intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Giải pháp thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hoà Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:233

23
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Giải pháp thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hoà Bình" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hòa Bình thời gian qua; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hòa Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Giải pháp thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hoà Bình

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN TUẤN SƠN GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HOÀ BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2022
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN TUẤN SƠN GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HOÀ BÌNH Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9 31 01 05 Người hướng dẫn: TS. Hồ Ngọc Ninh TS. Đỗ Hải Hồ HÀ NỘI – 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận án Trần Tuấn Sơn i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình từ các giảng viên, nhà khoa học, sự động viên giúp đỡ từ bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới: Tập thể giáo viên hướng dẫn khoa học gồm TS. Hồ Ngọc Ninh -Người hướng dẫn khoa học 1 và TS. Đỗ Hải Hồ -Người hướng dẫn khoa học 2, Quý thầy đã tận tình định hướng, chia sẻ, hỗ trợ và dành nhiều thời gian cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận án; Tập thể các Thầy, Cô trong Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và PTNT (nơi tôi sinh hoạt chuyên môn trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án) đã luôn tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và định hướng cho tôi trong suốt quá trình học tập và sinh hoạt chuyên môn tại Bộ môn; Ban Giám đốc, Ban Quản lý Đào tạo, Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong học tập và nghiên cứu; Tập thể lãnh đạo, các đồng nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình và UBND huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã luôn động viên, tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện nghiên cứu luận án. Các giảng viên, các nhà khoa học và đồng nghiệp đã góp ý, chia sẻ cho tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Về phía địa phương, tôi xin trân trọng cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các cơ quan đơn vị và cá nhân các cấp ở tỉnh Hòa Bình, các doanh nghiệp, các HTX, các hộ và trang trại nơi thực hiện nghiên cứu đề tài luận án, đã giúp đỡ tôi thu thập thông tin trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu của luận án. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè của tôi đã luôn sát cánh đồng hành, động viên và khuyến khích tôi học tập và hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận án Trần Tuấn Sơn ii
  5. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................ iii Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vii Danh mục bảng .............................................................................................................. viii Danh mục biểu đồ ............................................................................................................ xi Danh mục hình, hộp ........................................................................................................ xii Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. xiii Trích yếu luận án ........................................................................................................... xiv Thesis abstract................................................................................................................ xvi Phần 1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 4 1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................... 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4 1.4. Những đóng góp mới của đề tài .......................................................................... 5 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 6 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp ........................................................................................................ 7 2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến giải pháp thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp .............................................................................. 7 2.1.1. Các nghiên cứu về giải pháp thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp ................... 7 2.1.2. Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư đến phát triển nông nghiệp ......................................................... 11 iii
  6. 2.1.3. Khoảng trống trong các nghiên cứu trước đây về thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp và hướng nghiên cứu của luận án ................................................. 13 2.2. Cơ sở lý luận về giải pháp thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp ..................... 14 2.2.1. Một số lý luận cơ bản ........................................................................................ 14 2.2.2. Đặc điểm đầu tư và thu hút đầu tư vào nông nghiệp ......................................... 18 2.2.3. Vai trò và tác động của thu hút đầu tư đến phát triển nông nghiệp ................... 20 2.2.4. Nội dung nghiên cứu giải pháp thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp ............. 22 2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp ............................................................................................... 26 2.3. Cơ sở thực tiễn về giải pháp thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp .................. 30 2.3.1. Kinh nghiệm thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp của một số nước trên thế giới ................................................................ 30 2.3.2. Kinh nghiệm thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp tại một số địa phương ở Việt Nam......................................................... 35 2.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hòa Bình trong thực hiện giải pháp thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp ................................................................ 42 Tóm tắt phần 2 .............................................................................................................. 44 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 46 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 46 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Hòa Bình ...................................................................... 46 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình .................................................... 49 3.1.3. Đánh giá chung về những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên, xã hội tỉnh Hòa Bình cho thu hút phát triển nông nghiệp .................................................... 53 3.2. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích ......................................................... 55 3.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu...................................................................... 55 3.2.2. Khung phân tích................................................................................................. 56 3.3. Chọn điểm nghiên cứu và thu thập thông tin..................................................... 57 3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu ....................................................................................... 57 3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin......................................................................... 57 3.4. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin ......................................................... 60 3.4.1. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ............................................................. 60 3.4.2. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................... 60 iv
  7. 3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 63 3.5.1. Hệ thống chỉ tiêu mô tả đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...................................... 63 3.5.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh thực trạng phát triển nông nghiệp .......................... 63 3.5.3. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh thực trạng thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp ................................................................................................................ 63 3.5.4. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp ................................................................ 65 Tóm tắt phần 3 .............................................................................................................. 66 Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 68 4.1. Thực trạng thực hiện giải pháp thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hòa Bình ............................................................................................................ 68 4.1.1. Khái quát về các chính sách thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình .............................................................................................. 68 4.1.2. Đánh giá thực trạng thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hòa Bình thời gian qua ................................................................... 70 4.1.3. Kết quả thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hòa Bình ........................... 92 4.1.4. Hiệu quả và ảnh hưởng của đầu tư vào phát triển nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình ............................................................................................................ 99 4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hòa Bình ............................................................. 107 4.2.1. Ảnh hưởng của cơ chế, chính sách .................................................................. 107 4.2.2. Ảnh hưởng của nguồn lực thực thi giải pháp thu hút đầu tư ........................... 111 4.2.3. Ảnh hưởng của điều kiện cơ sở hạ tầng .......................................................... 115 4.2.4. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và lợi thế ngành ........................................ 117 4.2.5. Ảnh hưởng của nhóm yếu tố thuộc về chủ đầu tư ........................................... 119 4.2.6. Ảnh hưởng thị trường tiêu thụ ......................................................................... 122 4.2.7. Kết quả phân tích nhân tố khám phá về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp và HTX khi đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Hòa Bình .. 123 4.2.8. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở rộng quy mô đầu tư phát triển nông nghiệp của hộ và trang trại ..................................................... 125 4.3. Định hướng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hòa Bình thời gian tới .................................................................. 127 v
  8. 4.3.1. Căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hòa Bình ....................................................................................... 127 4.3.2. Định hướng thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hòa Bình .................. 129 4.3.3. Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hòa Bình .......................................................................................................... 130 Tóm tắt phần 4 ............................................................................................................ 146 Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................... 148 5.1. Kết luận............................................................................................................ 148 5.2. Kiến nghị ......................................................................................................... 149 5.2.1. Đối với Chính phủ, Quốc hội .......................................................................... 149 5.2.2. Đối với các bộ, ngành Trung ương .................................................................. 150 Các công trình khoa học đã công bố ......................................................................... 151 Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 152 Phụ lục ......................................................................................................................... 160 vi
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt CN-XD Công nghiêp – xây dựng CP Cổ phần CQNN Cơ quan nhà nước CSHT Cơ sở hạ tầng DN Doanh nghiệp ĐVT Đơn vị tính FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài GCNQSDĐ Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất GDP Tổng sản phẩm quốc nội GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn GTGT Giá trị gia tăng HĐND Hội đồng nhân dân HL Hài lòng HTX Hợp tác xã KD Kinh doanh NLTS Nông lâm thủy sản NN &PTNT Nông nghiệ và phát triển nông thôn NQ/TU Nghị quyết/Tỉnh ủy NQ-HĐND Nghị quyết -Hội đồng nhân dân PTNT Phát triển nông thôn SL Số lượng TDMNBB Trung du miền núi Bắc Bộ TL Tỷ lệ TM-DV Thương mại – dịch vụ TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTHC Thủ tục hành chính UBND Ủy ban nhân dân vii
  10. DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1. Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng đất của tỉnh Hòa Bình .............. 49 3.2. Số lượng mẫu khảo sát các nhóm đối tượng ....................................................... 58 4.1. Tóm tắt các nhóm chính sách thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp ở Việt Nam và tỉnh Hòa Bình ........................................................................................ 69 4.2. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2020-2030 ............ 70 4.3. Đánh giá của hộ nông dân và trang trại về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hòa Bình .......................................................................................... 71 4.4. Đánh giá của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hòa Bình ............................................ 72 4.5. Tổng mức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016- 2020 .......................................................................................................... 73 4.6. Đánh giá của cán bộ quản lý và nhà đầu tư về các khó khăn, bất cập về cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ................................................................. 75 4.7. Đánh giá của doanh nghiệp và hợp tác xã về chính sách ưu đãi đất đai tại tỉnh Hòa Bình ...................................................................................................... 77 4.8. Đánh giá của cán bộ quản lý và nhà đầu tư về thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai tỉnh Hòa Bình .......................................................................................... 78 4.9. Đánh giá của doanh nghiệp về tiếp cận đất đai trện địa bàn tỉnh Hòa Bình ............ 80 4.10. Đánh giá của nhà đầu tư về chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh Hòa Bình .............................................................. 82 4.11. Đánh giá của doanh nghiệp về đào tạo lao động tại tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016-2020................................................................................................... 84 4.12. Đánh giá của doanh nghiệp về tính minh bạch tại tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016-2020 ........................................................................................................... 87 4.13. Đánh giá của cán bộ và các nhà đầu tư về chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hoà Bình ........................................................... 89 4.14. Đánh giá của cán bộ và nhà đầu tư về chính sách khuyến thương và xúc tiến thương mại ................................................................................................... 91 4.15. Biến động số lượng các tổ chức đầu tư vào nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020............................................................................................ 92 viii
  11. 4.16. Kết quả thu hút đầu tư mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, giai đoạn 2016-2020............................................................................................ 93 4.17. Tổng dự án đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Hoà Bình, giai đoạn 2016-2020 ............ 95 4.18. Tổng dự án đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Hoà Bình phân theo địa bàn, giai đoạn 2016-2020................................................................................................... 97 4.19. Kết quả đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh Hòa Bình theo quy mô vốn đầu tư giai đoạn 2016-2020 ................................................................... 97 4.20. Thực trạng đầu tư vào nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016- 2020 .................................................................................................................... 98 4.21. Hệ số ICOR tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020 theo lĩnh vực kinh tế (tính theo giá so sánh năm 2010) ............................................................................... 100 4.22. Một số chỉ tiêu về mức sống dân cư tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020 (%) ..................................................................................................................... 106 4.23. Đánh giá của nhà đầu tư về các chính sách và tiếp cận các chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp tại tỉnh Hòa Bình .................................................. 108 4.24. Đánh giá của hộ nông dân và trang trại về các chính sách và tiếp cận các chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp tại địa phương (n=300) ................. 109 4.25. Đánh giá của doanh nghiệp về tính năng động của chính quyền cấp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015-2020 ......................................................................... 112 4.26. Nguồn vốn đầu tư công vòa nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020 ......................................................................................................... 114 4.27. Đánh giá của các doanh nghiệp và hợp tác xã về cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp tại Hòa Bình ................................................................. 116 4.28. Đánh giá của hộ nông dân và trang trại về cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp tại Hòa Bình ................................................................................. 117 4.29. Đánh giá của nhà đầu tư về lợi thế ngành nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình .......... 118 4.30. Quy mô nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp và hợp tác xã vào lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Hòa Bình ........................................................................ 120 4.31. Quy mô lao động của các doanh nghiệp và hợp tác xã vào lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Hòa Bình ........................................................................................ 121 4.32. Tình hình hoạt động triển khai các dự án đầu tư ngoài khu vực công của tình Hòa Bình giai đoạn 2011-2020 .................................................................. 122 ix
  12. 4.33. Đánh giá của các nhà đầu tư về ảnh hưởng của yếu tố thị trường tiêu thụ nông sản đến hoạt động đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Hòa Bình ...................... 123 4.34. Hệ số mô hình hồi quy ...................................................................................... 124 4.35. Vị trí quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của doanh nghiệp và hợp tác xã khi đầu tư vào nông nghiệp ............................................. 125 4.36. Kết quả mô hình hồi quy logistic về quyết định mở rộng quy mô đầu tư phát triển nông nghiệp của hộ và trang trại ....................................................... 126 x
  13. DANH MỤC BIỂU ĐỒ TT Tên biểu đồ Trang 3.1. Tăng trưởng GRDP theo ngành của tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2011-2020 ............. 50 3.2. Cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2011-2020 ........................ 51 3.3. Dân số tỉnh Hòa Bình phân theo giới tính giai đoạn 2016-2020 ......................... 52 4.1. Chỉ số tiếp cận đất đai theo đánh giá của doanh nghiêp tại Hòa Bình và một số tỉnh ở Việt Nam, giai đoạn 2016-2020 ........................................................... 79 4.2. Chỉ số đào tạo lao động theo đánh giá của doanh nghiêp tại Hòa Bình và một số tỉnh ở Việt Nam, giai đoạn 2016-2020 .................................................... 83 4.3. Chỉ số phản ánh tính minh bạch của tỉnh Hòa Bình và một số tỉnh ở Việt Nam, giai đoạn 2016 – 2020................................................................................ 86 4.4. Cơ cấu vốn đầu tư trong nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016- 2020 (Tính theo giá thực tế) ................................................................................ 99 4.5. Chỉ số ICOR trong nông nghiệp phân theo khu vực kinh tế của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020 (tính theo giá so sánh năm 2010) ............................ 100 4.6. GRDP ngành nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020 (theo giá thực tế và giá so sánh năm 2010) ................................................................ 101 4.7. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư công của tỉnh Hòa Bình theo cấp quản lý giai đoạn 2016-2020 ................................................................................................. 113 xi
  14. DANH MỤC HÌNH, HỘP TT Tên hình, hộp Trang 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình ......................................................................... 46 4.1. Đất đai đang là rào cản lớn trong quá trình thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình ............................................................................. 81 4.2. Sự phối hợp giữa các ban ngành còn nhiều bất cập ............................................ 110 xii
  15. DANH MỤC SƠ ĐỒ TT Danh sơ đồ Trang 3.1. Khung phân tích về giải pháp thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hòa Bình ............................................................................................................. 56 xiii
  16. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Trần Tuấn Sơn Tên Luận án: Giải pháp thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hoà Bình Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9 31 01 05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu của luận án hướng tới: (i) Luận giải và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp; (ii) Đánh giá thực trạng thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hòa Bình thời gian qua; (iii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hòa Bình; và (iv) Đề xuất định hướng và hoàn thiện các giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hòa Bình thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng kết hợp giữa số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp liên quan đến thực hiện giải pháp thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hòa Bình. Nghiên cứu lựa chọn 4 huyện (huyện Lương Sơn, Cao Phong, Yên Thủy, Tân Lạc) và thành phố Hòa Bình đại diện; tiến hành khảo sát 90 cán bộ quản lý nhà nước các cấp từ tỉnh đến xã, 44 doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp đại diện, 106 HTX, và 300 hộ nông dân và trang trại tham gia sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích định tính và định lượng bao gồm thống kê mô tả, thống kê so sánh, phương pháp cho điểm và xếp hạng ưu tiên, phân tích nhân tố khám phá và mô hình logit để phân tích thực trạng thu hút đầu tư và các giải pháp thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hòa Bình thời gian qua, và đề xuất định hướng và giải pháp cho thời gian tới. Kết quả chính và kết luận Thứ nhất, nghiên cứu đã góp phần hệ thống hoá, luận giải và làm rõ thêm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về thu hút đầu tư vào nông nghiệp làm nền tảng lý thuyết và định hướng cho các nghiên cứu sau này. Các khái niệm, vai trò, đặc điểm liên quan đến thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nội dung phân tích và các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã tìm hiểu và phân tích những bài học kinh nghiệm về thu hút đầu tư vào nông nghiệp của một số nước trên thế giới và một số địa phương trong nước, từ đó rút ra được các bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hòa Bình. xiv
  17. Thứ hai, thực trạng thu hút đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đạt được như sau: Tính đến 31/12/2021 trên địa bàn tỉnh có 656 dự án, trong đó chỉ có 55 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông lâm nghiệp (chiếm 8,4%) với tổng vốn đăng ký đạt 5.663 tỷ đồng. Ngành nông nghiệp là một trong những ngành có nhiều tiềm năng, phát triển và lợi thế của tỉnh Hoà Bình, tuy nhiên kết quả thu hút đầu tư vào nông nghiệp còn tương đối hạn chế so với nhu cầu của ngành. Trong khi nguồn vốn thu hút đầu tư của cả tỉnh có xu hướng tăng, thì dòng vốn này vào lĩnh vực nông nghiệp lại quá nhỏ (về số dự án và tỷ trọng vốn đầu tư). Thời gian qua, tỉnh Hòa Bình đã thực hiện đồng bộ một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào phát triển nông nghiệp như chính sách khuyến khích các nhà đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (tập trung vào một số vấn đề ưu đãi về đất đai, thuế, đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, chính sách về tín dụng ưu đãi, cải thiện môi trường đầu tư). Tuy nhiên, kết quả thực hiện các giải pháp/chính sách còn gặp một số khó khăn và hạn chế, nên kết quả thu hút đầu tư vào phát triển nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Theo tính toán về chỉ số ICOR trên địa bàn tỉnh Hoà Bình cho thấy chỉ số ICOR của ngành nông nghiệp đang thấp nhất trong các ngành. Trong giai đoạn 2016-2020 thì chỉ số này của ngành nông nghiệp có xu hướng giảm đáng kể, như vậy hiệu quả đầu tư vào nông nghiệp đang dần được nâng lên. Bình quân giai đoạn 2016-2020, hệ số ICOR ngành nông nghiệp là 2,51 (tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm đạt 3,99%). Thứ ba, đề tài đã phân tích và chỉ ra được các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến các giải pháp thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hòa Bình như sau: Chính sách thu hút đầu tư; vốn đầu tư công trong nông nghiệp; Nguồn nhân lực trong nông nghiệp; cơ sở hạ tầng; quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp; lợi thế ngành đầu tư; nhóm yếu tố thuộc về năng lực của cán bộ quản lý; và nhóm yếu tố thuộc về năng lực của các nhà đầu tư. Thứ tư, nghiên cứu đề xuất 8 nhóm giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn tới như sau: (i) Hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp để tạo niềm tin và sức hút cho các nhà đầu tư; (ii) Hoàn thiện chính sách về tiếp cận đất đai; (iii) Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp; (iv) Tăng cường đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất ngành nông nghiệp; (v) Tăng cường hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại trong nông nghiệp; (vi) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công vào nông nghiệp; (vii) Nâng cao năng lực và hiệu quả đầu tư của các chủ thể đầu tư vào nông nghiệp (Doanh nghiệp, HTX, trang trại và hộ nông dân); và (viii) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư. xv
  18. THESIS ABSTRACT PhD Candidate: Tran Tuan Son Thesis Title: Solutions to attract investment in agricultural development in Hoa Binh province, Vietnam. Major: Development Economics Code: 9 31 01 05 Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture Objectives of the study The study aims to: (i) Explain and clarify the theoretical and practical basis for solutions to attract investment in agricultural development; (ii) Assess the current situation of implementing solutions to attract investment in agricultural development in Hoa Binh province over the past time; (iii) Analyze factors influencing solutions to attract investment in agricultural development in Hoa Binh province; and (iv) Propose orientations and solutions to attract investment in agricultural development in Hoa Binh province in the coming time. Research methods The study uses a combination of secondary and primary data related to the implementation of solutions to attract investment and develop agriculture in Hoa Binh province. The study selected 4 representative districts (Luong Son, Cao Phong, Yen Thuy, Tan Lac) and Hoa Binh city for data collection; Primary data was conducted through a survey of 90 government officials at all levels from provincial to communal levels, 44 representative agricultural enterprises and business establishments, 106 cooperatives, and 300 farmer households and farms engaged in agricultural production. The study used both qualitative and quantitative analysis methods such as descriptive statistics, comparative statistics, scoring and priority ranking method, exploratory factor analysis and logit model... to analyze the current situation of investment attractiveness and solutions to attract investment in agricultural development in Hoa Binh province. Key findings and conclusion Firstly, the research has contributed to systematizing, interpreting and clarifying the theoretical and practical basis of attracting investment in agriculture as a theoretical foundation and orientation for future studies. Concepts, roles and characteristics related to attracting investment in agriculture, analytical content and factors affecting the attraction of investment in agricultural development. In addition, the study also studied and analyzed the lessons learned on attracting investment in agriculture of some countries in the world and some localities in the country, from which to draw the lessons learned. for Hoa Binh province. xvi
  19. Second, the reality of attracting investment in agricultural development in Hoa Binh province is as follows: As of 2021, there are 656 projects in the province, of which there are only 55 agricultural development projects (accounting for 8,4%). The agricultural sector is one of the industries with great potential, development and advantages of Hoa Binh province. However, the results of attracting investment in agriculture were still relatively limited compared to the needs of the industry. While the capital source to attract investment of the whole province tends to increase, this capital inflow into the agricultural sector was too small (in terms of the number of projects and the proportion of investment capital). Recently, Hoa Binh province has synchronously implemented a number of solutions to attract investment in agricultural development such as policies to encourage investors in agriculture and rural areas (focusing on a number of priority issues such as incentives on land, taxes, human resource training in agriculture, preferential credit policies, improvement of the investment environment, etc.). However, the results of implementing solutions/policies still faced some difficulties and limitations, so the results of attracting investment in agricultural development are not commensurate with the potential and advantages of the province. According to the calculation of ICOR index in Hoa Binh province, the ICOR index of the agricultural sector is the lowest among industries. In the period 2016-2020, this index of the agricultural sector tends to decrease significantly, so the efficiency of investment in agriculture is gradually being improved. In the period 2016-2020, on average, the ICOR coefficient of the agricultural sector is 2,51 (the average annual growth rate of GRDP is 3,99%). Third, the study has analyzed and pointed out factors affecting the solutions to attract investment in agriculture sector in Hoa Binh province as follows: Investment attractiveness policies; public investment capital in agriculture; Human resources in agriculture; the infrastructure; agricultural land use planning; advantages of the investment industry; group of factors belonging to the capacity of in-charged government officials; and the group of factors belonging to the capacity of investors. Fourth, the study proposed a number of solutions to enhance investment attractiveness and improve investment efficiency in agriculture sector in Hoa Binh province in the coming period as follows: Completing the planning of agricultural production areas (especially agricultural land planning) to create confidence and attraction for investors; Finalizing the policy on land access; Improving the quality of human resource training for agriculture; Increasing investment in upgrading and building infrastructure for agricultural production; Strengthening activities to support investment promotion and trade promotion in agriculture; Improving effectiveness of utilizing public investment capital in agriculture; Improving investment capacity and efficiency of entities investing in agriculture (Enterprises, cooperatives, farms and farmer households); Promoting reform of administrative procedures related to investment. xvii
  20. PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đầu tư có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một trong những yếu tố cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, giải quyết việc làm, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Trong tổng đầu tư xã hội thì đầu tư của khu vực ngoài ngân sách, đầu tư tư nhân ngày càng chiếm ưu thế. Trước đây, khu vực tư nhân chủ yếu đầu tư các dự án phát triển sản xuất kinh doanh, tạo ra thu nhập và việc làm, tăng thu ngân sách nhà nước. Trong thời gian gần đây, với những cơ chế huy động đầu tư của tư nhân vào xây dựng kết cấu hạ tầng như mô hình đối tác công tư (PPP),... đầu tư tư nhân đang tham gia tích cực vào phát triển hệ thống giao thông, đô thị, điện, nước, xử lý chất thải, trường học, trạm y tế. Hiện nay, hệ sinh thái các doanh nghiệp, HTX trong lĩnh vực nông nghiệp của nước ta đã có nhiều bước phát triển và đóng góp quan trọng, không chỉ tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, hình thành các chuỗi giá trị nông sản bền vững mà còn thúc đẩy phát triển một nền nông nghiệp hiện đại. Hiện cả nước có hơn 800.000 doanh nghiệp, trong đó số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ khoảng 14.800 (Tổng cục Thống kê, 2021). Tuy nhiên quy mô doanh nghiệp nông nghiệp còn nhỏ lẻ, hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa cao. Mặc dù, Việt Nam đã có chiều chính sách nhằm thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp và HTX, tuy nhiên việc thực thi các chính sách này còn gặp nhiều vấn đề rào cản nên kết quả thu hút đầu tư vào lĩnh vực này chưa đạt được như kỳ vọng. Hòa Bình có vị trí địa lý, phía Đông giáp thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Thanh Hóa, phía Đông Nam giáp tỉnh Hà Nam và Ninh Bình. Trung tâm hành chính của tỉnh cách thủ đô Hà Nội khoảng 76 km là điều kiện thuận lợi cho kết nối thị trường và tiêu thụ hàng hóa nông sản. Hòa Bình là tỉnh có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phong phú, đa dạng; đất đai có độ màu mỡ cao, đất sản xuất nông nghiệp và đất chưa sử dụng khá lớn là điều kiện để phát triển đầu tư trong lĩnh vực cây công nghiệp, dược liệu và sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Mạng lưới sông, suối, hồ đầm phân bổ khắp trên tất cả các huyện, thành phố, đặc biệt là sông Đà chảy qua 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2