intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:162

28
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án "Lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ" là phân tích và đánh giá vai trò của lập luận với những vấn đề nghệ thuật trong kịch của Lưu Quang Vũ cũng như vai trò của lập luận trong việc nghiên cứu các tác phẩm văn học nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ THỊ TRANG LẬP LUẬN TRONG KỊCH CỦA LƯU QUANG VŨ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ THỊ TRANG LẬP LUẬN TRONG KỊCH CỦA LƯU QUANG VŨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9.22.90.20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Đỗ Việt Hùng 2. TS. Vũ Tố Nga HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN
  4. LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của GS.TS Đỗ Việt Hùng và TS Vũ Tố Nga. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc đến thầy, cô - những người đã tận tâm hướng dẫn, định hướng, gợi mở và truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Ngôn ngữ học, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình dìu dắt, truyền dạy kiến thức cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường, từ những năm tháng là sinh viên đại học, học viên thạc sĩ cho đến khi là nghiên cứu sinh. Tôi xin cảm ơn các thầy cô, các nhà khoa học chuyên ngành Ngôn ngữ học tại các cơ sở đào tạo trên toàn quốc đã chia sẻ, chỉ bảo cho tôi những hướng nghiên cứu để hoàn thiện luận án. Tôi xin cảm ơn Khoa Khoa học Cơ Bản, Ban Giám hiệu Trường Sĩ quan Đặc công đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành và bảo vệ luận án này. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành công việc của mình. Đặc biệt, xin cảm ơn bố mẹ, chồng và hai con, đã luôn là chỗ dựa, là động lực để tôi hoàn thành luận án.
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 3 LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 4 MỤC LỤC ......................................................................................................... 5 DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... 8 DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................... 8 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3 5. Đóng góp của luận án .................................................................................... 4 6. Cấu trúc của luận án ...................................................................................... 5 Chương 1 ........................................................................................................... 6 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN ............... 6 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................ 6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu lập luận ................................................................ 6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về kịch Lưu Quang Vũ ...................................... 11 1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN ..................................................................................... 15 1.2.1. Khái quát về lập luận............................................................................. 15 1.2.2. Các thành phần chính của cấu trúc lập luận .......................................... 17 1.2.5. Cơ sở của lập luận - Lẽ thường ............................................................. 33 1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI KỊCH VÀ KỊCH LƯU QUANG VŨ ................................................................................................................... 40 1.3.1. Ngôn ngữ kịch ....................................................................................... 40 1.3.2. Đặc trưng kịch tính................................................................................ 42 1.3.3. Nhân vật kịch ........................................................................................ 42 1.3.4. Vài nét về cuộc đời và các tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ ............. 43 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.................................................................................. 45 Chương 2 ......................................................................................................... 46
  6. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA LẬP LUẬN .................................................. 46 TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ ................................................................ 46 2.1.2. Sự hiện diện của các thành phần lập luận trong kịch Lưu Quang ........ 57 2.1.3. Vị trí của các thành phần lập luận ......................................................... 59 2.2. LUẬN CỨ CỦA LẬP LUẬN TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ ........ 63 2.2.1. Về số lượng và vị trí các luận cứ .......................................................... 63 2.2.2. Quan hệ lập luận.................................................................................... 66 2.3. KẾT LUẬN CỦA LẬP LUẬN TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ ...... 69 2.3.1. Kết luận tường minh ............................................................................. 69 2.3.2. Kết luận hàm ẩn .................................................................................... 71 2.4. CÁC CHỈ DẪN LẬP LUẬN TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ .......... 74 2.4.1. Tác tử..................................................................................................... 74 2.4.2. Kết tử ..................................................................................................... 77 2.5. CÁC LẼ THƯỜNG TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ ........................ 84 2.5.1. Lẽ thường ngoại tại và lẽ thường nội tại trong kịch Lưu Quang Vũ .... 87 2.5.2. Lẽ thường về hành vi của con người..................................................... 88 2.5.3. Lẽ thường theo thang độ trong kịch Lưu Quang Vũ............................. 90 2.5.4. Lẽ thường theo triết lí nhân sinh của Lưu Quang Vũ ........................... 93 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.................................................................................. 97 Chương 3 ....................................................................................................... 100 GIÁ TRỊ CỦA LẬP LUẬN TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ................. 100 3.1. LẬP LUẬN VỚI VIỆC XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ .............................................................. 100 3.1.1. Độ phức hợp trong lập luận của các dạng nhân vật trong kịch Lưu Quang Vũ ...................................................................................................... 100 3.1.2. Luận cứ trong lập luận của các nhân vật trong kịch Lưu Quang Vũ .. 104 3.1.3. Kết luận trong lập luận của các nhân vật trong kịch Lưu Quang Vũ . 110 3.1.4. Lẽ thường trong lập luận của các nhân vật trong kịch Lưu Quang Vũ ....................................................................................................................... 114 3.2. LẬP LUẬN VỚI VIỆC THỂ HIỆN XUNG ĐỘT TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ .................................................................................................. 118
  7. 3.2.1. Các dạng lập luận với việc biểu hiện xung đột trong kịch của Lưu Quang Vũ ...................................................................................................... 119 3.2.2. Luận cứ và kết luận của lập luận với việc thể hiện xung đột trong kịch của Lưu Quang Vũ ........................................................................................ 120 3.2.3. Tác tử lập luận với việc thể hiện xung đột trong kịch Lưu Quang Vũ124 3.3. GIÁ TRỊ CỦA LẬP LUẬN ĐỐI VỚI NGÔN NGỮ KỊCH LƯU QUANG VŨ .................................................................................................. 126 3.3.1. Vai trò của lập luận trong việc thể hiện tính hàm súc, cô đọng trong ngôn ngữ kịch của Lưu Quang Vũ ................................................................ 126 3.3.2. Vai trò của lập luận trong việc thể hiện chất triết lí và tính thời sự trong ngôn ngữ kịch Lưu Quang Vũ ...................................................................... 128 3.3.3. Vai trò của lập luận trong việc thể hiện tính hài hước trong ngôn ngữ kịch của Lưu Quang Vũ ................................................................................ 129 3.4. LẬP LUẬN VỚI VIỆC THỂ HIỆN NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CỦA KỊCH LƯU QUANG VŨ ............................................................................. 131 1.4.1. Lập luận với việc thể hiện giá trị hiện thực của kịch Lưu Quang Vũ. 131 3.4.2. Lập luận với việc thể hiện giá trị nhân văn của kịch Lưu Quang Vũ . 134 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .............................................................................. 139 KẾT LUẬN ................................................................................................... 140 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ............. 143 ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...................... 143 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 144 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Bảng thống kê các kiểu lập luận đơn trong kịch của Lưu Quang Vũ ......46 Bảng 2.2: Bảng thống kê các lập luận phức Dạng 1 .................................................51 Bảng 2.3: Bảng thống kê số lượng luận cứ trong một lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ .................................................................................................63 Bảng 2.4: Bảng thống kê số lượng các kết luận tường minh trong một lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ .................................................................69 Bảng 2.5: Bảng các loại lẽ thường trong kịch Lưu Quang Vũ .................................84 Bảng 3.1 Bảng tỉ lệ lập luận đơn và lập luận phức của nhân vật tiên phong và nhân vật bảo thủ trong kịch của Lưu Quang Vũ....................................101 Bảng 3.2 Bảng tỉ lệ lập luận đơn và lập luận phức của nhân vật thuần nhất và nhân vật lưỡng hóa trong kịch Lưu Quang Vũ ......................................103 Bảng 3.3: Bảng số lượng các luận cứ trong một lập luận .......................................105 Bảng 3.4: Bảng sự hiện diện của các kết luận trong lập luận của kịch Lưu Quang Vũ...........................................................................................................110 Bảng 3.5: Bảng số lượng các lẽ thường được sử dụng trong một lập luận .............114 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ các lập luận phức Dạng 2 trong các tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ ....54
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lập luận có mặt xung quanh ta, hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ. Nó, thậm chí, dường như đã trở thành một phần tự nhiên, máu thịt, bản năng trong ngôn ngữ của nhân loại, trong ngôn ngữ của mỗi dân tộc và của mỗi cá nhân. Chính bởi thế, nên nhiều khi, chúng ta không ý thức rõ rệt, không quan tâm đến lập luận là gì, lập luận được thực hiện như thế nào, có bao nhiêu con đường để một lập luận có thể đến được đích của nó. Lựa chọn nghiên cứu lập luận, tác giả luận án mong muốn được đi sâu tìm hiểu cơ chế, bản chất, hình thức của một hiện tượng ngôn ngữ vốn quen thuộc mà đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Tìm hiểu lập luận trong các tác phẩm văn học là một hướng tiếp cận mới, thông qua đó, có thể thấy các nhân vật trong tác phẩm khi tham gia hội thoại đã dẫn dắt vấn đề mình cần trình bày hay thuyết phục đối tượng mà họ đang giao tiếp như thế nào. Lập luận cũng góp phần cho thấy giá trị nghệ thuật của tác phẩm cũng như phong cách và tài năng của người sáng tác. Ngôn ngữ kịch vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính khẩu ngữ, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày. Bởi vậy, nghiên cứu lập luận trong kịch không chỉ đem đến những tri thức về lập luận, về tác giả, tác phẩm, về diện mạo văn học, mà còn có tính ứng dụng trong thực tiễn đời sống, trong giao tiếp thường ngày. Là một trong những tài năng rực rỡ, có tầm ảnh hưởng lớn trong nền văn học Việt Nam, Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) đã giành được sự ưu ái của khán giả cũng như giới nghiên cứu kịch nói suốt những năm 80 của thế kỉ XX. Cho đến ngày nay, kịch Lưu Quang Vũ vẫn có sức hút vô cùng lớn. Với hơn năm mươi vở kịch bao quát những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống, của con người, là kết quả của một sự lao động nghệ thuật miệt mài và tâm huyết, ông được đánh giá là “nhà viết kịch lớn nhất của thế kỉ này của Việt Nam (XX), là một nhà văn hoá” (Phan Ngọc) [86, tr. 149], có “năng khiếu đặc biệt” trước các sự kiện của đời sống (Ngô Sơn) [86, tr. 182], là một “hiện tượng” của đời sống văn học nghệ thuật (Phạm Thị Thành) [86, tr. 253]. Những danh hiệu đó cùng những tấm huy chương trong các hội diễn sân khấu và sự yêu mến 1
  10. của độc giả đã khẳng định giá trị nghệ thuật của những vở kịch và tài năng của Lưu Quang Vũ. Với những cống hiến của mình, năm 2000, Lưu Quang Vũ đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. Một trong những điều tạo nên sức sống của kịch Lưu Quang Vũ là những lập luận đầy sắc sảo, mang tầm triết lí mà cũng rất đời thường. Tuy nhiên, từ góc độ ngôn ngữ học, chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn Lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Với đề tài Lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ, chúng tôi đặt ra mục đích: Phân tích và đánh giá vai trò của lập luận với những vấn đề nghệ thuật trong kịch của Lưu Quang Vũ, cũng như vai trò của lập luận trong việc nghiên cứu các tác phẩm văn học nói chung. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành được mục đích nghiên cứu, luận án đề ra các nhiệm vụ sau: - Tổng quan những vấn đề lí thuyết làm cơ sở lí luận cho đề tài. Đó là các vấn đề trong lí thuyết lập luận và tình hình nghiên cứu về Lưu Quang Vũ và các sáng tác kịch của ông. - Nhận diện, phân loại, miêu tả, phân tích cấu tạo của các lập luận căn cứ vào vị trí của các thành phần lập luận, sự hiện diện của các thành phần lập luận, tính phức hợp của lập luận và đặc điểm các thành phần luận cứ, kết luận, các chỉ dẫn lập luận (kết tử, tác tử) và lẽ thường của lập luận. - Phân tích vai trò của lập luận trong việc xây dựng ngôn ngữ kịch, kịch tính, cũng như thể hiện tính cách các nhân vật và tư tưởng nghệ thuật của các tác phẩm, từ đó thấy được những đặc điểm nổi bật trong phong cách sáng tác của Lưu Quang Vũ. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các lập luận của các nhân vật trong kịch của Lưu Quang Vũ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2
  11. Luận án nghiên cứu lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ trên nguồn ngữ liệu đã xác định ở những nội dung như: cấu trúc lập luận (các dạng cấu tạo của lập luận, các thành phần lập luận, chỉ dẫn lập luận), vai trò của lập luận trong việc thể hiện giá trị nghệ thuật của tác phẩm và tư tưởng của tác giả. 3.3. Ngữ liệu khảo sát Kịch có hai đời sống: đời sống của một vở diễn và đời sống của một kịch bản văn học. Với khuôn khổ của luận án này, chúng tôi nghiên cứu các tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ dưới dạng kịch bản, đó là những tác phẩm được tuyển chọn trong “Tuyển tập Hồn Trương Ba, da hàng thịt” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2013. Tuyển tập gồm năm tác phẩm đặc sắc của Lưu Quang Vũ, phân bổ đủ ở tất cả các mảng đề tài mà ông sáng tác: từ các tác phẩm có nguồn gốc dân gian (“Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, “Ông vua hóa hổ”), đến các tác phẩm đề tài lịch sử (“Ngọc Hân công chúa”) và đề tài hiện đại (“Tôi và chúng ta”, “Điều không thể mất”). Tìm hiểu năm tác phẩm nêu trên, luận án đã khảo sát và phân tích tổng số 2613 lập luận trong lời thoại của các nhân vật. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận án sử dụng những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu sau đây. 4.1. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích diễn ngôn: Phương pháp này được vận dụng để miêu tả và phân tích các lập luận trong mối tương quan với ngữ cảnh nhằm làm rõ các đặc điểm của cấu trúc lập luận, các thành phần và các lẽ thường trong lập luận. Phương pháp phân tích diễn ngôn được sử dụng để làm nổi bật giá trị nghệ thuật của các lập luận trong tác phẩm. - Phương pháp miêu tả: Đây là phương pháp đóng vai trò quan trọng trong luận án. Phương pháp này dùng để làm rõ nguồn ngữ liệu khảo sát với các số liệu và nội dung cụ thể. Chúng tôi miêu tả các kiểu cấu trúc lập luận, các thành phần lập luận và so sánh chúng với nhau để làm cơ sở cho việc phân tích và chỉ ra nhưng đặc điểm của lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ. - Hướng tiếp cận liên ngành: Đề tài của luận án có liên quan chặt chẽ với văn 3
  12. học và một số lĩnh vực như văn hóa, tâm lí xã hội..., vì vậy, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành như: ngôn ngữ - văn học, ngôn ngữ - dân tộc học... 4.2. Thủ pháp nghiên cứu - Thủ pháp thống kê, phân loại: Đây là thủ pháp cơ bản cho giai đoạn tiền triển khai đề tài. Nghiên cứu sinh sử dụng thủ pháp này nhằm thống kê các lập luận, các dạng lập luận, các thành phần lập luận, các chỉ dẫn lập luận có mặt trong hội thoại của các nhân vật trong tác phẩm. Sau khi đã thống kê được các lập luận, luận án tiến hành phân loại theo các tiêu chí cấu tạo và đặc điểm của từng thành phần lập luận. - Thủ pháp mô hình hóa: Thủ pháp này dùng để mô hình hóa dưới dạng sơ đồ những lập luận cụ thể. Thông qua các mô hình khái quát này, chúng ta có thể nhận diện được các cấu trúc, các dạng, các kiểu loại và đặc điểm của các thành phần lập luận. - Thủ pháp so sánh, đối chiếu: Thủ pháp so sánh - đối chiếu được dùng trong việc so sánh, đối chiếu các trường hợp để đưa ra đánh giá, nhận định khái quát xu hướng sử dụng các phương diện của lập luận. 5. Đóng góp của luận án 5.1. Về mặt lí luận Nghiên cứu đề tài “Lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ” sẽ góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lí thuyết lập luận: cấu trúc và các thành phần lập luận, cơ sở lập của lập luận. Luận án cũng khẳng định lí một hướng nghiên cứu liên ngành ngôn ngữ - văn học từ góc độ ngữ dụng học mà cụ thể là vận dụng lí thuyết lập luận vào tìm hiểu lời thoại của các nhân vật trong kịch. 5.2. Về thực tiễn Luận án cho thấy tính ứng dụng của lí thuyết lập luận trong sang tác văn chương cũng như trong hội thoại đời thường. Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy và tiếp nhận các sáng tác kịch của Lưu Quang Vũ. “Lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ” cũng có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho các nhà viết kịch. 4
  13. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được triển khai thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận. Trình bày các vấn đề tổng quan về tình hình nghiên cứu lập luận, khái quát những nghiên cứu về kịch và hệ thống các vấn đề lí thuyết làm cơ sở cho đề tài luận án, chủ yếu là các vấn đề lí thuyết lập luận, trong đó, đặc biệt chú ý đến lẽ thường trong lập luận. Chương 2: Đặc điểm cấu tạo của lập luận trong kịch Lưu Quang Vũ. Tập trung thống kê và phân tích các đặc điểm cấu tạo của lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ về hình thức cấu tạo, đặc điểm các thành phần: luận cứ, kết luận, tác tử, kết tử và lẽ thường trong lập luận của các nhân vật của kịch Lưu Quang Vũ. Chương 3: Giá trị của lập luận trong kịch Lưu Quang Vũ. Thực hiện các công việc sau: Thứ nhất, nghiên cứu vai trò của lập luận trong thành công của ngôn ngữ kịch Lưu Quang Vũ; thứ hai, tìm hiểu đặc điểm nhân vật kịch của Lưu Quang Vũ từ các lập luận của họ; thứ ba, khám phá đóng góp của lập luận trong xây dựng kịch tính trong kịch của Lưu Quang Vũ; thứ tư, thông qua các lập luận, phát hiện ra tư tưởng nghệ thuật, tư tưởng nhân văn mà Lưu Quang Vũ gửi gắm trong các sáng tác kịch của mình. 5
  14. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN Chương 1 của luận án trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu lập luận và những nghiên cứu về kịch của Lưu Quang Vũ đồng thời dẫn ra những lí thuyết đóng vai trò nền tảng cho việc triển khai đề tài. 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tình hình nghiên cứu lập luận 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu lập luận trên thế giới Lập luận (argumentation) là một vấn đề ngôn ngữ được nghiên cứu từ rất sớm. Ban đầu, lập luận được coi là một phạm vi của thuật hùng biện - một “nghệ thuật nói năng”, được trình bày trong công trình “Tu từ học” của nhà triết học lừng danh Aristotle (384 -322 Trước công nguyên -TCN). Đến thế kỉ thứ V TCN lập luận được nghiên cứu trong logic học. Truyền thuyết kể lại rằng, năm 467 TCN đã diễn ra cuộc nổi dậy lật đổ các bạo chúa chiếm đất đai trong vùng của nhân dân Sicile. Sau cuộc nổi dậy, nhiều người đã tự nhận mình là chủ của những mảnh đất đã bị chiếm đoạt này vì vậy, các cuộc tranh cãi, kiện tụng xảy ra thường xuyên. Trước tình hình đó, Corax và học trò của ông là Tisias đã soạn một tài liệu để tranh cãi trước tòa, và đặt tên là “Phương pháp lí lẽ”. Cùng trong thế kỉ thứ V TCN, Protagoras (481 - 411 TCN) - một học giả ngụy biện nổi tiếng của Hi Lạp đã đưa ra những nghiên cứu đầu tiên về lập luận trong công trình “Thuật tranh biện” của mình. Đến thời Trung – Cận đại, lập luận được nghiên cứu theo hai hướng lớn, là lập luận hình thức và lập luận phi hình thức – biện chứng. Hướng lập luận theo quan điểm ngữ dụng – biện chứng tìm hiểu theo logic hình thức, nhìn nhận sự lập luận như một phức hợp hành vi ngôn ngữ, xuất hiện như một bộ phận hoạt động ngôn ngữ tự nhiên và có những mục đích thông tin đặc thù. Hướng lập luận theo logic phi hình thức đưa ra những nguyên lí giúp con người tìm được cách xây dựng lập luận trong cuộc sống hằng ngày, cải thiện tư duy phản biện và khả năng phân tích trong các tình huống pháp lí, đạo đức, tôn giáo, khoa học, triết học. Nửa sau thế kỉ XX, lí thuyết lập luận tiếp tục nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới ngôn ngữ học. Trong số những công trình mở đầu cho giai đoạn này, có công 6
  15. trình của S. Toulmin (1958) “The use of argument” (“Việc sử dụng lập luận”) [115], tác giả đã xây dựng nên mô hình lập luận và mối quan hệ giữa các thành phần lập luận. Tiếp đó, cuốn “The new rhetoric” (“Nhà hùng biện mới”) [116] của Perelman và Olbrechts- Tyteca (1971), đã đưa ra những kiến giải mới về lập luận, xem trọng vai trò của người lập luận và đối tượng tiếp nhận. Năm 1975 Grize với công trình “Logic and Converstation” (“Logic và hội thoại”) [110], tác giả đã đưa ra các quy tắc về logic tự nhiên. Đặc biệt, công trình của hai tác giả Pháp O. Ducrot và J. Anscombre (1983): “L'Argumentation dans la langue” (“Lập luận bằng ngôn ngữ”) [107] đã đưa ra những lí giải, khái niệm độc đáo về lí thuyết lập luận trong ngôn ngữ học. Hướng nghiên cứu này đã gặt hái được nhiều kết quả thú vị, bất ngờ và hiện nay được nhiều người quan tâm. Năm 1984, hai nhà ngôn ngữ học người Hà Lan là Frans van Emeren và Pob Grootendorts đã lần đầu tiên đưa ra quan điểm ngữ dụng - biện chứng, nghiên cứu lập luận theo logic hình thức. Hai công trình được nhìn nhận là dấu ấn trong giới nghiên cứu ngôn ngữ là: “Argumentation, Communication and fallacies: A pragma - Dialectical Perspective” (“Lập luận, giao tiếp và những suy luận sai lầm: một quan điểm ngữ dụng - biện chứng”) (1992) [111], sau đó, công trình được trình bày đầy đủ và hệ thống sau 11 năm trong “A Systematic Theory of Argumentation: The pragma - dialectical approach” (“Một lí thuyết hệ thống về lập luận: Cách tiếp cận ngữ dụng - biện chứng”) (2003) [112]. Lí thuyết này là mô hình lí tưởng để xử lí các diễn ngôn lập luận như một sự tranh luận có cấu trúc và ý nghĩa giống như lời giải đáp có lí trực tiếp cho những quan điểm khác biệt. Quan điểm của Frans van Emeren và Pob Grootendorts, đã được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ dùng để phân tích và đánh giá mức độ hiệu quả của lập luận trong thực tế đời sống sinh hoạt. Cách tiếp cận ngữ dụng - biện chứng được phát triển nhằm nghiên cứu chỉnh thể của lập luận như một hoạt động diễn ngôn. Chính vì vậy, lí thuyết này nhìn nhận sự lập luận như một phức hợp hành vi ngôn ngữ, xuất hiện như một bộ phận của hoạt động ngôn ngữ tự nhiên và có những mục đích thông tin đặc thù. Ở hướng lập luận theo logic phi hình thức, hai nhà nghiên cứu Robert J. 7
  16. Fogelin và Armastrong W. (2014) trong công trình “Understanding Arguments: An Introduction to Informal Logic” (“Tìm hiểu về lập luận: Giới thiệu về logic phi hình thức”) [106] cho rằng: Lí thuyết lập luận là công cụ làm sáng tỏ các cấu trúc trừu tượng. Nghiên cứu lập luận đưa ra những nguyên lí giúp cho con người tìm được các cách xây dựng lập luận trong cuộc sống hàng ngày, nó cũng cải thiện tư duy phản biện và khả năng phân tích trong các tình huống pháp lí, đạo đức, tôn giáo, khoa học, triết học. Trong quá trình lập luận, có rất nhiều sai lầm mà người dùng phạm phải. Để khắc phục những sai lầm, một loạt các công trình đề cập tới những sai lầm trong lập luận ra đời. Kahane H. (1971) trong công trình “Logic and Contemporary Rhetoric: The Use of Reason in Everyday Life” (“Logic và hùng biện đương đại: Việc sử dụng lí lẽ trong cuộc sống hàng ngày”) [113] trình bày những quan điểm về lập luận và những kiểu sai lầm trong lập luận đồng thời đưa ra những kĩ năng lập luận trong giao tiếp. Kahane H. Cung cấp rất nhiều những ví dụ trong các lĩnh vực của cuộc sống như truyền hình, báo chí, quảng cáo, chính trị. Người ta coi đây là cuốn sách hấp dẫn và nó trở thành tài liệu được tham khảo phổ biến trong nghiên cứu lập luận. Vào năm 1989, trong công trình: “Informal logic: A handbook for critical argumentation” (“Logic phi hình thức: Sổ tay về những lập luận phản biện”) [117], Douglas N. Walton đã đưa ra 150 ví dụ mẫu và những yếu tố sai lầm khác trong quá trình lập luận. Công trình này cũng thu hút được rất nhiều độc giả quan tâm. Từ đó, thấy rằng: Lập luận theo logic phi hình thức là những lập luận theo tri thức nền về xã hội nói chung và những quan điểm về phong tục, tập quán, văn hóa, ngôn từ nói riêng. Kiểu lập luận này đã trở thành phổ biến trong giao tiếp, tranh luận hàng ngày. Có thể thấy, lập luận nhận được sự quan tâm rất lớn từ giới nghiên cứu. Bắt đầu từ những nghiên cứu lập luận trong tranh biện đến nay, đối tượng này đã được các nhà khoa học mở rộng nghiên cứu trong giao tiếp nói chung. 1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu lập luận ở Việt Nam Ở Việt Nam, tiếp thu những thành tựu của ngôn ngữ học thế giới, năm 1993, lần đầu tiên lí thuyết lập luận được giới thiệu và đưa vào giảng dạy, nghiên cứu qua giáo trình “Đại cương ngôn ngữ học” (Tập 2, Phần Ngữ dụng học) [8] của tác giả Đỗ Hữu Châu (1993). Tiếp sau đó là cuốn “Ngữ dụng học” (tập 1) [13] của nhà nghiên 8
  17. cứu Nguyễn Đức Dân (1998). Những vấn đề được trình bày trong hai cuốn này tương đối hoàn chỉnh, trọn vẹn về lí thuyết lập luận, là cơ sở lí luận cho nhiều đề tài nghiên cứu về lập luận sau này. Chúng tôi đặc biệt chú ý đến chương IV, trong cuốn “Đại cương ngôn ngữ học” (tập 2) - phần Ngữ dụng học của tác giả Đỗ Hữu Châu (1993). Chương này đã giới thiệu những vấn đề chính về lí thuyết lập luận trong tiếng Việt. Từ việc nêu lên cách hiểu về lập luận, tác giả đã trình bày hệ thống các vấn đề lí thuyết có tính chất cơ sở cho nghiên cứu lập luận như: quan hệ trong lập luận, kết tử, tác tử, lẽ thường (topos). Đến năm 1998, tác giả Nguyễn Đức Dân cũng đưa ra những vấn đề đại cương về lập luận, đặc biệt là phương pháp lập luận theo logic phi hình thức trong sự đối sánh với lập luận theo logic hình thức trong “Ngữ dụng học” tập 1 (1998) [13] và “Nhập môn logic hình thức và logic phi hình thức” (2005) [16]. Có thể thấy cả hai nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Đức Dân đều thống nhất quan điểm về lập luận. Trong đó, Đỗ Hữu Châu đưa ra những khái quát chung nhất về các khái niệm của lập luận, còn Nguyễn Đức Dân hướng những nghiên cứu của mình vào việc đối chiếu giữa lập luận logic và lập luận đời thường. Như vậy, lí thuyết chung về lập luận đã được các nhà ngôn ngữ học trên thế giới, trong đó, có Việt Nam đề cập đến với tư cách là một lĩnh vực thuộc Ngữ dụng học. Đây là những tri thức cơ bản và cũng là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp sau về lập luận trong các ngôn ngữ cụ thể. Tuy nhiên, một số vấn đề vẫn cần được thống nhất và làm sáng tỏ hơn như: phân loại lập luận theo các tiêu chí, các cấu trúc lập luận, lẽ thường - cơ sở của lập luận... Những vấn đề này là những gợi dẫn và định hướng cho việc trình bày cơ sở lí luận trong luận án. Theo tìm hiểu của chúng tôi, các nghiên cứu về lập luận và ứng dụng lí thuyết về lập luận trong nghiên cứu ở Việt Nam, ngoài các công trình kể trên, có thể khái quát thành hai nhóm sau đây: Thứ nhất, đó là những công trình nghiên cứu riêng lẻ về các thành phần của lập luận. Có thể dẫn ra một số công trình như: Luận văn “Tìm hiểu kết tử nghịch hướng lập luận “nhưng” trong tiếng Việt” [49] của tác giả Nguyễn Minh Lộc (1994), 9
  18. tác giả đã đưa ra các đặc điểm của kết tử “nhưng” theo lí thuyết kết tử. Đồng thời, chỉ ra những điểm đặc biệt của kết tử “nhưng” như: Hai luận cứ có thể cùng hướng tới một kết luận mà giữa chúng được nối kết bằng kết tử nhưng; và kết tử này có thể dùng để nối kết hai luận cứ và kết luận. Trong luận văn “Các kết tử lập luận nhưng, tuy... nhưng..., thế mà/ vậy mà và các topos - cơ sở của lập luận” [72], tác giả Kiều Tập (1996) cho rằng các kết tử “nhưng”, “tuy... nhưng”, “thế mà/ vậy mà” là những kết tử ba vị trí trong tiếng Việt. Cùng với đó, đề tài đã đưa ra những kiến giải về các topos - cơ sở của lập luận. Thêm vào đó, có thể kể đến các công trình nghiên cứu về chỉ dẫn lập luận. Trước hết có thể điểm tên luận văn “Tìm hiểu kết tử đồng hướng lập luận trong tiếng Việt” [46] của Trần Thị Lan (1994). Đề tài tìm hiểu: “Hiệu lực lập luận của nội dung miêu tả, của thực từ và của những từ chỉ, những, đến” [76] của Lê Quốc Thái (1997). Đề tài luận văn thạc sĩ: “Các kết tử lập luận thật ra/thực ra, mà và quan hệ lập luận” [95] của Kiều Tuấn (2000). Và gần đây, năm 2016 có đề tài luận án Tiến sĩ: “Kết tử lập luận trong tiếng Việt” [98] của Nguyễn Thị Thu Trang. Các đề tài này đã chỉ ra đặc điểm, vai trò của kết tử và tác tử trong lập luận. Những công trình kể trên đã góp phần đưa cái nhìn tổng quát về mặt lí thuyết của một số hiện tượng ngôn ngữ quan trọng trong lập luận. Việc làm rõ những nội dung trên sẽ góp phần không nhỏ cho việc khẳng định sự chặt chẽ, logic của lập luận trong giao tiếp. Thứ hai, tiếp thu những thành tựu của các công trình nghiên cứu về lập luận, một số nhà nghiên cứu đã đi theo hướng tìm hiểu về lập luận trong các văn bản. Có thể dẫn ra một số đề tài như “Tìm hiểu các dạng lập luận trong tục ngữ” [29] của Vũ Thị Hà (2005) , “Tìm hiểu lập luận miêu tả trong truyện Kiều của Nguyễn Du” [55] của Lưu Thị Thanh Mai (2005), “Khai thác kĩ năng lập luận trong Đi bộ ngao du (Ngữ văn 8)” [3] của Lê Huy Bắc (2005), “Mô hình lập luận ưa dùng trong các diễn ngôn quảng cáo” [51] của Trần Thuỳ Linh (2011), “Lập luận trong lời thoại của các nhân vật trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ” [99] của Lê Thị Trang (2016)... Năm 2016, Chu Thị Thùy Phương đã bảo vệ thành công luận án với đề tài “Lập luận trong hội thoại của nhân vật (qua tư liệu văn xuôi Việt Nam, giai đoạn 1930 - 1945)” [65]. Luận án đã nghiên cứu cấu trúc lập luận trong hội thoại của 10
  19. các nhân vật trong văn học giai đoạn 1930 -1945, và tìm hiểu lập luận của các nhân vật đó từ góc độ ngữ cảnh, vai giao tiếp và lẽ thường. Những nghiên cứu này đã vận dụng thành công lí thuyết lập luận để khám phá những giá trị của lập luận đối với các kiểu loại văn bản, các tác phẩm cụ thể. Có thể thấy, trong rất nhiều nghiên cứu tiêu biểu đã nêu, vẫn còn thiếu những nghiên cứu tiến hành tìm hiểu về lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ. Những công trình kể trên là những gợi ý, những kiến thức quý báu, định hướng cho luận án đi sâu tìm hiểu lập luận trong hệ thống các tác phẩm kịch của tác giả Lưu Quang Vũ. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về kịch Lưu Quang Vũ Thời gian hoạt động nghệ thuật trong lĩnh vực sáng tác kịch của Lưu Quang Vũ không nhiều (khoảng 10 năm, từ khi ra mắt vở kịch đầu tiên năm 1978 - vở kịch “Sống mãi tuổi 17” đến khi đột ngột qua đời năm 1988), nhưng ông là một trong những kịch gia có số lượng tác phẩm lớn trong nền văn học Việt Nam, với hơn 50 vở kịch. Rất nhiều tác phẩm trong số đó đã gây được tiếng vang ngay khi tiếp cận với khán giả như “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, “Tôi và chúng ta”, “Điều không thể mất”… Đồng thời, các vở kịch này cũng giúp tác giả gặt hái được những giải thưởng cao quý. Theo tác giả Ngô Thảo (2001) “cho đến nay, Lưu Quang Vũ là tác giả trẻ tuổi nhất, người duy nhất thuộc thế hệ chống Mỹ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật bằng những tác phẩm sân khấu” [86, tr. 101]. Tài năng viết kịch của Lưu Quang Vũ không chỉ thể hiện một sức viết dồi dào mà còn thể hiện một tư duy tiến bộ, hiện đại của một tác giả đã góp sức đưa nền sân khấu Việt Nam đạt đến một đỉnh cao mà đến hôm nay nhiều người còn mơ ước. Chính bởi sức hấp dẫn của Kịch Lưu Quang Vũ mà có rất nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về tác phẩm của tác giả tài năng này. Chúng tôi xin điểm lại hai hướng tiếp cận sau: hướng nghiên cứu từ góc độ văn học và hướng nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ học. 1.1.2.1. Những nghiên cứu về kịch Lưu Quang Vũ dưới góc độ văn học Đã có không ít nghiên cứu về kịch của Lưu Quang Vũ theo hướng văn học, đó là những bài viết trên các tạp chí, báo và cả những nghiên cứu chuyên sâu trong các luận văn, luận án. 11
  20. Trước hết, đó là những bài viết đi sâu, tìm hiểu riêng lẻ từng tác phẩm kịch. Ở bài nghiên cứu “Tôi và chúng ta và Lưu Quang Vũ” [86], Vũ Hà (2001) nhận định “Ở bất cứ đâu, khán giả cũng nô nức tới xem và liên tục hoan nghênh những lời nói, những hành động kịch. Giành huy chương vàng của hội diễn, cũng giành tuyệt đối sự ngưỡng mộ của công chúng, Tôi và chúng ta đã cất tiếng nói khát khao của cả cộng đồng như hồi kèn khởi động cho cả đất nước bước vào thời kì mới mạnh mẽ và bão táp dưới ngọn cờ của Đảng” [86, tr. 180]. Còn ở nghiên cứu “Sự khai thác mô - típ dân gian trong kịch Lưu Quang Vũ” [86], tác giả Lưu Khánh Thơ khẳng định những vở kịch được khai thác từ cốt truyện dân gian của Lưu Quang Vũ tuy “không nhiều lắm” [86, tr. 166], có thể kể tên như “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, “Lời nói dối cuối cùng”, “Ông vua hoá hổ” đều đạt tới “hiệu quả nghệ thuật tương đối cao” [86, tr. 166] và “chúng giúp chúng ta nhận thức và soi chiếu những vấn đề quan trọng trong cuộc sống một cách đầy đủ, sâu sắc hơn. Tài năng của nhà viết kịch lại một lần nữa được khẳng định trong việc biến cổ tích, huyền thoại thành chuyện của thời hiện đại, nêu lên cái muôn đời trong những cái bình thường” [86, tr. 169]. Bên cạnh đó, có thể kể thêm một số bài báo như: “Đọc và xem Hồn Trương Ba, da hàng thịt” [87] của Phan Trọng Thưởng, “Dạy học đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ (Ngữ văn 12) theo đặc trưng thể loại” [48] của Nguyễn Thành Lâm. Trong các bài báo này, các tác giả Phan Trọng Thưởng và Nguyễn Thành Lâm đã tập trung phân tích và làm sáng tỏ tư tưởng nghệ thuật cũng như vẻ đẹp triết lí của tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Cùng với những nghiên cứu về từng tác phẩm riêng lẻ của Lưu Quang Vũ, còn có những công trình nghiên cứu hệ thống các tác phẩm của ông. Trong số các công trình này, trước tiên, phải kể đến cuốn “Lưu Quang Vũ, tài năng và lao động nghệ thuật” [86] do Lưu Khánh Thơ (2001) sưu tầm và tuyển chọn. Cuốn sách đã tổng hợp các bài viết về Lưu Quang Vũ, cho người đọc hình dung về một tài năng của nước nhà. Trong cuốn sách, bài viết “Con đường sáng tạo của một tài năng”, tác giả Ngô Thảo, đã khái quát phong cách nghệ thuật kịch của Lưu Quang Vũ và khẳng định “cùng lúc Vũ làm được công việc đưa tác phẩm nghệ thuật đi gần với đời sống, cái khả năng không phải ai cũng có được là biến những sự kiện có thật 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2