Luận án tiến sĩ Kinh tế: Tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo ở Việt Nam
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành tới giảm nghèo ở Việt Nam và kiến nghị một số giải pháp nhằm gắn kết tăng trưởng kinh tế theo ngành với giảm nghèo trong tương lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo ở Việt Nam
- Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o TrƯêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ---------------- PH¹M THU H»NG TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THEO NGÀNH ĐẾN GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ HỌC MÃ SỐ: 9310101 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. LÊ QUỐC HỘI 2. PGS.TS. HÀ QUỲNH HOA Hµ néi, n¨m 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. (Báo Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Nghiên cứu sinh Phạm Thu Hằng
- LỜI CẢM ƠN Trước hết, tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học kinh tế quốc dân, Viện Đào tạo Sau đại học, Khoa Kinh tế học cùng các Thầy, Cô giáo, cán bộ của Khoa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới hai giáo viên hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Quốc Hội và PGS.TS Hà Quỳnh Hoa đã luôn tâm huyết và nhiệt tình hướng dẫn tôi thực hiện luận án. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các bạn đồng nghiệp và những người thân yêu trong gia đình đã luôn bên cạnh ủng hộ, chia sẻ khó khăn, động viên, khích lệ trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Nghiên cứu sinh Phạm Thu Hằng
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................... 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu lý thuyết ......................................................................... 7 1.2. Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm................................................................. 11 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ THEO NGÀNH ĐẾN GIẢM NGHÈO ............... 22 2.1. Một số vấn đề lý luận về tăng trƣởng kinh tế theo ngành và giảm nghèo .... 22 2.1.1. Một số vấn đề lý luận về tăng trưởng kinh tế theo ngành ............................... 22 2.1.2. Một số vấn đề lý luận về giảm nghèo ............................................................. 25 2.2. Tác động của tăng trƣởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo .................... 34 2.2.1. Tăng trưởng kinh tế theo ngành tác động đến giảm nghèo qua tạo việc làm ........... 34 2.2.2. Tăng trưởng kinh tế theo ngành làm gia tăng nguồn lực để giảm nghèo........ 36 2.2.3. Tăng trưởng kinh tế theo ngành thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tác động đến giảm nghèo........................................................................................... 39 2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tác động của tăng trƣởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo ................................................................................................................. 42 2.3.1. Mô hình tăng trưởng kinh tế ........................................................................... 42 2.3.2. Cấu trúc tăng trưởng kinh tế theo ngành ......................................................... 45 2.3.3. Chính sách gắn kết tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo ................................ 46 2.3.4. Nhận thức và nỗ lực của người nghèo ............................................................ 47 2.4. Kinh nghiệm gắn kết tăng trƣởng kinh tế theo ngành với giảm nghèo ở một số quốc gia .................................................................................................................. 48 2.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ......................................................................... 48 2.4.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ............................................................................ 52 2.4.3. Kinh nghiệm của Indonesia ............................................................................. 55 2.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................ 59 CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 62 3.1. Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu...................................................... 62 3.2. Phƣơng pháp định tính ...................................................................................... 64 3.2.1. Phân tích định tính .......................................................................................... 64
- 3.2.2. Thống kê mô tả................................................................................................ 64 3.2.3. Thống kê so sánh ............................................................................................. 64 3.3. Phƣơng pháp định lƣợng................................................................................... 64 3.3.1. Mô hình Tác động cố định (FEM) .................................................................. 65 3.3.2. Phương pháp Kết nối điểm xu hướng (PSM) và Khác biệt kép (DID) ........... 67 3.3.3. Phương pháp Hệ phương trình đồng thời (SE) ............................................... 70 3.4. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................. 72 3.4.1. Niên giám thống kê hàng năm- Tổng cục thống kê ........................................ 72 3.4.2. Số liệu điều tra mức sống dân cư .................................................................... 72 3.4.3. Báo cáo Lao động- Việc làm- Tổng cục Thống kê ......................................... 73 CHƢƠNG 4 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ THEO NGÀNH ĐẾN GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM ............................................ 74 4.1. Thực trạng tăng trƣởng kinh tế và giảm nghèo ở Việt Nam ......................... 74 4.1.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế ....................................................................... 74 4.1.2. Thực trạng giảm nghèo ở Việt Nam................................................................ 82 4.1.3. Các chính sách gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ở Việt Nam .... 93 4.2. Tác động của tăng trƣởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo ở Việt Nam ...... 96 4.2.1. Tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo qua tạo việc làm .. 97 4.2.2. Tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo qua tạo nguồn lực ...103 4.2.3. Tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo qua chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ........................................................................................107 4.3. Ƣớc lƣợng tác động của tăng trƣởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo ở Việt Nam ..................................................................................................................110 4.3.1. Kết quả ước lượng tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo qua kênh việc làm .........................................................................................110 4.3.2. Kết quả ước lượng tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo qua kênh tiếp cận nguồn lực hỗ trợ của chính phủ .......................................113 4.3.3. Kết quả ước lượng tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo qua chuyển dịch cơ cấu ngành .....................................................................118 4.4. Đánh giá chung về tác động của tăng trƣởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo ........................................................................................................................121 4.4.1. Kết quả đạt được ...........................................................................................121 4.4.2. Hạn chế..........................................................................................................123 4.4.3. Nguyên nhân .................................................................................................126
- CHƢƠNG 5 GIẢI PHÁP GẮN KẾT TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ THEO NGÀNH VỚI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM ........................................................130 5.1. Bối cảnh trong và ngoài nƣớc có ảnh hƣởng đến tăng trƣởng và giảm nghèo ở Việt Nam ...............................................................................................................130 5.1.1. Bối cảnh quốc tế ............................................................................................130 5.1.2. Bối cảnh trong nước ......................................................................................132 5.2. Quan điểm kết hợp tăng trưởng kinh tế theo ngành với giảm nghèo ở Việt Nam ...135 5.2.1. Tăng trưởng kinh tế theo ngành là điều kiện cần cho mục tiêu giảm nghèo và giảm nghèo là tiền đề cho tăng trưởng kinh tế cao, ổn định ...................................135 5.2.2. Thực hiện gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ngay trong từng giai đoạn và suốt quá trình phát triển với lộ trình cụ thể ........................................135 5.2.3. Giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước mà là bổn phận của chính người nghèo phải tự vươn lên để thoát nghèo .........................................................136 5.3. Giải pháp nhằm gắn kết tăng trƣởng kinh tế theo ngành với giảm nghèo .....136 5.3.1. Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với mục tiêu giảm nghèo ........................136 5.3.2. Hoàn thiện chính sách gắn kết tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ..............137 5.3.3. Tăng cường hiệu quả các biện pháp hỗ trợ cho người nghèo .......................139 5.3.4. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế .................................................141 5.3.5. Phát triển các ngành kinh tế ..........................................................................142 5.3.6. Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo .......144 5.3.7. Khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội vào công cuộc giảm nghèo .......146 5.3.8. Nâng cao nhận thức và tham gia của người nghèo vào quá trình tăng trưởng ....146 KẾT LUẬN ................................................................................................................148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..........................................................................................................150 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................151 PHỤ LỤC ...................................................................................................................158
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB The Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nations Nam Á BPS Cơ quan thống kê Trung ương Bandan Pusat Statistik của Indonesia ESCAP Economic and Social Uỷ ban kinh tế và xã hội của Commission for Asia and the Liên hợp quốc về châu Á và Pacific Thái Bình Dương Food and Agriculture Tổ chức Lương thực và Nông FAO Organization nghiệp Liên Hợp Quốc General Statistics Office of GSO Tổng cục Thống kê Việt Nam Vietnam International Labour ILO Tổ chức Lao động Quốc tế Organization KIHASA Korea Institute for Health and Viện nghiên cứu Phúc lợi và Social Affairs Xã hội Hàn Quốc MDG Mục tiêu phát triển Thiên Millennium Development Goals niên kỷ MPI Multidimensional Poverty Index Chỉ số nghèo đa chiều TRIPS The Agreement on Trade- Hiệp định quốc tế đa phương Related Aspects of Intellectual về thương mại trong lĩnh vực AGREEMENT Property Rights sở hữu trí tuệ UNDP United Nations Development Chương trình Phát triển Liên Programme Hợp Quốc VHLSS Vietnam Household Living Khảo sát mức sống hộ gia Standard Survey đình Việt Nam WB World Bank Ngân hàng Thế giới WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới NICs Newly Industrialized Countries Các nước công nghiệp mới
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Chuẩn nghèo ở Việt Nam từng giai đoạn ................................................... 31 Bảng 2.2: Chuẩn nghèo ở Việt Nam qua các năm và theo khu vực ........................... 32 Bảng 2.3. Tiêu chí xác định nghèo đa chiều ở Việt Nam ........................................... 33 Bảng 4.1: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2016 .... 81 Bảng 4.3: Chỉ số khoảng cách nghèo ở Việt Nam từ năm 1993 đến 2012 ................. 89 Bảng 4.4: Hệ số Gini theo khu vực ở Việt Nam từ năm 2002 đến 2016: ................... 91 Bảng 4.5: Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người một tháng giữa nhóm thu nhập cao nhất so với nhóm thu nhập thấp nhất theo giá hiện hành phân theo khu vực và giới tính ........................................................................................... 93 Bảng 4.6: So sánh tốc độ tăng trưởng việc làm và tốc độ tăng trưởng theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2016 ............................................................................... 99 Bảng 4.7: Dân số 15 tuổi làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo ngành kinh tế và theo nhóm thu nhập ................................100 Bảng 4.8: Hệ số co giãn giảm nghèo theo tăng trưởng thu nhập bình quân .............101 Bảng 4.9: Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận một số nguồn lực xã hội ....................................104 Bảng 4.10: Tỷ lệ số hộ có vay hoặc còn nợ chương trình tín dụng ưu đãi cho người nghèo theo nguồn vay và theo 5 nhóm thu nhập:.....................................105 Bảng 4.11: Hệ số cos ɸ trong dịch chuyển cơ cấu lao động Việt Nam giai đoạn 2001- 2016 ..........................................................................................................108 Bảng 4.12: Kết quả ước lượng tác động của tăng trưởng kinh tế đến giảm nghèo qua tạo việc làm ..............................................................................................110 Bảng 4.13: Xác suất hộ nghèo tham gia các hình thức hỗ trợ ....................................114 Bảng 4.14: Tác động của các hình thức hỗ trợ đến phúc lợi hộ gia đình ...................115 Bảng 4.15: Tác động của các hình thức hỗ trợ đến phúc lợi hộ gia đình ở khu vực nông thôn ..................................................................................................117
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1: Khung phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo ở Việt Nam...................................................................................... 62 Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong giai đoạn 1998 - 2016 ............. 75 Hình 4.2: Tổng sản phẩm trong nước bình quân tính theo sức mua tương đương của một số quốc gia và vùng lãnh thổ .............................................................. 75 Hình 4.3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo ngành từ năm 1998 đến năm 2016 ........ 77 Hình 4.4: Cơ cấu tăng trưởng theo ngành của Việt Nam từ năm 1998 đến năm 2016 .. 79 Hình 4.5: So sánh cơ cấu tăng trưởng kinh tế theo ngành của Việt Nam và một số quốc gia ..................................................................................................... 80 Hình 4.6: Tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam từ 1998 đến 2016 ......................................... 83 Hình 4.7: Tỷ lệ nghèo của các hộ có nam hoặc nữ làm chủ hộ ................................. 87 Hình 4.8: Tỷ lệ nghèo theo dân tộc ........................................................................... 88 Hình 4.9: Tốc độ tăng trưởng việc làm của nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ...... 97 Hình 4.10: Cơ cấu lao động theo ngành ....................................................................107
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mục tiêu tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo được xác định là những vấn đề mang tính chiến lược đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Trên thế giới, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo từ lâu đã được nghiên cứu trên cả phương diện lý thuyết và thực nghiệm. Lý thuyết của Lewis (1954) và Kuznets (1955) đã chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo có mối quan hệ ngược chiều với nhau trong quá trình phát triển kinh tế. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh rằng tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh cùng với sự gia tăng của thu nhập và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia (Lopez, 2004; Dollar and Kraay, 2001; Ravallion and Datt, 1999) Để hiểu một cách cặn kẽ và đưa ra những chính sách hướng tới giảm nghèo bền vững thì tăng trưởng kinh tế chung cần được phân tách dưới góc độ nhỏ theo các loại cơ cấu tăng trưởng kinh tế, trong đó quan trọng nhất là cơ cấu tăng trưởng kinh tế theo ngành. Tuy nhiên, nghiên cứu về tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đối với quá trình giảm nghèo không dễ dàng vì ngoài tác động trực tiếp thì tăng trưởng kinh tế theo ngành còn có những tác động gián tiếp đến nghèo đói. Hơn nữa, các ngành kinh tế lại tương tác và ràng buộc lẫn nhau chứ không tồn tại một cách độc lập trong tổng thể kinh tế-xã hội. Trên thực tế, khi tiến hành những nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này thì ở mỗi quốc gia lại có sự khác biệt. Khi thực hiện nghiên cứu với trường hợp của Đài Loan, Warr và Wang (1999) đưa ra kết luận khẳng định tăng trưởng của ngành công nghiệp có tác động lớn nhất tới quá trình giảm nghèo. Trong khi đó, nghiên cứu của Montalvo và Ravallion (2009) chỉ ra rằng Trung Quốc đã gặt hái được nhiều thành công trong công cuộc giảm nghèo nhờ tăng trưởng kinh tế của ngành nông nghiệp, thay vì vai trò của ngành công nghiệp và dịch vụ. Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Suryahadi, Suryadarma và Sumarto (2009) đã tìm hiểu quá trình giảm nghèo dựa trên tăng trưởng độc lập của các ngành ở Indonexia và cho kết quả thực nghiệm rằng tăng trưởng của ngành dịch vụ có ảnh hưởng lớn nhất tới việc giảm tỉ lệ nghèo ở khu vực nông thôn. Là một nước đi sau có mức thu nhập bình quân đầu người thấp, tăng trưởng nhanh luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách của chính phủ Việt Nam. Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam còn nhấn mạnh mục tiêu xoá đói giảm nghèo và đảm bảo cho mọi người dân đều được hưởng lợi từ phát triển. Qua hơn 30 năm đổi mới theo hướng, mở cửa và hội nhập vào khu vực và thế giới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế quan trọng. Đó là tăng trưởng kinh tế cao so với một
- 2 số nước trong khu vực trong khi tỷ lệ đói nghèo ngày càng giảm. Thực tế cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm từ năm 1986 đến 2016 đạt khoảng 7%, giai đoạn 2006-2010 bình quân đạt 7% và giai đoạn 2011-2016 bình quân đạt 4,6% (Ngô Thắng Lợi và Nguyễn Quỳnh Hoa, 2017). Mức tăng trưởng bình quân này cao hơn hẳn mức tăng trưởng bình quân toàn cầu và tương đồng với một số nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, Phillipines trong giai đoạn 2011-2016 (EIU, 2016). Tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh từ 58,1% trong năm 1993 xuống còn 5,8% trong năm 2016 (GSO, 2016). Trước những con số thực tế về thành tựu tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo này, nhiều nghiên cứu đánh giá về tác động trực tiếp và tác động lan tỏa của tăng trưởng kinh tế đến giảm nghèo ở Việt Nam đã được thực hiện. Các nghiên cứu này đều đưa đến chung một kết luận rằng: tăng trưởng kinh tế là một trong những yếu tố quyết định đến công cuộc giảm nghèo ở Việt Nam thời gian qua. Một số nghiên cứu điển hình như của Lê Quốc Hội (2009) về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, nghèo đói, và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam từ năm 1996 đến 2008, hay của Hoàng Đức Thân và Đinh Quang Ty (2010) về tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam. Nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Vinh (2014) cũng đưa đến kết luận tăng trưởng kinh tế cao là yếu tố cơ bản cho mục tiêu giảm nghèo và phát triển của quốc gia. Và nghiên cứu mới nhất của tác giả Ngô Thắng Lợi và Nguyễn Quỳnh Hoa (2017) cũng khẳng định vai trò của tăng trưởng kinh tế có tác động lan tỏa tích cực đến thực trạng nghèo đói của Việt Nam. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung, từng ngành trong cơ cấu kinh tế cũng có các nhịp độ tăng trưởng và phát triển riêng trong mối tương tác lẫn nhau trong nền kinh tế tổng thể. Khu vực nông- lâm- ngư nghiệp có tốc độ tăng trưởng giảm dần từ mức trung bình là 3,53% giai đoạn 2006-2010 thì đến năm 2016 chỉ còn 1,36% (GSO, 2016). Khu vực dịch vụ cũng có mức tăng trưởng giảm nhẹ từ mức bình quân giai đoạn 2006-2010 là 7,64% còn 6,98% trong năm 2016 (GSO, 2016). Duy nhất khu vực công nghiệp tăng từ mức bình quân 6,39% trong giai đoạn 2006-2010 lên 7,57% trong năm 2016 (GSO, 2016). Mối tương tác giữa các ngành trong nền kinh tế thể hiện qua cơ cấu kinh tế theo ngành và mức độ chuyển dịch giữa các ngành. Thực tế, từ năm 1990 đến 2016 tỷ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp đã giảm mạnh từ 38,74% xuống còn 3,54%% trong khi tỷ trọng của công nghiệp và xây dựng tăng từ 22,67% lên 41,71%. Khu vực dịch vụ tăng từ mức 38,59% lên 43% (GSO, 2016). Những thành tựu giảm nghèo đạt được trong giai đoạn này cũng đi cùng với những biến chuyển của tăng trưởng kinh tế từng ngành với mục tiêu đưa Việt Nam từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu trưởng thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
- 3 Đa phần những nghiên cứu đều cho thấy tăng trưởng kinh tế chung có tác động tích cực đến giảm nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2016 vừa qua, tuy nhiên, tăng trưởng không đồng đều giữa các ngành có thể gây nên những ảnh hưởng khác nhau đối với thực trạng nghèo đói. Về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn, các ngành kinh tế không tồn tại độc lập và tách rời trong quá trình tăng trưởng. Liệu những mối quan hệ ràng buộc tương tác giữa các ngành trong quá trình tăng trưởng kinh tế có góp phần thúc đẩy giảm nghèo hay không. Xoay quanh vấn đề này, có ba câu hỏi chưa thực sự được trả lời một cách đầy đủ trong các nghiên cứu về Việt Nam: (i) Tăng trưởng kinh tế theo ngành liệu có ảnh hưởng đến thực trạng nghèo đói qua những kênh tác động cơ bản nào? (ii) Những kênh tác động này ảnh hưởng như thế nào đến kết quả của quá trình giảm nghèo (iii) Ngành nào có ảnh hưởng lớn nhất tới thành tựu giảm nghèo trong giai đoạn vừa qua?. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung nghiên cứu tác động trực tiếp của tăng trưởng chung tới giảm nghèo và chưa làm rõ quá trình tăng trưởng theo ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với giảm nghèo. Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài “Tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. Việc nghiên cứu chủ đề này sẽ đóng góp phần nào cho những minh chứng thực nghiệm, làm cơ sở hình thành những giải pháp, chính sách trong việc tiếp tục theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo ngành hợp lý gắn liền với giảm nghèo bền vững ở Việt Nam trong tương lai. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành tới giảm nghèo ở Việt Nam và kiến nghị một số giải pháp nhằm gắn kết tăng trưởng kinh tế theo ngành với giảm nghèo trong tương lai. Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành tới giảm nghèo. Chỉ ra các kênh tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo. Phân tích thực trạng tác động của tăng trưởng kinh tế theo từng ngành đến giảm nghèo ở Việt Nam. Ước lượng và kiểm định một số kênh tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo. Đề xuất những giải pháp nhằm gắn kết tăng trưởng kinh tế theo ngành với giảm nghèo ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- 4 Đối tượng nghiên cứu: Tác động của tăng trưởng kinh tế theo từng ngành đến giảm nghèo. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu xem xét tác động của tăng trưởng kinh tế theo từng ngành đến giảm nghèo trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2016 ở Việt Nam. 4. Câu hỏi nghiên cứu (1) Tăng trưởng kinh tế theo ngành tác động đến giảm nghèo thông qua những kênh tác động nào? (2) Mức độ tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo giai đoạn 2010-2016 ở Việt Nam qua các kênh tác động như thế nào? Ngành nào có tác động lớn nhất qua từng kênh tác động được xem xét? (3) Cần thực hiện những giải pháp nào để gắn kết tăng trưởng kinh tế theo ngành với mục tiêu giảm nghèo trong tương lai cho Việt Nam? 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thu thập số liệu: Nguồn số liệu từ Tổng cục Thống kê, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Viện năng suất Việt Nam, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Ngân hàng thế giới -World Bank, Tổ chức Lao động quốc tế - ILO, và số liệu từ các trang web và bài nghiên cứu đã được công bố. - Phương pháp định tính: được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp để chỉ ra các kênh tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo, trên cơ sở đó xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và lựa họn mô hình nghiên cứu phù hợp khi phân tích tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo. Phương pháp này còn được sử dụng để tổng hợp, phân tích số liệu thực tiễn của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2016, để làm rõ thực trạng tác động của tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tổng hợp và so sánh các kết quả nghiên cứu để đưa ra giải pháp gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế theo ngành và giảm nghèo ở Việt Nam. - Phương pháp định lượng: được sử dụng để ước lượng và kiểm định các tác động của tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo ở Việt Nam. Trong nghiên cứu định lượng, các phương pháp chính được sử dụng bao gồm: Mô hình tác động cố định (Fixed Effect-FE); Điểm xu hướng (Propensity Score Matching-PSM) và Khác biệt kép (Difference in differences-DID); Mô hình hệ
- 5 phương trình đồng thời (Simultaneous Equations -SE). Cụ thể, luận án đánh giá vai trò tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo qua tạo việc làm bằng mô hình tác động cố định. Vai trò của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo ở Việt nam còn được thể hiện rõ nét qua kênh tạo nguồn lực cho hộ nghèo. Để đánh giá qua kênh này, nghiên cứu sẽ so sánh hai nhóm chính sách tạo nguồn lực cho sản xuất (nhóm chính sách này gián tiếp tác động đến thu nhập của hộ nghèo) và nhóm chính sách tạo nguồn lực tăng thu nhập trực tiếp cho hộ nghèo. Mô hình sẽ đánh giá sự thay đổi trong phúc lợi của hộ nghèo trong giai đoạn 2010-2016 khi được thụ hưởng lợi ích từ hai nhóm chính sách kể trên. Luận án sử dụng phương pháp điểm xu hướng và khác biệt kép nhằm so sánh phúc lợi hộ nghèo thay đổi trong ba giai đoạn 2010-2012; 2012- 2014; 2014-2016. Cuối cùng, luận án sử dụng phương pháp hệ phương trình đồng thời nhằm giải quyết vấn đề nội sinh trong tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo qua kênh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam từ 2010-2016. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được cấu trúc thành 05 chương, gồm: Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu Chƣơng 2. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về tác động của tăng trƣởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo Chƣơng 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 4. Thực trạng tác động của tăng trƣởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo ở Viêt Nam Chƣơng 5. Giải pháp gắn kết tăng trƣởng kinh tế theo ngành với giảm nghèo ở Việt Nam 7. Những đóng góp của luận án a. Những đóng góp về mặt lý luận Luận án đã xây dựng khung lý thuyết về tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành tới giảm nghèo. Khung lý thuyết đã chỉ rõ tăng trưởng kinh tế theo ngành có tác động tới giảm nghèo thông qua ba kênh chính gồm: tạo việc làm, tiếp cận nguồn lực và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Luận án đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo, bao gồm mô hình tăng trưởng kinh tế, cấu trúc tăng
- 6 trưởng theo ngành, chính sách gắn kết tăng trưởng và giảm nghèo và nhận thức của người nghèo. Luận án nghiên cứu kinh nghiệm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với giảm nghèo của Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia và rút ra một số bài học tham khảo cho Việt Nam. b. Những đóng góp về mặt thực tiễn Tăng trưởng kinh tế theo ngành tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và góp phần giảm nghèo ở Việt Nam. Trong cơ cấu tăng trưởng theo ngành, tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ có tác động tích cực đến giảm nghèo, tuy nhiên tăng trưởng nông nghiệp lại khiến tỷ lệ nghèo tăng lên. Tăng trưởng kinh tế theo ngành có tác động đến giảm nghèo qua tạo việc làm và gia tăng thu nhập. Tăng trưởng của ngành nông nghiệp và dịch vụ tạo việc làm góp phần giảm nghèo. Người nghèo thụ hưởng lợi ích từ tăng trưởng qua tiếp cận nguồn lực từ chính phủ. Tuy nhiên, hỗ trợ thu nhập cho người nghèo có tác động giảm nghèo lớn hơn so với hỗ trợ nguồn lực sản xuất. Luận án cũng chỉ ra các nguyên nhân của những hạn chế trong gắn kết tăng trưởng và giảm nghèo ở Việt Nam: bất cập trong mô hình tăng trưởng kinh tế; cấu trúc tăng trưởng kinh tế theo ngành chưa hợp lý; chính sách giảm nghèo chưa đầy đủ, đồng bộ và việc thực hiện còn nhiều bất cập; nguồn lực của người nghèo còn rất hạn chế; nhận thức và nỗ lực của bản thân người nghèo về giảm nghèo bền vững còn thấp. Từ các kết quả nghiên cứu định tính và định lượng về tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo giai đoạn 2010-2016, luận án đề xuất một số định hướng về giải pháp cơ bản cho Việt Nam như sau: (i) đổi mới mô hình tăng trưởng cần gắn kết với mục tiêu giảm nghèo; (ii) hoàn thiện chính sách gắn kết tăng trưởng với giảm nghèo và tăng cường hiệu quả nhóm chính sách giảm nghèo; (iii) nhóm chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành và phát triển các ngành kinh tế; (iv) nâng cao nhận thức và sự tham gia của người nghèo vào quá trình tăng trưởng và giảm nghèo.
- 7 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu lý thuyết Mối quan hệ giữa nghèo đói và tăng trưởng kinh tế từ lâu đã được nghiên cứu và thừa nhận qua các nghiên cứu lý thuyết. Lewis (1954) là người đầu tiên đưa ra mô hình hai khu vực dựa trên giả định rằng các nước đang phát triển tồn tại hai khu vực kinh tế bao gồm khu vực nông nghiệp truyền thống và khu vực công nghiệp hiện đại. Mô hình lý thuyết này đưa ra kết luận cho rằng tăng trưởng kinh tế chung của nền kinh tế sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng tăng trưởng của khu vực công nghiệp, mặt khác, mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu nâng cao phúc lợi cho người nghèo nhằm làm giảm bất bình đẳng không thể thực hiện được đồng thời mà nền kinh tế luôn phải đánh đổi giữa hai mục tiêu này. Cụ thể, trong mô hình này, khu vực nông nghiệp bị coi là một khu vực trì trệ do có lao động dư thừa và người lao động bị trả lương rất thấp do năng suất lao động thấp. Lewis đồng thời cũng đưa ra quan điểm chỉ nên duy trì mức thu nhập thấp cho lao động nghèo để tạo động lực lao động liên tục cho họ. Khu vực sản xuất công nghiệp được nhận định là khu vực có tiềm năng tăng trưởng cao hơn và cầu lao động gia tăng trong khu vực công nghiệp. Lewis khẳng định rằng vì mọi của cải xã hội đều được tạo ra từ khu vực công nghiệp, do vậy, không nên có chính sách đầu tư vào khu vực nông nghiệp vì khu vực này có năng suất lao động rất thấp. Lewis đồng thời cũng chứng minh rằng khi nào nông nghiệp vẫn còn lao động dư thừa thì khu vực nông nghiệp vẫn còn trong tình trạng trì trệ vì sử dụng nguồn lực lao động kém hiệu quả. Quá trình này sẽ được duy trì cho đến khi không còn lao động dư thừa (những người lao động này được nhận định là có năng suất lao động biên bằng không hoặc rất thấp) ở khu vực nông nghiệp. Sau đó, quy luật sẽ có xu hướng thay đổi ngược chiều. Khu vực công nghiệp khi này sẽ phải tăng lương để thu hút lao động nông nghiệp, điều này sẽ làm tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người nghèo trong xã hội, đặc biệt là nhóm người nghèo di cư từ nông nghiệp sang công nghiệp và tìm được việc làm. Bên cạnh đó, giai đoạn này cần áp dụng chính sách đầu tư một phần phát triển khu vực nông nghiệp nhằm tạo ra thêm lao động dư thừa cung cấp cho khu vực công nghiệp. Cùng với sự gia tăng về thu nhập của người nghèo, lợi ích của nhóm người giàu trong xã hội bị giảm bớt tương đối so với giai đoạn trước đó. Theo Lewis, mức sống của người nghèo và khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội sẽ phụ thuộc vào quá trình dịch chuyển lao động giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp. Lewis đã khẳng định vai trò quan trọng của khu vực công nghiệp trong
- 8 tăng trưởng kinh tế chung và trong quá trình làm gia tăng thu nhập cho nhóm người nghèo trong xã hội khi xảy ra hiện tượng di chuyển lao động từ khu vực này sang khu vực khác. Một nền kinh tế có mức thu nhập thấp thì cần phát triển khu vực công nghiệp và chấp nhận nghèo đói gia tăng ở khu vực nông nghiệp để đạt tốc độ tăng trưởng cao. Mô hình hai khu vực của Lewis trên thực tế đã bị giới hạn bởi hoàn cảnh lịch sử nên đã bỏ qua nhân tố khoa học công nghệ trong sản xuất. Điều này khiến quá trình dịch chuyển lao động và quyết định đầu tư trong khu vực công nghiệp trở nên kém chính xác so với thực tiễn. Do vậy, quan điểm ưu tiên tăng trưởng công nghiệp và chấp nhận nghèo đói gia tăng cũng bị nhiều nhà nghiên cứu phê phán sau này. Ngược lại với lý thuyết của Lewis, nghiên cứu của Oshima (1993) đối với các nước đang phát triển khu vực Châu Á lại đưa đến một kết luận trái ngược. Oshima phê phán tính thực tiễn trong lý thuyết của Lewis khi áp dụng cho các nước “Châu Á gió mùa” (thuật ngữ này dùng để chỉ các quốc gia Châu Á có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và có thể cho năng suất cao) vì lao động nông nghiệp theo ông chỉ dư thừa mang tính thời vụ chứ không luôn tồn tại trong tình trạng năng suất lao động thấp. Quá trình di cư sang khu vực công nghiệp ở các nước phát triển cũng tương đối khác biệt so với các nước đang phát triển. Lao động nông nghiệp chuyển sang khu vực công nghiệp tìm việc làm sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với quá trình này ở các nước phát triển. Nguyên nhân chủ yếu chính là khoảng cách phát triển về công nghệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, cũng như tác phong lao động trong khu vực công nghiệp quá khác biệt khiến những người lao động nông nghiệp khó có thể tìm được công việc phù hợp với mình ở khu vực công nghiệp. Như vậy, việc phát triển công nghiệp trước như mô hình của Lewis hoàn toàn không phù hợp. Ông chỉ ra rằng ở các nước đang phát triển thì khu vực nông nghiệp sẽ là khu vực cần phát triển trước tiên vì nông nghiệp được nhận định là khu vực có lợi thế so sánh so với công nghiệp. Oshima đã phân tích rằng mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong mô hình kinh tế chuyển đổi sẽ luôn theo xu hướng từ mô hình kinh tế nông nghiệp dịch chuyển sang công nghiệp. Mô hình của Oshima mô tả rằng sự phát triển khu vực nông nghiệp sẽ làm giảm bớt bất bình đẳng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghèo, đặc biệt là những người lao động ở các cơ sở sản xuất nông nghiệp. Theo lý thuyết này thì trăng trưởng nông nghiệp sẽ làm giảm bớt khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn do việc thực thi các chính sách cải cách ruộng đất từ sự trợ giúp của Chính phủ. Thêm nữa, quá trình cải thiện thu nhập giữa các cơ sở sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ và lớn ở khu vực nông thôn cũng là dấu hiệu tốt đối với lao động nghèo. Những kết quả này sẽ giúp các hộ nghèo thoát khỏi nghèo đói và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- 9 Quan điểm của Oshima cũng được ủng hộ bởi nghiên cứu lý thuyết của Mellor năm 1979. Mellor cho rằng do lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở các nước đang phát triển nên việc tăng trưởng khu vực nông nghiệp sẽ thúc đẩy tăng trưởng chung của nền kinh tế và giảm nghèo. Một quan điểm khác cũng ủng hộ cho việc tăng trưởng nông nghiệp đó là quan điểm của Loayza và Raddatz (2006). Tác giả đã giải thích tại sao tình trạng nghèo đói lại thay đổi khi cấu trúc tăng trưởng ngành trong nền kinh tế thay đổi. Hai tác giả đã đưa ra mô hình kinh tế hai khu vực, trong đó việc tăng trưởng kinh tế theo ngành có thể ảnh hưởng tới tiền lương cho lao động và giảm nghèo. Trong nghiên cứu này, dân số được chia ra thành hai nhóm người giàu và người nghèo. Vấn đề đầu tiên được phân tích trong nghiên cứu là tăng trưởng kinh tế kém hiệu quả sẽ là khó khăn lớn cho các nước đang phát triển trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Do vậy, không thể giảm nghèo bền vững nếu thiếu tăng trưởng bền vững, tuy nhiên quy mô của tăng trưởng lại không phải là điều kiện đủ để giảm nghèo. Nghiên cứu cũng chứng minh rằng các ngành có tác động lớn tới giảm nghèo thì sẽ có nhiều lao động có tay nghề cao hơn là ngành có quy mô tăng trưởng lớn. Theo đó, nông nghiệp sẽ là khu vực quan trọng nhất đối với công cuộc giảm nghèo, sau đó là sản xuất công nghiệp. Dịch vụ sẽ không có tác động tích cực giúp người nghèo cải thiện cuộc sống. Khác biệt với các mô hình hai khu vực, lý thuyết của Jean Fourastie (1949) đưa ra nền kinh tế ba khu vực tương ứng với ba lĩnh vực hoạt động bao gồm: khu vực khai thác nguyên liệu thô (khu vực thứ nhất), khu vực sản xuất (khu vực thứ hai) và khu vực dịch vụ (khu vực thứ ba). Theo lý thuyết này, hoạt động của nền kinh tế chuyển đổi từ khu vực khai thác nguyên liệu thô sang hướng chú trọng hơn đến khu vực sản xuất và chuyển dần sang khu vực dịch vụ. Như vậy, nền kinh tế từ chú trọng tăng trưởng khu vực thứ nhất sẽ hướng tới thúc đẩy tăng trưởng ở khu vực thứ hai và khu vực thứ ba. Theo quan điểm của tác giả thì xu hướng chuyển dịch này là tích cực và sẽ có tác động làm gia tăng chất lượng cuộc sống, an sinh xã hội, giáo dục và văn hóa, giảm thất nghiệp. Như vậy, xu hướng chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng ngành theo lý thuyết của Fourastie sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghèo. Theo ông, với các quốc gia có thu nhập bình quân thấp và trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế thì thu nhập quốc gia chủ yếu đạt được thông qua hoạt động sản xuất của khu vực thứ nhất (khu vực khai thác nguyên liệu thô). Quốc gia có thu nhập trung bình đạt được thu nhập thông qua hoạt động của khu vực sản xuất và nhóm quốc gia có thu nhập cao lại có nguồn gốc thu nhập chính từ khu vực dịch vụ. Như vậy, quá trình dịch chuyển về cơ cấu và tăng trưởng theo ngành được mô tả trong lý thuyết của Fourastie
- 10 và Clark cho thấy quá trình chuyển dịch tích cực là gia tăng dần khu vực sản xuất, dịch vụ và quá trình này sẽ có tác động tốt tới mục tiêu giảm nghèo của xã hội. Các nghiên cứu trên đưa ra xu hướng của tăng trưởng kinh tế theo ngành tác động đến giảm nghèo. Bên cạnh đó, đi sâu vào nghiên cứu các kênh tác động của tăng trưởng kinh tế của từng ngành đến giảm nghèo, các nghiên cứu lý thuyết cũng đã bóc tách tăng trưởng của từng ngành kinh tế có tác động gián tiếp đến nghèo đói thông qua một số kênh tác động cơ bản. Mối tương quan giữa nông nghiệp và công nghiệp được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất vì mối tương quan này có đóng góp trực tiếp và gián tiếp cải thiện đời sống người nghèo theo xu hướng tiến bộ. Đối với khu vực nông nghiệp, vai trò của tăng trưởng khu vực nông nghiệp đối với giảm nghèo được thể hiện thông qua ba kênh chính bao gồm (1) tiền lương cho lao động và việc làm; (2) giá nông sản; (3) hiệu ứng tương tác giữa nông nghiệp và các khu vực khác trên thị trường (Johnston and Mellor, 1961). Kết quả này cũng khá tương đồng với một nghiên cứu lý thuyết khác về các kênh tác động trung gian của tăng trưởng nông nghiệp đến nghèo đói, bao gồm: (1) thu nhập của các hộ trong khu vực nông nghiệp, (2) giá nông sản phẩm và (3) thị trường lao động (Bresciani và Valdes, 2007). Kênh tác động thứ nhất qua thu nhập và việc làm: việc tăng cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp sẽ có tác động lớn đến giảm nghèo. Kênh tác động thứ hai qua giá nông sản: tăng trưởng khu vực nông nghiệp sẽ làm giảm giá nông sản và tác động làm giảm nghèo chung trong nền kinh tế. Điều này sẽ có tác động hai chiều tới người nghèo bao gồm thu nhập và chi tiêu. Nông sản là nguồn thu chính của đa phần hộ nghèo trong nông nghiệp, mặt khác lại ảnh hưởng tới tiêu dùng vì người nghèo chi phần lớn thu nhập của mình để đáp ứng nhu cầu thiết yếu. Kênh tác động thứ ba qua mối tương tác của khu vực nông nghiệp với các khu vực khác trong nền kinh tế. Bản chất của mối tương tác giữa khu vực nông nghiệp với các khu vực khác trong nền kinh tế chính là quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành. Các mối tương tác này thể hiện tác động gián tiếp của tăng trưởng nông nghiệp lên các khu vực khác của nền kinh tế thông qua các mối tương quan mang tính giả thuyết như sau: mối liên hệ tiêu dùng và mối liên hệ năng suất. Đối với khu vực công nghiệp, vai trò của khu vực công nghiệp tới giảm nghèo được xác định thông qua ba kênh tác động bao gồm (1) tăng trưởng công nghiệp tạo ra việc làm và gia tăng thu nhập; (2) qua sự lan tỏa công nghệ làm gia tăng năng suất lao động; (3) tăng trưởng công nghiệp kéo theo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kênh thứ nhất qua việc mở rộng việc làm cho lao động trong nền kinh tế: Bản thân khu vực công nghiệp tăng trưởng sẽ tạo ra cơ hội việc làm cho lao động. Thậm chí nếu tốc độ
- 11 tăng trưởng của khu vực công nghiệp đủ lớn sẽ có thể thu hút cả những lao động nghèo với mức thu nhập thấp nhất ở khu vực nông nghiệp (Lewis, 1954; Fisher and Allan, 1939). Kênh thứ hai qua hiệu ứng lan tỏa công nghệ: Tăng trưởng công nghiệp thường được duy trì và đảm bảo nhờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ, ngược lại, tăng trưởng công nghiệp cũng đồng thời kéo theo sự cải tiến về công nghệ và làm lan tỏa công nghệ đến các khu vực khác trong nền kinh tế. Kênh thứ ba qua việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Khu vực công nghiệp đóng vai trò như động lực chính cho quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Dịch chuyển từ hoạt động kinh tế năng suất thấp dựa trên tăng trưởng nông nghiệp, nông thôn hay dựa trên những dịch vụ phi chính thức sang những hoạt động kinh tế năng suất cao hơn trong khu vực công nghiệp có thể tạo ra tác động bền vững và tích cực đến giảm nghèo. Tóm lại, lý thuyết kinh tế đã đưa ra một mối liên hệ chặt chẽ giữa vai trò của tăng trưởng kinh tế theo từng ngành đến giảm nghèo. Các học thuyết chính được đưa ra và thừa nhận khi nghiên cứu về mối quan hệ này, đó là: quan điểm tăng trưởng khu vực nông nghiệp trước sẽ có lợi cho giảm nghèo và quan điểm tăng trưởng khu vực phi nông nghiệp trước sẽ tốt hơn. Ngoài ra, các nghiên cứu lý thuyết sau này cũng đưa ra một số kênh tác động gián tiếp của tăng trưởng kinh tế nông nghiệp và công nghiệp tác động tới nghèo đói. Song song với lý thuyết, những nghiên cứu thực nghiệm cũng đã được tiến hành. Những nghiên cứu thực nghiệm về cơ bản cũng đưa đến các kết luận hoặc ủng hộ cho quan điểm thứ nhất hoặc cho quan điểm thứ hai. Phần bài viết sau đây sẽ đề cập đến những nghiên cứu thực nghiệm điển hình ở một số quốc gia và Việt Nam. 1.2. Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm Trong loạt nghiên cứu từ những năm 1950 trở lại đây, Kuznets (1955) là người đầu tiên biểu diễn mối quan hệ giữa phân phối thu nhập với tăng trưởng kinh tế thông qua hình chữ U ngược. Đường cong này đưa ra giả thiết rằng bất bình đẳng xã hội tăng lên khi các quốc gia tăng trưởng kinh tế, và sau khi đạt đến mức thu nhập trung bình thì bất bình đẳng giảm xuống. Nghiên cứu thực nghiệm này được thực hiện từ năm 1962 đến 1985 thông qua số liệu thực tế của hơn 70 quốc gia. Kết quả thực nghiệm đã cho thấy rằng trong suốt giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng thì càng đạt được tăng trưởng cao thì khoảng cách giàu nghèo càng gia tăng. Tuy nhiên xu thế này sẽ đảo ngược trong giai đoạn sau khi mà nền kinh tế đạt được mức tăng trưởng cao nhất. Phân phối thu nhập càng có xu hướng gia tăng bất bình đẳng thì tỷ lệ nghèo đói sẽ càng tăng. Một vài nghiên cứu sau này cũng đưa đến kết luận tương tự như nghiên cứu của Kuznets. Những người ủng hộ cho rằng sự gia tăng về bất bình đẳng không phải là nhân tố tiêu cực tác động đến tăng trưởng. Sự gia tăng của cải cho người giàu có trong xã hội sẽ thúc đẩy đầu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 630 | 164
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
203 p | 459 | 162
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 492 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
0 p | 232 | 30
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 233 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 188 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 17 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 19 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 19 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 62 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 10 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn