Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thành Phố Hồ Chí Minh
lượt xem 9
download
Mục tiêu của luận án "Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thành Phố Hồ Chí Minh" là nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm đánh giá hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở cấp độ địa phương thông qua ứng dụng mô hình Mô hình chuỗi logic chương trình mở rộng (Expanded Program Logic Model Sequence – EPLMS) của OECD (2008).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thành Phố Hồ Chí Minh
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN NGỌC LINH QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2022
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN NGỌC LINH QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 9.34.04.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS. TS. MAI THỊ HOÀNG MINH 2. PGS. TS. QUÁCH ĐỨC PHÁP HÀ NỘI - 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...................................................................................... 8 1.1 Điểm luận các công trình nghiên cứu về quản lý thuế nói chung ................... 8 1.2 Điểm luận các công trình nghiên cứu quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI. ............................................................................................................................. 9 1.3 Đánh giá các công trình nghiên cứu trƣớc...................................................... 16 1.3.1 Đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu trước................................ 16 1.3.2 Khoảng trống nghiên cứu .......................................................................... 17 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP FDI ........................................................................................................... 20 2.1 Các khái niệm chính.......................................................................................... 20 2.1.1 Quản lý thuế............................................................................................... 20 2.1.2 Doanh nghiệp FDI ..................................................................................... 25 2.2 Quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI .......................................................... 31 2.2.1Thiết lập khung pháp lý và các văn bản hướng dẫn nhằm nhận biết, kiểm soát và hạn chế các hành vi chuyển lợi nhuận không hợp pháp của doanh nghiệp FDI. .................................................................................................. 2.2.2 Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về giá ................................................................. 35 2.2.3 Tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các quốc gia.......................... 36 2.2.4 Xây dựng đội ngũ nhân lực chuyên môn cao để quản lý thuế doanh nghiệp FDI .......................................................................................................... 36 2.2.5 Tăng cường các biện pháp kiểm soát và thanh tra hoạt động chuyển lợi nhuận của doanh nghiệp FDI ........................................................................ 37 2.3 Đánh giá hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI .......................... 39 2.4 Kinh nghiệm của một số nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI........ 40 2.4.1 Singapore ................................................................................................... 40 2.4.2 Trung Quốc ................................................................................................ 41
- 2.4.3 Indonesia .................................................................................................... 42 2.4.4 Nhận xét ..................................................................................................... 42 Tóm tắt Chƣơng 2 ................................................................................................... 43 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 44 3.1 Khung lý thuyết nghiên cứu và ứng dụng Mô hình chuỗi logic chƣơng trình mở rộng tuần tự vào đánh giá quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI ... 44 3.1.1 Mô hình chuỗi logic chương trình mở rộng tuần tự .................................. 44 3.1.2 Ứng dụng mô hình chuỗi logic chương trình mở rộng tuần tự vào quản lý thuế doanh nghiệp FDI ................................................................................... 45 3.2 Quy trình đánh giá hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI tại TP.HCM ................................................................................................................... 56 3.2.1 Phân tích định tính ..................................................................................... 57 3.2.2 Phân tích định lượng .................................................................................. 58 3.3 Mô hình kiểm định các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI và các giả thuyết nghiên cứu ............................................ 59 3.3.1 Quyền tự chủ của cơ quan thuế trong quản lý thuế doanh nghiệp FDI ..... 61 3.3.2 Sự phát triển của hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông ................ 62 3.3.3 Hiệu quả thanh tra - kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp FDI .................. 63 3.3.4 Mức độ tuyên truyền cộng đồng ................................................................ 63 3.3.5 Động lực và sự khích lệ đối với cán bộ thuế ............................................. 65 3.3.6 Mức độ cảm nhận tham nhũng .................................................................. 65 3.4 Quy trình đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI tại TP.HCM ...................................................................... 66 3.4.1 Phân tích định tính ..................................................................................... 68 3.4.2 Phân tích định lượng .................................................................................. 68 Tóm tắt chƣơng 3 ................................................................................................... 73 CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP FDI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................................................. 74 4.1Thực trạng quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI tại TP.HCM ................. 74
- 4.1.1 Tổng quan về doanh nghiệp FDI tại TP.HCM .......................................... 74 4.1.2 Quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI tại TP.HCM ............................... 76 4.2 Kết quả đánh giá hiệu quả quản lý thuế doanh nghiệp FDI ......................... 89 4.2.1 Đầu vào quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI ..................................... 89 4.2.2 Xử lý chuyển đổi quản lý thuế ............................................................... 106 4.2.3 Đầu ra quản lý thuế.................................................................................. 113 4.3 Kết quả đánh giá tác động của các yếu tố đến hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI tại TP.HCM .................................................................... 115 4.3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................................. 115 4.3.2 Kết quả khảo sát các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý thuế doanh nghiệp FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................... 119 4.3.3 Đánh giá tác động của các yếu tố đến hiệu quả quản lý thuế doanh nghiệp FDI tại TP.HCM ................................................................................... 131 4.4 Kết luận ............................................................................................................ 137 4.4.1 Đúc kết từ cơ sở lý luận và tổng quan các nghiên cứu trước .................. 137 4.4.2 Đúc kết từ kết quả đánh giá hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI tại TP.HCM ................................................................................... 138 4.4.3 Đúc kết từ kết quả đánh giá tác động của các yếu tố đến hiệu quả quản lý thuế doanh nghiệp FDI tại TP.HCM ................................................... 142 4.4.4 Nhận xét ................................................................................................. 142 Tóm tắt Chƣơng 4 ................................................................................................. 144 CHƢƠNG 5: KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP FDI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................... 146 5.1 Quan điểm, định hướng hoàn thiện quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI .... 146 5.1.1 Quan điểm................................................................................................ 146 5.1.2 Định hướng .............................................................................................. 147 5.2 Đề xuất khuyến nghị và giải pháp .............................................................. 149 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................ 160 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............................... 163 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 175
- Phụ lục 01: Một số thông kê về tình hình thu hút vốn FDI và quản lý thuế doanh nghiệp FDI tại TP.HCM .......................................................................................... 175 Phụ lục 02: Bảng khảo sát đánh giá hiệu quả quản lý thuế đối với các doanh nghiệp FDI tại TP.HCM .......................................................................................... 178 Phụ lục 03: Tóm tắt kết quả khảo sát đánh giá hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI tại TP.HCM ............................................................................... 185 Phụ lục 04: Tóm tắt nội dung khảo sát và kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI tại TP.HCM ....................................... 190 Phụ lục 05: Đánh giá thang đo ................................................................................ 194 Phụ lục 06:Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA và kết quả hồi quy........... 198
- Danh mục các chữ viết tắt Chữ viết tắt Diễn giải Tiếng Anh Diễn giải Tiếng Việt Xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi BEPS Base Erosion & Profit Shifitng nhuận CNTT Công nghệ thông tin CQT Cơ quan thuế CBCC Cán bộ công chức DN Doanh nghiệp FDI Foreign Direct Investment Vốn đầu tư nước ngoài GDLK Giao dịch liên kết NCS Nghiên cứu sinh NHTM Ngân hàng thương mại NNT Người nộp thuế NSNN Ngân sách nhà nước MNEs Multinational Enterprises Tập đoàn đa quốc gia (MNCs) QLT Quản lý thuế Expanded Program Logic Mô hình chuỗi logic chương trình EPLMS Model Sequence mở rộng Mô hình LM Logic Model Mô hình phù hợp TNDN Thu Nhập Doanh Nghiệp TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTT Tuân thủ thuế SXKD Sản xuất kinh doanh UNTT Ủy Nhiệm Thu Thuế
- Danh mục các biểu đồ, đồ thị Biểu đồ 2.1: Mô hình chuỗi logic chương trình mở rộng tuần tự (Expanded Program Logic Model Sequence).............................................................................. 45 Biểu đồ 3.1: Ứng dụng mô hình chuỗi logic chương trình mở rộng EPLMS vào QLT .................................................................................................................... 45 Biểu đồ 3.2: Các thành phần đánh giá hiệu quả quản lý thuế đối doanh nghiệp FDI theo mô hình EPLMS ........................................................................................ 57 Biểu đồ 3.3: Mô hình lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI ................................................................................. 60 Biểu đồ 3.4: Các bước thực hiện đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý thuế ............................................................................................................... 67 Biểu đồ 4.1: Tỷ trọng dự án FDI cấp mới theo các lĩnh vực kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 .......................................................................... 75 Biểu đồ 4.2:Vốn đầu tư FDI vào TP.HCM theo quốc gia năm 2020 ...................... 76
- Danh mục các bảng biểu Bảng 4.1: Số lượng các doanh nghiệp FDI phân theo lĩnh vực kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh năm đến 31/12/ 2020 ...................................................................74 Bảng 4.2: Kết quả truy thu, truy hoàn thuế qua kiểm tra, thanh tra đối với các doanh nghiệp FDI tại TP.HCM giai đoạn 2015-2020 đơn vị : tỉ đồng) .............................83 Bảng 4.3: Giới tính của người tham gia khảo sát....................................................115 Bảng 4.4:Vị trí của người tham gia khảo sát...........................................................116 Bảng 4.5: Trình độ kiến thức của người tham gia khảo sát ....................................116 Bảng 4.6: Nơi làm việc của người tham gia khảo sát .............................................117 Bảng 4.7:Phân bố mẫu khảo sát theo số năm kinh nghiệm.....................................118 Bảng 4.8: Đánh giá của người tham gia đối với quyền tự chủ của cơ quan thuế trong quản lý thuế doanh nghiệp FDI tại TP.HCM................................................120 Bảng 4.9: Đánh giá của người tham gia đối với công tác thanh tra kiểm tra của cơ quan thuế trong việc quản lý thuế doanh nghiệp FDI tại TP HCM ........................122 Bảng 4.10: Đánh giá của người tham gia đối với tình hình ứng dụng CNTT của cơ quan thuế trong việc quản lý thuế doanh nghiệp FDI .............................................124 Bảng 4.11: Đánh giá của người tham gia đối với tình hình tuyên truyền – giáo dục về thuế của cơ quan thuế cho doanh nghiệp FDI ...................................................125 Bảng 4.12: Đánh giá của người tham gia đối với việc tạo động lực và khích lệ cán bộ thuế .....................................................................................................................128 Bảng 4.13: Đánh giá của người tham gia đối với công tác phòng chống tham nhũng của CQT ..................................................................................................................130 Bảng 4.14:Hệ số tương quan Pearson .....................................................................134 Bảng 4.15:Tổng hợp mô hình .................................................................................134 Bảng 4.16:Kết quả hồi quy tuyến tính ....................................................................135 Bảng 4.17:Tóm tắt kiểm định giả thuyết mô hình ..................................................136 Danh mục các sơ đồ Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh ...................... 78
- MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong những năm gần đây, quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang trở thành chủ đề được nhiều học giả, nhiều nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu. Dòng vốn đầu tư nước ngoài được xem là một trong những chất xúc tác quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển [82]. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng học thuật và thực tiễn cho thấy việc quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa thật sự hiệu quả tại nhiều quốc gia [72]. Các quốc gia đang phát triển ít có kinh nghiệm thực tiễn trong việc ứng phó với các chiến lược hoạch định thuế tinh vi của các tập đoàn đa quốc gia (Multinational Enterprises - MNEs). Với phạm vi hoạt động toàn cầu và mạng lưới các bên liên kết rộng lớn, các chiến lược tránh thuế tinh vi của các MNEs, thông qua việc thành lập các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) và thực hiện giao dịch liên kết, đã khai thác các lỗ hổng và sự không phù hợp trong chính sách thuế của các quốc gia để trục lợi về thuế [94]. Với những chiến lược tránh thuế này, các MNEs càng nhận được nhiều lợi ích thì tổn thất thuế của các quốc gia càng lớn, làm tổn thất nguồn thu thuế toàn cầu [64]. Theo đó, động cơ mà nghiên cứu sinh lựa chọn và thực hiện đề tài nghiên cứu xuất phát từ cả hai góc độ: (1) Bối cảnh thực tiễn và (2) Khoảng trống nghiên cứu. Về bối cảnh thực tiễn, không nằm ngoài thực trạng chung của quốc gia đang phát triển, hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Cùng với vốn đầu tư trong nước, FDI dần trở thành nguồn lực quan trọng đóng góp vào những bước phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua [88] [109] [112].Tuy nhiên, hiệu quả quản lý thuế và khai thác nguồn thu đối với doanh nghiệp FDI ở Việt Nam vẫn còn thấp, chưa kiểm soát tốt việc tuân thủ thuế của các doanh nghiệp này [52, tr 67, 68]. Nhiều doanh nghiệp FDI ở Việt Nam khai báo lỗ liên tục trong nhiều năm mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế vẫn mở rộng [2] [12] [40]. Điều này không những làm ngân sách nhà nước thất thu thuế mà còn gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh, không công bằng giữa doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước. 1
- Về bối cảnh nghiên cứu, các nghiên cứu về quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI ở Việt Nam ở cấp độ địa phương còn khá khiêm tốn. Điểm luận nghiên cứu cho thấy, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản lý thuế và doanh nghiệp FDI được phát triển theo nhiều hướng khác nhau. Một số nghiên cứu tập trung đánh giá tác động của các chiến lược tránh thuế của các doanh nghiệp FDI (các tập đoàn đa quốc gia MNEs đến số thu thuế bị tổn thất ở các trường hợp nghiên cứu khác nhau. Một số nghiên cứu chú trọng phân tích trạng quản lý thuế đối với các doanh nghiệp FDI ở từng trường hợp cụ thể và đề xuất giải pháp như nghiên cứu của Salihu & cộng sự (2015) với trường hợp Malaysia [104]; Zhang & cộng sự (2019) trường hợp Trung Quốc [115]; Karpowicz (2020) với trường hợp Ba Lan [73] hay Masri & cộng sự (2019) với trường hợp Malaysia và Indonesia [83].Về nghiên cứu trong nước, một số nghiên cứu tập trung phân tích chủ đề này ở Việt Nam [1] [2] [12] [19] [40]. Tuy nhiên, theo hiểu biết của nghiên cứu sinh, thì hiện có ít nghiên cứu tập trung nghiên cứu về quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI ở cấp địa phương.Vì vậy, luận án này tập trung phân tích đánh giá quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh là nội dung cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, một động cơ khác mà nghiên cứu sinh lựa chọn và thực hiện đề tài xuất phát từ mối quan hệ giữa FDI và số thu thuế. Như đã phân tích, FDI là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Cùng với xu hướng tự chủ tài chính, các chính quyền địa phương đang từng bước cải thiện, nâng cao khả năng thu hút FDI hướng đến mục tiêu tăng trưởng. Vì vậy, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với các doanh nghiệp FDI vẫn phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI phát triển. Tuy nhiên, việc cân bằng giữa hai mục tiêu này là thử thách lớn và rất cần được nghiên cứu chuyên sâu, đặc biệt là ở những địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư FDI như Thành phố Hồ Chí Minh. Từ những nhận định trên, tác giả lựa chọn và thực hiện đề tài luận án “Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thành Phố Hồ Chí Minh”. Luận án hướng đến thiết lập cơ sở lý luận về quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI cũng như đánh giá hiệu quả quản lý thuế đối với loại hình doanh nghiệp này ở trường hợp nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án kỳ vọng 2
- cung cấp được cho người đọc bức tranh nhiều khía cạnh về quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Từ cơ sở này, tác giả khuyến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu của luận án là nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm đánh giá hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở cấp độ địa phương thông qua ứng dụng mô hình Mô hình chuỗi logic chương trình mở rộng (Expanded Program Logic Model Sequence – EPLMS) của OECD (2008). Để đạt mục tiêu nghiên cứu này, các câu hỏi nghiên cứu mà luận án cần phải giải quyết bao gồm: (1) Quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI có những điểm khác biệt gì cần chú trọng ? (2) Thực trạng quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh là như thế nào? (3) Các yếu tố nào tác động đến hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh? (4) Những đề xuất và giải pháp nào để nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh? Theo đó, các mục tiêu cụ thể mà luận án hướng đến như sau: (1) Điểm luận và đánh giá tổng quan các nghiên cứu có liên quan nhằm hình thành cơ sở lý luận về quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI. (2) Đánh giá hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh. (3 Đánh giá thực nghiệm tác động của các yếu tố đến hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh. (4) Từ cơ sở lý luận, các đề xuất, khuyến nghị của OECD, chương trình BEPS, và phân tích thực trạng, tác giả đề xuất các khuyến nghị, giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh. 3
- 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm các vấn đề lý luận về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI cũng như thực tiễn về quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Việc giới hạn đối tượng nghiên cứu ở nghiên cứu này là bởi sự sẵn có của phân loại dữ liệu thống kê quản lý thuế của ngành thuế và tại Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh cũng như sự phù hợp với tình hình thực tế của nghiên cứu là tập trung vào doanh nghiệp FDI. Như vậy, đối tượng nghiên cứu không đầy đủ thành phần doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài như đã nêu tại Khoản 22, Điều 3, Luật đầu tư năm 20201; Đối tượng nghiên cứu không bao gồm thành phần các doanh nghiệp, tổ chức có đầu tư nước ngoài gián tiếp, không trực tiếp điều hành doanh nghiệp. Việc chưa phân tích được hết các đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo nghĩa rộng là một hạn chế của đề tài và là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo. Về phạm vi và nội dung nghiên cứu: luận án nghiên cứu thực trạng quản lý thuế của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh đối với doanh nghiệp FDI, do giới hạn về phân cấp quản lý và cơ sở dữ liệu nên không thể nghiên cứu về quản lý thuế xuất nhập khẩu do cơ quan Hải quan thực hiện.Theo đó, trọng tâm của luận án là công tác quản lý thuế của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan quản lý thuế trực tiếp đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn, trong đó điển hình là các khoản thuế thu nội địa (thuế GTGT và thuế TNDN), là những khoản thu chiếm tỉ trọng lớn trên tổng thu của khối doanh nghiệp FDI và cũng là khoản thu có khả năng bị thất thoát lớn từ các chiến lược vận dụng, khai thác đặc thù của doanh nghiệp FDI để tránh thuế, gian lận thuế. Do quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI có nhiều nội dung nghiên cứu khác nhau (chẳng hạn như quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI nhằm hạn chế hoạt động gây ô nhiễm môi trường, hay hướng đến mục tiêu đảm bảo công 1 Công ty có vốn đầu tư nước ngoài được hiểu là ―tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông” 4
- bằng xã hội, tuân thủ thuế,…), phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI từ góc độ cơ quan thuế nhằm khai thác nguồn thu cũng như nâng cao tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Về thời gian nghiên cứu, các số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy trong khoảng thời gian 06 năm 2015-2020 để thực hiện các phân tích, đánh giá và đưa ra nhận định. Trong khi đó, các dữ liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian 06 tháng (từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019 thông qua kỹ thuật phỏng vấn, khảo sát nhằm phục vụ cho các phân tích định lượng. 4. Dữ liệu và Phƣơng pháp nghiên cứu Về dữ liệu nghiên cứu: luận án sử dụng hai dạng dữ liệu chính là: (1) Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn như số liệu thống kê và báo cáo của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kêThành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục Thuế, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh và (2) Các dữ liệu sơ cấp được thu thập từ quá trình phỏng vấn, khảo sát các chuyên gia thuế, cán bộ công chức quản lý thuế nhằm đánh giá khách quan hiệu quả quản lý thuế đối với các doanh nghiệp FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh. Về phương pháp nghiên cứu: Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng,sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích và tổng hợp, phỏng vấn chuyên gia và thực hiện khảo sát. Phương pháp nghiên cứu được nêu cụ thể tại Chương 3 của luận án. 5. Những đóng góp mới của luận án Một cách khái quát, những đóng góp mới của luận án bao gồm: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý thuế nói chung và đặc biệt là quản lý thuế đối với nhóm doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nói riêng. Theo hiểu biết của nghiên cứu sinh, có nhiều nghiên cứu đã tiếp cận vấn đề quản lý thuế nói chung song quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI ở cấp độ địa phương còn khiêm tốn. - Đánh giá hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh theo Mô hình chuỗi logic chương trình mở rộng (Expanded Program Logic Model Sequence- EPLMS được phát triển bởi OECD (2008). Điểm mới của 5
- luận án là đánh giá hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI dựa trên một mô hình thống nhất từ phân tích các yếu tố đầu vào, quá trình xử lý chuyển đổi cũng như đánh giá kết quả đầu ra mang tính quản trị. Từ đó, luận án chỉ ra những điểm mạnh, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Đánh giá thực nghiệm các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra tầm quan trọng của các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố Quyền tự chủ của cơ quan thuế; Mức độ tuyên truyền hỗ trợ, Thanh tra, kiểm tra; Chính sách phòng chống tham nhũng; và Cơ chế tạo động lực, khích lệ cán bộ tác động có ý nghĩa đến hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI tại trường hợp nghiên cứu này. - Đề xuất các khuyến nghị, giải pháp để khai thác nguồn thu và nâng cao tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Ý ngh a lý luận và thực tiễn của luận án Về lý luận, luận án hướng đến cung cấp cho người đọc khung lý thuyết tổng quan về quản lý thuế đối doanh nghiệp FDI. Trong đó, chỉ ra những điểm đặc trưng khác biệt của quản lý thuế đối với các doanh nghiệp FDI so với quản lý thuế nói chung. Đây là cơ sở để phân tích, đánh giá hiệu quả quản lý thuế cũng như đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn quản lý thuế đối với đối tượng doanh nghiệp đặc thù này. Về thực tiễn, từ những phân tích thực trạng và các khuyến nghị được đúc kết, luận án kỳ vọng mang lại một giá trị tham khảo nhất định đối với cơ quan quản lý thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cơ quan quản lý thuế trong nước nói chung trong công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới sâu, rộng của Việt Nam hiện nay. 7. Cấu trúc của luận án Tương ứng với các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, các nội dung của luận án được cấu trúc thành các chương cụ thể như sau: 6
- Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng và đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 5. Khuyến nghị và giải pháp quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh. 7
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Điểm luận các công trình nghiên cứu về quản lý thuế nói chung Tổng quan các nghiên cứu trước cho thấy, không nhiều nghiên cứu về đánh giá quản lý thuế (QLT) nói chung. Các nghiên cứu tập trung vào các nội dung chính của QLT và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện cải cách QLT. Nghiên cứu của Ott (1998) với trường hợp Croatia cho rằng tiêu chuẩn hiệu quả là quan trọng của QLT [97]. Tác giả cho rằng một sự hiệu quả trong QLT phải được tạo ra trên cơ sở thiết lập cơ cấu quản lý hợp lý, phù hợp với chức năng và nguồn nhân lực của cơ quan thuế. Hiệu quả được coi là thước đo quan trọng của cải cách QLT. Zhiyoung và Brondolo phân tích cải cách hiệu quả QLT của Cơ quan thuế nhà nước Trung Quốc (SAT) [116]. Trong 20 năm qua, SAT đã thực hiện cải cách và phát triển các bộ phận chuyên trách để thực hiện những mục tiêu ưu tiên trong QLT. Năm 2008, Cục hỗ trợ người nộp thuế và Cục doanh nghiệp lớn được thành lập nhằm cải thiện các chương trình hỗ trợ người nộp thuế (NNT) và tăng cường sự quản lý của nhóm DN lớn, DN vừa và DN nhỏ, siêu nhỏ, các cá nhân có tài sản lớn. Nghiên cứu cũng chỉ ra chức năng, trách nhiệm quản lý ngày càng được chuyên môn hóa giữa các bộ phận của SAT. Đặc biệt, việc xây dựng chiến lược hiện đại hóa của SAT tạo ra cả cơ hội và nhu cầu cho SAT thường xuyên xem xét, cải cách cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, nhằm đạt được sự gắn kết và vận hành hiệu quả hơn. Nghiên cứu của Apollo đánh giá hiệu quả QLT của cơ quan QLT Uganda bằng cách khảo sát 191 các cơ quan QLT [59]. Kết quả kiểm định cho thấy hiệu quả QLT ở địa phương chỉ ở mức trung bình. Điều này có mối quan hệ chặt chẽ với mức độ tuân thủ thuế chưa tốt của NNT. Luận án ―Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của Bùi Thị Thu Thảo [39]. Đây là nghiên cứu về thực trạng QLT tại TP.HCM; Cơ sở lý luận của tác giả dựa trên các mô hình tuân 8
- thủ thuế, phù hợp với mục tiêu đánh giá thực nghiệm tác động của QLT đến tuân thủ thuế hơn là mục tiêu đánh giá hiệu quả QLT. Có thể nói, QLT hiệu quả là một nhiệm vụ đầy thách thức đối với CQT các cấp, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Thông qua lược khảo các nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy được những vấn đề trong thực trạng QLT nói chung. Trong đó, các đối tượng DN khác nhau có những đặc trưng khác nhau, tạo ra những thách thức cho công tác QLT. 1.2 Điểm luận các công trình nghiên cứu quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI. Điểm luận các nghiên cứu trước cho thấy, mối quan hệ giữa FDI và QLT hay QLT đối với DN FDI nói riêng được phát triển theo nhiều hướng khác nhau. Các hướng nghiên cứu chính có thể được khái quát theo những nhóm chính dưới đây: (1) Nghiên cứu tập trung phân tích các chiến lƣợc tránh thuế của các DN FDI cũng nhƣ các thách thức trong công tác QLT đối với DN FDI. Nghiên cứu của Krautheim & Schmidt phân tích các chiến lược tránh thuế tinh vi của các MNEs thông qua việc thành lập các DN FDI tại các quốc gia đang phát triển [75]. Trong đó, lợi nhuận của các MNEs được dịch chuyển thông qua các trung gian tài chính đến các quốc gia có thuế suất thấp hoặc thiên đường thuế nhằm tránh các nghĩa vụ thuế phát sinh. Nghiên cứu đánh giá hoạt động liên kết của các DN FDI, từ đó, khuyến nghị các quốc gia thiết lập cách thức QLT phù hợp, đặc biệt là trên phương diện đa quốc gia. Báo cáo ―Action Plan on Base Erosion and Profit Shifting‖ của OECD (2013) [93] nhấn mạnh sự nghiêm trọng của các chiến lược chuyển lợi nhuận của các MNEs đến cơ sở thuế của các quốc gia (Base Erosion and Profit Shifting – BEPS) và kêu gọi của việc sự hợp tác về thuế giữa các quốc gia nhằm chống lại các chiến lược tránh thuế này. Qua đó, OECD 2013 đề xuất bộ 15 hành động chống xói mòn thuế và chuyển lợi nhuận (15 Actions Anti-BEPS). Những bộ hành động này bao hàm nhiều khía cạnh khác nhau từ cơ chế hợp tác, kiểm soát lãi vay, tài sản vô hình đến các thỏa thuận về thuế nhằm chống lại hiện tượng xói mòn cơ sở thuế do các chiến lược tránh thuế của các MNEs gây ra. Việc các quốc gia cùng đồng thuận 9
- hợp tác, thực hiện đồng bộ các hành động trên sẽ giúp hạn chế BEPS hiệu quả, đảm bảo nguồn thu và cơ sở tính thuế của mỗi quốc gia. Báo cáo ―Transfer Pricing Guidelines for Multinational Enterprises and Tax Administration‖ của OECD trình bày những nguyên tắc chính yếu nhằm xác định các bên có mối quan hệ liên kết, bản chất của GDLK cũng như đưa ra các chỉ dẫn để xác định giá trị thị trường (giá trị độc lập) của các giao dịch liên kết mà MNEs thực hiện, từ đó, xác định đúng nghĩa vụ thuế [94]. Bên cạnh đó, báo cáo không chỉ mô tả các cách thức xác định giá trị thị trường mà còn chỉ dẫn cách thức xử lý để hạn chế tranh chấp và giải quyết tranh chấp về thuế như thế nào trong những trường hợp cụ thể. Nghiên cứu của Klassen & cộng sự (2017)khảo sát các chuyên viên hoạch định thuế của 219 MNEs về các chiến lược tránh thuế [75]. Nghiên cứu cho thấy bằng chứng về việc các MNEs sử dụng các chiến lược chuyển giá để giảm gánh nặng thuế. Kết quả khảo sát cho thấy sự đa dạng cũng như sự phức tạp của chiến lược tránh thuế tinh vi này trong thực tiễn và nêu lên những thách thức đối với công tác QLT tại các quốc gia. (2) Các nghiên cứu khác tập trung đánh giá ảnh hƣởng của các chiến lƣợc tránh thuế tinh vi của DN FDI đến tổn thất thuế của các quốc gia. Nghiên cứu của Bolwijn & cộng sự (2018) khám phá mối quan hệ giữa dòng vốn FDI vào và các chiến lược chuyển lợi nhuận của các DN FDI [64]. Nghiên cứu chú trọng phân tích vai trò của các trung gian tài chính như một chủ thể quan trọng trong các kế hoạch tránh thuế của các DN FDI. Nghiên cứu chỉ ra rằng các chiến lược tránh thuế được thực hiện bởi các DN FDI là nguyên nhân dẫn đến việc rò rỉ đáng kể các nguồn thu từ thuế trên phạm vi toàn cầu. Kết quả mô phỏng cho thấy các chiến lược tránh thuế của các DN FDI đã làm tổn thất khoảng 90 tỷ USD số thu thuế toàn cầu năm 2012.Về mặt chính sách, nghiên cứu kêu gọi sự hợp tác và hiệp lực của các quốc gia trong việc thiết lập các chính sách thuế và cải tiến cách thức QLT hiệu quả hơn đối với đối tượng DN này. Trong khi đó, sử dụng phương pháp được phát triển bởi Crivelli & cộng sự (2015) [68], Cobham & Janský (2018) ước tính về thiệt hại số thu thuế toàn cầu do 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 629 | 164
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
203 p | 458 | 162
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 294 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
0 p | 231 | 30
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 231 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 188 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 18 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn