intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam

Chia sẻ: Dopamine Grabbi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:228

30
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do, nghiên cứu đề xuất những giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm gia tăng mức độ tận dụng cơ chế ưu đãi. Mời các bạn tham khảo nội dung đề tài!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***-------- LUẬN ÁN TIẾN SĨ TẬN DỤNG CƠ CHẾ ƯU ĐÃI TỪ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO CỦA VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế VŨ KIM DUNG HÀ NỘI – 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***-------- LUẬN ÁN TIẾN SĨ TẬN DỤNG CƠ CHẾ ƯU ĐÃI TỪ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO CỦA VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9310106 VŨ KIM DUNG Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Duy Liên PGS. TS Phan Thị Thu Hiền HÀ NỘI – 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân tôi. Các số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận án đã được trích nguồn, toàn bộ kết quả nghiên cứu trong luận án đều do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu của tác giả khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tác giả luận án NCS. Vũ Kim Dung
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS,TS Phạm Duy Liên và PGS, TS Phan Thị Thu Hiền người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn thành luận án tiến sỹ. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau Đại học, Ban lãnh đạo Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Bộ môn Kinh doanh quốc tế cùng các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và bạn bè đã nhiệt tình hỗ trợ để tôi có thể hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn các chuyên gia đến từ Bộ Công Thương, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, Cục Hải quan Hà Nội, Ban Thư ký ASEAN, trường Đại học Ngoại thương, Công ty cổ phần thương mại và công nghệ thực phẩm Hoàng Lâm, Công ty cổ phần Việt Vương đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình trả lời phỏng vấn, khảo sát thu thập dữ liệu, và đưa ra những tư vấn giúp tôi hoàn thiện luận án của mình. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình đã luôn tin tưởng, động viên tôi hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án NCS. Vũ Kim Dung
  5. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TẬN DỤNG CƠ CHẾ ƯU ĐÃI TỪ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ............................... 5 1.1 Nghiên cứu về các Hiệp định thương mại tự do .................................................. 5 1.1.1 Tác động của các Hiệp định thương mại tự do đối với nền kinh tế ................... 5 1.1.2 Tác động của các Hiệp định thương mại tự do đối với doanh nghiệp............. 10 1.2 Nghiên cứu về tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do ... 10 1.2.1 Nhân tố tác động tới tận dụng cơ chế ưu đãi từ Hiệp định thương mại tự do.10 1.2.2 Chỉ số đo lường tận dụng cơ chế ưu đãi ........................................................... 14 1.2.3 Cách thức tận dụng cơ chế ưu đãi trong các Hiệp định thương mại tự do..... 15 1.3 Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu đã công bố và khoảng trống nghiên cứu ................................................................................................................... 17 1.3.1 Đánh giá chung .................................................................................................. 17 1.3.2 Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................. 18 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TẬN DỤNG CƠ CHẾ ƯU ĐÃI TỪ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VÀ KINH NGHIỆM TẬN DỤNG CƠ CHẾ ƯU ĐÃI CỦA HÀN QUỐC ................................................ 19 2.1 Những vấn đề cơ bản về các Hiệp định thương mại tự do ............................... 19 2.1.1 Sự hình thành và phát triển của các Hiệp định thương mại tự do .................. 19 2.1.2 Khái niệm về Hiệp định thương mại tự do ........................................................ 20 2.1.3 Phân loại các Hiệp định thương mại tự do ....................................................... 21 2.1.4 Nội dung cơ bản của các Hiệp định thương mại tự do .................................... 22 2.1.5 Tác động của các Hiệp định thương mại tự do................................................. 23 2.2 Tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do............................ 25 2.2.1 Khái niệm ............................................................................................................ 25 2.2.2 Quy trình tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do ........... 30
