intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX

Chia sẻ: Lộ Lung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:202

34
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác lập cách hiểu hợp lí về thể loại, khái niệm du kí, xây dựng các vấn đề lí thuyết về thể loại của du kí để làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu lịch sử vận động hình thành thể loại và đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC --------------- NGUYỄN HỮU LỄ ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 62 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thái Học HUẾ - 2015 i
  2. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế, Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thành, PGS.TS. Hồ Thế Hà, TS. Hà Ngọc Hòa, TS. Tôn Thất Dụng, TS. Lê Thị Hường, cùng các thầy cô giáo khoa Ngữ văn của hai trường: Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Sư phạm và Phòng Sau đại học - Trường Đại học Khoa học Huế đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS. TS. Trần Thái Học - người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận án này. Huế, tháng 8 năm 2015 Nguyễn Hữu Lễ ii
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. TÁC GIẢ LUẬN ÁN NGUYỄN HỮU LỄ iii
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4 5. Đóng góp mới của luận án ........................................................................................ 4 6. Cấu trúc luận án ........................................................................................................ 5 NỘI DUNG Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.Về khái niệm và thể loại của du kí ...................................................................... 6 1.1.1. Ở nước ngoài .................................................................................................. 6 1.1.2. Ở trong nước .................................................................................................. 11 1.2. Về du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX ............................................................... 17 1.2.1. Ở nước ngoài .................................................................................................. 17 1.2.2. Ở trong nước .................................................................................................. 18 1.3. Nhận định về những vấn đề đặt ra từ tổng quan tình hình nghiên cứu ......... 21 Chương 2: VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT THỂ LOẠI VÀ LỊCH SỬ DU KÍ VIỆT NAM 2.1. Thi pháp thể loại du kí ........................................................................................ 27 2.1.1. Cốt truyện ....................................................................................................... 28 2.1.2. Kết cấu ........................................................................................................... 32 2.1.3. Điểm nhìn trần thuật....................................................................................... 36 2.1.4. Thời gian và không gian................................................................................. 40 2.1.5. Ngôn từ ........................................................................................................... 43 2.2. Khái quát quá trình lịch sử của du kí Việt Nam .............................................. 49 2.2.1. Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XVII ............................................................ 49 2.2.2. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX ................................................ 51 2.2.3. Giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX.......................................................................... 57 2.2.4. Giai đoạn nửa sau thế kỉ XX (cho đến hết thập niên 80) ............................... 63 2.2.5. Giai đoạn thập niên 90 của thế kỉ XX đến nay .............................................. 65 iv
  5. Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA DU KÍ VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX 3.1. Sự phong phú về đề tài .................................................................................... 68 3.1.1. Đề tài khảo cứu văn hóa ............................................................................. 68 3.1.2. Đề tài lịch sử .............................................................................................. 71 3.1.3. Đề tài danh lam thắng cảnh ........................................................................ 73 3.1.4. Đề tài quốc tế ............................................................................................. 76 3.1.5. Đề tài dân tộc thiểu số ................................................................................ 79 3.2. Sự đa dạng về cảm hứng ................................................................................. 83 3.2.1. Cảm hứng viễn du ...................................................................................... 84 3.2.2. Cảm hứng yêu nước ................................................................................... 87 3.2.3. Cảm hứng tâm linh ..................................................................................... 92 3.2.4. Cảm hứng trữ tình ..................................................................................... 94 3.2.5. Cảm hứng thế sự ........................................................................................ 