intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Đặc trưng nghệ thuật thơ Chế Lan Viên

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:181

335
lượt xem
61
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Đặc trưng nghệ thuật thơ Chế Lan Viên. Mời các bạn tham khảo luận án để nắm bắt những nội dung về quan niệm về thơ và tư duy thơ Chế Lan Viên; những sáng tạo đặc sắc về hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên; những đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ thơ và thể thơ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Đặc trưng nghệ thuật thơ Chế Lan Viên

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LÂM ĐIỀN ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2001
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN NGUYỄN LÂM ĐIỀN 3
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 3 MỤC LỤC .................................................................................................................... 4 PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6 1. Tính cấp thiết của đề tài: ...............................................................................................6 2. Lịch sử vấn đề: ...............................................................................................................7 3. Mục đích nghiên cứu: ..................................................................................................21 4. Phạm vi nghiên cứu: ....................................................................................................22 5. Phương pháp nghiên cứu: ...........................................................................................22 6. Những đóng góp mới của Luận án: ............................................................................23 7. Bố cục của Luận án: ....................................................................................................24 CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ THƠ VÀ TƯ DUY THƠ CHẾ LAN VIÊN ..... 25 1.1. Quan niệm về thơ của Chế Lan Viên: .....................................................................25 1.1.1. Quan niệm về vị trí và phẩm chất của nhà thơ: ....................................................26 1.1.2. Ý nghĩa và tác dụng của thơ : ...............................................................................33 1.1.3. Nghệ thuật sáng tạo thơ: .......................................................................................37 1.2. Tư duy thơ của Chế Lan Viên .................................................................................43 1.2.1. Năng lực tìm tòi, phát hiện cái mới ......................................................................45 1.2.3. Sức liên tưởng kì diệu ..........................................................................................52 1.2.4. Cảm nhận mọi vấn đề trong sự đối lập .................................................................55 1.2.5. Tranh luận, đối thoại ............................................................................................58 CHƯƠNG 2: NHỮNG SÁNG TẠO ĐẶC SẮC VỀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN ........................................................................................................ 61 2.1. Hình ảnh thơ đa dạng, biến hóa ..............................................................................62 2.2. Các loại hình ảnh nổi bật trong thơ Chế Lan Viên ...............................................69 2.2.1. Hình ảnh vừa thực vừa ảo.....................................................................................69 2.2.2. Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng .................................................................................76 2.2.3. Hình ảnh so sánh ..................................................................................................80 2.2.4. Hình ảnh liên kết ..................................................................................................87 2.3. Vài nhận xét chung về hình ảnh thơ của Chế Lan Viên........................................93 2.3.1. Hình ảnh thơ mới lạ, đặc sắc ................................................................................93 2.3.2. Hình ảnh thơ giàu chất trí tuệ ...............................................................................95 2.3.3. Hình ảnh thơ vừa mang vẻ đẹp của bản sắc dân tộc, vừa có vẻ đẹp hiện đại ......98 4
  4. 2.3.4. Vài khiếm khuyết trong sáng tạo hình ảnh thơ của Chế Lan Viên ....................100 CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT VỀ NGÔN NGỮ THƠ VÀ THỂ THƠ .......................................................................................................................... 102 3.1. Những đặc điểm nối bật về ngôn ngữ thơ .............................................................102 3.1.1. Nhặt những chữ của đời mà góp nên trang ........................................................102 3.1.2. Độc đáo trong cách sử dụng ngôn ngữ thơ.........................................................107 3.1.3. Ngôn ngữ thơ giàu tính triết luận. ......................................................................119 3.2. Những đặc điểm nổi bật về thể thơ........................................................................123 3.2.1. Sự nhuần nhuyễn ở thể thơ tám tiếng. ................................................................125 3.2.2. Sử dụng thể thơ tứ tuyệt với sự đổi mới, sáng tạo .............................................132 3.2.3. Thể thơ tự do với sự cách tân về cấu trúc câu thơ ..............................................144 3.2.4. Thơ văn xuôi với những tìm tòi góp phần hiện đại hóa thơ Việt Nam ..............152 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 157 CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................................................. 163 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 164 5
  5. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: 1.1. Chế Lan Viên là một tác gia có vị trí rất quan trọng trong nền văn chương Việt Nam hiện đại. Hơn nửa thế kỉ sáng tạo nghệ thuật, Chế Lan Viên đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, để lại cho đời biết bao vần thơ đặc sắc. Người đọc ở nhiều thế hệ tìm đến thơ Chế Lan Viên với niềm say mê và khâm phục. Sự cần mẫn, sung sức, cùng với tài hoa và tâm huyết nghệ thuật đã giúp Chế Lan Viên vươn tới đỉnh cao của thơ Việt Nam hiện đại. Các công trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên theo thời gian ngày một nhiều hơn, ngày một sâu sắc hơn, tạo cho người đọc nhìn nhận đầy đủ hơn những giá trị to lớn mà ông đã đạt được trong quá trình sáng tạo thi ca. Ở mỗi công trình nghiên cứu, với mức độ khám phá, tìm tòi khác nhau, đã từng bước khẳng định được vị trí, giá trị, ý nghĩa của thơ ông đối với cuộc sống nói chung và sự phát triển của thơ Việt Nam hiện đại nói riêng. 1.2. Đến với thơ Chế Lan Viên, chúng ta như bước vào một lâu đài kì diệu và bí mật mà càng tìm tòi khám phá, chúng ta càng phát hiện thêm nhiều giá trị có ý nghĩa lớn lao về nội dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật trong thơ ông. Bởi thế, nghiên cứu thơ Chế Lan Viên, chúng tôi quan niệm cần nghiên cứu một cách có hệ thống toàn diện về đặc trưng nghệ thuật trong thơ ông. Đây chính là điểm xuất phát quan trọng để đánh giá chính xác những sự cống hiến to lớn đối với thơ và hiểu thêm về tài năng, nhân cách của Chế Lan Viên, một con người sâu nặng tình đời, tình thơ. 1.3. Ngay từ khi xuất hiện trên thi đàn, Chế Lan Viên đã là “một niềm kinh dị” đối với người đọc và cho đến những ngày cuối đời nằm trên giường bệnh ông vẫn chạy đua với thời gian để sáng tạo. Sau khi ông qua đời, một lần nữa người đọc lại phải sửng sốt trước 3 tập Di cảo thơ mà vì nhiều lí do khác nhau ông chưa có dịp cho ra mắt bạn đọc. Khi tìm hiểu những công trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy, tuy có không ít công trình nghiên cứu dày công trong việc khám phá, khẳng định tài năng thơ giàu sức sáng tạo của Chế Lan Viên, nhưng việc tiếp tục khảo sát, tìm tòi để phát hiện thêm thành tựu và cống hiến to lớn về thơ của ông vẫn là điều cần thiết. 6
  6. 1.4. Mặt khác, cũng cần nhận thấy, trong chương trình giảng dạy ở trường phổ thông trung học, thơ Chế Lan Viên có một vị trí quan trọng ở các bài văn học sử và giảng văn. Ở bậc Đại học, Chế Lan Viên được giảng dạy với tư cách là một tác gia, được nhìn nhận đánh giá ở nhiều phương diện. Với những lẽ trên, sự xuất hiện những công trình nghiên cứu chuyên sâu về Chế Lan Viên lại càng cần thiết hơn. Điều đó sẽ giúp ích không nhỏ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập thơ Chế Lan Viên ngày càng có hiệu quả sâu sắc hơn. Vì thế, chúng tôi không ngần ngại đi vào nghiên cứu vấn đề Đặc trưng nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, mặc dù, chúng tôi hiểu rằng muốn đạt được sự thành công ở đề tài này, chúng tôi sẽ gặp không ít khó khăn. 2. Lịch sử vấn đề: Chế Lan Viên để lại một di sản văn chương to lớn với nhiều thể loại khác nhau, trong đó thơ giữ một vị trí then chốt. Ngay từ khi mới xuất hiện trên thi đàn, Chế Lan Viên đã làm cho người yêu thơ phải khâm phục, ngạc nhiên và người nghiên cứu về thơ phải ngẫm nghĩ nhiều về tài hoa nghệ thuật của ông. Càng ngày, thơ Chế Lan Viên càng được người đọc quan tâm và yêu thích. Chính vì thế, nghiên cứu thơ Chế Lan Viên đó là điều được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, và giới giảng dạy Ngữ Văn ở các trường Đại học rất quan tâm. Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, góc độ nghiên cứu khác nhau, họ đã khám phá được nhiều giá trị của thơ Chế Lan Viên, khẳng định được vị trí, tầm vóc của Chế Lan Viên trong đội ngũ nhà thơ Việt Nam hiện đại. Lẽ tất nhiên, việc nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên, trải dài hơn nửa thế kỉ, trong những hoàn cảnh lịch sử - xã hội khác nhau, nên chắc chắn có ý kiến đánh giá khác nhau về giá trị và hạn chế của thơ ông. Từ đó chúng ta có điều kiện để xem xét kĩ hơn, trân trọng và yêu mến thơ Chế Lan Viên hơn. 2.1. Trước cách mạng tháng Tám,1945. Sáng tác thơ của Chế Lan Viên ở thời kì trước cách mạng tháng Tám bao gồm Điêu tàn (1937) và một số bài thơ khác sau Điêu tàn. Việc nghiên cứu, tìm hiểu thơ Chế Lan Viên thời kì này chỉ mới dừng lại ở việc giới thiệu về sự xuất hiện của một tài năng thơ làm kinh ngạc người đọc. Trong số ít những bài viết về thơ Chế Lan Viên, theo tôi, bài viết có giá trị nhất đó là bài giới thiệu của Hoài Thanh trong cuốn Thi nhân Việt Nam. Cho dù ý kiến nhận xét về thơ Chế Lan Viên của ông đã cách đây hơn nửa thế kỉ nhưng nó vẫn có giá 7
  7. trị lâu bền. Ông đã nhìn nhận về thơ Chế Lan Viên lúc này một cách tinh tế, chính xác. Ông cho rằng sự xuất hiện của Chế Lan Viên đã khiến biết bao người phải ngạc nhiên bởi “Giữa đồng bằng văn học Việt Nam ở nửa thế kỉ hai mươi, nó đứng sửng như một cái Tháp Chàm, chắc chắn, lẻ loi và bí mật”[182, tr.229]. Từ thực tế sáng tác của Chế Lan Viên, Hoài Thanh không ngần ngại khi dự đoán : “Một nhà thơ sau này sẽ đi xa : Chế Lan Viên”... “Con người này quả là người của trời đất, của bốn phương, không thể lấy kích tấc thường mà hòng đo được” [182, tr.228]. Hơn thế nữa, nhà thơ còn nhận thấy chính sự độc đáo trong cách khám phá cuộc sống đã góp phần làm nên sức mạnh phi thường cho thơ Chế Lan Viên, vì thế, ông khẳng định : “Trong cái ngộ nghĩnh, cái ngông cuồng ấy, tôi còn thấy một sức mạnh phi thường”[182, tr.31]. Mặt khác, Hoài Thanh còn chỉ ra “lối thơ” của Chế Lan Viên khi so sánh với “lối thơ” của Hàn Mặc Tử, ông cho rằng: “Cả hai đều chịu rất nặng ảnh hưởng Baudelaire và qua Baudelaire ảnh hưởng nhà văn Mĩ Edgar Poe ...Có khác chăng là Chế Lan Viên đã đi từ Baudelaire, Edgar Poe đến thơ Đường, mà Hàn Mặc Tử đã đi từ thơ Đường đến Baudelaire, Edgar Poe và đi thêm một đoạn nữa cho gặp Thánh kinh của đạo Thiên chúa. Cả hai đều ngự trị trường thơ Loạn”... “Tôi vừa nói Chế Lan Viên đi về thơ Đường. Nếu nói đi đến thơ tượng trưng Pháp có lẽ đúng hơn, tuy hai lối thơ này có chỗ giống nhau “[182, tr.32]. Năm 1938, ở bài Chế Lan Viên - một thi sĩ điên (đăng trong Tiến Bộ, số 20 - 3 - 1938), Phong Trần (tức Hàn Mặc Tử ) đã cho rằng, Chế Lan Viên là “một thần đồng làm cho thiên hạ phải ganh tị”. Bên cạnh đó, đáng chú ý ở thời kì này còn có ý kiến đánh giá của Lê Thiều Quang về tập thơ Điêu tàn, ông cảm nhận: “Không rụt rè, tôi mừng rỡ đón tiếp tia sáng mới lạ ấy; nó bắt đầu lấp ló trong vườn thơ Việt Nam, bên cạnh và cũng không kém những tia sáng khác và đồng thời, nó không giống một tia nào”. Ông còn thốt lên : “Điêu tàn mới lạ quá”... “ta thấy nó như thực, như mơ, như ảo huyền mộng mị. Muốn hiểu nó, ta cũng phải dùng đến trí tưởng tượng, cộng thêm với trực giác của ta” [164, tr. 251- 253]. Có thể nói, Lê Thiều Quang đã chỉ ra được cái mới ở tập thơ Điêu tàn của Chế Lan Viên so với thơ của các nhà thơ khác. Ông khẳng định : “Nhưng từ bây giờ chúng ta hãy biết công cho Chế Lan Viên, người đã đem đến cho ta một cảm giác lạ” [164, tr. 256]. 8
  8. Ngoài ra, Vũ Ngọc Phan khi so sánh cái sầu trong thơ Chế Lan Viên với cái sầu trong thơ Hàn Mặc Tử đã viết : “Chế Lan Viên, trái lại, không cứng cáp chút nào. Thơ ông toàn là những tiếng khóc than, ông tả rặt những cái u sầu; ông có giống Hàn Mặc Tử thì chỉ giống ở chỗ hay nhắc đến linh hồn, chứ cái sầu của ông tràn lan hơn Hàn Mặc Tử nhiều, cái sầu của ông là cái sầu não nùng thê thảm, cái sầu bát ngát khó khuây [156, tr.651]. Có thể nói, sự đánh giá trên của Vũ Ngọc Phan chưa làm rõ được cái kích tấc phi thường và sức vươn xa của nhà thơ Chế Lan Viên. Những công trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên ở thời kì trước cách mạng chưa nhiều, chưa đi vào khai thác một cách hệ thống và ít bàn về các phương diện nghệ thuật thơ. Hơn nữa, việc nghiên cứu thơ Chế Lan Viên hầu như được đặt chung với việc nghiên cứu thơ của các nhà thơ khác trong phong trào Thơ Mới. Những thành tựu của việc nghiên cứu thơ Chế Lan Viên chỉ mới đạt được trong giới hạn đó cũng là lẽ dĩ nhiên và phù hợp với thực tế sáng tác cũng như vị trí của nhà thơ Chế Lan Viên ở thời kì này. 2.2. Từ năm 1946 đến năm 1954 Đây là thời kì kháng chiến chống Pháp nhiều gian khổ hi sinh song cũng rất đỗi hào hùng của dân tộc. Trong hoàn cảnh lịch sử - xã hội đó, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng việc nghiên cứu văn học vẫn luôn được đặt ra. Những vấn đề tranh luận, thảo luận chủ yếu là vấn đề lí luận được đặt ra trong thực tiễn sáng tác và tiếp nhận văn học, nhất là vấn đề xây dựng một nền văn nghệ mới. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu về một tác giả hầu như chưa được giới nghiên cứu quan tâm. Mặt khác, ở thời kì này, do quan điểm đánh giá, cách nhìn nhận của người nghiên cứu, phong trào Thơ Mới được xem là một bộ phận của văn học lãng mạn tiêu cực, có hại cho cách mạng. Thật khó giải thích cho thỏa đáng điều đó khi chính bản thân các nhà Thơ Mới nổi tiếng như : Xuân Diệu, Thế Lữ, Chế Lan Viên, Huy Cận, Nguyễn Xuân Sanh ...,tự phủ nhận những vần thơ của chính mình. Bởi thế, trong hoàn cảnh đó, việc nghiên cứu, đánh giá thơ Chế Lan Viên trước cách mạng tháng Tám quả là điều ít ai nghĩ tới. Nhìn lại chặng đường sáng tác của Chế Lan Viên ở thời kì kháng chiến chống Pháp chúng ta nhận thấy, hơn ai hết, trong chính con người Chế Lan Viên diễn ra nhiều nỗi dằn vặt, đau đớn trong quá trình lột xác, nhận đường, vượt qua bao gian truân, thử thách để hòa nhập với cuộc sống mới và trở thành nhà thơ của nhân dân. Đúng như sau này, Nguyễn Văn 9
  9. Hạnh khi tìm hiểu về tập thơ Gửi các anh đã nhận xét: Chế Lan Viên “vẫn còn dò dẫm, chưa thể nói đến một sự thuần thục về tư tưởng và nghệ thuật. Chế Lan Viên trước sau vẫn là nhà thơ băn khoăn nhiều về triết lí nhân sinh. Cho nên đứng trước bước ngoặt của lịch sử anh “ngơ ngác” lâu hơn người khác, nhưng khi đã chuyển, thì chuyển khá sâu, khá thấm thía” [67, tr.95] ... Sự thành công bước đầu ở tập thơ Gửi các anh là bằng chứng sinh động cho tài năng và tấm lòng chân thành của ông đối với cuộc đời mới. Các bài thơ tiêu biểu ở tập thơ này như : Trường Sơn, Nhớ lấy để trả thù, Bữa cơm thường ở trong bản nhỏ đã gợi được những rung động nhất định đối với người đọc. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, đánh giá thơ Chế Lan Viên vào thời kì này hầu như vẫn chưa được giới nghiên cứu quan tâm. 2.3. Từ năm 1955 đến năm 1975 Ở thời kì này, cùng với sự xuất hiện của nhiều tập thơ như : Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thường - Chim báo bão, Những bài thơ đánh giặc, Đối thoại mới, việc tìm hiểu, đánh giá, phê bình về thơ Chế Lan Viên ngày càng được giới nghiên cứu quan tâm. Nếu như buổi mới trình làng, thơ Chế Lan Viên khiến mọi người kinh ngạc, thì giờ đây, người đọc càng nhận thức sâu sắc hơn về tài hoa và bản lĩnh nghệ thuật giàu sức sáng tạo của ông. Nhiều công trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên được xuất hiện trên các báo, tạp chí và trong các tập tiểu luận nghiên cứu, phê bình thơ của nhiều tác giả. Tiêu biểu phải nói đến những công trình nghiên cứu như : Đọc Ánh sáng và phù sa của Xuân Diệu, Đọc Ánh sáng và phù sa của Hà Minh Đức, Những biển cồn, hãy đem đến trong thơ của Lê Đình Kỵ, Thơ Chế Lan Viên của Nguyễn Văn Hạnh, Chế Lan Viên và những tìm tòi trong nghệ thuật thơ của Nguyễn Lộc, Những bài thơ đánh giặc của Chế Lan Viên của Nguyễn Xuân Nam, Nhà thơ cơn bão và những cánh hoa của Mai Quốc Liên, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, của Phạm Thế Ngũ, Khuynh hướng thi ca tiền chiến của Nguyễn Tấn Long và Phan Canh, Việt Nam thi nhân tiền chiến ( quyển trung ) của Nguyễn Tấn Long và Nguyễn Hữu Trọng,... Chúng tôi xin dẫn ra một vài ý kiến sau: Từ cách thẩm bình thơ tinh tế, sắc bén, có nhiều phát hiện, Xuân Diệu khi đọc Ánh sáng và phù sa, đã khẳng định tập thơ này “cống hiến vào nền thơ chung của ta hiện nay một tâm hồn Chế Lan Viên. Một tâm hồn nặng những suy nghĩ, phấn đấu trên hoàn cảnh cụ thể của mình, để tới được cái lớn của niềm vui chung”... “Chế Lan Viên đã ướm trở lại thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, và mở rộng ra thể thơ bốn câu lục bát...” [35, tr.40-44]. 10
  10. Cũng bàn về tập thơ Ánh sáng và phù sa, Hà Minh Đức đã chú trọng đánh giá thành công của Chế Lan Viên trong cách cấu tứ, cách sử dụng các thủ pháp nghệ thuật, ông khẳng định: “Tuy có chỗ chưa chín hoặc cầu kì, khó hiểu nhưng nhìn chung qua từng chủ đề, từng tứ thơ, ta thấy thơ ca của anh có sự nhuần nhuyễn trong cấu tứ cũng như cách thể hiện”... “Những bài thơ trong Ánh sáng và phù sa tuy cùng trên cơ sở một phong cách, nhưng thể hiện nhiều khía cạnh tìm tòi khác nhau, nhiều lối vận dụng hư cấu, nhiều hình thức miêu tả biểu hiện. Có những tứ thơ phong phú, lại được thể hiện bằng những hình ảnh đẹp, những sự so sánh mới lạ, câu thơ ánh lên nhiều màu sắc” [59, tr.53-54]. Cũng trong thời kì này, ở công trình nghiên cứu về Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, ông cũng chỉ ra một số vấn đề nổi bật khác về đặc trưng nghệ thuật của thơ Chế Lan Viên, ông viết : “Trong thơ trữ tình hiện đại, tính chất quy ước tượng trưng không phải chỉ được biểu hiện ở hình ảnh, màu sắc, mà còn ở chiều sâu của cảm xúc và những suy tưởng. Chế Lan Viên là nhà thơ sử dụng khá thành công tính chất tượng trưng ước lệ để xây dựng hình tượng” [58, tr.236]. Nguyễn Văn Hạnh ở bài viết Thơ Chế Lan Viên đã khẳng định: “Tầm nhìn bao quát, và sức suy nghĩ vốn là chỗ mạnh của nhà thơ như được nâng đỡ, ôm ấp trong những tình cảm lớn, thiết tha, để sắc sảo, phóng khoáng, nhưng vẫn đậm đà, dào dạt”. Trên từng phương diện ông đã rút ra được những nhận xét quý báu về nghệ thuật của thơ Chế Lan Viên như : “Đặc điểm nổi bật và sức mạnh chủ yếu của thơ Chế Lan Viên là ý tưởng phong phú và độc đáo trong nội dung cũng như cách diễn đạt”... “Hình thức cơ bản, phổ biến trong tư duy nghệ thuật của Chế Lan Viên là sự đối lập”... “Trong khi đề cao ý thơ, Chế Lan Viên hoàn toàn không xem nhẹ cảm xúc, hình ảnh và nhạc điệu. Những bài thơ thành công tiêu biểu cho phương hướng sáng tác, cho phong cách của anh, chính là những bài đã kết hợp được nhuần nhuyễn những yếu tố này” [67, tr. 101-102-105]. Trong bài viết Chế Lan Viên và những tìm tòi trong nghệ thuật thơ, Nguyễn Lộc cho rằng : “Trong những đề tài có tính chất khái quát, Chế Lan Viên bao giờ cũng nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đồng thời anh nhìn sâu vào cái bản chất kín đáo của nó, mà có khi ta lại dễ nhầm lẫn, bỏ qua”... “Chất suy nghĩ là mặt hấp dẫn lớn trong thơ Chế Lan Viên, dường như nhiều người thừa nhận. Nhưng thơ Chế Lan Viên còn hấp dẫn bằng cảm xúc nữa. Suy nghĩ làm cho thơ anh có một thế đứng vững chắc, và cảm xúc làm cho bài thơ có sức hút, hoạt bát, sinh động”. Ông còn đi vào tìm hiểu cách sử dụng và ý nghĩa toát lên từ 11
  11. hình ảnh thơ của Chế Lan Viên, để qua đó có sự khái quát: “Cách sử dụng hình ảnh của Chế Lan Viên thường là tượng trưng, nghĩa là những hình ảnh không có ý nghĩa tự thân, mà nó tồn tại trong ý nghĩa ẩn dụ”[118, tr. 82- 85- 90]. Lê Đình Kỵ trong bài Những biển cồn hãy đem đến trong thơ, đã lí giải bước “chuyển mạnh” sang phong cách chính luận, là một bước phát triển mới của thơ Chế Lan Viên ở tập thơ Hoa ngày thường, Chim báo bão. Ông viết: “Sự thay đổi không phải chỉ ở chủ đề mà ở ngay trong cảm hứng thơ”... “Hoa ngày thường, Chim báo bão chứa đựng rất nhiều những tình ý, những lời lẽ nằm ngay trong đời sống hàng ngày. Câu thơ Chế Lan Viên uyển chuyển, rất gần với văn xuôi một phần cũng là do điều này”[ 94, tr.66 -75]. Cũng bàn về tập thơ Hoa ngày thường, chim báo bão, Mai Quốc Liên trong bài viết Nhà thơ cơn bão và những cánh hoa đã khẳng định, “thơ Chế Lan Viên là một thứ thơ giàu suy nghĩ”, ông đã “đem đến cho thơ hiện đại một phong cách mới, phong cách mang nhiều suy nghĩ” và bao giờ suy nghĩ của ông cũng “có một sức sống mãnh liệt, vẫn tươi mới và hấp dẫn vì nó xuất phát từ trái tim nồng nhiệt của nhà thơ”[107, tr.165-167]. Bên cạnh đó, cần phải nhận thấy, trong thời gian đất nước bị chia cắt, ở miền Nam, thơ Chế Lan Viên được khá nhiều các nhà nghiên cứu văn học quan tâm. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu của họ chỉ dừng lại ở mức độ xem xét những thành tựu của thơ Chế Lan Viên trước cách mạng tháng Tám trong cái nhìn chung về phong trào Thơ Mới. Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 3, đã xếp Chế Lan Viên “thuộc cái lãng mạn nồng nàn của Lưu Trọng Lư, nhưng ngả sang màu u tối hơn”. Ông cho rằng : “Sự ám ảnh bởi cái chết, bởi những hồn ma lảng vảng ở những cảnh điêu tàn ấy đưa tác giả đến sáng tác những bài thơ thật là kinh dị ... đầy những hình ảnh rùng rợn, những liên tưởng gần như thác loạn” . Ông cũng đi vào việc khảo sát và có nhận xét: “Thơ Chế Lan Viên về cảm hứng và lời cũng không xa cách thơ tình và thơ điên của Hàn Mặc Tử là bao. Về thể cách ông làm lối thơ 7 chữ, 8 chữ, thường cũng phân đoạn 4 câu nhưng đặc biệt hay ưa lối vần chéo cặp trắc, cặp bằng” [ 140, tr.594, 595]. Khác với Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Tấn Long và Phan Canh trong Khuynh hướng thi ca tiền chiến, đã xếp thơ ca Việt Nam 1932 - 1945 thành tám khuynh hướng dựa trên các thi phẩm của họ và thơ Chế Lan Viên thuộc về khuynh hướng siêu tưởng ( Surréalisme). Ông 12
  12. không tán thành quan niệm : “Chế Lan Viên vì lòng yêu nước, nghĩ đến dân tộc Chàm, than trách cảnh diệt vong”, mà ông đã khẳng định: “Đứng trên lập trường siêu tưởng, chúng ta không thể nghĩ như vậy. Mỗi thi nhân đều có đối tượng dùng làm môi trường để diễn đạt cảm giác mình. Đem dân tộc Chiêm Thành ra làm đối tượng của cảm giác, Chế Lan Viên muốn lấy hình ảnh Chiêm Thành tượng trưng cho một thế giới loài người. Khóc dân tộc Chiêm là khóc cho nhân loại, khóc cho ngôi tháp đổ, cho viên gạch rụng là khóc cho sự tàn tạ của thế gian” [115, tr.447]. Còn ở công trình Việt Nam thi nhân tiền chiến ( quyển trung ), Nguyễn Tấn Long và Nguyễn Hữu Trọng đã khẳng định biệt tài của Chế Lan Viên trong nghệ thuật sáng tạo thơ. Các ông cho rằng : “Một bài thơ là một thế giới khác lạ, khiến người đọc không thấy chán, chứng tỏ sức tưởng tượng quá phong phú và sự biến ảo vô cùng của Chế Lan Viên”[116, tr.392]. Khi so sánh thơ Chế Lan Viên với thơ Hàn Mặc Tử, hai ông đã nhận thấy: “Hàn Mặc Tử hay nói những gì ở thượng giới”, còn “Chế Lan Viên nhắc mãi về hạ giới, ở cõi âm, lấy chất liệu thơ trong những nấm mồ hoang, trong đáy huyệt lạnh, trong bóng tối âm u, trong những hoang hồn, trong lòng cổ tháp đen đặc”... Trên cơ sở lí giải sự khác lạ của tâm hồn thơ Chế Lan Viên, hai ông khẳng định : “Chế Lan Viên là một thi nhân có chiều hướng thơ khác lạ nhất trên thi đàn Việt Nam, người tạo những vần thơ kinh dị, rùng rợn mà từ buổi sơ khai của nền văn học Việt Nam đến nay và có thể mãi xa lắm về sau không có ai, cũng như lịch sử văn học Trung Quốc trước cũng như sau chưa từng có hai Bồ Tùng Linh vậy “[116, tr.402-404]. Chúng tôi cho rằng, với những ý kiến đánh giá trên, các tác giả Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Tấn Long, Phan Canh, Nguyễn Hữu Trọng đã phần nào gợi mở ra một hướng nghiên cứu về thơ và tư duy thơ của Chế Lan Viên. Cũng qua đó, người đọc có điều kiện để nhận thức rõ hơn những biểu hiện nổi bật về đặc điểm phong cách thơ Chế Lan Viên. Có thể nói, các công trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên ở thời kì này rất phong phú và được xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau để tìm tòi, khám phá. Trong quá trình nghiên cứu, các tác giả cũng đã dành cho việc nghiên cứu nghệ thuật thơ Chế Lan Viên một dung lượng xứng đáng. Có nhiều vấn đề được các tác giả đã khai thác khá sâu sắc, cặn kẽ. Qua việc tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, những vấn đề được các nhà nghiên cứu chú tâm tìm tòi, 13
  13. phát hiện nhiều nhất đó là : Tư duy thơ, thể loại, ngôn ngữ, hình ảnh, phong cách nghệ thuật, ... Với việc làm đó, các tác giả cũng đã gián tiếp khẳng định vị trí quan trọng của thơ Chế Lan Viên trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. 2.4. Từ năm 1976 đến năm 1989 Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, đời sống của dân tộc có biết bao đổi thay giàu ý nghĩa. Trước hoàn cảnh lịch sử - xã hội với những Ngày vĩ đại đó, sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ của Chế Lan Viên có điều kiện thuận lợi để phát huy. Người đọc tiếp tục đón nhận những điều mới mẻ trong thơ Chế Lan Viên qua các tập thơ: Hoa trước lăng Người, Hái theo mùa, Hoa trên đá, Ta gửi cho mình. Trong thời gian này, việc nghiên cứu thơ Chế Lan Viên cũng có nhiều thuận lợi. Thêm nhiều công trình nghiên cứu công phu xuất hiện, giúp cho người học tập, nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên nhận thức được thơ ông với cái nhìn tổng thể và hình dung cụ thể hơn về chân dung một nhà thơ lớn của dân tộc. Nổi bật lên là các công trình : Lời giới thiệu Tuyển tập thơ Chế Lan Viên, tậpI, của Nguyễn Xuân Nam, phần Chế Lan Viên trong Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975 của Hà Minh Đức, Thơ Mới những bước thăng trầm của Lê Đình Kỵ, phần Thơ chống Mĩ - Tiếng nói thống nhất những phong cách đa dạng, giàu sức phát triển của Vũ Tuấn Anh,... Đến với các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy các tác giả đã có cái nhìn khái quát về thơ Chế Lan Viên trong suốt quá trình sáng tạo nghệ thuật của ông. Các tác giả đều có sự thống nhất về cơ bản khi bàn về bản lĩnh và phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên cũng như đóng góp lớn lao của thơ ông đối với thơ ca Việt Nam hiện đại. Trong lời giới thiệu Tuyển tập thơ Chế Lan Viên, tập I, Nguyễn Xuân Nam bằng cách cảm nhận tinh tế, sắc sảo và cái nhìn bao quát về thơ Chế Lan Viên đã giúp cho người đọc hiểu rõ hơn những bước tiến cũng như những cống hiến to lớn của một tâm hồn thơ “thông minh và tài hoa” đối với nền thơ dân tộc. Ở mỗi tập thơ, ông đều chỉ ra vị trí và giá trị của nó trên con đường thơ của Chế Lan Viên. Chẳng hạn, “Nói đến Chế Lan Viên người đọc nghĩ ngay đến Điêu tàn”... “trong những giọng buồn quen thuộc của thơ ca lãng mạn 32 - 45, đây là giọng buồn ảo não có pha màu huyền bí”... “Điêu tàn phần nào có thể làm cho một số người biết suy nghĩ nhớ lại thân phận đích thực của mình và bài học lịch sử”. Tập 14
  14. Gửi các anh “tuy chưa hay nhưng đã có hướng tốt”... “đánh dấu một giai đoạn tìm đường chuẩn bị cho tài năng nở rộ sau này”. Ánh sáng và Phù sa “có một vị trí đặc biệt trong đời thơ Chế Lan Viên”, “với những dòng thơ mở rộng phóng túng, tạo ra một không khí khác lạ chưa từng có trong thơ Việt Nam”... “Anh nêu cao cuộc sống chiến đấu nhưng không quên cuộc sống hàng ngày. Còn tập thơ “Hoa trên đá về nội dung nhân tình hơn, về ngôn ngữ gần tiếng nói hàng ngày hơn, lại là một vẻ mới của Chế Lan Viên”... Ông còn chỉ ra quan niệm thơ đúng đắn, sâu sắc, cũng như vẻ đẹp ở tình cảm thiết tha và trí tuệ sắc sảo của Chế Lan Viên trong cấu tứ, trong hình ảnh, nhịp điệu ...v.v... Ông khẳng định: Chế Lan Viên “vận dụng các phương tiện nghệ thuật đa dạng phong phú: hình ảnh xuất hiện hàng loạt với mọi vẻ khác nhau, dùng các thể thơ từ tứ tuyệt đến câu thơ mở rộng, các kiểu kết cấu - từ kiểu ngẫu hứng, tùy bút đến kiểu kết cấu chương đoạn. Những tìm tòi đó nhiều lúc nhuần nhuyễn thành công, đôi lúc còn ở dạng thử nghiệm, thử bút Bài giới thiệu khép lại với nhận định : “Nhưng trên tất cả những phần đóng góp về nghệ thuật có một điều lớn hơn. Đó là ý thức của Chế Lan Viên muốn đem thơ mình phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc”... “Sức hấp dẫn của thơ Chế Lan Viên có ngọn nguồn từ truyền thống lâu đời của thơ dân tộc, và cũng từ những tìm tòi mới mẻ của thơ hiện đại tiên tiến. [134, tr.11- 42]. Hà Minh Đức khi giới thiệu chân dung Chế Lan Viên trong công trình Nhà văn Việt Nam (1945 - 1975), tập I, đã nhận thấy tài năng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu thơ của Chế Lan Viên, ông viết: “Chế Lan Viên giỏi tạo không khí bằng những hình ảnh đẹp và gợi cảm, bằng điệu thơ khi thì thiết tha quyến luyến, khi thì tỏa ra nhiều tầng, nhiều lớp dồn dập dội vào cảm xúc”. Đồng thời, ông cũng chỉ ra thơ Chế Lan Viên “có một năng lực tư duy sắc sảo”... “tạo cho mình một phong cách thơ đa dạng, giàu trí tuệ” [56, tr.653-663-670]. Ở công trình Thơ Mới những bước thăng trầm, Lê Đình Kỵ đã đánh giá cao những đóng góp của thơ Chế Lan Viên đối với Thơ Mới lãng mạn, nhà thơ biết vượt lên mình để có được những vần thơ độc đáo. Ông khẳng định: “Ta không quên Điêu tàn nằm trong dòng chảy của Thơ Mới lãng mạn. Chủ nghĩa lãng mạn vốn ghét cái thường tình, cái thông tục mà so với các nhà thơ đương thời, Chế Lan Viên là người ít chịu đựng, cái lẽ thường hơn ai hết, hơn cả Hàn Mặc Tử là người đã cùng Chế Lan Viên khởi xướng nên trường thơ Loạn”[92,tr.215]. 15
  15. Bên cạnh đó, ở bài viết Thơ chống Mĩ - Tiếng nói thống nhất những phong cách đa dạng, giàu sức phát triển, trong khi bàn về thành tựu của thơ thời kì kháng chiến chống Mĩ, Vũ Tuấn Anh cũng đã chỉ ra hướng đi và những thành công đặc sắc của thơ Chế Lan Viên, ông cho rằng: “Hướng đi của Chế Lan Viên là vừa đào sâu vào các khía cạnh của hiện thực chống Mĩ vừa mở rộng gắn liền chúng trong toàn cảnh. Bởi thế, thơ anh, nhất là những bài thơ dài có dáng dấp của một tùy bút-thơ, có tầm vóc của những bích họa lớn. Chế Lan Viên chú ý làm nổi bật sự trái ngược hoặc sự liên hệ giữa các mặt đối lập của hiện thực và vấn đề trong từ ngữ và lối nói đối chọi, làm lóe sáng tư tưởng, ý thơ”. Đồng thời, ông cũng đánh giá cao những tìm tòi, khám phá mới mẻ trong sáng tạo nghệ thuật của Chế Lan Viên, ông viết: “Về hình thức diễn đạt, anh cũng có nhiều tìm tòi, thể nghiệm. Anh phá vỡ khuôn khổ, nhịp điệu quen thuộc, tạo nên những câu thơ dài, có sức chứa lớn, giàu lượng thông tin. Câu thơ của anh có dáng trùng điệp của một đội quân ngôn ngữ, tạo nên một nét độc đáo trong phong cách của anh” [4, tr. 186 - 187]. Từ các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy nhiều vấn đề cơ bản trong thơ Chế Lan Viên đều được đặt ra và bước đầu khám phá, lí giải. Với việc nghiên cứu từ góc độ trên, các tác giả đã giới thiệu cho người đọc hiểu được rõ hơn, chính xác hơn về con người, sự nghiệp văn chương nói chung và thơ ca nói riêng của Chế Lan Viên. Chúng tôi cho rằng, các công trình nghiên cứu này ở những mức độ khác nhau đã có những đóng góp lớn cho việc nghiên cứu thơ Chế Lan Viên ngày một trọn vẹn hơn. 2.5. Từ năm 1990 đến nay Tháng 6 - 1989, Chế Lan Viên qua đời, để lại bao niềm tiếc thương cho gia đình, cho bạn bè, đồng nghiệp và bạn đọc yêu thơ. Có thể nói, cũng từ thời điểm này trở về sau, các ý kiến bàn về thơ Chế Lan Viên được tăng lên gấp bội. Nhưng điều đáng nói là cách nhìn, cách đánh giá về thơ Chế Lan Viên dù có những ý kiến chưa thống nhất nhưng thực sự giúp cho người đọc hiểu cặn kẽ hơn, trọn vẹn hơn về con người và lâu đài thơ chứa biết bao điều kì diệu. Nổi bật lên là các công trình nghiên cứu như : Phần Chế Lan Viên trong Văn học Việt Nam 1945-1975, tập 2 của Nguyễn Văn Long, Những nét đặc sắc cơ bản của hình thức nghệ thuật thơ Chế Lan Viên từ sau 1945 của Đoàn Trọng Huy, Thi pháp thơ Chế Lan Viên của Nguyễn Quốc Khánh, Mĩ học của Chế Lan Viên của Trần Đình Sử, Vĩ nhân và thi nhân của Trần Thanh Đạm, Chế Lan Viên và cái “ách nặng văn chương” của Nguyễn Đăng 16
  16. Mạnh, Hoa tôi hái trên trời cũng chính là nước mắt... của Lê Chí Dũng, Nhà thơ không thể lấy kích tấc thường mà đo được của Bùi Mạnh Nhị,... Trong phạm vi một chương của giáo trình dành cho sinh viên Đại học ngành Sư phạm Ngữ Văn, Nguyễn Văn Long đã trình bày một cách cô đúc những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn chương, đồng thời, đánh giá những thành công và những mặt hạn chế trên từng chặng đường thơ của Chế Lan Viên. Đặc biệt, ông đã chỉ ra những nét bao trùm và nổi bật trong phong cách thơ Chế Lan Viên đó là: “Tư duy thơ của Chế Lan Viên có cách tiếp cận riêng với đời sống. Không dừng lại ở cảm xúc, ở bề ngoài của sự vật và hiện tượng, nhà thơ muốn khám phá sự vật “ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa”. Ông cho rằng : “Một nét đặc trưng nghệ thuật dễ nhận thấy trong tư duy nghệ thuật của Chế Lan Viên là chú trọng khai thác những tương quan đối lập” và “Nổi bật trong các thủ pháp nghệ thuật thơ Chế Lan Viên là sự sáng tạo hình ảnh”... “Thế giới nghệ thuật của Chế Lan Viên được tạo nên bằng vô số hình ảnh, ở đó có đủ loại hình ảnh...”[113, tr.89-90-91]. Trong công trình Những nét đặc sắc cơ bản của hình thức nghệ thuật thơ Chế Lan Viên từ sau 1945, Đoàn Trọng Huy đã cho rằng : “Từ chân trời nghệ thuật cũ sang chân trời nghệ thuật mới, Chế Lan Viên đã sớm mạnh dạn tìm kiếm một tiếng thơ mới cho thời đại sau bước đi buổi đầu còn chút ngập ngừng”... “Nhà thơ đã góp phần tích cực thúc đẩy khuynh hướng đổi mới trong thơ ở nhiều địa hạt, ở nhiều phạm vi... Cái nhìn của nhà thơ luôn chân thực nghiêm túc, sắc sảo và đòi hỏi đổi mới sáng tạo là mạnh dạn, thay đổi tận gốc”... “Các nét đặc trưng tư duy Chế Lan Viên được vận dụng rất hiệu quả trong cảm xúc và suy tư, đều có ý nghĩa thi pháp. Chúng thường được dùng trong sự liên kết linh hoạt, trong mối quan hệ hữu cơ ... Có thể nói, những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc đều bắt nguồn từ tư duy ấy” [81, tr. 17-19-36]. Trong công trình nghiên cứu của mình, ông đã có sự kiến giải cụ thể để từ đó rút ra được những kết luận quan trọng về đặc điểm nghệ thuật của thơ Chế Lan Viên : “Sự phát triển sáng tạo hình thức nghệ thuật thơ Chế Lan Viên là phù hợp với tiến bộ nghệ-thuật thơ Việt Nam hiện đại theo hai khuynh hướng cơ bản sau đây : Khuynh hướng tổng hợp cao các phương thức thể hiện nghệ thuật và khuynh hướng dân chủ hóa, tự do hóa hình thức thơ...” [81,tr.l54]. Cùng với hướng đi trên khi nghiên cứu thơ Chế Lan Viên còn có công trình Thi pháp thơ Chế Lan Viên của Nguyễn Quốc Khánh. Ông tìm hiểu khám phá thơ Chế Lan Viên chủ 17
  17. yếu từ góc độ và phương pháp của thi pháp học hiện đại. Từ việc nghiên cứu thơ Chế Lan Viên, ông nhận thấy: “Tư duy nghệ thuật thơ Chế Lan Viên rất mạnh về tạo ý, tạo hình và suy tưởng khái quát tổng hợp”... “Chế Lan Viên đã tìm đến với nhiều thể thơ, nhưng về tư duy, về phong cách của ông lại dần dần kết tinh vào hai thể thơ đặc thù đó là thơ tứ tuyệt và thơ tự do với câu thơ mở rộng”... Ông cho rằng, từ ngữ trong thơ Chế Lan Viên “có tiếng nói chắt lọc, hoa mĩ với nhiều biện pháp tu từ mới lạ, lại có tiếng nói khỏe, chắc, trực tiếp của văn xuôi luận lí”... “có biệt tài sáng tạo hình ảnh mới lạ thông qua các từ ngữ được ghép nối táo bạo, tài hoa gây bất ngờ thú vị” ... “lời thơ của ông lung linh lắm màu sắc mới lạ và phù hợp với từng thể thơ, từng chặng đường thơ” [89, tr. 131-227-228-229]. Bên cạnh các công trình nói trên, chúng tôi nhận thấy, xuất hiện nhiều bài nghiên cứu thơ về Chế Lan Viên tiếp tục khẳng định đóng góp to lớn của thơ ông ở nhiều phương diện khác nhau. Sau đây là một số ý kiến tiêu biểu: Trong bài Mĩ học của Chế Lan Viên, Trần Đình Sử đã khẳng định : “Chế Lan Viên luôn tạo dựng cho mình một mạch thơ hết sức độc đáo”... “Đối với ông chân lí trong nghệ thuật là chân lí luôn gây ngạc nhiên, bất ngờ có tính phát hiện”... “Chế Lan Viên đã kiên trì đổi mới tiếng thơ, ngôn ngữ thơ theo hướng hiện đại”... “Chế Lan Viên tiêu biểu cho một hướng tìm tòi, sáng tạo, hiện đại hóa của thơ Việt Nam hôm nay” [177, tr.43- 44- 47- 48]. Nguyễn Đăng Mạnh ở bài viết Chế Lan Viên với cái “ách nặng văn chương” đã nhấn mạnh đến đặc sắc tư duy thơ Chế Lan Viên và sự tài hoa của nhà thơ khi “thiết kế” hình ảnh thơ. Ông cho rằng: “Tư duy nghệ thuật của Chế Lan Viên là tư duy tranh luận, là cảm hứng đối thoại. Đối thoại với mình, với người (...). Và đối thoại với thơ, với nghề thơ của mình” ... “Chế Lan Viên là người thiết kế hình ảnh đại tài : Hình ảnh - ý, hình ảnh - tình, hình ảnh - khái niệm,...” [131, tr.21,23]. Trong bài Vĩ nhân và thi nhân, Trần Thanh Đạm đã nêu lên “mối tương quan tinh thần vĩ nhân - thi nhân”, những ảnh hưởng to lớn của con người và thơ Hồ Chí Minh đối với thơ Chế Lan Viên. Đồng thời, trên cơ sở sự cống hiến lớn lao của Chế Lan Viên đối với đời và thơ, ông đã khẳng định : Chế Lan Viên “là một trong những nhà thơ lớn nhất thế kỉ XX mà bóng dáng còn tỏa rộng sang thế kỉ XXI, bởi vì thơ anh là một bản giao hưởng chưa hoàn thành mà các thế hệ sau anh sẽ tiếp tục theo nhiều hướng khác nhau” [43, tr.105]. 18
  18. Trần Hữu Tá, khi nhìn nhận chung về thơ Việt Nam ở thời kì kháng chiến chống Mĩ, đã đánh giá cao những đóng góp của thơ Chế Lan Viên. Ông viết : “Chế Lan Viên tập trung vào chủ đề lớn chống Mĩ . Từ Hoa ngày thường, chim báo bão (1967 ), ông liên tiếp viết Những bài thơ đánh giặc (1972 ), mở những cuộc Đối thoại mới ( 1973 ) với kẻ thù cho đến Ngày vĩ đại (1975 ) thắng lợi hoàn toàn. Lối thơ đậm đà tính chính luận thời sự , tính tùy bút, đã thực sự góp được một phong cách độc đáo vào sự phong phú của thơ Việt Nam”[179, tr.l 12]. Vào các năm 1992, 1993, 1996, 3 tập Di cảo thơ với sự góp nhặt và tuyển chọn của Vũ Thị Thường lần lượt được xuất bản. Nhiều nhà nghiên cứu rất quan tâm nghiên cứu Di cảo thơ của Chế Lan Viên. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy xuất hiện rất nhiều bài nghiên cứu, thảo luận đánh giá cao về những đóng góp quý giá mà Chế Lan Viên đã để lại trong 3 tập thơ đó. Trong bài Chế Lan Viên và Di cảo thơ, Nguyễn Thái Sơn viết: “Có những tình cảm, nỗi niềm, những giá trí nhân văn và nghệ thuật mà chỉ đến khi đọc thơ di cảo của ông ta mới nhận ra”[168, tr.144]. Còn ở bài Đọc hai tập Di cảo thơ, Nguyễn Bá Thành lại nhận thấy : “ Vào những năm cuối đời, Chế Lan Viên đã thay đổi khá nhiều về giọng thơ, hình ảnh thơ, âm điệu thơ và cả phương pháp tư duy” [184, tr.157]. Võ Tấn Cường ở bài Di cảo thơ Chế Lan Viên đã nhận thấy Di cảo thơ là “di chúc thơ về cuộc đời và nghệ thuật” và trong di cảo ý thức nghệ thuật của Chế Lan Viên “không còn song hành, đồng nhất với ý thức công dân mà đã vượt lên, hướng về những triết lí nhân sinh sâu thẳm và sự sinh tồn của nhân loại”[31,tr.164]... Ngoài các công trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên nói trên, còn có biết bao những bài viết đăng trên các báo, những tham luận trong các cuộc Hội thảo khoa học ở Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh về Chế Lan Viên mà Luận án không thể trình bày hết. Quả thật, hiếm có nhà thơ Việt Nam hiện đại nào có sức thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình như nhà thơ Chế Lan Viên. Qua các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy, các nhà nghiên cứu đã khai thác được từng phương diện, từng chặng đường thơ mà Chế Lan Viên đã đạt được thành công rực rỡ. Từ những góc độ nghiên cứu đó, người đọc có điều kiện để hiểu rõ hơn tầm 19
  19. vóc, tài năng nghệ thuật, sự sáng tạo không ngừng cống hiến lớn lao ở nhiều phương diện của Chế Lan Viên đối với sự phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại. Tóm lại, qua nhiều công trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên từ trước đến nay, chúng tôi nhận thấy, các tác giả đều có sự thống nhất trong việc : - Khẳng định Chế Lan Viên là nhà thơ rất tâm huyết với nghề, cần mẫn, say sưa khám phá, tìm tòi và dồi dào sức sáng tạo. - Khẳng định tài năng thơ, những sáng tạo độc đáo của thơ Chế Lan Viên ở cả phương diện nội dung cũng như nghệ thuật. - Chỉ ra được những đóng góp nổi bật ở từng tập thơ và từng chặng đường phát triển của thơ Chế Lan Viên. Từ đó khẳng định những bước tiến, những cách tân nghệ thuật đúng hướng và giàu ý nghĩa của Chế Lan Viên. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên đã trình bày trên là những tìm tòi, khám phá đáng quý, đáng trân trọng. Lẽ dĩ nhiên, Luận án của chúng tôi sẽ được thừa hưởng nhiều ý kiến quý báu mà các công trình trước đó đã gợi ra hoặc khẳng định. Từ đó, chúng tôi có nhiều điều kiện thuận lợi để đi sâu hơn, phát hiện thêm những điều mới mẻ khi đến với thế giới nghệ thuật rộng lớn, phong phú trong thơ Chế Lan Viên theo cách riêng của mình. Chúng tôi quan niệm việc tiếp thu, kế thừa và phát huy những thành quả của các công trình nghiên cứu đi trước cũng là để góp phần nhận thức, khám phá thấu đáo hơn, toàn diện hơn về mọi phương diện của thơ Chế Lan Viên. So với những Luận án Tiến sĩ cùng nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên của tác giả Đoàn Trọng Huy và Nguyễn Quốc Khánh, Luận án của chúng tôi cũng đi vào nghiên cứu những đặc sắc về nghệ thuật thơ Chế Lan Viên như : quan niệm thơ, tư duy nghệ thuật, hình ảnh, ngôn ngữ, thể loại,... Chúng tôi quan niệm đó là những phương diện mà người nghiên cứu không thể không xem xét khi tìm hiểu về thơ Chế Lan Viên. Hơn thế nữa, ở những phương diện đó, chúng tôi nhận thấy, vẫn còn những khoảng trống để tiếp tục tìm tòi, khám phá. Bởi vậy, ở cụ thể từng phương diện trên, chúng tôi không có sự lặp lại, mà đã tìm được cách tiếp cận, khám phá riêng trong quá trình nghiên cứu, đó là : 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2