  6. 2.2.3 Tiêu chí đánh giá kết quả tận dụng cơ chế ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do ........................................................................................................................... 33 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA ...................... 33 2.3.1 Nhận thức về sự hữu ích .................................................................................... 33 2.3.2 Tiếp xúc quốc tế .................................................................................................. 34 2.3.3 Hỗ trợ của Chính phủ ........................................................................................ 35 2.3.4 Thái độ của lãnh đạo doanh nghiệp .................................................................. 36 2.3.5 Khả năng học hỏi của tổ chức ........................................................................... 37 2.3.6 Rào cản cản trở doanh nghiệp tận dụng ưu đãi ............................................... 38 2.4 Kinh nghiệm tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do của Hàn Quốc ..................................................................................................................... 39 2.4.1 Tổng quan về các Hiệp định thương mại tự do của Hàn Quốc ....................... 39 2.4.2 Giải pháp tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do của Hàn Quốc ........................................................................................................................... 42 2.4.3 Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc................................................................... 45 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN TẬN DỤNG CƠ CHẾ ƯU ĐÃI TỪ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO CỦA VIỆT NAM .............................................................. 51 3.1 Tổng quan về các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam ......................... 51 3.1.1 Tiến trình ký kết các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam .................... 51 3.1.2 Quy mô và tầm quan trọng của các Hiệp định thương mại tự do đối với Việt Nam ........................................................................................................................... 55 3.1.3 Cam kết về thương mại hàng hóa trong các Hiệp định thương mại tự do ...... 59 3.2 Hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam ........................................................................................................................... 68 3.2.1 Hoạt động của Chính phủ .................................................................................. 68 3.2.2 Hoạt động của doanh nghiệp ............................................................................. 76 3.3 Kết quả tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam ........................................................................................................................... 82 3.3.1 Thực trạng chung ............................................................................................... 82 3.3.2 Theo Hiệp định ................................................................................................... 87 3.3.3 Theo thị trường ................................................................................................... 89
  7. 3.3.4 Theo ngành hàng................................................................................................ 91 3.3.5 Đánh giá thực trạng tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA của Việt Nam ........ 95 3.4 Nghiên cứu định lượng về các nhân tố tác động tới tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do ..............................................................................100 3.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp ............................................................. 100 3.4.2 Xử lý dữ liệu......................................................................................................103 3.4.3 Phân tích thống kê mô tả ................................................................................. 106 3.4.4 Kiểm định thang đo .......................................................................................... 111 3.4.5 Phân tích hệ số tương quan Pearson .............................................................. 115 3.4.6 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến ............................................................... 116 3.4.7 Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính ...............................................118 3.4.8 Thảo luận kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do ............................................................... 120 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP GIA TĂNG TẬN DỤNG ƯU ĐÃI TỪ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO CỦA VIỆT NAM ................................................ 122 4.1 Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi thực thi các FTA ........................ 122 4.1.1 Cơ hội ................................................................................................................ 122 4.1.2 Thách thức ........................................................................................................123 4.2 Định hướng tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam ......................................................................................................................... 124 4.2.1 Thực hiện thành công các mục tiêu xuất nhập khẩu .....................................124 4.2.2 Phương hướng tận dụng ưu đãi ......................................................................125 4.2.3 Chương trình hành động để tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do .................................................................................................................... 126 4.3 Kiến nghị và giải pháp ....................................................................................... 127 4.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ ............................................................................127 4.3.2 Kiến nghị đối với các Hiệp hội ngành hàng và tổ chức doanh nghiệp...........138 4.3.3 Giải pháp về phía doanh nghiệp ......................................................................140 KẾT LUẬN ...............................................................................................................149 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 151
  8. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ........................................................................................................165 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 166
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên văn tiếng Anh Nguyên văn tiếng Việt AANZFTA ASEAN Australia New Hiệp định thương mại tự do Zealand Free Trade Area ASEAN – Úc – Niu-zi-lân ACFTA ASEAN-China Free Trade Hiệp định Mậu dịch tự do Area ASEAN - Trung Quốc ACTIG ASEAN China Trade in Goods Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Trung Quốc ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN AHKFTA ASEAN - Hong Kong, China Hiệp định Thương mại tự do Free Trade Area ASEAN- Hồng Kông AIFTA ASEAN-India Free Trade Area Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Ấn Độ AJCEP Association of Southeast Asian Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn Nations-Japan Comprehensive diện ASEAN - Nhật Bản Economic Partnership AJFTA ASEAN-Japan Free Trade Area Khu vực thương mại tự do ASEAN-Nhật Bản AKFTA ASEAN – Korea Free Trade Hiệp định thương mại tự do Area ASEAN – Hàn Quốc ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Nations Á ATIGA ASEAN Trade in Goods Hiệp định thương mại hàng hóa Agreement ASEAN CLMV Campuchia-Lao-Myanmar- Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Vietnam Nam C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ CTC Change in Tariff Classification Chuyển đổi phân loại hàng hóa CTH Change in tariff heading Chuyển đổi nhóm CPTPP Comprehensive and Hiệp định Đối tác Toàn diện và Progressive Agreement for Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Trans-Pacific Partnership
  10. DFAT Department of Foreign Affairs Bộ Ngoại giao và Thương mại and Trade of Australia Australia EAEU The Eurasian Economic Union Liên minh kinh tế Á Aau EFTA European Free Trade Hiệp hội thương mại tự do Châu Association Âu EU Europe Union Liên minh châu Âu EVFTA European-Vietnam Free Trade Hiệp định thương mại tự do Việt Agreement Nam – EU FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do FTAPPAA Free Trade Agreement Cơ quan điều chỉnh chính sách Promotion and Policy và xúc tiến FTA Adjustment Authority FTAUC National FTA Utilization Trung tâm tận dụng FTA quốc Center gia GATT General Agreement on Tariffs Hiệp ước chung về thuế quan và and Trade mậu dịch GSP Generalized System of Hệ thống ưu đãi phổ cập Preferences HS Harmonized System Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa IPA Investment Protection Hiệp định bảo hộ đầu tư Agreement KITA Korea International Trade Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Associtation Quốc KORUS US-Korea Free Trade Hiệp định thương mại tự do Hàn Agreement Quốc – Hoa Kỳ MOSF Ministry of Strategy and Bộ chiến lược và tài chính Hàn Finance Quốc MFN Most Favoured Nation Nguyên tắc Tối huệ quốc NAFTA North America Free Trade Hiệp định thương mại tự do Bắc Agreement Mỹ RCEP Regional Comprehensive Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn Economic Partnership diện Khu vực ROO Rules of Origin Quy tắc xuất xứ
  11. RVC Regional Value Content Hàm lượng giá trị khu vực SMEs Small and Medium Enterprise Doanh nghiệp vừa và nhỏ SPS Sanitary and Phytosanitary Các biện pháp kiểm dịch động Measures thực vật TAC Treaty of Amity and Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Cooperation in Southeast Asia Đông Nam Á TBT Technical Barriers to Trade Các hàng rào kỹ thuật đối với Thương mại TPB Theory of planned behavior Học thuyết hành vi có kế hoạch TPP Trans-Pacific Hiệp định đối tác xuyên Thái Partnership Agreement Bình Dương PwC Pricewaterhouse Coopers UKVFTA The United Kingdom-Viet Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Free Trade Agreement Nam-Anh VCCI Vietnam Chamber of Phòng thương mại và công Commerce and Industry nghiệp Việt Nam VCFTA Vietnam-Chile Free Trade Hiệp định thương mại tự do Việt Agreement Nam – Chi lê Việt Nam – Vietnam - European Free Trade Hiệp định thương mại tự do giữa EFTA Association Việt Nam với khối thương mại tự do Châu Âu Việt Nam – Vietnam – Israel Free Trade Hiệp định thương mại tự do giữa Israel FTA Agreement Việt Nam và Israel VJEPA Japan-Viet Nam Economic Hiệp định đối tác kinh tế giữa Partnership Agreement Việt Nam và Nhật Bản VKFTA Vietnam-Korea Free Trade Hiệp định thương mại tự do Việt Agreement Nam – Hàn Quốc VN-EAEU Vietnam-Eurasian Economic Hiệp định thương mại tự do Việt FTA Union Free Trade Agreement Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu JETRO Japan External Trade Tổ chức thương mại quốc tế Organization Nhật Bản WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
  12. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Các tiêu chí xác định hàng hóa có xuất xứ ....................................................28 Hình 2.2 Quy trình tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA ................................................30 Hình 2.3: Mạng lưới FTA của Hàn Quốc ......................................................................39 Hình 2.4: Cán cân thương mại hàng hoá của Hàn Quốc giai đoạn 2004-2018 .............41 Hình 2.5: Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc năm 2019 ........................41 Hình 3.1: Tổng quan các Hiệp định FTA của Việt Nam ...............................................56 Hình 3.2 Giao diện Công cụ tra cứu thuế suất ưu đãi của ITC Trademap ....................74 Hình 3.3 Mức độ hiểu biết của các doanh nghiệp về một số FTA ................................78 Hình 3.4 Kết quả khảo sát mức độ hiểu biết của doanh nghiệp về CPTPP ..................78 Hình 3.5 Quy trình xin C/O ưu đãi ................................................................................80 Hình 3.6 Nguyên nhân doanh nghiệp chưa tận dụng tốt cơ chế ưu đãi từ FTA ............81 Hình 3.7 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm .................................83 Hình 3.8 Cơ cấu kim ngạch của 7 đối tác thương mại lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước tính đến hết tháng 11/2019...............................................84 Hình 3.9 Kim ngạch xuất nhập khẩu với một số đối tác FTA của Việt Nam ...............86 Hình 3.10 Tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi theo các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam qua các năm ..........................................................................................................88 Hình 3.11 Quy trình sản xuất hàng may mặc tại Việt Nam ..........................................94 Hình 3.12: Mô hình nghiên cứu ..................................................................................106 Hình 3.13 Kết quả mô hình nghiên cứu ......................................................................118
  13. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Hàn Quốc.....................................................40 Bảng 2.2 Cấu trúc gói tổng thể hỗ trợ tận dụng FTA của Hàn Quốc ............................43 Bảng 3.1 Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 5/2021 ..............................54 Bảng 3.2 Số lượng FTA tại các quốc gia Đông Nam Á ................................................55 Bảng 3.3 Tổng hợp cam kết tự do hóa thuế quan trong các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam và Mức độ cắt giảm thuế của 12 FTA đã có hiệu lực ............................60 Bảng 3.4 Tỷ lệ xóa bỏ thuế quan của các nước ASEAN theo ATIGA .........................61 Bảng 3.5 Tỷ lệ xóa bỏ thuế quan của các nước trong AIFTA .......................................63 Bảng 3.6 Tỷ lệ xóa bỏ thuế quan của EU và Việt Nam trong EVFTA .........................66 Bảng 3.7 So sánh quy tắc xuất xứ trong các FTA của Việt Nam ..................................67 Bảng 3.8 Văn bản pháp lý ảnh hưởng tới hoạt động tận dụng cơ chế...........................69 ưu đãi từ các FTA ..........................................................................................................69 Bảng 3.9 Tổng hợp quy tắc xuất xứ của ngành da giày trong các FTA ........................92 Bảng 3.10 Quy tắc xuất xứ của ngành dệt may trong các FTA của Việt Nam .............93 Bảng 3.11 Mô tả các thang đo biến độc lập và biến phụ thuộc của ............................107 mô hình nghiên cứu .....................................................................................................107 Bảng 3.12 Mô tả mẫu nghiên cứu ...............................................................................110 Bảng 3.13 Hệ số Crobach’s Alpha cho biến IE tại lần chạy đầu tiên .........................111 Bảng 3.14 Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha.......................112 Bảng 3.15 Kiểm định KMO và Bartlett.......................................................................113 Bảng 3.16 Kết quả phân tích nhân tố EFA ..................................................................114 Bảng 3.17 Kết quả phân tích tương quan Pearson ......................................................115 Bảng 3.18 Đánh giá độ phù hợp của mô hình .............................................................116 Bảng 3.19 Kiểm định độ phù hợp của mô hình (Mô hình ANOVAa) .........................117 Bảng 3.20 Kết quả phân tích hồi quy với hệ số hồi quy .............................................117
  14. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng tự do hóa thương mại, việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và đang trở thành một làn sóng mạnh mẽ trên khắp thế giới. Không nằm ngoài xu thế đó, Việt Nam đã tích cực tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do trong những năm qua, mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế-xã hội. Theo báo cáo của Trung tâm WTO và hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, tính đến tháng 5 năm 2021, Việt Nam đã tham gia tổng cộng 17 FTA trong đó có 14 FTA có hiệu lực (Trung tâm WTO và hội nhập, 2021). Việc tích cực tham gia đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam. Thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam được thúc đẩy thông qua cắt giảm hàng rào thương mại, cụ thể là thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu và các hàng rào phi thuế quan khác. Bên cạnh đó, với vị thế là một nước đang phát triển, Việt Nam được hưởng các ưu đãi, miễn trừ giúp nâng cao tính cạnh tranh và khả năng tiếp cận thị trường các nước phát triển. Chính vì vậy, việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam trong những năm qua đã đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của hoạt động thương mại quốc tế. Cụ thể, theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, nếu vào năm 2007, khi Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ đạt mức 100 tỷ USD, thì tới năm 2015 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng lên gấp 3 lần, sau đó tăng mạnh hàng năm và đạt mốc 543,9 tỷ USD năm 2020 (Bộ Công thương, 2021). Ở góc độ doanh nghiệp, sự gia tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa vào các thị trường lớn thông qua ký kết và thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được cơ chế ưu đãi từ các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu sang các quốc gia đối tác. Tuy nhiên, dù Việt Nam hiện đã là thành viên chính thức của 14 FTA, hàng rào thuế quan đang giảm đáng kể nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tận dụng tốt các ưu đãi để đẩy mạnh xuất khẩu. Theo báo cáo của Trung tâm WTO và hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan theo FTA năm 2020 đạt 52,76 tỷ USD, chỉ chiếm 33,1% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường ký FTA (Trung tâm WTO và hội nhập, 2020). Tỷ lệ tận dụng này chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam, đồng thời cũng còn khoảng cách khá xa với một số quốc gia là đối tác FTA của Việt Nam như Hàn Quốc: trên 60% (Cheong, 2019), Nhật Bản: 51,2% (JETRO, 2020). Điều này đặt ra yêu cầu về việc cần có những nghiên cứu sâu hơn về hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA của doanh nghiệp để
  15. 2 nhìn nhận những vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải, cũng như cách tháo gỡ các khó khăn, thách thức nhằm giúp doanh nghiệp tận dụng tốt cơ chế ưu đãi từ FTA, qua đó đẩy mạnh xuất khẩu. Bên cạnh đó, Việt Nam đã và đang tiếp tục đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do với các đối tác khác nhau để khai thác lợi thế so sánh của đất nước trong phát triển xuất khẩu hàng hóa. Do vậy, việc nghiên cứu về hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA đã có hiệu lực càng trở nên cấp thiết. Nghiên cứu về thực tiễn tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA đã có hiệu lực sẽ là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng phương án đàm phán cho các Hiệp định thương mại tự do mới trong tương lai nhằm giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa những lợi ích mà các Hiệp định này mang lại. Từ những lý luận và thực tiễn trên, tác giả lựa chọn đề tài “Tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam” làm đề tài luận án của mình. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích tổng quát của nghiên cứu: Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do, nghiên cứu đề xuất những giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm gia tăng mức độ tận dụng cơ chế ưu đãi. Để đạt được mục đích trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về FTA, tập trung vào cơ chế đối xử ưu đãi trong thương mại hàng hóa giữa các nước thành viên trong khối. - Xây dựng khung lý luận về tận dụng cơ chế ưu đãi trong thương mại hàng hóa của Hiệp định thương mại tự do (FTA), từ góc độ hoạt động của doanh nghiệp với các nội dung về khái niệm, nguyên tắc và tiêu chí đo lường. - Phân tích thực tiễn tận dụng cơ chế ưu đãi trong thương mại hàng hóa của Việt Nam. - Kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA của Việt Nam. - Đề xuất giải pháp cho Chính phủ, các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp nhằm gia tăng tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi thuế quan của doanh nghiệp trong các Hiệp định thương mại tự do liên quan tới thương mại hàng hóa. Luận án đi sâu vào phân tích một số FTA điển hình mà trong đó các thành viên của Hiệp định là những thị trường đối tác quan trọng của Việt Nam. Đồng thời, luận án cũng phân tích sâu về tình hình tận dụng cơ chế ưu
  16. 3 đãi từ các FTA của một số ngành hàng xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, luận án tiếp cận từ hai góc độ: góc độ vĩ mô là Chính phủ trong việc đàm phán, kí kết và triển khai thực hiện các FTA tại Việt Nam và góc độ vi mô với chủ thể là doanh nghiệp trong việc thực thi, hiện thực hóa các cam kết trong FTA và tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA. - Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Luận án nghiên cứu hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do của các doanh nghiệp có trụ sở tại Việt Nam và tình hình thực thi các Hiệp định diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã và đang tham gia trong giai đoạn từ năm từ năm 1996 (thời điểm Hiệp định ưu đãi thuế quan AFTA có hiệu lực, sau này là Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – ATIGA) cho đến năm 2020. Các giải pháp của luận án được đề xuất cho giai đoạn 2020-2030 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tổng quan tài liệu: phương pháp này được sử dụng nhằm rà soát và tổng hợp các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan tới hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA của Việt Nam. Phương pháp thu thập dữ liệu: luận án thu thập dữ liệu từ hai nguồn sơ cấp và thứ cấp. Trong đó, các số liệu thu thập thứ cấp từ các nguồn đáng tin cậy như các bài báo khoa học, các trang thông tin điện tử của các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Công thương, Trung tâm WTO và hội nhập…Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ các phiếu điều tra khảo sát với hai nhóm đối tượng là doanh nghiệp xuất nhập khẩu (210 doanh nghiệp) và các chuyên gia (7 chuyên gia). Phương pháp thống kê mô tả: luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả đặc điểm của các doanh nghiệp xuất khập khẩu tham gia khảo sát Phương pháp nghiên cứu định lượng: Luận án phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm xác định các tập biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu, làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu. Đồng thời, luận án cũng sử dụng mô hình hồi quy đa biến để kiểm định sự ảnh hưởng của sáu nhân tố gồm nhận thức về sự hữu ích, tiếp xúc quốc tế, hỗ trợ của chính phủ, thái độ, khả năng học hỏi, rào cản trong tận dụng ưu đãi từ các FTA tới mức độ tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA của doanh nghiệp Việt Nam. 5. Đóng góp của luận án 5.1 Về lý luận Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA bao gồm khái niệm, quy trình thực hiện, phương pháp đo lường
  17. 4 mức độ tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA. Trong đó, đóng góp quan trọng của luận án là đã chỉ ra, phân tích và luận giải các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới mức độ tận dụng cơ chế ưu đãi của các FTA. Thứ hai, luận án đã xây dựng khung lý luận về mối liên hệ tương quan giữa các nhân tố và mức độ tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA. 5.2 Về thực tiễn: Thứ nhất, luận án đã phân tích thực tiễn tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA, trong đó nhấn mạnh vào các FTA có tầm quan trọng với nền kinh tế của Việt Nam và những ngành hàng xuất khẩu chủ lực gồm da giày, dệt may và nông thủy sản. Thứ hai, luận án đã đo lường và kiểm định được mối tương quan giữa các nhân tố với mức độ tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA. Kết quả kiểm định đã chỉ ra cả sáu nhân tố đều có ảnh hưởng tới mức độ tận dụng cơ chế ưu đãi từ FTA của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam. Trong đó, bốn nhân tố là rào cản cản trở tận dụng ưu đãi, tiếp xúc quốc tế của doanh nghiệp, nhận thức về sự hữu ích và khả năng học hỏi của doanh nghiệp có ảnh hưởng đáng kể tới mức độ tận dụng cơ chế ưu đãi. Thứ ba, luận án đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm giúp các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp gia tăng nhận thức về tầm quan trọng của việc tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA cũng như nâng cao hiệu quả tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA. Thứ tư, luận án sẽ là tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo và những người có quan tâm đến hoạt động tận dụng cơ chế ưu đãi từ các FTA cũng như các phương pháp luận về nghiên cứu thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần lời mở đầu, mục lục, danh mục hình và bảng biểu, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận, luận án được trình bày theo 4 chương sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do và kinh nghiệm tận dụng cơ chế ưu đãi của Hàn Quốc Chương 3: Thực tiễn tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam Chương 4: Giải pháp gia tăng tận dụng cơ chế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam
  18. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TẬN DỤNG CƠ CHẾ ƯU ĐÃI TỪ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO 1.1 Nghiên cứu về các Hiệp định thương mại tự do Khi nghiên cứu về các Hiệp định thương mại tự do, nội dung phổ biến được nhiều nhà nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới khai thác là tác động của các Hiệp định thương mại tự do tới nền kinh tế và tới doanh nghiệp. 1.1.1 Tác động của các Hiệp định thương mại tự do đối với nền kinh tế Jacob Viner (1950) là một trong những người đặt nền móng đầu tiên cho việc kiểm định tác động của các thỏa thuận thương mại tự do giữa các nước bằng cách so sánh sự thay đổi của nền kinh tế tại thời điểm trước và sau khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do. Nghiên cứu đã chỉ ra hai ảnh hưởng của Hiệp định thương mại tự do là hiệu ứng tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại. Trong đó, tạo lập thương mại là hiện tượng gia tăng xuất khẩu sang các nước thành viên do được hưởng ưu đãi thuế quan nhập khẩu và cơ hội tiếp cận thị trường. Chuyển hướng thương mại là hiện tượng các doanh nghiệp chuyển hướng nhập khẩu từ các thành viên ngoài khối sang các thành viên trong khối FTA để tận dụng ưu đãi và tiết kiệm chi phí sản xuất. Hai tác động này được tạo nên là do các nước thành viên FTA dành cho nhau sự đối xử ưu đãi hơn về thuế so với các nước không phải là thành viên FTA. Nhận định này cũng được khẳng định bởi một số nhà nghiên cứu khác như Urata và Okabe (2007), Gulhot (2010), Yang và cộng sự (2014), Milton (2014). Khai thác ở một khía cạnh khác, một số nghiên cứu đã đề cập tới tác động tích cực và tiêu cực của các Hiệp định thương mại tự do đối với nền kinh tế. 1.1.1.1 Tác động tích cực của các Hiệp định thương mại tự do Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra các Hiệp định thương mại tự do có vai trò thúc đẩy dòng chảy thương mại. Baier và Bergtrand (2002) đã thêm vào mô hình biến giả FTA và chỉ ra rằng các FTA đã làm cho dòng thương mại tăng lên gấp 4 lần. Aitken (1973), Brada và Mendez (1985), Bergstrand (1985), Frankel et al. (1995, 1997), và Huot và Kakinaka (2007) cũng sử dụng mô hình biến giả không-một (Biến giả tương đương với 1 khi các đối tác thương mại là thành viên của một FTA và tương đương với 0 khi không là thành viên của FTA đó) để kiểm định tác động của các FTA đối với dòng chảy thương mại. Kết quả của các nghiên cứu đều cho thấy tham gia các FTA sẽ góp phần thúc đẩy dòng chảy thương mại và gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước thành viên.
  19. 6 Khi nghiên cứu về Hiệp định thương mại tự do giữa Australia và Thái Lan (TAFTA), Athukorala và Kohpaiboon (2011) đã kết luận Hiệp định thương mại tự do này có đóng góp rất lớn vào sự mở rộng thương mại của hai nước. Cụ thể, từ năm 2004 (một năm trước khi TAFTA được ký kết) tới năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Australia và Thái Lan đã tăng từ 5 tỷ USD lên tới 15,1 tỷ USD với mức tăng bình quân hàng năm là 20,2%. Đối với Thái Lan, trong giai đoạn 2005-2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với Autralia chiếm tới 3,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Thái Lan ở tất cả các thị trường trên thế giới. Con số này trong giai đoạn 2000-2004 chỉ chiếm 2,3%. Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược của Indonesia (2014) đã thực hiện nghiên cứu về tác động của các FTA đối với Indonesia “Impacts of FTAs in Indonesia: Study and business perspective survey results 2013”. Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu của Hải quan và thực hiện khảo sát 450 doanh nghiệp sản xuất trong khoảng thời gian từ tháng 11/2013 đến tháng 1/2014. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, mặc dù tác động của các Hiệp định thương mại tự do là không giống nhau, nhưng nhìn chung đều mang tính tích cực. Cụ thể, các FTA giúp các doanh nghiệp trở nên chuyên môn hóa hơn và trở thành những nhà sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời các FTA cũng làm gia tăng kim ngạch thương mại nội khối các nước thành viên FTA. Tại Việt Nam, đã có nhiều nhiên cứu khẳng định các Hiệp định thương mại tự do có tác động tích cực tới dòng chảy thương mại. Vũ Văn Hà (2017) với nghiên cứu “Vai trò của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong thương mại quốc tế” đã nhận định FTA thế hệ mới đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tự do thương mại cả về lượng và chất. Cụ thể, nghiên cứu chỉ ra bốn vai trò quan trọng của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Thứ nhất, FTA thế hệ mới giúp thúc đẩy tiến trình tự do hóa thương mại, đầu tư, cạnh tranh, nâng cao tiêu chuẩn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (IPR), môi trường và tiêu chuẩn lao động, vốn chưa được quy định trong các hiệp định hiện tại của WTO. Thứ hai, FTA thế hệ mới sẽ góp phần nâng cao chuẩn mực tự do hóa thương mại. Thứ ba, tham gia các FTA thế hệ mới mở ra không gian phát triển mới với các quốc gia thành viên. Cuối cùng, việc triển khai ký kết và thực hiện các FTA thế hệ mới một cách hiệu quả sẽ góp phần củng cố và bảo đảm an ninh kinh tế, nâng cao vị thế cho các quốc gia thành viên. Nguyễn Trọng Hoài, Nguyễn Quang Huy (2015) đã sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá tác động của các Hiệp định thương mại tự do đến dòng chảy thương mại hàng hóa của Việt Nam trong giai đoạn từ 1990 đến 2012 với bài viết “The impact of free trade agreement on trade flow of goods in Vietnam”. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sau khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do, thương mại giữa Việt Nam và
  20. 7 các nước thành viên đã tăng từ 3,5 đến 6,5 lần. Sự cải thiện dòng chảy thương mại này có thể xuất phát từ việc xóa bỏ các hàng rào thuế quan và tạo các điều kiện thuận lợi hóa thương mại khác. Theo đó, việc giảm thiểu/xóa bỏ thuế quan sẽ giúp giảm đáng kể chi phí thương mại. Các điều điện thuận lợi hóa thương mại khác gồm sự cải thiện trong cơ sở hạ tầng và tạo thuận lợi trong thực hiện các nghĩa vụ hải quan. Nguyễn Anh Thư, Vũ Văn Trung, Lê Thị Thanh Xuân (2013) có bài viết “Assessing the impact of ASEAN + 3 Free Trade Agreements on ASEAN’s Trade Flows-A gravity model approach”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN +3 (ACFTA, AKFTA, AJCEP) tới thương mại nội khối và dòng thương mại của ASEAN với phần còn lại của thế giới trên phương diện tạo tập thương mại và chuyển hướng thương mại trong khu vực ASEAN, giai đoạn 2000-2013. Kết quả của nghiên cứu cho thấy những tác động tích cực và quan trọng trong việc tạo lập thương mại từ việc giảm và loại bỏ các rào cản thuế quan trong AFTA. AFTA đã thành công trong việc thúc đẩy thương mại song phương không chỉ giữa các quốc gia mà còn giữa các nước trong khối và ngoài khối. Ngược lại, Hiệp định ACFTA và AJCEP gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại giữa các nước ASEAN. Bên cạnh đó, nhập khẩu và xuất khẩu của ASEAN vào phần còn lại của thế giới cũng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi ACFTA và AJCEP. Sự tương quan này có thể được giải thích là do sự gia tăng đáng kể trong thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc. Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng (2011) “Tác động của khu vực thương mại ASEAN-Hàn Quốc đến thương mại Việt Nam” đã sử dụng mô hình trong lực để đánh giá tác động của Hiệp định AKFTA tới thương mại Việt Nam. Các biến số được đưa vào mô hình gồm: GDP, dân số và khoảng cách địa lý giữa các nước, tỷ giá hối đoái, thu nhập bình quân đầu người, khoảng cách thu nhập giữa các nước, sự tương đồng về ngôn ngữ và văn hóa, và biến giả là các Hiệp định thương mại tự do. Kết quả của nghiên cứu cho thấy AKFTA có tác động tích cực đến thương mại Việt Nam. Trong đó, nông sản và các mặt hàng chế tạo sử dụng nhiều lao động là những lĩnh vực có thể được hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định này. Cũng sử dụng mô hình trọng lực nhưng có sự thay đổi biến số, Nguyễn Bình Dương (2016) đã có nghiên cứu phân tích tác động của EVFTA đối với thương mại Việt Nam“Vietnam-EU free trade agreement: Impact and policy implications for Vietnam”. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra việc giảm thuế trong khuôn khổ EVFTA sẽ có tác động tích cực tới thương mại song phương giữa Việt Nam và EU. Cụ thể, theo kết quả mô hình, với mỗi 1% mức thuế cắt giảm của EU sẽ làm gia tăng 0,52% giá trị thương mại giưa EU và Việt Nam. Trong trường hợp Việt Nam cắt giảm 1% thuế thì mức gia tăng kim ngạch thương mại nội khối sẽ là 0,95%.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2