intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ Đường luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:214

323
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn nắm bắt được những nội dung về sự hiện diện của thơ Đường luật Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XX; hệ thống đề tài và những cảm hứng chủ đạo trong thơ Đường luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX; những đặc điểm về ngôn ngữ của thơ Đường luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX thông qua luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ Đường luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ Đường luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRẦN THỊ LỆ THANH THƠ ĐƯỜNG LUẬT VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI – 2002
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................. 6 MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 7 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................................ 7 2. ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI............................................... 10 2.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ............................................................................... 10 2.2.Nhiệm vụ của luận án ................................................................................................... 11 2.2.1.Nhiệm vụ chính: .................................................................................................... 11 2.2.2.Nhiệm vụ phụ trợ: ................................................................................................. 11 3.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ .............................................................................................................. 11 3.1.Thời điểm trước khi thơ Mới ra đời (đầu thế kỷ XX- 1931). ....................................... 12 3.2.Thời điểm từ 1932- 1945. ............................................................................................. 14 3.3.Thời điểm từ 1945 đến 1985. ....................................................................................... 18 3.4.Thời điểm từ 1986 đến nay. .......................................................................................... 21 4.CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 27 5.NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN .................................................................... 27 6.BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN: .................................................................................................. 28 Chương 1: SỰ HIỆN DIỆN CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT VIỆT NAM Ở NĐTKXX 29 1.1.Xung quanh khái niệm TĐL và TĐL Việt Nam.............................................................. 29 1.1.1.Về khái niệm "thơ Đường luật". ................................................................................ 29 1.1.2.Về khái niệm "thơ Đường luật Việt Nam"................................................................. 32 1.2.Những điều kiện để TĐL tiếp tục hiện diện ở NĐTKXX. .............................................. 33 1.2.1.Đặc trưng nghệ thuật và khả năng sinh tồn của thể thơ Đường luật ......................... 33 3
  3. 1.2.2.Từ thành quả TĐL, ở thời trung đại để nghĩ về TĐL ở NĐTKXX. .......................... 34 1.2.3.Môi trường xã hội - văn hóa dù đổi thay rất lớn, vẫn có phần môi sinh của TĐL .... 42 1.2.4.Một lực lượng sáng tác TĐL vẫn có mặt ở NĐTKXX. ............................................. 47 1.3.Sự hiện diện của TĐL Việt Nam ở NĐTK XX. ............................................................... 52 1.3.1.Thơ Đường luật trong bộ phận thơ ca công khai. ...................................................... 53 1.3.2.Thơ Đường luật trong bộ nhận thơ ca yêu nước và cách mạng. ............................... 58 Chương 2: HỆ THỐNG ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT VIỆT NAM NĐTKXX ............................................................. 63 2.1.Đề tài và cảm hứng thiên nhiên trong TĐL NĐTKXX. ................................................. 65 2.1.1.Thiên nhiên trong thơ Đường luật Hán. .................................................................... 66 2.1.2.Thiên nhiên trong TĐL bằng chữ Quốc ngữ. ............................................................ 73 2.2.Đề tài và cảm hứng yêu nước trong TĐL NĐTKXX ...................................................... 82 2.2.1.Đề tài và cảm hứng yêu nước trong TĐL của bộ phận thơ ca cách mạng ................ 84 2.2.2.Nội dung yêu nước trong TĐL của bộ phận văn học công khai................................ 97 2.3.Đề tài và cảm hứng lịch sử trong TĐL NĐTKXX. ....................................................... 101 2.4.Đề tài và cảm hứng về nhân thế trong TĐL NĐTKXX ................................................ 107 2.4.1.Thơ Đường luật NĐTKXX với đời sống xã hội...................................................... 109 2.4.2.TĐL NĐTKXX với đề tài và cảm hứng về đời tư................................................... 120 Chương 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ NGÔN NGỮ CỦA TĐL VIỆT NAM NĐTKXX ....................................................................................................................... 132 3.1.Đặc điểm về từ ngữ. ....................................................................................................... 133 3.1.1.Thơ ĐL Hán và sự xuất hiện của lớp từ bình dân. .................................................. 135 3.1.2.Đặc điểm từ trong TĐL Quốc ngữ........................................................................... 139 3.1.2.1.Đặc điểm từ vựng: ............................................................................................ 139 4
  4. 3.1.2.2.Đặc điểm từ loại. .............................................................................................. 149 3.2.Đặc điểm về ngữ pháp. .................................................................................................. 155 3.2.1.Đặc điểm ngữ pháp Đường luật Hán ....................................................................... 156 3.2.2.Đặc điểm ngữ pháp trong Đường luật Quốc ngữ. ................................................... 160 3.3.Những đặc điểm về ngữ âm ........................................................................................... 166 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .......................................................................................... 174 CÁC CỒNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................... 180 TƯ LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 181 PHẦN PHỤ LỤC .......................................................................................................... 195 5
  5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. ĐL Đường luật 2. TĐL Thơ Đường luật 3. NĐTKXX Nửa đầu thế kỷ XX 4. ĐL Nôm Đường luật Nôm 5. ĐLHán Đường luật Hán 6
  6. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong hệ thống thể loại của văn học Việt Nam, thơ Đường luật (TĐL) là một trong số các thể loại có lịch sử lâu đời và trong một thời gian khá đài từng có vị trí gần như là độc tôn trên thi đàn Việt Nam. Chưa đủ căn cứ để xác đinh TĐL vào Việt Nam năm nào, nhưng nếu thời điểm ra đời văn học viết Việt Nam được tính ít nhất từ thế kỷ X, thì đến nay TĐL đã tồn tại ở Việt Nam ngót mười thế kỷ. Ngót mười thế kỷ, một thể thơ ngoại nhập đã được người Việt Nam sử đụng để sáng tạo biết bao giá trị. Không ai quên, với Đường luật, Nguyễn Trãi đã tạo nên một "niềm ưu ái" đầy tâm huyết. Nguyễn Bỉnh Khiêm tạo nên một phong cách triết gia trầm tĩnh, nhuần nhị. Hồ Xuân Hương để lại một phong cách trữ tình trào phúng "thi trung hữu quỷ". Bà Huyện Thanh Quan, lại xứng đáng với một phong cách Đường thi mẫu mực.... Nghĩa là trong suốt mười thế kỷ ấy, nền thơ Việt Nam đã đạt đến những đỉnh cao của nghê thuật thơ ca cổ điển, một phần có sự đóng góp của thể loại thơ độc đáo này. Từ những thành qủa ấy, TĐL đã trở thành món ăn tinh thần quen thuộc, hấp dẫn của hầu hết các thế hệ người Việt Nam yêu thơ xưa. Nhưng rồi, bước sang đầu thế kỷ XX, trước nhưng đổi thay lớn tao của thời đại, sự ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, những chuyển biến trong nhận thúc thẩm mĩ của lớp thanh niên Tây học, đặc biệt là sự xuất hiện và chiếm ưu thế của nhiều thể loại mới, TDL mất dần địa vị trên thi đàn. Không ít người, sau thất bại của "thơ Cũ" trong trận chiến với "thơ Mới" hồi 32 - 45, đã đi đến kết luận: Sinh mệnh nghệ thuật của thể TĐL đến đây là chấm dứt, hoặc nếu còn cũng chỉ là cái xác không hồn... Sự thật có hẳn như thế không với công việc nghiên cứu? Nhất là đến nay, thời gian đã cho một độ lùi 6, 7 chục năm? Đặt vấn đề nghiên cứu: “Thơ Đường luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX” là chúng tôi muốn được lý giải lại một hiện tượng văn học đã có vấn đề như thế. Sau đây sẽ là những căn cứ và cũng là những lý do cho việc chọn đề tài luận án. 7
  7. 1.1.Trước hết là căn cứ vào thực tế tồn tại của TĐL ở NĐTKXX. Như chúng ta đã biết, chuẩn mực cao nhất của tồn tại là chất lượng. Vậy nên nếu biết chắc sự tồn tại của TĐL NĐTKXX chỉ là sự tồn tại của xác mà không hồn, chúng tôi sẽ không còn hứng thú đặt vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu công phu và có sức thuyết phục nào để nói điều hơn lẽ phải về vấn đề nay. Vì thế, hãy tạm biệt là nó có tồn tại, mà với kết quả sưu tầm, tập hợp đến hôm nay, chúng tôi đã có khoảng hơn 5000 bài TĐL của gần 400 tác giả thuộc nhiều bộ phận, nhiều tần lớp khác nhau, trong đó đặc biệt có những tác giả của dòng văn học cách mạng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Hoàng Trọng Mậu, Lê Đại, Hồ Chí Minh, có cả những tác giả của chính phong trào thơ Mới như Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Bích Khê, Ngân Giang, Đinh Hùng, Mộng Sơn, Vũ Hoàng Chương...Và chỉ riêng sáng tác của những gương mặt tiêu biểu này TĐL đã lên tới hàng nghìn bài (Phan Bội Châu có 646 bài, Phan Châu Trinh 316 bài, Hồ Chí Minh 115 bài, Quách Tấn có 109 bài, Bích Khê 27 bài, Đông Hồ 53 bài, Ngân Giang 70 bài...). Thiết nghĩ, một hiện tượng văn học, tồn tại với số lượng lớn, kéo đài suốt nửa thế kỷ, gắn với những tên tuổi như thế, lại chưa được đầu tư nghiên cứu đúng mức, đã đến lúc đòi hỏi phải có một công trình nghiên cứu công phu, khả dĩ đáp ứng nhu cầu trả lời câu hỏi cần thiết: thực tế TĐL Việt Nam NĐTKXX là thế nào. 1.2. Thứ đến là căn cứ vào độ lùi của thời gian. Tính từ khi ở Việt Nam có quan điểm phủ nhận TĐL đến nay, văn học đã có một chặng đường tròn 60 năm. Với bao sự biến của lịch sử, kéo theo sự biến thiên vẻ tâm lý, nhận thức thẩm mĩ, TĐL và số phận của nó lẽ nào không được hưởng "lộc" biến thiên của thời gian. Đây không phải là một ngoại lệ, vì trong lịch sử phê bình văn học thế giới cũng như Việt Nam, đã có biết bao nhiều hiện tượng văn học tồn tại trong sự ba động, sự biến thiên của thời gian và cũng đều được hưởng những đãi ngộ của sự biến thiên này. Không đâu xa lạ chính thơ Mới, văn xuôi lãng mạn và cả văn học yêu nước và cách mạng trước đây từng được hưởng. Từ điều này chúng ta có được căn cứ thứ ba. 1.3.Căn cứ vào khuynh hướng nhìn lại đối với TĐL NĐTKXX. Theo dòng lịch sử, nếu trên 60 năm là một chặng dường đài đủ để các tác phẩm TĐL Việt Nam NĐTK XX chịu sự thử thách và chọn lọc khắc nghiệt của thời gian và cũng đủ để người nghiên cứu bình tĩnh khai thác, đoán định hết những giá trị thực sự của các tác phẩm, thì song song với quy luật ấy, những đánh giá về nó cũng văn không ngừng được luận bàn và nhìn lại. Ngay từ năm 1941, 8
  8. Chế Tan Viên đã nêu lên quan điểm nhìn lại đẩu tiên về vấn đề này: "Mùa cổ điển bé bỏng, nhưng quá đầy đủ, trước hết đã giải cho ta một mối lầm ác nghiệt, là phân chia bờ cõi thơ bằng hai chữ Mới - Cũ chẳng có ý nghĩa gì " [tr 5 – 161]. Thực chất đây là sự nhìn lại khá lý thú, được tồng kết có lẽ không chỉ dùng với Mùa cổ điển của Quách Tấn mà còn đúng với nhiều hiện tượng thơ ca khác ở NĐTKXX, trong đó có TĐL. Từ đó đến nay, khuynh hướng này vẫn tiếp tục được đặt ra và ngày càng cụ thể hơn. Có thể có nhiều cách nhìn lại khác nhau nhưng khái quát trong một nhận xét chung là: ở NĐTKXX, để tồn tại, TĐL Việt Nam đã dần dần chuyển hoá trên tất cả các phương điện như ngôn ngữ, thể loại, nội dung, cấu tứ... nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. So với kết luận phủ nhận TĐL hồi thập kỷ 30, những nhận xét giờ đây về cơ bản đã mang tinh thần khác. Nếu chưa xem những nhận xét này là một kết luận, thì ít ra chúng cũng chứng tỏ giới nghiên cứu đã không chịu dừng lại ở một định kiến như đã có. 1.4.Với thực tế tồn tại, với độ lùi của thời gian và một khuynh hướng “xét lại” về TĐL NĐTKXX, chúng tôi thấy đã đến lúc phải tìm hiểu lại hiện tượng thơ Đường luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX trong một tâm thế mới như sau: - Một mặt, phải thừa nhận rằng trong bối cảnh nền văn học đang chuyển mình theo hướng hiện đại, việc đưa ra quan điểm phủ nhận TĐL là có căn cứ. Bởi như mọi người đều biết trong dòng chảy của thơ ca nhân loại cũng như thơ ca dân tộc, vấn đề cũ-mới là vấn đề có thật đã từng điễn ra và nhất là hay điễn ra khi có sự thay đổi hình thái xã hội. Xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, đặc biệt là sau 1930 lại ở vào thời điểm có nhiều thay đổi, về điệu sống, tâm lý sống, đặc biệt là thị hiếu văn chương trong đó một tầng lớp công chúng mới đã xuất hiện trong hoàn cảnh mới của xã hội... nên việc phủ nhận TĐL là một hiện tượng gần như tất yếu lịch sử và chuyện có mới nới cũ là điều thường tình, dễ hiểu. - Nhưng mặt khác trong đánh giá văn học lại phải thấy rằng không được tuyệt đối hóa, cố định hóa vĩnh viễn vấn đề cũ – mới. Bởi cũng là thực tế, cái gọi là cũ - mới trong thế giới nghệ thuật trong đó có thơ ca lại hoàn toàn không phải là chuyện đơn giản. Không ít hiện tượng người này cho là cũ, thì người khác cho là mới và ngược lại, có cái nhất thời cho là cũ đáng bỏ đi nhưng thực tế nó vẫn sống với thời gian. 9
  9. Vả căang chuyện cũ-mới chưa phải là tất cả mọi vấn đề, mọi nội dung của văn chương cũng như của cuộc sống. Trong thục tế, chuyện cũ – mới thường lại không để gì tránh Khôi sự bồng bột, nhất thời mà thời gian đã phải bổ sung, điều chỉnh, cái chính. Đối với TĐL Việt Nam NĐTKXX một lý do phải điều chỉnh là khả năng chiếm lĩnh tư liệu đã được tăng lên rõ rệt. Chúng tôi trộm nghĩ rằng, những người từng phủ nhận TĐL Việt Nam NĐTKXX trước đây có thể là chưa có điều kiện quan sát hết lại thực trạng tồn tại vốn có rất phong phú của nó như hiện nay chúng ta có điều kiện để biết. Nên nếu biết rõ thực trạng tồn tại này, chắc hẳn họ cũng sẽ có sự tự điều chỉnh. Tóm lại, từ những cân cứ và lý do vừa nêu, chúng tôi thấy việc nghiên cứu "Thơ DL Việt Nam nửa đầu thế kỷ XV” vừa có cơ sở khách quan vừa hứa hẹn nhiều ý nghĩa khoa học. Chúng lời xin được chọn vấn đề này làm đề tài luận án. 2. ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 2.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là; những bài TĐL của Việt Nam được sáng tác trong thời gian từ đầu thế kỷ XX đến 1945. - Thơ Đường luật Việt Nam NĐTKXX, xét yếu tố văn tự, bao gồm toàn bộ TĐL bằng chữ Hán và TĐL bằng chữ Quốc ngữ. Xét số câu trong bài bao gồm bát cú, tứ tuyệt và bài luật. Xét số chử trong câu, bao gồm thát ngôn và ngũ ngôn (thơ lục bát hầu như không có, thất ngôn chen lục bát chỉ có vài bài). Nếu căn cứ vào những khái niệm và phạm vi khái niệm như vậy thì đối tượng bao gồm một số lượng tác phẩm khá đồ sộ. Ở đây để tránh sự đàn trải, luận án xin được giới hạn phạm vi nghiên cứu chính là: Thơ ĐL bằng chữ Hán và TĐL bằng Quốc ngữ, và chi là thơ thất ngôn và thơ ggu4 ngôn thuộc loại bát cú và tứ tuyệt, còn dạng kéo đài của TĐL hay thất ngôn xen lục bát do số lượng ít, lại khá mờ nhạt, nên luận án chỉ khảo sát qua khi cần thiết phải so sánh chứ không nghiên cứu sâu. Có thể giới hạn như thế mà không ảnh hưởng gì lớn đến đối tượng nghiên cứu là vì thơ bát cú chiếm tới 78%. Tổng số TDL Việt Nam NDTKXX. Thơ tứ tuyệt số lượng tuy ít hơn nhưng có khá nhiều bài đặc sắc. Như vậy trong tổng số hơn 5000 bài TĐL Việt Nam ở NĐTKXX, (cả thơ khuyết danh và thơ phá cách) đã có hiện nay, chúng tôi chỉ chọn 5265 bài làm đối tượng nghiên cứu. 10
  10. 2.2.Nhiệm vụ của luận án 2.2.1.Nhiệm vụ chính: Khôi phục diện mạo TĐL Việt Nam NĐTKXX trên cơ sở tập hợp những sáng tác TĐL đã có ở mọi trạng thái như báo chí, tuyển tập, họp tuyển (kể cả một phần chưa được công bố trên sách báo). - Từ việc khôi phục diện mạo, tìm đặc điểm của TĐL Việt Nam NĐTKXX trên cả hai phương diện: nội dung và hình thức. 2.2.2.Nhiệm vụ phụ trợ: Bên cạnh nhiệm vụ chính, luận án còn có một số nhiệm vụ phụ trợ sau; - Tìm hiểu một số thành tựu lý luận về TĐL, một số thành tựu nghiên cứu TĐL đã có ở Việt Nam (và phần nào là Trung Quốc) nhằm tạo thêm cơ sở lý luận và kinh nghiệm nghiên cứu cho việc thực hiện nhiệm vụ chính của đề tài. - Trở lại tìm hiểu phần nào TĐL thời trung đại, thơ ở NĐTKXX nói chung kể cả thơ Mới để có thêm cơ sở so sánh với TĐL đã được giới hạn trong đối tượng nghiên cứu. Tìm hiểu trong một chừng mực nhất định các lý thuyết văn học hiệu đại như: thi pháp học, loại hình học, văn học so sánh... nhằm tạo năng lực vận dụng phương pháp khoa học văn học hiện đại vào luận án. 3.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Do TĐL xuất hiện và tồn tại ở Việt Nam với một lịch sử lâu đời, gần như tương đương với lịch sử văn học viết nói chung, nên lịch sử nghiên cứu TĐL vì thế, cũng có một bề đày đáng kể. Tuy nhiên, đây là luận án nghiên cứu Thơ Đường luật Việt Nam nửa dầu thể kỷ XX, cho nên trong phần lịch sử vấn đề, luận án chỉ điểm lại những chuyên đề, tiểu luận, bài viết, ý kiến đánh giá xung quan vấn đề TĐL Việt Nam giai đoạn NĐTKXX, còn những giai đoạn khác xin không nhắc đến. Trong quá trình thu thập tư liệu và nghiên cứu lịch sử vấn đề, chúng tôi nhận thấy, TĐL Việt Nam NĐTKXX, được nhìn nhận rất khác nhau trong những thời điểm nhất định đặc biệt là trước và sau phong trào thơ Mới ). Vì vậy, để tiện cho việc theo dỏi, chúng tôi sẽ trình bày 11
  11. lịch sử vấn đề theo trình tự thời gian và các xu hướng đánh giá theo những hướng nghiên cứu đã có. Cũng xin nói thêm: vì có sự trái ngược nhau trong cách nhìn nhận hiện tượng TĐL Việt Nam NĐTKXX do đó trong lịch sử vấn đề, chúng tôi xin được nói cặn kẻ mà có thể bị coi là đài dòng để giúp cho việc trình bày kiến giãi về sau của mình, cũng như sự suy nghĩ của người theo dõi công trình. 3.1.Thời điểm trước khi thơ Mới ra đời (đầu thế kỷ XX- 1931). Lâu nay các nhà nghiên cứu thường nhắc tới bài Bàn về thơ nôm của Phạm Quỳnh (Nam phong số 5 - 1917) như một phản ứng thị hiếu đầu tiên đối với TĐL. Mặc dù, nói đến sự chuyển biến trong thơ ca, hay sự xâm nhập của cái mới vào địa hạt cái cũ, lại phải lấy năm 1914 làm mốc. Vì sự xuất hiện bài thơ dịch từ tiếng Pháp của Nguyên Văn Vĩnh, đăng trên Đông Dương tạp chí (1914 số 40),(bài Con ve sầu và con kiến của Ta Fontaine) bằng một lối thơ vừa ngộ nghĩnh vừa không có quy luật vô số tiếng và cách gieo vần, ít nhiều đã gieo vào lòng người Việt Nam, một mối nghi ngờ vẻ sự tồn tại vĩnh hằng và vị trí độc tôn của TĐL trên thi đàn. Hơn nữa ngay từ 1915, khi chính phủ bảo hộ thực hiện việc bãi bỏ chề độ khoa cử (ở Bắc kỳ), (trong đó có môn thi TĐL), đã gây nên một phản ứng bất ngờ với lớp thanh niên Tây học, với nền Hán học nói chung và với cả việc sáng tác TĐL nói riêng, tuy nhiên, nếu để ghi nhận một phát ngôn hay một thái độ cụ thể, thì dùng Phạm Quỳnh là người đầu tiên đưa ra ý kiến có tính chất mở màn ở NĐTKXX. Trong bài Bàn về thơ Nôm Phạm Quỳnh có đoạn viết: ."Người ta thường nói thơ là cái tiếng kêu tự nhiên của con tâm. Người Tàu định luật nghiêm cho nghề thơ, thực là muốn chữa lại, sửa lại cái tiếng kêu ấy cho nó hay hơn, trúng vần trúng điệu hơn, nhưng cũng nhân đó mà làm mất cái giọng thiên nhiên đi vậy" [tr.295- 147]. Nêu chỉ dựa vào riêng ý này, thì đúng Phạm Quỳnh là người đầu tiên, công kích thơ cũ trong đó chủ yếu là TĐL, gò bó khiên cưỡng. Nhưng xét ý chung của toàn bài, bên cạnh việc so sánh giữa cái "vụ về nhân công" của TDL, với cái "chuộng vẻ thiên thú” của thơ Pháp, Phạm Quỳnh còn chỉ ra mối xung đột tất yếu giữa chúng và hy vọng một sự hòa giải hợp lý. Nhìn chung ý kiến của Phạm Quỳnh lúc đó, chưa gây ảnh hưởng gì tới việc sáng tác TĐL. Vì thế TĐL vẫn xuất hiện trên các mặt báo và xuất hiện ngày càng nhiều. 12
  12. Năm 1928, trên Đông Pháp thời báo, Phan Khôi lại tỏ ý nuối tiếc cho một số người có "năng khiếu" làm thở, nhưng lại không nắm vững luật thơ. Ông phê phán việc dạy thất ngôn luật bằng chữ quốc ngữ là "tục quá", ông đặc biệt lên án lối thất ngôn luật trong khoa cử và cho rằng "từ ngày đem thất ngôn luật vào trong khoa cử rồi thì thể ấy trở nên bó buộc quá mà mất cả sanh thú" [tr.46 – 80]. Và sau khi khuyên mọi người tự cởi trói Khôi những phép tắc quy củ của trường ốc, ông đã dạy cách làm TĐL và lấy chính lối thất ngôn luật làm mẫu. Điều đó chứng tỏ, Phan Khôi chỉ muốn nhằm vào những quy định ngặt nghèo của loại TĐL trong khoa cử, chứ không phải là công kích thể TĐL nói chung "bó buộc quá mà mất cả sanh thú", như nhiều học giả chỉ trích dẫn. Đến năm 1929, trên Phụ nữ tân văn, tác giả Trịnh Đình Rư (một vị cử nhân Hán học) mới chính thức đặt câu hỏi "có nên chuộng thơ Đường luật không?" và nêu ra những cái khó của thơ luật khiến người làm thơ dễ mắc phải như: thất niêm, khổ độc, trần ngôn, sáo ngữ... ông cũng kêu gọi mọi người tìm một giải pháp mới, nhưng không phải bằng cách phá luật, mà là quay về với thể thơ truyền thống. Lục bát và song thất lục bát, theo ông "hai lối thơ đó mới thực là thơ nước nhà" [tr.11, 12- 12 – 149]. Như vậy, tuy là người sớm nhận ra sự "hết thời" của TĐL, nhưng giải pháp của Trịnh Đình Rư xem ra chẳng có gì mới mẻ, vì thế bài viết của ông cũng không gây ảnh hưởng lớn trên thi đàn. Cho nên có thể thấy, trong thời điểm thơ Mới chưa xuất hiện, những ý kiến như của Phạm Quỳnh, Phan Khôi, Trịnh Đình Rư, thực chất chỉ gói gọn trong một cái nhìn có tính hình thức và sự cảm nhận ban đầu về những đổi thay trong nhận thức và thị hiếu của bạn đọc, chứ chưa hẳn là ý thức công kích để tẫy chay TĐL như không ít người đã phần nào ngộ nhận. Trên văn đàn bằng ngôn luận, không ai phản bác hay phản ứng gì thêm, bằng sáng tác cá tập Khối tính con I 1916, Khối tính con II 1918, Còn chơi 1921, của Tản đà, Duyên nợ phù sinh I 1921, Suyên nợ phù sinh II 1923, Bút quan hoài 1927 của Trần Tuấn Khải...liên tiếp ra đời, mà trong đó cá bài thơ được sáng tác bằng ĐL vẫn chiếm một số lượng tương đối lớn. Hơn thế, việc những lời tựa, lời bạt, nhận xét, bình điểm, của nhiều học gia về những bài TĐL có giá trị của Tản Đà, Á Nam... vẫn được bạn đọc hưởng ứng, còn cho thấy, ở vào cuối những năm 20 của thế kỷ này, những đánh giá về ĐL vẫn diễn ra bình thường, chứ chưa có chuyển biến gì đặc biệt so với giai đoạn trước đó. 13
  13. 3.2.Thời điểm từ 1932- 1945. Năm 1932, được coi là năm chính thức mở màn của phong trào thơ Mới. Bài Tình già của Phan Khôi xuất hiện ngày 10 - 3 - 1932 trên Phụ nữ tân văn, đã tạo nên làn sóng hưởng ứng của lớp thanh niên và gây hoàng mang cho lớp Nho học. Vì thế trên văn đàn, một biến cố văn học đã diễn ra và thế chiến chia thành hai mặt trận: theo phải Mới có Phan Khôi, Thế Lữ, Nguyễn Thị Kiêm, Vũ Đình Liên, Lưu Trọng Lư.., theo phái cũ có Nguyễn Văn Hanh, Thái Phỉ, Tùng Lâm, Hoàng Duy Từ... Ở giữa hai phải (gọi là phe trung gian), người ta ghi nhận sự hiện diện của thi sĩ Tán Đà. Cũng cần nói thêm, sở dĩ số phận TĐL thường đi liền với cái gọi là thơ Cũ vì: khái niệm thơ Cũ là do phải mới đặt ra, mà theo cách hiểu của phải mới thì thơ Cũ, chủ yếu ám chỉ lối thơ sáng tác theo thể ĐL (phần lớn là lối thơ thất ngôn bát cú), đăng trên các báo công khai hồi đó. Hơn nữa, mặc dù sự tấn công của thơ Mới vào thành trì thơ Cũ, không chi đơn thuần là sự phá bỏ hình thức thơ truyền thống, mà phần nào còn là sự tấn công những giá trị tinh thần, những tiêu chuẩn thẩm mỹ của thời đại phong kiến trung đại...nhưng cái mà phải mới làm được lúc đó là tẩy chay sự gò bó nghiêm ngặt của thể ĐL cho nêu trong chừng mực nào đó, TĐL đại diện cho thơ Cũ trên phương điện hình thức. Vì thế cuộc đấu tranh mới - cũ ở đây vô hình chung cũng mang màu sắc thể loại và TĐL trở thành mục tiêu của sự tấn công. Có thế sẽ là cũ kỹ, nếu điểm lại diễn biến của cuộc đấu tranh mới - cũ hồi 32 - 45, qua những bài phát biểu gay gắt của cả hai phía. Tuy nhiên bằng độ lùi của thời gian, phải bình tĩnh mà nhận ra rằng cuộc đấu tranh ấy dù công bằng và trực diện. Ai yêu cái "tự do thiên thú" (chữ dùng của Phạm Quỳnh) của thơ Pháp thì bênh vực thơ Mới. Ai yêu cái trang trọng cổ kính của TĐL thì bênh vực thơ Cũ. Nói thơ Cũ bị tấn công, nhưng không phải từ một cá nhân cụ thể nào, mà là cả một thế hệ văn chương, một lực lượng sáng tác trẻ, đang quyết đổi mới cả một nền thơ văn đã "mòn mỏi , khô cứng bạc màu" (chữ dùng của Huy Cận). Trong mắt các nhà thơ Mới lúc đó, các nhà thơ Cũ chỉ là những thợ thơ, thơ luật chỉ là loại thơ "con chó đi vô con mèo đi ra", còn thể TĐL thì đúng là một "cái ngục giam hãm tình tứ"[tr 92 – 195]... Tất nhiên sự thắng lợi của phải mới trước phải cũ, không hoàn toàn do những lời phát biểu công khai trên thi đàn, mà quan trọng là cùng với những lời công kích ấy là hàng loạt 14
  14. những sáng tác mới mẻ (chủ yếu bằng lối thơ tự do) của nhiều tác giá có tài như: Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Xuân Điệu, Huy Cận.... Và những sáng tác này đã được đông đảo bạn đọc tiếp nhận một cách hồ hởi. Trong khi đó, trước sự tấn công của phái mới, phái cũ tiêu biểu là Nguyễn Văn Hanh, Thái Phi, Tùng Lâm, Hoàng Duy Từ... cũng phản ứng lại. Tuy nhiên sự phản ứng lại chủ yếu bằng lý lẽ, chứ sáng tác có lẽ chi mạnh trong bộ phận thơ ca yêu nước, còn trong bộ phận thơ ca công khai thì dường như nhạt dần, nếu không muốn nói là yếu hẳn. Hơn thế những lý lẽ mà họ đưa ra cũng chưa đủ sức thuyết phục. Ban đầu họ dựa vào thành tựu của gần 1000 năm thơ c dân tộc để chỉ trích thơ Mới là một thứ thơ “luộm thuộm”, “văn xuôi”. Sau đó, ông Nguyễn Văn Hanh trong thi cũ thi mới lại chê trách các nhà thơ ta bắt chước thơ Tây là sai lầm. Theo ông, sự phá niêm, phá cách, nhưng có vần thì còn được, chứ tự do tới mức những câu như: “Sen, ơi Sen mầy đưa tao đôi guốc, để tao ra vườn ngắm cảnh chơi”[tr.8-50] cũng có thể thành thơ, thì ngay đến một người dễ tiếp nhận cái Mới như Thạch Tam cũng phải cho là “lạ” quá. Những lý lẽ này mới nghe qua cũng có vẻ hợp lý, nhưng dẫn chứng lại chỉ nhằm vào toàn những bài thơ dở, còn những bài thơ hay thì hầu như không bàn đến. Vì thế việc chê thơ Mới là "luộm thuộm", "Văn xuôi", chê các nhà thơ Mới là "dốt về luật" xem ra chẳng thu được kết quả gì đáng kể. Cho nên san đó, tổng kết lại phong trào thơ Mới trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh - Hoài Chân mới có lý khi nói rằng: "Công kích những bài thơ Mới lủng củng là một chuyện thừa vậy. Công kích được những bài có giá trị mới mong tiệt được mầm thơ Mới" [tr 26 – 168] và khẳng định, trong tình thế cấp bách ấy "...chỉ có một người hoặc có thể làm nên chuyện. Người ấy là Tản Đà, một nhà thơ có tài” [tr.25 - 168]. Đúng là, trong cơn nước sổi lửa bỏng ấy, một người vừa có tài, vừa đầy mâu thuẫn như Tản Đà, rất dễ bị cả hai phái tranh giành. Tuy nhiên cái "khối mâu thuẫn lớn" (chữ dùng của Tầm Dương) ấy vẫn hướng về thơ Cũ, có cảm tình đặc biệt với thơ Cũ nhiều hơn là thơ Mới. Bằng chứng là, dẫu có lúc ông hô hào mọi người "phá cách vút điệu luật", nhưng sau đó ông lại tỏ ý trách mọi người "có mới nới cũ” và khẳng khái thừa nhận "tôi vì hơi có chút Hán học, xin đứng theo về trong đám người cũ..."[tr 137- 216]. Trên An Nam tạp chí, ông đã viết nhiều bài bình luận về TĐL, ông khen TĐL của Tham Toàn, Quách Tấn là “rất hay", “rất tử công phu"... . Theo ông thì "cái hay trong nghề thì mỗi người mỗi vẽ mỗi người mỗi môn" [tr.140-216]. Cho 15
  15. nên, tuy kéo Tản Đà về phe nào, cũng chỉ có một nửa của sự hợp lý, nhưng chính sự ra mặt bênh vực của Tản Đà, cùng một số bài TĐL khá nhuần nhị của Quách Tấn, Bích Khê, Tham Toàn... đăng trên An Nam, đã khiến nhiều tác gia thơ Cũ lấy lại được chút tự tin trong sáng tác. Năm 1935, hai tác giá Tường Vân và Phi Vân cho xuất bản tập thơ Cũ Những bông hoa trái mùa ở Vinh. Năm 1936, Hàn Mặc Tử cho xuất bản tập Gái Quê ở Quy Nhơn, trong đó cũng có TĐL. Tất nhiên, số TĐL này là quá ít vù so với sự ra mắt ngày càng rầm rộ của thơ Mới thì chẳng thấm vào đâu, cho nên dù cố gắng, các nhà thơ Cũ không thể cân bằng được cục diện. Vì thế phải đến năm 1939, khi Quách Tấn cho xuất bản Một tấm lòng (nhà in Thụy Ký - Hà Nội) thì cái nhìn đầy thiện cảm của Tản Đà trong lời lựa và sự ngưỡng mộ của Hàn Mặc Tử trong lời bạt, đã xua tan phần nào không khí u ám của địa phận thơ Cũ. Hơn thế Một tấm lòng còn được tạp chí Ngày nay giới thiệu. Tuy chưa phải là lời khen, nhưng nhiều người nhận thấy, việc một tạp chí từng mạt sát thơ Cũ ngót bảy tám năm mà nay một tập thơ Cũ ra đời, họ không những đã để yên mà còn viết lời giới thiệu, chúng tỏ họ đã gián tiếp khen rồi. Nhưng, chỉ sự ưu ái của Tản Đà, Hàn Mạc Tử, trước Một tấm lòng, và sự im lặng của phái mới trước việc xuất bản một tập thơ, chưa đủ sức lôi cuốn bạn đọc trở lại với dòng TĐL. Vì vậy mãi đến năm 1941 khi Quách Tấn cho ra liếp Mùa cổ điển (ban đầu có tên là Tấm lòng riêng) (tại nhà in Thụy Ký - Hà Nội) thì nhiều bạn đọc đã không thể khước từ một giọng thơ "nhẹ nhàng, êm ái, có sức cuốn hút lạ lùng" mà buộc lòng phải công nhận, thì ra TĐL vẫn um ỉ sống và chính nó chứ không phải ai khác đã kết thúc thời kỳ "phân chia thơ bằng hai chữ mới- cũ chẳng có ý nghĩa gì " [tr.5 – 168], Thậm chí ngay từ khi đọc bản thảo Mùa cổ điển có tác gia đã thốt lên: "Chỉ một bài Đêm thu nghe qụa kêu, chừng này thôi cũng đủ cho ta thấy thi sĩ đã vượt lên trên nhưng thi sĩ có tiếng như: Bà Huyện Thanh Quan, Yên Đổ, Chu Mạnh Trinh..." [tr414-42]. Sau Mùa cổ điển, Quách Tán còn nhận được nhiều lời khen ngợi công khai trên báo chí và nhiều lời tán thơởng của bạn bè xa gần quathơ từ. Về chuyện mới - cũ, không ai còn lên tiếng tranh luận gì thêm. Đến đầu năm 1942, trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh - Hoài Chân mới nhìn lại cuộc đấu tranh này một cách bình tĩnh hơn và tìm cách xác định lại những cách hiểu khác nhau của hai phái về các khái niệm thơ Mới - thơ Cũ. 16
  16. Phải nói ngay rằng so với những cuốn sách, hay những bài luận thuyết trên các báo chương cùng thời, Thi nhân Việt Nam quả là một công trình hơn hẳn trong cái nhìn đa diện về vấn đề này. Chưa kể việc xác định một cách tĩnh táo những cách hiểu khác nhau về thơ Cũ - thơ Mới đã là điều cho đến nay chưa mấy ai phủ nhận được, mà ngay việc hình dung quá trình vận động, biến đổi của thơ ca Việt Nam trong từng dòng hướng khác nhau ở thời điểm diễn ra cuộc cách mạng thi ca, cũng chứng tỏ hai ông vừa có con mắt tinh tường của những nhà lý luận đối với các khái niệm học thuật, vừa phong phú nhạy bén trong vai trò nhà phê hình văn học. Nhưng rất tiếc là do phong trào thơ Mới bao gồm quá nhiều tài năng mà tình cảm của Hoài Thanh - Hoài Chân đành cho thơ Mới là khá thiên lệch, cho nên cái nhìn của hai ông với thơ Cũ có phần khe khắt. Song có một điều khá quan trọng là, sau Mùa cổ điển đến Thi nhân Việt Nam, khái niệm thơ Đường luật đã được tách ra khỏi khái niệm thơ Cũ, và sự lựa chọn những bài Đường luật của Quách Tấn, Bích Khê... vào Thi nhân Việt Nam còn chứng tỏ một sự chuyển biến trong nhận thức, từ chỗ khẳng định: “Thời oanh liệt của thất ngôn luật đã đến lúc tàn... cái thời vận của luật Đường đã cực kỳ suy vi" [18, 19 - 168] đến chỗ thừa nhận khả năng thích ứng của thể ĐL với cái hồn thơ Mới. Chỉ tiếc rằng Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân đã bỏ qua một phần nhẽ ra nên có, về những diễn biến của dòng TĐL trong bộ phận thơ ca cách mạng, trước sự ra đời và thắng thế của thơ Mới. Tất nhiên đây là một tác phẩm tuyển chọn thơ Mới nên việc đòi hỏi như thế với Hoài Thanh Hoài Chân có thể là quá đáng. Điều cần nói là, ở vào thời điểm đó có được cái nhìn bao quát như Thi nhân Việt Nam đã rất đáng quý. Sau Thi nhân Việt Nam, một tác phẩm được coi là cuốn lịch sử văn học Việt Nam có tính cách phổ thông đầu tiên bề thế nhất - tác phẩm Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm ra đời đã đóng góp nhiều giá trị quý báu cho ngành văn học sử Việt Nam, trong đó nhiều kết quả nghiên cứu lại có thể coi là thành tựu của ngành lý luận. Riêng với thể TĐL sự quan tâm chủ yếu cũng ở góc độ này. Có điều hơi tiếc là Dương Quảng Hàm đã không phân biệt sự khác nhau giữa những quy định của TĐL ở chính quốc, với TĐL sau khi đã nhập vào Việt Nam. Đặc biệt trong khi phác thảo lại diện mạo của văn học nữa đầu thế kỷ, trong đó có Nam Phong, ông hầu như cũng quên không đả động gì đến mục Văn uyển và một số lượng TĐL khổng lồ được in trong đó. 17
  17. Như vậy là, trong suốt thời gian thơ Mới ra đời, tấn công thơ Cũ thắng lợi và dần dần đi đến hòa giải, không có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào đành cho TĐL. Ngoài một số lời tựa, lời bạt cho những tập thơ của Quách Tấn, Đồng Hồ, Tú Mỡ, Hàn Mặc Tử... và những bài bình giảng TĐL trong mục Thi đàn giảng tập trên An Nam tạp chí, là còn có tính chất đánh giá một số phương diện của TĐL. Những công trình, bài viết khác, tuy có nhận xét về TĐL nhưng hoặc là nhận xét trên cơ sở đối lập với thơ Mới, hoặc là khái quái bằng con mắt lý luận, cho nên nhìn chung những tư liệu mà chúng tôi hiện có liên quan đến vấn đề TĐL ở giai đoạn này chưa cho được cái nhìn đầy đủ cụ thể. Mặc dù vậy, đây vẫn là nhũng tư liệu rất quý, giúp chúng tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu những tác động chủ quan, khách quan có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sáng tác của thể loại này ở nửa đầu thế kỷ XX. 3.3.Thời điểm từ 1945 đến 1985. Từ sau 1943, tình hình nghiên cứu văn học nói chung và thơ ca nói riêng, trên những nét lớn có nhiều thay đổi. Sự ổn ào gay gắt chấm dứt. Các dòng thơ quay về một hướng. Nhiều loại hình có xu hướng hội nhập. Các học giả cũng bình tĩnh hơn trong cách đánh giá. Riêng đối với TĐL, sự nhìn nhận nói chung có chiều hướng thống nhất hơn là đối lập, và sự nghiên cứu đã đi vào những hướng rất cụ thể. Một trong những hướng nghiên cứu tập trung nhất là hướng nghiên cứu từ góc độ văn học sử. Tiêu biểu có thế kể đến Thi văn Việt Nam (Hoàng Xuân Hãn) xuất bản năm 1951; Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam tập III (Vũ Đình Liên, Trương Chính, Đồ Đức Hiểu...) xuất bản nam 1957; Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam (Trương Tửu) xuất bản năm 1958; Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (Ban Va8n Sử Địa) xuất bản năm 1960; Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam tập 4 (Tủ sách đại học sư phạm Hà Nội) xuất bản năm 1961; Văn học Việt Nam 1930 - 1945 (Bạch Năng Thi và Phan Cự Đệ) xuất bản 1966; Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945 tập V phần I xuất bản năm 1976.... Trong các công trình này, những đánh giá chung về TĐL NĐTKXX tuy vẫn chỉ được điểm lướt qua trong các bài khái quát, nhưng cái nhìn đã có tính hệ thống và khách quan hơn. Vì thế, xu hướng chung ít nhất đã thừa nhận sự tồn tại của nó về mặt số lượng, còn giá trị thì vẫn là những ý kiến khá sơ lược thiên về nội dung hơn là hình thức. Trong đó đáng lưu ý là TĐL ở bộ phận thơ ca cách mạng được đánh giá cao hơn, còn TĐL ở 18
  18. bộ phận thơ ca hợp pháp không cách mạng thì dường như vẫn là những ý kiến thiên về phủ nhận nhiều hơn khẳng định. Mặt khác trong các công trình vừa nói, việc giải thích sự xuất hiện những thể loại như diễn ca, lục bát, song thất lúc bát, ca trù, thơ văn xuôi... trong hai bộ phận văn học cũng có liên quan ít nhiều đến thái độ đối với TĐL. Chẳng hạn, đối với các tác giá của bộ phận văn học công khai như Tương Phố, Đông Hồ, Đoàn Như Khuê, Trần Tuấn Khải... thì được lý giải rằng: “Việc thay đổi thể thơ như vậy còn chứng tỏ một điều nữa là các nhà thơ thời bấy giờ tuy chưa dám than phiền về nỗi niêm luật ràng buộc mình trong việc diễn tả tình ý, nhưng họ cũng đã buồn bực phải nằm mãi trong một khuôn khổ nhất định”[tr.248-92. Còn đối với các tác giả của bộ phận thơ ca cách mạng như Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Ngô Đức Kế, Phan Chu Trinh... thì lại là: "Nội dung thơ vươn tới một quần chúng cách mạng đông đảo, rộng rải hơn trước, đề cập đến nhiều vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, Hình thức thơ, do đó, cũng có một sinh khí mới... Một xu hướng tự do, phóng túng bắt đầu nảy nỡ, lung tay những khuôn khổ nền nếp cũ. Sức sống mới của nội dung cách mạng hầu như không còn ép mình nổi trong khuôn khổ đi mà như muốn phá vỡ ra, tìm một hình thái mới..." [tr 139-92]. Những nhận định này tuy xuất phát từ những cảm nhận chủ quan, khách quan khác nhau, nhưng không hề mâu thuẫn và đều cho thấy một cái nhìn toàn cục, không chỉ đối với những diễn biến về mặt thể loại của văn học nói chung, thơ ca nói riêng, mà còn xác định những lý do dẫn đến tình trạng TĐL không còn giữ vị trí độc tôn trên thi đàn nữa. Cũng trong những công trình vừa nêu và một số cuốn sách biên soạn cho các chương trình giảng dạy ở phổ thông và đại học, những đánh giá riêng về TĐL, của một số tác giả có tên tuổi, bắt đầu gây chú ý đối với nhiều bạn đọc. Hướng đánh giá này tập trung trong phần nghiên cứu từng tác giả cụ thể. Tất nhiên, trong thời điểm mà việc nghiên cứu văn học theo loại thể, chưa được dặt ra một cách cấp thiết, hướng nghiên cứu này tuy có đem đến nhiều nhận định mới mẻ và thú vị về những nét phong cách riêng của từng tác giả, nhưng rất tiếc lại ít ý kiến trực tiếp bàn riêng về TĐL của họ một cách tỉ mỉ. Vì vậy, từ những đành giá riêng này chúng tôi chỉ có thể thu lượm được những ý kiến sắc sảo về một số khía cạnh liên quan đến TĐL của họ, chứ chưa phải là những kết luận mang ý nghĩa khái quát cho cả máng thơ nay. Tiêu biểu có thể kể đến ý kiến của Nguyễn Đình Chú về TĐL của Tản Đà, nhận xét của Võ Long Tê trong 19
  19. thiên khảo luận bằng tiếng Pháp "L’Expérience poétique et I’itinérairc spirituel de Han Mac Tư" (Kinh nghiệm thơ và hành trình tinh thần của Hlàn Mạc Tử) xuất bản năm 1972, về sự gia nhập cái Mới của Hàn Mặc Tử, ngay trong những bài ĐL từ rất sớm của ông. Trong thời kỳ này, không ít người bất đầu lưu tâm đến vấn đề sưu tập tư liệu, chú giải, hiệu đính văn thơ nửa đầu thế kỷ và cho ra mắt nhiều công trình tập thơ như; Thơ văn Nguyễn Thượng Hiền (Lô Thơớc, Vũ Đình Liên) xuất bản 1959; Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh xuất bản 1960; Hợp tuyển thơ văn Việt Nam Tập IV 1962; Thơ văn Huỳnh Thúc Kháng (Vương Đình Quang) xuất bản 1965; Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ 20 (Chương Thâu, Nguyễn Đình Chu, Triêu Dương) xuất bản 1976; Thơ Trần Huy Liệu xuất bản 1977... Chính qua những công trình ấy, nhiều bài TĐL mới được lần dầu tiên ra mắt và có tác động không nhỏ tới công chúng. Người để ý sẽ bắt đầu hình dung ra diện mạo của TĐL NĐTKXX. Và cũng đến lúc đó, họ mới nhận ra rằng, trong cuộc đấu tranh mới - cũ trước đây, những sáng tác bằng ĐL đã chưa được xem xét một cách công bằng trong sự vận động độc lập của nó (đặc biệt là TĐL trong bộ phận văn thơ cách mạng). Cũng thời gian này một hướng nghiên cứu khác, khá phổ biến và tương đối hiệu quả (với không chỉ những tác giả tác phẩm tiêu biểu, mà với cả một hệ thống được bao quát trên diện rộng), đã bắt đầu tìm được những thành tựu đáng kể. Đó là hướng nghiên cứu từ góc độ lý luận. Tiếp nối một số thành lựu của Việt Nam văn học sử yếu (Dương Quảng Hàm), nhưng là đi chi tiết vào từng thể loại cụ thể, một số công trình như: Đường luật chỉ nam (Phạm Huy Toại) xuất bản 1952; Những khuynh hướng trong thi ca Việt Nam (Minh Huy) xuất bản 1963; Các thể thơ và sự phát triển của hình thức thơ ca trong văn học Việt Nam (Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức) xuất bản 1971; Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại (Hà Minh Đức) xuất bản 1974; Phong trào thơ mới 1932- 1945 (Phan Cự Đệ) xuất bản năm 1982... đã nêu và phân tích tỷ mỷ về sự vận động của thể TĐL ở Việt Nam nói chung và những thay đổi xét về mặt hình thức của TĐLVN ở NĐTKXX nói riêng. Với TĐL Việt Nam NĐTKXX, đành rằng văn chỉ là thêm một lần nữa, nhìn lại cuộc đấu tranh mới - cũ từ góc độ thể loại, nhưng các tác giả Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, đã xác định rõ, khái niệm "thơ Cũ”: "không bao gồm những thơ ca làm theo thể ĐL nhưng mang nội dung cách mạng, mang ý thức hệ vô sản"[tr 35 – 36]. Nghĩa là vượt qua cấp độ tác phẩm, từ cấp độ thể loại, các tác giả đã nhìn thấy 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2