intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp vùng Đông Nam bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:173

33
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án "Môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp vùng Đông Nam bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế" là xác định được các yếu tố cấu thành môi trường kinh doanh vùng ĐNB, nhận diện những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp vùng ĐNB trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp Vùng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp vùng Đông Nam bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THÀNH LONG MÔI TRƢỜNG KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2022
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THÀNH LONG MÔI TRƢỜNG KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9.34.04.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Lê Quang Thông 2. TS. Lƣơng Minh Huân Hà Nội - 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Phạm Thành Long i
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MÔI TRƢỜNG KINH DOANH ....................................................................................... 9 1.1. Các yếu tố cấu thành môi trƣờng kinh doanh ................................................. 9 1.2. Vai trò của nhà nƣớc trong cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh ............... 14 1.3. Thực tiễn cải thiện môi trƣờng kinh doanh ở Việt Nam thời gian qua ............. 18 1.4. Các yêu cầu về môi trƣờng kinh doanh trong hội nhập quốc tế.................. 21 Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 23 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƢỜNG KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ......................... 24 2.1. Các lý thuyết về môi trƣờng kinh doanh và vai trò của môi trƣờng kinh doanh trong phát triển kinh tế ...................................................................... 24 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm môi trƣờng kinh doanh ..................................... 24 2.1.2. Một số lý thuyết về môi trƣờng kinh doanh ........................................... 28 2.1.3. Lựa chọn mô hình lý thuyết nghiên cứu................................................. 35 2.2. Các yếu tố cấu thành môi trƣờng kinh doanh ............................................... 36 2.2.1. An ninh - chính trị .................................................................................. 36 2.2.2. Đặc điểm kinh tế..................................................................................... 37 2.2.3. Thể chế pháp luật ................................................................................... 40 2.2.4. Bộ máy hành chính ................................................................................. 41 2.2.5. Nguồn nhân lực ...................................................................................... 42 2.2.6. Cơ sở hạ tầng .......................................................................................... 42 2.3. Vai trò của môi trƣờng kinh doanh đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp ....................................................................................................................... 44 2.4. Hội nhập quốc tế và các cải cách của Việt Nam về môi trƣờng kinh doanh trong hội nhập .............................................................................................. 51 2.4.1. Bối cảnh hội nhập ................................................................................... 51 2.4.2. Một số cải cách của Việt Nam về môi trƣờng kinh doanh cho doanh nghiệp trong quá trình hội nhập ....................................................................... 54 ii
  5. 2.5. Bài học kinh nghiệm của một số nƣớc về cải thiện môi trƣờng kinh doanh ..... 62 2.5.1. Trung Quốc ............................................................................................. 62 2.5.2. Singapore ................................................................................................ 65 2.5.3. Malaysia ................................................................................................. 66 Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 69 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG KINH DOANH VÙNG ĐÔNG NAM BỘ................................................................................................................... 70 3.1. Tổng quan vùng Đông Nam bộ ....................................................................... 70 3.1.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ............................................................... 70 3.1.2. Tình hình hoạt động các doanh nghiệp tƣ nhân vùng Đông Nam bộ giai đoạn 2015-2019 ......................................................................................... 72 3.2. Thực trạng môi trường kinh doanh vùng Đông Nam bộ giai đoạn 2015-2019 ................................................................................................................. 81 3.2.1. An ninh - chính trị .................................................................................. 81 3.2.2. Đặc điểm kinh tế..................................................................................... 84 3.2.3. Thể chế pháp luật ................................................................................... 92 3.2.4. Bộ máy hành chính ................................................................................. 97 3.2.5. Nguồn nhân lực .................................................................................... 101 3.2.6. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................ 105 3.3. Thuận lợi và khó khăn trong cải thiện môi trƣờng kinh doanh cho doanh nghiệp vùng Đông Nam bộ ....................................................................... 110 3.3.1. Thuận lợi............................................................................................... 110 3.3.2. Khó khăn .............................................................................................. 112 Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 118 Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG KINH DOANH VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2030 .............................................. 121 4.1. Định hƣớng phát triển môi trƣờng kinh doanh vùng Đông Nam bộ ........ 121 4.1.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam và vùng Đông Nam bộ trong tình hình mới ........ 121 iii
  6. 4.1.2. Quan điểm và xu hƣớng cải thiện MTKD cho doanh nghiệp vùng Đông Nam bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế ................................................ 123 4.1.3. Nhận thức vai trò của nhà nƣớc về cải thiện môi trƣờng kinh doanh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ..................................................................... 125 4.1.4. Định hƣớng phát triển môi trƣờng kinh doanh vùng Đông Nam bộ .......... 128 4.2. Các giải pháp cải thiện môi trƣờng kinh doanh cho các doanh nghiệp vùng Đông Nam bộ trong quá trình hội nhập quốc tế ....................................... 132 4.2.1. Giải pháp về đảm bảo an ninh – chính trị ............................................ 132 4.2.2. Giải pháp về pháp luật kinh doanh ....................................................... 133 4.2.3. Giải pháp về cải cách hành chính và chính sách hỗ trợ ....................... 135 4.2.4. Giải pháp về thuế và các khoản “phải chi” .......................................... 139 4.2.5. Giải pháp về cơ sở hạ tầng ................................................................... 140 4.2.6. Giải pháp về nguồn nhân lực ................................................................ 142 4.2.7. Giải pháp về chính sách hội nhập ......................................................... 144 4.2.8. Giải pháp liên kết vùng Đông Nam bộ ................................................. 146 Tiểu kết chƣơng 4 .................................................................................................. 152 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 156 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 161 iv
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BR - VT Bà Rịa - Vũng Tàu CPKCT Chi phí không chính thức DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐNB Đông Nam bộ (European-Vietnam Free Trade Agreement): Hiệp EVFTA định thƣơng mại tự do Việt Nam – EU FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FTA (Free Trade Agreement) Hiệp định thƣơng mại tự do GDP Tổng thu nhập quốc nội HTPL Hệ thống pháp luật KTTN Kinh tế tƣ nhân MTKD Môi trƣờng kinh doanh LA Luận án Provincial Competitiveness Index PCI chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh TNCN Thu nhập cá nhân TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh United States Agency For International Development - USAID) là một cơ quan phát USAID triển quốc tế do chính phủ Liên bang Mỹ điều hành. v
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Số doanh nghiệp khu vực tƣ nhân đang hoạt động ở vùng ĐNB ...................................................................................................... 74 Bảng 3.2: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp khu vực tƣ nhân vùng ĐNB (%) ............................................................................. 78 Bảng 3.3. Tổng số lao động trong các doanh nghiệp khu vực tƣ nhân vùng ĐNB ............................................................................................. 79 Bảng 3.4: Thu nhập bình quân một tháng của ngƣời lao động trong khu vực kinh tế tƣ nhân (nghìn đồng) .......................................................... 80 Bảng 3.5. Các quyết định/kế hoạch cải thiện môi trƣờng kinh doanh ở các địa phƣơng vùng Đông Nam bộ ..................................................... 93 vi
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Mô hình PCI .................................................................................... 29 Hình 2.2. Mô hình tiếp cận nghiên cứu MTKD của GEM ............................. 30 Hình 2.3. Mô hình Chẩn đoán tăng trƣởng HRV............................................ 32 Hình 2.4. Mô hình phân tích PEST của Francis J. Aguilar............................. 34 Hình 2.5. Cấu trúc môi trƣờng kinh doanh trong nghiên cứu......................... 35 Hình 3.1.Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của vùng Đông Nam bộ so với cả nƣớc ..... 72 Hình 3.2: Tổng sản phẩm theo giá hiện hành của doanh nghiệp khu vực tƣ nhân của cả nƣớc và các tỉnh vùng Đông Nam bộ (nghìn tỷ đồng)........... 74 Hình 3.3: Số doanh nghiệp khu vực tƣ nhân đăng ký thành lập mới của cả nƣớc và vùng ĐNB ........................................................................... 75 Hình 3.4: Số doanh nghiệp khu vực kinh tế tƣ nhân đang hoạt động phân theo quy mô lao động (%) ..................................................................... 76 Hình 3.5. Số doanh nghiệp khu vực kinh tế tƣ nhân đang hoạt động phân theo quy mô vốn (%)............................................................................. 77 Hình 3.6. Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp vùng ĐNB (Nghìn tỷ đồng)............ 78 Hình 3.7: Tổng thu nhập của lao động trong doanh nghiệp vùng ĐNB ......... 80 Hình 3.8. Xếp hạng những trở ngại hàng đầu về môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp của Việt Nam năm 2016 .......................................... 82 Hình 3.9.Tình hình an ninh trật tự tại tỉnh là Tốt (%) ..................................... 83 Hình 3.10. Vốn FDI đăng ký đầu tƣ vào các địa phƣơng vùng ĐNB năm 2019...... 83 Hình 3.11. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp (%) giai đoạn 2004 – 2020...... 87 Hình 3.12. Lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân đối với các doanh nghiệp KTTN vùng Đông Nam bộ giai đoạn 2008 – 2019 ...... 89 Hình 3.13. Các kênh tài chính doanh nghiệp vùng Đông Nam bộ tiếp cận.... 91 vii
  10. Hình 3.14.Tin tƣởng HTPL sẽ đảm bảo quyền tài sản/thực thi hợp đồng của doanh nghiệp vùng Đông Nam bộ (%)........................................... 96 Hình 3.15. Hệ thống pháp luật (HTPL) có cơ chế giúp doanh nghiệp tố cáo cán bộ nhũng nhiễu (%).................................................................. 96 Hình 3.16. Đánh giá của DN tham gia điều tra về hệ thống pháp luật trong kinh doanh ở vùng Đông Nam bộ ............................................... 97 Hình 3.17.Tính năng động của lãnh đạo các địa phƣơng vùng Đông Nam bộ năm 2015 và 2019 ............................................................................ 98 Hình 3.18. Chi phí không chính thức các tỉnh vùng Đông Nam bộ giai đoạn 2017-2019..................................................................................... 99 Hình 3.19. Các khoản CPKCT ở mức chấp nhận đƣợc (% Đồng ý) .............. 99 Hình 3.20. Chi phí thời gian của doanh nghiệp vùng Đông Nam bộ năm 2015 và 2019 ....................................................................................... 101 Hình 3.21. Dân số trung bình vùng Đông Nam bộ giai đoạn 2015-2019 ..... 102 Hình 3.22. Lao động vùng Đông Nam bộ đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp (%) năm 2015 và 2019........................................... 102 Hình 3.23. Lao động chuyên môn kĩ thuật bậc cao vùng Đông Nam bộ năm 2019 ............................................................................................. 104 Hình 3.24. Lao động đang làm việc phân chia theo vị thế việc làm ở vùng Đông Nam bộ ............................................................................. 104 Hình 3.25: Lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở các tỉnh vùng ... 105 Đông Nam bộ năm 2020 ............................................................................... 105 Hình 3.26: Chỉ số đào tạo lao động trong PCI cấp tỉnh vùng Đông Nam bộ năm 2020 ........................................................................................ 105 Hình 3.27. Dự báo tổng đầu tƣ cơ sở hạ tầng của vùng Đông Nam bộ giai đoạn 2016- 2040.................................................................................. 107 viii
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc trên hành trình phát triển từ sau đổi mới đến nay với những cải cách kinh tế quan trọng đƣợc khởi xƣớng vào năm 1986 nhằm hƣớng tới nền kinh tế thị trƣờng có điều tiết, nhờ vậy mà Việt Nam đã chuyển đổi từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp và hƣớng tới quốc gia có mức thu nhập trung bình cao vào năm 2035. Để duy trì xu hƣớng tăng trƣởng ấn tƣợng, đồng thời tránh bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam phải giải quyết những thách thức chính bao gồm chính sách và quản trị nhà nƣớc về kinh tế, cơ sở hạ tầng và nhu cầu năng lƣợng, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của khu vực tƣ nhân và cải thiện môi trƣờng kinh doanh cho doanh nghiệp bởi lẽ khả năng hoạt động của các doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào những tác động tích cực hay tiêu cực từ môi trƣờng kinh doanh mang lại. Môi trƣờng kinh doanh thuận lợi về mặt trực tiếp sẽ tạo cơ hội và động lực thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tƣ kinh doanh, mở rộng hoạt động sản xuất, gia tăng lợi nhuận; gián tiếp sẽ tạo công ăn việc làm cho xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, là động lực để nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Do đó, vấn đề cải thiện môi trƣờng kinh doanh ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế không chỉ riêng Việt Nam mà là hầu hết các nƣớc trên thế giới. Theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2020, cả nƣớc có 758.610 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 6,14% so với năm 2019. Tuy nhiên, đà phá sản của các doanh nghiệp trong thị trƣờng vẫn tiếp tục tăng đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chƣa đƣợc kiểm soát tốt trên thế giới nhƣ hiện nay. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 8 tháng đầu năm 2020 có 34.300 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 24.200 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, 10.400 doanh nghiệp hoàn tất thủ 1
  12. tục giải thể và 30.600 doanh nghiệp không hoạt động, tất cả đều tăng cao so với cuối năm 20191. Trong báo cáo đánh giá môi trƣờng kinh doanh 2020 của WB, Việt Nam ở thứ hạng 70/190 quốc gia về chỉ số môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, Việt Nam đạt 69,8 điểm trên 100, cao hơn năm ngoái (68,36), nhƣng lại tụt một bậc so với năm 2019. Qua đây có thể thấy rõ, cải thiện MTKD ở Việt Nam là việc làm cần thiết và quan trọng hàng đầu trong ổn định nền kinh tế vĩ mô và hội nhập kinh tế quốc tế. Xác định rõ vai trò quan trọng của việc cải thiện kinh doanh đối với sự phát triển của nền kinh tế, Chính phủ đã có những nỗ lực quan trọng cải cách môi trƣờng kinh doanh (MTKD) thông qua Nghị quyết số 19/NQ-CP (NQ 19) của Chính phủ về cải thiện MTKD, nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) quốc gia đƣợc ban hành hằng năm kể từ năm 2014 đến 2018 và Nghị quyết 02 từ năm 2019 đến nay. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 35/NQ-CP (NQ 35) năm 2016 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, để hƣớng đến mục tiêu đƣa MTKD của Việt Nam vào nhóm 4 quốc gia hàng đầu khu vực ASEAN (ASEAN 4)2. Vùng Đông Nam bộ (ĐNB) là khu vực kinh tế năng động với mức tăng trƣởng cao so với cả nƣớc, nơi tập trung nhiều trung tâm kinh tế, công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, khoa học–kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lƣu quốc tế, có lực lƣợng lao động dồi dào, tay nghề cao, có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ; có hệ thống đô thị phát triển, các khu công nghiệp phát triển mạnh trở thành trung tâm và đầu mối giao lƣu của các tỉnh phía Nam với cả nƣớc và quốc tế, đƣợc gắn kết bởi đƣờng bộ, đƣờng biển, đƣờng hàng không, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội Vùng cũng nhƣ mở rộng các quan hệ kinh tế liên vùng và quốc tế. Bên cạnh đó, năm 2019, vùng Đông Nam bộ đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn, với quy mô GRDP chiếm khoảng 41,97% GDP toàn nền kinh tế, đóng góp gần 1 Trần Thủy (2020), 10 nghìn doanh nghiệp giải thể, hàng vạn doanh nghiệp gặp nguy cơ, Báo điện tử Vietnamnet ngày 5/9/2020, truy cập ngày 25/01/2021 2 Đặng Thị Mai Hƣơng & Đặng Thị Lan (2019), Việt Nam nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, Tạp chí Công Thƣơng, truy cập ngày 26/06/2019. 2
  13. 43,68% thu ngân sách quốc gia, thu nhập theo đầu ngƣời cao gấp 1,46 lần mức bình quân cả nƣớc; tốc độ tăng trƣởng kinh tế của vùng luôn cao hơn tốc độ tăng trƣởng bình quân chung nền kinh tế3. Theo thống kê tại Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2020, vùng Đông Nam bộ có bình quân 17,4 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1000 dân, cao nhất trong 06 vùng kinh tế xã hội cả nƣớc4. Từ nhận thức và hành động của chính phủ về cải thiện MTKD của Việt Nam và vai trò quan trọng của sự phát triển doanh nghiệp ở vùng Đông Nam bộ, vốn là trung tâm kinh tế lớn nhất nƣớc cho nên việc cải thiện MTKD vùng ĐNB cần phải quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên hiện nay, có rất ít các nghiên cứu về MTKD chỉ cho riêng vùng Đông Nam bộ. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng này, lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp vùng Đông Nam bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Mục đích của luận án là xác định đƣợc các yếu tố cấu thành môi trƣờng kinh doanh vùng ĐNB, nhận diện những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp vùng ĐNB trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh cho doanh nghiệp Vùng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án (i) Tổng quan một cách hệ thống cơ sở lý luận về môi trƣờng kinh doanh cho doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế; (ii) Đánh giá thực trạng về môi trƣờng kinh doanh vùng Đông Nam bộ (iii) Đề xuất giải pháp hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh cho doanh nghiệp vùng Đông Nam bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 3 Tổng cục thống kê (2019), Niên giám thống kê cả nước và các tỉnh vùng Đông Nam bộ, NXB Thống kê 4 Nguyễn Thanh Hòa (2020), Tình hình phát triển doanh nghiệp và môi trường kinh doanh khu vực Đông Nam bộ, Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp ngày 30/09/2020, Truy cập ngày 25/01/2021 3
  14. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về môi trƣờng kinh doanh của các doanh nghiệp vùng Đông Nam bộ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: nghiên cứu thực trạng MTKD vùng ĐNB tập trung chủ yếu giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 và đề xuất giải pháp đến năm 2030. Về địa bàn: nghiên cứu thực hiện trong 6 tỉnh vùng Đông Nam bộ. Giới hạn đối tƣợng nghiên cứu: do số lƣợng doanh nghiệp khu vực tƣ nhân vùng Đông Nam Bộ chiếm tỷ lệ lớn (năm 2019 là 243.813/294.405 doanh nghiệp chiếm 82,8% số lƣợng doanh nghiệp toàn vùng) đồng thời là những doanh nghiệp rất “nhạy cảm” với các chính sách và chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ nhất từ môi trƣờng kinh doanh nên Luận án tập trung phân tích môi trƣờng kinh doanh cho các doanh nghiệp tƣ nhân trong nƣớc vùng Đông Nam bộ. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Việc nghiên cứu môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp là hiện tƣợng kinh tế, xã hội tƣơng đối phức tạp nên đòi hỏi cách tiếp cận đa dạng để giải thích hiện tƣợng. Đã có rất nhiều lý thuyết và giả thiết khác nhau đƣợc xây dựng nhằm phân tích các nhân tố cấu thành MTKD cũng nhƣ tác động của MTKD đến doanh nghiệp. Khi phân tích nhân tố cấu thành MTKD, luận án sử dụng các khung lý thuyết sau: mô hình PCI của VCCI ; mô hình nghiên cứu GEM, mô hình chẩn đoán tăng trƣởng HRV, mô hình PEST. Tính phù hợp khi áp dụng và nội dung các mô hình lý thuyết nghiên cứu này sẽ đƣợc phân tích chi tiết trong phần Chƣơng II và cách tiếp cận này có ảnh hƣởng đến việc lựa chọn phƣơng pháp thu thập số liệu điều tra và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án - Phương pháp thống kê, mô tả Luận án sử dụng nhiều nguồn số liệu thống kê từ các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở các tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ. Các số liệu này đƣợc nghiên cứu tập hợp và mô tả nhằm làm rõ vai trò của nhà nƣớc trong tạo lập môi trƣờng kinh doanh cho các doanh nghiệp ở vùng Đông Nam bộ và cả nƣớc. 4
  15. - Phương pháp thu thập thông tin Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau nhằm đảm bảo sự đa dạng, phong phú của thông tin; độ tin cậy của các dữ liệu, các minh chứng, luận chứng đảm bảo tính chính xác, khách quan và khoa học; đảm bảo thuyết phục khi chứng minh cho các luận điểm đƣợc trình bày trong luận án. - Phương pháp nghiên cứu thông tin thứ cấp Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thu thập, khai thác, tổng hợp thông tin từ các nguồn tƣ liệu đã có sẵn có liên quan đến các nội dung mà luận án nghiên cứu. Phƣơng pháp này nghiên cứu dữ liệu dƣới dạng in ấn, hình ảnh hoặc âm thanh để khám phá xem chúng có ý nghĩa gì, thúc đẩy hay ngăn cản điều gì, và thông tin gì đang đƣợc truyền tải. Hình thức dữ liệu cụ thể rất đa dạng bao gồm các bài báo, các cuộc khảo sát ý kiến, báo cáo của các doanh nghiệp, văn bản của chính phủ, thông tin về cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh qua các năm. Nguồn tài liệu thứ cấp còn là các công trình nghiên cứu từ các nhà khoa học, các báo cáo, số liệu thống kê, kết quả điều tra… của chính quyền, ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Nguồn tài liệu sẵn có đƣợc thu thập từ nguồn tài liệu trong nƣớc lẫn nƣớc ngoài có liên quan đến chức năng của nhà nƣớc trong tạo lập môi trƣờng kinh doanh cho doanh nghiệp hiện nay. Phương pháp điều tra, khảo sát: Mục đích của phƣơng pháp này nhằm thông qua quá trình khảo sát, nhận diện những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Từ đó, có cơ sở để đề xuất các kiến nghị, giải pháp cải thiện MTKD phù hợp với thực trạng hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn vùng Đông Nam bộ. LA khai thác các thông tin từ 130 phiếu hỏi điều tra phục vụ cho nghiên cứu. Phiếu hỏi điều tra đƣợc thiết kế cho nhóm đối tƣợng là các doanh nghiệp tƣ nhân trong nƣớc ở vùng Đông Nam bộ trong đó số lƣợng mẫu phiếu điều tra đƣợc phân bổ bao gồm: TP.HCM (40); Bình Dƣơng (30); Đồng Nai (30); 5
  16. Bình Phƣớc (10); Tây Ninh (10) và BRVT (10). Cụ thể, ý kiến rất đồng ý (đạt mức độ 5); ý kiến đồng ý (đạt mức độ 3 và 4); ý kiến ít đồng ý (mức độ 1 và 2) và ý kiến không đồng ý (mức độ 0). Thời gian thực hiện điều tra: từ tháng 3 - 6/2019. Mẫu điều tra đƣợc lựa chọn có chủ đích theo phƣơng pháp ngẫu nhiên thuận tiện, xác định những ngƣời tham gia điều tra có liên quan tới chủ đề nghiên cứu. Tháng 7/2019, tổng số phiếu thu về là 130 phiếu, trong đó có 120 phiếu đạt nội dung yêu cầu đề ra. Do phạm vi nội dung của đề tài chủ yếu tập trung vào xem xét môi trƣờng kinh doanh các doanh nghiệp KTTN, nên LA chỉ tập trung khai thác sâu một số câu hỏi có liên quan trong phiếu hỏi điều tra (đƣợc trình bày cụ thể trong phụ lục 1). Dữ liệu liên quan đến các câu hỏi mà LA quan tâm đƣợc nhập vào phần mềm chuyên dụng SPSS (Statistical Package for the Social Sciences), phần mềm thống kê đƣợc sử dụng khá phổ biến phục vụ cho công tác phân tích thống kê. LA sử dụng phần mềm SPSS dạng thống kê mô tả và dạng phân tích bảng tra chéo. Để có thêm thông tin chi tiết và khắc phục những thông tin thiếu ở những câu hỏi đóng trong phiếu điều tra, ngoài việc sử dụng dữ liệu trong phiếu hỏi, LA còn sử dụng các kết quả điều tra về môi trƣờng kinh doanh của VCCI (Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam) trong giai đoạn 2015 – 2019, dữ liệu từ Tổng cục Thống kê, Cục thống kê 6 tỉnh thành trong vùng Đông Nam bộ. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Trên cơ sở các phƣơng pháp nghiên cứu môi trƣờng kinh doanh của các doanh nghiệp vùng Đông Nam bộ, luận án có một số đóng góp mới, cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất, luận án đã tổng quan cơ sở lý luận về môi trƣờng kinh doanh đối với hoạt động đầu tƣ kinh doanh, trong đó nêu rõ các mục tiêu, phƣơng pháp, nội dung và mô hình họat động của doanh nghiệp; các vấn đề về MTKD cũng nhƣ vai trò của MTKD trong quá trình đƣa các doanh nghiệp vùng Đông Nam bộ hội nhập với sân chơi quốc tế. 6
  17. Thứ hai, luận án tổng kết một số bài học thành công và chƣa thành công từ cải thiện môi trƣờng kinh doanh của một số quốc gia Trung Quốc, Singapore, Malaysia. Đây là cơ sở quan trọng để đối chiếu và so sánh để đánh giá vai trò của quản lý nhà nƣớc đối với môi trƣờng kinh doanh tại Việt Nam nói chung và Đông Nam bộ nói riêng. Thứ ba, luận án đã đi sâu phân tích thực trạng họat động của các doanh nghịệp tƣ nhân vùng Đông Nam bộ giai đọan 2015-2019. Quá trình đổi mới môi trƣờng kinh doanh tại Việt Nam và có sự khác biệt môi trƣờng kinh doanh của vùng Đông Nam bộ so với các vùng khác cả nƣớc. Tác giả cũng đã sử dụng các số liệu điều tra thu thập đƣợc để đánh giá đổi mới môi trƣờng kinh doanh, nhìn dƣới nhiều góc độ: cơ quan quản lý, các DN và các chuyên gia kinh tế, từ đó cho thấy sự cần thiết phải tăng cƣờng đổi mới quản lý nhà nƣớc đối với môi trƣờng kinh doanh. Trên cơ sở các kết quả phân tích dữ liệu điều tra, tác giả đánh giá những thành công và hạn chế trong đổi mới môi trƣờng kinh doanh cho các doanh nghịêp. Thứ tư, luận án đã phân tích bối cảnh kinh tế Việt Nam và vùng Đông Nam bộ trong xu hƣớng đầu tƣ của các doanh nghiệp tác động đến sự đổi mới quản lý nhà nƣớc đối với môi trƣờng kinh doanh. Đây là những cơ sở để thực hiện các giải pháp đổi mới môi trƣờng kinh doanh, đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, nhà nƣớc, xã hội theo các mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Song song với các giải pháp Luận án cũng đƣa ra một số nội dung kiến nghị DN để đảm bảo đổi mới môi trƣờng kinh doanh đƣợc thực hiện có hiệu quả. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Góp phần bổ sung làm rõ cơ sở lý luận về môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp, vai trò của môi trƣờng kinh doanh đến quá trình phát triển của doanh nghiệp vùng ĐNB. 7
  18. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Góp phần cung cấp các luận cứ khoa học cho việc bổ sung, hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh vùng Đông Nam bộ nói riêng và ở Việt Nam nói chung nhất là trong việc phối hợp giữa chính quyền các địa phƣơng trong vùng để cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh cho doanh nghiệp. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; Luận án đƣợc trình bày trong 4 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng I: Tổng quan các nghiên cứu về môi trƣờng kinh doanh. Chƣơng II: Cơ sở lý luận về môi trƣờng kinh doanh cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Chƣơng III: Thực trạng môi trƣờng kinh doanh vùng Đông Nam bộ. Chƣơng IV: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh vùng Đông Nam bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 8
  19. Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MÔI TRƢỜNG KINH DOANH Cùng với sự biến động không ngừng của tình hình kinh tế - xã hội cũng nhƣ nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, yêu cầu về việc cải thiện MTKD nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, nâng cao năng suất ngày càng đƣợc đặt ra cấp thiết. Từ sự đòi hỏi này, nhiều các công trình nghiên cứu về MTKD đã đƣợc thực hiện với các nhóm nội dung: 1.1. Các yếu tố cấu thành môi trƣờng kinh doanh Lê Danh Vĩnh (2009) cho rằng môi trƣờng kinh doanh đƣợc cấu thành từ 2 nhóm nhân tố: (1) thể chế chính thức và (2) thể chế phi chính thức. Đích hƣớng đến của quá trình hội nhập quốc tế là việc giảm thiểu tối đa khả năng hoạt động của thể chế phi chính thức và cần sự can thiệp, hỗ trợ của Nhà nƣớc trong việc hiện thực hoá, hữu ích hoá các điều kiện của thể chế chính thức. Quá trình này đòi hỏi phải có sự minh bạch cũng nhƣ một lộ trình cụ thể trong việc đƣa ra các “luật chơi” công bằng cho tất cả các hình thức kinh doanh. Mặt khác, tác giả cho thấy việc cải cách thể chế ở Việt Nam trong giai đoạn 2002- 2006 để thực hiện các yêu cầu của hiệp định thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ thông qua các pháp lệnh và luật đƣợc ban hành và sửa đổi qua các năm. Bên cạnh đi sâu trình bày về thể chế môi trƣờng kinh doanh Việt Nam, tác giả còn tập trung vào môi trƣờng kinh doanh và các tiêu chí đánh giá môi trƣờng kinh doanh của các tổ chức trong nƣớc (VCCI, VNCI: chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh/thành – PCI) và quốc tế (WB, IFC: chỉ số thuận lợi kinh doanh – BEI; đại học Harvard và Diễn đàn Kinh tế Thế giới - WEF: chỉ số môi trƣờng thƣơng mại – ETI). Tác giả đƣa ra các quan điểm và định hƣớng hoàn thiện thể chế môi trƣờng kinh doanh ở Việt Nam, theo đó việc hoàn thiện thể chế môi trƣờng kinh doanh phải quán triệt bốn điểm chính. Tác giả đề xuất các nhóm 9
  20. giải pháp chung hoàn thiện thể chế môi trƣờng kinh doanh, thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Phạm Huy Vinh và Trần Khánh Hƣng (2011) xác định những nhân tố tác động và chức năng của thể chế trong nền kinh tế. Theo các tác giả, có 3 nhân tố chính hình thành nên thể chế kinh tế: nhà nƣớc, thị trƣờng và các chủ thể kinh tế hoạt động theo các kiểu lợi ích khác nhau. Trong đó: Nhà nƣớc điều tiết các hoạt động kinh tế thông qua các chính sách kinh tế, thị trƣờng điều tiết cung – cầu và giá cả hàng hóa, các doanh nghiệp hoạt động dựa trên tiêu thức lợi nhuận. Ngoài ra, thể chế kinh tế còn chịu tác động của một số nhân tố khác nhƣ: trình độ phát triển kinh tế - xã hội, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, cơ chế quản lý, trình độ năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện luật, ý thức chấp hành luật của doanh nghiệp,… Tác giả cũng nêu những thành tựu nổi bật trong môi trƣờng kinh doanh Việt Nam nhƣ: (i) Nguyên tắc pháp quyền ngày càng đƣợc khẳng định và phát huy hiệu quả trong các hoạt động nền kinh tế, nếu trƣớc đây Nhà nƣớc quản lý kinh tế - xã hội chủ yếu bằng chính sách, nghị quyết và mệnh lệnh hành chính thì nay đã đƣợc pháp luật hóa; (ii) tạo đƣợc khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và (iii) dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, một số hạn chế cũng đƣợc tác giả chỉ ra nhƣ: tính bình đẳng trong môi trƣờng kinh doanh giữa các thành phần kinh tế và sự mâu thuẫn giữa các quy định, thẩm quyền ban hành các thể chế quá rộng rãi, giao cho nhiều cơ quan, cải cách hành chính vẫn còn chậm. Boddewyn và Brewer (1994) cho rằng môi trƣờng kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào thể chế kinh tế của các quốc gia. Với đặc thù thể chế khác nhau là điều kiện hình thành nên những đặc trƣng môi trƣờng kinh doanh khác nhau. Ba cấu thành quan trọng của hệ thống thể chế gồm có thể chế chính thức (thành văn, nhƣ luật lệ), thể chế phi chính thức (bất thành văn, nhƣ tục lệ và các quy tắc xử thế), và các cơ chế và biện pháp chế tài. Scott (1995) chỉ ra rằng, để tồn tại, các doanh nghiệp phải phù hợp với các quy tắc và hệ 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2