Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ vai giao tiếp trong lực lượng công an nhân dân Việt Nam (qua một vài kịch bản phim)
lượt xem 7
download
Mục đích của luận án là tìm hiểu đặc điểm vai giao tiếp của ngƣời chiến sĩ CAND Việt Nam qua một vài kịch bản phim. Từ đó, luận án góp phần vào nghiên cứu giao tiếp ngôn ngữ nói chung, giao tiếp tiếng Việt theo sự phân tầng xã hội của ngôn ngữ học xã hội nói riêng; góp phần vào xây dựng văn hóa giao tiếp trong lực lƣợng CAND Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ vai giao tiếp trong lực lượng công an nhân dân Việt Nam (qua một vài kịch bản phim)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN =================== NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VAI GIAO TIẾP TRONG LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM (QUA MỘT VÀI KỊCH BẢN PHIM) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN =================== NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VAI GIAO TIẾP TRONG LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM (QUA MỘT VÀI KỊCH BẢN PHIM) Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 62 22 02 40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN VĂN KHANG HÀ NỘI - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đƣợc nêu trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Hà Nội, tháng… năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Thúy Hiền
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ học, Phòng Đào tạo (Bộ phận Quản lý sau đại học) – Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Cảm ơn các thầy cô giáo ở Khoa Ngôn ngữ học, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, luôn động viên, nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi suốt quá trình học tập. Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Văn Khang, ngƣời thày mẫu mực cho tôi tri thức, kinh nghiệm, niềm say mê nghiên cứu để hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè và ngƣời thân trong gia đình đã tiếp sức cho tôi, giúp tôi có đƣợc kết quả nhƣ hôm nay. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng… năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Thúy Hiền
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC ..........................................................................................................................1 BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................4 DANH MỤC BẢNG .........................................................................................................5 DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................................6 MỞ ĐẦU .............................................................................................................................7 Chƣơng 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN ........................................................................................15 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................... 15 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về vai giao tiếp .....................................................15 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ của người chiến sĩ công an nhân dân .............................................................................................................22 1.2. Cơ sở lí thuyết ...................................................................................... 25 1.2.1. Một số vấn đề về lí thuyết giao tiếp ngôn ngữ........................................25 1.2.2. Vai giao tiếp ..............................................................................................34 1.2.3. Lí thuyết về xưng hô..................................................................................44 1.2.4. Lí thuyết hành vi ngôn ngữ ......................................................................50 1.3. Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................ 56 Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CÁC VAI GIAO TIẾP TRONG LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG GIAO TIẾP CHÍNH THỨC .......58 2.1. Giới hạn khảo sát................................................................................. 58 2.2. Các vai giao tiếp trong giao tiếp chính thức trong lực lƣợng Công an nhân dân ...................................................................................................... 60 2.2.1. Cặp vai trên – vai dưới .............................................................................63 2.2.2. Cặp vai ngang ...........................................................................................71 1
- 2.3. Xƣng hô giữa các vai giao tiếp trong giao tiếp chính thức trong lực lƣợng Công an nhân dân ............................................................................. 73 2.3.1. Các kiểu xưng hô của lực lượng Công an nhân dân .............................74 2.3.2. Nhận xét .....................................................................................................74 2.3.3. Xưng hô của các cặp vai giao tiếp của chiến sĩ Công an nhân dân ....75 2.4. Những hành vi ngôn ngữ (Speech acts) của các vai giao tiếp trong giao tiếp chính thức trong lực lƣợng Công an nhân dân ................................... 102 2.4.1. Phân loại các hành vi ngôn ngữ của các cặp vai giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân trong giao tiếp chính thức.....................................103 2.4.2. Một số hành vi ngôn ngữ đặc trưng được lực lượng Công an nhân dân sử dụng trong giao tiếp chính thức ..................................................................114 2.5. Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................. 118 Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CÁC VAI GIAO TIẾP TRONG LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG GIAO TIẾP PHI CHÍNH THỨC............................................................................................................ 120 3.1. Giới hạn khảo sát................................................................................ 120 3.2. Các vai giao tiếp trong giao tiếp phi chính thức trong lực lƣợng Công an nhân dân .................................................................................... 121 3.2.1. Tương tác trong nội bộ lực lượng Công an nhân dân ........................124 3.2.2. Tương tác ngoài lực lượng Công an nhân dân....................................129 3.3. Xƣng hô giữa các vai giao tiếp trong giao tiếp phi chính thức của lực lƣợng Công an nhân dân ........................................................................... 133 3.3.1. Các kiểu xưng hô của lực lượng Công an nhân dân ...........................134 3.3.2. Nhận xét ...................................................................................................134 3.3.3. Cách xưng hô của các cặp vai giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân ............................................................................................................136 2
- 3.3.4. Khảo sát trường hợp cặp vai “tôi” – “đồng chí” trong giao tiếp phi chính thức của lực lượng Công an nhân dân .................................................157 3.4. Những hành vi ngôn ngữ tƣơng ứng của các vai giao tiếp trong giao tiếp phi chính thức của lực lƣợng Công an nhân dân .......................................... 162 3.4.1. Hành vi ngôn ngữ cùng biểu thức ngôn ngữ của các cặp vai trong lực lượng Công an nhân dân ..................................................................................163 3.4.2. Hành vi ngôn ngữ của các cặp vai giữa lực lượng Công an nhân dân với đối tượng ngoài lực lượng Công an nhân dân .........................................174 3.5. Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................. 179 KẾT LUẬN.................................................................................................................... 181 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................... 186 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 187 PHỤ LỤC 3
- BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT CAND Công an nhân dân CB Cán bộ ĐTNN Đối tƣợng nƣớc ngoài ĐTTN Đối tƣợng trong nƣớc HSQ Hạ sĩ quan CN Cá nhân ĐT Đối tƣợng LĐ 1 Lãnh đạo 1 LĐ 2 Lãnh đạo 2 LL CAND Lực lƣợng Công an nhân dân TCTN Tổ chức trong nƣớc TCNN Tổ chức nƣớc ngoài ND Nhân dân NNN Ngƣời nƣớc ngoài Sp1/ S Ngƣời nói (ngƣời viết)/ ngƣời phát Sp2/ H Ngƣời nghe (ngƣời đọc)/ ngƣời nhận IFIDs: Các phƣơng tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời 4
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Thống kê cuộc thoại và nhân vật trong giao tiếp chính thức......... 59 Bảng 2.2: Phân cấp vị thế của các vai giao tiếp theo vị thế xã hội trong giao tiếp chính thức ................................................................................................ 61 Bảng 2.3: Các nhóm HVNN của LL CAND ............................................... 103 Bảng 2.4: Bảng phân loại HVNN của vai lãnh đạo 1 (LĐ 1) ..................... 103 Bảng 2.5: Bảng phân loại các nhóm HVNN của vai LĐ 2 với các vai giao tiếp trong và ngoài lực lƣợng CAND. .................................................................. 108 Bảng 2.6: Bảng phân loại các nhóm HVNN của vai CB với các vai giao tiếp trong và ngoài lực lƣợng CAND .................................................................. 112 Bảng 3.1: Bảng phân cấp vị thế của các vai giao tiếp trong giao tiếp phi chính thức .................................................................................................... 122 Bảng 3.2: Các cặp vai của nội bộ LL CAND trong giao tiếp phi chính thức ..... 124 Bảng 3.3: Các cặp vai của nội bộ LL CAND trong giao tiếp phi chính thức ..... 129 Bảng 3.4: Phân loại các nhóm HVNN theo các cặp vai giao tiếp của lực lƣợng CAND ................................................................................................ 163 Bảng 3.5: Bảng phân loại các nhóm HVNN của các vặp vai trên – vai dƣới ....166 Bảng 3.6: Bảng phân loại các nhóm HVNN của các vặp vai trên – vai dƣới ....176 5
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Mô hình 2.1: Phân cấp quan hệ bậc dựa theo nhân tố quyền lực của ngƣời chiến sĩ CAND trong giao tiếp chính thức ............................................................................... 60 Biểu đồ 2.1 a: Các cặp vai trong nội bộ lực lƣợng CAND ....................................... 62 Biểu đồ 2.1b: Các cặp vai giữa lực lƣợng CAND và tổ chức, cá nhân ngoài lực lƣợng ..................................................................................................................... 62 Biểu đồ 2.2: Các kiểu xƣng hô trong giao tiếp của lực lƣợng CAND ..................... 74 Biểu đồ 2.3: Tƣơng quan các kiểu xƣng – hô của cặp vai trong lực lƣợng CAND 76 Biểu đồ 2.4: Tƣơng quan các kiểu xƣng – hô giữa cặp vai giữa lực lƣợng CAND và đối tƣợng ngoài LL CAND trong giao tiếp chính thức ............................................. 86 Biểu đồ 3.1: Biểu đồ phân loại các cặp vai giao tiếp của LL CAND trong giao tiếp phi chính thức............................................................................................................. 123 Biểu đồ 3.2: Các kiểu xƣng hô của các vai giao tiếp của LL CAND .................... 134 trong giao tiếp phi chính thức..................................................................................... 134 Biểu đồ 3.3: Phân loại các nhóm HVNN của LL CAND trong giao tiếp phi chính thức .................................................................................................................. 162 Biểu đồ 3.4: Các nhóm HVNN của các cặp vai trong LL CAND ........................ 163 Biểu đồ 3.5: Các HVNN trong giao tiếp giữa LL CAND với đối tƣợng ngoài LL CAND ................................................................................................................................... 174 6
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Khoảng hai thập niên lại đây hòa cùng xu hƣớng phát triển của ngôn ngữ học thế giới, ngôn ngữ học Việt Nam đã chú trọng nghiên cứu vấn đề giao tiếp với nhiều nội dung, trong đó có vai giao tiếp. Vai giao tiếp đƣợc hình thành từ quan hệ giao tiếp và đóng vai trò quyết định trong việc lựa chọn ngôn ngữ. Quan hệ giao tiếp là mối quan hệ qua lại giữa những nhân vật tham gia giao tiếp. Quan hệ này đƣợc xây dựng trên cơ sở hệ thống các mối quan hệ xã hội chung và cấu trúc của xã hội đó. Mỗi cá nhân trong xã hội có rất nhiều vai từ gia đình cho đến xã hội. Trong mỗi cuộc giao tiếp, con ngƣời sẽ lựa chọn cho mình một vai giao tiếp phù hợp. Việc lựa chọn vai giao tiếp phụ thuộc vào rất nhiều các nhân tố nhƣ: hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, chủ đề giao tiếp,... Vì vậy, để cuộc giao tiếp đƣợc thành công thì mỗi nhân vật giao tiếp phải xác định vai giao tiếp của mình và điều này mang tính quyết định trong việc lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp của mỗi nhân vật. 1 2. Trong ngành Công an nhân dân (CAND), vai giao tiếp đƣợc thể hiện và quy định cụ thể trong Điều lệnh Công an nhân dân (CAND). Điều lệnh quy định rõ mô hình xƣng hô “tôi”- “đồng chí”. Trong các cuộc họp, có thể là lớn nhƣ hội nghị giữa các lãnh đạo cấp cao; có khi chỉ là một cuộc họp tổ, đội, nhóm, sinh hoạt chuyên môn…, cách xƣng hô thông dụng trở thành chính thức mang tính bắt buộc là tôi - đồng chí. Ví dụ, vị công an cấp tƣớng cũng xƣng với vị công an cấp bậc hạ sĩ quan là “tôi” và gọi vị hạ sĩ quân đó là “đồng chí”; ngƣợc lại, vị công an cấp bậc hạ sĩ quan có thể xƣng là “tôi” và gọi vị công an cấp tƣớng là “đồng chí”. Nhƣ vậy, cặp xƣng hô “tôi” – “đồng chí” đƣợc coi là cặp xƣng hô mang tính hạt nhân. Nếu xét thuần túy từ góc độ ngôn từ thì cặp xƣng hô trên là cặp xƣng hô “ngang vai”. Đây chính là 7
- một đặc điểm nổi trội của cách xƣng hô trong lực lƣợng vũ trang nói chung, lực lƣợng CAND nói riêng. Tuy nhiên, trong thực tế giao tiếp, các vai giao tiếp trong lực lƣợng CAND cũng luôn thay đổi sao cho phù hợp với bối cảnh giao tiếp. Không chỉ thể hiện ở xƣng hô, ngôn ngữ vai giao tiếp đƣợc thể hiện ở việc sử dụng hành vi ngôn ngữ khi tham gia giao tiếp gắn với mục đích giao tiếp. Cho đến nay chƣa có công trình nghiên cứu nào về vai giao tiếp trong lực lƣợng CADN. Vì những lí do trên, chúng tôi chọn “Đặc điểm ngôn ngữ vai giao tiếp trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (qua một vài kịch bản phim) làm đề tài luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Mục đích của luận án là tìm hiểu đặc điểm vai giao tiếp của ngƣời chiến sĩ CAND Việt Nam qua một vài kịch bản phim. Từ đó, luận án góp phần vào nghiên cứu giao tiếp ngôn ngữ nói chung, giao tiếp tiếng Việt theo sự phân tầng xã hội của ngôn ngữ học xã hội nói riêng; góp phần vào xây dựng văn hóa giao tiếp trong lực lƣợng CAND Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ chủ yếu sau: 1) Trình bày, hệ thống hóa một số nội dung cơ bản về lí thuyết giao tiếp ngôn ngữ liên quan đến đề tài nghiên cứu. 2) Nghiên cứu, khảo sát các đặc điểm ngôn ngữ vai giao tiếp của lực lƣợng CAND Việt Nam trong giao tiếp chính thức với các nội dung: xƣng hô và hành vi ngôn ngữ. 3) Nghiên cứu, khảo sát các đặc điểm ngôn ngữ vai giao tiếp của lực lƣợng Công an nhân dân Việt Nam trong giao tiếp phi chính thức với các nội dung: xƣng hô và hành vi ngôn ngữ. 8
- 3. Đối tƣợng, phạm vi và tƣ liệu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu biểu hiện của các đặc điểm ngôn ngữ của các vai giao tiếp của ngƣời chiến sĩ CAND trong giao tiếp chính thức và phi chính thức (qua một vài kịch bản phim) từ các phƣơng diện xƣng hô và hành vi ngôn ngữ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của các vai giao tiếp trong giao tiếp chính thức và phi chính thức của ngƣời chiến sĩ CAND. 3.3. Tư liệu nghiên cứu 1) Nguồn tƣ liệu nghiên cứu: đối tƣợng nghiên cứu của Ngôn ngữ học xã hội là ngôn ngữ giao tiếp trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, trong phạm vi luận án, chúng tôi khảo sát phần lời thoại của các nhân vật thuộc lực lƣợng CAND và nhân vật tƣơng tác với lực lƣợng CAND làm tƣ liệu khảo sát. Việc lựa chọn nguồn tƣ liệu nghiên cứu trên xuất phát từ hai lí do sau: Thứ nhất, do thời gian thực hiện đề tài luận án có hạn nên việc khảo sát tƣ liệu thực tiễn bằng hình thức ghi âm, điều tra bằng phiếu khảo sát,… không cho phép và do đặc trƣng ngành của lực lƣợng CAND quy định nên khó khăn cho tác giả trong tiếp xúc trực tiếp. Thứ hai, khi lựa chọn kịch bản phim làm ngữ liệu nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: kịch bản phim về ngƣời chiến sĩ CAND đƣợc các tác giả từng công tác trong Ngành viết. Những sự kiện và cá nhân tiêu biểu của thực tiễn là chất liệu sáng tạo đƣợc tác giả tái hiện, xây dựng thành những bối cảnh chân thực và hình tƣợng nhân vật sống động trong kịch bản phim. Tuy nhiên, để hạn chế và lƣợc bỏ những yếu tố hƣ cấu và điển hình hoá của đặc trƣng thể loại kịch bản phim, chúng tôi đã dựa trên đặc trƣng thể loại văn học (kịch bản phim) khu biệt, đồng thời, xin ý kiến từ các tác giả Nguyễn Xuân Hải và Nguyễn Nhƣ Phong. Vì dung lƣợng luận án không cho phép, chúng tôi tạm gác nghiên cứu phần giao tiếp phi lời. 9
- 2) Phạm vi tƣ liệu đƣợc giới hạn ở 6 kịch bản phim của hai tác giả:1/ Tác giả Nguyễn Xuân Hải với các kịch bản phim: Những kẻ giấu mặt (2 tập); Thức tỉnh (2 tập); Sa Mi, em ở đâu? (2 tập); Những đứa con biệt động Sài Gòn - Phần 1 (39 tập); 2/ Tác giả Nguyễn Nhƣ Phong với các kịch bản phim: Bí mật tam giác vàng (38 tập); Chạy án (40 tập). Lí do chúng tôi lựa chọn 6 kịch bản phim của 2 tác giả Nguyễn Xuân Hải và Nguyễn Nhƣ Phong là tƣ liệu nghiên cứu: Thứ nhất, xu hƣớng quốc tế hóa mang lại nhiều lợi thế cho đất nƣớc ta hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, mặt trái của xu thế đó là tình hình tội phạm và bất ổn xã hội ngày càng có xu hƣớng phức tạp hóa từ hình thức đến hành vi. Là lực lƣợng có nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội, lực lƣợng CAND giữ vai trò tiên phong và quan trọng trong việc duy trì ổn định trật tự an toàn, an ninh quốc gia. Có rất nhiều các tác phẩm viết về vấn đề vừa nêu, tuy nhiên, 6 kịch bản phim của 2 tác giả Nguyễn Xuân Hải và Nguyễn Nhƣ Phong là các tác phẩm phản ánh kịp thời, chi tiết, toàn diện… công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn hội nhập có nhiều biến động nhất của đời sống xã hội và thu hút đƣợc đông đảo khán giả đón nhận. Thứ hai, 6 tác phẩm là 6 tấm gƣơng phản chiếu các bình diện và phạm vi khác nhau của ngƣời chiến sĩ CAND trong thực hiện nhiệm vụ cũng nhƣ trong sinh hoạt đời thƣờng. Các tác phẩm là sự liền mạch phạm vi từ vùng núi đến vùng xuôi, từ nông thôn đến thành thị, từ phạm vi gia đình đến phạm vi xã hội, từ phạm vi quốc gia đến phạm vi quốc tế,… với rất nhiều nhân vật thuộc các tầng lớp trong mối liên quan đến lực lƣợng CAND. Thứ ba, trong quá trình thực hiện thu thập tƣ liệu, chúng tôi có đƣợc sự giúp đỡ từ hai tác giả Nguyễn Xuân Hải và Nguyễn Nhƣ Phong trong việc lí giải các hình tƣợng chiến sĩ trong các tác phẩm nói riêng và dụng ý nghệ thuật của các kịch bản phim nói chung. 10
- 3) Kịch bản truyền hình (tiếng Pháp: scénario) là kịch bản văn học làm cơ sở để xây dựng tác phẩm truyền hình, khác với kịch bản phân cảnh của đạo diễn. Đặc điểm của kịch bản truyền hình là gắn liền với hình tƣợng thị giác, tập trung khai thác các yếu tố thấy đƣợc của đối tƣợng. Do đó, nhân vật, cốt truyện, mâu thuẫn, diễn biến,… đều thể hiện qua các chi tiết, động tác thấy đƣợc, không cần sự trần thuật nhƣ nhà tiểu thuyết. Trong điện ảnh, cái nghe đƣợc phục tùng cái thấy đƣợc. Đối thoại, độc thoại quá nhiều sẽ tổn hại đến tính hoàn chỉnh của hình tƣợng thị giác. Kịch bản trƣớc hết vạch ra “đề cương” tác phẩm; thứ hai, kịch bản đóng vai trò nhƣ một yếu tố liên hệ giữa những cá nhân có liên quan đến công việc, liên hệ giữa yếu tố kỹ - nghệ thuật, thống nhất hành động, các phƣơng tiện biểu hiện ăn khớp bổ trợ cho nhau tạo nên một chỉnh thể, một tác phẩm hoàn hảo. Kịch bản phim truyền hình về ngƣời chiến sĩ CAND là kịch bản văn học về đề tài đặc thù nghề nghiệp của ngành Công an. Nội dung câu chuyện trong kịch bản phim rất đa dạng. Các kịch bản phim truyền hình về lực lƣợng CAND thƣờng đề cập tới những vụ án với nhiều tình tiết hồi hộp, gay cấn. Ngoài ra, phía sau mỗi sự vụ ấy là những câu chuyện đánh án ẩn chứa rất nhiều bí mật mà độc giả khó có thể biết đƣợc... 4) Nhân vật ngƣời chiến sĩ CAND: Hình ảnh ngƣời chiến sĩ đƣợc thể hiện trong các kịch bản phim hình đã đƣa đến cho khán giả một cách nhìn khá đa dạng về thế giới của những ngƣời gác cửa bình yên cuộc sống. Đó có thể là những ngƣời cán bộ tài trí, trung thực nhƣ: đại tá Hòa, trung tá Minh, đại tá Vương,… Những nhân vật đó đại diện cho hình tƣợng những ngƣời chiến sĩ CAND làm việc quyết đoán, nghiêm khắc, bản lĩnh song luôn nhân hậu, thấu hiểu lí lẽ, luôn vất vả, gian lao và khó khăn hơn khi công việc của họ luôn phải đối đầu giữa thiện – ác từng giây từng phút. Hay đó là hình ảnh những chiến sĩ Công an dám hi sinh thân mình khi đỡ đạn cho đồng đội. 11
- Không chỉ thành công trong việc khắc họa hình ảnh tích cực của ngƣời chiến sĩ CAND, các kịch bản cũng nêu những mặt trái, góc khuất của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ tha hóa. Đó có thể là nhân vật Chƣơng- một ngƣời từng đứng trong hàng ngũ Công an, nhƣng bị mờ mắt bởi đồng tiền nên đã sa ngã, đã đánh mất bản ngã của ngƣời chiến sĩ CAND hoặc cũng có thể là nhân vật Bá, hay nhân vật Sắc … 4. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, luận án sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu ngôn ngữ và thủ pháp nghiên cứu sau: 4.1. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp phân tích diễn ngôn: chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để tập trung nghiên cứu hội thoại và chỉ ra những nhân tố chi phối đến xƣng hô, hành vi ngôn ngữ của các vai giao tiếp trong từng hoàn cảnh giao tiếp; chúng tôi so sánh và lí giải điểm tƣơng đồng và khác biệt của vai giao tiếp trong từng hoàn cảnh, đồng thời làm rõ đặc điểm ngôn ngữ của các vai giao tiếp trong lực lƣợng CAND. - Phƣơng pháp miêu tả: dựa trên kết quả khảo sát, chúng tôi phân tích, miêu tả đặc điểm xƣng hô, hành vi ngôn ngữ, của các vai giao tiếp trong giao tiếp chính thức và phi chính thức; chỉ ra mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn sử dụng ngôn ngữ, giữa ngôn ngữ và ngƣời chiến sĩ CAND, sự tƣơng tác giữa ngôn ngữ trong hệ thống và nghĩa ngữ dụng… - Nghiên cứu liên ngành: vì đối tƣợng nghiên cứu và tƣ liệu khảo sát của luận án liên quan đến văn bản nghệ thuật cho nên, ngoài những tri thức ngôn ngữ học làm nền tảng, chúng tôi sử dụng các tri thức và kỹ năng của các chuyên ngành khác trong quá trình tìm hiểu nhƣ: lý luận văn học, tâm lý học tội phạm, xã hội học, sử học, khoa học hình sự… 12
- 4.2. Thủ pháp nghiên cứu Luận án sử dụng một số thủ pháp nghiên cứu nhƣ: - Thủ pháp thống kê, phân loại, thủ pháp phân tích ngữ cảnh để dựng lên bức tranh toàn cảnh về hoàn cảnh giao tiếp của ngƣời chiến sĩ công an với việc lựa chọn vai giao tiếp; tính đếm số lƣợng và tần suất xuất hiện của các từ ngữ xƣng hô, hành vi ngôn ngữ các vai sử dụng. - Thủ pháp so sánh, đối chiếu đƣợc chúng tôi sử dụng để chỉ ra sự giống và khác nhau thói quen sử dụng hành vi ngôn ngữ, lựa chọn từ ngữ xƣng hô,… của các vai giao tiếp từng hoàn cảnh cụ thể. 5. Đóng góp của đề tài 5.1. Về mặt lí luận Luận án góp phần giải quyết một số vấn đề về giao tiếp tiếng Việt nói chung và giao tiếp của ngƣời chiến sĩ CAND dƣới tác động của các nhân tố ngôn ngữ - xã hội. Tách nhân tố vai giao tiếp ra thành một biến xã hội để nghiên cứu về xƣng hô và hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp chính thức và phi chính thức của ngƣời chiến sĩ CAND, luận án góp phần nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và ngƣời chiến sĩ CAND, một hƣớng nghiên cứu liên ngành hay đa ngành của ngôn ngữ học hiện đại. 5.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần nghiên cứu giao tiếp tiếng Việt dƣới tác động của biến xã hội – vai giao tiếp. Thông qua việc nghiên cứu vai giao tiếp trong các hoàn cảnh giao tiếp chính thức và phi chính thức với các nội dung cụ thể: xƣng hô, hành vi ngôn ngữ và nghiên cứu trƣờng hợp cụ thể của cặp vai “tôi” – “đồng chí” có thể thấy đƣợc những biến đổi về lối ứng xử văn hóa – ngôn ngữ của ngƣời chiến sĩ CAND. Đồng thời, luận án góp phần phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục văn hóa ứng xử của ngƣời chiến sĩ CAND trong nhà trƣờng công an và trong phong trào học tập và làm việc theo quy định của pháp luật trong thời đại mới. 13
- 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của luận án. Chƣơng 2: Đặc điểm ngôn ngữ các vai giao tiếp trong lực lượng Công an nhân dân trong giao tiếp chính thức. Chƣơng 3: Đặc điểm ngôn ngữ các vai giao tiếp trong lực lượng Công an nhân dân trong giao tiếp phi chính thức. 14
- Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về vai giao tiếp 1.1.1.1. Trên thế giới Trong giao tiếp, các quan hệ quyền lực và thân hữu luôn hiện hữu trong mọi cấu trúc xã hội. Điều này lí giải, hai quan hệ này thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau, trong đó có ngôn ngữ học. Tiếp cận đối tƣợng ở những hƣớng khác nhau trên hệ tƣ tƣởng chung của ngành, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học lại có những cách tiếp cận khác nhau. Trên cơ sở tìm hiểu, chúng tôi điểm qua một số hƣớng nghiên cứu của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ nhƣ: Thứ nhất, nghiên cứu về quan hệ giao tiếp trong giao tiếp. Tiêu biểu cho hƣớng nghiên cứu này là: Michael Focault (triết gia ngƣời Pháp; 1926 – 1984), Pierre Bourdieu (1930 - 2002),... Michael Forcault đƣợc xem là ngƣời đầu tiên nhận ra và đƣa lí luận về quan hệ quyền lực vào trong việc lựa chọn vai và sử dụng ngôn ngữ. Bằng việc chỉ ra và phân tích ba đặc điểm cơ bản về quyền lực và ngôn ngữ, tác giả Forcault đã chỉ ra: “trong các tương quan của con người, cho dù các tương quan đó bao gồm sự giao tiếp bằng lời nói như chúng ta đang tham gia ngay lúc này, hay những tương quan kinh tế, thể chế, tình yêu, thì quyền lực luôn có mặt.”[113]. Điều này đồng nghĩa với việc cho rằng quan hệ quyền lực là quan hệ có sẵn trong xã hội để các cá nhân lựa chọn vai giao tiếp cũng nhƣ mã ngôn ngữ phù hợp. Tiếp sau Focault, Pierre Bourdieu đã phát triển, mở rộng mối quan hệ quyền lực, vai giao tiếp và ngôn ngữ. Cùng với việc chỉ ra mối quan hệ quyền lực và các hình thức chiếm hữu của nhà nƣớc, tác giả đồng thời nêu ra: vị thế của mỗi 15
- cá nhân trong không gian xã hội không tồn tại tự nó, mà tồn tại trong sự so sánh với số lƣợng tƣ bản do các cá nhân khác sở hữu. Minh chứng cho điều này, Pierre Bourdier đã đƣa ra ví dụ: xem xét ở phạm vi pháp đình, sự chênh lệch về nguồn lực ngôn ngữ (lƣợng từ vựng chuyên ngành luật, khả năng sử dụng cấu trúc cú pháp phức tạp, hiểu biết về nghi thức giao tiếp ngôn ngữ tòa án...) sẽ đƣa đến sự chênh lệch về quyền lực giữa một bên là những ngƣời tiến hành tố tụng; một bên là những ngƣời tham gia tố tụng. Khái niệm quyền lực tƣợng trƣng của Bourdieu đã cung cấp một khung phân tích cho mối quan hệ quyền lực và ngôn ngữ khá cụ thể, gắn với những ngữ cảnh cụ thể trong giao tiếp. [36] Một trong những công trình đáng chú ý thuộc hƣớng nghiên cứu này là “Language and Power” của tác giả Norman Fairclough: “bàn về cách ngôn ngữ hoạt động để duy trì và thay đổi các mối quan hệ quyền lực trong xã hội đương đại và cách hiểu các quy trình này có thể cho phép con người phản ứng linh hoạt và thay đổi chúng.” [106, tr. x + 248] Dựa trên năm mối quan hệ tích cực giữa ngôn ngữ và quyền lực trong giao tiếp xuất hiện từ các nghiên cứu ngôn ngữ học, xã hội học, phân tích hội thoại, tâm lí học xã hội của ngôn ngữ và giao tiếp, đồng tác giả Sik Hung Ng và Fie Deng đã chỉ ra hai trong số các mối quan hệ đó xuất phát từ quyền lực ẩn sau ngôn ngữ mà nó thể hiện và quyền lực tồn tại ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô: “Ở cấp độ vi mô, quyền lực ẩn sau ngôn ngữ là những nhân tố thuộc sở hữu của người phát ngôn như vũ khí, tiền bạc, địa vị xã hội hoặc những phẩm chất cá nhân khác – những nhân tố đó được thể hiện thông qua ngôn ngữ, người nói tác động đến người nghe. Ở cấp độ vĩ mô, quyền lực phía sau ngôn ngữ là sức mạnh tập thể (sức sống của ngôn ngữ dân tộc) của cộng đồng nói ngôn ngữ đó” [120, tr. 1-2]. Thứ hai, nghiên cứu về xưng hô của các vai giao tiếp. Brown và Gilman trong công trình “The pronouns of power and solidarity”[95] thông qua khảo sát hai quan hệ “quyền lực” và “thân hữu” 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam,
188 p | 208 | 62
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong Tiếng Việt (liên hệ với Tiếng Anh)
204 p | 167 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ Việt - Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình
213 p | 110 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
158 p | 157 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt
263 p | 77 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu diễn ngôn quảng cáo Anh - Việt
249 p | 38 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ trách trong tiếng Việt và việc sử dụng của giáo viên ở môi trường sư phạm
200 p | 39 | 17
-
Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
206 p | 120 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt từ quan điểm ngữ pháp học chức năng hệ thống
293 p | 35 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt
295 p | 20 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của thuật ngữ thủy sản tiếng Anh và các tương đương trong tiếng Việt
215 p | 27 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm vốn từ và phát ngôn của trẻ tự kỉ từ 3 đến 6 tuổi (Khảo sát một số trẻ tự kỉ trên địa bàn Hà Nội)
226 p | 23 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hồi chỉ Zéro trong hội thoại qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu Việt Nam từ 1986 đến 2000
169 p | 19 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
200 p | 17 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
29 p | 22 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi
236 p | 3 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi
27 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn