intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hà Nội

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:226

234
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa và góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các DNTM. Qua khảo sát thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các DNTM trên địa bàn Hà Nội những năm qua, đề tài phân tích, đánh giá thực trạng và rút ra những ưu điểm, hạn chế của tổ chức công tác kế toán trong các DNTM trên địa bàn Hà Nội. Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các DNTM nói chung, trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH WXWXWX NGÔ VĂN HẬU TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ : 62.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH WXWXWX NGÔ VĂN HẬU TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Kế toán Mã số : 62.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Giáo viên hướng dẫn 1: TS. Nguyễn Ngọc Song Giáo viên hướng dẫn 2: TS. Đỗ Thị Thục HÀ NỘI - 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, kết luận nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Ngô Văn Hậu Ngô Văn Hậu Ngô Văn Hậu
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục sơ đồ Danh mục bảng biểu MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1  Chương 1. LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ................................................. 11  1.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI .......................... 11 1.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của DNTM ................................ 11 1.1.2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lí trong doanh nghiệp thương mại ....................................................................................................... 17 1.2. QUAN ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ......................................................................... 18 1.3. NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI .................................. 21 1.3.1. Nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán .............................................. 21 1.3.2. Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán ............................................ 22 1.4. NỘI DUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ......................................................................... 24 1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán hoặc thuê dịch vụ kế toán ...................... 25 1.4.2. Tổ chức thu nhận, xử lý và kiểm tra thông tin kế toán qua hệ thống chứng từ kế toán ................................................................................... 37 1.4.3. Tổ chức hệ thống hoá và xử lý thông tin kế toán qua hệ thống tài khoản và sổ kế toán .............................................................................. 43 
  5. 1.4.4. Tổ chức cung cấp thông tin kế toán qua hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị ................................................................... 49  1.4.5. Tổ chức kiểm tra kế toán ............................................................ 54  1.4.6. Tổ chức ứng dụng tin học trong tổ chức công tác kế toán và đặc điểm, định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý của DNTM ........................................................................................... 56  1.5. CHUẨN MỰC KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP THEO THÔNG LỆ QUỐC TẾ ................................................................. 59  1.5.1. Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán quốc gia. .............................................................................................. 59  1.5.2. Các quan điểm xây dựng chuẩn mực kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo thông lệ kế toán quốc tế ........................ 60  1.6. KINH NGHIỆM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI .......... 63  1.6.1. Kinh nghiệm triển khai, ban hành khuôn khổ pháp lý về kế toán làm cơ sở tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp ................................ 64  1.6.2. Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp ở Cộng Hòa Pháp ..................................................................................................... 65  1.6.3. Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp ở Mỹ ............. 69  1.6.4. Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp ở Nhật bản .................... 70  1.6.5. Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp ở Trung quốc ................ 72  1.6.6. Kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp trong điều kiện ứng dụng ERP............................................................................... 73  1.6.7. Bài học kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán cho các doanh nghiệp thương mại Việt Nam................................................................ 74  KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................... 77  Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI .... 78 
  6. 2.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI CẢ NƯỚC VÀ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ....................................................................... 78  2.1.1. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp thương mại cả nước và trên địa bàn Hà Nội .............................................................................. 78  2.1.2. Quá trình phát triển doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hà Nội ....................................................................................................... 82  2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KỀ TOÁN TRONG CÁC DNTM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ........................................................... 85  2.2.1. Thực trạng khuôn khổ pháp lý về kế toán của Việt Nam ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong các DNTM ..................................... 85  2.2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các DNTM trên địa bàn Hà Nội .................................................................................................. 93  2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI........... 115  2.3.1. Ưu điểm .................................................................................... 115  2.3.2. Hạn chế..................................................................................... 119  2.3.3. Nguyên nhân hạn chế ................................................................ 128  KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................... 130  Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC DNTM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ...................... 131  3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ........................................................................................ 131  3.2. YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC DNTM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ....... 133  3.2.1. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các DNTM phải phù hợp và đảm bảo tuân thủ pháp luật kế toán và chính sách, chế độ về quản lý kinh tế tài chính, thuế ..................................................................... 133  3.2.2. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các DNTM phải đảm bảo phù hợp với định hướng đổi mới và phát triển hệ thống DN Việt Nam. 134 
  7. 3.2.3. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các DNTM phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin kinh tế tài chính cho công tác quản lý kinh tế cả ở tầm vĩ mô và tầm vi mô ...................................... 135  3.2.4. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các DNTM phải đảm bảo tính hiệu quả và có tính khả thi .................................................... 135  3.3. NỘI DUNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC DNTM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ................................................... 136  3.3.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp................................................................................................. 136  3.3.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán ... 145  3.3.3. Hoàn thiện về tổ chức thu nhận, xử lý và kiểm tra thông tin kế toán ..... 151  3.3.4. Hoàn thiện hệ thống hóa thông tin kế toán qua hệ thống tài khoản và sổ kế toán ................................................................................................ 154  3.3.5. Hoàn thiện tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống BCTC và hệ thống báo cáo kế toán quản trị ............................................................ 164  3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP........................................... 171  3.4.1. Đối với Nhà nước ..................................................................... 171  3.4.2. Đối với các Hội nghề nghiệp .................................................... 173  3.4.3. Đối với các DNTM .................................................................. 174  KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................... 175  KẾT LUẬN ............................................................................................... 176  TÀI LIỆU THAM KHẢO  PHỤ LỤC 
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCTC Báo cáo tài chính BTC Bộ Tài chính CĐKT Chế độ kế toán CMKT Chuẩn mực kế toán CH Cửa hàng CTCP Công ty cổ phần CTGS Chứng từ ghi sổ DN Doanh nghiệp DNTM Doanh nghiệp thương mại DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa GTGT Giá trị gia tăng HN Hà Nội NKCT Nhật ký chứng từ NKC Nhật ký chung NKSC Nhật ký sổ cái QLDN Quản lý DN SXKD Sản xuất kinh doanh KQHDKD Kết quả hoạt động kinh doanh KTTC Kế toán tài chính KTQT Kế toán quản trị TK Tài khoản TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định XHCN Xã hội chủ nghĩa TKKT Tài khoản kế toán
  9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung ................................ 28 Sơ đồ 1.2: Hình thức tổ chức bộ máy kế toán phân tán ................................. 33 Sơ đồ 1.3: Hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán .... 35 Sơ đồ 2.1: Số DNTM đăng ký thành lập mới hàng Quý năm 2013-2014 ...... 78 Sơ đồ 2.2. Theo dõi chi tiết chi phí bán hàng ở các DNTM trên địa bàn Hà Nội ............................................................................................................. 107 Sơ đồ 2.3. Theo dõi chi tiết chi phí quản lý DN ở các DNTM trên địa bàn Hà Nội ............................................................................................................. 108 Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung trong các DNTM trên địa bàn Hà Nội ........................................................................................... 149
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Số lượng siêu thị có đến 31/12 hàng năm ở các khu vực đô thị lớn..... 79 Bảng 2.2: Số lượng DNTM đang hoạt động tính đến ngày 31/12/2014 ........ 80 Bảng 2.3: Hình thức tổ chức bộ máy kế toán áp dụng trong các đơn vị khảo sát................................................................................................................. 94 Bảng 2.4. Trình độ nhân viên kế toán trong các DNTM trên địa bàn HN ..... 97 Bảng 2.5: Hình thức kế toán áp dụng trong các đơn vị khảo sát năm 2014 ... 109 Bảng 2.6: Chi tiết doanh thu và kết quả kinh doanh Tháng 3/2014 ............ 110
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, kế toán Việt Nam không ngừng được đổi mới, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý kinh tế tài chính thông qua công cụ hữu hiệu này. Nền kinh tế nước ta đã và đang hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, kế toán càng trở nên quan trọng trong việc cung cấp thông tin về kinh tế tài chính phục vụ cho công tác điều hành quá trình SXKD của các DN. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển DN là một trong những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững nền kinh tế nước ta trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu với thế giới và khu vực. DNTM ở nước ta đã và đang phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao nguồn thu của ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho người lao động. Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, vấn đề tổ chức công tác kế toán là nhiệm vụ trọng yếu của các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo phát triển bền vững. Kế toán là công cụ quan trọng trong hệ thống công cụ quản lý của doanh nghiệp cần phải được đổi mới một cách toàn diện nhằm cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ quá trình điều hành hoạt động cho nhà quản lý. Trong nh÷ng n¨m qua Nhµ n−íc, Bé Tµi chÝnh ®· ban hµnh hµng lo¹t c¸c v¨n b¶n ph¸p luËt vÒ kÕ to¸n: LuËt kÕ to¸n, chuÈn mùc kÕ to¸n, c¸c v¨n b¶n h−íng dÉn,…Tuy nhiªn, trªn thùc tÕ viÖc tæ chøc c«ng t¸c kÕ to¸n ®èi víi c¸c DNTM trên địa bàn Hà Nội còn nhiÒu bÊt cËp, thiÕu ®ång bé, thèng nhÊt. MÆt kh¸c qua qu¸ tr×nh nghiªn cøu, t×m hiÓu ch−a cã t¸c gi¶ nµo c«ng bè kÕt qu¶ nghiªn cøu vÒ tæ chøc c«ng t¸c kÕ to¸n trong c¸c DNTM trên địa bàn Hà Nội. Do đó, nghiên cứu đề tài “Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hà Nội” là vấn đề vừa có ý nghĩa về lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn.
  12. 2 2. Mục đích nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa và góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các DNTM. - Qua khảo sát thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các DNTM trên địa bàn Hà Nội những năm qua, đề tài phân tích, đánh giá thực trạng và rút ra những ưu điểm, hạn chế của tổ chức công tác kế toán trong các DNTM trên địa bàn Hà Nội. Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các DNTM nói chung, trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tổ chức công tác kế toán trong các DNTM. - Phạm vi nghiên cứu: các nghiên cứu của luận án tập trung chủ yếu vào tổ chức công toán kế toán trong các DNTM trên địa bàn Hà Nội. Luận án nghiên cứu, khảo sát thực tế, thu thập thông tin, số liệu về tổ chức công tác kế toán của các DNTM trên địa bàn Hà Nội trong 2 năm 2013 và 2014. Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có rất nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, bao gồm các hoạt động kinh doanh nội thương, ngoại thương, dịch vụ. Song, luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu, khảo sát đánh giá và đề xuất hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các DNTM kinh doanh nội thương, không nghiên cứu các DNTM với tư cách là công ty mẹ. 4. Phương pháp nghiên cứu và thu thập tài liệu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nghiên cứu lý luận kết hợp với khảo sát thực tế và sử dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin làm cơ sở đưa ra các nhận định, đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán của các DNTM trên địa bàn Hà Nội, đồng thời đề xuất giải pháp phù hợp.
  13. 3 Tác giả đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp (PP) nghiên cứu khác nhau như: PP điều tra, phỏng vấn sâu, phân tích, hệ thống hóa; PP khảo sát, ghi chép; PP tổng hợp, phân tổ thống kê; PP quy nạp, diễn giải, so sánh; PP thực chứng… để nghiên cứu, phân tích, đánh giá, trình bày các vấn đề có liên quan đến tổ chức công tác kế toán của các DNTM trên địa bàn Hà Nội. 4.2. Phương pháp nghiên cứu thu thập, xử lý dữ liệu Để có được các đánh giá thực tiễn từ các DNTM trên địa bàn Hà Nội, tác giả đã khảo sát 65 DN. Trong đó, có 20 DN thuộc các cơ quan, bộ, ngành Trung ương quản lý, 45 DN địa phương quản lý. Trong số đó có 25 DN quy mô lớn, 40 DNNVV thuộc các thành phần kinh tế khác nhau như DNNN, CTCP, công ty TNHH. Với quy mô khảo sát này, tác giả thu thập thông tin về thực trạng tổ chức công tác kế toán trên cơ sở các phương pháp phát phiếu điều tra, thực hiện phỏng vấn trực tiếp các lãnh đạo công ty, kế toán trưởng, nhân viên kế toán đang làm việc tại các DN này qua điện thoại, thư điện tử... Bên cạnh nguồn số liệu sơ cấp đó, tác giả còn sử dụng số liệu thứ cấp mà chủ yếu từ các báo cáo thống kê của Tổng cục thống kê và các nguồn khác đã được công bố. 4.2.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu thứ cấp là dữ liệu có sẵn do các nghiên cứu, khảo sát; các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, các dữ liệu do cơ quan thống kê thực hiện thu thập. Trong quá trình nghiên cứu luận án nguồn dữ liệu thứ cấp phục chủ yếu cho việc nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán của các DNTM nói chung và các DNTM trên địa bàn Hà Nội nói riêng. Cụ thể: (1) Nghiên cứu, tổng hợp văn bản pháp lý về kế toán, kinh tế tài chính, thuế có liên quan hoặc áp dụng cho các DN và DNTM như sau: - Các văn bản pháp lý về kế toán qua các thời kỳ (Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật kế toán, CMKT quốc tế, CMKT Việt Nam, chế độ kế toán DN, thông tư hướng dẫn thực hiện các CMKT…)
  14. 4 - Luật DN và các văn bản pháp lý về quản lý kinh tế tài chính, thuế…áp dụng cho DN, các văn bản pháp lý về quản lý, hỗ trợ cho DN nói chung, trong đó có DN nhỏ và vừa. Các văn bản pháp qui trên được truy cập trên Google, và website sau: ketoan.com.vn; botaichinh.com; …. (2) Tổng hợp các vấn đề lý luận về tổ chức công tác kế toán của các DNTM từ các giáo trình chuyên ngành của các trường Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, Đại học Thương mại...Nguồn tài liệu này tác giả thu thập tại thư viện của các cơ sở đào tạo này. (3) Tổng hợp kinh nghiệm nghiên cứu trong và ngoài nước từ các Luận án Tiến sỹ nghiên cứu về vấn đề tổ chức công tác kế toán của các DN và DNTM đã được bảo vệ trước năm 2014. Nguồn tài liệu này tác giả thu thập tại thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện các trường Đại học. (4) Tổng hợp kinh nghiêm vận dụng CMKT quốc tế của một số nước thông qua các sách chuyên khảo, tạp trí và các trang website trong và ngoài nước. (5) Tham khảo các ý kiến phân tích, bình luận của các chuyên gia trên Google, các tạp trí, các trang website và các phương tiện truyền thông. Luận án sử dụng một số nguồn thông tin thứ cấp như các công trình nghiên cứu, các tài liệu nghiên cứu liên quan, các báo cáo chuyên môn của các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức khác: Bộ Tài chính, Tổng cục thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư... 4.2.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp: Nguồn dữ liệu sơ cấp là dữ liệu tác giả tự thu thập, khảo sát hoặc phỏng vấn sâu. Dữ liệu sơ cấp sử dụng trong luận án bao gồm các số liệu khảo sát về thực trạng tổ chức công tác kế toán thu nhận được từ các DN tham gia trả lời; các thông tin thu thập qua điều tra phỏng vấn trực tiếp hoặc điều tra qua bảng câu hỏi được tác giả thiết kế theo mẫu trình bày trong phụ lục số 1, phụ lục số 2 và được gửi đến các DN bằng thư điện tử, đường bưu điện. Số lượng phiếu
  15. 5 khảo sát được gửi đi là 200 phiếu cho 65 DN. Số lượng phiếu khảo sát thu về là 143 phiếu hợp lệ đạt tỷ lệ phản hồi là 71,5%. Đối tượng được khảo sát là các cán bộ kế toán, các nhà quản trị của các DNTM trên địa bàn Hà Nội. Mục đích khảo sát là tìm hiểu thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các DN trên. Ngoài gửi phiếu khảo sát, tác giả còn thực hiện các buổi phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, khảo sát thực tế tại môt số DNTM trên địa bàn Hà Nội. Đối tượng được khảo sát, phỏng vấn có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng khảo sát. Để có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về tổ chức công tác kế toán, tác giả chọn 2 nhóm đối tượng được khảo sát và phỏng vấn là các cán bộ kế toán và các nhà quản trị. Các cán bộ kế toán là những người am hiểu về hệ thống kế toán nói chung và tổ chức công tác kế toán trong các DN nói riêng. Khảo sát các cán bộ kế toán để đánh giá nhận thức của họ đối với tổ chức công tác kế toán trong các DNTM. Các nhà quản trị là những người sử dụng thông tin kế toán để ra các quyết định. Thông qua khảo sát và phỏng vấn các nhà quản trị có thể đánh giá sự hiểu biết của họ về vai trò tổ chức công tác kế toán và sự hài lòng của các nhà quản trị đối với thông kin kế toán. - Xử lý và trình bày kết quả khảo sát Sau khi tiến hành điều tra khảo sát (phụ lục 1) và phỏng vấn chuyên sâu (phụ lục 2), kết quả khảo sát được tác giả xử lý, tổng hợp, phân tích bằng phương pháp thống kê. Các kết quả tính toán và trình bày dưới dạng sơ đồ, bảng biểu hoặc đoạn văn để rút ra các kết luận về thực trạng tổ chức công tác kế toán của các DNTM trên địa bàn Hà Nội. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Về ý nghĩa khoa học: luận án hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các DNTM: nhiệm vụ, nguyên tắc và nội dung tổ chức công tác kế toán. - Về ý nghĩa thực tiễn: Thông qua khảo sát thực trạng về tổ chức công tác kế toán trong các DNTM trên địa bàn Hà Nội, luận án đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế
  16. 6 toán ở các DNTM này trên 2 góc độ khuôn khổ pháp luật và tổ chức thực hiện. Qua đó, có những đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của thực trạng, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện. Luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các DNTM trên địa bàn Hà Nội, và phân tích những điều kiện để thực hiện các giải pháp đã đề xuất. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 3 chương. Chương 1: Lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các DNTM. Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các DNTM trên địa bàn Hà Nội. Chương 3: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các DNTM trên địa bàn Hà Nội 7. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án Nghiên cứu tổng quan các công trình liên quan đến đề tài luận án nhằm phân tích, đánh giá các công trình đã công bố của các tác giả khác nhau để thấy được những kết quả nghiên cứu cũng như những vấn đề còn tiếp tục phải nghiên cứu. Do mỗi thời kỳ khác nhau, sự phát triển của kinh tế xã hội cũng khác nhau nên các đề tài nghiên cứu chỉ có thể đạt được những kết quả tương ứng với thời gian nghiên cứu. Khi có sự thay đổi về thời gian cũng như trình độ phát triển của kinh tế xã hội thì cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu các vấn đề còn hạn chế trước đây. Tổ chức công tác kế toán trong các DN thuộc mọi loại hình và mọi thành phần kinh tế luôn là vấn đề quan trọng trong công tác quản lý kinh tế tài chính của các DN. Bất kể DN nào, vấn đề tổ chức công tác kế toán hợp lý và khoa học đều được những nhà quản lý và nhà chuyên môn quan tâm đúng mức. Vì chỉ có tổ chức khoa học và hợp lý công tác kế toán mới có thể cung cấp được
  17. 7 những thông tin trung thực, chính xác và kịp thời cho việc điều hành quá trình SXKD của DN. Từ trước năm 2000 đã có những công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng vấn đề lý luận vào thực tiễn và đã đạt được hiệu quả nhất định như đề tài " Tổ chức công tác kế toán ở công ty Vật liệu chất đốt Việt Trì" của tác giả TS.Ngô Thế Chi làm chủ nhiệm đã vận dụng lý luận vào xử lý vấn đề tổ chức công tác kế toán ở công ty này, đề tài đã được Công ty triển khai thực hiện tốt, tạo điều kiện cho công tác kế toán của công ty tăng thêm tính hiệu quả. Tuy nhiên, khi đó tổ chức công tác kế toán quản trị chưa được các nghiên cứu nên cũng có những hạn chế nhất định. Sau thời gian này, đề tài "Tổ chức công tác kế toán tại công ty Xây dựng 405 Thành phố Việt Trì” cũng được tác giả TS. Ngô Thế Chi cùng nhóm các thầy giáo Trường Đại học Tài chính , Kế toán Hà Nội triển khai thực hiện cũng đem lại hiệu quả tốt cho Công ty 405. Song, vẫn chưa khắc phục được vấn đề về tổ chức kế toán quản trị. Cùng thời gian này tác giả TS. Ngô Thế Chi và TS. Vương Đình Huệ cũng triển khai nghiên cứu đề tài "Tổ chức công tác kế toán tại Liên Hiệp Đường sắt Việt Nam", đề tài đã nghiên cứu lý luận về tổ chức công tác kế toán cho một đơn vị lớn, nhiều đơn vị phụ thuộc và đã ứng dụng tốt cho Liên Hiệp này. Tuy nhiên, tổ chức công tác kế toán quản trị cũng chỉ mới đưa ra những vấn đề rất sơ lược. Năm 2005 đề tài luận án tiến sỹ "Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các công ty cổ phần ở Việt Nam" của TS. Đinh Thị Mai, đã hệ thống hóa lý luận về tổ chức công tác hạch toán kế toán ở các CTCP, đồng thời nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác hạch toán kế toán trong các CTCP, qua đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện. Tuy nhiên, một số vấn đề hoàn thiện về phân tích BCTC và báo cáo kế toán quản trị vẫn nghiên cứu chưa sâu sắc, nhất là trong các DNTM . Đề tài luận án tiến sỹ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các DN nhỏ và vừa nhằm tăng cường công tác quản trị DN” của TS. Ngô Thị
  18. 8 Thu Hồng năm 2007 đã hệ thống hóa được những nguyên tắc cơ bản về tổ chức công tác kế toán DN nhỏ và vừa. Thông qua khảo sát thực tiễn về tổ chức công tác kế toán trong một số DNNVV thuộc các loại hình SXKD khác nhau, tác giả đã đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện về tổ chức công tác kế toán, song chỉ mới giới hạn đối với DNNVV, chưa đi sâu nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh Thương mại, dịch vụ. Đề tài luận án tiến sỹ "Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán Việt Nam" của TS. Nguyễn Mạnh Thiều năm 2011 đã đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán Việt Nam. Rút ra những ưu điểm và những hạn chế trong tổ chức công tác kế toán của các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, mới chỉ giới hạn trong các công ty chứng khoán, chưa đi sâu nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh Thương mại, dịch vụ. Đề tài luận án tiến sỹ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các DN thuộc tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam” của TS. Trần Hải Long năm 2011 đã hệ thống hóa làm rõ những vấn đề lý luận về tập đoàn kinh tế, tổ chức công tác kế toán trong các DN thuộc tập đoàn kinh tế. Tác giả đã có những đề xuất mang tính khả thi về tổ chức công tác kế toán tại một số DN thuộc tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Song, vấn đề hoàn thiện về tổ chức công tác kế toán quản trị tại các DN còn chưa được nghiên cứu kỹ. Đề tài luận án tiến sỹ “Tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con” của tác giả Nguyễn Tuấn Anh năm 2011 đã đề cập đến tổ chức công tác kế toán chung cho các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Đề tài luận án tiến sỹ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các công ty cổ phần sản xuất xi măng Việt Nam” của TS. Ngô Thị Thu Hương năm 2012 đã hệ thống hóa được những lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán DN sản xuất. Đồng thời, thông qua khảo sát thực tiễn về tổ chức công tác kế toán trong một số DN sản xuất xi măng Việt Nam thuộc các loại hình sở
  19. 9 hữu khác nhau, tác giả đã đề xuất được những giải pháp hoàn thiện về tổ chức công tác kế toán, song chỉ mới giới hạn đối với các DN thuộc ngành sản xuất xi măng, chưa đi sâu nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh Thương mại, dịch vụ. Đề tài luận án tiến sỹ “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các DNTM quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam” của TS. Trần Thế Nữ năm 2012 đã hệ thống hóa làm rõ những vấn đề lý luận về xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các DNTM quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam. Thông qua khảo sát thực tiễn về thực trạng công tác quản trị chi phí trong các DNTM quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam, tác giả đã xây dựng được mô hình kế toán quản trị chi phí, song chỉ mới giới hạn đối với DNTM quy mô vừa và nhỏ. Đề tài luận án tiến sỹ “Nghiên cứu hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thị Bình Yến năm 2013 đã làm rõ cơ sở lý luận về nguyên tắc, yêu cầu và nội dung hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán trong doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh nhằm hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh hiện hành ở Việt Nam. Luận án đã chỉ rõ những hạn chế của HTTK kế toán doanh nghiệp hiện hành như: Quá cứng nhăc, chưa thích ứng với một nền kinh tế phát triển trong môi trường hội nhập, chưa tạo tính chủ động sang tạo cho các DN từ đó tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện HTTK kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh. Trên đây là một số công trình liên quan trực tiếp đến tổ chức công tác kế toán trong các DN thuộc các loại hình khác nhau. Thực tế, còn rất nhiều công trình khác cũng có liên quan một cách trực tiếp hay gián tiếp đến lý luận và thực tiễn về tổ chức công tác kế toán trong DN. Tuy nhiên, tất cả các công trình nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán đã công bố đều tập trung nghiên cứu tổ chức công tác kế toán áp dụng cho các DN nhà nước, các Tập đoàn kinh tế lớn, các Tổng công ty mạnh của Việt Nam mà chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu tổ chức công tác kế toán áp dụng cho các DNTM
  20. 10 trên địa bàn Hà Nội. Các DNTM trên địa bàn Hà Nội có những đặc thù riêng, để quản lý các DN này có hiệu quả rất cần có những thông tin kế toán phù hợp. Xuất phát từ các lý do trên, các DNTM cần được nghiên cứu tổ chức công tác kế toán phù hợp. Vì thế tác giả đã lựa chọn đề tài “Tổ chức công tác kế toán trong các DNTM trên địa bàn Hà Nội”. Với đề tài này, tác giả mong muốn sẽ có những đóng góp về lý luận, thực tiễn cũng như tổ chức công tác kế toán phù hợp với các DNTM.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2