97 Chương 4: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CỦA DU KÍ VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX 4.1. Cốt truyện......................................................................................................... 99 4.1.1. Cốt truyện hành trình ................................................................................. 99 4.1.2. Cốt truyện sự tích – huyền thoại ................................................................ 105 4.2. Kết cấu .............................................................................................................. 107 4.2.1. Kết cấu khung ............................................................................................ 107 4.2.2. Kết cấu trực quan ....................................................................................... 114 4.2.3. Kết cấu nhật trình – sự kiện ....................................................................... 115 4.2.4. Kết cấu tự sự – trữ tình............................................................................... 118 4.3. Điểm nhìn trần thuật ....................................................................................... 122 4.3.1. Điểm nhìn đa diện đối với hiện thực .......................................................... 123 4.3.2. Điểm nhìn dịch chuyển của người kể chuyện ............................................ 125 4.4. Ngôn từ ............................................................................................................. 127 4.4.1. Sự kết hợp các ngôn ngữ ............................................................................ 127 4.4.2. Sự đa dạng của văn phong ......................................................................... 132 v
  6. Chương 5: NHỮNG TÁC GIẢ DU KÍ VIỆT NAM TIÊU BIỂU NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX 5.1. Nguyễn Đôn Phục – phong cách truyền thống.............................................. 136 5.1.1. Triết lí về "sự đi" ........................................................................................ 136 5.1.2. Tiếp cận đối tượng trên phương diện lịch sử ............................................. 139 5.1.3. Ngôn từ cổ kính và biểu cảm ..................................................................... 143 5.2. Phạm Quỳnh – phong cách hiện đại .............................................................. 151 5.2.1. Văn du kí mang tính tư tưởng .................................................................... 152 5.2.2. Kết cấu và ngôn ngữ mang tính hiện đại ................................................... 155 5.2.3. Văn du kí giàu chất triệt luận ..................................................................... 162 5.3. Mãn Khánh Dương Kỵ – phong cách huyền thoại hóa................................ 166 5.3.1. Cảm quan lịch sử và bút pháp huyền thoại hóa ......................................... 166 5.3.2. Nghệ thuật dựng cảnh và tạo không khí lịch sử ......................................... 170 5.3.3. Ngôn từ giàu tính tạo hình ......................................................................... 172 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 176 NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN....... 180 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 181 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 186 vi
  7. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX là giai đoạn có ý nghĩa bước ngoặt trong quá trình phát triển của văn học dân tộc. Sự xuất hiện các trào lưu văn học với nhiều nhà văn tầm cỡ đã trở thành tâm điểm của nghiên cứu văn học vào những thập niên cuối của thế kỉ XX. Trong nghiên cứu văn học, xu hướng tập trung vào những đối tượng mang tính truyền thống cùng với các hiện tượng văn học được nhận thức đầy đủ trở nên phổ biến, còn những bộ phận văn học nằm giữa lằn ranh như du kí thường bị bỏ quên. Đối với vấn đề nghiên cứu thể loại, khi chú trọng vào những thể loại chính thống như tiểu thuyết, truyện, thơ, kịch,... thì khả năng bỏ qua các thể loại cận văn chương như tản văn, bút kí, hồi kí, du kí,... là không thể tránh khỏi. Hiện tượng tập trung vào một số đối tượng trong nghiên cứu văn học đã bỏ qua một số bộ phận văn học mang tính đại chúng, đồng nghĩa với việc tách văn học ra khỏi văn hóa, môi trường phát triển của nó. Tính phổ biến của nghiên cứu văn học đã làm cho thể loại du kí nói chung, du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX nói riêng chưa trở thành dấu ấn để thu hút được nhiều nhà nghiên cứu. Bước sang thời đại thông tin, nghiên cứu văn học chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố không chỉ trong lãnh địa của mình mà còn vươn ra các lĩnh vực khác như văn hóa, kinh tế, chính trị, du lịch,… nên du kí đã có cơ hội trở thành đối tượng của nghiên cứu văn học. 1.2. Trong thập niên đầu của thế kỉ XXI, du kí đã trở thành hiện tượng văn học thu hút nhiều nhà nghiên cứu, học giả ở Việt Nam quan tâm. Du kí đã từng có mặt trong tiến trình của lịch sử văn học Việt Nam ở các dạng thức khác nhau. Trong văn học trung đại Việt Nam, du kí được viết bằng chữ Hán dưới hình thức của các thể loại thơ, phú, kí. Trước khi có nền văn học Quốc ngữ, trong văn học Việt Nam đã từng xuất hiện văn bản có dạng du kí viết bằng chữ Quốc ngữ. Cho đến nay, du kí đã từng bùng phát hai lần trong lịch sử văn học dân tộc: lần thứ nhất vào nửa đầu thế kỉ XX, lần thứ hai vào đầu thế kỉ XXI. Tuy nhiên, trong một thời gian khá dài, du kí chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và nghiêm túc nên chưa có công trình lí luận và lịch sử dành riêng cho nó. Vì thế, quan điểm thể loại về du kí ở Việt Nam chưa thống nhất. Trong các công trình lí luận văn học của các học giả Việt Nam, du kí là tiểu loại nằm trong thể loại kí cùng với các tiểu loại: kí sự, phóng sự, nhật kí, hồi kí, bút kí, tùy bút, kí hành, truyện kí, tản văn... 1
  8. Trong khi đó, ranh giới giữa các tiểu loại của kí cũng không tuyệt đối, luôn có tình trạng chuyển hóa, thâm nhập lẫn nhau. Tưởng rằng trong những cuốn sách lí luận và sách giáo khoa, sự phân chia thể loại đã rạch ròi, nhưng thực tế văn học luôn diễn ra những yếu tố ngoại biên, yếu tố mờ hay nhòe giữa các thể loại với nhau, nhất là đối với tác phẩm của những nhà văn có năng khiếu đặc biệt và có sự linh hoạt cao độ khi cầm bút. Vì thế, vấn đề đặt ra đối với nghiên cứu du kí là phải phân định những đường ranh thể loại của nó với các thể loại khác trong văn học Việt Nam, không phải bằng sự suy lí mà bằng cách khảo cứu đặc điểm của du kí qua thực tiễn sáng tác. 1.3. Trải qua quá trình phát triển và hình thành thể loại, du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX xuất hiện trở lại với nhiều tác giả, tác phẩm đăng trên các báo và tạp chí đương thời. Thể loại này đã thu hút nhiều nhà báo, nhà văn, học sinh, du khách đến với du kí bởi sự mới mẻ và hấp dẫn của nó. Xét trong bối cảnh của quá trình hiện đại hóa văn học nửa đầu thế kỉ XX, du kí là bộ phận văn học đã từng có vị thế trên văn đàn, nhưng bộ phận văn học này, nói như Nguyễn Hữu Sơn, "còn chưa được chú ý đúng mức" [65, tr.13], và tính cấp thiết của nó như ý kiến của Phong Lê: "…du ký trong hai thập niên trước mốc lịch sử 1930, thì đến bây giờ mới được làm, trong khi đáng lẽ có thể làm sớm hơn …" [30, tr.65]. Đã đến lúc du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX cần phải được nghiên cứu một cách đầy đủ và nghiêm túc để làm minh bạch một số vấn đề về loại hình, thể loại, đặc trưng và vị trí của nó đối với quá trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc. 2. Mục tiêu nghiên cứu Với đề tài "Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX", công việc nghiên cứu của luận án nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau đây: 2.1. Xác lập cách hiểu hợp lí về thể loại, khái niệm du kí, xây dựng các vấn đề lí thuyết về thể loại của du kí để làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu lịch sử vận động hình thành thể loại và đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. 2.2. Xác định những đặc điểm cơ bản của du kí Việt Nam về nội dung và hình thức để thấy được những đóng góp của nó trong quá trình hiện đại hóa văn học và làm phong phú diện mạo văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. 2.3. Chỉ ra được các phong cách tiêu biểu để góp phần minh chứng cho sự phát triển của thể loại du kí trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. 2
  9. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, bao gồm những tác phẩm du kí đăng trên các báo và tạp chí nửa đầu thế kỉ XX: Nam Kỳ tuần báo, An Nam tạp chí, Nam Phong tạp chí, Phụ nữ Tân văn, Tri Tân, Thanh Nghị, Tao Đàn, Phong hóa, … và các ấn phẩm du kí xuất bản từ trước tới nay được sáng tác trong giai đoạn này. 2.2. Phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Phạm vi nghiên cứu lí thuyết của luận án là những vấn đề lí thuyết về loại thể và lịch sử văn học. Từ yêu cầu của đề tài, luận án giải quyết hai nội dung cơ bản: những vấn đề lí luận xung quanh thể loại du kí, quá trình hình thành, phát triển và những đặc điểm của du kí trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Việc xác định đặc trưng thể loại có ý nghĩa định hướng cho việc khảo sát những đóng góp của du kí ở thực tế sáng tác. 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu tư liệu của luận án bao gồm các tác gia tiêu biểu và những tác phẩm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. - Du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX có rất nhiều tác phẩm của nhiều tác giả. Mặc dù bộ Du kí Việt Nam do Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm giới thiệu với 62 tác phẩm đăng trên Nam Phong tạp chí thì chỉ là một phần của du kí Việt Nam trong giai đoạn này. Vì thế, chúng tôi phải sưu tầm và khảo sát thêm nhiều tác phẩm du kí khác đã đăng trên các báo và tạp chí đương thời hoặc đã xuất bản thành sách. - Để đảm bảo tính hệ thống, chúng tôi điểm qua những tác phẩm du kí Việt Nam trước thế kỉ XX, lấy đó làm cơ sở nhằm nghiên cứu sự vận động thể loại của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. - Du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX có sự phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức và đặc biệt xuất hiện nhiều tác giả với những phong cách khác nhau. Trong một phạm vi tương đối, dựa trên xu hướng sáng tác, chúng tôi nhận thấy du kí giai đoạn này có ba loại hình: du kí có yếu tố Hán, du kí mang phong cách hiện đại, du kí chứa yếu tố hư cấu, tưởng tượng. Nhiệm vụ đặt ra của Luận án là phải lựa chọn các tác giả tiêu biểu để khảo sát nhằm làm rõ đặc điểm phong cách tương ứng với ba loại hình nói trên. 3
  10. 4. Phương pháp nghiên cứu Từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã được xác định, để đáp ứng yêu cầu và đạt được mục tiêu của đề tài đặt ra, trong quá trình triển khai luận án, chúng tôi vận dụng những phương pháp và thao tác chủ yếu sau: 4.1. Phương pháp lịch sử: là phương pháp tiếp cận sự vật, hiện tượng trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Phương pháp này yêu cầu khi xem xét đối tượng phải đứng trên quan điểm lịch sử cụ thể và lịch sử phát triển. Sử dụng phương pháp này, chúng tôi xem xét sự phát sinh và hình thành của du kí qua các giai đoạn phát triển trong hoàn cảnh lịch sử, văn hóa nhất định. 4.2. Phương pháp cấu trúc – hệ thống: Nghiên cứu đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX như một chỉnh thể hoàn chỉnh, như một cấu trúc chặt chẽ, hợp logic trong mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố, giữa lí thuyết và thực tiễn sáng tác. 4.3. Phân tích - tổng hợp: Phân tích các phương diện, các quan niệm cụ thể về lí thuyết du kí, từ đó tổng hợp, khái quát theo các bình diện nghiên cứu đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Phương pháp này con được vận dụng trong việc nghiên cứu sáng tác các phong cách du kí tiêu biểu. 4.4. So sánh đối chiếu (đồng đại và lịch đại): Về đồng đại : so sánh, đối chiếu các tác giả, tác phẩm; thể loại du kí với một số thể loại khác trong cùng một thời kì để chỉ ra những chỗ giống và khác nhau ở mỗi đối tượng, làm rõ đặc trưng cơ bản của các đối tượng đó. Về lịch đại : so sánh đối chiếu thể loại du kí qua các thời kì về lí thuyết lẫn sáng tác để thấy được sự tiếp biến của nó. 4.5. Các phương pháp liên ngành: Thi pháp học, Phong cách học, Văn bản học, Mĩ học tiếp nhận được chúng tôi sử dụng trong luận án để khảo sát các vấn đề lí thuyết thể loại và sáng tác du kí theo yêu cầu của đề tài đặt ra. 5. Đóng góp mới của luận án 5.1. Về lí luận - Trên cơ sở khảo sát những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về du kí, Luận án chỉ ra những điểm chưa thống nhất trong cách hiểu khái niệm và xác định loại hình của thể loại du kí. Từ đó, Luận án đi đến xác lập một quan niệm mới về loại hình của du kí trong văn học: du kí là một thể loại văn xuôi thuộc loại hình tự sự mang đầy đủ đặc điểm của một thể loại và có khả năng tiếp nhận phương thức phản ánh hiện thực 4
  11. của một số thể loại và loại hình nghệ thuật gần với nó, đồng thời ảnh hưởng trở lại với những thể loại khác. - Trong quá trình nghiên cứu lí thuyết để làm cơ sở phương pháp luận cho nghiên cứu đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, Luận án đã xây dựng được một số vấn đề lí thuyết thể loại của du kí, điều mà từ trước tới nay trong các sách lí luận văn học ở Việt Nam chưa thực hiện được. 5.2. Về thực tiễn - Trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã tiến hành sưu tầm được một số lượng tác phẩm du kí, nhất là những tác phẩm chưa được phát hiện hay bị bỏ quên trong quá khứ. Đây là những sản phẩm quí giá làm giàu di sản văn học dân tộc trong quá khứ. - Từ việc phân tích các đặc điểm phong cách thể loại, chúng tôi đưa ra những căn cứ để phân định tác phẩm du kí, đồng thời chỉ ra những tác phẩm không phải là du kí mà lâu nay nhiều người đã ngộ nhận nó. Luận án cũng xác định một số tác phẩm du kí mà từ trước tới nay người ta coi nó thuộc thể loại khác như: tùy bút, tản văn, tiểu thuyết,… - Xác định đặc điểm của du kí, chúng tôi tiếp cận trên phương diện nội dung và hình thức, qua đó chúng tôi dựng lại diện mạo của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX với những đặc trưng cơ bản của nó. Cùng với việc nghiên cứu về phong cách tác giả, chúng tôi đi đến khẳng định: du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX là một bộ phận không nhỏ của văn học dân tộc, có vị trí quan trọng trong văn học ở giai đoạn văn học dân tộc trên con đường hiện đại hóa mà từ trước đến nay ít được đề cập trong các công trình văn học sử. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để biên soạn giáo trình, tài liệu học tập và nghiên cứu cho các ngành: văn học, văn hóa học, du lịch. 6. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, Luận án có tất cả 5 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Vấn đề lí thuyết thể loại và lịch sử du kí Việt Nam Chương 3: Đặc điểm nội dung của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX Chương 4: Đặc điểm hình thức của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX Chương 5: Các phong cách du kí Việt Nam tiêu biểu nửa đầu thế kỉ XX 5
  12. NỘI DUNG Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Du kí là một hiện tượng của văn học đương đại. Vào giữa thập niên cuối của thế kỉ XX, du kí đã được các nhà nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới chú ý. Ở Việt Nam, từ giữa thập niên đầu của thế kỉ XXI, du kí bắt đầu được quan tâm như là một hiện tượng của lịch sử văn học dân tộc. Bởi vì sự mới mẻ của đối tượng nghiên cứu nên cho đến nay, nhiều vấn đề lịch sử và lí luận về du kí ở Việt Nam đang còn để ngõ. Trong chương tổng quan này, chúng tôi tổng thuật tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam để làm rõ một số vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án như: khái niệm, vấn đề thể loại, xu hướng nghiên cứu và cách tiếp cận. 1.1. Về khái niệm và thể loại của du kí 1.1.1. Ở nước ngoài Những năm 90 của thế kỉ XX, sự trổi dậy của nghiên cứu và phê bình du kí như là cuộc điều tra học thuật với nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế, các sách chuyên khảo, các tạp chí và thu hút nhiều chuyên gia, nhiều nhà khoa học quan tâm. Sự ra đời của Hiệp hội Du kí Quốc tế (ISTW – International Society for Travel Writing) với định kì mỗi năm tổ chức hai hội nghị đã minh chứng cho sức mạnh và sự đa dạng ở một lĩnh vực nghiên cứu văn học rộng lớn và còn được mở rộng trong khả năng thâm nhập vào các ngành khác. Những vấn đề như: du kí thuộc loại hình văn học hay phi văn học, là thể loại hay thể tài, là tiểu loại hay thể loại, hư cấu hay phi hư cấu, tính trung gian và đường biên thể loại... là nội dung của tranh luận mang tính học thuật. Xu hướng nghiên cứu liên ngành đã đặt du kí vào một số trường hợp đặc biệt, không những giải quyết những bí ẩn của nó bằng lí luận mà còn mở ra hưởng phát triển của nó trong tương lai. Hiện nay, nhiều học giả trên thế giới xem du kí là một thể loại thuộc loại hình văn học du lịch và các khái niệm về du kí cũng xoay quanh đặc điểm của loại hình văn học này. Mở đầu cho bài viết Mấy vấn đề lí thuyết về thể loại du kí (旅 游 文 学 论 纲), Xu Zong Yuan (许 宗 元) đã khẳng định một cách mạnh mẽ rằng: "Định nghĩa về văn học du lịch giữa những năm 80 của thế kỉ XX đã có những nhận thức khác nhau. Sau 20 năm tư duy hợp lí, hôm nay nó đã được định nghĩa như là một khoa học của thời gian" [114]. Dựa trên kết luận Hội thảo Quốc tế về Văn học du lịch 1/11/2005, tổ chức tại Hoa Kì, Xu Zong Yuan đã đưa ra định nghĩa: "Du kí là những câu chuyện du lịch mô tả, 6
  13. tường thuật cảnh quan thiên nhiên và văn hóa của nơi mà tác giả đến, qua đó để đánh giá, cảm quan về xã hội, phong tục, di tích,... là những tài liệu biểu hiện tư tưởng, cảm xúc, cùng với những hiểu biết sâu sắc của tác giả" [114]. Yếu tố văn học trong văn bản du lịch (tạm gọi là du kí), theo Xu Zong Yuan là đặc trưng thẩm mĩ, và theo ông hoạt động du lịch cũng là hoạt động thẩm mĩ. Những vẻ đẹp của cảnh quan và thiên nhiên biểu hiện bằng hình ảnh thông qua những cảm xúc trở thành nội dung thẩm mĩ của tác phẩm du kí [114]. Định nghĩa của Xu Zong Yuan thiên về nội dung thẩm mĩ của du kí nên chưa bao quát được các vấn đề thể loại mà chỉ dùng để làm căn cứ để phân kì lịch sử và phân loại du kí Trung Quốc. Tưởng chừng như du kí đã được định nghĩa một cách đầy đủ thì bốn năm sau, vào năm 2009, V.A. Shachkova đã viết trong luận án tiến sĩ Thể loại du kí trong sáng tác của Mark Twain những năm 60 – 70 thế kỉ XIX, đã cho rằng: "trong phê bình văn học hiện đại, vẫn chưa có sự đồng thuận về ranh giới và dấu hiệu của du kí như là một thể loại văn học". [110, tr.35]. Ông đã đưa ra định nghĩa về một tác phẩm văn học có nội dung về một cuộc hành trình (tạm gọi là du kí) … "là sự kết hợp của các yếu tố kể chuyện, thống kê, khoa học tự nhiên và xã hội biểu hiện bằng hình thức văn chương, như là một câu chuyện về cuộc phiêu lưu, cảm xúc và suy nghĩ mang tính cá nhân về điều có khả năng gây sự tò mò cho người khác – một cuộc hành trình được kết hợp bởi các hình thức linh hoạt có nội dung phong phú và hấp dẫn" [110, tr.36]. Với quan niệm lấy cuộc hành trình làm hạt nhân của tác phẩm du kí, khái niệm mà Shachkova đưa ra bao gồm cả những tác phẩm du kí hư cấu, tức là cuộc hành trình tưởng tượng. Trong cuốn Du kí đương đại châu Mỹ Latinh, bà Claire Linsay đã dẫn ra các quan điểm về du kí của Patrick Holland, Graham Huggan, Jan Borm và đưa ra khái niệm ở phương diện nhấn mạnh về đặc trưng của du kí: "Bất kì câu chuyện nào chi phối bởi các đặc trưng: tính phi hư cấu, có nội dung liên quan đến một chuyến đi, một cuộc hành trình diễn ra trong thực tế, trong đó tác giả, người kể chuyện và nhân vật chính là một hoặc giống hệt nhau" [91, tr.144]. Quan niệm của Claire Linsay đã bao quát được nhiều vấn đề của thể loại du kí, tách du kí ra khỏi tiểu thuyết phiêu lưu và viễn tưởng. Cũng đề cập đến đặc điểm của du kí, trong bài Nghiên cứu du kí Hungari - thách thức, cơ hội và phát hiện, Balazs Venkovits, đã cho rằng: ngoài việc cung cấp cho độc giả những câu chuyện về vùng đất mới, những phong tục và những con người kì lạ thì du kí còn cung cấp cho độc giả những cơ hội để thoát khỏi những thực tế hàng ngày, 7
  14. độc giả không cần phải đi mà cũng được làm quen với các vùng đất xa xôi qua những kinh nghiệm và sự chia sẻ được tác giả nói đến trong các bài du kí. Thông tin trong các bài du kí ở hai cấp độ: … "một mặt cung cấp cái nhìn sâu vào xã hội trong quá khứ mà không có sẵn từ một nguồn nào trong cuộc sống về phong tục dân gian, sự kiện lịch sử, xu hướng văn hóa,... mặt khác, trong những bài du kí không chỉ bao gồm những gì du khách nhìn thấy mà còn ở nền văn hóa riêng của họ, tức là những kiến thức và định kiến về những nơi mà họ đến thăm". Nhấn mạnh đến yếu tố nhận thức của du kí như là sự mong đợi của xã hội về cuộc hành trình, Balazs Venkovits nhìn nhận du kí như là … "một hiện tượng văn hóa trong văn học về các cuộc hành trình: văn hóa cá nhân" [99, tr.122]. Quan niệm này của ông đã đề cao vai trò của chủ thể trong tác phẩm du kí. Vấn đề định nghĩa du kí còn phục thuộc vào quan niệm về thể loại của du kí. Ở nước ngoài, vấn đề khái niệm và thể loại của du kí được tiếp cận ở hai quan niệm: hư cấu và không hư cấu. Về quan niệm coi du kí không thuộc thể loại hư cấu, V. Guminski đã đưa ra định nghĩa: "Du kí là một thể loại dựa trên những thông tin đáng tin cậy của nhân chứng về bất cứ nơi đâu nhưng phải là đầu tiên, không quen thuộc hoặc ít biết đến đối với người đọc. Du kí tồn tại ở các hình thức: tiểu luận, ghi chú, nhật ký, tạp chí, nghị luận, hồi ký. Ngoài chức năng nhận thức về cuộc hành trình, du kí còn có các chức năng: thẩm mĩ, chính trị, báo chí, triết học, và các nhiệm vụ khác. Là một thể loại đặc biệt của văn học du lịch, những câu chuyện về hư cấu, hành trình tưởng tượng (...) với các yếu tố tư tưởng và nghệ thuật chiếm ưu thế, ở các mức độ khác nhau, nguyên tắc mô tả một cuộc hành trình chi phối việc xây dựng văn bản" [107, tr.314-315]. Trái với quan niệm của V. Guminski, trong luận án Sự phát triển của thể loại du lịch trong các tác phẩm của các nhà văn Nga thế kỷ XVIII-XIX (1999), V. A. Mikhailov đã đưa ra quan niệm: "Du kí - một thể loại tiểu thuyết, dựa trên mô tả của quan sát thực sự hay tưởng tượng trong cuộc hành trình xác thực (real) hoặc hư cấu cuộc phiêu lưu của người anh hùng (thường là nhân vật chính - người kể chuyện), với tư cách nhân chứng. Thông qua mô tả về cuộc hành trình đến nơi ít được biết đến hoặc không biết mà bộc lộ suy nghĩ riêng, cảm xúc và ấn tượng đã phát sinh trong quá trình du lịch, cũng như câu chuyện về những sự kiện xảy ra tại thời điểm du lịch" [109, tr.45]. Còn E. Stetcenko trên cơ sở tiếp cận các tính năng tổng hợp của thể loại du kí, cho rằng thể loại này là một “thể loại biện chứng” mà theo ông … “vì nó tạo ra một sự 8
  15. tương tác phức tạp giữa các yếu tố khách quan và chủ quan, thực tế và tưởng tượng, tĩnh và động trong bức tranh mô tả cuộc hành trình,.... Đó là sự hình thành của một bức tranh mạch lạc về sự tồn tại của các bộ phận khác nhau, cá nhân liên quan đến vũ trụ, các cá nhân và các quốc gia đang trong quá trình tự khám phá" [106, tr.312]. Trong bài Du kí như là một thể loại hư cấu: những vấn đề lí thuyết, Shachkova từ việc khái quát vấn đề của truyền thống văn học Xô-viết phản ánh trong các tác phẩm của các học giả đi du lịch như W. Michelson, Kantorovich, D. Moldova, Boris Kostelanetz", không xem xét các chuyến đi như một thể loại riêng biệt, độc lập, đề cập đến nó chỉ như là một loại bài luận đã đưa ra kết luận về du kí: "… một cuộc hành trình khám phá thiên nhiên đang trên bờ vực của nghệ thuật và khoa học, đó là kết hợp hữu cơ những gì dường như là hai cực đối diện: tài liệu, số liệu, thống kê, thế giới của hình ảnh, bao gồm tất cả các yếu tố của nó: chân dung, phong cảnh, nội thất và quan trọng nhất, người kể chuyện mình là một yếu tố bắt buộc tạo nên cấu trúc của bất kì văn bản trong thể loại du kí" [110, tr.278]. Tính hư cấu mà Shachkova đề cập ở đây là hư cấu khách quan theo đặc trưng của thể loại, tức là dựa vào hai yếu tố bắt buộc: cuộc hành trình và chủ thể là tác giả. Đề cập du kí một cách "chuyên nghiệp" phải kể đến cuốn sách chuyên khảo Du kí (Travel Writing) của Carl Thompson [97]. Trong cuốn sách này, Thompson đã bàn về vấn đề thể loại của du kí, phác họa lại các cuộc tranh luận về định nghĩa, cung cấp một cái nhìn tổng quan lịch sử rộng lớn của du kí từ thời trung cổ cho đến ngày nay, lí giải những vấn đề tự truyện và hư cấu của du kí, đưa ra các vấn đề giới tính của tác giả du kí, rút ra các đặc điểm của du kí thời kì thuộc địa và hậu thuộc địa. Trong chương đầu: Xác định thể loại (Defining the genre), Thompson đã cho rằng: "vấn đề du kí có một sự phát triển đặc biệt lây lan từ những nghiên cứu hậu thuộc địa (postcolonialism) với những cuộc tranh luận về du kí không chỉ trong văn học mà cả văn hóa, chính trị, lịch sử, nữ quyền, (…) và thể loại này đã gây ra cuộc tranh luận trong nghiên cứu văn học về mối quan hệ giữa các hình thức thẩm mĩ và chức năng của văn bản, phân biệt văn bản văn học và văn bản phi văn học" [97, tr.29]. Khi phân tích các cuộc tranh luận đăng trên tạp chí Granta của nước Anh, ông đã nêu một số quan niệm của các nhà phê bình du kí, trong khi Zweder Von Martels quan niệm: du kí (travel writing) có thể chấp nhận các tài liệu khác nhau, từ sách hướng dẫn các tuyến đường, bản đồ cho đến câu chuyện cuộc hành trình hay chỉ là kinh nghiệm khi ở nước ngoài… Bằng cách này, Von 9
  16. Marktels cho rằng sách hướng dẫn và sách du lịch không phải là thể loại minh bạch mà chỉ là hai nhánh của cùng thể loại. Còn nhà phê bình Fussell phân biệt sách hướng dẫn du lịch và du kí, ở phương diện chức năng sách hướng dẫn du lịch định hướng hành động còn sách du kí định hướng thẩm mĩ. Fussell trong khi bàn đến vấn đề hư cấu của tác phẩm du kí đã cho rằng: loại du kí không hư cấu, người kể chuyện đóng vai trò là phóng viên, nhưng việc mô tả phong cảnh của họ cũng để trang điểm cho những cảm xúc của mình. Vai trò người kể chuyện sáng tạo, tức là nhà văn du kí tìm thấy chính mình từ khi chuyến du lịch chưa bắt đầu còn người viết du kí nghiệp dư thì phải sau chuyến du lịch. Còn Holland và Huggan cho rằng, phim du lịch có thể phục vụ như là một phương tiện hữu ích để "thỏa mãn phần nào giới hạn những tham vọng của độc giả và nhắc nhở những nhà văn du kí về trách nhiệm của mình" [97, tr.19]. Như vậy, những vấn đề mà Thompson trình bày cho thấy, du kí là một thể loại khá lớn, đa dạng và phức tạp, một thể loại mà trong đó bao gồm nhiều tiểu loại khác nhau, kể cả các tiểu loại hư cấu và phi hư cấu khi viết về cuộc hành trình với những hình thức, phương thức khác nhau. Trong cuốn giáo trình The Cambridge Introduction to Travel Writing, Tim Youngs cho rằng du kí là: "một hình thức văn chương nằm ở đâu đó giữa quan sát khoa học và tiểu thuyết" [100, tr.4]. Mở đầu chương 1, ông dẫn ra câu nói của Jonathan Raban, nhà văn du kí Anh: "một thể loại mà tôi không tin" (a genre in which I don’t believe). Raban từng tuyên bố rằng ông không tin vào sự khác biệt giữa thực tế và hư cấu trong tác phẩm du kí. Trong các cuộc thảo luận về đặc trưng của tác phẩm du kí, Raban phát biểu: "Như là một hình thức văn học, du kí là ngôi nhà mở nổi tiếng là nơi hào phóng để các thể loại khác nhau cùng chung sống. Nó chứa cả nhật kí, tiểu luận, truyện ngắn, bài thơ văn xuôi, những ghi chép, nói chuyện lịch sử…" [100, tr.12]. Sau khi phân tích các quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu, phê bình về định nghĩa và thể loại của du kí, Tim Youngs cho rằng: tác phẩm du kí hoặc thể loại du kí không có giới hạn nghiêm ngặt có thể chấp nhận nhiều loại văn bản khác nhau … nhưng nó là một "thể loại pha trộn" để tạo thành bản sắc riêng [100, tr.14]. Mặc dù có những quan niệm khác nhau về du kí, thậm chí có khi trái ngược nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên cứu nước ngoài nói trên không coi du kí là sự ghi chép của người du lịch mà quan niệm du kí là một thể loại văn học có sự dung nạp các phương thức biểu hiện của các thể loại khác. Như vậy, nội dung của tác phẩm 10
  17. du kí lớn hơn nhiều so với những gì mà tác giả thể hiện trong văn bản. 1.1.2. Ở trong nước Trước khi du kí xuất hiện, trong văn học Việt Nam thời kì trung đại đã tồn tại một số tác phẩm có phương thức sáng tác là ghi chép về những điều mắt thấy, tai nghe, bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc trong những chuyến công cán hay đi du lịch. Qua sưu tầm và khảo sát, chúng tôi nhận thấy từ du kí xuất hiện đầu tiên vào đầu thế kỉ XIX trong tác phẩm Tam Kiều nguyệt dạ du kí (1805) của Ngô Thị Hoàng, Tam Ngô du kí của Nguyễn Văn Siêu ( ?). Nhưng những năm sau đó, nhiều tác phẩm mang tính ghi chép về một cuộc hành trình cũng không gọi là du kí mà gọi là kí (Như Tây kí, (1864) của Ngụy Khắc Đản), là nhật kí (Như Tây sứ trình nhật kí (1864) của Phạm Phú Thứ, Tây phù nhật kí (1865) của Tôn Thọ Tường), hoặc là kỉ lược (Tây hành kiến văn kỉ lược (1831) của Lý Văn Phức) hay là chí lược (Hải trình chí lược (1834) của Phan Huy Chú) hoặc không kèm tên thể loại (Chuyến đi Bắc Kì năm Ất Hợi (1876) của Trương Vĩnh Ký).... Khi du kí xuất hiện trở lại ở Việt Nam vào đầu thế kỉ thế kỉ XX, từ “du kí” được gọi trở lại (Hạn mạn du ký của Nguyễn Bá Trác). Mặc dù vậy, từ "du kí" lúc này đang còn xa lạ với mọi người, nhất là khi nền lí luận và phê bình văn học nước ta đang còn trong giai đoạn sơ khai, nhiều lí thuyết văn học chưa xuất hiện. Đến năm 1923, Nguyễn Trọng Thuật gọi “kí sự” là “du kí”, khi dịch Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác ra chữ Quốc ngữ với tiêu đề : Một tập du kí của cụ Lãn Ông (đăng nhiều kì trên Nam Phong). Đến năm 1929, trên tạp chí Phụ nữ Tân văn xuất hiện thiên du kí của Đào Trinh Nhất với bút danh là Phạm Vân Anh có thêm phụ đính cho tựa đề là "tập du kí của một cô thiếu nữ". Từ năm 1930 trở về sau, những tên thể loại như: "du kí", "lữ kí" đã lần lượt xuất hiện trên một số tạp chí như Tri Tân, Phụ nữ Tân văn, Thanh Nghị,... khi đứng trước các tiêu đề để chỉ thể loại cũng như các thể loại khác: tiểu thuyết, tiểu thuyết tàu, truyện ngắn, thơ,... Nửa đầu thế kỉ XX, người viết nhiều bài du kí nhất giai đoạn này là Phạm Quỳnh đã nói lên quan niệm của mình về du kí. Ông cho rằng bài văn được gọi là du kí phải gắn liền cuộc đi xa, dài ngày : "Đi sang Tây, sang Tàu, đi Phú Xuân, đi Đồng Nai, gọi là cuộc "du lịch", trở về viết bài "du ký", còn do khả ; chớ đi tỉnh nọ sang tỉnh kia mà nói "du lịch" với "du ký" thì tưởng cũng khí quá vậy" (Nam Phong, số 96, tr.507). Như vậy, những bài viết sau cuộc đi tham quan phong cảnh tỉnh này, tỉnh kia không gọi là du kí mà gọi là văn thuật sự đi chơi, thuộc loại văn kỉ sự. Nó về văn kỉ sự, theo Phạm Quỳnh "… không phải là văn khảo cứu, nhà văn càng phải nên phân biệt lắm. Văn kỷ sự là cứ 11
  18. sự thực mà thuật lại, cốt lấy tự nhiên giản dị, ngoài sự thực có thể điểm chút cảm tưởng riêng, cũng là do sự thực mà phát ra, càng có cái vẻ thật thà mới mẻ lại càng hay, bất tất phải bàng sư bác tập, điển cố xa xôi làm gì" (Nam Phong, số 96, tr.507). Trên quan niệm của Phạm Quỳnh, chúng tôi nhận thấy từ kỉ sự (纪事) và kí sự (記事) có nghĩa giống nhau: ghi chép sự việc theo thứ tự thời gian, nhưng ở từ kỉ sự (纪事) nhấn mạnh đến tính phép tắc của văn chương. Cách gọi tên cho các bài viết sau chuyến du lịch của Phạm Quỳnh dường như được người đương thời chấp nhận nên không thấy có sự trao đổi, bàn cãi nào trên báo chí thời bấy giờ. Sau đó, trên văn đàn giai đoạn 1930 – 1945, không thấy ai nói thêm về về du kí. Sau những bài giới thiệu hay phê bình đăng trên Nam Phong, du kí Việt Nam được nhắc đến trong một số công trình văn học sử, chủ yếu là nhìn nhận lại tính chất thể loại của một vài tác phẩm cổ điển. Trong cuốn Nhà văn hiện đại, điểm lại các tác phẩm của Trương Vĩnh Ký, khi nói về Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876), Vũ Ngọc Phan đã viết: “Tập du kí này viết không có văn chương gì cả, nhưng tỏ ra ông là một người có con mắt quan sát rất sành, vì cuộc du lịch của ông là cuộc du lịch lần đầu, ông lại đi rất chóng. Tuy không có văn chương nhưng công nhận ngòi bút của ông rất linh hoạt” [48, tr.24]. Sau khi nói về nội dung của tác phẩm này, Vũ Ngọc Phan đã đưa ra nhận xét về văn chương Quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký: “…viết Quốc ngữ mà viết văn xuôi, không ai cho là văn cả. Chỉ có làm thơ Nôm người ta mới chú ý đến, chứ viết Quốc ngữ mà trơn tuồn tuột như lời nói, ai cũng cho là dễ dàng, đã được kể là " văn" đâu” [48, tr.26]. Như vậy, với Vũ Ngọc Phan, những tác phẩm viết bằng chữ Quốc ngữ thế kỉ XIX, trong đó có bài Chuyến đi Bắc Kì năm Ất Hợi chưa mang tính văn chương. Nhưng khi bàn đến Phạm Quỳnh với quyển Ba tháng ở Paris, ông cho rằng : “là một quyển du kí rất thú vị, chuyện ông kể có duyên, lại vui, tường tận từng nơi từng chốn, làm cho người chưa bước chân lên đất Pháp, chưa từng đến Paris, cũng tưởng tượng ra được những thắng cảnh và nơi cổ tích của cái kinh thành ánh sáng dưới trời Tây và chia sẻ ít nhiều cảm xúc cùng nhà du lịch” [48, tr. 29]. Điều này cho thấy, Vũ Ngọc Phan đã thừa nhận có văn du kí để phân biệt giữa bài ghi chép cuộc hành trình với tác phẩm du kí nhưng chưa khẳng định tính thể loại của du kí. Trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (1961), trong "Chương IV: Truyện ký", Phạm Thế Ngũ cho rằng Thượng kinh kí sự là "một truyện dài du kí", tức là “loại du kí nhằm ghi chép những điều tai nghe mắt thấy, bước chân từng trải trong những dịp 12
  19. đi xa. Đối với nhà văn ta xưa, mỗi khi đi đâu xa, hoặc đi công vụ, hoặc chỉ là phiếm du, nếu không có "túi thơ bầu rượu" trên vai thì cũng có giấy bút tùy thân để dọc đường theo hứng mà kí sự. Song trong các dịp ấy, các cụ thường chỉ hay làm những bài thơ ngắn để vịnh. Còn nếu như lợi dụng sự quan chiêm lịch lãm, chép thành hẳn một pho du kí văn xuôi, có đầu có đuôi như một truyện dài thì rất ít có. Hiện nay chỉ còn lưu lại một tập du kí của bậc danh nho và danh y là cụ Hải-Thượng Lãn-Ông, kể ra cũng là một tác phẩm hiếm có và đặc sắc về nhiều phương diện trong văn học sử chữ Hán nước ta xưa” [41, tr.175]. Thượng kinh kí sự được xem là một tác phẩm du kí mà việc ghi ghép những điều mắt thấy tai nghe chỉ là "lợi dụng sự quan chiêm", còn cái chính vẫn là giá trị tư tưởng và ý đồ nghệ thuật mà tác giả thể hiện trong tác phẩm. Để cho phù hợp với sự tiếp nhận đời sau, người dịch tác phẩm của cụ Lãn Ông đã tổ chức lại: “Tập Thượng kinh kí sự viết theo lối du kí, theo thời gian chép việc trước việc sau. Tuy nhiên, tự sự cũng có đoạn mạch. Ông Nguyễn Trọng Thuật đem dịch ra Việt văn có dựa theo mạch ý mà chia làm mười lăm chương” [41, tr.176]. Trong việc phân tích các sự kiện, chi tiết, Phạm Thế Ngũ chú trọng đến nhân vật kể chuyện trong tác phẩm và đưa ra nhận xét: “Bên cạnh con người thầy thuốc ấy, ta còn thấy hiện rõ hơn con người nhân bản của đạo Nho, tới lui hợp lễ nghĩa, xử sự có trung thứ, tính nết đôn hậu, tình cảm dồi dào. Lòng tha thiết với quê hương bản quán của ông làm cho chúng ta cảm động” [41, tr.183]. Những kiến giải của Phạm Thế Ngũ cho thấy tính không đồng nhất trong quan niệm thể loại về du kí mang tính lịch sử như trường hợp Thượng kinh kí sự, từ một bản ghi chép của một bậc danh y đời trước, đã được người đời sau tiếp nhận, hoàn chỉnh để trở thành tác phẩm văn học. Vì thế, Thượng kinh kí sự không chỉ được gọi là tập du kí mà còn định danh bởi các thể loại khác như: kí sự, truyện kí lịch sử, bút kí,... Du kí được giới nghiên cứu và phê bình văn học nói đến với tư cách thể loại vào những năm 60 của thế kỉ XX. Dựa trên quan điểm của các nhà lí luận Liên Xô và Trung Quốc, các học giả Việt Nam chia văn học thành bốn thể loại: thơ, truyện, kịch, kí. Du kí được xem là tiểu loại của thể loại kí. Trong cách phân chia tiểu loại, cũng có sự khác nhau khi đặt du kí vào các cấp độ của tiểu loại. Nam Mộc phân chia kí thành các tiểu loại: phóng sự, kí sự, tùy bút, bút kí; trong bút kí lại có các tiểu loại nhỏ hơn: nhật kí, du kí, hồi kí, tạp văn, tiểu phẩm,... Tầm Dương lại đặt du kí vào trong kí sự, đứng bên các tiểu loại như: hồi kí, truyện kí. Trên quan điểm coi kí là thể loại viết về người thật việc thật, những vấn đề mà các nhà nghiên cứu bàn đến trong giai đoạn này là vấn đề hư cấu 13
  20. trong các tác phẩm kí. Nam Mộc cho rằng: "… người thật việc thật trong cuộc sống và trong tác phẩm kí có thể hoàn toàn nhất trí với nhau, tương xứng với nhau nhưng không thể đồng nhất với nhau, giống hệt nhau" [37, tr. 34]. Như vậy, du kí trong giai đoạn này cũng được coi là tiểu loại của thể loại kí văn học mang tính phi hư cấu không hoàn toàn, tức là không phải hư cấu đến mức cao như tiểu thuyết, nói như Phạm Hổ “… người viết cũng cần cải biên, sắp xếp, đảo lộn trình tự của các sự việc, tô đậm những nét chính hay xóa mờ những nét phụ của những con người, những cảnh vật đưa vào trong bài” (Phạm Hổ) [23, tr.24]. Trong bài Về thể ký, đăng trên tạp chí Văn học số 2 năm 1967, khi phân loại thể kí, Tầm Dương coi du kí là một phần của kí sự: "Du kí là “kí” lại các sự (những điều mắt thấy tai nghe) trong lúc “du”" [7, tr.35]. Trong bài viết Thể ký và vấn đề viết về người thật việc thật, đăng trên tạp chí Văn học, số 6 năm 1967, khi nêu vấn đề về thể loại của kí Nam Mộc đã coi du kí là một dạng của bút kí: “Có thứ bút kí phản ánh người, việc và cảm nghĩ diễn biến trong không gian theo bước đi của nhà văn đó là du kí” [37, tr.30]. Giống như các quan niệm nói trên, trong cuốn Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900-1945 (2000), bàn về vị trí của thể loại du kí trong quá trình hiện đại hóa văn học, nhà nghiên cứu Mã Giang Lân cho rằng: “Thể loại văn học đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ phải kể đến du kí. Đây là một hình thức bút kí văn học được ghi lại bằng văn xuôi, thuật lại những chuyến đi của tác giả đến những vùng đất khác nhau. Nguồn gốc của du kí cần tìm trong những hình thức tùy bút, kí sự truyền thống” [29, tr.44]. Vừa mang tính kế thừa vừa đưa ra quan điểm mới, trong cuốn Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam từ khởi thủy đến cuối thế kỉ XX (2004), ở phần "Văn chương hiện kim", mục "Những bước đầu của tiểu thuyết", Bùi Đức Tịnh coi du kí như những thiên kí sự kể những chuyện của chính tác giả "Được xem như là một loại tiểu thuyết, chỉ tô điểm thêm đôi chút những sự thật mà tác giả đã chứng kiến" [75, tr.363]. Gần đây nhất, trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ XX – những vấn đề lịch sử và lí luận, ở "Chương I: Sự hình thành và phát triển của thể kí", khi nêu ra quan niệm về thể kí cũng cho rằng “Kí là loại hình văn học trung gian giữa báo chí và văn học. Kí bao gồm nhiều thể dưới dạng văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, nhật kí, phóng sự, tùy bút và cả hồi kí tự truyện” [14, tr.373]. Như vậy, công trình nghiên cứu về lịch sử và lí luận văn học Việt Nam trong những năm gần đây cũng không có gì thay đổi với quan niệm thể loại của du kí như đã nói trên. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2