Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ: Đặc điểm ngữ nghĩa và kết trị của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm làm rõ đặc điểm ngữ nghĩa và kết trị của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt, từ đó khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa ngữ nghĩa và kết trị của nhóm tính từ này trong sự hiện thực hóa ngôn ngữ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ: Đặc điểm ngữ nghĩa và kết trị của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA VÀ KẾT TRỊ CỦA NHÓM TÍNH TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM VỀ LƢỢNG CỦA SỰ VẬT TRONG TIẾNG VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HÀ NỘI - 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA VÀ KẾT TRỊ CỦA NHÓM TÍNH TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM VỀ LƢỢNG CỦA SỰ VẬT TRONG TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9.22.90.20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ Người hướng dẫn khoa học 1. PGS.TS LÊ THỊ LAN ANH 2. GS.TS NGUYỄN VĂN HIỆP HÀ NỘI - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các ngữ liệu nêu trong luận án là xác thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thanh Hƣơng
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc PGS.TS Lê Thị Lan Anh và GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, những thầy cô đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo trong Tổ bộ môn Ngôn ngữ, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm2020 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thanh Hƣơng
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ...........................................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phạm vi nguồn ngữ liệu .............................2 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................3 5. Đóng góp của luận án ..................................................................................................4 6. Bố cục của luận án .......................................................................................................5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT ....................................................................................................................6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về nghĩa và kết trị của từ ............................................6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về nghĩa và kết trị của tính từ tiếng Việt ..............19 1.2. Cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài ................................................................22 1.2.1. Khái quát về nghĩa của từ ..................................................................................22 1.2.2. Khái quát về kết trị của từ .................................................................................36 Tiểu kết ..............................................................................................................................48 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA VÀ KẾT TRỊ CỦA NHÓM TÍNH TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM VỀ LƢỢNG CỦA SỰ VẬT TRONG TIẾNG VIỆT KHI DÙNG VỚI NGHĨA GỐC .............................................................................. 49 2.1. Khái quát về tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt ... 49 2.1.1. Quan niệm về tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt ... 49 2.1.2. Tiêu chí nhận diện tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt. 52 2.1.3. Phân loại tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt..................55 2.1.4. Danh sách tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt ...57 2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lƣợng của sự vật trong tiếng Việt khi dùng với nghĩa gốc ........................................................61 2.2.1. Ngữ nghĩa nhóm tính từ định lượng sự vật ...................................................61 2.2.2. Ngữ nghĩa nhóm tính từ biểu thị số lượng sự vật ........................................66
- 2.3. Đặc điểm kết trị của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lƣợng của sự vật trong tiếng Việt khi dùng với nghĩa gốc................................................................69 2.3.1. Mô hình kết trị của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật khi dùng với nghĩa gốc .........................................................................................................69 2.3.2. Đặc điểm các tham tố của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật khi dùng với nghĩa gốc ...........................................................................................74 2.3.3. Khả năng hiện diện của các tham tố trong câu ............................................89 Tiểu kết ..............................................................................................................................95 Chƣơng 3: SỰ PHÁT TRIỂN NGỮ NGHĨA VÀ THAY ĐỔI KẾT TRỊ CỦA NHÓM TÍNH TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM VỀ LƢỢNG CỦA SỰ VẬT TRONG TIẾNG VIỆT................................................................................................... 97 3.1. Sự phát triển ngữ nghĩa của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lƣợng của sự vật trong tiếng Việt .................................................................................................98 3.1.1. Khát quát về sự phát triển ngữ nghĩa của từ theo quan niệm của ngôn ngữ học tri nhận ...............................................................................................................98 3.1.2. Các hướng phát triển ngữ nghĩa của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt ............................................................................. 101 3.2. Sự thay đổi kết trị của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lƣợng của sự vật trong tiếng Việt......................................................................................................................... 115 3.2.1. Sự thay đổi mô hình kết trị............................................................................. 115 3.2.2. Sự thay đổi các tham tố................................................................................... 117 3.2.3. Khả năng hiện diện của các tham tố trong câu ......................................... 132 Tiểu kết ........................................................................................................................... 136 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 139 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............................................................. 143 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 144
- DANH MỤC BẢNG BIỂU TT Tên gọi Trang Bảng 2.1 Danh sách tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật 59 trong tiếng Việt Bảng 2.2 Thống kê tham tố chỉ sự vật mang đặc điểm về lượng 76 khi nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật dùng với nghĩa gốc Bảng 3.1 Thống kê tham tố chỉ sự vật mang đặc điểm khi 120 nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng phát triển nghĩa
- DANH MỤC SƠ ĐỒ, MÔ HÌNH TT Tên gọi Trang Hình 2.1 Sơ đồ ngữ nghĩa của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng 68 của sự vật trong tiếng Việt khi dùng với nghĩa gốc Hình 2.2 Mô hình kết trị của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng 71 của sự vật trong tiếng Việt khi dùng với nghĩa gốc Hình 3.1 Sơ đồ các hướng phát triển ngữ nghĩa của nhóm tính từ 114 chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt Hình 3.2 Mô hình kết trị của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng 115 của sự vật trong tiếng Việt khi phát triển nghĩa
- MỘT SỐ QUY ƢỚC VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Nội dung 1 TTCĐĐVL Tính từ chỉ đặc điểm về lượng 2 GD Giáo dục 3 Nxb Nhà xuất bản 4 VBNT Văn bản nghệ thuật 5 VBKH Văn bản khoa học
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Cũng như ở các ngôn ngữ khác, tính từ là từ loại có số lượng lớn và chiếm vị trí quan trọng trong tiếng Việt. Trong đó, nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật đóng một vai trò không nhỏ làm nên sự phong phú và đa dạng của tính từ nói riêng và từ loại tiếng Việt nói chung. Đây cũng là nhóm từ có nhiều đặc điểm phức tạp trong đời sống ngôn ngữ. Đặc biệt, khi tham gia vào hoạt động hành chức, nhóm tính từ này không chỉ hiện thực hóa đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp vốn có của nó mà còn có những sự biến đổi và chuyển hóa trên nhiều bình diện ngữ pháp - ngữ nghĩa tương đối phức tạp nhưng cũng đầy lý thú. Vì vậy, chúng luôn thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu. 1.2. Lí thuyết kết trị là một trong những lí thuyết quan trọng về ngữ pháp của ngôn ngữ học hiện đại. Lí thuyết này đem đến một hướng tiếp cận mới, tiếp cận cú pháp theo đường hướng ngữ nghĩa, chức năng. Nó góp phần giải quyết những vấn đề cần yếu đối với ngữ pháp tiếng Việt, đặc biệt là mối quan hệ giữa ngữ nghĩa và ngữ pháp trong sự hiện thực hóa ngôn ngữ. Lí thuyết kết trị đã cho thấy giữa ý nghĩa và thuộc tính kết trị của từ luôn luôn có mối quan hệ và tương tác lẫn nhau. Trong đó, ý nghĩa giữ vai trò chi phối kết trị, quy định sự hiện thực hóa kết trị của từ trong hoạt động hành chức. Và ngược lại, thông qua mô hình kết trị thuộc tính ngữ nghĩa bản chất của từ được bộc lộ. 1.3. Sau khi ra đời, lí thuyết kết trị đã được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu ngữ pháp, nghiên cứu đặc điểm từ loại của nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trên thế giới đã có khá nhiều công trình vận dụng lí thuyết kết trị nghiên cứu một cách có kết quả hệ thống từ loại mà đầu tiên và trước hết là động từ. Nằm trong trào lưu chung của ngôn ngữ học thế giới, ở Việt Nam, những năm gần đây lí thuyết kết trị đã nhanh chóng được vận dụng
- 2 trong một số công trình nghiên cứu. Nhưng nhóm TTCĐĐVL của sự vật trong tiếng Việt dưới ánh sáng của lí thuyết kết trị thì chưa có một công trình khoa học chuyên sâu nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện. Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề: Đặc điểm ngữ nghĩa và kết trị của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt làm đề tài cho luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Với đề tài này, mục đích của luận án là làm rõ đặc điểm ngữ nghĩa và kết trị của nhóm TTCĐĐVL của sự vật trong tiếng Việt, từ đó khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa ngữ nghĩa và kết trị của nhóm tính từ này trong sự hiện thực hóa ngôn ngữ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án phải thực hiện những nhiệm vụ sau: - Xây dựng khung lí thuyết làm cơ sở cho việc triển khai đề tài: Lí thuyết kết trị (khái niệm kết trị, tham tố, phân loại tham tố, nguyên tắc và thủ pháp xác định kết trị …), lí thuyết ngữ nghĩa ( nghĩa của từ, hiện tượng nhiều nghĩa và sự chuyển biến ý nghĩa của từ, ý niệm, phạm trù, miền, miền nguồn, miền đích…), lí thuyết về TTCĐĐVL của sự vật trong tiếng Việt (khái niệm, tiêu chí nhận diện, phân loại…). - Phân tích, miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa và kết trị của nhóm TTCĐĐVL của sự vật trong tiếng Việt khi dùng với nghĩa gốc. - Phân tích, miêu tả sự phát triển ngữ nghĩa và thay đổi kết trị của nhóm TTCĐĐVL trong tiếng Việt. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và phạm vi nguồn ngữ liệu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm ngữ nghĩa và kết trị của TTCĐĐVL của sự vật trong tiếng Việt.
- 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu Ngôn ngữ học hiện đại có thể xem xét tính từ cũng như nhóm TTCĐĐVL của sự vật dưới nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau. Tuy nhiên, trong luận án này, chúng tôi tập trung xem xét các tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt ở hai phương diện: đặc điểm ngữ nghĩa và kết trị, cũng như mối quan hệ giữa chúng cả mặt tiềm năng lẫn mặt hiện thực hóa. 3.3. Phạm vi nguồn ngữ liệu Nhóm TTCĐĐVL của sự vật xuất hiện đa dạng trong các thể loại văn bản thuộc nhiều phong cách ngôn ngữ. Tuy nhiên, nguồn ngữ liệu mà chúng tôi khảo sát chủ yếu trong 55 nguồn ngữ liệu ở hai loại hình văn bản thuộc hai phong cách khác nhau là: VBKH và VBNT. Đây là hai loại văn bản mà tần số sử dụng nhóm TTCĐĐVL tương đối cao và có đặc thù phong cách khác nhau phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận án. Bên cạnh đó, nguồn ngữ liệu còn được thu thập từ thực tế sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp miêu tả kết hợp với phương pháp phân tích cú pháp; các thủ pháp so sánh, thống kê - phân loại và mô hình hóa. 4.1. Phương pháp miêu tả theo lí thuyết kết trị Luận án sử dụng phương pháp miêu tả để miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa và kết trị của các tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt. Phương pháp miêu tả được dùng để phân tích nghĩa của TTCĐĐVL nhằm chỉ ra nghĩa gốc và sự phát triển ngữ nghĩa của nhóm tính từ này, đồng thời, phân tích các tham tố tham gia mô hình kết trị nhằm chỉ ra đặc điểm hình thức cũng như nội dung của các tham tố.
- 4 4.2. Phương pháp phân tích cú pháp Phương pháp này chúng tôi sử dụng nhằm giải mã những vấn đề của câu về mặt hình thức, từ đó làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu và giải mã các vấn đề về mặt ngữ nghĩa. Nhờ đó, mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa kết trị và ngữ nghĩa được sáng tỏ. 4.3. Thủ pháp thống kê, phân loại Thủ pháp này được dùng để thống kê lượng từ ngữ, phân loại nhóm TTCĐĐVL của sự vật trong tiếng Việt ở các nguồn ngữ liệu và những biểu thức ngôn ngữ có chứa những tính từ này dựa trên những đặc điểm giống nhau về ngữ nghĩa, kết trị. Đây là cơ sở giúp đề tài mang tính khách quan và thuyết phục. 4.4. Thủ pháp mô hình hóa Thủ pháp này được sử dụng để xác lập mô hình kết trị của nhóm tính từ trong hệ thống cũng như trong hoạt động hành chức. 4.5. Thủ pháp so sánh Chúng tôi sử dụng thủ pháp so sánh để làm rõ những điểm tương đồng, khác biệt về ngữ nghĩa cũng như về kết trị của nhóm TTCĐĐVL khi được dùng với nghĩa gốc và sự phát triển ngữ nghĩa ở hai loại văn bản: VBKH và VBNT. Ngoài phương pháp miêu tả và các thủ pháp trên, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học khác để giải quyết các nhiệm vụ của luận án. 5. Đóng góp của luận án 5.1. Về mặt lí luận Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về ngữ nghĩa và kết trị của nhóm TTCĐĐVL của sự vật trong tiếng Việt. Thông qua việc nghiên cứu, luận án thêm một bước làm rõ hơn lí thuyết về kết trị và ngữ nghĩa trong sự tương tác lẫn nhau. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án cũng góp thêm tiếng nói minh chứng cho sự tiến bộ của đường hướng nghiên cứu ngữ pháp hiện đại: ngữ pháp gắn liền với ngữ nghĩa.
- 5 5.2. Về mặt thực tiễn Tính từ nói chung và nhóm TTCĐĐVL của sự vật trong tiếng Việt rất phong phú nhưng hết sức phức tạp. Nó được sử dụng thường xuyên trong các loại hình văn bản, từ trong các tác phẩm nghệ thuật đến đời sống hàng ngày. Thực hiện đề tài này, chúng tôi hi vọng tư liệu và kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là những đóng góp thiết thực trong việc nghiên cứu và học tiếng Việt, cụ thể như: giúp người nghiên cứu về cú pháp và ngữ nghĩa có được cái nhìn sâu sắc hơn về tính từ; góp phần vào việc phân tích, giải thích ngữ nghĩa của tính từ trong việc biên soạn từ điển, sách dạy tiếng Việt cho người Việt Nam và người nước ngoài. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và nguồn ngữ liệu khảo sát luận án gồm 3 chương: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết Trong chương này, chúng tôi tổng hợp những nghiên cứu cơ bản về nghĩa, kết trị của từ và tính từ ở trong nước và ngoài nước. Đồng thời, chương này cũng xác lập một số khái niệm lí thuyết cơ bản về nghĩa và kết trị của từ. Chƣơng 2: Đặc điểm ngữ nghĩa và kết trị của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt khi dùng với nghĩa gốc Chương này sẽ trình bày khái quát về nhóm TTCĐĐVL của sự vật trong tiếng Việt và kết quả khảo sát của luận án, cũng như kết quả nghiên cứu về ngữ nghĩa và kết trị của nhóm tính từ này khi dùng với nghĩa gốc. Chƣơng 3: Sự phát triển ngữ nghĩa và thay đổi kết trị của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong tiếng Việt Ở chương 3, chúng tôi sẽ miêu tả và phân tích sự phát triển ngữ nghĩa cũng như sự thay đổi mô hình kết trị và các tham tố của nhóm TTCĐĐVL trong sự hiện thực hóa.
- 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT Ngữ nghĩa và kết trị của từ là một trong những vấn đề cần được quan tâm khi nghiên cứu ngôn ngữ. Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình đề cập đến nội dung này theo các góc độ khác nhau. Vì vậy, trong chương này, luận án điểm lại một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, từ đó xác định cơ sở lí luận có tính đường hướng cho đề tài. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về nghĩa và kết trị của từ Vấn đề ngữ nghĩa từ xưa cho đến nay luôn được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đặc biệt quan tâm. Hầu như, các công trình nghiên cứu ngôn ngữ nào cũng đề cập đến nghĩa ở một mức độ nhất định. Trong phần này, chúng tôi chỉ điểm lại một cách sơ lược nhất về vấn đề nghiên cứu ngữ nghĩa trên thế giới và ở Việt Nam. 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu về nghĩa của từ a. Những nghiên cứu trên thế giới Ngữ nghĩa học với tư cách là một bộ môn độc lập hình thành vào khoảng cuối thế kỉ XIX và được đánh dấu bằng công trình “Essai de Sémantique” (1877) của Michel Bréal. Ông được xem là người đi tiên phong trong nghiên cứu khoa học ngữ nghĩa. Dù công trình của M. Bréal ra đời sau, nhưng được đánh giá là công trình “đầu tiên xác lập ngữ nghĩa học như một bộ môn khoa học nhân văn.” [82, tr.7] Trong công trình nghiên cứu [82], Lê Quang Thiêm đã khái lược rất rõ ba thời kì phát triển trong tiến trình ngữ nghĩa học. Đó là thời kì tiền cấu trúc luận, thời kì cấu trúc luận và thời kì hậu cấu trúc luận. Mỗi thời kì đều được đánh dấu bằng các công trình nghiên cứu gắn liền với tên tuổi của các nhà khoa học.
- 7 Vấn đề quan tâm đầu tiên của các nhà ngôn ngữ học là khái niệm nghĩa của từ. Bởi đây là một trong những khái niệm quan trọng nhất của ngôn ngữ học nên các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều cách giải thích khác nhau. Nguyễn Thiện Giáp [35] đã chỉ ra tám quan niệm về nghĩa trên thế giới. Nhìn chung, các ý kiến bàn về nghĩa của từ nổi lên hai khuynh hướng: “1) Cho nghĩa của từ là một bản thể nào đó (đối tượng, khái niệm, sự phản ánh…). 2) Cho nghĩa của từ là một quan hệ nào đó (quan hệ của từ với đối tượng, hoặc quan hệ của từ với khái niệm)”. [dẫn theo 35, tr. 31] Nghĩa của từ là nhân tố chi phối khả năng kết hợp của từ (khả năng phóng chiếu của từ), trong trường hợp vị từ đóng vai trò vị ngữ của câu thì nghĩa của từ chi phối đến các tham tố cùng vị ngữ tạo thành câu trọn vẹn, tức thể hiện kết trị của vị từ. Về các thành phần nghĩa của từ, các nhà ngôn ngữ đã đưa ra những kiến giải khác nhau bằng sơ đồ tam giác nghĩa và các nhân tố hình thành ý nghĩa của từ. Người đầu tiên phải kể đến là F.de Saussure (1916). Ông quan niệm về bản chất của tín hiệu ngôn ngữ như sau: “Tín hiệu ngôn ngữ kết liền thành một không phải một sự vật với một tên gọi mà là một khái niệm với một hình ảnh âm thanh. Hình ảnh này không phải là cái âm vật chất, một vật thuần túy vật lí, mà là dấu vết tâm lý của cái âm đó, là cái biểu tượng mà các giác quan của ta cung cấp cho ta về cái âm đó”. [75, tr.120] Vậy theo F.de Saussure tín hiệu ngôn ngữ là một thực thể tâm lý có hai mặt: khái niệm và hình ảnh âm thanh, giữa chúng luôn có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau. Đây là bước tiến lớn trong nhận thức về nghĩa của tín hiệu – từ. Làm rõ hơn một bước, C.K. Ogden và I.A. Richards (1923) đã đề xuất một sơ đồ gọi là “tam giác nghĩa”. Trong đó, một đỉnh là biểu hiệu, một đỉnh là tư duy và một đỉnh là sở chỉ, giữa chúng luôn có mối quan hệ lẫn nhau. “Quan hệ giữa biểu hiệu và tư duy là quan hệ biểu trưng; quan hệ giữa tư duy hay sự quy chiếu với sở chỉ là quan hệ quy chiếu; quan hệ giữa biểu hiệu với sở chỉ là quan
- 8 hệ thay thế tên gọi”. [dẫn theo 35, tr.37] Cũng bàn tới vấn đề này, G. Stern (1931) và S. Ullmann (1962) cũng đưa ra sơ đồ cải tiến tam giác nghĩa và giải thích mối quan hệ giữa các thành tố của nghĩa. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra ba nhân tố nghĩa và thay đổi một số thuật ngữ. Đáng chú ý là các tác giả đưa thêm khái niệm nội dung liên hội như một loại nghĩa của tín hiệu từ. Theo quan niệm truyền thống, John Lyons (1977) coi “khái niệm là nghĩa của từ”. Ông đã cải tiến sơ đồ tam giác nghĩa và giải thích: “Hình thức của từ có thể nói là “biểu nghĩa” cho cả “khái niệm’ mà các “sự vật” được gộp vào đó (bằng sự “trừu tượng” khỏi các đặc tính “ngẫu nhiên” của chúng) và cả bản thân các “sự vật” đó nữa”. [dẫn theo 35, tr.38] Lúc này, cái quy chiếu không còn được xem là nghĩa nữa mà nghĩa là nội dung khái niệm, là nội dung liên hội và nghĩa biểu thị. Bên cạnh các tác giả với những công trình nghiên cứu trên, trong ngữ nghĩa học thế giới, chúng ta còn gặp nhiều quan niệm với các khuynh hướng khác nhau như: Kurt baldinger, V.A. Zveginxev, Ju.D. Appressian, Ju.X. Stepanov… Về hiện tượng chuyển nghĩa của từ cũng được các nhà nghiên cứu bàn tới với những khuynh hướng nghiên cứu khác nhau. Có thể kể đến ba khuynh hướng chính trên thế giới như sau: (1) Khuynh hướng nghiên cứu theo nghiên cứu theo lôgic học mà Paul là người khởi xướng. Những quan niệm của ông được thể hiện qua bảng phân loại logic học các hiện tượng chuyển nghĩa, trong đó chú ý đến so sánh nội dung khái niệm trước và sau khi biến đổi, đồng thời nêu lên mối quan hệ logic giữa chúng. (2) Khuynh hướng nghiên cứu theo tâm lý học mà đại diện là Wundt, Henry, Murray…. Khuynh hướng này giải thích hiện tượng chuyển nghĩa căn cứ vào đặc trưng tâm lý với phương châm việc nghiên cứu chuyển nghĩa cuối cùng phải vĩnh viễn quy thành nghiên cứu tâm lý. (3) Khuynh hướng nghiên cứu theo lịch sử đứng đầu là Wellander, Smart…. Họ nghiên cứu đã quan niệm sự chuyển hóa ý nghĩa là một quá trình lịch sử và chỉ
- 9 trưởng thành một cách vừa ý khi được chứng thực trong quá trình thực tế. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng đã cố gắng tập hợp và hệ thống hóa những nguyên nhân có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự chuyển nghĩa trong ngôn ngữ. Aitchison và một số nhà ngôn ngữ cùng quan điểm cho rằng: Sự chuyển nghĩa trong tiếng Anh do đặc điểm thuộc về bản chất của ngôn ngữ và tâm lí của người sử dụng, yếu tố xã hội. Ngược lại, Fromkin và một số tác giả khác cho rằng: Nguyên nhân của sự chuyển nghĩa là do sự tái cấu trúc ngôn ngữ trong quá trình học tiếng của trẻ và sự thay đổi tâm lý của người học qua nhiều thế hệ khác nhau. Không đồng quan điểm với các tác giả trên, Lyons cho rằng: Sự thay đổi xã hội là nguyên nhân chủ yếu của thay đổi ngôn ngữ. Khi ngôn ngữ học tri nhận ra đời và phát triển mạnh mẽ đặc biệt là ngữ nghĩa học tri nhận với những tên tuổi như: G. Lakoff, M. Johnson, M. Turner, C. Fillmore, V. Evans, M. Green ... thì vấn đề nghĩa cũng như sự chuyển nghĩa của ngôn ngữ sẽ là mảnh đất còn nhiều điều cần khám phá. Dưới góc nhìn của tri nhận, nghĩa của từ và sự chuyển nghĩa của từ chủ yếu được đề cập thông qua việc nghiên cứu các ẩn dụ và hoán dụ ý niệm dựa trên những miền nguồn hết sức cơ bản như: miền cảm xúc, miền bộ phận cơ thể người, miền không gian, miền ăn uống…. Qua quá trình chuyển nghĩa, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận cũng nhận thấy ẩn dụ ý niệm là cách thức tư duy, hé lộ cho biết cách nghĩ và văn hóa dân tộc. b. Những nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, so với nghiên cứu ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp thì ngữ nghĩa học, đặc biệt nghĩa học ngữ pháp (grammatical semantics) là một chuyên ngành chưa có chiều dày. Sự xuất hiện ban đầu của ngữ nghĩa học gắn liền với từ vựng học. Vì vậy, những tri thức ban đầu của ngữ nghĩa học chủ yếu được đề cập trong những giáo trình cơ sở từ vựng học. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến bản chất ý nghĩa từ vựng, các kiểu ý nghĩa từ vựng, các quan hệ nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa …
- 10 Năm 1998, cuốn Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng của Đỗ Hữu Châu ra đời. Lần đầu tiên ở Việt Nam, các vấn đề lí thuyết ngữ nghĩa học được giới thiệu. Có thể nói, Đỗ Hữu Châu là người nghiên cứu sớm nhất và có nhiều công trình về lí thuyết nghĩa của từ. Chính ông đã góp phần xây dựng cơ sở nền tảng cho ngữ nghĩa học từ vựng tiếng Việt. Theo ông, “Nghĩa của từ là hợp điểm, là kết quả của những nhân tố và tác động giữa những nhân tố tạo nên nghĩa. Trong số những nhân tố đó, có những nhân tố ngoài ngôn ngữ và có những nhân tố nằm trong ngôn ngữ”. [17, tr.98] Quan niệm này của Đỗ Hữu Châu không chỉ dừng lại ở việc đưa ra khái niệm nghĩa của từ mà còn bàn tới các thành phần ý nghĩa của từ. Tác giả đã xác định các nhân tố ngoài ngôn ngữ là (1) sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, có thể thuộc thế giới nội tâm, có thể thuộc thế giới ảo tưởng; (2) sự hiểu biết của con người về nhân tố thứ (1), và (3) nhân tố lịch sử xã hội (mỗi thời đại và các tập thể xã hội khác nhau cũng ảnh hưởng đến nghĩa của từ, khiến cho mỗi từ có thể có những vẻ nghĩa riêng). Còn các nhân tố thuộc ngôn ngữ là: (1) toàn bộ hệ thống ngôn ngữ với những quan hệ giữa chúng; (2) chức năng tín hiệu học của từ. Tác giả thay tam giác nghĩa hình học phẳng bằng hình tháp nghĩa hình học không gian như sau: Từ-trừu tượng Người dùng Tư duy Chức năng tín hiệu Sự vật Hệ thống ngôn ngữ Sơ đồ hình tháp nghĩa [17, tr.101]
- 11 Theo sơ đồ này thì đỉnh cao nhất của tháp là từ (trừu tượng) với hai thành phần là hình thức và ý nghĩa. Ở mỗi đỉnh của đáy là từng nhân tố góp phần làm thành ý nghĩa, gồm: sự vật, hiện tượng, sự hiểu biết của tư duy; nhân tố người sử dụng; các chức năng tín hiệu học; cấu trúc của ngôn ngữ. Đồng thời, tác giả cũng bàn tới các quan hệ ngữ nghĩa và trường từ vựng – ngữ nghĩa… Tiếp theo đó, ngữ nghĩa học đã từng bước được quan tâm như một bộ môn độc lập với sự xuất hiện của một số công trình khoa học. Nguyễn Thiện Giáp [34] đã tổng hợp đầy đủ các quan niệm về nghĩa. Tác giả cho rằng: “Nghĩa của từ là quan hệ gần gũi với chân lí hơn. Nhưng vì từ có quan hệ rất đa dạng với các hiện tượng khác cho nên nghĩa của từ cũng là một đối tượng phức tạp, bao gồm một số thành tố đơn giản hơn như: nghĩa sở chỉ, nghĩa sở biểu, nghĩa sở dụng, nghĩa kết cấu”. [34, tr.125] Quan niệm này của tác giả cũng chỉ ra các thành tố nghĩa của từ. Mặc dù, quan niệm của ông và Đỗ Hữu Châu không khác nhau nhiều. Nhưng hệ thuật ngữ thì có khác nhau. Nếu như Đỗ Hữu Châu gọi các thành phần nghĩa của từ là “nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thái” [18] thì Nguyễn Thiện Giáp dùng: “nghĩa sở chỉ, nghĩa sở biểu và nghĩa sở dụng” [34]. Ở một số công trình khác, Nguyễn Thiện Giáp cũng đã đề cập đến ngữ nghĩa học từ vựng như: “sự biển đổi ý nghĩa của từ ngữ, những quan hệ về nghĩa của từ, trường nghĩa…” [35]. Tiếp theo là Tập bài giảng về Ngữ nghĩa học của Lê Quang Thiêm [82] Đây có thể coi như một công trình xác lập ngữ nghĩa học với tư cách là một bộ môn ngôn ngữ học riêng. Ngoài việc giới thiệu những thành tựu về ngữ nghĩa học, tác giả cũng thể hiện cách lí giải về “tầng nghĩa và kiểu nghĩa chức năng từ vựng”,“tầng nghĩa và kiểu nghĩa trong các phạm trù ngữ pháp”, “tầng nghĩa và kiểu nghĩa hiển ngôn của lời”… Trong công trình này, không chỉ nghĩa học từ vựng mà nghĩa học ngữ pháp và nghĩa học ngữ dụng cũng được Lê Quang Thiêm bàn tới. Đây là cái mới của công trình này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam,
188 p | 205 | 59
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong Tiếng Việt (liên hệ với Tiếng Anh)
204 p | 165 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
220 p | 187 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
158 p | 156 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ Việt - Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình
213 p | 108 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt
263 p | 62 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu diễn ngôn quảng cáo Anh - Việt
249 p | 33 | 17
-
Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
206 p | 115 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ trách trong tiếng Việt và việc sử dụng của giáo viên ở môi trường sư phạm
200 p | 36 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt từ quan điểm ngữ pháp học chức năng hệ thống
293 p | 27 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt
295 p | 19 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của thuật ngữ thủy sản tiếng Anh và các tương đương trong tiếng Việt
215 p | 27 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Thuật ngữ ngành mỏ và địa chất tiếng Việt
238 p | 32 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hồi chỉ Zéro trong hội thoại qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu Việt Nam từ 1986 đến 2000
169 p | 18 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm vốn từ và phát ngôn của trẻ tự kỉ từ 3 đến 6 tuổi (Khảo sát một số trẻ tự kỉ trên địa bàn Hà Nội)
226 p | 20 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
200 p | 14 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
29 p | 20 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn