Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phong cách nghệ thuật Sơn Nam
lượt xem 8
download
Mục tiêu của đề tài là làm rõ đặc trưng phong cách nghệ thuật của Sơn Nam. Để đạt được mục tiêu này, luận án cần xác định được cấu trúc của phong cách nghệ thuật nhà văn thể hiện qua cảm quan nghệ thuật của Sơn Nam; những đặc điểm của nghệ thuật trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phong cách nghệ thuật Sơn Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------------ LÊ THỊ NGÂN TRANG PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT SƠN NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI - 2018
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------------ LÊ THỊ NGÂN TRANG PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT SƠN NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62. 22. 01. 21 Người hướng dẫn khoa học: HÀ NỘI – 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Đoàn Trọng Huy và PGS. TS Nguyễn Văn Kha. Các số liệu, những kết luận, nhận định là trung thực, chính xác và chưa từng được công bố trong công trình của các tác giả khác Tác giả luận án
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN .................... 5 1.1. Tình hình nghiên cứu phong cách nghệ thuật ............................................ 5 1.2. Nghiên cứu nét phong cách qua sáng tác nói chung. ................................. 9 1.3. Nghiên cứu một số phương diện thuộc yếu tố mang phong cách Sơn Nam 17 1.4. Một số vấn đề đặt ra đối với luận án ........................................................ 24 Chương 2. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT SƠN NAM ................................................. 26 2.1. Khái niệm về phong cách nghệ thuật ....................................................... 26 2.1.1. Các quan điểm khác nhau về phong cách nghệ thuật ........................... 26 2.1.2. Bản chất phong cách nghệ thuật nhà văn .............................................. 32 2.2. Cơ sở hình thành phong cách nghệ thuật Sơn Nam ................................ 35 2.2.1. Thời đại và truyền thống văn hóa ......................................................... 36 2.2.2. Hoàn cảnh xuất thân và cá tính nhà văn................................................ 41 2.2.3. Quan niệm sáng tác văn chương của nhà văn Sơn Nam ....................... 45 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 52 Chương 3. CẢM QUAN VỀ THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI VÀ VĂN HÓA NAM BỘ TRONG SÁNG TÁC SƠN NAM .................................................. 54 3.1. Cảm quan thiên nhiên Nam Bộ trong sáng tác Sơn Nam ........................ 54 3.1.1. Bức tranh thiên nhiên dữ dội, bí ẩn và đầy khắc nghiệt ....................... 54 3.1.2. Thiên nhiên trù phú, hiền hòa, thơ mộng gần gũi gắn bó với con người 57 3.2. Cảm quan về con người Nam Bộ trong văn xuôi Sơn Nam .................... 60 3.2.1. Con người hoàn cảnh – con người số phận........................................... 61 3.2.2 Con người với những tính cách đặc biệt điển hình Nam Bộ ................ 71
- 3.3. Cảm quan về văn hóa Nam Bộ trong sáng tác Sơn Nam ......................... 85 3.3.1. Văn hóa vật chất .................................................................................... 87 3.3.2. Văn hóa tinh thần .................................................................................. 95 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 106 Chương 4. NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT, GIỌNG ĐIỆU, NGÔN NGỮ TRONG SÁNG TÁC SƠN NAM ................................................................. 108 4.1. Nghệ thuật trần thuật .............................................................................. 110 4.1.1. Người trần thuật (Ngôi phát ngôn)...................................................... 111 4.1.2. Điểm nhìn trần thuật............................................................................ 116 4.1.3. Trần thuật kết hợp với phương pháp miêu tả chân thực, sinh động.... 118 4.2. Giọng điệu nghệ thuật trong sáng tác Sơn Nam .................................... 121 4.2.1. Giọng điệu dân dã, mộc mạc ............................................................... 122 4.2.2. Giọng điệu trữ tình, sâu lắng ............................................................... 123 4.2.3. Giọng điệu hóm hỉnh, hài hước........................................................... 125 4.2.4. Giọng điệu triết lý, suy ngẫm sâu xa................................................... 127 4.3. Ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác Sơn Nam ..................................... 129 4.3.1. Ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày mộc mạc, dung dị đời thường ........... 130 4.3.2. Phương ngữ Nam Bộ........................................................................... 132 4.3.3. Nghệ thuật sử dụng lớp từ khẩu ngữ ................................................... 139 4.3.4. Nghệ thuật vận dụng văn học dân gian vào tác phẩm ........................ 142 Tiểu kết chương 4 .......................................................................................... 147 KẾT LUẬN ................................................................................................... 149 DANH MỤC BÀI BÁO VÀ CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ..................... 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 154 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 175
