intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh-Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:166

44
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ sự tương đồng và khác biệt về đặc điểm cấu tạo, con đường hình thành và đặc điểm định danh của thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ làm cơ sở cho công tác dịch thuật, xây dựng và chuẩn hóa hệ thuật ngữ thời trang tiếng Việt ngày nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh-Việt

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ HUỆ ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ THỜI TRANG ANH-VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2019
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ HUỆ ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ THỜI TRANG ANH-VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Mã số: 9 22 20 24 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh- Việt là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu được trình bày trong luận án một cách trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Tác giả Hoàng Thị Huệ
  4. LỜI CẢM ƠN Luận án được hoàn thành bằng sự nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn, động viên, khuyến khích của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Vũ Thị Thanh Hương, người thầy đã hướng dẫn, động viên giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận án này. Những nhận xét và đánh giá của cô, đặc biệt là những gợi ý về hướng giải quyết vấn đề trong suốt quá trình nghiên cứu, thực sự là những bài học vô cùng quý giá đối với tôi không chỉ trong quá trình viết luận án mà cả trong hoạt động nghiên cứu chuyên môn sau này. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Văn hóa, Thể thao & Du lịch Thanh Hóa- nơi tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận án. Tôi cũng bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Khoa Ngôn ngữ học - Học viện khoa học xã hội, Viện Ngôn ngữ học, các nhà khoa học, gia đình và các bạn đồng nghiệp đã chia sẻ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện Luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả Hoàng Thị Huệ
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................................................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuật ngữ ..................................................... 7 1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam .................... 7 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ thời trang trên thế giới và ở Việt Nam ........ 19 1.2. Một số cơ sở lý thuyết về thuật ngữ ................................................................ 22 1.2.1. Khái niệm thuật ngữ ................................................................................. 22 1.2.2. Tiêu chuẩn thuật ngữ ................................................................................ 25 1.2.3. Phân biệt thuật ngữ và một số khái niệm khác ......................................... 29 1.2.4. Đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Anh và tiếng Việt ...................................... 34 1.2.5. Yếu tố cấu tạo thuật ngữ thời trang .......................................................... 36 1.2.6. Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Anh và tiếng Việt ............................. 38 1.3. Một số cơ sở lý luận về ngôn ngữ học đối chiếu ............................................ 40 1.3.1. Khái niệm về ngôn ngữ học đối chiếu ...................................................... 40 1.3.2. Phương pháp so sánh đối chiếu ................................................................ 40 1.3.3. Nguyên tắc so sánh đối chiếu ................................................................... 41 1.4. Thời trang và thuật ngữ thời trang ............................................................... 42 1.4.1. Khái niệm thời trang ................................................................................. 42 1.4.2. Khái niệm thuật ngữ thời trang................................................................. 43 Chương 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ THỜI TRANG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ............................................................. 46 2.1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt xét từ số lượng ngữ tố cấu tạo................................................................................................ 46 2.1.1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh xét từ số lượng ngữ tố cấu tạo ............................................................................................................. 46 2.1.2. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Việt xét từ số lượng ngữ tố cấu tạo ................................................................................................................. 49
