intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Chia sẻ: Tomjerry | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:221

32
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt tại thành phố Hải Phòng, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN HỮU XUÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2021
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN HỮU XUÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9.31.01.05 Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hiền HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Hữu Xuân i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền – cô giáo đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản, Trung tâm gống và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Hải Phòng; Lãnh đạo UBND các quận, huyện, các xã nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hải Phòng; các hộ nuôi trồng thủy sản, các cơ sở kinh doanh thuốc thủy sản, thức ăn thủy sản, giống thủy sản nước ngọt,... và các đơn vị có liên quan khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận án. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Nghiên cứu sinh Nguyễn Hữu Xuân ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................ iii Danh mục các từ viết tắt .................................................................................................. vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục đồ thị ................................................................................................................ x Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... xi Danh mục hình ................................................................................................................. xi Danh mục hộp ................................................................................................................. xii Trích yếu luận án ........................................................................................................... xiii Thesis Abstract ............................................................................................................... xv Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4 1.4. Đóng góp mới của luận án .................................................................................... 4 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 5 Phần 2. Tổng quan về quản lý nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt ....... 6 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt .......... 6 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................................... 6 2.1.2. Vai trò và đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản............................................ 13 2.1.3. Vai trò quản lý nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản ........................................ 17 2.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt ........................... 18 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt ..................................................................................................................... 28 2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt ..... 33 iii
  6. 2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên thế giới ................................................................................................................ 33 2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Việt Nam ..................................................................................................................... 36 2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Hải Phòng ........................................ 41 2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ............................................ 42 2.3.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................. 42 2.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam .............................................................................. 45 2.3.3. Đánh giá chung ................................................................................................... 48 Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 48 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 50 3.1. Đặc điểm thành phố Hải Phòng .......................................................................... 50 3.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................... 50 3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội ...................................................................................... 50 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Hải Phòng ................ 52 3.2. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích .......................................................... 53 3.2.1. Phương pháp tiếp cận .......................................................................................... 53 3.2.2. Khung phân tích .................................................................................................. 56 3.3. Chọn điểm nghiên cứu ........................................................................................ 56 3.4. Phương pháp thu thập dữ liệu, thông tin ............................................................. 57 3.4.1. Thông tin thứ cấp ................................................................................................ 57 3.4.2. Thông tin sơ cấp.................................................................................................. 58 3.5. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu, thông tin ............................................. 60 3.5.1. Phương pháp tổng hợp, xử lý .............................................................................. 60 3.5.2. Phương pháp phân tích ....................................................................................... 61 3.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 64 3.6.1. Nhóm chỉ tiêu về thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt .............. 64 3.6.2. Nhóm chỉ tiêu về thực trạng quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt..... 64 3.6.3. Chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt ...... 65 3.6.4. Nhóm chỉ tiêu về yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt ...................................................................................................... 65 Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 66 iv
  7. Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 67 4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng........................................................................................... 67 4.1.1. Quy hoạch và quản lý quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước ngọt ....................... 67 4.1.2. Quản lý nhà nước về đầu vào cho ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt ........... 70 4.1.3. Đào tạo tập huấn cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt ......................................... 84 4.1.4. Quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ngọt .............................................. 86 4.1.5. Quản lý nhà nước về tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản nước ngọt............. 95 4.1.6. Thanh kiểm tra và xử lý các vi phạm quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt ...................................................................................................... 98 4.1.7. Đánh giá kết quả và hiệu quả nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng......................................................................................... 103 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt ..... 115 4.2.1. Chính sách và các qui định ............................................................................... 115 4.2.2. Bộ máy quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt ........................... 120 4.2.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý ................................ 125 4.2.4. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước .............................................. 127 4.2.5. Nhận thức của các tác nhân có liên quan trong nuôi trồng thủy sản ................ 129 4.2.6. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm của nuôi trồng thủy sản nước ngọt................. 131 4.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố hải phòng ...................................................................... 133 4.3.1. Quan điểm và định hướng trong quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng ..................................................................... 133 4.3.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng ............... 136 4.3.3. Các giải pháp .................................................................................................... 137 Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 147 Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 149 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 149 5.2. Kiến nghị........................................................................................................... 150 Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án .................................... 151 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 152 Phụ lục .......................................................................................................................... 164 v
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BQ Bình quân DN Doanh nghiệp ĐVT Đơn vị tính FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (Food and Agriculture Organization of the United Nations) GAP Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices) HĐND Hội đồng nhân dân NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NTTS Nuôi trồng thủy sản PTNT Phát triển nông thôn QĐ Quyết định QLNN Quản lý nhà nước SL Số lượng TĐPTBQ Tốc độ phát triển bình quân TNMT Tài nguyên môi trường TS Thủy sản UBND Ủy ban nhân dân VietGAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Vietnamese Good Agricultural Practices) vi
  9. DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1. Tình hình đất đai của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 – 2019............... 51 3.2. Giá trị sản xuất của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015 – 2019* ............... 51 3.3. Số lượng mẫu khảo sát.................................................................................... 60 3.4. Phân tích SWOT ............................................................................................. 63 4.1. Quy hoạch diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt thành phố Hải Phòng đến 2030 ......................................................................................................... 67 4.2. Đánh giá của cán bộ quản lý và người nông dân về quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước ngọt của thành phố Hải Phòng ................................................ 69 4.3. Đánh giá của cán bộ về khó khăn trong quản lý sản xuất giống thủy sản ...... 72 4.4. Đánh giá của các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản về những bất cập trong quản lý nhà nước đối với giống thủy sản........................................ 74 4.5. Đánh giá của người nuôi trồng thủy sản về chất lượng con giống và các hoạt động thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống ............. 75 4.6. Kết quả kiểm tra các cơ sở kinh doanh thức ăn thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 – 2019 ........................................................... 77 4.7. Kết quả kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 - 2019 ............................................................ 79 4.8. Kết quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 - 2019 ...................... 81 4.9. Đánh giá của người dân về hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng .................................................... 82 4.10. Tình hình đào tạo tập huấn, nâng cao trình độ cho người nuôi trồng thủy sản nước ngọt thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017 - 2019 ........................... 84 4.11. Nguồn kinh phí dành cho hoạt động đào tạo tập huấn, nâng cao trình độ cho người nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017 - 2019 .......................................................................... 85 4.12. Tình hình triển khai nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo quy trình VietGAP ở Hải Phòng giai đoạn 2017 - 2019 ................................................ 87 vii
  10. 4.13. Nhận thức của người nuôi trồng thủy sản nước ngọt về quy trình VietGAP ......................................................................................................... 88 4.14. Thực hành của người nuôi trồng thủy sản nước ngọt khi các loài thủy sản bị bệnh và bị chết ..................................................................................... 90 4.15. Ý kiến của các hộ nuôi trồng thủy sản về chất lượng nước trong ao nuôi ..... 94 4.16. Số lượng cơ sở sản xuất và diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt nằm ngoài quy hoạch của Hải Phòng năm 2019 .................................................... 99 4.17. Kết quả thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng ............................................... 100 4.18. Kết quả thanh kiểm tra các cơ sở kinh doanh thức ăn và thuốc thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng ............................................... 101 4.19. Kết quả nuôi trồng thủy sản nước ngọt thành phố Hải Phòng giai đoạn 2014 - 2019 ................................................................................................... 104 4.20. Kết quả nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Hải Phòng ................................... 106 4.21. Chi phí sản xuất nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Hải Phòng ...................... 107 4.22. Lao động tham gia ngành nuôi trồng thủy sản thành phố Hải Phòng ......... 109 4.23. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các cơ sở nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Hải Phòng .................................................................................................. 110 4.24. Kết quả ước lượng mô hình các yếu tố ảnh hưởng năng suất nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Hải Phòng .................................................................. 112 4.25. Tổng hợp số lượng các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản ở Hải Phòng ......................................... 117 4.26. Đánh giá của cán bộ về một số bất cập về chính sách trong quản lý giống và thức ăn thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng ................................ 118 4.27. Đánh giá của các cán bộ quản lý về một số bất cập về chính sách trong quản lý thuốc thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng ........................... 118 4.28. Đánh giá của cán bộ về một số bất cập về chính sách trong quản lý các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng ....................... 119 4.29. Số lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Hải Phòng năm 2019.................................................. 123 4.30. Đánh giá của người dân về năng lực cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Hải Phòng ................................... 125 viii
  11. 4.31. Đánh giá của cán bộ về cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Hải Phòng ......................................................... 126 4.32. Đánh giá của cán bộ về cơ sở sự phối hợp trong quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Hải Phòng ......................................................... 128 4.33. Nhận thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ đầu vào cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt về các quy định trong quản lý .............................. 130 4.34. Nhận thức của người nuôi trồng thủy sản về các quy định trong quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Hải Phòng ............................ 131 4.35. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) trong quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng ..................................................................................................... 136 ix
  12. DANH MỤC ĐỒ THỊ STT Tên đồ thị Trang 4.1. Tỷ lệ hộ nuôi trồng thủy sản nước ngọt đạt tiêu chuẩn oxy hòa tan trong nước (DO) ở các quận huyện theo tháng năm 2019 ....................................... 93 4.2. Tỷ lệ hộ nuôi trồng thủy sản nước ngọt đạt tiêu chuẩn oxy hóa trong ao nuôi (COD và BOD) theo tháng năm 2019 .................................................... 94 4.3. Sản lượng thủy sản của Hải Phòng trong năm 2019..................................... 105 4.4. Năng suất và giá trị sản xuất thủy sản nước ngọt bình quân ở Hải Phòng giai đoạn 2014 – 2019 .................................................................................. 105 4.5. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản thành phố Hải Phòng ..................................................................................................... 109 4.6. Đánh giá của cán bộ về nguồn lực cho công tác quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt .............................................................................. 124 x
  13. DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ Trang 2.1. Mô hình quản lý .................................................................................................... 9 3.1. Khung phân tích quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt ................ 55 4.1. Bộ máy tổ chức quản lý đầu vào cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng .................................................................................... 71 4.2. Chuỗi giá trị thủy sản nước ngọt thành phố Hải Phòng ...................................... 96 4.3. Bộ máy quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng ......................................................................................... 122 4.4. Phân cấp và chức năng thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước ngọt thành phố Hải Phòng ......................................................................................... 138 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 3.1. Bản đồ thành phố Hải Phòng và các điểm nghiên cứu ........................................ 57 xi
  14. DANH MỤC HỘP STT Tên hộp Trang 4.1. Một số hạn chế trong quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước ngọt của thành phố ............................................................................................................. 70 4.2. Ý kiến đánh giá của cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản về một số bất cập trong hành động quản lý nhà nước về con giống .................................... 74 4.3. Ý kiến đánh giá của chủ cơ sở kinh doanh thức ăn thủy sản về công tác quản lý nhà nước .......................................................................................................... 77 4.4. Đánh giá của chủ cơ sở về chất lượng thuốc thủy sản ........................................ 80 4.5. Đánh giá của cán bộ quản lý về ý thức của người nuôi trồng thủy sản trong ứng xử với dịch bệnh ........................................................................................... 91 4.6. Đánh giá của cán bộ về quản lý nhà nước đối với tiêu thụ sản phẩm thủy sản nước ngọt ............................................................................................................. 97 4.7. Đánh giá của các cán bộ quản lý về công tác thanh tra, kiểm tra...................... 102 4.8. Đánh giá của cán bộ quản lý về ảnh hưởng của đặc điểm sinh học trong nuôi trồng sản nước ngọt đến công tác quản lý nhà nước ......................................... 133 xii
  15. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Nguyễn Hữu Xuân Tên luận án: Quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Phương pháp nghiên cứu Đề tài luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận như: tiếp cận hệ thống, tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận thể chế. Hải Phòng rất có tiềm năng về NTTS nước ngọt với hệ thống sông ngòi dày đặc. Hiện nay NTTS nước ngọt được sản xuất tại các quận huyện trên địa bàn thành phố, trong đó tập trung nhiều vào 9 quận, huyện như Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, Kiến Thụy, An Dương, Thủy Nguyên, Đồ Sơn, Kiến An và Dương Kinh. Nghiên cứu này được tiến hành ở 4 huyện là Vĩnh Bảo, An Lão, Tiên Lãng, Thủy Nguyên. Các số liệu thứ cấp được thu thập các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo tổng kết của các Bộ, ngành, UBND thành phố về các vấn đề có liên quan và niên giám thống kê hàng năm. Các số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn sâu các đối tượng có liên quan như lãnh đạo và chuyên viên Sở Nông nghiệp & PTNT, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản, Lãnh đạo UBND các huyện; cán bộ phụ trách về thủy sản ở các huyện. Ngoài ra, tài liệu sơ cấp còn được thu thập qua điều tra 35 cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản; 43 cơ sở kinh doanh thức ăn thủy sản; 42 cơ sở kinh doanh thuốc thủy sản và 268 cơ sở NTTS ở 4 huyện là Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, Thủy Nguyên. Tác giả cũng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và tổ chức thảo luận lấy ý kiến của với các cán bộ sở, ban, ngành trên địa bàn thành phố và các huyện đại diện. Các phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm thống kê mô tả, so sánh, thang đo Likert, sử dụng hàm hồi quy đa biến, phân tích SWOT được sử dụng để phân tích số liệu. Kết quả và kết luận Đề tài luận án đã bổ sung và làm rõ thêm các khái niệm, vai trò về quản lý nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước xiii
  16. ngọt trên giác độ kinh tế là sự tác động có chủ đích của Nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt bằng quyền lực của Nhà nước, thông qua pháp luật, cơ chế, chính sách, lực lượng vật chất và tài chính lên tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua bán, trao đổi nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt để đạt được mục tiêu nuôi trồng thủy sản nước ngọt đạt năng xuất, hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt, hướng tới sự phát triển bền vững của ngành. Hiện nay việc quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt được UBND thành phố Hải Phòng giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố chủ trì và phối hợp với các cơ quan ban ngành khác trong thành phố và chỉ đạo các cơ quan trực thuộc thành phố để quản lý các hoạt động liên quan đến nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Hải Phòng đã có quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước ngọt thành phố đến năm 2020 và 2030, trong đó tập trung vào nuôi trồng thủy sản các vùng tập trung quy mô lớn ở Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Thủy Nguyên, An Lão và Kiến Thụy và 04 vùng nuôi trồng thủy sản chất lượng cao ở Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, Thủy Nguyên và quận Dương Kinh và tập trung vào các loài nuôi chủ lực như cá rô phi, tôm thẻ chân trắng,… Tuy nhiên, việc thực hiện nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch của thành phố vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ. Việc quản lý các dịch vụ cung cấp đầu vào cho nuôi trồng thủy sản còn nhiều hạn chế, như việc quản lý chất lượng con giống mới chỉ tập trung vào các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống quy mô lớn được cấp phép, còn các cơ sở sản xuất nhỏ như hộ nông dân chưa quản lý được. Cùng với đó hoạt động quản lý thức ăn và thuốc thủy sản chỉ dừng lại ở các hoạt động quản lý kinh doanh và buôn bán chứ việc quản lý chất lượng chưa thực sự hiệu quả và còn nhiều hạn chế. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt bao gồm: (i) Chính sách và các qui định của nhà nước; (ii) Bộ máy quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt; (iii) Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý; (iv) Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước; (v) Nhận thức của các tác nhân có liên quan trong NTTS nước ngọt; (vi) Điều kiện tự nhiên và đặc điểm của nuôi trồng thủy sản nước ngọt Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố, chúng tôi đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới: (i) Tăng cường quản lý quy hoạch NTTS nước ngọt; (ii) Tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ đầu vào cho NTTS; (iii) Nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ công cho NTTS; (iv) Tích cực chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới vào NTTS; (v) Tăng cường quản lý thị trường tiêu thụ sản phẩm; (vi) Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các tác nhân về quản lý nhà nước đối với NTTS nước ngọt. xiv
  17. THESIS ABSTRACT PhD candidate: Nguyen Huu Xuan Thesis title: State management of freshwater aquaculture in Hai Phong city Major: Development Economics Code: 9.31.01.05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture Research Objective Based on the assessment of the state management situation and the factors affecting the state management of freshwater aquaculture in Hai Phong city, a set of solutions will be proposed to strengthen state management of freshwater aquaculture in Hai Phong city. Materials and Methods The approaches such as systematic approach, participatory approach, institutional approach were utilized in the study. Hai Phong has great potential for the development of freshwater aquaculture with a dense river system. Currently, freshwater aquaculture is produced in all districts, in which it is produced more in 9 districts which are Vinh Bao, Tien Lang, An Lao, Kien Thuy, An Duong, Thuy Nguyen, Do Son, Kien An and Duong Kinh. Four districts including Vinh Bao, An Lao, Tien Lang, and Thuy Nguyen were chosen to conduct this study. Secondary data was collected from books, research papers, reports and statistical yearbook of related ministries, departments and People's Committee of Hai Phong City. Primary data was collected through in-depth interviews with relevant subjects such as leaders and staff of the Department of Agriculture and Rural Development, the Center for Agricultural Extension, the Sub-Department of Animal Health, the Sub-Department of Fisheries, leaders of the People’s Committees of districts and officers in charge of freshwater aquaculture at district level. Moreover, primary data was also collected by conducting a survey with 35 aquatic seed production and trading units, 43 aqua feed suppliers, 42 aqua drug traders and 268 aqua farms in four selected districts. In addition, focus group discussions and consultant workshops were carried out with officials of related departments and agencies to collect primary data. Descriptive statistics, comparison method, Likert scale, multi-regression method and SWOT were used to analyze data. Main findings and conclusion The thesis has supplemented and clarified the concepts and roles of state management for freshwater aquaculture. State management of freshwater aquaculture from an economic perspective is the intentional impact of the State on freshwater xv
  18. aquaculture by the power of the State, through laws, mechanisms, and books, material and financial forces on all production, business, trading and exchange activities to strengthen the state management of freshwater aquaculture to achieve the goal of aquaculture. Freshwater products achieve productivity and efficiency in freshwater aquaculture, targeting the sustainable development of the industry. Currently, the state management of freshwater aquaculture is assigned by Hai Phong City People's Committee to the City Department of Agriculture and Rural Development to preside and coordinate with other agencies in the city and to direct municipal agencies to manage activities related to freshwater aquaculture. Hai Phong has a major plan on freshwater aquaculture in the city to 2020 and 2030, which focuses on aquaculture in large-scale areas in Vinh Bao, Tien Lang, Thuy Nguyen, An Lao and Kien. Thuy and 04 high quality aquaculture areas in Vinh Bao, Kien Thuy, Thuy Nguyen and Duong Kinh district and focus on key farming species such as tilapia, white leg shrimp,... However, the implementation The city planning of aquaculture still has many limitations, especially in small scale aquaculture facilities. The management of aquaculture input services is limited, as seed quality management has only focused on licensed large-scale hatcheries and producers. Small production establishments like farmers has not been managed yet. Along with that, the management of food and aquatic products only stopped at trading and business management activities, but quality management was not really effective and had many limitations The thesis has investigated factors influencing the state management of freshwater aquaculture. Those factors are: (i) Government policies and regulations; (ii) State management apparatus for freshwater aquaculture; (iii) Facilities and equipment for management; (iv) Coordination between state management agencies; (v) Perceptions of stakeholders involved in freshwater aquaculture; (vi) Natural conditions and characteristics of freshwater aquaculture. Based on the analysis of the current situation and the factors affecting the state management of freshwater aquaculture in the city, a set of solutions to strengthen the state management of freshwater aquaculture was proposed. Those solutions are: (i) Strengthening management of planning for freshwater aquaculture; (ii) Enhancing state management of input services for aquaculture; (iii) Improving the quality and efficiency of public services for aquaculture; (iv) Actively transferring new farming practices into aquaculture; (v) Strengthening the management of product markets; (vi) Improving propaganda to raise awareness for related actors in state management of freshwater aquaculture. xvi
  19. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có đường bờ biển kéo dài hơn 3200 km; và có hệ thống sông ngòi dày đặc, rất có tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước ngọt. Gần 20 năm qua ngành thủy sản Việt Nam những phát triển một cách vượt bậc, có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Năm 2018 sản lượng NTTS cả nước đạt gần 4162 nghìn tấn tăng gần 6 lần năm 2001 chiếm 53,4% giá trị sản lượng toàn ngành thủy sản. Giá trị sản lượng NTTS tăng bình quân gần 11%/năm (giai đoạn 2001-2018) (Tổng cục Thống kê, 2019). Ngoài việc cung cấp thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, NTTS đã xuất khẩu khối lượng hàng hóa lớn, mang lại nhiều giá trị kim ngạch xuất khẩu cho đất nước. Các sản phẩm NTTS đã đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng thế giới, đặc biệt ở các thị trường lớn có yêu cầu cao về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc (Nguyễn Kim Phúc, 2011). Những năm qua, ngành thủy sản của Hải Phòng đã có đóng góp không nhỏ cho việc thúc đẩy vào sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng của thành phố. Các mặt hàng thủy hải sản của Hải Phòng đã bắt đầu vươn ra chiếm lĩnh thị trường ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của thành phố Hải Phòng đạt khoảng 58 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2005 - 2018 đạt khoảng 2%/năm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là ngành thủy sản còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Kết quả đóng góp trên chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Hải Phòng (Cục Thống kê Hải Phòng, 2019). Hải Phòng có diện tích mặt nước mặt nước ao hồ nhỏ là trên 5 nghìn ha, diện tích mặt nước lớn trên 2 nghìn ha; diện tích ruộng trũng có khả năng chuyển đổi sang phát triển nuôi thủy sản nước ngọt khoảng 4 nghìn ha. Các vùng có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nuôi thủy sản nước ngọt như: huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, An Lão, An Dương… (Sở NN&PTNT Hải Phòng, 2019). Tuy nhiên, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh như hiện nay thì vai trò của quản lý nhà nước trong việc quy hoạch và quản lý quy hoạch vùng NTTS nước ngọt từ đó có các biện pháp quản lý môi trường, chất lượng sản phẩm NTTS, tránh phát triển tự phát là hết sức cần thiết. 1
  20. Đến nay, Luật Thủy sản (2017) đã có hiệu lực, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Thủy sản đã được triển khai. Đây là văn bản pháp luật cao nhất có liên quan đến quản lý nhà nước đối với NTTS nói chung và NTTS nước ngọt nói riêng. Tuy nhiên, việc thực hiện Luật Thủy sản ở nhiều địa phương vẫn còn một số tồn tại như vấn đề quy hoạch và quản lý quy hoạch NTTS đã được luật định hóa nhưng nhiều địa phương triển khai còn chậm, thiếu tính khả thi và quản lý quy hoạch NTTS để phát triển theo định hướng và quản lý của nhà nước còn rất nhiều hạn chế; quản lý về môi trường NTTS gần như chưa được quan tâm đúng mức; các hoạt động đầu tư công cho NTTS, hỗ trợ phát triển NTTS tập trung còn chưa được quan tâm đúng mức (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019). Tính đến hết năm 2019, Hải Phòng có hơn 1000ha đất mặt nước được người dân chuyển đổi sang NTTS nước ngọt ngoài quy hoạch; nhiều hộ NTTS chưa tự giác chấp hành lịch thời vụ, chưa thực hiện nghiêm túc quy hoạch NTTS; một số cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa đảm bảo; một số cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú y trong thủy sản chưa đạt chất lượng như công bố (Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Phòng, 2019). Cùng với đó, việc triển khai thực hiện Luật Thủy sản trên địa bàn thành phố còn chậm; các hoạt động quản lý nhà nước về con giống mới chỉ tập trung vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản có đăng ký; việc quản lý vật tư đầu vào cho NTTS nước ngọt chưa được quan tâm đúng mức (tỷ lệ các cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thủy sản được thanh tra, kiểm tra còn rất ít (khoảng 15%)), tỷ lệ các cơ sở vi phạm còn khá cao; quản lý môi trường NTTS còn chưa được quan tâm đúng mức; việc thực hiện xây dựng các vùng NTTS chuyên canh tập trung quy mô lớn, NTTS theo các quy trình an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh; xây dựng các kênh tiêu thụ, chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản nước ngọt còn hạn chế; chưa có quy định về chính sách hỗ trợ rủi ro trong NTTS; việc phân cấp quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt chưa được thực hiện đồng bộ và chồng chéo,… Câu hỏi đặt ra là hoạt động quản lý nhà nước đối với NTTS nước ngọt ở Hải Phòng đang diễn ra như thế nào? Có những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong quản lý nhà nước đối với NTTS nước ngọt? Yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về NTTS ở Hải Phòng? Cần có những giải pháp nào để tăng cường quản lý nhà nước đối với NTTS nước ngọt ở Hải Phòng trong thời gian tới? Từ trước tới nay chưa có nhiều nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với NTTS nước ngọt. Các nghiên cứu mới chỉ tập trung và một số vấn đề như “Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản Việt Nam” của Nguyễn Kim Phúc (2011); hay như Trần Quốc Toản (2018) với đề tài “Phát triển nuôi trồng thủy sản 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2