intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: So sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc Tày

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:240

47
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án hướng tới những mục đích nghiên cứu sau: Làm rõ đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày. Qua phân tích đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của so sánh, luận án góp phần làm rõ những nét văn hóa, tư duy tộc người được phản ánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: So sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc Tày

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ THỊ CHUYÊN SO SÁNH TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO DÂN TỘC TÀY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ THỊ CHUYÊN SO SÁNH TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO DÂN TỘC TÀY Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 9220102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS PHẠM VĂN HẢO THÁI NGUYÊN - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đƣợc nêu trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 09 năm 2020 Tác giả luận án Hà Thị Chuyên
  4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, cho tôi gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo và Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Phòng Đào tạo, Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo ở Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thƣ Việt Nam, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Văn Hảo ngƣời thầy đã truyền cho tôi tri thức, kinh nghiệm, niềm say mê nghiên cứu để hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè và ngƣời thân trong gia đình đã tiếp sức cho tôi, giúp tôi có đƣợc kết quả nhƣ hôm nay. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 09 năm 2020 Tác giả luận án Hà Thị Chuyên
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 2 4. Tƣ liệu nghiên cứu ........................................................................................ 3 5. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu ........................................................... 3 6. Ý nghĩa của luận án ....................................................................................... 4 7. Cấu trúc của luận án ...................................................................................... 5 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT .............................................................................................. 6 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ........................................................... 6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về so sánh ............................................................ 6 1.1.2. Tình hình sƣu tầm và nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày .......... 9 1.1.3. Nghiên cứu về so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày .............. 11 1.2. Cơ sở lí luận ............................................................................................. 12 1.2.1. Khái quát về so sánh ............................................................................. 12 1.2.2. Khái quát thành ngữ, tục ngữ, ca dao ................................................... 21 1.2.3. Khái quát từ, ngữ, cụm từ ..................................................................... 23 1.2.4. Khái niệm văn hóa và mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ............ 23 1.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 26 1.3.1. Khái quát về dân tộc Tày ...................................................................... 26 1.3.2. Khái quát về văn học dân gian Tày ....................................................... 29 1.4. Tiểu kết..................................................................................................... 32
  6. iv Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CỦA SO SÁNH TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO DÂN TỘC TÀY............................. 34 2.1. Dẫn nhập .................................................................................................. 34 2.2. Kết quả khảo sát tƣ liệu về so sánh trong thành ngữ, tục ngữ ca dao Tày ..... 34 2.3. Các dạng so sánh so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc Tày .... 35 2.3.1. So sánh dạng đầy đủ .............................................................................. 35 2.3.2. So sánh dạng không dầy đủ................................................................... 37 2.3.3. So sánh dạng biến thể............................................................................ 41 2.4. Kết cấu so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày ............................ 43 2.4.1. Kết cấu so sánh đơn .............................................................................. 43 2.4.2. Kết cấu so sánh kép ............................................................................... 44 2.4.3. Kết cấu so sánh trùng điệp .................................................................... 48 2.5. Đặc điểm cấu tạo của các yếu tố so sánh ................................................. 52 2.5.1. Đặc điểm cấu tạo của yếu tố cái so sánh (A) ........................................ 52 2.5.1.1 Yếu tố cái so sánh (A) đƣợc cấu tạo bằng từ ...................................... 52 2.5.1.2. Yếu tố cái so sánh (A) đƣợc cấu tạo bằng cụm từ ............................. 53 2.5.2. Đặc điểm cấu tạo của yếu tố cái đƣợc so sánh (B) ............................... 56 2.5.3. Đặc điểm cấu tạo của yếu tố từ so sánh (y) .......................................... 60 2.5.4. Đặc điểm cấu tạo của yếu tố cơ sở so sánh (x) .................................... 62 2.6. Tiểu kết..................................................................................................... 63 Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA SO SÁNH TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO DÂN TỘC TÀY............................ 65 3.1. Dẫn nhập .................................................................................................. 65 3.2. Cơ cấu ngữ nghĩa của so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày ..... 65 3.3. Quan hệ ngữ nghĩa của so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày ... 67 3.3.1. Quan hệ ngữ nghĩa trong một cấu trúc so sánh ..................................... 67 3.3.2. Quan hệ ngữ nghĩa giữa các cấu trúc so sánh ....................................... 70
  7. v 3.4. Đặc điểm ngữ nghĩa của các yếu tố so sánh ............................................ 72 3.4.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của yếu tố cái so sánh (A) ................................... 72 3.4.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của yếu tố cái đƣợc so sánh (B)........................... 81 3.4.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của yếu tố cơ sở so sánh (x) .............................. 100 3.4.4. Đặc điểm ngữ nghĩa của yếu tố từ so sánh (y) .................................... 104 3.5. Quan hệ ngữ nghĩa giữa các yếu tố so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày ..................................................................................................... 108 3.5.1. Yếu tố cái so sánh (A) thuộc con ngƣời - yếu tố cái đƣợc so sánh (B) ngoài con ngƣời ...................................................................................... 108 3.5.2. Yếu tố cái so sánh (A) ngoài con ngƣời - yếu tố cái đƣợc so sánh (B) thuộc con ngƣời ..................................................................................... 110 3.5.3. Yếu tố cái so sánh (A) ngoài con ngƣời - yếu tố cái đƣợc so sánh (B) ngoài con ngƣời ..................................................................................... 111 3.5.4. Yếu tố cái so sánh (A) thuộc con ngƣời - yếu tố cái đƣợc so sánh (B) thuộc con ngƣời ..................................................................................... 112 3.6. Tiểu kết................................................................................................... 114 Chƣơng 4. ĐẶC TRƢNG VĂN HÓAVÀ TƢ DUY ĐƢỢC PHẢN ÁNH QUA SO SÁNH TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO DÂN TỘC TÀY ................................................................................ 116 4.1. Dẫn nhập ................................................................................................ 116 4.2. So sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày phản ánh đặc trung văn hóa .......................................................................................................... 116 4.2.1. So sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày phản ánh môi trƣờng sống ................................................................................................... 116 4.2.2. So sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày phản ánh đặc trƣng sản xuất .......................................................................................................... 120 4.2.3. So sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày phản ánh cộng đồng xã hội - con ngƣời ......................................................................................... 125
  8. vi 4.3. Tƣ duy tộc ngƣời qua so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày .... 136 4.3.1. Tƣ duy và tƣ duy tộc ngƣời ................................................................. 136 4.3.2. Phƣơng thức tƣ duy qua so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày ......................................................................................................... 136 4.3.3. Đặc điểm tƣ duy tộc ngƣời qua so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày ..................................................................................................... 139 4.4. Tiểu kết................................................................................................... 146 KẾT LUẬN .................................................................................................. 148 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152 TÀI LIỆU KHẢO SÁT ............................................................................... 161 PHỤ LỤC
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lƣợng cấu trúc so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày....... 35 Bảng 2.2. So sánh dạng đầy đủ trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày..... 36 Bảng 2.3. So sánh dạng không đầy đủ trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày ..................................................................................... 41 Bảng 2.4. Các dạng so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày .......... 42 Bảng 2.5. So sánh đơn trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày .................. 43 Bảng 2.6. So sánh kép trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc Tày ...... 47 Bảng 2.7. So sánh trùng điệp trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc Tày ........ 51 Bảng 2.8. Các dạng kết cấu so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày .......... 51 Bảng 2.9. Hình thức cấu tạo của yếu tố cái so sánh (A) trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày .......................................................... 55 Bảng 2.10. Cấu tạo của yếu tố (B) trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày....... 59 Bảng 2.11. Từ so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày .................... 60 Bảng 2.12. Yếu tố cơ sở so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày .... 63 Bảng 3.1. Trƣờng nghĩa của yếu tố (A) trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc Tày ........................................................................ 72 Bảng 3.2. Yếu tố so sánh (A) trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày là con ngƣời nói chung ................................................................. 73 Bảng 3.3. Yếu tố so sánh (A) trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày là bộ phận cơ thể con ngƣời ......................................................... 74 Bảng 3.4. Yếu tố so sánh (A) trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày là hoạt động, trạng thái, tính chất của con ngƣời ......................... 75 Bảng 3.5. Yếu tố cái so sánh (A) trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày là vật thể, sự vật, hiện tƣợng tự nhiên ............................... 78 Bảng 3.6. Yếu tố cái so sánh (A) trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày là thực vật .......................................................................... 78
  10. viii Bảng 3.7. Yếu tố cái so sánh (A) trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày là động vật ......................................................................... 79 Bảng 3.8. Trƣờng nghĩa của yếu tố (B) trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc Tày ........................................................................ 81 Bảng 3.9. Yếu tố cái đƣợc so sánh (B) trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày là con ngƣời nói chung ............................................... 82 Bảng 3.10. Yếu tố cái đƣợc so sánh (B) trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày là bộ phận cơ thể ngƣời .............................................. 83 Bảng 3.11. Yếu tố cái đƣợc so sánh (B) trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày là trạng thái, hoạt động của con ngƣời ....................... 84 Bảng 3.12. Yếu tố cái đƣợc so sánh (B) trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày là vật thể, sự vật, hiện tƣợng tự nhiên ........................ 86 Bảng 3.13. Yếu tố cái đƣợc so sánh (B) trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày là thực vật ................................................................... 87 Bảng 3.14. Yếu tố đƣợc so sánh (B) trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày là động vật ......................................................................... 91 Bảng 3.15. Yếu tố so sánh (B) trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày là đồ vật ........................................................................................ 96 Bảng 3.16. Yếu tố so sánh (B) trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày là sự vật hiện tƣợng siêu nhiên ..................................................... 99 Bảng 3.17. Ngữ nghĩa từ so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày.. 107 Bảng 3.18. Mối tƣơng quan ngữ nghĩa giữa yếu tố (A) và yếu tố (B) 113trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày ............................... 113
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Ngoài chức năng giao tiếp, ngôn ngữ còn có chức năng là phƣơng tiện vật chất để biểu đạt tƣ duy. Điều này đƣợc phản ánh rất rõ trong các ngôn ngữ, từ so sánh luận lí thông thƣờng tới so sánh nghệ thuật. Từ lâu, việc nghiên cứu so sánh trong ngôn ngữ học đã đƣợc chú ý và đạt đƣợc một số thành tựu kể cả ở nƣớc ngoài lẫn ở Việt Nam.Tuy nhiên việc nghiên cứu này chủ yếu dựa trên nguồn ngữ liệu của ngôn ngữ chung của mỗi quốc gia mà chƣa khai thác ngôn ngữ riêng của các tộc ngƣời trong quốc gia đó. 1.2. Ngƣời Tày ở Việt Nam là cộng đồng dân tộc thiểu số có số dân đông. Họ sở hữu đời sống văn hóa mang bản sắc riêng. Ngôn ngữ Tày nói chung và thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày nói riêng là một phần không thể thiếu trong nền văn hóa này. Trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày, so sánh mang tính nghệ thuật đƣợc đồng bào ƣa thích sử dụng. So sánh đã đƣợc nghiên cứu dƣới nhiều góc độ khác nhau nhƣng nghiên cứu so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày để làm sáng tỏ đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa, những nét văn hóa, tƣ duy ẩn chứa trong đó thì vẫn là hƣớng nghiên cứu còn bỏ ngỏ. 1.3. Việt Nam cũng nhƣ nhiều quốc gia trên thế giới đang đứng trƣớc nguy cơ mang tính chất toàn cầu, đó là sự mai một, tiêu vong của ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc thiểu số. Từ đó có thể thấy rằng, ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Tày đang đứng trƣớc một thách thức không hề nhỏ. 1.4. Hiện nay, tuy công tác tuyên truyền và quảng bá bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Tày nói riêng mặc dù đã đƣợc thực hiện nhƣng chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. Do vậy, những nghiên cứu về so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày sẽ góp phần giới thiệu, tôn vinh, bảo tồn, phát huy ngôn ngữ, văn hóa của một cộng đồng dân tộc thiểu số và làm giàu thêm bản sắc văn hóa Việt Nam. Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “So sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc Tày” làm đối tƣợng nghiên cứu của luận án.
  12. 2 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc Tày. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án là đặc điểm hình thức, ngữ nghĩa, văn hóa và tƣ duy đƣợc phản ánh qua so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc Tày. Đề tài chủ yếu tiến hành khảo sát so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao bằng tiếng Tày thông qua tài liệu đã đƣợc các nhà nghiên cứu tổng hợp xuất bản và nguồn ngữ liệu tác giả đi điền dã thu thập đƣợc. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận án hƣớng tới những mục đích nghiên cứu sau: - Làm rõ đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày. - Qua phân tích đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của so sánh, luận án góp phần làm rõ những nét văn hóa, tƣ duy tộc ngƣời đƣợc phản ánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày. - Bên cạnh khẳng định nét riêng, độc đáo trong so sánh của thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc Tày, luận án mong góp phần giới thiệu, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Tày. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ, nghiên cứu cơ bản sau đây: - Hệ thống hóa các công trình nghiên cứu về so sánh trong tiếng Việt nói chung và so sánh trong tiếng Tày cũng nhƣ trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày nói riêng.
  13. 3 - Xác định cơ sở khái niệm, cấu trúc, phân loại về so sánh, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa. - Xây dựng cơ sở dữ liệu về thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày đƣợc cấu tạo theo cấu trúc so sánh. - Phân tích ngữ liệu để chỉ ra đặc điểm hình thức, ngữ nghĩa và những nét văn hóa, tƣ duy đƣợc ẩn chứa trong so sánh của thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày. 4. Tƣ liệu nghiên cứu Ngữ liệu của luận án là thành ngữ, tục ngữ, ca dao đƣợc rút ra từ các cuốn từ điển, sách chuyên khảo và tƣ liệu điều tra điền dã của ngƣời nghiên cứu: A.Trần Thị An (2013), Tục ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tập 1, nhà xuất bản Khoa học Xã hội. B. Trần Thị An (2013), Tục ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tập 2, nhà xuất bản Khoa học Xã hội. C. Trần Thị An (2013), Tục ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tập 3, nhà xuất bản Khoa học Xã hội. D.Triều Ân, Hoàng Quyết (1996), Từ điển thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày, nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội. E. Hoàng Quyết, Hoàng Triều Ân (2014), Thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc Tày, nhà xuất bản Văn hóa thông tin. F. Ngữ liệu điền dã bổ sung đƣợc chúng tôi thu thập trực tiếp ở các tỉnh Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên. Đây là vùng mà tiếng Tày đƣợc đánh giá là có mức độ phổ biến hơn cả. 5. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra ngôn ngữ học điền dã Để có nguồn ngữ liệu phong phú và hiểu rõ nghĩa của thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày, chúng tôi đã tiến hành điền dã đến 14 bản làng thuộc 13
  14. 4 huyện/ thị trấn của các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang để trao đổi trực tiếp với đồng bào. Chúng tôi đặc biệt quan tâm tới các bậc cao niên nhất là những ngƣời không có khả năng hoặc khả năng sử dụng tiếng Việt còn hạn chế. Ngữ liệu điền dã chủ yếu đƣợc chúng tôi thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp và ghi chép lại nhằm bổ sung cho tƣ liệu sách đã xuất bản.. - Phương pháp miêu tả Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để đi sâu vào miêu tả và khái quát các kiểu cấu trúc so sánh, chỉ ra đặc điểm hình thức, ngữ nghĩa, vai trò của các thành tố trong việc phản ánh đặc trƣng văn hóa, tƣ duy trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày. 5.2. Thủ pháp nghiên cứu - Thủ pháp thống kê, phân loại Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để khảo sát, thống kê tần số xuất hiện, phân loại các kiểu cấu trúc và các thành tố của cấu trúc so sánh ở thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày. Trên cơ sở đó, luận án phân tích, nhận xét, đánh giá những kiểu loại hình thức, ngữ nghĩa đặc trƣng và giá trị biểu đạt của chúng. - Thủ pháp phân tích diễn ngôn Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm phân tích mối quan hệ giữa ý nghĩa bản thể gốc và ý nghĩa có đƣợc do sự liên tƣởng, nghĩa bề mặt ngôn từ với nghĩa biểu trƣng của các yếu tố tham gia vào so sánh. 6. Ý nghĩa của luận án 6.1. Ý nghĩa lí luận Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng rõ thêm một số vấn đề lí thuyết về so sánh, mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và tƣ duy đƣợc thể hiện qua so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày.
  15. 5 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho việc biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo về đặc điểm thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày nói riêng và ngôn ngữ, văn hóa Tày nói chung. Đồng thời kết quả này có thể áp dụng trong việc dịch thuật từ điển tiếng Việt sang tiếng Tày và ngƣợc lại. Luận án không chỉ có ý nghĩa thiết thực trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Tày mà còn góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát triển kho tàng văn hóa phong phú của một cộng đồng dân tộc thiểu số, làm giàu thêm bản sắc văn hóa Việt Nam. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục luận án gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết. Chƣơng 2: Đặc điểm hình thức của so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày. Chƣơng 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày. Chƣơng 4: Đặc trƣng văn hóa và tƣ duy đƣợc phản ánh qua so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc Tày.
  16. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về so sánh 1.1.1.1. Ở nước ngoài Lịch sử nghiên cứu so sánh ghi nhận tên tuổi của nhà triết học lỗi lạc ngƣời Hi Lạp Arisstotle (384 - 322 TCN). Trong cuốn Thi học, khi trình bày về những cách tu từ chủ yếu và phổ dụng, Arisstotle đã chú ý đến so sánh. Ông xem đây là một trong những biện pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong văn chƣơng, đặc biệt đắc dụng trong thơ ca nhằm tăng hiệu quả biểu cảm và giá trị thẩm mĩ. Sau này, vấn đề tu từ học và biện pháp tu từ so sánh đƣợc phát triển và nâng cao thành hệ thống lí luận bởi các tác giả Ciceron, Horace, Vigile... Những điều cơ bản mang tính hệ thống của các biện pháp tu từ trong đó có so sánh đƣợc biên soạn thành sách từ thời cổ đại Hy Lạp. Ở nền văn học Trung Quốc cổ đại, so sánh đƣợc đề cập thông qua những lời bình giải về hai thể: tỉ và hứng trong thi ca dân gian. Các học giả thƣờng dùng khái niệm tỉ và hứng khi nói về phƣơng thức nghệ thuật có liên quan đến cách ví von, bóng gió. Nhìn từ góc độ phong cách học, so sánh đƣợc các tác giả thuộc nhiều quốc gia nhắc đến trong những công trình nghiên cứu: A.Ju.Xtêpanov với Phong cách học tiếng Pháp (1965), Vinôgradov với Phong cách học tiếng Nga (1969), Môren với Phong cách học tiếng Pháp (1970)... Những công trình này đƣợc giới thiệu ở Việt Nam đã góp phần làm sáng tỏ các vấn đề về lí thuyết và ứng dụng của so sánh. Đồng thời nó cũng khẳng định giá trị của so sánh trong sáng tạo hình tƣợng nghệ thuật.
  17. 7 1.1.1.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, so sánh cũng trở thành đối tƣợng đƣợc quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Từ xu hƣớng nghiên cứu của mình, chúng tôi đã tổng hợp đƣợc các hƣớng nghiên cứu chính về so sánh nhƣ sau: Thứ nhất, nghiên cứu lí thuyết so sánh Nghiên cứu so sánh ở nƣớc ta kế thừa và phát triển từ truyền thống bình giảng tác phẩm văn học Trung Quốc. Do đó, so sánh chủ yếu đƣợc nghiên cứu theo khuynh hƣớng thuộc mĩ từ pháp và nó đƣợc coi là một trong những “phép làm văn”. Cho đến nay, ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về lí thuyết của so sánh. Các công trình này đã đƣợc tập hợp và in thành sách tiêu biểu nhƣ: 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt [43] của Đinh Trọng Lạc; Phong cách học tiếng Việt [44] của Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà; Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt [91] của Cù Đình Tú; Phong cách học tiếng Việt hiện đại [20] của Hữu Đạt; Các yếu tố và cấu trúc so sánh nghệ thuật [46] của Nguyễn Thế Lịch; Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật [77] của Đào Thản... Trong các công trình này, so sánh đƣợc xem xét chủ yếu trên các phƣơng diện: khái niệm, cấu trúc, các kiểu so sánh và hiệu quả sử dụng. Thứ hai, nghiên cứu ứng dụng của so sánh trong các trường hợp cụ thể Nghiên cứu ứng dụng của so sánh trong sáng tác văn học dân gian tiêu biểu với các tác giả nhƣ: Trƣơng Đông San với Thành ngữ so sánh trong tiếng Việt [72]; Hoàng Văn Hành với Về bản chất của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt [28]; Hà Quang Năng với Đặc điểm vế so sánh trong thành ngữ so sánh tiếng Việt [55]; Hoàng Kim Ngọc với So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình của người Việt (dưới góc nhìn ngôn ngữ, văn hóa học) [58]; Đỗ Kim Liên với Các phương tiện biểu thị quan hệ so sánh trong các phát ngôn tục ngữ Việt có nhóm từ chỉ quan hệ thân tộc [49],… Thông qua các công trình này, so sánh đƣợc nhìn nhận bằng việc chỉ ra sự chi phối của từng thể loại và những nét văn hóa đƣợc lƣu giữ qua sáng tác dân gian.
  18. 8 Nghiên cứu so sánh qua đó thấy đƣợc dấu ấn cá nhân của các tác giả. Triển khai theo hƣớng này chủ yếu là các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đại học. Trong đó có thể kể đến các tác giả tiêu biểu sau: Hàn Thị Thu Hƣờng với Phương thức so sánh trong ca từ của Trịnh Công Sơn [38]; Bùi Văn Huấn với Phương thức so sánh nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên [33]; Đào Thị Mai Sen với So sánh nghệ thuật của tiểu thuyết Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách) và tiểu thuyết Nửa chừng xuân (Khải Hưng) [73]; Trịnh Thị Khánh Phƣơng với Các biện pháp tu từ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng sau 1980: So sánh và ẩn dụ [65];… v.v So sánh đƣợc soi chiếu dƣới góc độ lí thuyết giao tiếp. Đây là hƣớng tiếp cận rất mới với các tác giả tiêu biểu nhƣ: Nguyễn Đức Tồn với Chiến lược liên tưởng - so sánh có định hướng [88]; Trần Thị Oanh Biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Việt [61]… Thứ ba, nghiên cứu đối chiếu so sánh trong tiếng Việt với các ngôn ngữ khác Hƣớng nghiên cứu đối chiếu so sánh trong tiếng Việt với các ngôn ngữ khác có thể kể đến tác giả tiêu biểu nhƣ: Phạm Minh Tiến với Đặc điểm thành ngữ so sánh tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng Việt) [84]. Công trình nghiên cứu đã đối chiếu, so sánh để chỉ ra điểm tƣơng đồng và khác biệt về thành ngữ so sánh trong tiếng Việt với tiếng Hán, qua đó thấy đƣợc sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa giữa các ngôn ngữ của các dân tộc. Nhƣ vậy, so sánh đã đƣợc nghiên cứu trên rất nhiều phƣơng diện và đã thu đƣợc khá nhiều thành tựu. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ yếu tập trung trên cơ sở ngữ liệu ngôn ngữ của dân tộc Kinh còn ngôn ngữ các dân tộc thiểu số rất hạn chế.
  19. 9 1.1.2. Tình hình sưu tầm và nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày Thành ngữ, tục ngữ, ca dao là nguồn tri thức vô cùng phong phú của ngƣời Việt Nam nói chung và đồng bào dân tộc Tày nói riêng. Do vậy, nó đã trở thành đối tƣợng quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Sự quan tâm này đƣợc thể hiện qua hai phƣơng diện: sƣu tầm và nghiên cứu. 1.1.2.1. Sưu tầm thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày Tƣ liệu công bố những sƣu tầm đầu tiên về thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày có thể đến cuốn Tục ngữ Tày - Nùng của Hoàng Súy, Lạc Dƣơng, Nông Viết Toại, Nông Minh Châu [75] xuất bản năm 1972. Năm 1984, nhóm tác giả Hà Văn Thƣ, Lã Văn Lô xuất bản cuốn Văn hoá Tày - Nùng [83]. Trong công trình này, các tác giả đã sƣu tầm, tổng hợp và giới thiệu 34 câu tục ngữ ứng xử của ngƣời Tày với môi trƣờng tự nhiên và xã hội. Năm 1996, tác giả Triều Ân, Hoàng Quyết viết cuốn Từ điển thành ngữ - tục ngữ dân tộc Tày [5]. Vì là cuốn từ điển nên tác giả chủ yếu thu thập các câu thành ngữ, tục ngữ Tày và đƣa ra cách giải nghĩa. Năm 1997, Mã Thế Vinh đã sƣu tầm thành ngữ, tục ngữ của hai dân tộc Tày và Nùng in thành cuốn Tục ngữ, thành ngữ Tày Nùng vùng Long Thịnh, Thất Khê [98]. Công trình chủ yếu mang tính chất sƣu tầm, giới thiệu thành ngữ, tục ngữ của hai dân tộc Tày và Nùng giới hạn trong một khu vực hẹp. Tài liệu tổng hợp nhất sƣu tầm về thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc Tày có thể kể tới cuốn Thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc Tày của Hoàng Quyết, Hoàng Triều Ân [68]. Trong công trình này, nhóm tác giả đã giải thích nghĩa đối với thành ngữ, tục ngữ và dịch nghĩa sang tiếng Việt đối với những bài ca dao.
  20. 10 Thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc Tày không chỉ đƣợc sƣu tầm một cách riêng lẻ mà nó luôn đƣợc đặt trong quan hệ với các dân tộc khác. Năm 2007, viện Nghiên cứu văn hóa xuất bản cuốn Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam [95], [96]. Cuốn sách đã tổng hợp đƣợc một số lƣợng lớn tác phẩm văn học dân gian trong đó có thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc Tày nói riêng và các dân tộc thiểu số khác nói chung. Năm 2013, Trần Thị An viết Tục ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam" [1], [2], [3], cuốn sách tập hợp đƣợc một số lƣợng khá lớn tục ngữ các dân tộc thiểu số trong đó có dân tộc Tày. Trong cuốn tài liệu này tác giả đã tổng hợp tục ngữ theo năm chủ điểm chính: quan niệm về các giá trị, nhận định về các tƣơng quan và kinh nghiệm ứng xử; con ngƣời - quê hƣơng đất nƣớc, các hiện tƣợng tự nhiên, thời tiết và kinh nghiệm lao động, làm ăn; đời sống vật chất; quan hệ gia đình, xã hội và các hiện tƣợng xã hội. Cuốn sách chủ yếu dừng lại ở việc sƣu tầm và dịch nghĩa những câu tục ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam trong đó có tục ngữ dân tộc Tày. 1.1.2.2. Nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày Thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc Tày không chỉ đƣợc sƣu tầm mà còn đƣợc nghiên cứu sâu trên các khía cạnh khác nhau. Đầu tiên có thể kể đến các công trình nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc Tày trong mối tƣơng quan với các thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc khác. Tiêu biểu cho hƣớng nghiên cứu này là tác giả Nguyễn Nghĩa Dân với cuốn Tục ngữ so sánh dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số Việt Nam [14]. Trong cuốn sách này, tác giả đã liệt kê và phân tích điểm tƣơng đồng và khác biệt về mặt nội dung giữa tục ngữ dân tộc Kinh và tục ngữ dân tộc thiểu số trong đó có dân tộc Tày. Tiếp đến là công trình Đối chiếu thành ngữ Tày - Việt [27], tác giả Trịnh Thị Hà đã đối chiếu để chỉ ra điểm tƣơng đồng, khác biệt về đặc trƣng ngữ nghĩa của nhóm thành ngữ có thành tố chỉ con ngƣời, chỉ động vật trong tiếng Tày và tiếng Việt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0