  6. 2.1.3. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt xét từ số lượng ngữ tố cấu tạo .................................................................... 50 2.2. Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt xét từ phương thức cấu tạo và đặc điểm từ loại ......................................................... 51 2.2.1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh xét từ phương thức cấu tạo và đặc điểm từ loại ................................................................................. 51 2.2.2. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Việt xét từ phương thức cấu tạo và đặc điểm từ loại ................................................................................. 54 2.2.3. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt xét từ phương thức cấu tạo và đặc điểm từ loại.......................................... 56 2.3. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt xét từ nguồn gốc của yếu tố cấu tạo .................................................................................. 59 2.3.1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh xét từ nguồn gốc của yếu tố cấu tạo ...................................................................................................... 59 2.3.2. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Việt xét từ nguồn gốc của yếu tố cấu tạo ...................................................................................................... 61 2.3.3. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt xét từ nguồn gốc của yếu tố cấu tạo ........................................................... 63 2.4. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt xét từ mô hình cấu tạo ....................................................................................................... 64 2.4.1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh xét từ mô hình cấu tạo ...... 65 2.4.2. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Việt xét từ mô hình cấu tạo ...... 70 2.5. Điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt ................................................................................. 75 2.5.1. Về số lượng ngữ tố cấu tạo ....................................................................... 75 2.5.2. Về phương thức cấu tạo và đặc điểm từ loại ............................................ 76 2.5.3. Về nguồn gốc của yếu tố cấu tạo .............................................................. 77 2.5.4. Về mô hình cấu tạo ................................................................................... 78 2.6. So sánh đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ thời trang tiếng Việt với thuật ngữ tiếng Việt của một số lĩnh vực khoa học khác ............................................... 78
  7. 2.6.1. Về số lượng ngữ tố cấu tạo ....................................................................... 79 2.6.2. Về đặc điểm từ loại ................................................................................... 79 2.6.3. Về nguồn gốc cấu tạo ............................................................................... 80 Chương 3: ĐỐI CHIẾU CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH CỦA THUẬT NGỮ THỜI TRANG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ................... 83 3.1. Con đường hình thành thuật ngữ là gì? ......................................................... 83 3.2. Con đường hình thành thuật ngữ thời trang tiếng Anh ............................... 83 3.2.1. Thuật ngữ hoá từ thông thường ................................................................ 84 3.2.2. Tạo thuật ngữ mới dựa trên cơ sở ngữ liệu vốn có ................................... 87 3.2.3. Vay mượn thuật ngữ tiếng nước ngoài ..................................................... 92 3.2.4. Vay mượn thuật ngữ khoa học liên ngành................................................ 93 3.3. Con đường hình thành thuật ngữ thời trang tiếng Việt ............................... 94 3.3.1. Thuật ngữ hoá từ thông thường ................................................................ 95 3.3.2. Tạo thuật ngữ mới trên cơ sở ngữ liệu vốn có.......................................... 97 3.3.3. Vay mượn thuật ngữ tiếng nước ngoài ..................................................... 98 3.3.4. Vay mượn thuật ngữ khoa học liên ngành.............................................. 104 3.4. Điểm tương đồng và khác biệt về con đường hình thành thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt ............................................................................... 106 3.5. So sánh con đường hình thành của thuật ngữ thời trang tiếng Việt với thuật ngữ tiếng Việt của một số lĩnh vực khoa học khác................................... 107 Chương 4: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA THUẬT NGỮ THỜI TRANG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT................................................ 111 4.1. Cơ sở lý thuyết định danh ............................................................................. 111 4.1.1. Khái niệm định danh .............................................................................. 111 4.1.2. Các nguyên tắc định danh....................................................................... 112 4.1.3. Các đơn vị định danh trong thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt ... 112 4.2. Các phạm trù định danh của thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt ............................................................................................................... 113 4.2.1. Cơ sở phân loại ....................................................................................... 113 4.2.2. Các phạm trù ngữ nghĩa.......................................................................... 114
  8. 4.3. Các mô hình định danh thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt ..... 115 4.3.1. Thuật ngữ chỉ con người tham gia hoạt động thời trang ......................... 115 4.3.2. Mô hình định danh các thuật ngữ chỉ trang phục .................................... 117 4.3.3. Mô hình định danh các thuật ngữ chỉ các phụ kiện và đồ trang sức ....... 121 4.3.4. Mô hình định danh của thuật ngữ chỉ chất liệu ....................................... 123 4.3.5. Mô hình định danh thuật ngữ chỉ các chi tiết và kết cấu trang trí ........... 125 4.3.6. Mô hình định danh của thuật ngữ chỉ phong cách, thiết kế và xu hướng ................................................................................................................ 126 4.3.7. Mô hình định danh thuật ngữ các sự vật, sự kiện và phương tiện tham gia lĩnh vực thời trang....................................................................................... 129 4.3.8. Mô hình định danh của thuật ngữ chỉ hoạt động thời trang .................... 131 4.4. Điểm tương đồng và khác biệt về các đặc trưng định danh trong thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt ............................................................... 132 4.5. Đặc điểm văn hóa dân tộc qua các đặc trưng định danh của thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt ....................................................................... 137 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 141 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............. 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 147
  9. DANH MỤC VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ĐH KHXHNV Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn ĐHQG Đại học Quốc gia ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội ĐHSP Đại học Sư phạm H. Hà Nội KHXH Khoa học Xã hội NXB Nhà xuất bản THCN Trung học chuyên nghiệp TNAN Thuật ngữ âm nhạc TNDL Thuật ngữ du lịch TNPS Thuật ngữ phụ sản TNTT Thuật ngữ thời trang TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TT Thứ tự Tr. Trang
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Sự khác biệt giữa thuật ngữ và từ thông thường ...................................... 31 Bảng 1.2: Sự khác biệt giữa thuật ngữ và từ nghề nghiệp ........................................ 34 Bảng 2.1: Số lượng ngữ tố cấu tạo của thuật ngữ tiếng Anh là từ phái sinh ............ 47 Bảng 2.2: Số lượng ngữ tố cấu tạo của thuật ngữ tiếng Anh là từ ghép ................... 47 Bảng 2.3: Số lượng ngữ tố cấu tạo của thuật ngữ tiếng Anh là cụm từ định danh ... 48 Bảng 2.4: Số lượng ngữ tố cấu tạo của thuật ngữ tiếng Việt là cụm từ định danh ... 49 Bảng 2.5: Đặc điểm từ loại của thuật ngữ tiếng Anh là từ đơn ................................ 52 Bảng 2.6: Đặc điểm từ loại của thuật ngữ tiếng Anh là từ ghép ............................... 52 Bảng 2.7: Đặc điểm từ loại của thuật ngữ tiếng Anh là từ phái sinh ........................ 53 Bảng 2.8: Đặc điểm từ loại của thuật ngữ tiếng Anh là cụm từ định danh ............... 54 Bảng 2.9: Đặc điểm từ loại của thuật ngữ tiếng Việt là từ đơn ................................ 55 Bảng 2.10: Đặc điểm từ loại của thuật ngữ tiếng Việt là từ ghép ............................. 55 Bảng 2.11: Đặc điểm từ loại của thuật ngữ tiếng Việt là cụm từ định danh ............. 56 Bảng 2.12: Nguồn gốc cấu tạo của thuật ngữ thời trang tiếng Anh .......................... 60 Bảng 2.13: Nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ tiếng Việt là từ đơn .................................. 61 Bảng 2.14: Nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ tiếng Việt là từ ghép ................................ 62 Bảng 2.15: Nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ tiếng Việt là cụm từ định danh ................ 63 Bảng 2.16: So sánh số lượng ngữ tố cấu tạo của thuật ngữ thời trang tiếng Việt với thuật ngữ tiếng Việt của một số lĩnh vực khoa học khác ......................... 79 Bảng 2.17: So sánh đặc điểm từ loại của thuật ngữ thời trang tiếng Việt với thuật ngữ tiếng Việt của một số lĩnh vực khoa học khác ............................... 79 Bảng 3.1: Thuật ngữ thời trang tiếng Anh được cấu tạo từ phương thức thêm tiền tố .............................................................................................................. 88 Bảng 3.2: Thuật ngữ thời trang tiếng Anh được cấu tạo từ phương thức thêm hậu tố .............................................................................................................. 88 Bảng 3.3: Thuật ngữ thời trang tiếng Anh được cấu tạo từ phương thức ghép ............... 90 Bảng 3.4: Thuật ngữ thời trang tiếng Anh được cấu tạo từ phương thức viết tắt ..... 91 Bảng 3.5: Thuật ngữ thời trang tiếng Anh có nguồn gốc vay mượn ....................... 92 Bảng 3.6: Thuật ngữ thời trang tiếng Anh vay mượn thuật ngữ khoa học liên ngành..... 93
  11. Bảng 3.7: Con đường hình thành thuật ngữ thời trang tiếng Anh ............................ 94 Bảng 3.8: Thuật ngữ thời trang tiếng Việt vay mượn theo hình thức phiên âm ..... 100 Bảng 3.9: Thuật ngữ thời trang Tiếng Việt vay mượn theo hình thức sao phỏng cấu tạo từ ...................................................................................................... 102 Bảng 3.10: Thuật ngữ thời trang tiếng Việt vay mượn theo hình thức sao phỏng ngữ nghĩa ...................................................................................................... 102 Bảng 3.11: Thuật ngữ thời trang tiếng Việt vay mượn theo hình thức giữ nguyên dạng . 104 Bảng 3.12: Thuật ngữ thời trang tiếng Việt vay mượn thuật ngữ khoa học liên ngành . 105 Bảng 3.13: Con đường hình thành thuật ngữ thời trang tiếng Việt ........................ 105 Bảng 3.14: So sánh con đường hình thành của thuật ngữ thời trang tiếng Việt với thuật ngữ tiếng Việt của một số lĩnh vực khoa học khác ....................... 108 Bảng 4.1: Các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh thuật ngữ chỉ con người (chủ thể) tham gia hoạt động thời trang ............................................. 116 Bảng 4.2: Các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh thuật ngữ chỉ trang phục ..... 120 Bảng 4.3: Các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh thuật ngữ chỉ phụ kiện và đồ trang sức ............................................................................................. 123 Bảng 4.4: Các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh thuật ngữ chỉ chất liệu.. 125 Bảng 4.5: Các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh thuật ngữ chỉ chi tiết và kết cấu trang trí ........................................................................................ 126 Bảng 4.6: Các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh thuật ngữ chỉ phong cách, thiết kế và xu hướng thời trang ........................................................... 128 Bảng 4.7: Các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh thuật ngữ chỉ các sự vật, sự kiện và phương tiện tham gia lĩnh vực thời trang............................. 131 Bảng 4.8: Các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh thuật ngữ chỉ hoạt động thời trang ............................................................................................. 132 Bảng 4.9: So sánh đặc trưng định danh thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt 133
  12. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thuật ngữ đóng vai trò quan trọng trong công tác nghiên cứu và xây dựng các lĩnh vực khoa học chuyên môn. Ngày nay, mặc dù thuật ngữ học không còn là một lĩnh vực nghiên cứu mới nhưng công tác nghiên cứu thuật ngữ khoa học vẫn thu hút được sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học trên toàn cầu. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ - kỹ thuật hiện nay cũng đặt ra những yêu cầu thiết thực đối với ngành thuật ngữ học, đó là: xây dựng, chuẩn hóa và thống nhất các khái niệm khoa học. Cùng với việc bàn luận các vấn đề lý thuyết của thuật ngữ học, các vấn đề liên quan đến thuật ngữ học ứng dụng cũng đang được các nhà khoa học dành sự quan tâm sâu sắc. Cùng với xu hướng hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng, thời trang không chỉ trở thành một ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ mà còn là một lĩnh vực chuyên môn. Từ lâu, con người đã xem thời trang như một biểu tượng thời thượng của xã hội hiện đại. Người ta cho rằng thời trang là một nghệ thuật sáng tạo trên các loại chất liệu như vải vóc, da động vật … và thời trang được đặt cạnh những ngành nghề thuộc lĩnh vực thiết kế như kiến trúc, đồ họa hay tạo dáng… nằm trong ngành mỹ thuật ứng dụng. Khái niệm về thời trang đã xuất hiện từ lâu và có tầm ảnh hưởng to lớn đến tất cả các mặt của xã hội. Và giống như nhiều lĩnh vực chuyên môn khác, lĩnh vực thời trang cũng chứa đựng những khái niệm và phạm trù riêng biệt. Và những khái niệm, phạm trù đó được biểu thị bằng các thuật ngữ. Do vậy, thuật ngữ của lĩnh vực thời trang chính là những từ, ngữ biểu thị khái niệm, phạm trù đã được đúc kết, tích hợp từ các hoạt động của lĩnh vực này. Cho nên, việc nghiên cứu và tìm hiểu về thuật ngữ thời trang có ý nghĩa thiết thực đối với khoa học và thực tiễn đời sống xã hội ngày nay. Hiện nay, các công trình nghiên cứu về thuật ngữ thời trang chưa nhiều, đặc biệt là chưa có những công trình khoa học nghiên cứu đối chiếu với thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng Việt. Qua khảo sát ban đầu, chúng tôi nhận thấy rằng: có nhiều thuật ngữ thời trang trong tiếng Việt còn chưa mang tính hệ thống cao, còn mang sắc thái miêu tả chứ chưa có tính chất định danh, ví dụ : áo vest vạt 1
  13. cánh sen, chân váy đuôi cá …; một số thuật ngữ xuất hiện trong tiếng Anh nhưng không xuất hiện trong tiếng Việt và ngược lại, ví dụ: balloon-sleeve dress, bucket hat,…hiện diện trong tiếng Anh nhưng không có nghĩa tương đương trong tiếng Việt, hoặc cổ cánh sen, áo cánh dơi,... chỉ có mặt trong tiếng Việt và không có nghĩa tiếng Anh tương đương. Do vậy, chúng tôi cho rằng việc bổ sung, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thuật ngữ thời trang là một công việc cần thiết hiện nay. Đây chính là lý do chúng tôi chọn đề tài: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh-Việt. Luận án sẽ tập trung khảo sát, nghiên cứu và so sánh đối chiếu các thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng Việt về đặc điểm cấu tạo, con đường hình thành và đặc điểm định danh để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của thuật ngữ thời trang trong hai ngôn ngữ. Chúng tôi mong muốn kết quả nghiên cứu của luận án sẽ làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về vấn đề dịch thuật và chuẩn hoá thuật ngữ thời trang trong tiếng Việt. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ sự tương đồng và khác biệt về đặc điểm cấu tạo, con đường hình thành và đặc điểm định danh của thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ làm cơ sở cho công tác dịch thuật, xây dựng và chuẩn hóa hệ thuật ngữ thời trang tiếng Việt ngày nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu, đề tài cần phải giải quyết được những vấn đề sau: (1) Hệ thống hóa các quan điểm lý luận khoa học trong và ngoài nước về nghiên cứu thuật ngữ, thuật ngữ thời trang và so sánh đối chiếu ngôn ngữ. Từ đó, xác lập các cơ sở lý luận cho các vấn đề nghiên cứu của luận án. (2) Mô tả và đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng Việt trên các phương diện: các đơn vị cấu tạo thuật ngữ; số lượng ngữ tố cấu tạo thuật ngữ; phương thức cấu tạo, đặc điểm từ loại; nguồn gốc yếu tố cấu tạo và mô hình cấu tạo thuật ngữ. 2
  14. (3) Mô tả và đối chiếu con đường hình thành thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng Việt trên phương diện các phương thức cấu tạo. (4) Mô tả và đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng Việt trên các phương diện: các phạm trù ngữ nghĩa; các mô hình định danh và đặc trưng định danh của thuật ngữ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Qua nghiên cứu các khái niệm về thời trang và thuật ngữ thời trang, chúng tôi nhận thấy hệ thuật ngữ thời trang bao gồm tất cả các thuật ngữ thuộc về các lĩnh vực: trang phục, giày dép, phụ kiện, trang sức, trang điểm, tóc. Tuy nhiên, do sự hạn chế về dung lượng của luận án, nên chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu của luận án là các thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt, cụ thể là các từ ngữ biểu đạt các khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực thời trang bao gồm: con người tham gia hoạt động thời trang; hoạt động thời trang; trang, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động thời trang; trang phục (quần áo mặc ngoài); giày dép; phụ kiện và trang sức; chất liệu; chi tiết, kết cấu thời trang; xu hướng và phong cách thời trang. Dưới góc độ nghiên cứu ngôn ngữ học và theo hướng nghiên cứu đối chiếu tổng thể, chúng tôi chỉ tập trung so sánh đối chiếu các thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt về các phương diện: đặc điểm cấu tạo, con đường hình thành và đặc điểm định danh. 4. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Tư liệu nghiên cứu Dựa trên các tiêu chuẩn thuật ngữ, 1162 thuật ngữ thời trang tiếng Anh và 1190 thuật ngữ thời trang tiếng Việt đã được chúng tôi nhận diện và lựa chọn từ các từ điển, giáo trình chuyên ngành, sách báo, tạp chí về thời trang bằng tiếng Anh và tiếng Việt để làm tư liệu nghiên cứu của luận án. Trong suốt quá trình thực hiện luận án, chúng tôi đã khảo sát và nhận thấy chưa có từ điển thuật ngữ thời trang nào được xuất bản và lưu hành. Do vậy, sự lựa chọn nguồn tư liệu của luận án tương đối đa dạng (xem phụ lục 1). 3
  15. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Khảo sát, so sánh và đối chiếu về đặc điểm cấu tạo, con đường hình thành và đặc điểm định danh của thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng Việt là các vấn đề trọng tâm của luận án. Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của ngôn ngữ học và ngôn ngữ học so sánh đối chiếu. Để giải quyết các nhiệm vụ của luận án, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau đây: (1) Phương pháp miêu tả được sử dụng nhằm miêu tả các đặc điểm về cấu trúc hình thức, con đường hình thành và các đặc trưng định danh của hệ thuật ngữ thời trang trong hai ngôn ngữ. Phương pháp miêu tả bao gồm hai thủ pháp quan trọng được sử dụng trong luận án, đó là: thủ pháp phân tích ngữ nghĩa và thủ pháp phân tích theo thành tố trực tiếp. Thủ pháp phân tích ngữ nghĩa được áp dụng để nghiên cứu ngữ nghĩa của các thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó luận án đưa ra các mô hình định danh thuật ngữ, các nét đặc trưng khu biệt làm cơ sở định danh của hệ thuật ngữ thời trang trong hai ngôn ngữ. Thủ pháp phân tích theo thành tố trực tiếp được luận án sử dụng để xác định và phân tích yếu tố cấu tạo thuật ngữ. (2) Phương pháp so sánh đối chiếu được áp dụng để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt về đặc điểm cấu tạo, con đường hình thành, đặc điểm định danh. Trong luận án này, thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt được đối chiếu song song. (3) Thủ pháp thống kê được sử dụng để hệ thống hóa các số liệu thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt: thống kê từ loại, tính tỉ lệ % các yếu tố tạo thành thuật ngữ, các mô hình cấu tạo thuật ngữ, các đặc trưng định danh thuật ngữ…. Các bảng biểu thống kê sẽ tổng hợp các dữ liệu đã khảo sát được, nhằm thể hiện rõ nét hơn các đặc trưng cơ bản của thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt trên các phương diện: đặc điểm cấu tạo, con đường hình thành và đặc điểm định danh. Những số liệu khảo sát sẽ được phân tích và đánh giá để làm cơ sở cho những kết luận và kiến giải về các kết quả so sánh đối chiếu của luận án. 4
  16. Ngoài các phương pháp và thủ pháp như đã nêu trên, luận án còn sử dụng một số phương pháp khác như mô hình hoá và lập bảng biểu để minh họa cho các kết quả nghiên cứu. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án có thể được xem là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện, chuyên sâu và có hệ thống về đặc điểm cấu tạo, con đường hình thành và đặc điểm định danh của thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng Việt. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về lý luận, luận án góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về nghiên cứu thuật ngữ, thuật ngữ thời trang và so sánh đối chiếu ngôn ngữ; đồng thời đóng góp vai trò cung cấp tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu thuật ngữ nói chung và thuật ngữ thời trang nói riêng. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu đạt được của luận án sẽ làm cơ sở ngữ liệu thiết thực cho công tác dịch thuật, chuẩn hóa và biên soạn từ điển chuyên ngành thời trang đáp ứng sự phát triển ngày càng lớn mạnh của ngành thời trang trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiện nay. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án cũng đóng góp vào phần tư liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, biên soạn tài liệu chuyên ngành thời trang cho giảng viên và sinh viên khối các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề có đào tạo chuyên ngành thời trang hoặc thiết kế thời trang. 7. Cấu trúc của luận án Bên cạnh các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án được chia thành bốn chương như sau: Chương 1-Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận. Trong chương này, chúng tôi đánh giá công tác nghiên cứu, phát triển thuật ngữ nói chung và thuật ngữ thời trang nói riêng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đồng thời, một số cơ sở lý thuyết về thuật ngữ và so sánh đối chiếu ngôn ngữ cũng được đề cập và phân tích rõ nét. Chương 2- Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt. Nội dung chính của chương này nhằm nghiên cứu khảo sát, miêu tả và đánh giá hệ thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt về đặc điểm cấu tạo dựa 5
  17. trên các phương diện: số lượng yếu tố cấu tạo, phương thức cấu tạo, đặc điểm từ loại, nguồn gốc yếu tố cấu tạo và các mô hình cấu tạo. Từ đó, luận án chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm cấu tạo giữa thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt. Chương 3 - Đối chiếu con đường hình thành của thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt. Dựa trên các kết quả nghiên cứu ở chương 1 và chương 2, nội dung chính của chương 3 nhằm miêu tả và so sánh đối chiếu các con đường hình thành thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng Việt. Từ đó, luận án chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của con đường hình thành thuật ngữ thời trang trong hai ngôn ngữ. Chương 4 - Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt. Nội dung chính của chương này nhằm phân tích đặc điểm định danh của thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng Việt. Từ đó, chúng tôi chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm định danh của thuật ngữ thời trang trong hai ngôn ngữ. 6
  18. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN Nội dung của chương 1 giới thiệu một bức tranh tổng thể về tình hình nghiên cứu thuật ngữ và thuật ngữ thời trang trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Chúng tôi cũng phân tích một số cơ sở lý thuyết về thuật ngữ như: khái niệm thuật ngữ và thuật ngữ thời trang, tiêu chuẩn thuật ngữ, phương thức cấu tạo thuật ngữ, phân biệt thuật ngữ với một số khái niệm khác…. Đồng thời, một số cơ sở lý thuyết về so sánh đối chiếu ngôn ngữ cũng được đề cập trong chương này. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuật ngữ 1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.1.1. Các nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới Công tác nghiên cứu thuật ngữ được bắt đầu vào thế kỷ XVIII với sự đóng góp của một số tác giả như: Carlvon Linné (1736), Beckmann (1780), Lavoisier A.L., G.de Morveau, Berthellot M. và A.F.de Fourcoy (1789), Wlliam Wehwell (1840). Đây là các nhà khoa học tên tuổi gắn liền với công tác nghiên cứu ban đầu về định danh thuật ngữ ở giai đoạn này, trong số đó có thể kể đến vai trò của hai nhà khoa học Lavoisier A.L.và Berthellot M. trong việc nghiên cứu sự định danh của các thuật ngữ trong lĩnh vực hóa học. Bên cạnh đó, các lĩnh vực khác cũng được các nhà khoa học chuyên môn đặt mối quan tâm lớn để nghiên cứu xây dựng hệ thuật ngữ chuyên ngành phục vụ nhu cầu phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu thuật ngữ giai đoạn này mới chỉ dừng lại ở những kết quả nghiên cứu nhỏ lẻ, chưa có tính đồng bộ và chưa tạo được dấu ấn trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Sau khi nghiên cứu, chúng tôi chấp nhận quan điểm của Auger [dẫn theo 88] về bốn giai đoạn phát triển chính của quá trình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới, đó là: 1930-1960 (Giai đoạn khởi đầu) Đây là thời kỳ hình thành công tác nghiên cứu thuật ngữ và đánh dấu những bước phát triển đầu tiên đáng chú ý. Trước hết phải kể đến thành tựu của Wuster E. (Wieselburg 1898 – Vienna 1977), một kỹ sư và cũng là một Tiến sĩ chuyên 7
