín bao gồm các hoạt động thiết kế, vận hành và kiểm soát nhằm mục đích tối ưu hóa khả năng hồi phục giá trị của các sản phẩm trả lại một cách linh hoạt trong chu kỳ sống của sản phẩm (Van Wassenhove và Zikopoulos, 2010). Theo đó doanh nghiệp có thể tập trung vào lợi nhuận và tìm kiếm giá trị từ logistics ngược hoặc chuỗi cung ứng khép kín thay vì chỉ tập trung vào mục tiêu hiệu quả về mặt chi phí hoặc các mục tiêu tương tự. 1.1.2.2. Bối cảnh logistics ngược tại Việt Nam Tại thị trường Việt Nam, Tran và Luc (2018) đã nhận định logistics ngược mặc dù được xem là một khái niệm khá mới mẻ nhưng có vai trò hết sức quan trọng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2