intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tín hiệu thẩm mỹ thuộc trường nghĩa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:177

18
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm đóng góp vào việc giảng dạy, học tập ca dao, thơ ca Việt Nam trong nhà trường phổ thông. Những năm qua, cùng với yêu cầu chung của công cuộc cải cách giáo dục, những yêu cầu về việc đổi mới phương pháp giảng dạy, phân tích tác phẩm văn học cũng được đặt ra cấp bách trong nhà trường phổ thông. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tín hiệu thẩm mỹ thuộc trường nghĩa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI --------------- ĐỖ THỊ HƯƠNG BƯỞI TÍN HIỆU THẨM MỸ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA “MẮT” TRONG KHO TÀNG CA DAO NGƯỜI VIỆT VÀ THƠ CA VIỆT NAM 1945 -1975 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ---------------- ĐỖ THỊ HƯƠNG BƯỞI TÍN HIỆU THẨM MỸ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA “MẮT” TRONG KHO TÀNG CA DAO NGƯỜI VIỆT VÀ THƠ CA VIỆT NAM 1945-1975 Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9.22.90.20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Hoàng Trọng Phiến HÀ NỘI - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu, số liệu trình bày trong luận án là trung thực, những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Đỗ Thị Hương Bưởi
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Tổ Ngôn ngữ, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã chỉ bảo, hướng dẫn, góp ý tận tình đối với tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Trân trọng cảm ơn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc đến Thầy giáo - Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Trọng Phiến, người Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy, Cô là các nhà nghiên cứu chuyên ngành Ngôn ngữ học, hiện đang công tác tại Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Khoa Ngôn ngữ học - Trường Đại học KHXH & NV - ĐHQGHN, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam… đã quan tâm và có những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân yêu trong gia đình, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Mặc dù bản thân tôi đã rất nỗ lực, cố gắng, nhưng khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, vì vậy, tôi kính mong Quý Thầy, Cô đóng góp ý kiến để luận án được hoàn thiện hơn. Hà Nội, 15 tháng 02 năm 2021 Người viết Đỗ Thị Hương Bưởi
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN .................................................v MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 I. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1 II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................2 III. Đối tượng, ngữ liệu nghiên cứu .............................................................................2 IV. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................4 V. Những đóng góp của luận án...................................................................................7 VI. Bố cục của luận án .................................................................................................8 NỘI DUNG................................................................................................................................... 9 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN .... 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...........................................................................9 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về tín hiệu thẩm mỹ .....................................................9 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu tín hiệu thẩm mỹ trong ca dao và thơ ca Việt Nam 1945 -1975 ...........................................................................................................19 1.2. Cơ sở lí luận.........................................................................................................23 1.2.1. Lý thuyết trường nghĩa ..............................................................................23 1.2.2. Lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ ......................................................................35 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................56 CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT TÍN HIỆU THẨM MỸ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA “MẮT” TRONG KHO TÀNG CA DAO NGƯỜI VIỆT VÀ THƠ CA VIỆT NAM 1945 - 1975 .................................................................................................................................. 58 2.1. Dẫn nhập ..............................................................................................................58 2.2. Thống kê, phân loại THTM thuộc trường nghĩa “mắt” trong kho tàng ca dao người Việt và thơ ca Việt Nam 1945 - 1975..............................................................58
  6. iv 2.3. Hình thức ngôn ngữ biểu đạt của THTM thuộc trường nghĩa “mắt” trong kho tàng ca dao người Việt và thơ ca Việt Nam 1945 -1975 ...........................................64 2.3.1. Hằng thể của THTM thuộc trường nghĩa “mắt” trong kho tàng ca dao người Việt và thơ ca Việt Nam 1945-1975 .........................................................65 2.3.2. Các biến thể của THTM thuộc trường nghĩa “mắt” trong kho tàng ca dao người Việt và thơ ca Việt Nam 1945 -1975 ........................................................66 2.4. Tổng hợp kết quả khảo sát ..................................................................................78 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................84 CHƯƠNG 3. Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA TÍN HIỆU THẨM MỸ “MẮT” TRONG KHO TÀNG CA DAO NGƯỜI VIỆT VÀ THƠ CA VIỆT NAM 1945 -1975 .......................................................................................................... 86 3.1. Dẫn nhập ..............................................................................................................86 3.2. Nghĩa từ vựng (nghĩa gốc) của mắt ..........................................................................86 3.3. Sơ lược về ý nghĩa biểu trưng của THTM mắt trong đời sống văn hóa, văn học 87 3.4. Ý nghĩa biểu trưng của THTM thuộc trường nghĩa “mắt” trong kho tàng ca dao người Việt và thơ ca Việt Nam 1945 - 1975..............................................................93 3.4.1. THTM “mắt” biểu trưng cho đặc điểm hình thức của con người.............94 3.4.2. THTM “mắt” thể hiện đời sống tâm hồn của con người ........................102 3.4.3. THTM “mắt” biểu trưng cho trí tuệ của con người ................................141 Tiểu kết chương 3 .....................................................................................................147 KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................................................. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 152 PHỤ LỤC .............................................................................................................................. PL-1
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN 1 BTKH Biến thể kết hợp 2 BTTV Biến thể từ vựng 3 BTQH Biến thể quan hệ 4 CBH Cái biểu hiện 5 CĐBH Cái được biểu hiện 6 HT Hằng thể 7 KH Kí hiệu 8 TH Tín hiệu 9 THNN Tín hiệu ngôn ngữ 10 THTM Tín hiệu thẩm mỹ 11 THVC Tín hiệu văn chương 12 Ts Tần số xuất hiện 13 YNBT Ý nghĩa biểu trưng 14 YNTM Ý nghĩa thẩm mỹ 15 VD Ví dụ
  8. 1 MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài 1. Tín hiệu thẩm mỹ là một trong những phương tiện biểu hiện quan trọng nhất của hoạt động sáng tạo nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng. Với tư cách là một phương tiện đặc thù nhằm truyền tải những thông tin thẩm mỹ, ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương vừa được sử dụng như những THTM, vừa là cái biểu đạt cho các THTM. Đến lượt mình, tác phẩm văn chương cũng chính là THTM. Nghiên cứu THTM là một công việc cần thiết đối với người làm công tác nghiên cứu văn học nói chung, nghiên cứu ngôn ngữ nói riêng. Tác phẩm văn chương tồn tại với tư cách là một hệ thống tín hiệu. Để hiểu và đánh giá đúng đắn, có cơ sở khoa học một tác phẩm văn học cụ thể rất cần sự khảo sát, đánh giá hệ thống các tín hiệu thẩm mỹ trong tác phẩm đó. Nghiên cứu THTM đã có nhiều công trình, riêng THTM thuộc trường nghĩa “mắt” trong kho tàng ca dao người Việt và thơ ca Việt Nam 1945-1975 chưa được nghiên cứu. Lựa chọn THTM “mắt” làm đối tượng nghiên cứu vì mắt là nét đẹp tiêu biểu của người con gái Việt Nam, mắt gợi tả tâm hồn, tình cảm của con người Việt Nam trong ca dao và thơ ca, ghi lại đặc điểm tâm hồn, tư duy văn hóa văn học của con người Việt Nam ở thời kì xã hội phong kiến và xã hội hiện đại; mắt trở thành một hình tượng thẩm mỹ đã đi vào tâm thức con người Việt Nam như một thứ cửa sổ chiếu dọi tâm hồn con người. 2. Về trường từ vựng - ngữ nghĩa, nhiều vấn đề đã được các nhà nghiên cứu quan tâm, giải quyết: các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người, từ chỉ tên riêng của người, chỉ quan hệ thân tộc, xưng hô, chỉ y phục; chỉ sự vật, chỉ động vật, thực vật; chỉ hiện tượng tự nhiên, khí tượng, chỉ hướng vận động; chỉ màu sắc… Một số công trình không chỉ dừng ở trong phạm vi ngôn ngữ, mà còn xem xét các mối tương giao giữa ngôn ngữ học với sử học, văn hóa học, xã hội học… Một số công trình đã quan tâm nghiên cứu khả năng hành chức của một trường nghĩa trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, trong tác phẩm văn học. Đó là các vấn đề như: các tính từ chỉ màu sắc trong thơ Tố Hữu, các từ chỉ hiện tượng tự nhiên - khí tượng trong ca dao và thơ Nguyễn Trãi, chỉ không gian trong ca dao, chỉ cây cối trong thơ Việt Nam, trường nghĩa “lửa”, “nước” trong tiếng Việt…, chỉ “động vật” trong truyện đồng thoại Việt Nam…
  9. 2 Nghiên cứu trường nghĩa trong thực tế sử dụng ngôn ngữ (trong đời sống, trong tác phẩm văn học) cũng là xem xét ngôn ngữ trong hoạt động hành chức để thấy được giá trị của ngôn ngữ đối với đời sống con người. 3. Từ cách tiếp cận ngôn ngữ học, chúng tôi chọn đề tài THTM thuộc trường nghĩa “mắt” trong kho tàng ca dao người Việt và thơ ca Việt Nam 1945-1975 nhằm phát hiện giá trị ý nghĩa thẩm mỹ “mắt” trong tri nhận mang tính tư duy văn hóa dân tộc, trong đời sống tâm hồn dân tộc ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Thực hiện luận án này sẽ đóng góp ngữ liệu cụ thể vào lý thuyết THTM và gợi mở cách phân tích ngôn ngữ đối với việc giảng dạy ngôn ngữ văn chương trong nhà trường hiện nay. II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1. Mục đích nghiên cứu - Vận dụng lý thuyết về THTM để khảo sát tín hiệu thẩm mỹ thuộc trường nghĩa “mắt” trong kho tàng ca dao người Việt và thơ ca Việt Nam 1945-1975 góp phần tìm hiểu đặc điểm sử dụng ngôn ngữ, thi pháp ca dao, thi pháp thơ ca Việt Nam 1945-1975. - Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào việc giảng dạy, học tập ca dao, thơ ca Việt Nam trong nhà trường phổ thông. Những năm qua, cùng với yêu cầu chung của công cuộc cải cách giáo dục, những yêu cầu về việc đổi mới phương pháp giảng dạy, phân tích tác phẩm văn học cũng được đặt ra cấp bách trong nhà trường phổ thông. 2. Nhiệm vụ Luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau đây: - Hệ thống hóa, có phản biện các lý thuyết về trường nghĩa, tín hiệu thẩm mỹ có liên quan đến đề tài THTM thuộc trường nghĩa “mắt” trong kho tàng ca dao người Việt và thơ ca Việt Nam 1945-1975. - Thống kê, phân loại THTM thuộc trường nghĩa “mắt” kho tàng ca dao người Việt và thơ ca Việt Nam 1945-1975, xác định tần số xuất hiện, phân tích các cách kết hợp của các nhóm THTM hằng thể và các biến thể. - Tìm hiểu ý nghĩa thẩm mỹ của THTM “mắt”, chỉ ra được nét thống nhất và khác biệt về cách sử dụng và ý nghĩa thẩm mỹ của THTM thuộc trường nghĩa “mắt” trong ca dao người Việt và thơ ca Việt Nam 1945-1975. III. Đối tượng, ngữ liệu nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu THTM thuộc trường nghĩa “mắt” trong kho tàng ca dao người Việt và thơ ca Việt Nam 1945-1975.
  10. 3 Trường nghĩa “mắt” là một trong những trường nghĩa hoạt động rất phong phú trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Ở trường nghĩa này, chúng tôi chỉ tập trung vào tìm hiểu các từ có chức năng kiến tạo nghĩa thẩm mĩ được dùng để biểu thị các hình tượng nghệ thuật trong ca dao và thơ ca. Đây là một trường từ vựng ngữ nghĩa có số lượng nhiều trong các tiểu trường chỉ cơ thể người trong tiếng Việt và có các nghĩa biểu trưng phong phú. Không phải mọi tín hiệu ngôn ngữ thuộc trường nghĩa “mắt” nào cũng được đưa vào thơ đều trở thành chất liệu thơ, thành THTM. Ngay những THTM xuất hiện trong văn chương, tần suất, ý nghĩa của chúng cũng khác nhau ở từng giai đoạn, từng tác giả, từng thời kì sáng tác của cùng một tác giả. Vì thế, hàm lượng giá trị thẩm mỹ của chúng không đồng đều nhau và trong tiến trình vận động chung của cả hệ thống, các đại lượng trong bản thân mỗi THTM ấy cũng không ngừng biến đổi. Đối tượng khảo sát có tính đa dạng, phức tạp nên chúng tôi chỉ tập trung vào những đơn vị có tần suất cao nhất trong toàn bộ kho tàng ca dao người Việt và thơ ca Việt Nam 1945-1975. Và, ở thơ ca Việt Nam 1945 -1975, chúng tôi chỉ chọn tác phẩm thơ của một số nhà thơ tiêu biểu. 3. Ngữ liệu nghiên cứu Tài liệu khảo sát về ca dao là cuốn Kho tàng ca dao người Việt do Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật chủ biên (1995) [116] gồm bốn tập. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo thêm một số tài liệu khác như: Hợp tuyển ca dao Việt Nam của Hội văn hoá dân gian Việt Nam, Tục ngữ - Ca dao - Dân ca Việt Nam do Vũ Ngọc Phan chủ biên (2009) [74]. Ngữ liệu có được là 1.122/11.825 bài có tín hiệu “mắt”. Tài liệu khảo sát về thơ Việt Nam 1945 - 1975 là cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX, phần thơ ca Việt Nam 1945-1975, quyển bốn, tập VII [117], VIII [118], IX [119] của nhóm tác giả PGS.TS. Lưu Khánh Thơ (chủ biên), PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp, PGS.TS. Nguyễn Bích Thu, ThS. Đoàn Ánh Dương biên soạn và tuyển chọn. Trong đó, luận án sẽ tập trung nghiên cứu THTM thuộc trường nghĩa “mắt” của các tác giả tiêu biểu cho thời kỳ này là: Tố Hữu, Quang Dũng, Hoàng Cầm, Vũ Cao, Nông Quốc Chấn, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy. Về tiêu chí lựa chọn, chúng tôi hướng đến tác giả ở các phạm vi khác nhau: có tác giả tiêu biểu cho cả hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, có tác giả trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, có tác giả là gương mặt tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ chống Mỹ, có tác giả là gương mặt đại diện cho đồng bào dân tộc thiểu số. Ngữ liệu thơ có 306 bài trong tổng số 415 bài thơ có xuất hiện tín hiệu “mắt”.
  11. 4 IV. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này chúng tôi vận dụng các phương pháp chính sau đây: 1- Phương pháp phân tích thành tố nghĩa: luận án vận dụng phương pháp này nhằm nhận diện tín hiệu “mắt” trong tổ chức câu ca dao, thơ ca đồng thời làm cơ sở cho việc phân tách THTM thuộc trường nghĩa “mắt” thành các THTM trong các tiểu trường. Ngoài ra, đây cũng là phương pháp được vận dụng để phân tích các hướng chuyển nghĩa của từ của THTM thuộc trường nghĩa “mắt” trong kho tàng ca dao người Việt và thơ ca Việt Nam 1945 - 1975. 2 - Phương pháp phân tích trường nghĩa: áp dụng lí thuyết trường vào việc nghiên cứu nghĩa, là biểu hiện của xu hướng ngôn ngữ học hiện đại nhằm xác định hệ thống ngữ nghĩa của ngôn ngữ. Trong luận án này, phương pháp phân tích trường nghĩa sẽ được bàn kĩ hơn trong Chương I khi chúng tôi làm rõ các lí thuyết về trường nghĩa. Phương pháp phân tích trường nghĩa được vận dụng trước hết nhằm xác định các đơn vị ngôn ngữ thuộc trường nghĩa “mắt”, nhận diện từ ngữ trung tâm, ngoại vi của mỗi tiểu trường. Trên cơ sở đó tìm ra đặc điểm hoạt động cũng như ý nghĩa thẩm mỹ của THTM “mắt” trong ca dao và thơ ca; đồng thời phát hiện mối liên hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển của “mắt” (còn gọi là nghĩa gốc và nghĩa phái sinh). 3 - Phương pháp phân tích ngôn cảnh Ngôn cảnh là một môi trường phi ngôn ngữ trong đó ngôn ngữ được sử dụng. Các nhà ngôn ngữ phân biệt hai loại ngôn cảnh: ngôn cảnh tình huống và ngôn cảnh văn hóa. Ngôn cảnh tình huống là ngôn cảnh của một hiện tượng ngôn ngữ, của một văn bản, của một trường hợp cụ thể của ngôn ngữ. Ngôn cảnh văn hóa là ngôn cảnh của ngôn ngữ với tư cách là một hệ thống các quan hệ được lựa chọn. Ngôn cảnh tình huống là thế giới xã hội và tâm lí mà trong đó, ở một thời điểm nhất định người ta sử dụng ngôn ngữ. Nó có thể bao gồm sự hiểu biết về vị trí, thời gian và không gian, sự hiểu biết về phép xã giao trong xã hội và sự hiểu biết về mã ngôn ngữ được dùng (nói hoặc viết), sự hiểu biết về nội dung giao tiếp và bối cảnh giao tiếp (trường học, nhà máy, phòng thí nghiệm…). Ngôn cảnh tình huống bao gồm cả sự chấp nhận ngầm của người nói và người nghe về tất cả các quy ước, các niềm tin và các tiền đề được coi là đương nhiên của các thành viên trong cộng đồng. Ngôn cảnh văn hóa bao gồm hàng loạt nhân tố văn hóa như phong tục, tập quán, chuẩn tắc hành vi, quan niệm giá trị, sự kiện lịch sử, những tri thức về tự nhiên và xã hội, chính trị và kinh tế. Tiền ước là những hiểu biết chung về lịch sử, văn hóa, tập quán, khả năng lĩnh hội thông tin bằng tiếng nước ngoài (hoặc tiếng mẹ đẻ) của những người tham gia giao tiếp. Tri thức nền
  12. 5 là sự hiểu biết và khả năng cảm nhận các hiện tượng văn hóa của cả hai bên người nói và người nghe, là cơ sở đảm bảo thành công cho việc giao tiếp bằng ngôn ngữ [30, tr.44]. M.A.K. Halliday cho rằng sự lựa chọn hình thức ngôn ngữ bị chi phối bởi môi trường văn hóa. Vì thế, ông kết hợp ngôn ngữ với xã hội để nghiên cứu. Theo ông biến thể ngôn ngữ có liên quan đến ngôn cảnh … nghĩa của từ và nghĩa của câu bị quy định bởi ngôn cảnh. Ngôn cảnh lại chi phối bởi chế độ xã hội. Chế độ xã hội chi phối hệ thống hành vi, trong đó có hành vi ngôn ngữ [Dẫn theo 30, tr.45]. Phương pháp phân tích ngôn cảnh được vận dụng trong luận án nhằm giải thích nghĩa hàm ẩn còn gọi là nghĩa biểu trưng của “mắt”. Ở đây chúng tôi dùng thao tác phân tích theo trục hệ hình (thay thế) và trục kết hợp. Từ đó xem xét nghĩa ẩn dụ của THTM “mắt”. Phương pháp phân tích ngữ cảnh ngôn ngữ để tìm hiểu những biến thể quan hệ của THTM “mắt” trong mỗi lần xuất hiện so với THTM hằng thể. 4 - Phương pháp miêu tả: là hệ thống những thủ pháp nghiên cứu được vận dụng để thể hiện đặc tính của các hiện tượng ngôn ngữ trong một giai đoạn phát triển nào đó. Phương pháp miêu tả quan sát, miêu tả ngôn ngữ như một hệ thống - cấu trúc ở mọi bình diện, cấp độ, thuộc tính…của các đơn vị ngôn ngữ, những mối liên hệ, quan hệ, cách thức tổ chức và trật tự tôn ti… trên nguyên tắc: phân biệt đơn vị ngôn ngữ (khách quan) và đơn vị phân tích (chủ quan do người nghiên cứu đặt ra). Trong luận án này, phương pháp miêu tả được vận dụng để quan sát, miêu tả THTM “mắt” với các đơn vị định danh cho mắt, các đặc tính của mắt, các mô hình cấu trúc ngôn ngữ của các biến thể kết hợp của mắt. Đây là phương pháp chính cùng với phương pháp phân tích thành tố nghĩa để giải quyết các vấn đề của luận án. Từ những nguồn ngữ liệu đã thu thập, chúng tôi tiến hành phân tích miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa và nghĩa biểu trưng của THTM thuộc trường nghĩa “mắt” trong kho tàng ca dao người Việt và thơ ca Việt Nam 1945 - 1975. 5 - Dựa trên các phương pháp nghiên cứu được vận dụng, luận án đã sử dụng một số thủ pháp nghiên cứu sau: - Thủ pháp thống kê: trong bất kì một công trình nghiên cứu nào có sử dụng một khối lượng tư liệu lớn, người ta không thể bỏ qua việc xử lí các số liệu về mặt thống kê toán học. Những khái niệm cơ bản cần được nắm vững khi dùng thủ pháp này là: tần số, tần xuất, độ phân bố, độ dài văn bản, hạng… Số lần xuất hiện của một
  13. 6 yếu tố nào đó trong văn bản được khảo sát là tần số của yếu tố ấy. Đem tần số chia cho tổng số các yếu tố của văn bản ta sẽ được xác suất của yếu tố đó. Khi so sánh hai yếu tố với nhau, yếu tố nào có tần số lớn hơn thì có hạng lớn hơn. Độ phân bố dùng để nghiên cứu tính phổ biến của một yếu tố, từ có độ phân bố lớn hơn là từ được dùng rộng rãi hơn, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau hơn. Một từ xuất hiện với tần số không cao nhưng được phân bố rộng rãi ở nhiều tác giả, nhiều tác phẩm vẫn quan trọng hơn một từ có tần số cao nhưng chỉ tập trung ở một nhà văn, một tác phẩm hay một thể loại. Luận án đã dùng các thao tác thống kê nhằm phát hiện tần số xuất hiện và khả năng hoạt động của mắt trong ca dao và thơ ca ở những văn cảnh xuất hiện cụ thể, dưới dạng hằng thể, biến thể các tiểu trường, gồm các từ gọi tên mắt và các bộ phận của mắt, các từ chỉ hoạt động trạng thái, tính chất của mắt; vận dụng các khái niệm tần số, tần xuất, độ phân bố... - Thủ pháp thay thế: thay thế một đơn vị ngôn ngữ bằng một đơn vị ngôn ngữ khác cùng cấp độ trong khi cấu trúc vẫn giữ nguyên. Đây là một phép thử để xem xét khi yếu tố biểu đạt này thay thế yếu tố khác trong cùng một cấp độ có làm thay đổi hình thức biểu đạt không. Hai đơn vị ngôn ngữ có thể sử dụng trong những cấu trúc tương tự, trong cùng ngữ cảnh và có cùng tiêu chí phân bố gọi là hai đơn vị có khả năng thay thế cho nhau. Trong luận án, thủ pháp thay thế được vận dụng khi nghiên cứu các mô hình cấu trúc, các kiểu kết hợp của THTM “mắt” để thấy được cách dùng THTM “mắt” có sự phù hợp góp phần biểu đạt ý nghĩa thẩm mỹ trong các ngôn cảnh cụ thể. - Thủ pháp phân loại, hệ thống hoá nhằm phân xuất các nhóm, các loạt đơn vị ngôn ngữ và các phạm trù vốn có đối với đơn vị ngôn ngữ nào đó; bao gồm việc xác định, phân chia, phân loại thành các nhóm, các loại, hệ thống con, hệ thống lớn các đơn vị ngôn ngữ và cả việc xác định các phạm trù, các mặt, các thuộc tính của các đơn vị này. Trong luận án này, chúng tôi dùng thủ pháp phân loại, hệ thống hoá để phân xuất THTM “mắt” thành các tiểu trường, các nhóm nhỏ (ví dụ: nhóm hằng thể, biến thể từ vựng, biến thể kết hợp... để thuận lợi cho việc nghiên cứu khả năng hoạt động của THTM “mắt” trong kho tàng ca dao người Việt và thơ ca Việt Nam 1945 - 1975. - Thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp: nguyên tắc chung của thủ pháp này là phân chia cấu trúc phức tạp ra thành những bộ phận tối đa chủ yếu là ở hai phần: phần
  14. 7 hạt nhân và phần phụ thuộc, tức phần cơ bản và phần kèm theo. Phân tích thành tố trực tiếp có giá trị đối với việc phân tích những kết cấu phức tạp cho nên nó được vận dụng trước hết vào cú pháp Thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp được chúng tôi vận dụng trong việc nghiên cứu kết cấu cú pháp trong các mô hình cấu trúc là các kiểu kết hợp của THTM “mắt”. Ở đây, tổ hợp của các từ, các nhóm từ có mối liên hệ trực tiếp với THTM “mắt” được xem như một kết cấu. Mỗi mô hình kết cấu được thể hiện như một chuỗi các đơn vị giữ vai trò nhất định trong ngữ pháp. Các bộ phận của mỗi mô hình kết cấu có thể là từ (định danh mắt hoặc các hoạt động, trạng thái của mắt) hoặc các nhóm từ, các đơn vị nhỏ được hiểu là các thành tố trực tiếp của nó. Phân tích thành tố trực tiếp không cho ta một bức tranh tĩnh về mô hình cấu trúc các kiểu kết hợp của THTM “mắt” mà cho ta một sự phân tích động, được xây dựng như một chuỗi các bước phân tích mô hình kết hợp của THTM “mắt” - Ngoài ra, luận án còn sử dụng thao tác so sánh hai thể loại văn bản: ca dao và thơ ca. Có 2 loại so sánh thường được sử dụng trong nghiên cứu ngôn ngữ: (1) So sánh bên trong 1 ngôn ngữ (đơn vị, phạm trù thuộc các cấp độ, bình diện khác nhau…); (2) so sánh bên ngoài 2 hoặc nhiều hơn 2 ngôn ngữ. Trong luận án, chúng tôi sử dụng chủ yếu loại so sánh bên trong 1 ngôn ngữ (đơn vị, phạm trù thuộc các cấp độ, bình diện khác nhau…); ở cấp độ đơn vị từ vựng đối với những từ thuộc trường nghĩa “mắt” trong hai loại hình văn học: văn học dân gian và văn học viết, trong kho tàng ca dao người Việt và thơ ca Việt Nam 1945 - 1975. V. Những đóng góp của luận án 5.1. Về ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về chức năng ngôn ngữ, bản chất TH ngôn ngữ, trường nghĩa và THTM, ngôn ngữ văn chương... Đây cũng là công trình đầu tiên khảo sát cụ thể các đơn vị đại diện của trường từ vựng - ngữ nghĩa “mắt” trong thơ ca dân tộc từ bình diện ngôn ngữ thông thường đến bình diện ngôn ngữ nghệ thuật, từ các ý nghĩa thông thường trong hệ thống, đến các ý nghĩa nghệ thuật cụ thể, mới mẻ, sinh động. 5.2. Về ý nghĩa thực tiễn Luận án đã chỉ ra những nghĩa biểu trưng của mắt - cửa sổ tâm hồn của người Việt Nam trong sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Luận
  15. 8 án cung cấp thêm ngữ liệu của THTM “mắt” vào việc nghiên cứu từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt và sự phát triển tư duy thẩm mỹ của con người Việt Nam. Những kết quả đó còn đóng góp vào việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập ca dao, thơ ca Việt Nam trong nhà trường phổ thông. Đặc biệt có thể coi những ngữ liệu, những biện giải trong luận án như là những tham khảo cung cấp thêm cách nhìn mới từ góc độ bản chất ngôn ngữ - văn hóa - nghệ thuật của các từ - THTM “mắt” giúp biên soạn phần mục này trong một cuốn từ điển về Ngôn ngữ - Văn hóa - Dân tộc học. VI. Bố cục của luận án Căn cứ vào mục đích nghiên cứu và cách triển khai đề tài, luận án được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận. Chương 2: Khảo sát tín hiệu thẩm mỹ thuộc trường nghĩa “mắt” trong kho tàng ca dao người Việt và thơ ca Việt Nam 1945 - 1975. Chương 3: Ý nghĩa biểu trưng của tín hiệu thẩm mỹ thuộc trường nghĩa “mắt” trong kho tàng ca dao người Việt và trong thơ ca Việt Nam 1945 - 1975. - THTM “mắt” biểu trưng cho đặc điểm hình thức của con người. - THTM “mắt” biểu trưng cho đời sống tâm hồn của con người. - THTM “mắt” biểu trưng cho trí tuệ của con người.
  16. 9 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về tín hiệu thẩm mỹ Gần đây vấn đề tín hiệu thẩm mỹ đã được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Đã có một số công trình hướng đến việc nghiên cứu các THTM trong tác phẩm văn học có tính xâu chuỗi trong hàng loạt tác phẩm, trong tiến trình lịch sử văn học góp phần cho người đọc hình dung được đặc điểm hình thức, ngữ nghĩa của THTM đó trong tiến trình lịch sử văn học cũng như đặc trưng văn hóa của dân tộc được thể hiện qua việc sử dụng các THTM đó. Có thể kể đến các công trình như: THTM chỉ không gian trong ca dao, hoa trong thơ Dương Thuấn, trăng trong thơ Hàn Mặc Tử, cây trong thơ Việt Nam… 1.1.1.1. Các nghiên cứu về tín hiệu thẩm mỹ trên thế giới Khái niệm tín hiệu thẩm mỹ (còn gọi là ký hiệu thẩm mỹ) ra đời gắn với khuynh hướng cấu trúc trong nghiên cứu mỹ học và nghệ thuật những năm giữa thế kỉ XX với các công trình của Iu.A.Philipiep [50] , M.B.Khrapchenco [57]. Ngoài ra còn nhiều tác giả khác bàn đến THTM như: R. Jacobson [53], [54], [52]; R.C. Hjelmslev [82]; R.Barther [9], Iu.M.Lotman [51], A.Belưi, V.I.Proopp, M.Bakhtin, B.X.Likhasôp, E.Cassires, S.Langer, … Cho đến nay, chúng tôi chưa tìm thấy một định nghĩa nào trọn vẹn và hoàn chỉnh về Tín hiệu thẩm mỹ (THTM). Thuật ngữ “aesthetic signal”, “signe esthetique” được dịch là THTM và Kí hiệu thẩm mỹ (KHTM). Sử dụng KHTM có các tác giả: M.B.Khrapchenco, Kasêvich, Cassirer, Langer… Các tác giả dùng THTM: Stêpanôp, Philipiep… Tuy nhiên, về tên gọi có thể khác nhau nhưng nội hàm khái niệm nhìn chung đều thống nhất về chức năng. Đó là những yếu tố thuộc phương tiện biểu hiện của nghệ thuật. Chúng dù có tính chất vật thể hay phi vật thể thì cũng có ý nghĩa thẩm mỹ (YNTM) và việc sử dụng chúng phải nhằm mục đích thẩm mỹ. Trước hết phải nói tới quan niệm của các nhà ngôn ngữ học tiêu biểu của thế kỉ XX như R.Jakobson, R.Barthes, Yu.Lotman, Tz.Todorov, R.C.Hjelmslev… về THTM. Vinogradop đã xem ngôn ngữ trong tác phẩm văn học như là một tổng thể các tín hiệu thẩm mỹ, được cấu tạo lại từ ngôn ngữ chung. Vì vậy, những vấn đề bản chất của ngôn ngữ nghệ thuật không tách rời những vấn đề của tín hiệu học và lí thuyết cấu trúc - chức năng. Theo R.C.Hjelmslev [Dẫn theo 20, tr.441] nếu coi hệ thống tín hiệu
  17. 10 ngôn ngữ tự nhiên là hệ thống cơ sở (hệ thống tín hiệu thứ nhất) thì hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật là hệ thống tín hiệu thứ hai, được xây dựng trên cơ sở hệ thống thứ nhất, có sự biến đổi về bản chất tín hiệu: hệ thống thứ nhất là hệ thống vật biểu (biểu nghĩa trực tiếp), hệ thống thứ hai là hệ thống hàm nghĩa (biểu nghĩa gián tiếp). Như vậy, có thể miêu tả bản chất tín hiệu học của ngôn ngữ nghệ thuật như sau: Âm thanh Cái biểu đạt: -------------------------------- Ý nghĩa sự vật - lôgic Ngôn ngữ nghệ thuật: ------------------------------------------------ Cái được biểu đạt: Ý nghĩa thẩm mỹ R.Jakobson trong Những vấn đề thi pháp học [52], đặc biệt là với bài viết Ngôn ngữ học và thi học [54] đã bước đầu chỉ ra sự khác biệt về chức năng của tín hiệu ngôn ngữ trong các phạm vi giao tiếp. R.Jakobson nhấn mạnh vào chức năng thơ (chức năng thẩm mỹ) của ngôn ngữ như là “sự định hướng của thông báo (bằng các kí hiệu ngôn ngữ) vào chính bản thân nó” [R.Jakobson, dẫn theo 20; tr.442] tạo nên đặc trưng của hình thức biểu hiện mang tính thẩm mỹ. Trong bài nghiên cứu Thơ là gì [R.Jakobson, dẫn theo 20; tr.442], R.Jakobson cũng khẳng định, trong thơ ca, đặc biệt là thơ ca hiện đại, mọi tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên đều có thể được sử dụng và cấu tạo lại, biến đổi về bản chất tín hiệu và chức năng để thực hiện vai trò biểu đạt những ý nghĩa hình tượng - thẩm mỹ theo mục đích của tác giả, trong đó hình thức tổ chức của các yếu tố ngôn từ trong thơ không chỉ là phương tiện biểu đạt mà còn có một giá trị tự thân (giá trị mỹ học của bản thân hình thức). Trong Cơ sở kí hiệu học [9], R.Barthes đã phân tích giá trị của các tín hiệu trên các mối quan hệ bản chất nhất: quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt, quan hệ trên trục lựa chọn (hệ hình) và quan hệ trên trục kết hợp (tuyến tính) của ngôn ngữ [R.Barthes, dẫn theo 20, tr.443 ]. Yu.M.Lotman cho rằng “văn học nói bằng một ngôn ngữ đặc biệt được xây chồng lên trên ngôn ngữ tự nhiên với tính cách là một hệ thống cấp hai” [Dẫn theo 69, tr.64]. Về tương quan tín hiệu ngôn ngữ (THNN) với THTM - THVC đã được L.Hjelmslev thể hiện trong quan niệm về thứ ngôn ngữ liên hội dựa theo sơ đồ [ Dẫn theo 72, tr.28]:
  18. 11 Cbh Âm thanh TH ngôn ngữ Cđbh Ý nghĩa ngôn ngữ Cbh THTM Ý nghĩa thẩm mỹ Cđbh Từ sơ đồ trên có thể hiểu hai mặt CBH và CĐBH của THNN lại trở thành CBH cho một CĐBH mới là ý nghĩa thẩm mỹ của THTM trong tác phẩm văn học. Sự khác biệt có tính “vượt cấp” này là do vai trò quyết định của chủ thể sáng tạo khiến cho “giữa cách dùng ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ nhà văn có một vực thẳm không qua được” [Ch.Bally, dẫn theo 86, tr.9]. P.Guiraud có bàn về sự sáng tạo lại ngôn ngữ tự nhiên trong tác phẩm văn học cũng tương đồng với các ý kiến trên. Trong Thi pháp học, Tz.Todorow đã chỉ rõ tầm quan trọng của những mối quan hệ trong văn bản và liên văn bản trong việc xác định giá trị của văn bản nghệ thuật như một sự liên kết, tương tác tín hiệu thẩm mỹ ở nhiều cấp độ khác nhau...[Tz.Todorow, Dẫn theo 20, tr.444]. Trong quan niệm của trường phái kí hiệu học Mĩ, THTM được xác định là tín hiệu trong nghệ thuật, là “tín hiệu miêu tả hoặc tạo hình” trong quan niệm của Ch.Morris, Ch.Pierce. Họ xem nghệ thuật như một “ngôn ngữ đặc biệt”, khác với mọi phương tiện truyền thống khác. Tính cấu trúc, tính phổ quát và sự tương ứng với các quan hệ giá trị được họ xem là những đặc tính cơ bản của THTM. Tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật là một tín hiệu phức hợp. Quan niệm này cũng thống nhất với Roland Bather khi cho rằng đây chính là trường hợp mà “hệ thống thứ nhất sẽ được dùng làm bình diện hoặc làm cái biểu đạt cho hệ thống thứ hai”. Các tác giả cũng thống nhất với R.C.Hjelmslev khi gọi loại kí hiệu học này là ký hiệu học hàm biểu; hệ thống thứ nhất là phương diện vật biểu, hệ thống thứ hai là phương diện hàm biểu. Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện của ngôn ngữ nghệ thuật không phải là mối quan hệ mang tính võ đoán mà là mối quan hệ có lí do. Trước hết có một mối tương quan chặt chẽ giữa ý nghĩa sự vật logic của một từ trong ngôn ngữ nghệ thuật và ý nghĩa của hình tượng này. Trường phái Prague với R.Jacobson đã quan tâm đến ngữ pháp và âm vị trên bình diện kết học, Jacobson lưu ý đặc biệt đến tương quan giữa kết học với những vấn đề biểu nghĩa. Vận dụng những phương pháp ngôn ngữ vào nghiên cứu thi ca, nhà nghiên cứu xác định chức năng “nội chỉ” như mục đích tự thân đặc thù của thơ ca và đưa ra phương thức xác định “chức năng thi ca” là “đem nguyên tắc tương đương của trục tuyển lựa (trục ngữ nghĩa) chiếu lên trục kết hợp”. Phát triển ý tưởng vốn bắt nguồn từ Saussure- xem hoạt động kí hiệu học như hiện tượng giao tiếp, Jacobson đưa
  19. 12 ra hồ sơ hoạt động biểu nghĩa với 6 thành tố: Ngữ cảnh (contex) - Thông điệp (mesage) - Người phát (addresser) - Người nhận (addressee) - Tiếp xúc (contact) - Mã (code). Với mô hình này, thực chất, Jacobson đã triển khai cả những vấn đề dụng học (Pragmatics) vốn chưa được quan tâm nhiều trong kí hiệu học trước đó [R.Jacobson, Dẫn theo 56, tr.13]. Iu.M.Lotman, người sáng lập nên Trường phái kí hiệu học Tartu-Moskva từ đầu những năm 1960 đã quan tâm tới việc xác định hệ thống mã của “ngữ pháp học văn hóa” - mô tả cấu trúc của những phương tiện kí hiệu văn hóa trong nhiều lĩnh vực khác nhau và trong mọi thời đại [Iu.M.Lotman, Dẫn theo 56, tr.14]. Nhà nghiên cứu chủ trương lấy văn bản làm trung tâm kiến tạo thế giới kí hiệu và xác định ba đặc điểm của nó là tính biểu thị, tính phân giới và tính cấu trúc, đồng thời mở rộng quan niệm về văn bản ra toàn bộ các lĩnh vực văn hóa, coi văn hóa nói chung cũng là một văn bản vô cùng phức tạp. Từ lí thuyết lấy văn bản làm trung tâm, từ cuối những năm 1970, Iu.M. Lotman khai sinh cho kí hiệu học văn hóa và đi đến khái niệm kí hiệu quyển như “toàn bộ không gian kí hiệu học xem như một cơ cấu thống nhất” [Iu.M.Lotman, Dẫn theo 56, tr.15]. Lotman cũng cho rằng “Trong thế giới biểu tượng đa dạng của tác phẩm thi ca, chúng ta tìm thấy một sự tổ chức ổn định nào đó, những yếu tố cố kết vừa là đại diện cho sự thống nhất trong sáng tác đa diện của nhà thơ, vừa mang lại cho tác phẩm của ông ta dấu ấn của một cá nhân” [51]. Các nhà nghiên cứu hậu cấu trúc Pháp từ những năm 1960 có những điểm tương đồng với bước đi của Lotman và các nhà nghiên cứu Nga trong những cố gắng khắc phục tính giản lược của khuynh hướng kí hiệu học cấu trúc thuần túy, củng cố quan niệm về sự chồng xếp nhiều mã trong mối quan hệ đối thoại giữa các chủ thể phát, nhận, và ngữ cảnh, truyền thống văn hóa, cũng như bối cảnh tiếp xúc... Như vậy, các tác giả trên đã thống nhất ở điểm: một THTM cần hội đủ các điều kiện: 1, cbh: các hình thức vật chất (chất liệu) nghệ thuật; 2, cđbh: YNTM; 3, chủ thể sáng tạo (thế giới phát ngôn, tạo ngôn - tác giả; thế giới tiếp nhận, thụ ngôn – công chúng, bạn đọc); 4, thuộc về một hệ thống THTM nhất định. Trong Ký hiệu, hay biểu tượng cũng chứa đựng yếu tố văn hóa dân tộc, thời đại và dấu ấn của cá nhân người sáng tác. 1.1.1.2. Các nghiên cứu về Tín hiệu thẩm mỹ ở Việt Nam Ở nước ta, vấn đề tín hiệu và tín hiệu thẩm mỹ đã được nhiều nhà nghiên cứu như Hoàng Tuệ, Hoàng Trinh, Đào Thản, Phan Ngọc, Đái Xuân Ninh, Trần Đình Sử, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Lai, Lại Nguyên Ân, Phương Lựu, Hoàng Trọng Phiến, Bùi Minh Toán, Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Trương Thị Nhàn, Phạm Thị Kim Anh… gần đây nhất có công trình Ký hiệu và liên ký hiệu của Lê Huy Bắc…
  20. 13 Người đặt cơ sở nghiên cứu tín hiệu thẩm mỹ là tác giả Đỗ Hữu Châu. Trong bài viết “Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các sự kiện văn học” [14], Đỗ Hữu Châu cho rằng: cách tiếp cận văn học của ngôn ngữ học trước đây xuất phát từ quan điểm thông thường: phương tiện của văn học là ngôn ngữ, cụ thể hơn là từ, câu, ngữ âm… nghĩa là các sự kiện tự nhiên của các ngôn ngữ tự nhiên. Từ sự phân tích ý nghĩa thực sự của phương tiện nghệ thuật, Đỗ Hữu Châu cũng đưa ra những kiến giải cụ thể hơn về THTM ngôn ngữ: THTM là phương tiện sơ cấp (primaire) của văn học. Ngôn ngữ thực sự của văn học là ngôn ngữ - THTM, cú pháp - THTM. Rồi các tín hiệu thẩm mỹ đó mới được thể hiện bằng các tín hiệu ngôn ngữ thông thường (và cú pháp thông thường)... Nói một cách tổng quát, các đơn vị ngôn ngữ thông thường là cái biểu hiện của các THTM và ngữ pháp thông thường là CBH của ngữ pháp THTM [13, tr.779, 780]. Theo Đinh Trọng Lạc thì Tín hiệu ngôn ngữ - văn học ấy đóng vai trò là hệ thống tín hiệu thứ nhất làm cơ sở cho hệ thống thứ hai - THTM [59, tr.137]. Trần Ngọc Thêm cho rằng đó là sự mã hóa hai bậc [89, tr.163]. Nguyễn Lai cũng đề cập vấn đề này trong công trình của mình [63, tr.23-50]. Trong Nhập môn ngôn ngữ học, các tác giả Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán xuất phát từ quan niệm về Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương, xuất phát từ ngôn ngữ toàn dân nhưng được tổ chức và cấu tạo lại, thực hiện chức năng thẩm mỹ trong toàn bộ cấu trúc của tác phẩm và trong quan hệ với những nhân tố của hoạt động sáng tác và tiếp nhận văn chương [20]. Theo tác giả Mai Ngọc Chừ, những mối liên hệ ngữ đoạn chính là các kết hợp ngôn từ trong văn cảnh cụ thể mà phải dựa trên những kết hợp này chúng ta mới có thể định tính được ý nghĩa và giá trị phong cách của các sự kiện lời nói. Trong phạm vi ngôn ngữ nghệ thuật, đi vào những kết hợp khác nhau, một tín hiệu có sự biến đổi rõ rệt về ý nghĩa và giá trị phong cách. Tác giả nêu ra ví dụ: trong thơ Hàn Mạc Tử, với các kết hợp khác nhau, "trăng" biểu đạt những ý nghĩa mới, hoàn toàn khác biệt với những liên tưởng thông thường, bộc lộ một giá trị phong cách độc đáo: Trời hỡi nhờ ai cho khỏi đói/ Gió trăng có sẵn làm sao ăn?; Áo ta rách rưới trời không vá/ Mà bốn mùa trăng mặc vải trăng... Trong những mối liên hệ rất khác nhau, thậm chí mang tính chất bất thường trên ngữ đoạn, tác giả và độc giả đều có thể hướng tới những chiều kích mới của đời sống (bao gồm cả hiện thực và tưởng tượng). Cũng chỉ trong những kết hợp cụ thể (ở mọi cấp độ), diện mạo phong cách của các tín hiệu ngôn ngữ trong các sự kiện lời nói mới có thể được bộc lộ trọn vẹn [20; tr.444]. Cũng theo các tác giả, những kết quả nghiên cứu của tín hiệu học đã cung cấp cho phong cách học một cơ sở quan trọng để xác định giá trị của các tín hiệu ngôn ngữ đã được lựa chọn và tổ chức trong cấu trúc của tác phẩm văn học phải được xác định
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2