  19. ngành kỹ thuật điện của trường Đại học Stuttgart (Đức). Wuster đã được xem như là một người đặt nền móng cho sự phát triển của ngành thuật ngữ học cũng như có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nghiên cứu thuật ngữ của các học giả khác sau này. Trong tác phẩm “Lí luận chung về thuật ngữ” (1931), Wuster đã phân tích những khía cạnh ngôn ngữ học của công tác nghiên cứu thuật ngữ, đưa ra một số nguyên tắc khi sử dụng thuật ngữ, trình bày những vấn đề chính trong phương pháp xử lí dữ liệu thuật ngữ và đề xuất các phương pháp hệ thống hóa thuật ngữ. Ông cũng đã nhìn nhận thuật ngữ là một nhánh nghiên cứu của thuật ngữ ứng dụng. Công trình nghiên cứu này của Wuster đã được dịch sang tiếng Nga và thực sự thu hút mối quan tâm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới. Năm 1931, trong luận án tiến sĩ có tên tiêu đề “Tiêu chuẩn quốc tế về thuật ngữ kỹ thuật” (International Standardisation of Technical Terminology), ông trình bày các lập luận cho việc hệ thống hóa công tác nghiên cứu thuật ngữ, thiết lập một số nguyên tắc xử lý thuật ngữ, đồng thời xây dựng phương pháp xử lý dữ liệu thuật ngữ. Từ đây, hệ thống thuật ngữ đã được Wuster định hướng phát triển dựa trên kinh nghiệm nghiên cứu về thuật ngữ chuyên ngành kỹ thuật máy cơ khí. Cũng chính công trình nghiên cứu của ông đã đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ngành thuật ngữ học cũng như xây dựng hướng nghiên cứu thuật ngữ thực sự mang tính khoa học. Những mục tiêu chính mà Wuster đã quyết tâm đạt được trong nghiên cứu thuật ngữ [dẫn theo 89; tr.165] là: (1) Loại bỏ sự mơ hồ từ các ngôn ngữ kỹ thuật bằng cách chuẩn hóa thuật ngữ để chúng trở thành các công cụ giao tiếp có hiệu quả; (2) Thuyết phục tất cả người dùng ngôn ngữ kỹ thuật về tính ưu việt của thuật ngữ chuẩn; (3) Xây dựng tính nguyên tắc khoa học trong thuật ngữ ứng dụng. Tiếp nối nghiên cứu về lý thuyết thuật ngữ của Wuster, còn có bốn học giả ngôn ngữ khác, đó là: A. Schloman, người Đức, nghiên cứu về bản chất mang tính hệ thống của thuật ngữ chuyên ngành; F. de Saussure, người Thuỵ Sĩ, người xây dựng tính hệ thống của ngôn ngữ; E. Dresen, người Nga, người đã chú trọng đến tầm quan trọng của việc tiêu chuẩn hoá thuật ngữ; và J. E. Holmstrom, người Anh, người đã định hướng phát triển nghiên cứu thuật ngữ trên quy mô quốc tế và cũng là học giả đầu tiên kêu gọi tổ chức quốc tế UNESCO tham gia giải quyết các vấn đề về thuật ngữ. 8
  20. Cũng trong thế kỷ XX, một số nước châu Âu (Áo, Liên Xô, Tiệp Khắc) cũng bắt tay vào việc nghiên cứu thuật ngữ. Tiếp đó đến các nước phương Tây (Pháp, Canada) và các nước Bắc Âu (Bỉ, Scandinavia). Thời kỳ này cũng đã đánh dấu sự hình thành ba trường phái nghiên cứu thuật ngữ tại Áo, Liên Xô và Tiệp Khắc. Trường phái nghiên cứu thuật ngữ Áo: Đây là trường phái do Wuster E. sáng lập với sự góp mặt của các nhà khoa học nhiều kinh nghiệm, đa số là các nhà ngôn ngữ thuộc các quốc gia châu Âu như Áo, Đức, Na Uy, Thuỵ Điển và Đan Mạch. Các phương pháp nghiên cứu được trường phái này áp dụng đều phải tuân theo nguyên tắc mà Wuster đã đề cập trong tác phẩm của ông, đó là “coi khái niệm là điểm xuất phát của mọi nghiên cứu về thuật ngữ”. Đồng thời, việc nghiên cứu thuật ngữ tập trung vào các khái niệm và hướng tới việc chuẩn hoá thuật ngữ và khái niệm. Điều này xuất phát từ nhu cầu của các nhà khoa học cần chuẩn hóa hệ thuật ngữ trong lĩnh vực chuyên môn của họ nhằm đạt hiệu quả tối đa trong giao tiếp và có khả năng truyền tải kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn. Trường phái nghiên cứu thuật ngữ Tiệp Khắc: Trường phái này tập trung dành mối quan tâm lớn đến vấn đề chuẩn hóa các ngôn ngữ và các hệ thuật ngữ. Các nhà nghiên cứu thuật ngữ của trường phái Tiệp Khắc chú trọng đến việc miêu tả cấu trúc và chức năng của các loại ngôn ngữ chuyên ngành, mà trong đó, thuật ngữ đóng vai trò thể hiện quan trọng. Drodz L. được xem là đại diện tiêu biểu của trường phái này. Ông là người tiên phong và phát triển hướng nghiên cứu thuật ngữ theo quan điểm nghiên cứu ngôn ngữ chức năng của trường phái ngôn ngữ học Praha (Prague). Theo trường phái này, các ngôn ngữ chuyên ngành phải mang tính văn phong nghề nghiệp và song hành cùng với các văn phong khác như văn học, báo chí và hội thoại. Các nhà nghiên cứu xem thuật ngữ như những đơn vị tạo nên văn phong nghề nghiệp mang tính chức năng. Trường phái nghiên cứu thuật ngữ Xô viết: Trường phái này hội tụ các công trình nghiên cứu thuật ngữ của các nhà khoa học có tên tuổi như Lotte, Drezen, Capelygin. Trong đó, Lotte D. S. (1898-1950) được xem là người có vai trò to lớn trong việc phát triển công tác nghiên cứu lý thuyết về thuật ngữ ở Liên Xô. Do ảnh hưởng của tư tưởng nghiên cứu của Wuster E. nên trong giai đoạn đầu, các nhà 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2