intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Từ vựng văn hóa trong các giáo trình tiếng Anh cho người Việt và việc dạy học từ vựng văn hóa cho sinh viên Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:177

20
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Từ vựng văn hóa trong các giáo trình tiếng Anh cho người Việt và việc dạy học từ vựng văn hóa cho sinh viên Việt Nam" làm rõ những khó khăn sinh viên gặp phải khi học từ vựng văn hóa trong các giáo trình, và đưa ra một số giải pháp giúp cải thiện vốn từ vựng văn hóa của sinh viên thông qua việc dạy và học tiếng Anh tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Từ vựng văn hóa trong các giáo trình tiếng Anh cho người Việt và việc dạy học từ vựng văn hóa cho sinh viên Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ THANH THÚY TỪ VỰNG VĂN HÓA TRONG CÁC GIÁO TRÌNH TIẾNG ANH CHO NGƯỜI VIỆT VÀ VIỆC DẠY-HỌC TỪ VỰNG VĂN HÓA CHO SINH VIÊN VIỆT NAM Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9.22.90.20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. VŨ THỊ THANH HƯƠNG 2. PGS.TS. LÊ THANH HÀ HÀ NỘI - 2024
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ “Từ vựng văn hóa trong các giáo trình tiếng Anh cho người Việt và việc dạy-học từ vựng văn hóa cho sinh viên Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tất cả các số liệu và trích dẫn đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy. Hà Nội, tháng 03 năm 2024, Tác giả luận án Phạm Thị Thanh Thúy
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học nghiên cứu sinh và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, anh chị, bạn bè, đồng nghiệp, các em sinh viên và toàn thể gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương và PGS.TS. Lê Thanh Hà, những người thầy kính yêu đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo Khoa Văn hóa - Ngôn ngữ, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tận tình dạy dỗ và tạo cho tôi có được một môi trường học tập và nghiên cứu thuận lợi nhất. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nơi tôi đang công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận án. Tôi xin cảm ơn các em sinh viên K71 Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình tham gia vào nghiên cứu, góp phần vào việc hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Tác giả luận án Phạm Thị Thanh Thúy
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. .1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................................. 10 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 10 1.1.1. Tình hình nghiên cứu từ vựng văn hóa trên thế giới… ............................ 10 1.1.2. Tình hình nghiên cứu từ vựng văn hóa ở trong nước .............................. .15 1.1.3. Tình hình nghiên cứu việc dạy và học từ vựng văn hóa ......................... ..21 1.2. Cơ sở lý luận… .......................................................................................... .24 1.2.1. Các lý thuyết về từ vựng .......................................................................... 24 1.2.2. Các lý thuyết về từ vựng văn hóa… ......................................................... 38 1.2.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa....... ........................................... .48 1.2.4. Các lý thuyết về dạy và học từ vựng văn hóa. .......................................... 50 1.3. Tiểu kết Chương 1..................................................................................... .53 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA CỦA TỪ VỰNG VĂN HÓA TRONG CÁC GIÁO TRÌNH TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN VIỆT NAM... ..................................................................................................... 55 2.1. Đặc điểm cấu tạo của từ vựng văn hóa trong các giáo trình tiếng Anh cho người Việt... ....................................................................................................... .55 2.1.1. Số lượng từ vựng văn hóa tiếng Anh trong các giáo trình được khảo sát.. ...................................................................................................................... 55 2.1.2. Đặc điểm từ vựng văn hóa tiếng Anh xét theo đơn vị cấu tạo.................. 57 2.1.3. Đặc điểm từ vựng văn hóa tiếng Anh xét theo phương thức cấu tạo.... .. .59 2.1.4. Đặc điểm về từ loại của từ vựng văn hóa trong các giáo trình tiếng Anh.62 2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ vựng văn hóa trong các giáo trình tiếng Anh. ............................................................................................................................. 64 2.2.1. Các nhóm chủ đề của từ vựng văn hoá trong 7 giáo trình tiếng Anh.. ..... 64 2.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ vựng văn hóa: Đời sống hàng ngày. .. .65 2.2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ vựng văn hóa: Di sản văn hóa.. .......... 69 2.2.4. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ vựng văn hóa: Nhận dạng quốc gia... .72
  5. 2.2.5. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ vựng văn hóa: Văn hóa phổ biến. ... ...76 2.2.6. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ vựng văn hóa: Xã hội ........................ .80 2.2.7. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ vựng văn hóa: Địa lý. ........................ .83 2.2.8. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ vựng văn hóa: Khuôn mẫu. ............... .87 2.2.9. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ vựng văn hóa: Ngôn ngữ .................... 91 2.2.10. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ vựng văn hóa: Những vấn đề thế giới. ..................................................................................................................... 93 2.2.11. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ vựng văn hóa: Cơ quan và tổ chức....... ............................................................................................................. .97 2.2.12. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ vựng văn hóa: Các biến thể .............. 99 2.2.13. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ vựng văn hóa: Tương tác xã hội. .... .99 2.3. Tiểu kết Chương 2................................................................................... .103 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TỪ VỰNG VĂN HÓA CHO SINH VIÊN VIỆT NAM (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP KHOA TIẾNG ANH - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI) ..................................... 105 3.1. Thực trạng tiếp nhận từ vựng văn hóa tiếng Anh của sinh viên Khoa Tiếng Anh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội............................................ .105 3.1.1. Yêu cầu của chương trình về dạy-học từ vựng văn hóa cho sinh viên Khoa Tiếng Anh – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.. .............................................. 105 3.1.2. Thực trạng các giáo trình tiếng Anh với yêu cầu của chương trình học. ................................................................................................................... .106 3.1.3. Tư liệu và mẫu khảo sát… .................................................................... ..109 3.1.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận....... ..................................................... 113 3.2. Đề xuất liên quan đến vấn đề dạy và học từ vựng văn hóa. ................ 139 3.3. Tiểu kết Chương 3.................................................................................... 142 KẾT LUẬN..................................................................................................... .145 LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN........................................................ .149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............... ...................................... .150 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Stt Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1. Các cấp hệ nghĩa từ vựng trong ngôn ngữ 33 2 Bảng 1.2. Phân loại từ vựng văn hóa theo chủ đề 47 3 Bảng 2.1. Từ vựng văn hóa tiếng Anh trong 7 giáo trình 56 4 Bảng 2.2. Từ vựng văn hóa tiếng Anh trong 7 giáo trình xét theo 57 đơn vị cấu tạo 5 Bảng 2.3. Từ vựng văn hóa trong từng giáo trình xét theo đơn 58 vị cấu tạo 6 Bảng 2.4. Từ vựng văn hóa tiếng Anh có cấu tạo là từ trong 7 60 giáo trình 7 Bảng 2.5. Từ ngữ văn hóa tiếng Anh có cấu tạo là từ trong từng 60 giáo trình 8 Bảng 2.6. Từ vựng văn hóa có cấu tạo là cụm từ (ngữ) trong 61 từng giáo trình 9 Bảng 2.7. Từ vựng văn hóa trong 7 giáo trình xét theo từ loại 62 10 Bảng 2.8. Từ vựng văn hóa trong từng giáo trình xét theo từ loại 63 11 Bảng 2.9. Từ vựng văn hóa tiếng Anh theo chủ đề trong 7 giáo 64 trình 12 Bảng 3.1. Bảng điểm quy đổi của khung năng lực ngôn ngữ 107 V_step 13 Bảng 3.2. Bảng quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ 107 14 Bảng 3.3. Tiêu chí chấm Nói IELTS 108 15 Bảng 3.4. Tiêu chí chấm từ vựng cho kỹ năng viết IELTS 109 16 Bảng 3.5. Số liệu thống kê liên quan đến 2 bài tập đọc hiểu 110 17 Bảng 3.6. Kết quả paired T-test của hai bài kiểm tra đọc hiểu 113 và điền từ 18 Bảng 3.7. Kết quả bài kiểm tra đọc hiểu và điền từ về Sagaalgan 114 19 Bảng 3.8. Kết quả bài kiểm tra đọc hiểu và điền từ về Tết 118 20 Bảng 3.9. Kết quả tự đánh giá trình độ từ vựng tiếng Anh của 124 sinh viên chuyên Anh
  7. DANH MỤC CÁC BIỂU Stt Tên biểu Trang 1 Biểu đồ 3.1. Giới tính của sinh viên tham gia nghiên cứu 111 2 Biểu đồ 3.2. Số tuổi của sinh viên tham gia nghiên cứu 112 3 Biều đồ 3.3. Số năm học tiếng Anh của sinh viên tham gia 112 nghiên cứu 4 Biểu đồ 3.4. Tự đánh giá trình độ từ vựng tiếng Anh 113 5 Biểu đồ 3.5. Khó khăn của sinh viên khi học và sử dụng từ 126 vựng văn hóa 6 Biểu đồ 3.6. Khó khăn của sinh viên khi đọc-viết tiếng Anh 126 7 Biểu đồ 3.7. Lý do sinh viên gặp trở ngại khi học đọc-viết tiếng 127 Anh 8 Biểu đồ 3.8. Nhóm từ vựng văn hóa sinh viên khó hiểu nghĩa 128 và sử dụng nhất 9 Biều đồ 3.9. Các cách sinh viên áp dụng để hiểu nghĩa từ vựng 131 văn hóa trong giáo trình 10 Biểu đồ 3.10. Các cách giảng viên sử dụng để giải thích nghĩa 133 của từ vựng văn hóa 11 Biểu đồ 3.11. Các cách học từ vựng văn hóa bên ngoài giáo 136 trình 12 Biểu đồ 3.12. Các cách sinh viên áp dụng để ghi nhớ từ vựng 138 văn hóa
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xét về từ vựng học, nghiên cứu về các trường từ vựng là một xu thế không chỉ xuất hiện trong tiếng Việt mà còn trong nhiều ngôn ngữ khác. Nhắc đến các chủ đề từ vựng, những chủ đề liên quan đến văn hóa thật sự gây hứng thú cho các nhà nghiên cứu và người học ngôn ngữ, trong đó có tiếng Anh. Từ vựng văn hóa là chủ đề đã phần nào nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Từ vựng văn hóa đóng vai trò quan trọng trong quá trình học ngoại ngữ vì nó không chỉ giúp người học mở rộng từ vựng mà còn là cầu nối với nền văn hóa đích. Khi hiểu biết về các khía cạnh văn hóa của quốc gia ngôn ngữ đích, người học có thể sử dụng từ ngữ phù hợp, tránh hiểu lầm và giao tiếp hiệu quả hơn. Đồng thời, việc am hiểu văn hóa cũng thể hiện sự tôn trọng và sự kết nối với người bản xứ, từ đó tạo ra môi trường học tích cực và trải nghiệm ngôn ngữ sâu sắc hơn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về từ khóa văn hóa hay từ ngữ thuộc các trường từ vựng liên quan đến văn hóa riêng lẻ trong tiếng Việt và các ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, vẽ ra một bức tranh toàn cảnh về từ vựng tiếng Anh của các chủ đề liên quan đến văn hóa là một việc chưa được đề cập đến một cách toàn diện trong ngành ngôn ngữ học. Liên quan đến từ vựng văn hóa, người học tiếng Anh gặp nhiều trở ngại trong quá trình hiểu và vận dụng loại từ vựng này trên lớp học cũng như trong các bối cảnh cuộc sống thực. Sinh viên Khoa Tiếng Anh (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) cũng nằm trong số những người học ấy trên bước đường chinh phục tiếng Anh, chuyên ngành chính các em đang theo đuổi. Các em chưa hiểu hết hàm ý văn hóa chứa đựng trong từ vựng nên nhiều lúc sử dụng chưa đúng loại từ vựng này. Dựa vào tư liệu thu thập được, có thể nhận thấy chưa có những gợi ý cụ thể về một phương pháp dạy từ vựng văn hóa tiếng Anh, chưa có những 1
  9. nghiên cứu về khó khăn của sinh viên khi học loại từ vựng này cũng như nghiên cứu về từ vựng văn hóa trong các giáo trình tiếng Anh ở Việt Nam. Xuất phát từ thực tế đó, luận án của chúng tôi chọn nghiên cứu về “Từ vựng văn hóa trong các giáo trình tiếng Anh cho người Việt và việc dạy-học từ vựng văn hóa cho sinh viên Việt Nam”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Dựa trên lý thuyết về từ vựng văn hóa, luận án nghiên cứu đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của từ vựng văn hóa trong các giáo trình dạy 4 kỹ năng tiếng cho sinh viên chuyên Anh trong học phần Thực hành tiếng I, II và III ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ đó, luận án làm rõ những khó khăn sinh viên gặp phải khi học từ vựng văn hóa trong các giáo trình, và đưa ra một số giải pháp giúp cải thiện vốn từ vựng văn hóa của sinh viên thông qua việc dạy và học tiếng Anh tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng và ở Việt Nam nói chung. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục đích nghiên cứu kể trên, luận án cần giải quyết các nhiệm vụ sau: 1) Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài của luận án; trên cơ sở đó xác lập cơ sở lí luận cho luận án. 2) Miêu tả, phân tích và chỉ ra đặc điểm về cấu tạo và ngữ nghĩa của từ vựng văn hóa trong một số giáo trình dạỵ tiếng Anh cho sinh viên chuyên. 3) Đánh giá năng lực sử dụng từ vựng văn hóa của sinh viên chuyên Anh thông qua hai bài đọc hiểu và điền từ vào chỗ trống liên quan đến cùng một chủ đề văn hóa nhưng trong hai bối cảnh khác nhau (quen thuộc và không quen thuộc). 4) Khảo sát những khó khăn của sinh viên chuyên Anh gặp phải khi tìm hiểu và sử dụng từ vựng văn hóa trong một số giáo trình tiếng Anh và từ các nguồn tài liệu thực tế khác. 5) Đề xuất một số giải pháp dạy và học từ vựng văn hóa trong các giáo trình cho sinh viên chuyên Anh trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 2
  10. 3. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là vốn từ vựng văn hóa thu thập được trong 7 giáo trình tiếng Anh dạy bốn kỹ năng cho sinh viên chuyên trong học phần Thực hành tiếng I, II, III tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Luận án thu thập được 3336 từ vựng văn hóa dựa trên khung lý thuyết về từ vựng văn hóa ở chương 1. Những từ vựng văn hóa này được tổng hợp thành 12 nhóm nhỏ liên quan đến văn hóa, từ đó cấu tạo và ngữ nghĩa của chúng được làm rõ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án giới hạn ở việc phân tích các đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của từ vựng văn hóa trong 7 giáo trình tiếng Anh cho sinh viên chuyên trong học phần Thực hành tiếng I, II, III tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nơi nghiên cứu sinh đang công tác nhằm chỉ ra vai trò của chúng trong việc dạy-học từ vựng văn hoá cho sinh viên. Để đánh giá năng lực sử dụng từ vựng văn hóa của sinh viên chuyên Anh tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, do giới hạn về thời gian và quy mô, luận án tiến hành cho sinh viên làm hai bài kiểm tra năng lực đọc hiểu từ vựng văn hóa. Luận án chọn đối tượng tham gia nghiên cứu là sinh viên Khoa Tiếng Anh năm thứ hai vì vào thời điểm đó, các em đã dần quen với môi trường và phương pháp học tập tại trường đại học; thêm vào đó, các em đã tích lũy được một lượng từ vựng nhất định, bao gồm từ vựng văn hóa từ các học phần Thực hành tiếng trước đó; và một điều quan trọng là giáo trình cho học phần Thực hành tiếng của sinh viên năm thứ 2 chứa đựng lượng từ vựng đa dạng về nhiều chủ đề liên quan đến văn hóa. Tuy vậy, sinh viên năm thứ hai vẫn gặp nhiều trở ngại khi cố gắng học và ghi nhớ từ vựng văn hóa trong giáo trình và từ các nguồn tài liệu thực tế khác. 3.3. Tư liệu nghiên cứu Đề tài của luận án sử dụng 2 loại tư liệu khác nhau. 3
  11. Thứ nhất, tư liệu để nghiên cứu đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của vốn từ vựng văn hóa trong một số giáo trình tiếng Anh cho sinh viên được lấy từ 7 giáo trình tiếng Anh dưới đây. Đây là những tài liệu được dùng chính thức trong quá trình dạy-học của sinh viên Khoa Tiếng Anh tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các giáo trình được lựa chọn kỹ lưỡng bởi các giảng viên trực tiếp giảng dạy các học phần Thực hành tiếng, được Trưởng Bộ môn kiểm tra và Ban chủ nhiệm khoa phê duyệt. 1. Rachael Roberts (2008). Premium - B1 level coursebook. Pearson Education Limited. 2. Alice Oshima & Ann Hogue (2006). Writing Academic English (Part 1)– 4th Edition. Pearson Education Limited. 3. Alice Oshima & Ann Hogue (2006). Writing Academic English (Part 2)– 4th Edition. Pearson Education Limited. 4. Fiona Beddall & Megan Roderick (2018). Gold Experience – 2nd edition, Student’s Book (B1+ Pre-first for Schools). Pearson Education Limited. 5. Alice Savage & Masoud Safiei (2007). Effective Academic Writing 1 (The paragraph). Oxford University Press. 6. Debra Daise, Charl Norloff & Paul Carne (2011). Q: Skills for Success – Reading and Writing 4. Oxford University Press. 7. Sarah Cunningham & Johnathan Bygrave (2011). Real life (Upper- intermediate) – Student’s Book. Pearson Education Limited. Dựa trên quan niệm và tiêu chí nhận diện từ vựng văn hóa được trình bày ở chương 1, luận án đã xác lập được 3336 từ vựng văn hoá trong 7 giáo trình kể trên. Cấu tạo và ngữ nghĩa của khối từ vựng văn hóa này được trình bày cụ thể ở chương 2. Thứ hai, tư liệu để đánh giá năng lực sử dụng từ vựng văn hoá của sinh viên là 2 bài kiểm tra năng lực đọc hiểu của 163 sinh viên năm thứ hai đang học ở Khoa Tiếng Anh – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Xin xem Phụ lục). Hai bài kiểm tra đọc hiểu và điền từ vào chỗ trống cùng về chủ đề năm mới, 4
  12. nhưng một bài đọc nói đến năm mới ở Đông Si-bê-ri-a (bối cảnh văn hóa không quen thuộc) và bài đọc còn lại là về ngày Tết cổ truyền của Việt Nam (bối cảnh văn hóa quen thuộc). Mỗi bài đọc hiểu được thiết kế 30 chỗ trống để sinh viên điền vào. Các từ cần điền vào có thể là từ nội dung hoặc từ chức năng, có sự lồng ghép từ vựng liên quan đến văn hóa của hai đất nước. Sinh viên được làm trong tối đa 20 phút cho mỗi bài và các em làm hai bài kiểm tra trong hai tuần học khác nhau. Bảng hỏi điều tra (Xin xem Phụ lục) cũng được sử dụng để tìm hiểu những khó khăn mà sinh viên gặp phải, những phương pháp các em sử dụng để học và ghi nhớ từ vựng văn hóa và một số phương pháp giảng viên sử dụng để trợ giúp sinh viên cải thiện vốn từ vựng văn hóa. Bảng hỏi được thiết kế hai phần rõ rệt, phần đầu là thông tin vắn tắt về đối tượng tham gia trả lời như email, giới tính, số tuổi, số năm học tiếng Anh và tự đánh giá trình độ từ vựng tiếng Anh của bản thân. Phần 2 là nội dung chính, liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, gồm 11 câu hỏi; trong đó 6 câu đầu điều tra về khó khăn sinh viên gặp phải khi học từ vựng văn hóa và 5 câu sau nói về phương pháp học, ghi nhớ từ vựng văn hóa trong giáo trình và từ các nguồn tài liệu thực tế khác của sinh viên, cách giải thích nghĩa loại từ này của giảng viên trên lớp. Quan trọng là ở phần phía trên, trước khi đi vào các câu hỏi, một chú thích nhỏ khái niệm từ vựng văn hóa và ví dụ cho các loại từ vựng văn hóa cụ thể được đưa ra, giúp sinh viên hiểu từ như thế nào được gọi là từ vựng văn hóa. Trước khi phát bảng hỏi cho sinh viên làm, nội dung từng câu hỏi được thảo luận và chọn lọc với các đồng nghiệp và chuyên gia về ngôn ngữ, sau đó được điều chỉnh để trở thành phiên bản tốt hơn. Những kết quả phân tích liên quan đến hai bài kiểm tra đọc hiểu và bảng hỏi điều tra này được trình bày ở chương 3. 5
  13. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án Để thực hiện các nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu đặt ra trong luận án này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp và thủ pháp sau, kết hợp với hướng tiếp cận liên ngành ngôn ngữ-văn hóa: a. Phương pháp miêu tả Luận án sử dụng phương pháp này để miêu tả định tính và định lượng cấu tạo và ngữ nghĩa của từ vựng văn hóa xuất hiện trong 7 giáo trình dạy 4 kỹ năng tiếng Anh cho sinh viên chuyên trong học phần Thực hành tiếng I, II, III. Trong phương pháp miêu tả, luận án sử dụng 2 thủ pháp chính là: - Thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp: Thủ pháp được sử dụng để phân tích cấu tạo của từ vựng văn hóa tìm thấy trong 7 giáo trình tiếng Anh cho sinh viên chuyên. Trên cơ sở đó, vốn từ vựng văn hóa được tổng hợp và phân tích theo đơn vị cấu tạo, phương thức cấu tạo và từ loại. - Thủ pháp phân tích thành tố nghĩa: Thủ pháp này nhằm mục đích phân tích mặt ngữ nghĩa của từ vựng văn hóa trong các giáo trình, tìm ra thành phần nghĩa của mỗi từ hay cụm từ. Từ đó, luận án tìm ra các nguyên tắc cơ sở tạo nên từ vựng văn hóa trong các giáo trình tiếng Anh, xác định quy tắc cấu tạo ngữ nghĩa của từ vựng văn hóa. b. Phương pháp thống kê Khi nghiên cứu từ vựng văn hóa, để đánh giá định lượng, luận án áp dụng phương pháp thống kê và phân loại từ vựng học. Cụ thể, từ vựng văn hóa trong các giáo trình dạy 4 kỹ năng tiếng cho sinh viên chuyên Anh được hệ thống hóa một cách khoa học. Những kết quả thống kê được tổng hợp lại thành bảng, hoặc được biểu thị thông qua biểu đồ và những tính toán tỉ lệ tương quan. Bên cạnh đó phần mềm SPSS phiên bản mới nhất được dùng để đánh giá năng lực đọc hiểu của sinh viên chuyên Anh năm thứ 2 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (so sánh kết quả hai bài kiểm tra đọc hiểu và điền từ, tính giá trị trung bình với độ phân tán và sử dụng paired t-Test). c. Phương pháp khảo sát 6
  14. Căn cứ vào các tiêu chí, nội dung của nghiên cứu, bảng hỏi dành cho sinh viên được thiết kế (Xin xem Phụ lục) cho phù hợp, nhằm phát hiện ra tình hình dạy và học từ vựng văn hóa trong sinh viên. Bảng hỏi được phát trực tiếp cho sinh viên năm thứ hai làm vào cuối học kỳ, sau khi sinh viên đã học hết kiến thức học phần Thực hành tiếng 3, đã tích lũy nhiều vốn từ vựng văn hóa tiếng Anh từ các giáo trình và từ các nguồn tài liệu thực tế. Sinh viên tham dự buổi học tiến hành trả lời trực tiếp bảng hỏi và giảng viên thu lại ngay trong buổi học hôm đó. Kết quả thu thập được bằng bảng hỏi, sau đó, được tổng hợp thành các bảng, biểu dựa theo tỉ lệ phần trăm và được phân tích, thảo luận cụ thể để đưa ra đề xuất về việc dạy và học từ vựng văn hóa tiếng Anh cho sinh viên. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Có thể nói rằng đây là luận án đầu tiên đi sâu tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của từ vựng văn hóa tiếng Anh trong 7 giáo trình dạy 4 kỹ năng tiếng cho sinh viên chuyên. Kết quả của luận án sẽ cung cấp những khung lý thuyết điển hình liên quan đến từ vựng văn hóa, làm rõ đặc điểm cấu tạo của nhóm từ vựng đặc biệt này, chỉ ra đặc điểm ngữ nghĩa của chúng. Nhờ vậy, người học và nghiên cứu ngôn ngữ hiểu rõ hơn về từ vựng văn hóa tiếng Anh, áp dụng vào việc hoàn thành các công trình tiếp theo có liên quan. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, luận án có cơ sở đề xuất các phương pháp dạy và học từ vựng văn hóa tiếng Anh cho sinh viên chuyên tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung. Các đề xuất liên quan đến chương trình học, giảng viên và sinh viên cho các học phần Thực hành tiếng tại Khoa Tiếng Anh trở thành gợi ý hiệu quả trong việc dạy- học ngoại ngữ, bao gồm từ vựng văn hóa. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về mặt lý luận Luận án chỉ ra đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của từ vựng văn hóa tiếng Anh, những phương pháp dạy và học từ vựng văn hóa. Kết quả nghiên cứu của 7
  15. luận án sẽ cung cấp minh chứng củng cố thêm lý thuyết về cách nhận biết từ vựng văn hóa tiếng Anh và ngữ nghĩa của chúng, cũng như các phương pháp dạy và học từ vựng văn hóa tiếng Anh điển hình cho sinh viên chuyên trong các nghiên cứu tiếp theo. Từ đó, luận án làm rõ cách tư duy của dân tộc các nước nói tiếng Anh và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Luận án còn góp phần xác lập các đặc trưng ngữ nghĩa của từ vựng văn hóa theo 12 chủ đề liên quan. 6.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể: Giúp người đọc hiểu rõ đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của từ vựng văn hóa tiếng Anh theo 12 nhóm chủ đề. Góp phần hệ thống hóa vốn từ vựng văn hóa trong 7 giáo trình tiếng Anh dạy bốn kỹ năng cho sinh viên chuyên tại Khoa Tiếng Anh – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và xác lập được 3336 từ vựng văn hóa. Là tài liệu tham khảo hữu ích cho quá trình biên soạn từ điển từ vựng văn hóa Anh-Việt và giảng dạy nhóm từ vựng này cho sinh viên nói riêng và người học tiếng Anh nói chung. 7. Bố cục của luận án Ngoài các phần Mở đầu và Kết luận, Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án, Tài liệu tham khảo, Phụ luc, luận án gồm 3 chương: CHƯƠNG 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận Trong chương này, luận án tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về từ vựng văn hóa, dạy-học từ vựng văn hóa. Đồng thời, luận án trình bày một số vấn đề lí luận cơ bản liên quan đến đề tài như lý thuyết về cấu tạo và nghĩa của từ, từ vựng văn hóa (khái niệm, tiêu chí nhận biết, phân loại), lý thuyết về dạy và học từ vựng văn hóa để phân tích đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của từ vựng văn hóa trong chương 2 và thực trạng dạy-học từ vựng văn hóa cho sinh viên Việt Nam (nghiên cứu trường hợp Khoa Tiếng Anh – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) trong chương 3. 8
  16. CHƯƠNG 2. Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của từ vựng văn hóa trong các giáo trình tiếng Anh cho người Việt Luận án đi sâu tìm hiểu đặc điểm cấu tạo (xét về đơn vị cấu tạo từ, phương thức cấu tạo từ và từ loại) và ngữ nghĩa của từ vựng văn hóa trong 7 giáo trình tiếng Anh cho sinh viên Khoa Tiếng Anh – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Dựa vào đó, những đặc trưng văn hóa, lịch sử liên quan đến các nước nói tiếng Anh và nhiều nước khác trên thế giới được làm rõ. CHƯƠNG 3. Thực trạng dạy và học từ vựng văn hóa cho sinh viên Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Khoa Tiếng Anh – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) Trong chương này, thực trạng dạy-học từ vựng văn hóa cho sinh viên Khoa Tiếng Anh – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được tổng hợp dựa trên kết quả hai bài kiểm tra đọc hiểu và điền từ vào chỗ trống, bảng hỏi cho sinh viên về khó khăn các em gặp phải khi học từ vựng văn hóa trong giáo trình và từ các nguồn tài liệu thực tế khác, các cách sinh viên áp dụng để học từ vựng văn hóa và phương pháp giảng viên dùng để khuyến khích, trợ giúp sinh viên trong quá trình học từ vựng văn hóa. Xuất phát từ thực trạng đó, luận án đưa ra một số đề xuất liên quan đến dạy-học từ vựng văn hóa cho sinh viên Khoa Tiếng Anh – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung. 9
  17. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN Trong chương này, luận án tập trung tổng quan tình hình nghiên cứu về từ vựng văn hóa và vấn đề dạy và học loại từ vựng này trong nước và trên thế giới. Đồng thời, luận án cung cấp cơ sở lí luận cho việc phân tích về mặt cấu tạo và ngữ nghĩa của từ vựng văn hóa trong một số giáo trình dạy tiếng Anh cho sinh viên chuyên ở chương tiếp theo. Khái niệm từ vựng văn hóa, tiêu chí nhận biết, cách phân loại từ vựng văn hóa và các lý thuyết về cấu tạo, nghĩa của từ, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa được làm rõ. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về từ vựng văn hóa trên thế giới Trong các nhà nghiên cứu trên thế giới về từ vựng văn hóa, người đi tiên phong và có ảnh hưởng sâu sắc là Wierzbicka. Những công trình của tác giả là sự mở đầu của một hướng nghiên cứu mới và thú vị. Các công trình tiêu biểu bao gồm: Understanding Cultures through Their Key Words (Hiểu văn hóa thông qua các từ khóa) (1997); Semantics, Culture and Cognition – Universal human concepts in culture-specific configurations (Ngữ nghĩa, văn hóa và nhận thức – Các khái niệm phổ quát về con người trong cấu trúc văn hóa cụ thể) (1992); Terms of Address as Keys to Culture and Society: German Herr vs. Polish Pan (Thuật ngữ xưng hô như chìa khóa để hiểu văn hóa và xã hội: Tiếng Đức Herr và Tiếng Ba Lan Pan) (2016); Key words, culture and cognition (Các từ khóa, văn hóa và nhận thức) (Wierzbicka và Goddard, 1995); English: Meaning and Culture (Tiếng Anh: Ý nghĩa và Văn hóa) (2006); Words and Meanings. Lexical Semantics Across Domains, Languages and Cultures (Từ và Ý nghĩa. Ngữ nghĩa từ vựng qua các lĩnh vực, ngôn ngữ và văn hóa) (Wierzbicka và Goddard, 2016); Emotions across Languages and Cultures: Diversity and Universals (Cảm xúc qua ngôn ngữ và văn hóa. Sự đa dạng và tính phổ quát) (1999). 10
  18. Ngoài các công trình nghiên cứu chủ đạo kể trên, còn có một số công trình của các tác giả khác, góp phần bổ sung và làm sâu sắc thêm hướng nghiên cứu về từ vựng văn hóa ở nước ngoài. Chúng tôi xin điểm tên một vài công trình tiêu biểu: Nghiên cứu chung về từ vựng văn hóa (Goddard, 2015; Balaban & Çaølayan, 2014; Garimella, Mihalcea & Pennebaker, 2016; Williams, 1983; Levisen, 2012), Những phát hiện về từ vựng văn hóa liên quan đến lịch sử (Arlene R. K. Zide & Norman H. Zide, 1976; Chlenov, 1980; Dalby, 1976; Collins,1983; Weiner, 1988; Sean O’Neill, 2006; Kaufers và Lemli, 1941), Nghiên cứu về từ vựng văn hóa trong sách giáo trình (Alonso & Ponte, 2015), Nghiên cứu về dịch từ vựng văn hóa (Li Ran & Xia, 2010; Mono, Saragih, Nababan & Lubis, 2015; Rázusová, 2011; Zhou, 2015; Nurrohmah, 2014). Trong các công trình nghiên cứu về từ vựng văn hóa, các công trình sau được đánh giá cao và được sử dụng tham khảo cho đề tài của chúng tôi. Raymonds Williams (1983) lựa chọn các từ khóa dựa vào các tiêu chí sau: đầu tiên, những từ đó là từ quan trọng, có sự ràng buộc trong một số hoạt động nhất định và cách hiểu những từ khóa ấy; thứ hai, đó là những từ quan trọng, biểu lộ điều gì đó ở những dạng thức tư duy nhất định [153, tr.15]. Tác giả khẳng định thêm, những cách sử dụng nhất định gắn kết lại một vài cách nhìn nhận văn hóa và xã hội xác định, không chỉ duy nhất trong hai nhóm từ chung nhất được đề cập ở trên. Tác giả đã chọn ra 200 từ để in trong cuốn sách; sau đó dự định chọn thêm 60 từ nữa để cho vào phần phụ lục kèm theo các ghi chú, bài viết ngắn gọn liên quan, trong đó phần văn bản chính tập trung vào một số nhà văn và nhà tư tưởng cụ thể. Danh sách từ khóa, hơn 200 từ, theo nhận định của tác giả, có thể nhiều hơn, và tránh các vấn đề bị trùng lặp khi giới hạn nghĩa trong phạm vi chuyên ngành. Tuy nhiên, do tác giả mong muốn nghiên cứu về nghĩa và sự nối kết về nghĩa chung của từ, tác giả có thể không đạt được sự hoàn chỉnh hay sự giới hạn có ý thức cho các lĩnh vực đặc biệt. Để tập trung vào các từ có vẻ quan trọng thuộc về khu vực thảo luận chung về văn hóa và xã hội, tác giả không đạt được sự sắp xếp theo qui ước dựa vào chủ đề và lấy lại sự sắp xếp 11
  19. theo qui ước đơn giản nhất, dựa vào bảng chữ cái [153, tr.25]. Trong bản sửa so với bản trước đó, tác giả cho thêm 21 từ khóa nữa kèm theo ghi chú: anarchism, anthropology, development, dialect, ecology, ethnic, experience, expert, exploitation, folk, generation, genius, jargon, liberation, ordinary, racial, regional, sex, technology, underprivileged và western [153, tr.27]. Trong cuốn sách, danh sách các từ khóa (từ văn hóa) trong tiếng Anh được chọn lựa kỹ lưỡng, dựa vào tiêu chí lựa chọn đã nêu ở trên. Nghiên cứu chuyên sâu này của nhà ngôn ngữ học cung cấp cho độc giả một bức tranh tổng hợp các từ khóa tiếng Anh kèm theo ghi chú, các bài viết ngắn gắn với các nhà văn, nhà tư tưởng. Tuy nhiên, điểm còn hạn chế của cuốn sách là đây chỉ là tập hợp các từ khóa, phần lý thuyết chưa thật sự sâu sắc. Tác giả quan trọng không thể không nhắc đến là Wierzbicka với nhiều công trình nghiên cứu đồ sộ về từ khóa văn hóa. Trong Ngữ nghĩa, văn hóa và tư duy – Những khái niệm phổ quát của loài người trong các cấu trúc văn hóa cụ thể (Semantics, culture and cognition – Universal human concepts in culture-specific configurations), Wiezbicka (1992) [147] tập trung tìm hiểu nhiều chiều thuộc về khía cạnh tâm lý, tình cảm và đạo đức thông qua việc so sánh nghĩa của các cặp từ trong tiếng Anh và tiếng Nga, bao gồm: tâm hồn, trí nhớ và trái tim; số phận và định mệnh; can đảm, dũng cảm, liều lĩnh v.v.. Trong tác phẩm này, tác giả còn phát triển siêu ngôn ngữ đặc biệt khi sử dụng một tập hợp nhỏ các từ vựng cơ bản như I, you, want, think, good, something, this nhằm diễn tả thuộc tính của từ khóa tiếng Anh “mind”. Wiezbicka (1997) đưa ra đinh nghĩa về từ vựng văn hóa, tiêu chí xác định từ khóa văn hóa. Tác giả cho rằng, theo một nghĩa nào đó, những từ có nghĩa đặc biệt, cụ thể về văn hóa phản chiếu và truyền lại không chỉ cách sống của một xã hội nhất định mà còn cả cách tư duy [149, tr.5]. Nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhận định, sự tồn tại của những cái tên cụ thể trong ngôn ngữ cho những loại “vật” đặc biệt (hữu hình) là điều thậm chí người biết một ngôn ngữ 12
  20. bình thường hiểu được; sự tồn tại của những phong tục khác nhau và tổ chức xã hội gắn với tên cụ thể trong một ngôn ngữ nhưng không phải trong các ngôn ngữ khác cũng được biết đến rộng rãi [149, tr.2]. Nhà nghiên cứu định nghĩa, từ khóa (hay từ văn hóa) là những từ đặc biệt quan trọng và được biểu lộ ra trong một nền văn hóa nhất định [149, tr.15-16]. Về tiêu chí xác định một từ là từ khóa (từ văn hóa), Wiezbicka (1997) giải thích rõ ràng như sau. Đầu tiên, cần thiết phải xác lập rằng từ đó thuộc vốn từ vựng chung, không phải từ ngoại lệ. Tiêu chí tiếp theo là từ đó thường xuyên được sử dụng, xét về một lĩnh vực ngữ nghĩa cụ thể. Một tiêu chí nữa là từ đó nằm ở vị trí trung tâm của một cụm từ ngữ hoàn chỉnh [149, tr.16]. Xét về mặt cấu tạo từ của từ vựng văn hóa, Wiezbicka (1997) giải thích, một từ khóa hiện hữu không chỉ dưới dạng từ mà còn dưới dạng cụm từ kết hợp chung, cụm từ cố định, cấu trúc ngữ pháp, tục ngữ và v.v…[149, tr.17]. Ngoài ra, Wiezbicka (1997) [149] đã phát hiện ra và đối sánh một số từ khóa văn hóa trong tiếng Anh Anglo bao gồm: privacy, personal autonomy, fairness, mind, reasonable, sense, evidence, experience (Wiezbicka, 2006, 2010), tiếng Anh Úc: bloody, bullshit, whinge, dob in (Wiezbicka, 1997, 2002), tiếng Nga: duša (tâm hồn), sud’ba (số phận), toska (khao khát), iskrennost’ (sự thành thật), pravda (sự thật), obščenie (giao tiếp) và avos’ (có lẽ) (Wiezbicka, 1997, 2002, 2010), tiếng Ba Lan: przykro (một cách khó chịu), rodzina (gia đình), wolność (sự tự do) (Wiezbicka, 1997, 2001). Một điểm quan trọng là những nguyên tắc phân tích ngữ nghĩa được thực hành bởi Wiezbicka cũng được áp dụng để phân tích các từ khóa văn hóa. Tuy nhiên, những nghiên cứu của tác giả chưa khái quát hóa về từ vựng văn hóa và chưa đề cập đến ứng dụng trong giảng dạy ngoại ngữ. Levisen (2012) [112] tiếp tục con đường nghiên cứu của Wiezbicka về một số từ khóa (từ văn hóa). Cụ thể, nhà nghiên cứu đã viết cuốn sách Cultural Semantics and Social Cognition – A Case Study on the Danish Universe of 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0