intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Chất lượng thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam

Chia sẻ: Nhiên Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:176

27
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án tìm hiểu mối quan hệ giữa chất lượng thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế địa phương cấp tỉnh tại địa phương; đề xuất các giải pháp phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Chất lượng thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam

  1. Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  ®ç tuyÕt nhung ChÊt l−îng thÓ chÕ qu¶n trÞ vµ t¨ng tr−ëng kinh tÕ ®Þa ph−¬ng cÊp tØnh ë ViÖt Nam Hµ Néi - 2021
  2. Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  ®ç tuyÕt nhung ChÊt l−îng thÓ chÕ qu¶n trÞ vµ t¨ng tr−ëng kinh tÕ ®Þa ph−¬ng cÊp tØnh ë ViÖt Nam Chuyªn ngµnh: kinh tÕ ph¸t triÓn M· sè: 9310105 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: PGS.TS. Lª Quang C¶nh Hµ Néi - 2021
  3. LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm quy định về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2021 Tác giả luận án Đỗ Tuyết Nhung i
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Kế hoạch và Phát triển, Viện Đào tạo Sau đại học đã giảng dạy, trang bị cho tôi các kiến thức, kỹ năng nghiên cứu và hỗ trợ tôi trong toàn bộ chương trình đào tạo tiến sĩ của Trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Lê Quang Cảnh, người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này. Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ, động viên và tạo điều kiện của gia đình và đồng nghiệp trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tác giả luận án Đỗ Tuyết Nhung ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM KẾT .................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................................vi DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... viii GIỚI THIỆU ....................................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài ...............................................................................................1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..............................................................4 5. Đóng góp mới của luận án .......................................................................................5 6. Kết cấu của luận án..................................................................................................5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THỂ CHẾ QUẢN TRỊ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG ......................................6 1.1. Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế và kinh tế học thể chế mới ..............................6 1.2. Khái niệm .............................................................................................................8 1.2.1. Thể chế quản trị .............................................................................................8 1.2.2. Chất lượng thể chế quản trị .........................................................................10 1.2.3. Chất lượng thể chế quản trị địa phương ......................................................11 1.3. Thước đo chất lượng thể chế quản trị .................................................................12 1.3.1. Ở cấp quốc gia .............................................................................................12 1.3.2. Ở cấp địa phương ........................................................................................16 1.3.3. Ở Việt Nam..................................................................................................18 1.4. Mối quan hệ nhân quả giữa chất lượng thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế 21 1.4.1. Ở cấp quốc gia .............................................................................................21 1.4.2. Ở cấp địa phương ........................................................................................24 1.5. Nghiên cứu về vai trò của thể chế tại Việt Nam.................................................26 1.6. Kết luận Chương 1..............................................................................................27 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................29 2.1. Xây dựng chỉ số chất lượng thể chế quản trị ......................................................29 2.1.1. Lý do xây dựng chỉ số chất lượng thể chế quản trị địa phương cấp tỉnh ....29 iii
  6. 2.1.2. Phương pháp xây dựng chỉ số chất lượng thể chế quản trị địa phương cấp tỉnh .........................................................................................................................30 2.2. Phân tích thống kê mô tả ....................................................................................32 2.3. Kiểm định quan hệ nhân quả ..............................................................................32 2.3.1. Lý do cần kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa chất lượng thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế ............................................................................................32 2.3.2. Phương pháp kiểm định quan hệ nhân quả .................................................33 2.4. Phân tích hồi quy ................................................................................................35 2.4.1. Mô hình ước lượng ......................................................................................35 2.4.2. Biến số và nguồn số liệu ..............................................................................36 2.5. Kết luận Chương 2..............................................................................................41 CHƯƠNG 3. CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH TẠI VIỆT NAM ............................................................................................................43 3.1. Bối cảnh thể chế quản trị địa phương cấp tỉnh của Việt Nam.............................43 3.1.1. Tổng quan về phân cấp hành chính địa phương tại Việt Nam ....................43 3.1.2. Các khía cạnh của thể chế quản trị địa phương tại Việt Nam .....................44 3.2. Xây dựng thước đo chất lượng thể chế quản trị địa phương cấp tỉnh .................54 3.2.1. Đề xuất các khía cạnh và thang đo cho thước đo chất lượng thể chế quản trị địa phương cấp tỉnh tại Việt Nam .........................................................................54 3.2.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ..............................................................57 3.2.3. Phân tích nhân tố khám phá.........................................................................59 3.2.4. Xây dựng chỉ số thể chế quản trị địa phương tổng hợp ..............................61 3.2.5. So sánh PGI với PAPI và PCI .....................................................................63 3.3. Thực trạng chất lượng thể chế quản trị của các tỉnh/thành phố Việt Nam .........64 3.3.1. Tổng quan về chất lượng thể chế quản trị của các tỉnh/thành phố Việt Nam ...............................................................................................................................64 3.3.2. Thể chế quản trị của các tỉnh/thành phố theo từng chỉ số thành phần ........70 3.3.3. Chất lượng thể chế quản trị theo các vùng kinh tế ......................................79 3.3.4. Thể chế quản trị theo vùng kinh tế trọng điểm và không trọng điểm .........81 3.3.5. Thể chế quản trị của các tỉnh/thành phố theo thu nhập ...............................83 3.4. Kết luận Chương 3..............................................................................................85 CHƯƠNG 4. CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ QUẢN TRỊ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH TẠI VIỆT NAM .........................................................87 4.1. Phân tích thống kê mô tả ....................................................................................87 4.1.1. Thống kê mô tả các biến số .........................................................................87 iv
  7. 4.1.2. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh .................................................................88 4.1.3. Tương quan giữa mức thu nhập và các biến khác trong mô hình nghiên cứu ...............................................................................................................................90 4.2. Kiểm định quan hệ nhân quả giữa thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế địa phương cấp tỉnh tại Việt Nam ...................................................................................93 4.2.1. Kiểm định Granger ......................................................................................93 4.2.2. Kiểm định Durbin-Wu-Hausman ................................................................94 4.3. Kết quả hồi quy ảnh hưởng của chất lượng thể chế quản trị đến tăng trưởng kinh tế địa phương cấp tỉnh tại Việt Nam .................................................................95 4.3.1. Kết quả hồi quy GMM ................................................................................95 4.3.2. Kết quả hồi quy sau khi điều chỉnh mô hình ...............................................97 4.4. Thảo luận về kết quả hồi quy .............................................................................99 4.4.1. Tác động chung của chất lượng thể chế quản trị đến tăng trưởng kinh tế ..99 4.4.2. Ảnh hưởng của kiểm soát tham nhũng và chất lượng chính sách đến tăng trưởng kinh tế ......................................................................................................100 4.4.3. Ảnh hưởng của dân chủ và dịch vụ công đến tăng trưởng kinh tế ............101 4.5. Mở rộng nghiên cứu tác động của chất lượng thể chế quản trị ........................103 4.5.1. Tác động của chất lượng thể chế quản trị theo sáu vùng kinh tế ..............103 4.5.2. Tác động của chất lượng thể chế quản trị theo tỉnh kinh tế trọng điểm và không trọng điểm .................................................................................................106 4.5.3. Tác động của chất lượng thể chế quản trị theo các nhóm thu nhập ..........107 4.5.4. Tác động của chất lượng thể chế quản trị theo mức chi tiêu ngân sách ....109 4.5.5. Tác động của chất lượng thể chế quản trị theo độ mở của nền kinh tế .....111 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................................113 5.1. Kết luận.............................................................................................................113 5.2. Hàm ý chính sách .............................................................................................116 5.3. Các hạn chế của đề tài cần tiếp tục nghiên cứu ................................................121 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................122 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................123 PHỤ LỤC ....................................................................................................................135 v
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á CECODES Trung tâm Nghiên cứu Phát triển-Hỗ trợ Cộng đồng FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GMM Generalized Method of Moments GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ICRG Tổ chức Hướng dẫn Quốc tế về Rủi ro Quốc gia IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế IQI Chỉ số Chất lượng Thể chế IQIM Chỉ số chất lượng thể chế của đô thị IV Biến công cụ OLS Bình phương nhỏ nhất PAPI Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PGI Chỉ số Thể chế quản trị địa phương cấp tỉnh UNDP Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VHLSS Điều tra mức sống hộ gia đình VND Đồng WEF Diễn đàn Kinh tế Thế giới WGI Chỉ số Thể chế Quản trị Toàn cầu vi
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Các khía cạnh của chất lượng thể chế quản trị địa phương cấp tỉnh ............55 Bảng 3.2. Phân nhóm các chỉ số thành phần của PAPI và PCI .....................................56 Bảng 3.3. Kiểm định Cronbach’s Alpha về độ phù hợp của số liệu .............................58 Bảng 3.4. Kiểm định KMO and Bartlett về điều kiện thực hiện phân tích nhân tố ......58 Bảng 3.5. Ma trận xoay các nhân tố thể chế ..................................................................59 Bảng 3.6. Các nhân tố và chỉ số thành phần..................................................................60 Bảng 3.7. Tổng phương sai được giải thích (Total Variance Explained) .....................61 Bảng 3.8. Thống kê mô tả chuỗi chỉ số thể chế quản trị (giai đoạn 2011-2018) ..........62 Bảng 3.9. Hệ số tương quan Pearson giữa các biến thể chế quản trị được xây dựng ...62 Bảng 3.10. PGI và các chỉ số thành phần theo khu vực trung bình giai đoạn 2011-2018 .......................................................................................................................................79 Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến số kinh tế vĩ mô của các tỉnh/thành phố Việt Nam giai đoạn 2011-2018 ......................................................................................................87 Bảng 4.2. Thống kê mô tả các số liệu nghiên cứu sau khi lấy logarith .........................87 Bảng 4.3. Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa GRDP và các chỉ số PCI ....93 Bảng 4.4. Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa GRDP và các chỉ số PGI ....95 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của các khía cạnh thể chế tới tăng trưởng kinh tế......................96 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của các khía cạnh thể chế tới tăng trưởng kinh tế (Mô hình điều chỉnh) .............................................................................................................................98 Bảng 4.7. Ảnh hưởng của chỉ số thể chế quản trị (PGI) tới tăng trưởng kinh tế ..........99 Bảng 4.8. Ảnh hưởng của các khía cạnh chất lượng thể chế quản trị tới tăng trưởng kinh tế tại từng vùng kinh tế ........................................................................................104 Bảng 4.9. Ảnh hưởng của các khía cạnh thể chế quản trị tới tăng trưởng kinh tế tại các nhóm tỉnh kinh tế trọng điểm và không trọng điểm ....................................................106 Bảng 4.10. Ảnh hưởng của các khía cạnh thể chế quản trị tới tăng trưởng kinh tế theo các nhóm thu nhập .......................................................................................................108 Bảng 4.11. Ảnh hưởng của biến tương tác giữa mức chi tiêu ngân sách và các khía cạnh thể chế quản trị tới tăng trưởng kinh tế ...............................................................110 Bảng 4.12. Ảnh hưởng của biến tương tác giữa độ mở nền kinh tế và các khía cạnh thể chế quản trị tới tăng trưởng kinh tế .......................................................................111 vii
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Các cấp độ của thể chế ....................................................................................9 Hình 1.2. Sáu khía cạnh của chỉ số Thể chế Quản trị Toàn cầu (WGI) ........................13 Hình 1.3. Năm khía cạnh của chỉ số Chất lượng Thể chế Quản trị (IQI)......................17 Hình 1.4. Khung nghiên cứu của luận án ......................................................................28 Hình 2.1. Các thước đo chất lượng thể chế cấp tỉnh điển hình tại Việt Nam................30 Hình 2.2. Các bước trong quy trình xây dựng chỉ số thể chế quản trị cấp tỉnh .............31 Hình 2.3. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................42 Hình 3.1. So sánh PGI và các chỉ số PAPI, PCI, tính trung bình giai đoạn 2011-2018 63 Hình 3.2. Chỉ số thể chế quản trị trung bình 2011-2018 của các tỉnh/thành phố ..........66 Hình 3.3. Biểu đồ hình sao mô tả các chỉ số thành phần PGI .......................................67 Hình 3.4. Biểu đồ hình sao mô tả các chỉ số thành phần PGI (tiếp) .............................68 Hình 3.5. Xu thế biến đổi PGI của các tỉnh/thành phố giai đoạn 2011-2018 ...............69 Hình 3.6. PGI và các chỉ số thành phần tính trung bình cả nước, 2011-2018 ..............70 Hình 3.7. Chỉ số dân chủ và PGI trung bình trong giai đoạn 2011-2018 ......................71 Hình 3.8. Chỉ số dân chủ của các thành phố trực thuộc trung ương, 2011-2018 ..........72 Hình 3.9. Chỉ số kiểm soát tham nhũng và PGI trung bình trong giai đoạn 2011-2018 .......................................................................................................................................73 Hình 3.10. Chỉ số kiểm soát tham nhũng của các thành phố trực thuộc trung ương, 2011-2018 ......................................................................................................................74 Hình 3.11. Chỉ số dịch vụ công và PGI trung bình trong giai đoạn 2011-2018............74 Hình 3.12. Chỉ số dịch vụ công của các thành phố trực thuộc trung ương, 2011-2018 75 Hình 3.13. Chỉ số Chất lượng chính sách và PGI trung bình trong giai đoạn 2011-2018 .......................................................................................................................................76 Hình 3.14. Chỉ số chất lượng chính sách của các thành phố trực thuộc trung ương, 2011-2018 ......................................................................................................................77 Hình 3.15. Chỉ số Thủ tục hành chính công và PGI trung bình trong giai đoạn 2011- 2018 ...............................................................................................................................78 Hình 3.16. Chỉ số thủ tục hành chính công của các thành phố trực thuộc trung ương, giai đoạn 2011-2018 ......................................................................................................79 viii
  11. Hình 3.17. PGI và các chỉ số thành phần theo khu vực, tính trung bình giai đoạn 2011- 2018 ...............................................................................................................................80 Hình 3.18. PGI và các chỉ số thành phần theo hai miền (tính trung bình giai đoạn 2011-2018).....................................................................................................................81 Hình 3.19. So sánh PGI trung bình của nhóm các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm và nhóm các tỉnh không thuộc vùng kinh tế trọng điểm ...............................................82 Hình 3.20. So sánh các khía cạnh thể chế giữa nhóm các tỉnh thuộc và không thuộc vùng kinh tế trọng điểm (tính trung bình giai đoạn 2011-2018) ...................................83 Hình 3.21. So sánh PGI trung bình của ba nhóm tỉnh chia theo mức thu nhập ............84 Hình 3.22. So sánh các khía cạnh thể chế giữa các nhóm tỉnh/thành phố chia theo ba mức thu nhập (tính trung bình giai đoạn 2011-2018)....................................................84 Hình 4.1. Mức thu nhập và tốc độ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh/thành phố Việt Nam (tính trung bình trong giai đoạn 2011-2018) .................................................................88 Hình 4.2. Mức thu nhập và tốc độ tăng trưởng kinh tế của các vùng kinh tế Việt Nam (tính trung bình trong giai đoạn 2011-2018) .................................................................89 Hình 4.3. Mức thu nhập và tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nhóm tỉnh/thành phố chia theo vùng kinh tế trọng điểm hoặc thu nhập (tính trung bình trong giai đoạn 2011- 2018) ..............................................................................................................................90 Hình 4.4. Mức thu nhập và các chỉ số thể chế quản trị của các tỉnh/thành phố Việt Nam trong giai đoạn 2011-2018.............................................................................................91 Hình 4.5. Mức thu nhập và các biến số kinh tế vĩ mô khác của các tỉnh/thành phố Việt Nam trong giai đoạn 2011-2018 ....................................................................................92 Hình 4.6. Mối quan hệ giữa dân chủ và mức thu nhập bình quân lao động hiệu quả .102 Hình 4.7. Mối quan hệ giữa dịch vụ công và mức thu nhập bình quân lao động hiệu quả ...............................................................................................................................102 ix
  12. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) .................................................135 Phụ lục 2. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) ...................139 Phụ lục 3. Kết quả trích và xoay nhân tố .....................................................................143 Phụ lục 4. Kết quả kiểm tra Cronbach's Alpha về độ tin cậy của thang đo ................146 Phụ lục 5. Kết quả KMO and Bartlett's Test về điều kiện thực hiện phân tích nhân tố .....................................................................................................................................147 Phụ lục 6. Bản đồ sáu vùng kinh tế của Việt Nam ......................................................148 Phụ lục 7. Danh mục các tỉnh/thành phố của mỗi vùng ..............................................149 Phụ lục 8. Các tỉnh/thành phố thuộc bốn vùng kinh tế trọng điểm .............................150 Phụ lục 9. Các tỉnh/thành phố chia theo từng nhóm thu nhập.....................................151 Phụ lục 10. Kết quả kiểm định tính dừng (Fisher-type unit-root test) ........................152 Phụ lục 11. Kết quả kiểm định đồng tích hợp (Westerlund ECM panel cointegration tests) .............................................................................................................................152 Phụ lục 12. Quy trình kiểm định tính nội sinh Durbin-Wu-Hausman ........................153 Phụ lục 13. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến bằng ma trận hệ số tương quan Pearson (Pearson correlation coeffients matrix) và nhân tố phóng đại phương sai (VIF)........153 Phụ lục 14. So sánh kết quả ước lượng giữa mô hình GMM và hiệu ứng cố định .....154 Phụ lục 15. So sánh kết quả hồi quy của mô hình ở Bảng 4.6 với mô hình lấy biến trễ hai kỳ của lnYL ...........................................................................................................155 Phụ lục 16. So sánh kết quả hồi quy của mô hình ở Bảng 4.7 với mô hình lấy biến trễ hai kỳ của lnYL ...........................................................................................................156 Phụ lục 17. So sánh kết quả hồi quy theo mô hình ở Bảng 4.7 trước và sau khi bổ sung biến đại diện các vùng kinh tế .....................................................................................156 Phụ lục 18. So sánh kết quả hồi quy theo mô hình ở Bảng 4.6 trước và sau khi bổ sung biến đại diện các vùng kinh tế .....................................................................................157 Phụ lục 19. Ảnh hưởng của chỉ số thể chế quản trị (PGI) tới tăng trưởng kinh tế tại từng vùng kinh tế .........................................................................................................158 Phụ lục 20. Ảnh hưởng của các khía cạnh thể chế quản trị tới tăng trưởng kinh tế tại từng vùng kinh tế (mô hình gốc) .................................................................................159 x
  13. Phụ lục 21. Ảnh hưởng của chỉ số thể chế quản trị (PGI) tới tăng trưởng kinh tế tại các nhóm tỉnh trọng điểm và không trọng điểm ................................................................160 Phụ lục 22. Ảnh hưởng của các khía cạnh thể chế quản trị tới tăng trưởng kinh tế tại các nhóm tỉnh trọng điểm và không trọng điểm (mô hình gốc) ..................................161 Phụ lục 23. Ảnh hưởng của chỉ số thể chế quản trị (PGI) tới tăng trưởng kinh tế theo 3 nhóm thu nhập .............................................................................................................162 Phụ lục 24. Ảnh hưởng của các khía cạnh thể chế quản trị tới tăng trưởng kinh tế theo 3 nhóm thu nhập (mô hình gốc) ..................................................................................163 xi
  14. GIỚI THIỆU 1. Lý do lựa chọn đề tài Vai trò của chất lượng thể chế đối với tăng trưởng kinh tế đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách trong hai thập kỷ qua. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng có nhiều điểm chưa được giải quyết ở các mô hình tăng trưởng tân cổ điển (Solow, 1956; Swan, 1956) và tăng trưởng nội sinh (Barro và Lee, 1994; Lucas, 1988; Romer, 1986, 1990). Đặc biệt, các mô hình này cũng được cho là thất bại trong việc giải thích sự khác biệt về tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia dựa trên tích lũy vốn hay tiến bộ công nghệ (Asghar và cộng sự, 2015). Bởi vậy, khi kinh tế học thể chế ra đời và phát triển, như một gợi ý về hướng giải thích nguồn gốc của tăng trưởng, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã cố gắng mở rộng các mô hình tăng trưởng tân cổ điển hoặc tăng trưởng nội sinh bằng cách đưa vào đó yếu tố thể chế trong việc xem xét ảnh hưởng của chúng đến tăng trưởng dài hạn (Acemoglu và cộng sự, 2001; Rodrik và cộng sự, 2004). Furubotn và Richter (2005) cho rằng nghiên cứu về thể chế trong tăng trưởng kinh tế ngày càng trở nên phong phú hơn theo thời gian. Tại Việt Nam, nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng kinh tế đã được thực hiện trong một số ngành cụ thể và trên bình diện toàn nền kinh tế. Những công trình của Klump và Nguyễn Thị Tuệ Anh (2004), Scott và Trương Thị Kim Chuyên (2004), Chen (2005), Phan Minh Ngọc và Ramstetter (2006), Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung (2008)... đã tìm cách giải thích nguồn gốc tăng trưởng của Việt Nam từ sau thời kỳ Đổi mới, dựa trên các mô hình tăng trưởng hiện đại và các biến số kinh tế - xã hội. Trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa chất lượng thể chế và tăng trưởng kinh tế là chủ đề gây được sự chú ý của cả giới học thuật và chính sách trong nước. Rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định thể chế yếu kém là rào cản của tăng trưởng kinh tế nói chung (Lê Quốc Lý, 2014; Nguyễn Văn Phúc, 2013; Trần Du Lịch, 2013; Võ Trí Thành, 2014). Trong các cấp bậc của thể chế theo phân loại của Williamson (1998), thể chế quản trị (governance) dường như được giới nghiên cứu quan tâm nhiều hơn cả do hàm ý chính sách cao mà các kết quả nghiên cứu có thể mang lại cho các quốc gia và các tổ chức quốc tế (Kaufmann và Kraay, 2003; Kurtz và Schrank, 2007; Wilson, 2016). Cấp bậc thể chế này gắn liền với vai trò của nhà nước nên có thể càng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam - một đất nước theo đuổi cơ chế thị trường nhưng có định hướng của nhà nước. Khi xác định các nút thắt tăng trưởng và các giải pháp đột phá, Chính phủ Việt Nam đã khẳng định cải thiện chất lượng thể chế quản trị (cụ thể là 1
  15. nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của Nhà nước) là một trong ba trụ cột trong khung chính sách nhằm hướng tới năm 2035 Việt Nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình cao (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2018; World Bank và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2016). Từ những nội dung trên đây, có thể thấy rõ tầm quan trọng của chất lượng thể chế quản trị đối với tăng trưởng kinh tế trong khoa học kinh tế và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Cũng cần lưu ý rằng Việt Nam đã có những thay đổi cơ bản về thể chế quản trị và cũng có tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kể trong những thập kỷ gần đây, bởi vậy so với nhiều quốc gia khác, Việt Nam là một trường hợp khá lý tưởng để tìm hiểu việc cải thiện chất lượng thể chế quản trị đóng góp như thế nào vào sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, ngoài hai công trình của Lê Quang Cảnh và Đỗ Tuyết Nhung (2018) và Nguyễn Việt Cường và cộng sự (2021), hầu chưa có nghiên cứu nào khác tại Việt Nam tiếp cận mối quan hệ giữa chất lượng thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế ở góc độ lượng hóa trực tiếp sự tác động giữa chúng. Đa số các nghiên cứu chỉ lượng hóa tác động của chất lượng thể chế quản trị tới việc thu hút FDI, năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như một kênh truyền dẫn ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, thực tế là các chỉ số đo lường chất lượng thể chế quản trị phổ biến tại Việt Nam hiện nay chỉ tập trung vào một số góc độ đánh giá cụ thể và chưa thể hiện đầy đủ, toàn diện các khía cạnh thể chế quản trị địa phương. Đồng thời, các nghiên cứu về vai trò của chất lượng thể chế quản trị đối với sự phát triển kinh tế và doanh nghiệp thường chỉ sử dụng một số chỉ số thành phần của PAPI hoặc PCI bởi việc đưa toàn bộ các chỉ số này vào một mô hình hồi quy khó khả thi do các chỉ số thành phần có thể tương quan với nhau, theo đó tại Việt Nam vẫn thiếu vắng các nghiên cứu về tác động tổng thể của chất lượng thể chế đến các yếu tố kinh tế - xã hội. Những lý do trên đây là cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho việc lựa chọn đề tài ‘Chất lượng thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam’. Nghiên cứu này được thực hiện với mong muốn cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm cho mối quan hệ giữa chất lượng thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế địa phương tại một quốc gia đang phát triển và đang trong thời kỳ chuyển đổi, cũng như đóng góp những gợi ý chính sách liên quan đến thể chế và tăng trưởng kinh tế trong thực tiễn Việt Nam. Nghiên cứu được kỳ vọng có thể trả lời cho các câu hỏi mà các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam còn băn khoăn, đồng thời làm phong phú hơn kho tư liệu nghiên cứu khoa học về tăng trưởng kinh tế cũng như thể chế trong bối cảnh một quốc gia đang phát triển và trong thời kỳ chuyển đổi. 2
  16. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu tổng thể của đề tài: tìm hiểu mối quan hệ giữa chất lượng thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế địa phương cấp tỉnh Việt Nam, từ đó đánh giá tác động của chất lượng thể chế đến tăng trưởng kinh tế. Dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm, luận án đề xuất những gợi ý chính sách liên quan đến chất lượng thể chế quản trị nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của đề tài: i. Xây dựng thước đo chất lượng thể chế quản trị địa phương cấp tỉnh phù hợp cho bối cảnh Việt Nam; ii. Chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa chất lượng thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế; iii. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của chất lượng thể chế quản trị đối với tăng trưởng kinh tế địa phương cấp tỉnh tại Việt Nam; iv. Gợi ý chính sách liên quan đến chất lượng thể chế quản trị nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu được cụ thể hóa thành các câu hỏi nghiên cứu sau: i. Đo chất lượng thể chế quản trị ở cấp tỉnh Việt Nam bằng những tiêu chí nào? ii. Chất lượng thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế ở cấp tỉnh tại Việt Nam có mối quan hệ nhân quả như thế nào? iii. Mức độ ảnh hưởng của chất lượng thể chế quản trị đối với tăng trưởng kinh tế ở cấp tỉnh tại Việt Nam như thế nào? iv. Dựa trên kết quả nghiên cứu, có thể gợi ý những nội dung chính sách gì liên quan đến chất lượng thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế ở cấp tỉnh tại Việt Nam? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: chất lượng thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế địa phương cấp tỉnh của Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: sử dụng dữ liệu mảng 63 tỉnh/thành phố Việt Nam giai đoạn 2011-2018. Việc lấy dữ liệu nghiên cứu từ 2011 là để đảm bảo khả năng thu thập được số liệu thống nhất từ các bộ chỉ số liên quan đến thể chế quản trị cấp tỉnh có uy tín ở Việt Nam là PAPI (lần đầu tiên được triển khai cả nước vào 2011) và PCI. Trên thực tế, một nghiên cứu tăng trưởng chỉ lấy trong giai đoạn 8 năm là khá hạn chế, bởi vì các lý 3
  17. thuyết tăng trưởng cơ bản đều không nhằm vào giải thích những biến động chu kỳ kinh doanh ngắn hạn. Hơn nữa, những phản ứng kinh tế mang tính thời điểm (ví dụ, phản ứng của tăng trưởng kinh tế trước sự thay đổi về thể chế) không thể hiện rõ rệt bằng những phản ứng trong dài hạn (Barro, 2001). Tuy nhiên, nghiên cứu này không có ý định tìm hiểu sự “biến đổi” tăng trưởng GDP của các tỉnh/thành phố (vốn đòi hỏi chuỗi thời gian dài). Thay vào đó, mục đích của đề tài là giải thích khoảng cách kinh tế giữa các địa phương dựa trên sự khác biệt về thể chế quản trị và các biến số kinh tế - xã hội khác. Đồng thời, việc áp dụng dữ liệu mảng cho một giai đoạn 8 năm và mô hình phân tích sử dụng dữ liệu mảng là cách giúp các ước lượng trở nên hiệu quả hơn. Cuối cùng, với kỳ vọng về mối quan hệ hai chiều giữa chất lượng thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu cũng giới hạn phân tích sâu đối với chiều tác động từ chất lượng thể chế đến tăng trưởng dựa trên mô hình tăng trưởng kinh tế, nhằm tìm ra các khuyến nghị chính sách hợp lý với điều kiện Việt Nam hiện nay. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Với cách tiếp cận từ góc độ kinh tế học thể chế ở cấp vĩ mô, nghiên cứu này phân tích các khía cạnh thể chế quản trị kết hợp với các số liệu kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Cách tiếp cận này đã được sử dụng trong những nghiên cứu thể chế và tăng trưởng kinh tế địa phương trên thế giới. Trên cơ sở nguồn dữ liệu thứ cấp chủ yếu là các bộ chỉ số PAPI, PCI và dữ liệu từ Niên giám Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra, cụ thể như sau: - Phương pháp xây dựng chỉ số: nhằm đo lường chất lượng thể chế quản trị địa phương cho các tỉnh, thành phố Việt Nam - Phương pháp phân tích thống kê mô tả: nhằm phân tích mô tả thực trạng chất lượng thể chế quản trị cùng các biến số kinh tế - xã hội khác, đặt trong tương quan so sánh với tình hình tăng trưởng kinh tế địa phương cấp tỉnh. - Phương pháp kiểm định quan hệ nhân quả: nhằm tìm hiểu mối quan hệ qua lại lẫn nhau giữa chất lượng thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế địa phương cấp tỉnh. - Phương pháp phân tích hồi quy với số liệu mảng: nhằm đo lường tác động của thể chế tới tăng trưởng kinh tế địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam. Các kỹ thuật phân tích số liệu được thực hiện thông qua ứng dụng trong các phần mềm thống kê SPSS phiên bản 22.0 và STATA phiên bản 14.0. Chi tiết về phương pháp nghiên cứu của luận án được trình bày tại Chương 2. 4
  18. 5. Đóng góp mới của luận án Luận án mang lại những đóng góp vào kho tri thức về thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Trước hết, nghiên cứu này cung cấp một thước đo chất lượng thể chế quản trị cấp tỉnh Việt Nam, từ đó có thể mang lại một nguồn dữ liệu tổng hợp về chất lượng thể chế quản trị cấp tỉnh, có thể sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về chất lượng thể chế quản trị địa phương trong mối quan hệ với các biến kinh tế - xã hội khác. Thứ hai, nghiên cứu này khẳng định chiều của mối quan hệ nhân quả giữa chất lượng thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế ở cấp tỉnh tại Việt Nam, từ đó làm cơ sở cho các phương pháp ước lượng phù hợp để tìm ra bằng chứng và mức độ ảnh hưởng giữa chất lượng thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế ở cấp tỉnh tại Việt Nam. Thứ ba, trên cơ sở kết quả phân tích về thực trạng chất lượng thể chế địa phương cấp tỉnh và mối quan hệ với kinh tế kinh tế, luận án chỉ ra những gợi ý chính sách liên quan đến chất lượng thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế ở cấp tỉnh tại Việt Nam. 6. Kết cấu của luận án Luận án được kết cấu gồm phần Giới thiệu và năm chương: Chương 1 - Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế địa phương Chương 2 - Phương pháp nghiên cứu Chương 3 - Chất lượng thể chế quản trị địa phương cấp tỉnh tại Việt Nam Chương 4 - Mối quan hệ giữa chất lượng thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế địa phương cấp tỉnh tại Việt Nam Chương 5 - Kết luận và hàm ý chính sách 5
  19. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THỂ CHẾ QUẢN TRỊ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG 1.1. Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế và kinh tế học thể chế mới Câu hỏi tại sao một số vùng giàu có và một số khác lại nghèo đã trở thành tâm điểm của kinh tế học kể từ khi Adam Smith xuất bản cuốn “Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia” vào năm 1776, với sự tập trung vào các yếu tố phân chia lao động, quy mô thị trường, năng suất lao động… Tuy nhiên, phải đến giữa thế kỷ XX, trên cơ sở lý thuyết kinh tế học tân cổ điển, mô hình tăng trưởng kinh tế đầu tiên mới ra đời từ nghiên cứu của Solow (1956) và Swan (1956), trong đó sản lượng kinh tế là một hàm toán học của các đầu vào là vốn và lao động, và khi được kiểm định thực nghiệm, mô hình này khá phù hợp với dữ liệu sẵn có của Hoa Kỳ. Kể từ khi ra đời cho đến những năm 1980, với việc xác định sự tích lũy vốn hoặc đầu tư là yếu tố trung tâm để giải thích mức thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia, mô hình Solow-Swan là lý thuyết vượt trội về tăng trưởng kinh tế và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các chính sách công được cộng đồng phát triển quốc tế ủng hộ (Easterly, 2001). Mặc dù vậy, nỗ lực tiếp theo để kiểm định mô hình tân cổ điển trên thực nghiệm đạt được những kết quả không rõ ràng, các nhà nghiên cứu không thể tìm kiếm bằng chứng về sự hội tụ dựa trên các hồi quy sử dụng dữ liệu cấp quốc gia theo một dự báo then chốt của mô hình tăng trưởng tân cổ điển. Điều này dẫn đến việc xem xét lại khái niệm "các yếu tố sản xuất", để đưa vào đó vốn con người và tiếp đó là sự phát triển các mô hình tăng trưởng nội sinh vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, có kết hợp mức độ công nghệ và tốc độ đổi mới (Barro và Lee, 1994; Lucas, 1988; Mankiw và cộng sự, 1992; Romer, 1986, 1990) Mặc dù vậy, ngay cả khi sự tích lũy vốn hoặc đổi mới công nghệ đã giải thích được sự khác biệt đáng kể về mức sản lượng bình quân đầu người trong dài hạn giữa các quốc gia, thì vẫn có câu hỏi đặt ra là tại sao có những xã hội đã thành công, trong khi những xã hội khác không thể thực hiện các hành động cần thiết để đạt được sự tích lũy hay đổi mới đó. Trong bối cảnh này, một dòng nghiên cứu mới của kinh tế học đã xuất hiện như một phần của việc tiếp tục tìm kiếm các yếu tố quyết định đến tăng trưởng, được gọi là "kinh tế học thể chế mới" (NIE). Có khởi điểm từ công trình của North (1981) và North (1990), "kinh tế học thể chế mới" được coi là một nhánh phát triển kinh tế học hiện đại, với mục tiêu tìm hiểu thể chế xã hội bên trong các hoạt động kinh tế mà kinh tế học tân cổ điển đã xây dựng. Mặc dù kinh tế học thể chế cũ đặt mục tiêu thay thế hoặc phủ định các lý thuyết kinh tế học tân cổ điển, nhưng sự hình thành và phát triển của kinh tế học thể chế mới dựa trên cơ sở mở rộng các lý thuyết này, với 6
  20. kỳ vọng giải đáp cho những bài toán được đặt ra trong kinh tế học nói chung và trong các lý thuyết tăng trưởng kinh tế nói riêng. Sihag (2007) cho rằng nhờ sự pha trộn của những hiểu biết sâu sắc từ các nghiên cứu về thể chế với những lý thuyết tăng trưởng nội sinh và tân cổ điển, mà chúng ta có thể đạt được cách tiếp cận thực tế hơn để hiểu được quá trình tăng trưởng kinh tế. Theo Acemoglu và cộng sự (2005), các yếu tố thể chế được coi là “động lực sâu xa” của tăng trưởng vì chúng đóng vai trò trung tâm trong việc hình thành động lực của các tác nhân kinh tế và cách thức phân bổ nguồn lực trong xã hội. North (1981, 1990) định nghĩa các thể chế là "các quy tắc của trò chơi", nghĩa là những ràng buộc chính thức và phi chính thức do con người tạo ra, tạo nên các tương tác của con người. Các thể chế chính thức bao gồm các hiến pháp, luật lệ, và các quy tắc và quy định rõ ràng của chính phủ, được soạn thảo và thực thi bởi các cơ chế chung - trong đó, quan trọng nhất là nhà nước với tổ chức và quyền lực cưỡng chế của nó. Mặt khác, các thể chế phi chính thức bao gồm các quy tắc bất thành văn, chẳng hạn như truyền thống, chuẩn mực và quy tắc hành vi, những điều cấm kị và các cơ chế xã hội khác dựa trên và được thực hiện thông qua các ràng buộc và quan hệ cá nhân. Cross (2002) cho rằng, trong một nền kinh tế hiện đại, các thể chế chính thức do nhà nước thiết lập và thực hiện có ảnh hưởng sâu sắc đến tăng trưởng, trong khi đó các thể chế kinh tế phi chính thức ảnh hưởng đến động cơ và hành vi của các tác nhân kinh tế một cách chậm hơn. Theo Zhuang và cộng sự (2010), sự nhấn mạnh của "kinh tế học thể chế mới" đối với các thể chế chính thức bắt nguồn từ tầm quan trọng của việc khẳng định và bảo vệ quyền sở hữu và hợp đồng, từ đó cho phép mở rộng trao đổi thị trường, đầu tư và đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế và khu vực địa lý rộng hơn với chi phí thấp vừa phải. Việc thực thi hợp đồng và bảo vệ quyền sở hữu có thể dự đoán được là đặc biệt quan trọng đối với các giao dịch nằm ngoài việc trao đổi trực tiếp một cách đơn giản, nếu không thì sẽ gặp đầy bất trắc và chủ nghĩa cơ hội có thể xảy ra bởi vì sự ngăn cách về không gian hoặc thời gian có thể gây ra chi phí giao dịch đáng kể. Vì lý do này, việc thực thi hiệu quả các quy tắc và trừng phạt đối với vi phạm là cần thiết. Chỉ với những chế tài xử phạt thì các thể chế mới có thể khiến các hành động của cá nhân có thể dự đoán trước được (Kasper và Streit, 1998). Tuy vậy, các biện pháp chế tài hiệu quả chỉ hỗ trợ tăng trưởng khi được nằm trong chính phủ của một nhà nước. Giả thiết ngầm định là chỉ có một tổ chức rộng lớn như vậy mới có khả năng nội hóa (internalize) các nền kinh tế quy mô gắn liền với việc xác định các quy tắc, và có sự kiểm soát tiềm ẩn 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2