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sơn Nam sinh ra và lớn lên ở vùng đất phương Nam, có thể nói, đời văn của Sơn Nam là cuộc hành trình đi tìm, quan sát, lắng nghe, ghi nhận, chắt lọc những chất liệu từ hiện thực cuộc sống của người miền Nam để làm chất liệu sáng tác. Ông từng tâm sự "Tôi là một con người của đồng quê, dòng máu, tâm hồn nông dân, giọng điệu nông dân, kiến thức nông dân. Đồng bằng sông Cửu Long là giấc mơ, là chân trời sáng tác suốt đời của tôi". 1.1. Sơn Nam bắt đầu sự nghiệp văn chương từ 1952 với hai truyện ngắn Bên rừng Cù lao Dung và Tây Đầu Đỏ. Tuy cả hai truyện đều đạt giải Nhất và giải Nhì trong cuộc thi văn học do Ủy Ban kháng chiến Nam Bộ tổ chức 1952 nhưng độc giả Sài Gòn cũng chưa biết đến ông. Phải đến năm 1962, khi những truyện ngắn Con Bảy đưa đò, Tình nghĩa Quốc văn giáo khoa thư, Bắt sấu rừng U Minh Hạ, Mùa “len” trâu … của Sơn Nam được in trên các báo và được Nhà xuất bản Phù Sa tập hợp thành tập truyện Hương rừng Cà Mau thì tên tuổi nhà văn mới được văn đàn Sài Gòn công nhận và cũng là lúc phong cách Sơn Nam được hình thành. Ông đã khai sinh tên tuổi "nhà văn miệt vườn" mà trong buổi Tọa đàm “50 năm Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam” ngày 27/12/2013, nhà thơ Lê Minh Quốc đúc kết “Ông đã đẻ ra từ “văn minh miệt vườn” đi vào văn học sử, được cả xã hội công nhận” [263]. Sự xuất hiện của Sơn Nam trên văn đàn miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 cùng với Bình Nguyên Lộc, Võ Hồng..., đã tạo niềm tin cho người đọc giai đoạn này. Ông được mệnh danh là Pho tự điển sống miền Nam. Sự nhận định, đánh giá Sơn Nam qua sáng tác về đề tài, tư tưởng nhân văn, sắc màu văn hóa Nam Bộ, thi pháp trong truyện ngắn... từ các nhà nghiên cứu trước đến nay đều nhất quán. Văn phong của ông từ đầu đến cuối đều có sự ổn định. 1.2. Lâu nay các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã giành nhiều sức lực và tâm huyết cho những sáng tác của Sơn Nam nhưng những công trình coi phong cách nghệ thuật Sơn Nam, một phương diện quan trọng tạo cơ sở xác lập vị trí của ông trong dòng văn học Nam Bộ nói riêng và văn học dân tộc nói chung chưa được chú trọng. Cho đến nay, đây vẫn là một khoảng trống. Chúng tôi nghĩ rằng Sơn Nam là một nhà văn lớn hiện đại của nước nhà, ông rất xứng đáng dành một đề tài chuyên biệt nghiên cứu phong cách nghệ thuật tác giả. Trong đội ngũ các nhà văn hiện đại, cũng đang thiếu những công trình có sự so sánh đối chiếu một cách đầy đủ phong 1
- cách nghệ thuật Sơn Nam với các nhà văn Việt Nam cùng thời. Ngoài ra, văn nghiệp của Sơn Nam có "độ mở" nhất định và đang tác động rõ rệt lên sáng tác không ít nhà văn miền Nam đương đại. Đồng thời, sáng tác của Sơn Nam được tuyển chọn vào giảng dạy bậc phổ thông đến cao đẳng, đại học... Chúng tôi chọn phong cách nghệ thuật tác giả làm vấn đề nghiên cứu cho luận án. Một vấn đề vừa hấp dẫn, vừa khó khăn. Những vấn đề về phong cách Sơn Nam trong cảm quan, tư tưởng nhà văn cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết cấu, giọng điệu, và phương thức tổ chức lời văn... cần được khảo sát kỹ càng hơn để tìm ra tiếng nói riêng của nhà văn Sơn Nam. 1.3. Do tiếp cận đề tài từ góc độ phong cách nghệ thuật nhà văn nên luận án không đi sâu trình bày lịch sử vấn đề lý luận về phong cách học và những mối quan hệ đa dạng phức tạp của nó với các phạm trù khác của lý luận văn học. Nhiệm vụ chủ yếu của luận án là trình bày hệ thống những đặc điểm tư tưởng - nghệ thuật tạo nên sự độc đáo, mới mẻ, nhất quán mang tính giá trị của phong cách nghệ thuật Sơn Nam, góp phần khẳng định những đóng góp và vị trí nhà văn trong lịch sử văn học Việt Nam. Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu vấn đề phong cách nghệ thuật Sơn Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu : Làm rõ đặc trưng phong cách nghệ thuật của Sơn Nam. Để đạt được mục tiêu này, luận án cần xác định được cấu trúc của phong cách nghệ thuật nhà văn thể hiện qua cảm quan nghệ thuật của Sơn Nam; những đặc điểm của nghệ thuật trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, luận án cần thực hiện những nhiệm vụ sau: - Xác lập nội hàm thuật ngữ phong cách nghệ thuật và các thuật ngữ có liên quan đến đề tài, từ đó tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố tạo nên hệ thống chỉnh thể trong sáng tác của nhà văn. - Khảo sát, thống kê, phân tích, khái quát những yếu tố đặc sắc trong thế giới nghệ thuật Sơn Nam, xác định tư tưởng nghệ thuật; cảm quan hiện thực đời thường hoà kết với cảm quan văn hóa là yếu tố chủ đạo là cấu trúc phong cách tác giả. - Chỉ ra mối quan hệ thống nhất hữu cơ giữa các yếu tố nổi trội, cảm quan hiện thực, cảm quan văn hóa về cuộc sống, con người, nghệ thuật trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật Sơn Nam... Từ đó rút ra phong cách nghệ thuật tác giả. 2
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phong cách nghệ thuật Sơn Nam, được thể hiện trên nhiều yếu tố trong một chỉnh thể hữu cơ. Đó là cảm quan nghệ thuật của Sơn Nam; những đặc điểm trên những phương diện nội dung và nghệ thuật trần thuật; giọng điệu và ngôn ngữ văn chương nhà văn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nói đến phong cách nghệ thuật nhà văn là nói đến sự độc đáo toàn vẹn có tính hệ thống của sự nghiệp sáng tác của nhà văn ấy. Đã có nhiều người nghiên cứu về Sơn Nam nhưng chưa có công trình nào đề cập toàn diện đến phong cách nghệ thuật thể hiện trong sáng tác văn chương của nhà văn. Có những tác phẩm được "đào xới" rất kỹ như Hương rừng Cà Mau, Hình bóng cũ... Nhưng lại ít ai nêu lên mối quan hệ thống nhất của chúng như một dấu hiệu phong cách nghệ thuật Sơn Nam. Để làm rõ phong cách nghệ thuật Sơn Nam trong dòng văn học trước và sau 1975, chúng tôi tập trung nghiên cứu sâu vào văn xuôi của nhà văn bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, ký (hồi ký, bút ký)... để hiểu sâu hơn cái nhìn nghệ thuật của tác giả. Các yếu tố cuộc đời, quá trình hoạt động cách mạng, quan niệm nghệ thuật của ông cũng thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài vì nó lý giải những nguyên nhân chính làm nên phong cách nghệ thuật của Sơn Nam. Nội dung đề tài được đặt trong dòng chảy của dòng văn học miền Nam trước và sau 1975. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở phương pháp luận Để xác định phong cách nghệ thuật Sơn Nam, luận án vận dụng lý thuyết phong cách học, lý thuyết cấu trúc - hệ thống, thi pháp học làm cơ sở phương pháp luận để tiến hành khảo sát đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ phong cách nghệ thuật nhà văn, người viết sẽ vận dụng quan điểm và thao tác nghiên cứu của phong cách học nghệ thuật, lý thuyết cấu trúc - hệ thống, thi pháp học, sử dụng và kết hợp các phương pháp nghiên cứu văn học như: - Phương pháp logic lịch sử được luận án sử dụng như một phương pháp xuyên suốt của quá trình phân tích, giải quyết những nhiệm vụ mà luận án đặt ra. - Phương pháp thống kê - phân loại và phân tích – tổng hợp. Trên cơ sở của những vấn đề thống kê và phân loại các tác phẩm của Sơn Nam, luận án còn sử dụng 3
- phương pháp phân tích tác phẩm để phân tích và tổng hợp thành hệ thống làm sáng tỏ vấn đề một cách toàn diện nhất. - Phương pháp so sánh và phương pháp liên ngành: Để thấy được sự độc đáo trong nghệ thuật của nhà văn Sơn Nam, cũng như những ảnh hưởng, kế thừa và sự phát triển truyền thống trong văn xuôi so với các nhà văn cùng thời, các thế hệ đi trước, luận án vận dụng phương pháp so sánh và đối chiếu đồng thời sử dụng phương pháp tổng hợp liên ngành văn học, văn hóa học, nghệ thuật học, tiểu sử… để hoàn thành mục đích đề ra. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Sơn Nam là nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Luận án của chúng tôi là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về phong cách nghệ thuật Sơn Nam. - Luận án vừa kế thừa những nhận định đánh giá của các nhà nghiên cứu đi trước, vừa phát hiện và bổ sung những tìm tòi của bản thân, lựa chọn một số phương diện tiêu biểu, nổi trội, ổn định trong thế giới nghệ thuật nhà văn và đặt chúng trong sự thống nhất hữu cơ, từ đó xác định phong cách nghệ thuật tác giả. Người viết nhìn nhận cảm quan văn hóa kết hoà hiện thực đời thường là một hạt nhân phong cách nghệ thuật Sơn Nam. Đây là yếu tố quan trọng chi phối mọi yếu tố khác tạo ra sự thống nhất chặt chẽ, làm nên phong cách nghệ thuật nhà văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận - Nhìn nhận vị trí đặc biệt của Sơn Nam trước và sau 1975 trong dòng văn học miền Nam và văn học dân tộc với tư cách phong cách nghệ thuật của một tác giả . - Khẳng định những nét đặc sắc riêng của tác phẩm văn chương Sơn Nam đồng thời khẳng định những đóng góp nhất định về nền văn hóa, văn nghệ miền Tây Nam Bộ nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung tạo nên phong cách nghệ thuật tác giả. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Thực hiện đề tài góp phần tích cực cho các nhà nghiên cứu, các giáo viên, sinh viên khi tìm hiểu về thế giới nghệ thuật của Sơn Nam giúp cho việc nghiên cứu giảng dạy trong các trường Đại học và Cao đẳng, Trung học có thêm tài liệu tham khảo. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm 4 chương như nêu ở Mục lục. 4
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN Sơn Nam được xem là "Pho tự điển sống", "Một linh hồn sống của văn hóa Nam Bộ". Ông sinh ra và lớn lên ở vùng đất trù phú mênh mông sông nước Rạch Giá (Kiên Giang), vùng đất tận cùng của tổ quốc. Thiên nhiên và con người châu thổ phương Nam đã thấm vào tâm hồn dạt dào cảm xúc của ông, tạo cho nhà văn một cốt cách Nam Bộ thân tình và gần gũi “cả cuộc đời là một cuộc hành trình đi tìm hiểu, quan sát, lắng nghe, ghi nhận, chắt lọc những chất liệu từ hiện thực đời sống của người dân Nam Bộ để làm chất liệu sáng tác" (Nguyễn Thị Tuyết Hoa, 2011). Sơn Nam đi nhiều, viết nhiều thể loại, thể loại nào cũng có tác phẩm để lại âm vang cho đời. Có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về con người, cuộc đời và tác phẩm Sơn Nam.Tìm hiểu những công trình nghiên cứu văn chương của Sơn Nam, các nhà nghiên cứu tập trung nhận định và đánh giá về hai mặt chủ yếu, đó là cảm quan nghệ thuật và phương thức nghệ thuật biểu hiện trong sáng tác của nhà văn. Luận án chỉ điểm lại những ý kiến từ góc nhìn cảm quan nghệ thuật và hình thức nghệ thuật trong sáng tác ít nhiều liên quan đến phong cách nghệ thuật tác giả. 1.1. Tình hình nghiên cứu phong cách nghệ thuật Phong cách là một thuật ngữ được sử dụng trong nhiều ngành khoa học khác nhau, nó mang ý nghĩa riêng tùy vào đối tượng khoa học mà nó phục vụ. Xét về nguồn gốc thì phong cách (style) có gốc gác từ rất xưa. Thời cổ đại, người Hy Lạp dùng từ “Stylos” đơn thuần chỉ dụng cụ dài như cái que, một đầu nhọn, một đầu tù. Người La Mã thì gọi là stylus cũng để chỉ cái que đó nhưng đầu nhọn dùng để viết và đầu tù dùng để xóa trên một bảng nhỏ có xoa sáp. Đến người Pháp thì dùng chữ style, nhưng lúc đầu chỉ có nghĩa là nét chữ, sau này nó có nghĩa là bút pháp với những đặc điểm về ngôn ngữ và văn thể để viết – có nghĩa là “một que vót nhọn để viết lên tấm bảng có phủ nến” [149; 175]. Phong cách trong suốt một thời kỳ lịch sử dài từ Trung cổ tới Phục hưng đã được coi như một thuật ngữ ngôn ngữ học, trong đó sớm nhất phải kể đến công trình Thi pháp học, Tu từ học của Aristote. Việc hiểu khái niệm phong cách theo nghĩa ngôn ngữ học được tiếp tục ở các nhà hùng biện Nga thế kỷ XVII, XVIII cho tới thế kỷ XIX. Cho đến nay, còn nhiều cách hiểu khác nhau về phong cách, người thì đứng ở góc độ tư tưởng để tiếp cận phong cách, người thì đứng góc độ ngôn ngữ, cũng có 5
- người xem phong cách là sự thống nhất hữu cơ của các thành tố tạo nên tác phẩm văn học. Hiện nay việc nghiên cứu phong cách nhà văn là vấn đề lý luận được đề cập và tranh cãi ở nhiều nước trên thế giới nhất là Liên Xô (cũ). Trong cuốn Những vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu văn học, do nhà xuất bản Đại học Quốc gia ấn hành năm 2002, M. B. Khravchenko có định nghĩa phong cách như là một phạm trù lịch sử - thẩm mỹ rộng nhất, bao quát và sự nhìn nhận nó như những đặc điểm của một tác phẩm riêng lẻ. Ông đã thống kê tới gần 20 cách hiểu khác nhau về phong cách. Khravchenko cho rằng: “Phong cách là phương pháp biểu đạt cách chiếm lĩnh đời sống bằng hình tượng, là phương pháp thuyết phục và hấp dẫn người đọc”. Ngoài tác giả Khravchenko, trong giới nghiên cứu văn học Nga, các tác giả như V.V.Vinogradov, L.Novichenko, V.Turin… cũng đưa ra những quan niệm khác nhau về phong cách. Có thể khái quát những quan niệm về phong cách của giới nghiên cứu Xô Viết theo hai hướng: coi phong cách là tính cá thể hoặc tính độc đáo hoặc xem xét phong cách theo quan điểm tổng hợp, coi phong cách là một hệ thống các phương tiện biểu đạt, là hình thức nghệ thuật được xem xét trong tính quy luật và các nguyên tắc hài hòa. Bên cạnh những thành tựu nghiên cứu về phong cách của những nhà nghiên cứu ở Liên Xô, các nhà nghiên cứu văn học Pháp, Mỹ cũng đưa ra nhiều ý kiến, quan điểm về vấn đề phong cách trên cơ sở luận giải từ hệ hình cấu trúc, ngôn ngữ và thi học. A. Compagnon, R. Jacobson, R. Barthes… là những tác giả tiêu biểu nhất. Trong đó, các tác giả thường chú ý đến khía cạnh sáng tạo, những đặc điểm riêng biệt, độc đáo của người nghệ sĩ được thể hiện trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của nhà văn, được toát lên từ nội dung tư tưởng của tác phẩm và các phương thức biểu đạt. Antoine Compagnon (Pháp) trong Bản mệnh của lý thuyết cho rằng phong cách “là một quan niệm phức tạp, phong phú, mập mờ, phức hợp” [dẫn theo 122; 23]. Do vậy không thể xác định một phong cách chung cho mọi loại hình nghệ thuật vì định nghĩa chung về phong cách không thể loại bỏ đặc trưng của những hiện tượng phong cách trong các loại hình nghệ thuật ngược lại sẽ hoàn toàn sai lầm nếu bỏ qua tính đặc thù của sự phát triển lịch sử phong cách trong những lĩnh vực nghệ thuật khác nhau. Phong cách nghệ thuật được xem là cá tính sáng tạo hay thuộc về phạm trù văn phong, hành văn, bút pháp… Sự không rõ ràng này ở trong các quan niệm từ xưa đến nay, cả phương Đông và phương Tây. Ở phương Đông, tiêu biểu là Trung Quốc, thuật ngữ phong cách cũng được các nhà nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm. Tiêu biểu là các tác giả: Lưu Hiệp trong tác phẩm Văn tâm điêu long; Viên Mai trong Tùy Viên 6
- thi thoại; Lỗ Tấn - nhà văn hiện thực lỗi lạc của Trung Quốc…Trong Văn Tâm Điêu Long, Lưu Hiệp sử dụng thuật ngữ “Phong cốt” chỉ sự thống nhất giữa phong thái (tư tưởng) và cốt cách (hình thức nghệ thuật ngôn từ). Quan niệm của Lưu Hiệp ở phương Đông vào thế kỷ V cũng giống như quan niệm của các nhà lý luận phương Tây được Nguyễn Thái Hòa dẫn ra trong Dẫn luận phong cách học, ông đưa ra nhiều quan niệm về phong cách của các nhà nghiên cứu văn học, ngôn ngữ ở châu Âu, châu Mỹ… từ thời cổ đại đến hiện đại “phong cách chính là bản thân con người”, “chỉ có tư tưởng tạo ra cái nền phong cách… và phong cách chỉ là trật tự và sự vận động” (Buffon), “Tính cách thế nào thì phong cách thế ấy” (Platon 428 – 348 tr. CN), “Lời nói là diện mạo của tâm hồn” (Sénèque – thế kỉ I), “viết tốt tức là suy nghĩ tốt” (Montaigne)… Ở Việt Nam, từ thời trung đại, ảnh hưởng Trung Quốc nên cách hiểu về phong cách là “văn như kỳ nhân”. Đến thời kỳ tiền hiện đại, các nhà lý luận văn học Việt Nam dựa trên định nghĩa về phong cách của Buffon “Phong cách chính là bản thân con người”, đồng nhất cá tính sáng tạo của nhà văn với phẩm chất con người nhà văn. Ý thức về phong cách nhà văn là sự thể hiện của con người cá tính, con người cá nhân nhà văn đã xuất hiện từ văn chương trung đại Việt Nam. Trong chuyên luận Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến, tác giả Biện Minh Điền cũng liệt kê một số quan niệm về phong cách “Nói chung đức hạnh, học thức là cái gốc của văn chương” (Nhữ Bá Sĩ), “Làm thơ thì phải gốc ở tính tình” (Cao Bá Quát), “Văn như con người của nó, văn thâm sâu, con người của nó trầm mà tĩnh, văn cao khiết thì con người của nó đạm mà giản, văn hùng hồn thì con người của nó cương và nhanh, văn uyên sâu thì con người của nó thuần túy mà đúng đắn” (Nguyễn Đức Đạt). Đến thời kỳ hiện đại, thuật ngữ phong cách được các nhà nghiên cứu văn học dùng với ý nghĩa là “lối văn”, “giọng văn”, “sở trường”, “sở thích” trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Người ta nghiên cứu phong cách trong mối quan hệ giữa văn bản với cá tính sáng tạo của nhà văn, coi cá tính sáng tạo là một trong những nhân tố quy định phong cách nhà văn. Phê bình phong cách học từ chỗ nghiên cứu phong cách dựa trên con người nhà văn đã chuyển sang nghiên cứu phong cách ngôn ngữ của tác giả. Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam (1942) – một công trình đầu tiên ở Việt Nam, tiếp cận phong cách theo hướng hiện đại, đã nhận định về phong cách của một số nhà thơ trong phong trào “Thơ Mới”. Tuy nhiên cách bình thơ của Hoài Thanh dừng lại ở việc nhận định phong cách theo lối cảm thụ ấn tượng, không phải dựa trên lý thuyết phong cách như sau này. Những quan niệm trên cũng có điểm đúng nhưng 7
- đồng nhất tác giả với tác phẩm thì không hợp lý bởi như thế không thể giải thích được những trường hợp cá tính sáng tạo khác xa với cá tính sinh hoạt, khí chất ngoài đời của nhà văn. Tiếp theo Hoài Thanh, vấn đề phong cách đã được nghiên cứu sâu rộng trong giới nghiên cứu văn học ở nước ta. Các công trình khoa học chuyên sâu phải kể đến Những nguyên lý về lý luận văn học của Lê Đình Kỵ, Dẫn luận phong cách học, Những vấn đề thi pháp của truyện của Nguyễn Thái Hoà, Dẫn luận thi pháp học của Trần Đình Sử... Bên cạnh đó còn có các công trình thể hiện cụ thể hơn ở những sách công cụ về lý luận văn học như: Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên, Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi chủ biên, 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn, Lý luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên, Lý luận văn học - vấn đề và suy nghĩ của Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương, Lý luận văn học của nhóm tác giả Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình… Các công trình đều cho rằng, phong cách là một phạm trù thẩm mỹ phản ánh sự thống nhất của hệ thống hình tượng, biểu hiện cái nhìn độc đáo của nhà văn về cuộc sống và con người. Bên cạnh những công trình chuyên sâu về lý luận phong cách, các nhà nghiên cứu ở nước ta cũng đã đi sâu nghiên cứu những biểu hiện về phong cách nghệ thuật của một số nhà văn tiêu biểu như Tác phẩm và chân dung của Phan Cự Đệ, Nhà văn tư tưởng và phong cách của Nguyễn Đăng Mạnh, Văn học Việt Nam trong thời đại mới của Nguyễn Văn Long, Tìm hiểu phong cáchNguyễn Du trong Truyện Kiều của Phan Ngọc, Ba đỉnh cao Thơ mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử của Chu Văn Sơn, Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu của Tôn Phương Lan, Phong cách nghệ thuật Tô Hoài của Mai Thị Nhung,… Các công trình này hầu hết theo hình thức dành một dung lượng nhỏ phần đầu bàn về vấn đề phong cách, dung lượng lớn còn lại cụ thể hóa các biểu hiện của phong cách tác giả qua quan niệm nghệ thuật. Công trình Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều của Phan Ngọc ấn hành năm 1985 đã thể hiện sự chuyển tiếp giữa hai giai đoạn nghiên cứu phong cách học ở Việt Nam và được Phan Ngọc viết bằng thao tác luận. Phan Ngọc đã bước đầu xác định đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu của phong cách học với tư cách là một ngành khoa học, từ đó đi sâu tìm hiểu và khẳng định phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh cũng dành nhiều tâm huyết để tìm hiểu, nghiên cứu về phong cách. Khi thể hiện phong cách của các tác giả thì khái niệm của 8
- Nguyễn Đăng Mạnh là tư tưởng nghệ thuật. Trong Nhà văn, tư tưởng và phong cách do nhà xuất bản Tác phẩm mới ấn hành năm 1983, Nguyễn Đăng Mạnh đã nhấn mạnh văn chương là một hình thái ý thức xã hội có đặc trưng riêng. Đây là lĩnh vực cần đến năng khiếu và tài nghệ, cá tính và phong cách. Khác với các tác giả trên, phong cách của Nguyễn Đăng Điệp là giọng điệu nghệ thuật. Trong công trình Giọng điệu thơ trữ tình, ông đã cho rằng giọng điệu là một hiện tượng siêu ngôn ngữ, là thứ hình thức mang tính quan niệm, là sản phẩm sáng tạo đích thực của nhà văn, cho nên, tìm hiểu giọng điệu chính là tìm hiểu ngôn ngữ chủ thể - nhân lõi tạo thành phong cách nghệ thuật nhà văn. Gần đây nhất, năm 2016, trong công trình Văn học Việt Nam: Dấu ấn – Giao lưu – Tác động, nhà nghiên cứu Tôn Thảo Miên – người có nhiều bài viết, công trình về phong cách - đã khái quát lại các trường phái đã nghiên cứu về phong cách trên phương diện lý luận cũng như trên cơ sở thực tiễn. Từ đó, tác giả đưa ra một số bài viết để chứng minh cho luận điểm của mình có thể kể đến là: Trương Chính và một phong cách nghiên cứu – phê bình văn học, Nguyễn Tuân – dấu ấn của cá tính sáng tạo, Vũ trọng Phụng – Người thư ký của thời đại, Phong cách Thạch Lam… Các công trình của các tác giả đi trước đã gợi mở cho chúng tôi một số hướng đi để triển khai trong luận án này. 1.2. Nghiên cứu nét phong cách qua sáng tác nói chung. Sơn Nam thuộc trong số những nhà văn được giới nghiên cứu phê bình và các đồng nghiệp là các nhà văn, nhà thơ rất quan tâm và chú ý. Từ những tác phẩm đầu tay cho đến những bài viết cuối cùng trước khi từ giã cuộc đời của nhà văn vùng đất mới thường được nhiều ý kiến đánh giá, bình luận với tấm lòng trân trọng. Ngay từ 1966, nhàn đàm và phỏng vấn về 12 nhà văn đương đại trên tạp chí Bách Khoa (của Nguyễn Ngu Í), được tập hợp in thành sách “Sống Và Viết Với…” (Nhất Linh, Lê Văn Trương, Lê Văn Siêu, Á Nam, Doãn Quốc Sỹ, Đông Hồ, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Lê Ngọc Trụ, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Hiến Lê, Hồ Hữu Tường), Phần viết về nhà văn Sơn Nam từ trang 200 – 213, Nguyễn Ngu Í cho biết Sơn Nam rất tâm huyết và nhiệt tình khi viết các truyện về thời khai mở đất phương Nam khi mảnh đất ấy còn “Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua” [86; 45]. Trong tác phẩm Mười gương mặt văn nghệ hôm nay, Tạ Tỵ viết về các nhà văn Lãng Nhân – Nguyễn Tuân - Vũ Bằng – Vũ Hoàng Chương – Nguyễn Bính – Đinh Hùng – Văn Cao – Mai Thảo – Nguyên Sa và Sơn Nam thì Sơn Nam được nhắc tới cùng với những tác phẩm tiêu biểu của ông như Tìm hiểu đất Hậu Giang (1959), Hương rừng Cà Mau (1962), Hình 9
- bóng cũ (1963), Vạch một chân trời (1964)… đã làm nên “Hơi thở của miền Nam đất Việt”. Tác giả nhận xét về nét đẹp tinh tế của một tâm hồn Nam Bộ từ ngòi bút Sơn Nam “Tâm hồn Sơn Nam bình dị, thật bình dị như cỏ cây và thanh thoát như khí trời. Những lời nói và hành động trong văn chương cũng như giữa cuộc sống đều toát ra sự hiền hòa, chân thực chẳng riêng với mình, còn với người. Quê hương miền Nam và kích thước của miền Hậu Giang như gói trọn trong cơ thể Sơn Nam, nó là những vi huyết quản, nó là xương máu, da thịt. Nó là sự bất khả lìa” [196]. Năm 1973, trong cuốn tạp văn Gốc cây, cục đá và ngôi sao của Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, nhà văn chuyên viết về văn hóa miền Nam, đặc biệt là văn hóa vùng Đông Nam Bộ, rất tâm đắc với các tác phẩm biên khảo và sáng tác về Nam Bộ của Sơn Nam. Tác giả cho rằng những điều Sơn Nam thể hiện, những đề tài Sơn Nam phản ánh có một “vẻ đẹp” lấp lánh, ẩn vào chiều sâu của truyền thống dân tộc, có thể chưa nhiều người cảm nhận và yêu thích văn ông nhưng nó vẫn để lại những dấu ấn không bao giờ phai mờ. Nhà văn “Con nai hiền của bình nguyên” (Bình Nguyên Lộc) đã có một nhận định về “nhà văn miệt vườn” rất thú vị “Sơn Nam là một tâm hồn lạc lõng trong thế giới buyn-đinh và Mercedes, trong thế giới triết hiện sinh, tranh trừu tượng và nhạc tuýt. Nhưng đó là một tâm hồn đẹp không biết bao nhiêu (…). Nhưng phải nhìn nhận rằng, cái đẹp Sơn Nam bất hủ...” [3a; 12]. Như vậy, cả ba nhà văn miền Nam trước 1975 đều khẳng định nét đẹp dung dị về hương sắc miền quê Nam Bộ trong cảm quan của Sơn Nam. Nhà văn Bình Nguyên Lộc đã nhìn thấy nét “văn hóa phương đông” riêng biệt độc đáo, không bị lai tạp bởi những văn hóa phương Tây đang ào ạt thâm nhập vào các đô thị miền Nam bấy giờ của Sơn Nam. Qua những nhận xét ấy các nhà văn phát hiện thoáng qua nét dung dị mà uyên thâm có chiều sâu địa – văn hoá và lịch sử như một nét đặc sắc của nghệ thuật văn phong. Sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975), nhà văn, nhà khảo cứu, nhà Nam Bộ học Sơn Nam được nhắc đến nhiều qua các bài viết, chuyên luận… Hồ Sĩ Hiệp trong Vài nét về văn xuôi kháng chiến Nam Bộ (tạp chí Văn nghệ quân đội, tháng 8/1986), đánh giá Sơn Nam là “một cây bút viết truyện ngắn đáng chú ý ở Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chín năm”. Năm 1992, trong tập Tác gia văn học Việt Nam (Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đình Chú, Nguyên An biên soạn, nhà xuất bản Giáo dục xuất bản), Sơn Nam được xem là “một nhà văn, một nhà khảo cứu, về mảnh đất cực Nam của tổ quốc” [114]. Năm 1997, trong bài viết Chủ nhân của rừng tràm, có một nhận định về sở 10
- trường sáng tác của Sơn Nam "Ông Sơn Nam viết truyện không chỉ bằng tâm hồn của một nhà văn yêu thương xứ sở mà còn là vốn tri thức lịch lãm của một nhà khảo cứu, nhà địa phương học, hiểu biết sành sõi kỹ lưỡng về tính nết thổ ngơi, sản vật lịch sử và địa bàn cư trú của nhân dân vùng đất Mũi" [11; 65]. Đó là sự phát hiện chất uyên bác thể hiện phần nào trên trang viết. Năm 2000, Nhà xuất bản Văn nghệ tái bản tuyển tập 26 truyện ngắn của Sơn Nam. Lê Minh Đức đánh giá rất cao ngòi bút của nhà văn miền sông nước trên hai lĩnh vực khảo cứu và sáng tác văn chương trong bài giới thiệu Những câu chuyện cũ về một vùng đất mới. Theo Lê Minh Đức, tác phẩm của Sơn Nam là “chìa khóa mở cửa vào tâm hồn người miệt vườn ở Nam Bộ”. Đối với bạn đọc trên mọi miền đất nước, Lê Minh Đức cho rằng “Đọc sách của Sơn Nam thấy bổ ích, người đọc như được thưởng thức một bữa cơm bình dân trông đạm bạc mà ngon miệng” [49; 5]. Phải chăng đây cũng là phong vị văn chương dung dị mà dân dã. Thời gian này nhiều tác phẩm truyện ngắn của Sơn Nam được chuyển thể thành phim và được trình chiếu như Mùa “ len” trâu, Một cuộc bể dâu… Các nhà nghiên cứu sau 1975 cũng đã phát hiện ra những sáng tác của Sơn Nam hướng đến đời sống bình thường của người dân miền Nam, cũng như ông am hiểu rất sâu sắc văn hóa của người bình dân. Đây chính là lối cảm nhận rất đặc trưng của Sơn Nam về văn hóa và con người Nam Bộ: cảm nhận văn hoá kết hợp với cảm nhận hiện thực đời thường, về những con người đời thường. Theo hướng này, năm 2007, trong công trình Truyện ngắn Việt Nam lịch sử - thi pháp – thể loại, Phan Cự Đệ đã khảo sát những đặc trưng và thi pháp truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong đó có truyện ngắn của Sơn Nam. Tác giả nhận định, Sơn Nam “là nhà văn, nhà biên khảo tâm huyết về vùng đất và con người Nam Bộ” [36; 697]. Đồng thời tác giả công trình còn ghi nhận, nhà văn Sơn Nam là một trong số ít những nhà văn “mà nhắc tới tên của họ, người đọc sẽ nghĩ ngay đến những vùng đất, những con người của một miền tổ quốc” [36; 697]. Cũng trong công trình này, Nguyễn Thị Năm Hoàng sau khi phân tích và bình luận những tác phẩm của Sơn Nam cho rằng tác phẩm nhà văn luôn nghiêng về đề tài quê hương, vùng sông nước rất đặc trưng “Không phải những phố xá đông đúc, ồn ào, xa hoa và tráng lệ, Nam Bộ hiện lên qua truyện ngắn Sơn Nam với những kênh rạch chằng chịt, những rừng tràm bao la, những cánh đồng mênh mông… của đồng bằng sông Cửu Long” [36; 697]. Ngày 13 tháng 8 năm 2008, Sơn Nam đã mãi mãi ra đi sau một thời gian dài bạo bệnh nhưng người đọc không quên nhà văn cũng như những sáng tác của ông. Có 11
- rất nhiều bài viết đăng trên báo, trên các trang web… tỏ lỏng thương tiếc một người con tài hoa của đất Nam Bộ và đánh giá một cách trân trọng di sản văn học mà ông để lại. Đặng Tiến trong bài Sơn Nam, Việt Nam viết “Báo chí loan tin thường gọi ông là nhà văn Nam Bộ”. Cách gọi này dù thân thương nhưng vô tình giới hạn tầm cỡ của một tác gia lớn. Nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn ngậm ngùi gọi tên ông như một lời tiễn biệt Cây đước lớn miền châu thổ Cửu Long, đây cũng là tên bài viết của tác giả. Mỗi câu văn là sự trân trọng, yêu mến đối với một người con ưu tú của đất Nam Bộ, một nhà văn miệt mài tận tụy lê đôi chân gầy guộc đi khắp đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, để lại cho đời một gia tài đồ sộ. Tác giả đã có một phát hiện mới về Sơn Nam “Ông đã tích tụ vào mình cả một nền văn minh mà chính ông đã đặt tên là “văn minh miệt vườn”, cả một nền văn hoá mà chính ông đã gọi là “văn hoá sông nước” để làm trữ lượng cho một đời cầm bút” [237]. Trong bài Điếu tang Sơn Nam, nhà văn Lê Văn Thảo thay mặt các văn nhân thi sĩ và thế hệ trẻ viết lên những lời thương tiếc trang trọng “ông là cây đước bám vào phù sa đất sình vùng ngập mặn mà vẫn cố vươn với đời” (Lê Văn Thảo, 2008). Cũng trong năm 2008, nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng cho ra đời công trình công phu Văn học Việt Nam nơi miền đất mới, tập 3. Công trình phác họa diện mạo văn học ở khu vực phía Nam. Trong đó, Sơn Nam được giới thiệu với danh xưng khá quen thuộc – nhà văn của miệt vườn Nam Bộ. Nguyễn Q. Thắng nghiên cứu kỹ lưỡng và có cái nhìn sâu hơn về Sơn Nam, tác giả đã so sánh nhà văn miệt vườn với các nhà văn cùng thời và nhận định Sơn Nam là một nhà văn có tâm huyết với vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là vùng Tây Nam Bộ “Đa số độc giả đều nghĩ rằng muốn hiểu sinh hoạt miền Nam trước đây thì đọc Hồ Biểu Chánh và gần hơn là đọc Bình Nguyên Lộc (Đông Nam Bộ), Sơn Nam (Tây Nam Bộ). Do vậy muốn tham quan đồng bằng sông Cửu Long thì Sơn Nam là một hướng dẫn viên đáng tin cậy” [175; 1212]. Năm 2009, công trình do Lê Phú Khải chủ biên, tập hợp nhiều bài viết về cuộc đời và sự nghiệp văn chương Sơn Nam của Lê Văn Thảo, Nguyễn Quang Sáng, Võ Đắc Danh, Lê Phú Khải, Đoàn Minh Tuấn…, tập sách có tên là Đó là Sơn Nam. Đây là những ghi nhận, ý kiến đánh giá về sự nghiệp sáng tác và biên khảo rất đáng trân trọng của nhà văn Sơn Nam. Điển hình như Trần Phỏng Diều với bài viết Con người trong truyện ngắn Sơn Nam, tác giả đi sâu phân tích tính cách con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam và rút ra kết luận“Con người trong truyện ngắn Sơn Nam. Trong bài viết cùng tên Đó là Sơn Nam,Lê Phú Khải có một nhận định thú vị về 12
- truyện ngắn Sơn Nam “Đừng có ai đi tìm thể loại hay bố cục trong một truyện ngắn, hay một cuốn sách của Sơn Nam. Nhưng đã cầm đến nó thì phải đọc đến trang cuối. Vì càng đọc càng thấy yêu nhân vật của ông. Càng thấy yêu mảnh đất Nam Bộ, miền cực Nam của đất nước” [91; 71]. Đánh giá cao vị trí của Sơn Nam trong bộ phận văn học viết về Nam Bộ qua tập truyện Hương rừng Cà Mau, Đoàn Minh Tuấn viết “Sau cụ Vương Hồng Sển thì Sơn Nam là cây viết sắc sảo về đồng bằng Nam Bộ với con người, thiên nhiên, cỏ cây, sông nước vùng đất phương Nam này” [91; 88]. Những nhận xét trên thể hiện tầm nhìn sắc sảo nhận biết sâu sắc và hiểu thấu đáo hồn đất, tính người của nhà văn Sơn Nam . Cuối năm 2012, trong buổi Tọa đàm 50 năm Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam, các nhà văn, nhà thơ như Lê Minh Quốc, Vũ Đức Sao Biển, Mạc Can, Nguyễn Đông Thức, nhà giáo Đinh Công Tâm và Lê Hữu Thành… đều có chung nhận định “Nhà văn Sơn Nam đã hoàn thành sứ mệnh của mình với văn học miền Nam”. Đặc biệt, nhà thơ Lê Minh Quốc dành rất nhiều tình cảm cho Sơn Nam trong tham luận 50 năm Hương rừng Cà Mau “Rõ ràng “văn minh miệt vườn” trong tâm thức của nhà văn Sơn Nam gắn chặt với cội nguồn của máu thịt nước Việt” [232]. Gần đây nhất (2013), trong chuyên luận khá công phu Văn hóa Nam Bộ qua cái nhìn của Sơn Nam của Võ Văn Thành, tác giả chuyên luận đã khái quát những vấn đề văn hóa Nam Bộ qua các sáng tác cũng như biên khảo của Sơn Nam và dựa trên lý thuyết văn hóa học đánh giá những đóng góp của nhà văn Sơn Nam về sắc thái văn hóa Nam Bộ đối với nền văn học nước nhà. Tác giả đã chia văn hóa Nam Bộ được phản ánh trong biên khảo và sáng tác văn học của Sơn Nam thành hai bộ phận: văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Nhà nghiên cứu kết luận rằng, những công trình biên khảo và sáng tác văn học của Sơn Nam đã có những đóng góp đáng trân trọng đối với nền văn học, văn hóa Nam Bộ “Ông đã cung cấp cho độc giả những tư liệu vừa phong phú vừa đa dạng về công cuộc khẩn hoang của Nam Bộ (…), ông còn có những nhận xét về văn hóa Nam Bộ rất đúng đắn và có giá trị….” [173; 177]. Điều đó càng làm nổi bật cảm quan văn hoá nổi bật của Sơn Nam. Cũng năm 2013, nhà ngôn ngữ học Huỳnh Công Tín nhận xét “Nhà văn Sơn Nam là người am hiểu nhiều vấn đề Nam Bộ; biết rõ tâm lí, tính cách con người Nam Bộ. Các sáng tác của ông đã giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu những vấn đề Nam Bộ từ nhiều phương diện: lịch sử, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán, lễ hội, phương ngữ, ngành nghề...” [245]. Nhìn chung những nhận định của các nhà phê bình, những nhà nghiên cứu, độc giả, người quan tâm đến Sơn Nam đều có chung nhận định là Sơn Nam có kiến thức 13
- rất phong phú, sự am hiểu rất uyên thâm về mảnh đất và con người miền Nam miệt mài chăm chỉ khó có ai qua được. Đối với các tác phẩm cụ thể của nhà văn, cũng có những nhận định thống nhất như những phát hiện về đặc điểm nghệ thuật viết của Sơn Nam. Nhà văn đã để lại cho đời một di sản giá trị, bao gồm hai mảng: biên khảo và sáng tác văn chương. Trong mảng sáng tác, ông viết nhiều thể loại từ tiểu thuyết, ký, truyện vừa, truyện ngắn đến tạp văn và đề cập đến nhiều đề tài… ở thể loại nào, đề tài nào, ông cũng để lại ấn tượng đẹp đẽ trong lòng người đọc. Nhưng thành công nhất có lẽ là tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau. Tác phẩm được xuất bản nhiều lần nhưng vẫn có nhiều độc giả tìm đọc. Và đây cũng là tác phẩm tốn không biết bao nhiêu giấy mực và tâm huyết luận bình, đánh giá của các nhà lý luận, phê bình như Viễn Phương, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đình Chú, Trần Văn Giàu, Trần Hữu Tá… Năm 1986, khi tập sách Hương rừng Cà Mau được Nhà xuất bản Trẻ tái bản, Viễn Phương trong Lời giới thiệu đã bộc lộ sự ngưỡng mộ chân thành đối với nhà văn phương Nam, tác giả nhận định Hương rừng Cà Mau là những trang sử trường tồn cùng với thời gian, hình ảnh thiên nhiên và con người trong tác phẩm là lời nhắc nhở cho bao thế hệ sau nhớ đến công lao của cha ông trên con đường khai hoang mở đất “Đọc Hương rừng Cà Mau, đồng bào hiểu thêm về đời sống, về con người của vùng đất xa xôi, huyền bí này… dù có ít nhiều hạn chế, tuy nhiên Hương rừng Cà Mau vẫn là một tác phẩm có giá trị và nó vẫn sống trong lòng người đọc, nó vẫn sống với thời gian” [146; 6-7]. Đến năm 1998, theo nhu cầu bạn đọc, Nhà xuất bản Trẻ tiếp tục tái bản Hương rừng Cà Mau. Trong Lời giới thiệu, Hoàng Phủ Ngọc Phan tâm đắc những câu chuyện dân dã nhưng đậm tình người, tình quê hương, thấm đẫm văn hóa truyền thống dân tộc như Cây huê xà, Hòn Cổ Tron, Miễu Bà Chúa xứ, Hương rừng… Ông khẳng định “Hương rừng Cà Mau là một quyển cảo thơm, là một quyển sử không có số chương…”, tác giả không tiếc lời ca ngợi, so sánh với tác phẩm tên tuổi trước đó “Có thể ví Vang bóngmột thời và Hương rừng Cà Mau là hai mảnh dư đồ, đem ghép lại sẽ có một bức tranh tuyệt tác của đất nước vào khoảng nửa đầu thế kỷ” [142; 6]. Năm 2000, Trần Hữu Tá trong Nhìn lại một chặng đường văn học đánh giá cao và khẳng định vị trí của Sơn Nam trên văn đàn công khai 1954 - 1975, tác phẩm của ông không chỉ giúp người đọc tiếp nhận kiến thức về văn hóa, con người Nam Bộ mà còn tạo cho con người những cảm xúc thẩm mỹ "Hương rừng Cà Mau đáng quý vì đem lại cho người đọc bình thường những cảm xúc thẩm mỹ bổ ích, những gợi ý tích 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ẩn dụ ý niệm cảm xúc trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
322 p | 422 | 84
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945
217 p | 377 | 81
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ báo chí Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh
184 p | 281 | 48
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Đối chiếu cấu trúc – ngữ nghĩa tục ngữ tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt
237 p | 197 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ với truyện cổ tích thần kỳ người Việt (một số type và motif cơ bản)
169 p | 139 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương
164 p | 94 | 24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Vị trí của Hồ Biểu Chánh trong văn xuôi quốc ngữ Việt Nam đầu thế kỷ XX (1900 - 1930)
232 p | 138 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh phương thích nối trong văn bản tiếng Việt và tiếng Anh
202 p | 116 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu thơ đi sứ của Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấn
90 p | 111 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck
184 p | 48 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại
176 p | 56 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử
172 p | 137 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Cấu tạo và phương thức thể hiện tiếng cười của truyện cười hiện đại Việt Nam
179 p | 99 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phản trinh thám trong bộ ba New York của Paul Auster
167 p | 111 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu văn bản Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập
282 p | 44 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck
27 p | 28 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương
27 p | 27 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ với truyện cổ tích thần kỳ người Việt (một số type và motif cơ bản)
55 p | 43 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn