intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:269

58
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ số lượng, tỷ lệ được thống kê, tác giả luận án sẽ phân tích các đặc điểm ngữ dụng, đặc trưng văn hoá, tính chất đặc thù của từng hệ thống để đi đến những kết luận về vai trò, vị trí và giá trị thẩm mỹ của các thành phần ngữ liệu văn hoá cụ thể trong ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH -------------------------- VÕ MINH HẢI NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH -------------------------- VÕ MINH HẢI NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 62 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Lê Thu Yến Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 05 năm 2015 Tác giả luận án Võ Minh Hải
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................01 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 02 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 14 4. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 16 5. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................... 17 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 17 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ..........................................................19 8. Cấu trúc của luận án .......................................................................................... 20 Chương 1. MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ NHÌN TỪ QUAN NIỆM THẨM MỸ TRUNG ĐẠI.............................................................22 1.1. Ngôn ngữ với văn chương và văn hoá...........................................................22 1.1.1. Ngôn ngữ và văn chương từ góc nhìn văn hoá........................................ 22 1.1.2. Sự tác động của ngôn ngữ đối với văn hoá ............................................. 26 1.1.3. Ngôn ngữ với vấn đề bảo tồn, xây dựng và phát triển văn hoá................ 31 1.2. Ngữ liệu văn hoá trong ngôn ngữ nghệ thuật truyện Nôm bác học ....................34 1.2.1. Khái niệm ngữ liệu văn hoá trong ngôn ngữ nghệ thuật truyện Nôm bác học ........................................................................................................................ 34 1.2.2. Hệ thống ngữ liệu văn hoá trong ngôn ngữ nghệ thuật truyện Nôm bác học ........................................................................................................................ 37 1.2.3. Giá trị thẩm mỹ của ngôn ngữ nghệ thuật tác phẩm văn chương cổ điển Việt Nam nhìn từ góc độ văn hoá........................................................................... 41
  5. 1.3. Ngôn ngữ nghệ thuật truyện Nôm - Tấm gương phản chiếu văn hoá .........46 1.3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật truyện Nôm, một hình thức giao tiếp đặc thù của văn học cổ điển Việt Nam............................................................................................. 46 1.3.2. Một số đặc trưng cơ bản của ngữ liệu văn hoá trong ngôn ngữ nghệ thuật truyện Nôm............................................................................................................ 49 1.4. Quan niệm thẩm mỹ của Nguyễn Du trong thơ chữ Hán và Truyện Kiều ......52 1.4.1. Cơ sở hình thành quan niệm thẩm mỹ của Nguyễn Du............................ 52 1.4.2. Sự thể hiện quan niệm thẩm mỹ của Nguyễn Du trong thơ chữ Hán và Truyện Kiều .......................................................................................................... 57 Chương 2. NGỮ LIỆU VĂN HOÁ TRONG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRUYỆN KIỀU .....................................................................................................68 2.1. Tiếp nhận và ảnh hưởng của văn hoá Hán, bác học và văn hoá Việt, bình dân đối với hệ thống ngữ liệu trong ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều .........................68 2.1.1. Tiếp nhận và ảnh hưởng của văn hoá Hán, bác học đối với hệ thống ngữ liệu trong ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều ......................................................... 68 2.1.2. Tiếp nhận và ảnh hưởng của văn hoá Việt, bình dân đối với hệ thống ngữ liệu trong ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều ......................................................... 71 2.1.3. Đặc trưng thẩm mỹ của hệ thống ngữ liệu văn hoá trong ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều ................................................................................................. 76 2.2. Hệ thống ngữ liệu văn hoá bác học và bình dân trong ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều.......................................................................................................... 91 2.2.1. Khảo sát và nhận xét về ngữ liệu văn hoá bác học.................................. 91 2.2.2. Khảo sát và nhận xét về ngữ liệu văn hoá bình dân ................................ 96 2.3. Nghệ thuật sử dụng ngữ liệu văn hoá trong ngôn ngữ Truyện Kiều......................... 102 2.3.1. Hệ thống ngữ liệu văn hoá được chuyển dẫn tự nhiên, biến hoá và thích hợp với nội dung ngữ cảnh .................................................................................. 102 2.3.2. Hệ thống ngữ liệu văn hoá được vận dụng và chuyển dẫn một cách sáng tạo ....................................................................................................................... 112 2.3.3. Sự kết hợp hài hoà, chuyển dịch hợp lý của hai hệ thống ngữ liệu bác học và bình dân trong ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều........................................... 122
  6. Chương 3. HIỆU QUẢ THẨM MỸ CỦA HỆ THỐNG NGỮ LIỆU VĂN HOÁ TRONG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRUYỆN KIỀU ................................. 133 3.1. Ngữ liệu văn hoá với sự thể hiện tính triết luận và bức tranh thời đại qua ngôn ngữ tác giả................................................................................................. 133 3.1.1. Tính triết luận và trầm tích văn hoá qua ngôn ngữ trữ tình................... 133 3.1.2. Bức tranh văn hoá thời đại qua ngôn ngữ tự sự .................................... 142 3.2. Ngữ liệu văn hoá với sự thể hiện chiều sâu triết mỹ qua ngôn ngữ nhân vật trong Truyện Kiều...........................................................................................................151 3.2.1. Tính đa thanh, đa giọng điệu qua phong cách Khổng tước văn và Hải hạc văn ...................................................................................................................... 151 3.2.2. Phong cách Khổng tước văn trong ngôn ngữ nhân vật Truyện Kiều..... 154 3.2.3. Phong cách Hải hạc văn trong ngôn ngữ nhân vật Truyện Kiều........... 161 3.3. Âm hưởng của ngữ liệu văn hoá trong Truyện Kiều đến đời sống xã hội, văn chương Việt Nam.........................................................................................167 3.3.1. Ảnh hưởng của ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều đến đời sống văn hoá, xã hội Việt Nam ................................................................................................. ..167 3.3.2. Sự lan toả và vang vọng của ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều đến đời sống văn chương Việt Nam .................................................................................. 177 KẾT LUẬN........................................................................................................ 185 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................................. 189 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH................................................................... 190 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐHQG: Đại học Quốc gia ĐHSP : Đại học Sư phạm HN: Hà Nội KHXH & NV: Khoa học Xã hội và Nhân văn SG: Sài Gòn TCVH: Tạp chí Văn học TCNCVH: Tạp chí Nghiên cứu văn học TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh Tr.: Trang
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Stt Tên bảng Trang Bảng 2.1. Ngữ liệu văn hoá bác học trong một số 1 92 truyện Nôm Bảng 2.2. Ngữ liệu văn hoá trong Hoa Tiên, Truyện 2 94 Kiều và Lục Vân Tiên Bảng 2.3. Ngữ liệu văn hoá bác học trong ngôn ngữ 3 95 nghệ thuật Truyện Kiều Bảng 2.4. Ngữ liệu văn hoá bình dân trong Hoa Tiên, 4 96 Truyện Kiều và Lục Vân Tiên
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử phát triển văn hoá, văn học của nhân loại, có những tác phẩm văn học kiệt xuất, phản ánh, kết tinh văn hoá tinh thần của một quốc gia, phô bày những nét đẹp kiều diễm của ngôn ngữ mẹ đẻ - một biểu tượng văn hoá tài hoa của một dân tộc. Những tác phẩm ấy không chỉ là những nỗi đam mê, niềm kiêu hãnh tự hào của dân tộc đó mà còn là chiếc cầu nối văn hoá – tâm linh mang lại bao nhiêu tình yêu, sự kính trọng và những trải nghiệm của những dân tộc khác. Vì vậy, có thể nói, Nguyễn Du 阮攸 đã cống hiến cho dân tộc chúng ta một tuyệt phẩm, đúng như Đặng Thai Mai đã từng nhận định: “Trong toàn bộ văn học Việt Nam ngày xưa, Truyện Kiều là một thành công vẻ vang nhất, là áng văn chương tiêu biểu hơn hết...” [05, tr.165]. Từ khi ra đời đến nay Truyện Kiều 傳翹 (nguyên danh Đoạn trường tân thanh 斷腸新聲) đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của đời sống tâm hồn, tâm linh của dân tộc Việt Nam nói chung và đời sống văn học nói riêng. Nhờ có Truyện Kiều, vẻ đẹp của tiếng Việt càng được tôn xưng, tài năng của các thi nhân người Việt càng được khẳng định, đề cao. Tuy đã có không ít công trình nghiên cứu công phu về tác phẩm nhưng cho đến nay vẫn còn có khá nhiều vấn đề cần được làm sáng tỏ. Những vấn đề liên quan đến văn bản, nội dung và thế giới nghệ thuật của nó vẫn để lại những tồn nghi, cần tiếp tục kiểm chứng, bổ sung và khảo cứu thêm. Tuy vậy, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất khẳng định những thành tựu về ngôn ngữ của Nguyễn Du trong tuyệt phẩm này cũng như những đóng góp thiết thực của ông đối với lịch sử phát triển ngôn ngữ văn chương cổ điển Việt Nam. Nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ trong tác phẩm văn học trung đại Việt Nam nói chung và ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều nói riêng từ góc độ văn hoá là một hướng tiếp cận có tính chất liên ngành. Thông qua hệ thống ngữ liệu văn hóa, một số nhà nghiên cứu đã đi sâu, tìm hiểu nội dung, tư tưởng thẩm mỹ và phong cách văn hoá của Nguyễn Du trong hành trình sáng tạo, những đóng góp cụ thể của ông
  10. 2 cho văn học nước nhà. Từ định hướng này, thông qua ngôn ngữ chúng ta có thể khảo sát, từng bước chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật, khám phá bức tranh về đời sống xã hội và những cách tân của tác giả trong quá trình chiếm lĩnh hiện thực, những trải nghiệm của một nhà nghệ sĩ trước những cuộc dâu bể, biến thiên của cuộc sống. Kế thừa thành tựu nghiên cứu của các thế hệ học giả đi trước, chúng tôi tiến hành khảo sát hệ thống ngữ liệu cổ văn trong Truyện Kiều và đối chiếu chúng với các tài liệu khảo chứng, hệ thống văn bản thư tịch Hán Nôm có liên quan. Từ đó, chúng tôi tìm hiểu một số vấn đề có tính lý thuyết về hệ thống điển cố, thi liệu, các lớp từ ngữ, những vấn đề thi pháp ngôn ngữ mang tính cao nhã, từ chương, uyển ngữ trong ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều, đặc biệt là ý nghĩa hàm ẩn, các tầng nghĩa văn hoá của chúng trong từng ngữ cảnh cụ thể. Đây cũng là một trong những việc làm cần thiết góp phần nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm văn học cổ điển trong nhà trường và bảo tồn vốn di sản Hán Nôm của ông cha ta. Từ những ý nghĩa cấp thiết trên, chúng tôi đi vào tìm hiểu đề tài Ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá như một sự thể nghiệm, biện giải ngôn ngữ văn chương cổ điển và văn hoá thông qua các mối quan hệ biện chứng giữa chúng. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Sự ra đời của Truyện Kiều là một mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của ngôn ngữ văn học, văn hoá dân tộc. Tài năng và những đóng góp của Nguyễn Du không chỉ được thể hiện qua việc tái tạo một tác phẩm tiểu thuyết diễm tình Hán văn trong văn học cổ điển Trung Quốc mà còn được khẳng nhận từ nhiều góc độ khác nhau, nhất là từ phương diện ngôn ngữ và văn hoá. Với số lượng 3.254 câu thơ lục bát trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã huy động một vốn từ phong phú, đa dạng và liên kết chúng thành một hệ thống ngữ liệu đặc sắc tạo nên những thần cú diễm từ trong văn học cổ điển Việt Nam. Do đó, nó đã trở thành một đối tượng nghiên cứu, so sánh của nhiều chuyên ngành khác nhau như: Văn bản học, Thi pháp học cổ điển, Ngôn ngữ học văn hoá... gắn liền với những tên tuổi các học giả nổi tiếng như Phạm Quỳnh, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Sỹ Tế, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Nguyễn Khắc Viện, Bửu Cầm, Lê Ngọc Trụ, Bùi
  11. 3 Khánh Diễn, Tản Đà, Bùi Giáng, Bằng Giang, Thẩm Thệ Hà, Trần Phương Hồ, Nguyễn Tử Quang, Nguyễn Lộc, Đặng Thanh Lê, Nguyễn Văn Hoàn, Lê Trí Viễn, Đào Thản, Nguyễn Quảng Tuân, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Thạch Giang... và gần đây nhất là những công trình quy mô của Trần Đình Sử, Trần Nho Thìn, Nguyễn Hữu Sơn, Đào Thái Tôn, Phạm Đan Quế, Lê Thu Yến, Lê Xuân Lít, Vũ Thanh Huân... Tựu trung, qua những tư liệu hiện có, theo chúng tôi, lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều có thể khái quát thành các hướng như sau: 2.1. Nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều Từ góc nhìn lịch sử phái sinh, tuỳ theo từng mục đích của các chuyên luận, tiểu luận nghiên cứu, vấn đề ngôn ngữ nghệ thuật của Truyện Kiều được xem xét từ nhiều góc độ với nhiều khái niệm khác nhau. Qua nghiên cứu, chúng tôi tạm nêu một số nét khái quát như sau: Ngôn ngữ nhân dân và ngôn ngữ quý tộc (Lê Trí Viễn, Đào Thản, Lê Đình Kỵ, Đặng Thanh Lê); Ngôn ngữ hiện thực và ngôn ngữ ước lệ (Nguyễn Lộc, Lê Đình Kỵ); Ngôn ngữ (dòng, sắc thái) bình dân và bác học (Mai Quốc Liên, Lê Đình Kỵ); Ngôn ngữ văn học dân gian và ngôn ngữ văn học chữ Hán (ngôn ngữ văn chương bác học) (Đào Duy Anh, Lê Trí Viễn, Nguyễn Lộc, Đặng Thanh Lê, Đào Thản, Nguyễn Thuý Hồng); Ngôn ngữ Việt và ngôn ngữ Hán Việt (Đào Thản, Đặng Thanh Lê, Nguyễn Lộc, Hoàng Hữu Yên, Nguyễn Thuý Hồng, Lê Thu Yến, Vương Trọng...). Trong Lịch sử văn học Việt Nam (tập 3, in năm 1962, tái bản 1976) của nhóm tác giả Đại học Sư phạm, khi bàn về một vài phương diện của nghệ thuật Nguyễn Du, Lê Trí Viễn đã cho rằng: Nguyễn Du sử dụng rất tài tình vốn ngôn ngữ nhân dân. Ông cũng đã học tập cách sử dụng của người đi trước hay đồng thời... Nguyễn Du còn dùng ca dao và tục ngữ, cách dùng cũng có những hình thức biến hoá tài tình, thích hợp. Hồ Xuân Hương đã có lối trích dùng ca dao và tục ngữ thành điển cố ngang hàng với những điển cố trong văn học Trung Quốc. Điều đó không những nâng cao giá trị của vốn dân tộc mà tác dụng thực tế là đem lại cho thơ văn một ý vị đậm đà, một dáng dấp thanh thoát mà khi
  12. 4 dùng điển cố ngoại lai không thể có được. Nguyễn Du đã thực sự đi theo con đường đó và đã rất thành công. [168, tr.179 - 180]. Bên cạnh đó, Lê Trí Viễn còn nhấn mạnh đến vấn đề ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa trong ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều, ông khẳng định: “Tác giả Truyện Kiều cũng tiếp tục truyền thống vay mượn văn học Trung Quốc đã có từ lâu. Hoặc lấy ngay những thành ngữ chữ Hán, hoặc thu gọn những điển cố trong văn học Trung Quốc thành những thành ngữ bằng tiếng Việt Nam, hoặc chuyển hình ảnh trong thơ Trung Quốc sang thơ Việt Nam.” [168, tr.180]. Những nhận định trên đã được Lê Trí Viễn tiếp tục tái khẳng định trong giáo trình Văn học Trung đại Việt Nam (Trường ĐHSP TP. HCM, 1996) [169]. Quả vậy, qua những nhận xét của nhà nghiên cứu, chúng ta có thể nhận thấy khả năng phổ cập hoá, dung dị hoá của lời thơ Truyện Kiều của Nguyễn Du đến với mọi tầng lớp nhân dân. Đó có lẽ cũng là niềm tự hào lớn của dân tộc mà không phải tác giả văn học nào cũng có thể đạt được. Theo sự sưu tập của chúng tôi, xuất phát từ quan điểm xem ngôn ngữ là một bộ phận quan trọng cấu thành vẻ đẹp đặc biệt của tác phẩm, Nguyễn Lộc trên Tạp chí Văn học số 11 năm 1965 với bài viết Ngôn ngữ nhân vật trong Truyện Kiều [89] và tiếp tục trong công trình Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX) (1978, tái bản 2006) [90] đã khảo sát nghệ thuật sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du ở các phương diện như từ ngữ Hán Việt, điển cố, thi liệu, ngữ liệu tập văn, tập thi... Tác giả đi sâu phân tích nét đặc sắc và chỉ ra những sáng tạo của Nguyễn Du trong nghệ thuật sử dụng từ trong thi phẩm của mình. Ông cho rằng: Cũng như Hồ Xuân Hương, với Nguyễn Du thơ ca không tự bó mình trong khuôn khổ nào của ngôn từ. Không có sự phân biệt của ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ đời sống. Đối với ông, bất cứ một từ ngữ nào cũng trở thành từ ngữ của thơ, miễn là phải dùng nó một cách có nghệ thuật... [90, tr. 778]. Tiếp tục những kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lộc, nhà Ngữ học Đào Thản với tiểu luận Đi tìm một vài đặc điểm ngôn ngữ Truyện Kiều (1966) [135] đã khái quát những vấn đề cơ bản về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du, nhất là
  13. 5 phần điển cố và các ngữ liệu cổ văn khác. Trong những công trình này này, các tác giả đã nhận định cụ thể như sau: “Cái đặc sắc ở Nguyễn Du là ở chỗ mài dũa đến điêu luyện mà không làm mất vẻ tự nhiên, chọn lọc tinh vi mà không cầu kỳ vẫn giữ được phần trong trẻo của ngôn ngữ dân tộc” [135, tr.68]. Trong Đặc điểm ngôn ngữ Truyện Kiều (1988), Đào Thản tiếp tục khẳng định: Ngôn ngữ Truyện Kiều nói chung không có vay mượn xa lạ và cầu kì như Cung oán ngâm khúc, không có cái đài các quá ư lộng lẫy nhưng bề bộn rườm rà của Hoa tiên hay đẽo gọt vụng về của Sơ kính tân trang. Quả thật ngôn ngữ Truyện Kiều gần với thôn ca hơn cả. [136, tr.169]. Truyện Kiều là tác phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước, đã có nhiều công trình nghiên cứu tiếp cận nó từ nhiều góc độ khác nhau nhằm tìm hiểu phong cách đặc thù của Nguyễn Du và giai phẩm nổi tiếng của ông. Từ góc độ phong cách, tu từ học, một số nhà nghiên cứu như Nguyễn Sỹ Tế trong Luận đề về Nguyễn Du và Đoạn Trường Tân Thanh (1959) [154], Phạm Văn Diêu với Việt Nam văn học giảng bình (1970) [23], Nguyễn Quảng Tuân trong Tìm hiểu Nguyễn Du và Truyện Kiều (1992, tái bản có bổ sung 2000) [159], Chữ nghĩa Truyện Kiều (1990, 2004) [158], Đặng Thanh Lê trong Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm (1979) [80] và trong mục Truyện Kiều (Giáo trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, 1999) [81], Giảng văn Truyện Kiều (1999, 2006) [82] và Thích Nhất Hạnh với Thả một bè lau - Truyện Kiều dưới cái nhìn thiền quán (2000) [140]... cũng đã có những dòng đánh giá, giảng giải và bình phẩm về hệ thống từ ngữ trong các đoạn trích tiêu biểu của Truyện Kiều khá hấp dẫn. Khi khẳng định Truyện Kiều là một thành tựu rực rỡ và kết tinh những giá trị văn hoá đặc biệt của ngôn ngữ dân tộc Việt Nam, Đặng Thanh Lê đã cho rằng: Vận dụng triệt để ngôn ngữ dân tộc - đưa hệ thống từ vựng xã hội, đưa khẩu ngữ vào mảnh đất thơ ca, kế thừa ngôn ngữ văn học dân gian và tiếp thu tinh hoa ngôn ngữ văn học nước ngoài... đồng thời Nguyễn Du tái tạo tất cả những chất liệu đó theo yêu cầu xây dựng hình tượng và chủ đề tác phẩm. Sử dụng vốn liếng ngôn ngữ của đời sống quá khứ, của ngoại lại đồng
  14. 6 thời in vào đó dấu vết của phong cách cá nhân, của cá tính sáng tạo, những câu thơ Kiều phản phất phong vị ca dao, phong vị thơ Đường luật, phong cách thành ngữ, tục ngữ và cả màu sắc khúc ngâm trữ tình... nhưng đồng thời đó vẫn là những câu thơ riêng biệt của Truyện Kiều. [81, tr.206]. Đặc biệt, trong công trình Tìm hiểu phong cách của Nguyễn Du qua Truyện Kiều (1985, tái bản có bổ sung 2003) [100], Phan Ngọc đã đưa ra những nhận định về phong cách, cũng như nghệ thuật sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du và tác phẩm của ông rất khoa học và thú vị. Nhà nghiên cứu đã cho rằng: Nghiên cứu Truyện Kiều trong phong cách thể hiện truyện Nôm ta thấy tác giả thừa hưởng những cái hay của thể loại nhưng còn phải chịu một vài nhược điểm của nó. Cái hay là ở tâm trạng, ở ngôn ngữ, ở sự xây dựng một phong cách diễn đạt gần như toàn dân. Nhưng nhược điểm vẫn còn: phần thể hiện hoàn cảnh khách quan không mãnh liệt mà chiều theo khuôn sáo, đưa yếu tố thần linh vào không tự nhiên, những khuyết điểm chung của hầu hết các truyện Nôm. [100, tr.323]. Tiếp sau Phan Ngọc, Trần Đình Sử trong Thi pháp Truyện Kiều (2002) [132] đã khảo sát và tìm hiểu thế giới nghệ thuật, tư duy nghệ thuật của Nguyễn Du và tác phẩm của ông một cách khá công phu. Tác giả đã đi vào nghiên cứu tác phẩm theo một hệ thống và biện giải nó ở nhiều phương diện. Ông đã tôn vinh Nguyễn Du là “nhà nghệ sĩ ngôn từ”, là “nhà nghệ sĩ bậc nhất về ngôn từ trong văn học trung đại Việt Nam” [132, tr.305]. Đặc biệt, Trần Đình Sử đã nhấn mạnh: Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du với tư cách nghệ sĩ, ông cũng “đập vỡ” cấu trúc ngôn ngữ hàng ngày để tạo thành ngôn từ nghệ thuật. Ông đã tránh ngôn từ tác giả thực dụng để sử dụng ngôn từ đã chủ thể. Ông đã trao quyền tự sự cho người kể chuyện và cho nhân vật, làm cho ngôn từ ấy có thể “nói” nhiều hơn là lời của ông Tham tri bộ Lễ, ông Cai bạ Quảng Bình và ông sứ thần triều Nguyễn. [132, tr.308]. Qua những công trình của Lê Trí Viễn, Nguyễn Sỹ Tế, Nguyễn Lộc, Đặng Thanh Lê, Phan Ngọc, Nguyễn Quảng Tuân, Trần Đình Sử... người đọc cảm thấy
  15. 7 thích thú với những nhận xét sắc sảo, tinh tế, thực sự thoả đáng và qua đó có thể có được một cái nhìn khái quát hơn về phong cách ngôn ngữ, thế giới thẩm mỹ và quan điểm sáng tác của Nguyễn Du - nhà thơ vĩ đại của dân tộc. Như đã trình bày, kể từ ngày ra đời cho tới nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã được giới nghiên cứu Ngữ văn học tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Trong hàng trăm nghiên cứu, một số được tập trung vào tư tưởng và triết lý từ câu chuyện hay từ tác giả qua câu chuyện; một số xoay quanh các giá trị đạo lý có thể suy ra từ tác phẩm; và một số đặt trọng tâm về ngôn ngữ dùng trong truyện. Đối với vấn đề ngôn ngữ Truyện Kiều, chúng tôi nhận thấy, khái quát về giá trị ngôn ngữ của tác phẩm này đã có những đánh giá cụ thể bằng nhãn quan thẩm mỹ mang tính định lượng, bằng những số liệu thống kê khá cụ thể và chi tiết. Theo phương pháp này, Từ điển Truyện Kiều (1974) [03] của Đào Duy Anh, Tìm hiểu từ ngữ Truyện Kiều (2001) [91] của Lê Xuân Lít, Nghệ thuật trữ tình của Nguyễn Du trong Truyện Kiều (1995) [161] của Đỗ Minh Tuấn, luận án Từ ngữ Việt và từ ngữ Hán Việt trong ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều (1995) [65] của Nguyễn Thuý Hồng đã có những con số chính xác về tần số, tần suất xuất hiện của các ngữ liệu Hán Việt và thuần Việt trong tác phẩm. Cách làm này nhằm đưa đến cho người đọc một cái nhìn khoa học, thực chứng về hệ thống từ vựng trong ngôn ngữ Truyện Kiều. Thông qua hệ thống này, người tiếp nhận đã có những cơ sở, số liệu cụ thể để có thể tìm hiểu, biện giải và cắt nghĩa ý đồ nghệ thuật, thế giới trữ tình và hình tượng nhân vật mà Nguyễn Du muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình một cách khoa học và hợp lý. 2.2. Nghiên cứu về ngôn ngữ Truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá So với nhiều truyện Nôm cùng thể tài khác, ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều dường như là một thế giới đầy hương sắc, là phức thể đa dạng và phong phú. Do đó, càng đào sâu tìm hiểu, chúng ta càng phát hiện thêm nhiều điều mới lạ. Tuy nhiên, trong nhiều đặc điểm trội bật ấy, sợi chỉ đỏ xuyên suốt qua toàn bộ ngôn ngữ Truyện Kiều và làm nên giá trị vĩ đại của tác phẩm ấy, phải chăng là sự kết hợp tuyệt diệu giữa hai khuynh hướng bình dân và bác học trong ngôn ngữ tác phẩm. Đây có thể xem là những bước khám phá đầu tiên về ngôn ngữ Truyện Kiều từ góc
  16. 8 nhìn văn hoá, cụ thể ở đây là văn hoá bình dân và bác học. Mai Quốc Liên trong Dòng bác học và dòng bình dân trong ngôn ngữ Truyện Kiều (1966) đã cho rằng: Nguyễn Du là một nhà thơ vô song đã đóng góp rất nhiều vào ngôn ngữ văn học dân tộc. Công lao của ông trong việc kế thừa một cách sáng tạo ngôn ngữ dân gian và trong việc sử dụng tài tình ngôn ngữ văn học Trung Quốc. Thành tựu tuyệt vời của ông trong việc làm phong phú, làm trong sáng ngôn ngữ văn học thế kỷ XIX đã có ảnh hưởng sâu xa và lâu dài đến sự phát triển ngôn ngữ văn học dân tộc ta. [83, tr.57]. Sau học giả Mai Quốc Liên, nhà lý luận phê bình văn học Lê Đình Kỵ cũng khảo sát Sắc thái bác học, sắc thái bình dân và tính thống nhất của ngôn ngữ Truyện Kiều (1986), ông cũng thống nhất quan điểm: Tính dân tộc của ngôn ngữ có gốc rễ chủ yếu ở thành phần bình dân... những yếu tố bác học như điển cố, tượng trưng, ước lệ đã được Nguyễn Du nhào nặn tái tạo và đưa vào một âm hưởng mới, chứa chan tình điệu dân tộc...” và “làm thế nào kết hợp giữa hai thành phần đó trong cùng một tác phẩm mà không có sự phân ly, chắp nối. Hoàn cảnh mỹ học cụ thể lúc bấy giờ cho phép sự thống nhất hai thành phần ấy trong một sự kết hợp biện chứng, hữu cơ. [76, tr 425]. Hướng tiếp cận trên tuy đã chỉ ra được hai nguồn gốc cơ bản cấu thành hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật của Truyện Kiều nhưng vẫn chưa đi sâu phân tích, đưa ra những dẫn liệu cụ thể và nêu bật rõ ràng những nét nghĩa văn hoá ẩn hàm trong ngôn ngữ Truyện Kiều, nhất là nguồn gốc, xuất xứ cụ thể của hệ thống ngữ liệu văn hoá trong tác phẩm tiêu biểu này. Năm 1995, Nguyễn Thị Ly Kha đã công bố bài viết Bước đầu tìm hiểu về hiện tượng giao thoa từ ngữ tiếng Hán sang từ ngữ tiếng Việt (qua cứ liệu Đoạn trường tân thanh) và phần phụ lục Đôi điều về Truyện Kiều và cổ thi trong Kỷ yếu Hội nghị Khoa học, Trường Đại học Tổng hợp TP. HCM. Từ góc độ lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ, tác giả đã trình bày khá nhiều vấn đề về sự giao thoa của hai hệ thống ngôn ngữ, tuy nhiên, bài viết cũng chỉ dừng lại ở mức độ nêu vấn đề, chưa
  17. 9 thật sự giải quyết một cách thấu đáo những giá trị văn hoá của hai hệ thống từ ngữ Hán Việt và thuần Việt trong điều kiện hành chức của nó. Trong bài viết này, tác giả cũng nhận định: Giao thoa ngôn ngữ gắn liền với giao thoa văn hoá. Sự giao thoa ấy đã góp phân tăng thêm cho Truyện Kiều một số lượng từ phong phú, có khả năng chuyển tải mọi tâm tư phức tạp tế nhị của con người. Sự giao thoa từ ngữ trong Truyện Kiều góp thêm một minh chứng về khả năng mở khi tận dụng ngôn ngữ để diễn đạt nhưng vẫn đảm bảo quy luật tiết kiệm ngôn ngữ bằng phương thức chuyển nghĩa từ... có tác dụng tích cực khi người song ngữ ấy đồng thời là người song văn hoá. [68, tr. 160]. Về ngôn ngữ bình dân, nhất là lớp từ ngữ dân tộc qua ca dao, tục ngữ, lối nói khẩu ngữ, từ địa phương đã được các tác giả Hoàng Hữu Yên trong Cái hay, cái đẹp của tiếng Việt trong Truyện Kiều (2003) [173], Phạm Đan Quế trong Về những thủ pháp nghệ thuật trong văn chương Truyện Kiều (2008) [115], Thế giới nghệ thuật Truyện Kiều (2013) [122], Lê Nhật Ký trong Giá trị thẩm mỹ của từ láy trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (2013) [97]... đã có những kết luận cơ bản. Bàn về vấn đề này, nhà nghiên cứu Hoàng Hữu Yên đã nhận thấy: Đọc các tác phẩm Nôm của Nguyễn Du, chúng ta bắt gặp trong Truyện Kiều cũng như trong một số tác phẩm khác của nhà thơ vốn từ thuần Việt lấp lánh trong tác phẩm, chứng tỏ đại thi hào của chúng ta hết sức trân trọng và chân thành học tập sáng tạo từ cái vốn quý đó. [179, tr.31]. Cũng như hướng tiếp cận văn bản học của Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Tài Cẩn, Đào Thái Tôn, Nguyễn Khắc Bảo, Nguyễn Quảng Tuân..., hầu hết các nhà nghiên cứu ngôn ngữ khi phân tích, khảo chứng về hai nguồn gốc bác học và bình dân của ngôn ngữ Truyện Kiều đều có những nhận xét khái quát về phong cách ngôn ngữ văn hoá của Nguyễn Du. Có thể nói, lời thơ của Tố Như rất gần gũi với lời ăn tiếng nói và nếp suy nghĩ của mọi tầng lớp nhân dân. Nhà thơ đã có ý thức rất cao khi học tập, kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá của ngôn từ trong văn chương bác học, bình dân Việt Nam. Đó cũng chính là cống hiến vĩ đại của Nguyễn Du và Truyện Kiều đối với lịch sử phát triển của ngôn ngữ văn học dân tộc.
  18. 10 Cũng từ góc độ văn hoá, một số nhà nghiên cứu khác đã đi theo khuynh hướng truy tìm những nguồn gốc, xuất xứ của các ngữ liệu văn hoá trong ngôn ngữ Truyện Kiều. Đây có thể xem như là một trong những hướng tiếp cận liên ngành ngôn ngữ - văn hoá kết hợp với những thành tựu nghiên cứu về Huấn hỗ học Hán ngữ. Đặc biệt ở đây, hướng tiếp cận này có thể phục dựng lại một bức tranh phong phú về những ảnh hưởng của văn hoá, văn chương cổ điển Trung Hoa, Việt Nam đến tư duy thẩm mỹ, khả năng lựa chọn ngữ liệu trong quá trình hình thành tác phẩm và tìm hiểu được sự vận động lý thú, những ảnh hưởng của ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều đến đời sống văn chương hậu thế. Những tác giả đặt nền móng cho hướng nghiên cứu này, theo chúng tôi, có thể kể đến vai trò mở đường của Phạm Quỳnh, Đào Duy Anh, Đặng Thanh Lê, Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Quảng Tuân, Phan Ngọc, Trần Đình Sử, Hoàng Hữu Yên, Nguyễn Thạch Giang, Lê Thu Yến, Nguyễn Hữu Sơn... Nhà nghiên cứu Đặng Thanh Lê trong Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm (1979) [80], Nguyễn Thạch Giang trong Đoạn Trường tân thanh qua cái nhìn của Thiền gia, Nho gia (1995) [47], Lời quê chắp nhặt (2001) [46] và Nguyễn Thuý Hồng trong công trình Từ ngữ Việt và từ ngữ Hán Việt trong Truyện Kiều (1995) [65] và Phạm Đan Quế trong công trình Về những thủ pháp nghệ thuật văn chương Truyện Kiều (2006) [115], Thế giới nghệ thuật Truyện Kiều (2013) [122] đã đặt vấn đề khảo sát hệ thống ngôn ngữ văn hoá trong ngôn ngữ truyện Nôm nói chung và Truyện Kiều nói riêng như một thủ pháp đặc trưng tiếp cận thế giới nghệ thuật tác phẩm từ sự phân loại nguồn gốc của từ ngữ: Việt và Hán - Việt. Kết quả nghiên của các chuyên gia trên đều thống nhất, phù hợp với quan điểm của Nguyễn Thuý Hồng, khi tác giả cho rằng: Từ ngữ Hán Việt được vận dụng trong ngôn ngữ Truyện Kiều và các truyện thơ Nôm chủ yếu là những từ ngữ thuộc lĩnh vực ngôn ngữ văn hoá (ngôn ngữ của các văn bản viết) của Trung Quốc như: Các từ địa danh, nhân danh và điển cố thi liệu quen thuộc của văn chương Trung Quốc, các thuật ngữ khái niệm trong các tác phẩm triết học Phật giáo và kinh điển Nho giáo. [65, tr.45 - 46].
  19. 11 Kết quả của hướng nghiên cứu trên tuy có nhiều điểm mới so với những người đi trước song những tác giả này là đi sâu phân tích, quy loại, phân loại các ngữ liệu một cách chặt chẽ, theo hệ thống, đặc biệt là chưa nêu bật vẻ đẹp cũng như sự đóng góp của hệ thống từ ngữ này đối với toàn bộ hệ thống cấu trúc ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều. Nói cách khác, đây cũng là hướng tiếp cận và lý giải Truyện Kiều bằng phương pháp thống kê học, một trong những phương pháp đặc trưng của ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu trên cũng là những định hướng quan trọng giúp cho người thực hiện đề tài này đi sâu phân tích những đặc trưng và giá trị nghệ thuật của lớp từ ngữ văn hoá trong ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều. Có thể nói, các công trình nghiên cứu về thế giới ngôn ngữ trong sáng tác của Nguyễn Du ngày càng nhiều nhưng việc nghiên cứu, đánh giá nó dưới góc độ liên ngành ngôn ngữ - văn hoá vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Cá biệt, một số nhà thơ đã chịu ảnh hưởng về tư tưởng, văn phong của Truyện Kiều một cách rất nghệ thuật và văn hoá. Chẳng hạn ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, Tuệ Không Phạm Thiên Thư đã cảm khái viết nên Đoạn Trường vô thanh (Lá Bối xuất bản, Sài Gòn, 1974) [149] như một sự tâm cảm, “biệt nhỡn liên tài” đối với Tố Như Tử. Ngôn từ văn hoa, ý tứ điêu luyện, bố cục rõ ràng, Đoạn Trường vô thanh như một sự tương thức, hoà hợp của những tình điệu thẩm mỹ, như một sự hội ngộ ngẫu nhiên của những hồn thơ đa cảm trước cảnh tang thương của cuộc đời và mang theo cả lịch sử văn hiến ngàn năm của một dân tộc anh hùng. Tuy vậy, theo chúng tôi, mở đầu cho hướng nghiên cứu liên ngành ngôn ngữ - văn hoá đối với Ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều có lẽ là nhà Kiều học Phạm Đan Quế, trong hàng loạt các công trình của mình do nhà xuất bản Thanh niên ấn hành như: Tập Kiều - một thú chơi tao nhã (1999) [112], Đố Kiều - nét đẹp văn hoá (2002) [118], Về những thủ pháp nghệ thuật trong văn chương Truyện Kiều (2002) [115], Bình Kiều, Vịnh Kiều, Bói Kiều (2003) [110], Lục bát hậu Truyện Kiều (2003) [117], Truyện Kiều trên báo chương thế kỷ XX (2004) [120], Thế giới nhân vật Truyện Kiều (2005) [121], Thế giới nghệ thuật Truyện Kiều (2013) [121]... và bộ sách Truyện
  20. 12 Kiều trong văn hoá Việt Nam (Tùng thư Truyện Kiều) (2013) của Hội Kiều học Việt Nam đã bước đầu đi sâu phân tích những nét đẹp văn hoá được thể hiện qua ngôn ngữ của thi phẩm. Thông qua những bộ tùng thư văn hoá Kiều mà chúng tôi vừa đề cập trên, Phạm Đan Quế đã nêu bật những hiện tượng, khía cạnh văn hoá của Truyện Kiều đã ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống xã hội, văn học nước nhà. Tuy nhiên, qua các công trình này, các tác giả chưa thực sự đầu tư phân tích quá trình chuyển hoá, đặc trưng văn hoá Trung Hoa và Việt Nam đã ảnh hưởng đến ngôn ngữ Truyện Kiều như thế nào. Nói cách khác, cả Phạm tiên sinh lẫn Tuệ Không cư sỹ đã góp phần minh chứng cho sức sống trường cửu của Truyện Kiều và những câu lục bát đậm tình dân tộc. Tuy nhiên, cả hai đều chưa đi sâu lý giải cội nguồn văn hoá của tác phẩm. Sự lan toả, vang vọng của những nét nghĩa văn hoá ẩn hàm bên trong lớp ngôn ngữ đặc biệt của Truyện Kiều đã khiến cho giai phẩm này đi vào thế giới tinh thần của người đọc dường như lớn hơn nhiều so với những gì mà Nguyễn Du đã ký thác. Giá trị, ý nghĩa của Truyện Kiều ngày càng được nâng cao bởi những yếu tố thẩm mỹ, những nội hàm văn hoá đang ẩn sâu dưới lớp băng nghệ thuật của ngôn từ và nó đem lại cho người tiếp nhận những dự cảm, tình điệu, tâm thức mới trong hành trình đi tìm các tầng nghĩa nhân sinh, văn hoá của nghệ thuật và đời sống. Từ năm 1999 đến nay (2014), một số nhà nghiên cứu đã kế thừa quan điểm học thuật của Dương Lâm (Trung Quốc), Trần Đình Hượu, Trần Ngọc Vương... Đặc biệt, các chuyên luận Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá (2003, tái bản bổ sung 2007) [144] của Trần Nho Thìn, Từ cái nhìn văn hoá (1999) [147], Văn hoá Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hoá (2005) [148] của Đỗ Lai Thuý, Từ vựng Hán ngữ với nền văn hoá Hoa Hạ (2002) [66] của Huỳnh Chương Hưng đã thật sự mang lại một hướng tiếp cận mới cho lĩnh vực nghiên cứu Ngữ văn cổ điển ở Việt Nam. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu mới nhất về ngôn ngữ văn hoá trong Truyện Kiều được các nhà nghiên cứu như Thái Kim Đỉnh, Vương Trọng, Vũ Thế Khôi, Trương Quế Phương, Lê Thu Yến, Trương Xuân Tiếu, Mai Thị Ngọc Chúc, Vũ Thanh Huân, Lê Nhật Ký... lần lượt công bố cho thấy trào lưu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2