intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Trường ca về thời chống Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam - Nguyễn Thị Liên Tâm

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:209

31
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu trường ca về thời chống Mỹ nhằm mục đích tìm hiểu: Những nhân tố tạo nên sự xuất hiện của trường ca, nội dung chủ yếu, đặc điểm nghệ thuật; từ đó rút ra những kết luận về sự đóng góp của tác giả và giá trị của trường ca về thời chống Mỹ trong tiến trình lịch sử văn học nước nhà.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Trường ca về thời chống Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam - Nguyễn Thị Liên Tâm

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THỊ LIÊN TÂM TRƯỜNG CA VỀ THỜI CHỐNG MỸ TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 62 22 34 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHÙNG QUÝ NHÂM Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
  2. LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được trình bày trong luân án này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Liên Tâm
  3. MỤC LỤC Trang DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Giới hạn của đề tài: đối tượng nghiên cứu - phạm vi vấn đề .................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................... 4 5. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. ...22 7. Kết cấu của luận án ............................................................................................. 23 Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ TẠO NÊN SỰ XUẤT HIỆN CỦA TRƯỜNG CA VỀ THỜI CHỐNG MỸ ...................................................................................... 24 1.1. Những nhân tố khách quan tạo nên sự xuất hiện của trường ca ........................ 24 1.1.1 Sự kết nối từ truyền thống đến hiện đại .................................................... 24 1.1.2. Thời đại ..................................................................................................... 32 1.1.3 Sự gắn kết giữa yếu tố thời đại và dân tộc ............................................... 35 1.2 Những nhân tố chủ quan tạo nên sự xuất hiện của trường ca ............................ 39 1.2.1. Nhà thơ - người trong cuộc ....................................................................... 39 1.2.2 Nhà thơ thời hậu chiến. So sánh với nhà thơ - người trong cuộc .............. 46 1.2.3.Sự gắn kết giữa yếu tố cá nhân và yếu tố cộng đồng .............................. 60 Chương 2 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TRƯỜNG CA VỀ THỜI CHỐNG MỸ 2.1. Hệ thống đề tài .................................................................................................. 70 2.1.1. Đề tài đất nước ........................................................................................... 71 2.1.2 Đề tài chiến tranh và người lính ................................................................ 76 2.1.3. Đề tài lãnh tụ ............................................................................................. 84 2.1.4. Đề tài tình yêu đôi lứa ................................................................................ 90 2.2. Sức khái quát hiện thực về địa danh và con người ........................................... 98
  4. 2.2.1. Sức khái quát hiện thực về địa danh ...................................................... 99 2.2.2. Sức khái quát về người thực, việc thực ................................................ 104 2.2.3. Sức khái quát về sự đồng hành của nhân dân ...................................... 106 2.2.4. Sức khái quát về sự hy sinh của nhân dân ............................................ 115 2.3. Đặc trưng sử thi. Sự gắn kết giữa tính chất sử thi và trữ tình ....................... 122 2.3.1. Đặc trưng sử thi .................................................................................... 122 2.3.2 Sự gắn kết giữa tính chất sử thi và trữ tình .......................................... 126 Chương 3 ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TRƯỜNG CA VỀ THỜI CHỐNG MỸ 3.1. Sự phức hợp và đa dạng về thể thơ ................................................................ 135 3.2. Tính chất đa giọng điệu. Giọng điệu sử thi…… .............................................. 142 3.3. Không gian nghệ thuật. Không gian sử thi ..................................................... 159 3.4 Sự liên tưởng .................................................................................................... 168 3.5 Chất liệu văn học dân gian .............................................................................. 173 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 181 THƯ MỤC ......................................................................................................................... 186 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 190 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 197 NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN………..204
  5. 1 DẪN NHẬP 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cuộc chiến tranh thời chống Mỹ đã qua đi trên một phần tư thế kỷ nhưng âm vang hào hùng của nó vẫn vọng đến tận bây giờ và mãi mãi về sau. Văn học đã ghi lại một thời kháng chiến oanh liệt của dân tộc. Những chiến công hiển hách; những tấm gương anh dũng; những mối tình thuỷ chung son sắt; tình yêu quê hương, đất nước… cả những đau thương, mất mát không gì bù đắp nổi cũng được tái hiện trong văn học. Đó chính là hơi thở của cuộc sống chân thực đã từng diễn ra trên đất nước ta. Hậu quả chiến tranh để lại thật tàn khốc bởi nó là những dư âm đọng lại trong những tháng năm hòa bình. Chiến tranh không phải là định mệnh nhưng nó đã khiến cho bao người phải chịu những số phận nghiệt ngã. Dư ba của chiến tranh như những con sóng nối tiếp nhau cứ lan mãi đến ngày sau… Tất cả những điều ấy được các nhà thơ thời chống Mỹ, những cây bút thời hậu chiến... tập trung sức viết để ngưỡng vọng, đồng cảm, sẻ chia về một thời quá khứ đã in đậm dấu ấn vào cuộc sống của dân tộc. Văn học góp phần thể hiện cuộc sống thăng trầm của lịch sử. Sức khái quát hiện thực của thơ ca - đặc biệt là trường ca - thật mạnh mẽ, sâu rộng, đã phản ánh lịch sử một thời mà thấm suốt không gian, thời gian của bao thời đại sau này. Trường ca sử thi hiện đại là một thể loại thơ ca trữ tình mang dung lượng khá đồ sộ; thể hiện cảm xúc mãnh liệt và thường có nội dung lớn; có khả năng phản ánh, tổng kết một giai đoạn lịch sử, những vấn đề lớn lao của dân tộc. Nền văn học Việt Nam không thể thiếu vắng mảng trường ca về thời chống Mỹ, bởi: - Từ khi mới xuất hiện, trường ca có giá trị xuất hiện trong thời chống Mỹ đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tác động sâu rộng đến tâm hồn con người Việt Nam. Thời hoàng kim của trường ca thời chống Mỹ là vào thập niên 70. Ngày nay, trường ca vẫn chảy miệt mài trong lòng dân tộc, vì vậy, nghiên cứu trường
  6. 2 ca về thời chống Mỹ là một công việc có hấp lực mạnh mẽ đối với người nghiên cứu. - Nhiều trường ca nổi tiếng từ thời chống Mỹ đã được chọn để giảng dạy trong các trường Phổ thông, Cao đẳng, Đại học. Các trích đoạn trong: Bài ca chim Chơ rao, Theo chân Bác, Mặt đường khát vọng, Đường tới thành phố, Những người đi tới biển... mang chất trữ tình sâu sắc và âm hưởng sử thi hào hùng, góp phần phản ánh hiện thực cuộc chiến tranh chống Mỹ. Ngày nay, các trích đoạn đặc sắc ấy vẫn được tiếp tục có mặt trong các chương trình văn học đã nêu trên. Vì vậy, nghiên cứu giá trị lịch sử và giá trị văn học của trường ca cũng góp phần nhất định vào việc giảng dạy, tiếp cận trường ca hiện đại. - Tên gọi thống nhất; hệ thống hình tượng nhân vật; hệ thống đề tài, không gian sử thi; giọng điệu sử thi… trong trường ca đã được chú ý nghiên cứu nhưng vẫn còn mang tính riêng lẻ. Nhiều vấn đề khác trong trường ca vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Giá trị lịch sử và giá trị văn học của trường ca trong tiến trình lịch sử văn học hầu như chưa được đánh giá đúng mức. Nhiều bài viết, bài nghiên cứu hầu như chỉ tập trung vào việc xác định tên gọi hoặc giới thiệu tác giả tiêu biểu đã sáng tác trường ca. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Trường ca về thời chống Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam” để nghiên cứu trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những công trình, bài viết quý báu của các nhà nghiên cứu đi trước, từ đó góp cái nhìn bao quát hơn về trường ca sử thi hiện đại. 2. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 2.1. Đối tượng nghiên cứu Với mục đích khoa học đề ra, luận án tập trung nghiên cứu “Trường ca về thời chống Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam”. - Về lịch sử, thời chống Mỹ bắt đầu từ năm 1955 đến 1975. Về mặt văn học giai đoạn này, các nhà thơ đã sáng tác trường ca (chủ yếu xuất hiện từ 1960) với mạch cảm xúc ngợi ca và tâm thế của người trong cuộc. Nhưng từ sau
  7. 3 4/1975 đến khoảng 1980, họ vẫn chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh về cuộc chiến mới đi qua, vẫn sáng tác với tâm thế người trong cuộc, mạch cảm xúc chủ đạo vẫn là phản ánh hiện thực cuộc chiến thời chống Mỹ. Vì thế, chúng tôi xếp trường ca xuất hiện từ 1975 - 1980 vào nhóm trường ca 1960 - 1980 và tạm chia đối tượng khảo sát vào hai mốc thời gian để thuận tiện cho nghiên cứu: - Trường ca về thời chống Mỹ có giá trị ra đời từ 1960 đến 1980. - Trường ca về thời chống Mỹ có giá trị ra đời từ 1980 đến nay (chủ yếu thiên về cảm xúc hồi tưởng của người nhìn lại quá khứ chiến tranh). 2.2. Phạm vi vấn đề Với khả năng có hạn, chúng tôi cố gắng tìm hiểu những công trình nghiên cứu, phê bình để khẳng định giá trị của trường ca về thời chống Mỹ, tiếp cận các bài nghiên cứu về tác giả để xác định những đóng góp của họ trong sự nghiệp sáng tác trường ca. Qua đó, chúng tôi tiếp thu có chọn lọc thành tựu của những công trình đi trước, vận dụng sự hiểu biết của bản thân để nghiên cứu Trường ca về thời chống Mỹ. Người viết quan niệm: trường ca về thời chống Mỹ là trường ca sử thi hiện đại và phạm vi vấn đề cần nghiên cứu là: - Những nhân tố tạo nên sự xuất hiện của trường ca. - Các nội dung chủ yếu như: hệ thống đề tài, sức khái quát hiện thực, đặc điểm sử thi. - Các đặc điểm nghệ thuật như: sự phối hợp các thể thơ, không gian sử thi, giọng điệu sử thi, sự liên tưởng, chất liệu văn học dân gian… của trường ca. Tuy nhiên, về kết cấu luận án, sự phân chia chương II và chương III chỉ mang tính tương đối vì khó tách bạch riêng lẻ yếu tố nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nói chung và trường ca nói riêng. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu trường ca về thời chống Mỹ nhằm mục đích tìm hiểu: những nhân tố tạo nên sự xuất hiện của trường ca, nội dung chủ yếu, đặc điểm
  8. 4 nghệ thuật; từ đó rút ra những kết luận về sự đóng góp của tác giả và giá trị của trường ca về thời chống Mỹ trong tiến trình lịch sử văn học nước nhà. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Luận án xác định những nội dung cơ bản, những đặc điểm quan trọng và riêng biệt làm nên giá trị của trường ca về thời chống Mỹ; cung cấp thêm nhận thức về lý thuyết thể loại (tên gọi trường ca sử thi hiện đại) và bước đầu giải quyết các vấn đề đã đặt ra trên cơ sở kế thừa các công trình của những nhà nghiên cứu đi trước. - Dựa vào kết quả nghiên cứu, người viết hy vọng góp thêm một tiếng nói, một cái nhìn tổng hợp về giá trị của trường ca về thời chống Mỹ; cung cấp thêm tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy, học tập về trường ca hiện đại. 5. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Nhận xét mở đầu Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy hầu như chưa có một công trình chuyên sâu, tổng hợp giá trị trường ca về thời chống Mỹ. Trong luận văn Cao học “Đặc điểm trường ca viết về đề tài chiến tranh thời chống Mỹ”, chúng tôi đã tiến hành phân loại lịch sử vấn đề theo hai nhóm: - Những nhận xét, luận bàn về tên gọi và sự phát triển của trường ca. - Những ý kiến nhận định về các tác giả và các trường ca có giá trị. Tuy nhiên, trải qua mỗi chặng đường nghiên cứu, chúng tôi lại phát hiện thêm những điều mới. Để thấy được kết quả nghiên cứu của những người đi trước, trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi xin lược thuật lại những điểm chính, bổ sung một số ý kiến, nhận định và cập nhật các công trình nghiên cứu gần đây. 5.1. Những nhận xét, luận bàn về tên gọi và sự phát triển của thể loại Đã có một số công trình nghiên cứu về thể loại trường ca; bàn luận và phân định đâu là thơ dài, đâu là truyện thơ, xác định rõ những điều kiện cần và đủ để được gọi là trường ca (phải mang nội dung lớn, dung lượng đồ sộ, khái
  9. 5 quát những vấn đề của lịch sử…), đồng thời nghiên cứu về sự phát triển của thể loại đặc biệt này. Có thể kể đến một số bài viết đăng trên các tạp chí, các sách: - Tạp chí Văn nghệ quân đội số 4/1975 có bài viết bàn về thể loại trường ca của Lại Nguyên Ân, số 1, 2. 3/1981 có bài viết của Hữu Thỉnh, Từ Sơn, Hoài Thanh, Trần Ngọc Vương, Phạm Tiến Duật… - Trên TC VH số 6/1982 có bài viết của Đỗ Văn Khang, Vũ Đức Phúc… số 3/1984 có bài của Hoàng Ngọc Hiến, số 3,4/1988 của Mã Giang Lân... - Trên GDTĐ- 2002 có bài của Đào Thị Bình; trên Tạp chí Văn nghệ QĐ, báo Nhân Dân, Văn nghệ Trẻ năm 2007 - 2008 có bài viết của Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Hữu Quý... Gần đây, có bài viết của Trần Đình Sử (báo mạng- 4/2010). Về sách đã in: - Lại Nguyên Ân có tác phẩm Văn học và phê bình (Nxb Tác phẩm mới - 1984) trong đó có nhiều trang bàn luận về trường ca. - Vũ Văn Sỹ có tập Về một đặc trưng thi pháp thơ Việt Nam 1945 - 1995 (Nxb KHXH - 1999) đi sâu vào việc tìm hiểu thi pháp trường ca; trong tập tiểu luận Mạch thơ trong nguồn thế kỷ (Nxb KHXH - 2005), ông cũng có bài viết “Trường ca trong hệ thống thể loại thơ Việt Nam hiện đại” [85, tr.137]. - Phạm Quốc Ca với chuyên luận Mấy vấn đề về thơ Việt Nam hiện đại 1975 - 2000 (Nxb Hội Nhà Văn - 2003), qua bài viết: “Sự biến đổi của trường ca” đã góp thêm tiếng nói về thể thơ ca này [11, tr.177-183]. Sau đây, chúng tôi xin được tóm lược lại những vấn đề có liên quan đến thuật ngữ “trường ca”, sự phát triển thể loại mà các nhà nghiên cứu đã đề cập trên cơ sở có bổ sung cẩn trọng: Trong bài “Mấy suy nghĩ về thể loại trường ca” (TCVH số 4/1975) sau này in lại trong Văn học và phê bình (5), Lại Nguyên Ân đã đề nghị gọi chung những tác phẩm thơ dài là trường ca. Quan niệm này, có người đồng ý nhưng cũng có người không chấp nhận. Sau này, trong bài “Bàn góp về trường ca”
  10. 6 (4), ông cho rằng “hình như ai cũng đúng cả”. Thực sự, đề nghị của ông về cách gọi tên chung như thế không phù hợp với đặc trưng riêng của thể loại trường ca vì thơ dài khác với trường ca, thơ dài không cần thiết chứa đựng nội dung lịch sử, cảm hứng sử thi, không gian sử thi... Những nghiên cứu của Lại Nguyên Ân là một đóng góp thiết thực cho việc nhận định về con đường phát triển của trường ca. Từ Sơn, trong bài “Về khái niệm trường ca” (TCVNQĐ số 1/1981) cho rằng trường ca "là thơ chứ không phải là ca" [80, tr.120]. Theo ông, nên dùng thuật ngữ trường ca cho những bài thơ dài có cốt truyện tự sự trên 500 câu và nên gọi chung là truyện thơ. Cách lý giải của Từ Sơn nghiêng về việc lấy nghĩa gốc của thuật ngữ “trường ca” để đặt tên cho thể loại. Cũng trên Tạp chí Văn nghệ quân đội số 5/1981, Hoài Thanh có bài "Thơ và chuyện trong thơ". Ông cho rằng: Ba mươi năm đời ta có Đảng, Nước non ngàn dặm, Theo chân Bác của Tố Hữu và cả Trường ca Nguyễn Văn Trỗi của Lê Anh Xuân đều là truyện thơ. Như vậy, theo Hoài Thanh, "truyện thơ" và "trường ca" cũng chưa được phân định cụ thể như quan niệm hiện nay. Trần Ngọc Vượng, trong bài “Về thể loại trường ca và tính chất của nó” (Tạp chí VNQĐ số 5/1981), đã đưa ra những nhận định tinh tế, phân biệt sự khác nhau giữa trường ca và truyện thơ, thơ dài. Theo ông "trường ca của ta bây giờ không phải cùng khuôn với các thể loại đã từng có mặt trong lịch sử văn học" [11, tr.129]. Những lập luận để phân biệt trường ca với khúc ngâm, truyện thơ, thơ dài mà ông đưa ra khá hợp lý: trường ca phân biệt với thơ dài trước hết ở dung lượng cảm hứng, “cảm hứng đó là linh hồn của trường ca", và chỉ có thể xuất hiện ở một thời đại cách mạng [114, tr.129]. Đây là một nhận định khá sâu, góp phần xác định đặc điểm thể loại và lý giải vì sao giai đoạn này trường ca nở rộ. Năm 1982, Mã Giang Lân đã góp tiếng nói bàn về thể loại trường ca trong bài "Trường ca, vấn đề thể loại" đăng trên TCVH số 6. Ông nhận xét rằng:
  11. 7 "Lâu nay các nhà nghiên cứu phê bình văn học thường dùng thuật ngữ "trường ca" để chỉ về một thể loại văn học thời kỳ thượng cổ như trường ca Đăm San, trường ca Xing Nhã... của đồng bào Tây Nguyên; trường ca Đẻ đất đẻ nước của người Mường… hoặc tuỳ tiện cho tất cả những sáng tác thơ dài đều là trường ca cả” [45, tr.104]. Sau khi dẫn ra một số tác phẩm thơ dài và trường ca để phân tích, lý giải về mặt thể loại, Mã Giang Lân đi đến khẳng định: "Thơ dài và trường ca có những nét tương đồng như sử dụng tổng hợp nhiều thể thơ, thay đổi không khí cảm xúc, hạn chế sự bằng phẳng đơn điệu, thường khai thác và biểu hiện cái đẹp cái cao cả, cái anh hùng. Nhưng ở trường ca bộc lộ rõ nội dung ca ngợi, hào hùng, nên cảm hứng anh hùng phải là mạch cảm xúc chủ đạo” [45, tr.108-109]. Cuối cùng tác giả đưa ra kết luận có tính khái quát: “Đường đi của sử thi… là đến tiểu thuyết. Còn thơ trữ tình là cái nôi của trường ca và thơ dài. Trường ca đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo trên các yếu tố cơ bản của thơ trữ tình và sử thi nghĩa là kết hợp cả hai phương thức biểu hiện: trữ tình và tự sự" [45, tr.152]. Nghiên cứu của Mã Giang Lân đã giúp cho chúng tôi có một sự phân định về trường ca và thơ dài khá rõ ràng. Vũ Đức Phúc cũng rất quan tâm đến thể loại trường ca nên trên Tạp chí Văn học số 6/1982, ông có bài viết “Chung quanh vấn đề trường ca". Cũng như Từ Sơn, ông nhận xét về nghĩa và cách dùng thuật ngữ "trường ca". Theo ông: "trường ca là một thuật ngữ văn học mới, chưa chính xác, chưa ổn định, để chỉ các sáng tác thơ dài" [73, tr.93] "khoảng từ bốn, năm trăm câu trở lên [72, tr.94] và phải có sức "lay động được con tim người đọc” một cách mạnh mẽ, "thời đại ta đòi hỏi phải có trường ca anh hùng" [72, tr.99]. Ông cho rằng: khi viết trường ca, nếu viết bằng một thể thơ thì “trường ca dễ đơn điệu” [72, tr.101-102]. Chúng tôi hoàn toàn thống nhất với nhận xét trên. Theo ông: "Theo chân Bác là một thiên trường ca" [72, tr.100], và Tố Hữu đã phối hợp giữa anh hùng ca với trữ tình trên cái nền gợi lại sự kiện lịch sử. Nhìn chung bài viết của
  12. 8 Vũ Đức Phúc đã khẳng định lại những vấn đề mà một số nhà nghiên cứu trước đó nêu ra: trường ca phải được xây dựng trên nền sự kiện lịch sử, độ dài cần vừa phải, cần có sự pha trộn, thể loại và yếu tố trữ tình rất quan trọng. Đặc biệt, ông cho rằng yếu tố tự sự chỉ là phần độn thêm, điều này đối lập với ý kiến của Đỗ Văn Khang khi cho rằng các trường ca đều cố gắng lấy tự sự làm chính. Trên Tạp chí Văn học số 6/1982, trong bài “Từ ý kiến về trường ca sử thi của Hêghen đến trường ca hiện đại ở ta", Đỗ Văn Khang đã dẫn ra ý kiến của Hêghen viết về trường ca sử thi (Mỹ học Hêghen - 1836) để làm nền tảng cho những lập luận của mình về “trường ca hiện đại Việt Nam"; cụ thể là về: nguồn gốc sử thi, sức khái quát của trường ca sử thi, xung đột sử thi, tính cách sử thi, chi tiết trong trường ca sử thi. Căn cứ vào công trình nghiên cứu sử thi của Hêghen, ông xem xét trường ca ở các điểm sau đây: + "Chất khái quát tổng thể lịch sử, phong cách đồ sộ" [38, tr.87], trong đó chú ý đến tính chất xung đột mang tính lịch sử. + "Các cá tính của trạng thái thế giới dân tộc rất mãnh liệt được biểu hiện qua cái tôi nhà thơ" [38. tr.87]. + "Vai trò của chi tiết trong trường ca… Cách tổ chức liên chương, liên đoạn” [38, tr.90]. + "Trường ca hướng về các biến cố trung tâm” [38, tr.91 cố gắng lấy tự sự làm chính, "hình thức kể" là nhân tố quan trọng góp phần làm nên trường ca. Đây là những ý kiến, những lập luận cơ bản dựa vào Mỹ học Hêghen. Ông cũng không loại trừ hoàn toàn sự biến dạng của thể loại trường ca trong quá trình vận động của lịch sử xã hội và thực tiễn đời sống văn học nước ta. Từ những lập luận nêu trên, Đỗ Văn Khang đề nghị nên gọi những bài thơ đúng bản chất, có ý nghĩa mỹ học đầy đủ là "trường ca sử thi hiện đại". Bản thân người viết cũng đồng quan điểm về tên gọi trường ca sử thi hiện đại và rất quan tâm đến “trạng thái dân tộc rất mãnh liệt biểu hiện qua cái tôi nhà thơ, cái tôi chứng nhân lịch sử” mà Đỗ Văn Khang đã nghiên cứu.
  13. 9 Cũng trong năm 1982, Lại Nguyên Ân có bài "Thể trường ca trong thơ gần đây" in ra trong Văn học và phê bình (5). Theo ông, trong phạm vi thơ hiện đại ở ta, vẫn còn đủ thận trọng để “coi trường ca như là một thể loại đang hình thành và phát triển với yếu tố trữ tình là yếu tố chủ đạo” [5, tr.8]. Ông nhận định: "Thể tài trường ca là biểu hiện cụ thể của xu hướng sử thi hóa" [5, tr.22]. Ý kiến này giúp người viết tìm hiểu sâu về vấn đề thể loại và tính chất sử thi, trữ tình trong trường ca về thời chống Mỹ. Phạm Huy Thông, nhà thơ nổi danh với Tiếng địch sông Ô - phỏng tích Trương Lương dùng tiếng địch làm tan nát hàng ngũ quân sỹ Hạng Võ; đã có báo cáo tại hội nghị khoa học về Trường ca do Khoa Văn Đại học Tổng hợp tổ chức (1983). Trong phần II mang tựa "Trường ca", Phạm Huy Thông đã khẳng định “độ dài của trường ca là một yếu tố thuận. Độ dài góp phần cấp trọng lượng cho chất tráng của thi ca" [98, tr.12]. Phương châm của Huy Thông là "linh hoạt để sát hợp" [98, tr.17]. Bản thân người viết đồng tình với quan điểm: độ dài cần linh hoạt, độ dài là yếu tố thuận, mà điều này thơ ngắn khó đạt được khi cần khái quát vấn đề lớn lao của lịch sử, phản ánh cảm xúc mãnh liệt của cái tôi chứng nhân lịch sử. Hoàng Ngọc Hiến có những ý kiến được trình bày khá rõ trong bài "Về đặc trưng của trường ca” (TCVH số 3/1984), đặc biệt là những nhận định quan trọng về đặc trưng thể loại trường ca của Biêlinxki, của giáo sư A.N.Sô- kô-lôv chuyên nghiên cứu về trường ca [28, tr.116]. Đồng thời, ông cũng giới thiệu một số thành tựu về trường ca của nền văn học Xô viết và cuộc thảo luận về trường ca kéo dài trên ba tháng đăng ở báo Văn học Liên Xô [28, tr.110]. Ông hoàn toàn nhất trí với ý kiến của Biêlinxki: "Trường ca chỉ là một thể loại tác phẩm thơ đặc biệt... có nội dung lớn và dung lượng lớn”, "tương quan giữa nguyên tắc trữ tình và nguyên tắc tự sự là một vấn đề trung tâm của thi pháp trường ca; trong trường ca hiện đại, xu thế trữ tình lấn át tự sự” [28, tr.111- 110]. Cách lập luận và giải quyết vấn đề của ông dễ hiểu, phù hợp với cách
  14. 10 hiểu hiện nay về thể loại trường ca, nhất là nhận định: xu thế trữ tình trong trường ca hiện nay lấn át tự sự. Tuy vậy, ta cũng không loại trừ có trường ca viết ở thời gian sau này như Những cánh đồng dưới lửa của Văn Lê, Đi trong sen ngát bóng xanh của Phạm Thái Quỳnh lại thiên về xu hướng tự sự. Vấn đề phân định thể loại trường ca và thơ dài đã khiến Mã Giang Lân trăn trở và viết tiếp bài “Thử phân định giữa ranh giới trường ca và thơ dài" (Tạp chí Văn học số 5,6/1988). Trong cuốn “Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam”, ở phần "Xu hướng mở rộng dung lượng phản ánh" [47, tr.356], ông cũng tập trung đi sâu vào việc tìm sự giống nhau và khác nhau của hai loại này. Theo ông, “trường ca có kết cấu rõ và hoàn chỉnh hơn; thể thơ đa dạng; nhân vật có đường nét, tâm trạng hơn; nhịp điệu, nhạc điệu trong trường ca sôi nổi, hào hùng hơn; yếu tố tự sự và trữ tình bổ sung cho nhau; đề tài: thuộc về hiện tại mà tác giả từng sống, chứng kiến”. Đây là một sự nghiên cứu khá công phu, giúp ta thấy được sự tương đồng và khác biệt giữa trường ca và thơ dài. Sự ra đời mạnh mẽ của trường ca đã trở thành một hiện tượng văn học nổi bật trong đời sống thơ ca. Tháng 3/2002, trên Tạp chí Giáo dục số 26, Đào Thị Bình có bài "Góp phần tìm hiểu trường ca viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước". Đây là một bài viết có giá trị, tổng kết lại một số ưu điểm nổi trội của trường ca; giúp ta có một cái nhìn bao quát về thể loại; mở ra hướng mới khi nghiên cứu, nhất là "chất suy nghĩ và triết lý", "chất trí tuệ chính luận" [10, tr.30-31] trong trường ca. Phạm Quốc Ca, trong chuyên luận Mấy vấn đề về thơ Việt Nam hiện đại 1975 - 2000 (Nxb Hội Nhà Văn - 2003) đã dành nhiều trang để viết về thể loại trường ca. Ông nhận định “về tên gọi thể loại trường ca đã có sự không rạch ròi… Do sự thâm nhập, hòa trộn giữa các thể loại... người ta đã gọi các tác phẩm khá khác nhau bằng một cái tên chung là trường ca” [11, tr.178]. Theo ông: có sự khác nhau khá rõ, chủ yếu là ở phương thức sáng tác; truyện thơ gắn với nhân vật và kết cấu, cốt truyện; thơ dài gắn với cảm xúc trữ tình; trường ca
  15. 11 phân biệt ở chỗ dù có cốt truyện hay không, nó phải mang cảm hứng lớn về nhân dân, về tổ quốc, về thời đại [11, tr.179]. Đây là những nhận xét khá thống nhất với nhận định của các nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, Vũ Đức Phúc, Mã Giang Lân, Trần Ngọc Vượng… về cảm hứng sử thi, kết cấu, cái tôi trữ tình… trong trường ca. Tuy nhiên, cuối cùng, trong cách lập luận của tác giả vẫn có một vài điểm chưa thống nhất khi nói rằng: “cho đến nay, vẫn rất khó phân biệt giữa trường ca, truyện thơ, và thơ dài” [11, tr.178]. Về vấn đề này, người viết đã trình bày trong phần mở đầu luận văn Cao học “Đặc điểm trường ca viết về đề tài chiến tranh thời chống Mỹ ”: trường ca hiện đại có thể có cốt truyện hoặc không cần cốt truyện như truyện thơ nhưng phải mang cảm hứng lớn về nhân dân, tổ quốc, thời đại (cảm xúc trữ tình dễ lẫn với thơ dài). Đặc trưng nổi bật của trường ca giai đoạn 1960 - 1980 biểu hiện xu hướng sử thi hóa, âm điệu hào hùng, giọng điệu ngợi ca. Trường ca ra đời sau 1980 thường đậm chất hồi tưởng, trăn trở, bi tráng. Vũ Văn Sỹ, trong phần thứ nhất của tập Mạch thơ trong nguồn thế kỷ [85] đã cho in lại một số tiểu luận có liên quan đến trường ca như: “Hiện tượng đối thoại với quan niệm nghệ thuật sử thi trong thơ” (TCVH số 4/1990, tr 98); “Thành tựu và giới hạn lịch sử” (TCVH số 6/1990, tr 85): “Trường ca trong hệ thống thể loại thơ Việt Nam hiện đại” (TCVH số 137/2000)... Trong đó, ông đã có những nhận định, đánh giá rất khách quan và sâu sắc về thể loại trường ca, thiên về ý kiến cho rằng trường ca là một hiện tượng thâm nhập của thể loại. Nhưng ông cũng không tránh khỏi băn khoăn khi đặt ra câu hỏi: “Liệu có những nguyên tắc cho sự mềm dẻo của kết cấu trường ca? và phải chăng trường ca đã thay thế cho truyện thơ” [85, tr.138-139]. Sau đó, chính ông cũng đã lý giải: “Trường ca kế thừa truyện thơ nói riêng và những kinh nghiệm tự sự của thơ ca nói chung... Chính vì thế, về bản chất, trường ca khác với truyện thơ truyền thống, khác với truờng ca cổ điển nhưng lại gần gũi với thơ trữ tình”.
  16. 12 Theo ông, trường ca lấy sự trưởng thành của ý thức làm thước đo các biến cố và sự kiện, là căn cứ để phân biệt bản chất giữa trường ca và truyện thơ truyền thống. Đây là vấn đề mà luận án chúng tôi tập trung nghiên cứu. Lê Thành Nghị, tác giả của tập Tiểu luận Trước đèn... thơ có những lập luận tương đồng ý kiến Vũ Văn Sỹ khi cho rằng: “sự khác nhau giữa thơ dài và trường ca, có thể dễ nhận thấy qua kết cấu của tác phẩm. Trường ca đòi hỏi một kết cấu chặt chẽ, hợp lý, các chương đoạn có thể không theo qui luật thời gian, không gian, có thể kết cấu theo tuyến sự kiện hoặc tuyến nhân vật... trường ca khác hẳn một bài thơ dài ở tính chặt chẽ của kết cấu” [58, tr.178]. Vũ Tuấn Anh, trong bài “Thơ chống Mỹ, cứu nước trong tiến trình thơ hiện đại” [1], cũng đã trình bày những luận điểm sau: + Thơ ca chống Mỹ có cốt cách và tầm vóc của một nền thơ lớn, trước hết là do tính quần chúng sâu rộng… Một nền thơ trữ tình - sử thi, giàu tính chính luận và chất trí tuệ. + Thời đại lịch sử đã khai sinh một mô hình thơ ca mới, một kiểu nhà thơ mới, một cái Tôi trữ tình công dân, một cái Ta dân tộc. + Nền thơ chống Mỹ làm phong phú rất nhiều khả năng biểu hiện của thơ ca: từ việc sử dụng linh hoạt các thể thơ cho đến cấu trúc thơ, ngôn ngữ thơ. Những vấn đề được tác giả nêu ra mặc dầu còn mang tính khái quát về thơ chống Mỹ nói chung; nhưng lại là những vấn đề rất đáng quan tâm, sát hợp với nội dung nghiên cứu để giúp người viết phân tích, tổng hợp các vấn đề từ thể loại trường ca hiện đại viết về thời chống Mỹ nói riêng. Chúng tôi cũng sử dụng các luận văn, luận án sau đây trong quá trình nghiên cứu: + Luận văn Thạc sĩ “Đặc điểm trường ca viết về đề tài chiến tranh chống Mỹ” (2002) của Nguyễn Thị Liên Tâm. + Luận văn Thạc sĩ “Đặc điểm trường ca Thu Bồn” (2005) của Nguyễn Xuân Cổn. Ngoài ra, chúng tôi có tham khảo thêm Luận án Tiến sĩ của Mai Bá Ấn (10/2008) viết về Nguyễn Khoa Điềm, Thu Bồn và Thanh Thảo.
  17. 13 Nhìn một cách tổng quát; các nhận định, công trình nghiên cứu nêu trên đã giúp chúng tôi có một cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm... sâu sát về trường ca. Ở giai đoạn đầu, khi trường ca mới xuất hiện, tính chất tự sự đóng vai trò chủ yếu (khiến dễ lẫn với truyện thơ). Càng về sau 1975, yếu tố tự sự càng kết hợp chặt chẽ với trữ tình, nhưng vai trò của yếu tố trữ tình bộc lộ mạnh mẽ, rõ nét hơn (khiến dễ lẫn với thơ dài, thơ trữ tình). Để kết thúc phần nhận định về thể loại trường ca, trên cơ sở đã trình bày ở trên kết hợp với ý kiến mang tính tổng hợp của Đào Thị Bình, người viết cũng cho rằng: "Trường ca hiện đại là một thể loại văn học thuộc hệ thống thơ ca hiện đại Việt Nam, ra đời và phát triển trong hoàn cảnh xã hội có những biến cố lịch sử lớn lao, có dung lượng khá đồ sộ, cảm hứng mãnh liệt, nội dung hoành tráng chứa đựng những sự kiện lịch sử phong phú, âm điệu hào hùng, hình thức thể loại hiện đại, phốí hợp đa dạng các thể thơ, đậm tính trữ tình, giàu chất suy nghĩ, triết lý” (TCGD số 26/2002). Đồng thời, người viết cũng bổ sung ý kiến của ĐàoThị Bình: “trường ca hiện đại không chỉ ra đời và phát triển trong hoàn cảnh xã hội có những biến cố lịch sử trọng đại, lớn lao mà còn ra đời cả trong thời bình”. Vì thực tế, sau 1975, trong thời bình không có biến cố lịch sử lớn lao nhưng vẫn có hàng loạt trường ca ra đời hưởng ứng các cuộc vận động sáng tác về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ và đa phần được viết bằng thủ pháp “hồi tưởng”. 5.2 Những ý kiến phê bình, nhận định về các tác giả và các trường ca tiêu biểu Hầu hết đây là những bài phê bình nhận định về một tác giả, về một trường ca cụ thể. Bích Thu có bài viết “Thu Bồn”, đăng trong Phê bình bình luận Văn học - do Vũ Tiến Quỳnh chủ biên [78], trích từ Nhà thơ Việt Nam hiện đại (Nxb KHXH - 1884). Tác giả nhận định ngòi bút Thu Bồn có khả năng mở rộng sự sáng tạo ở nhiều lãnh vực, thể loại, đặc biệt là ở thể loại trường ca. Là một
  18. 14 người lính gắn bó với chiến trường miền Nam, Thu Bồn đi nhiều, viết khỏe. Ngòi bút sáng tạo kết hợp hài hòa cảm xúc và trí tuệ, khái quát mà không tách rời hiện thực. Bên cạnh mảng thơ trữ tình, Thu Bồn tập trung sức sáng tác trường ca. Sau khi ra mắt Bài ca chim Chơrao (1964), ông viết tiếp Vách đá Hồ Chí Minh (1972), Quê hương mặt trời vàng, Chim vàng chốt lửa (1975), Badankhát (1977), và Campuchia hy vọng (1979). Theo Bích Thu, Thu Bồn là người sáng tác trường ca hiện đại với số lượng khá nhiều, gắn với thời kỳ hoàng kim của thể loại. Và sau 1975, Thu Bồn vẫn say viết trường ca, nhất là viết về Tây Nguyên. Bài ca chim Chơrao có kết cấu theo cốt truyện, được đánh giá là tác phẩm thành công, đưa ông đến với độc giả trong và ngoài nước (giải Bông sen - tại Đại hội các nhà văn Á Phi họp tại Liên Xô 1973). Bích Thu cho rằng: “Trường ca của Thu Bồn thường có tính chất thời sự. Song từ điểm mạnh này, thơ anh cũng bộc lộ một số hạn chế. Chất liệu hiện thực trong thơ… nhiều khi còn bề bộn, ngổn ngang…, có cảm giác Thu Bồn còn cầu kỳ, chuộng lạ trong cách đặt tên cho các tiêu đề của trường ca” [78, tr.66-68]. Qua nghiên cứu, chúng tôi cũng khẳng định rằng: sự xuất hiện rầm rộ của trường ca, trong đó có sự đóng góp chủ lực của Thu Bồn, là một hiện tượng văn học nổi bật trong đời sống thơ ca những năm chống Mỹ. Tố Hữu, cánh chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam, đã được rất nhiều nhà phê bình như Trần Đình Sử, Lê Đình Kỵ, Phong Lan… nghiên cứu và Theo chân Bác được đánh giá là một thiên trường ca viết về Hồ Chí Minh. Nguyễn Văn Hạnh có tiểu luận “Theo chân Bác - một thành công mới của Tố Hữu”, in trong cuốn “Tố Hữu về tác gia và tác phẩm” do Phong Lan chủ biên. Theo ông, ngay việc đặt đầu đề cho trường ca, Tố Hữu đã thể hiện kín đáo ý đồ nghệ thuật: “Theo chân Bác” để làm sống lại trước mắt những chặng đường Bác đã đi qua. Trong trường ca, lịch sử và cảm xúc, tự sự và trữ tình, thủ pháp kể chuyện và miêu tả, biểu hiện xen kẽ… Nguyễn Văn Hạnh cũng ca ngợi: “Theo chân Bác với những thành công nổi bật của nó về nhiều mặt… Bài
  19. 15 thơ viết với một cảm hứng lớn, công phu và với một trình độ già dặn… đã gửi vào bản trường ca tất cả tâm huyết, tất cả sức mạnh nghệ thuật của anh và bài thơ đã làm“nhiệm vụ lịch sử” của nó một cách xứng đáng” [43, tr. 670, 674, 675]. Tuy vậy, ông cũng chỉ ra những hạn chế của trường ca: có những đoạn không hay, dễ dãi, dàn trải… có đoạn nặng tưởng tượng, một số hình ảnh trùng lặp, ít có sức nặng (ngẩng đầu cao, vỗ cánh bay…). Những nhận định của ông giúp chúng tôi có cơ sở nghiên cứu giá trị văn học, giá trị lịch sử, cảm hứng sử thi của trường ca về thời chống Mỹ. Tôn Phương Lan đã đánh giá cao về tài năng Nguyễn Khoa Điềm trong bài viết “Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ trẻ có nhiều triển vọng" (TCVH số 5/1976): “Một điểm đáng chú ý trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là những liên tưởng độc đáo, kết quả của một sự am hiểu cuộc sống và một cảm quan nhạy bén” [44, tr.110]. Tôn Phương Lan cũng khái quát về giá trị phản ánh của tác phẩm: “góp cho văn học một phong cách mới... những khái quát thơ sâu sắc với bút pháp hiện thực và lãng mạn quyện chặt vào nhau [44, tr.112]. Cuộc sống chiến đấu vĩ đại của toàn dân là cơ sở hiện thực cho những dòng suy tư cuộn chảy” [44, tr.115]. Tuy nhiên, Tôn Phương Lan cũng cho rằng chất suy tưởng đằm sâu của Nguyễn Khoa Điềm nhiều khi khiến cho thơ ít chất hồn nhiên tươi tắn: "Lắm khi nó trở nên rắc rối, cầu kì, chữ nghĩa" [44, tr.112]. Những nhận định chính xác của tác giả giúp chúng tôi nghiên cứu sâu hơn về sức khái quát hiện thực của tác phẩm và phong cách chính luận của Nguyễn Khoa Điềm. Trong bài viết “Thơ chống Mỹ, cứu nước trong tiến trình thơ hiện đại” Vũ Tuấn Anh cũng nhận xét: “Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm mở ra cuộc đối thoại thảo ngay… Phương thức chính luận mở ra nhiều bình diện, đi sâu vào nhiều khía cạnh của nội dung lịch sử - dân tộc, thời đại, tạo nên tính thuyết phục trí tuệ của thơ ca, mở rộng những khả năng mới cho thơ trữ tình” [1]. Nhận xét trên góp phần khẳng định giá trị của Mặt đường
  20. 16 khát vọng, tài năng của Nguyễn Khoa Điềm, mở ra hướng nghiên cứu về nội dung lịch sử - dân tộc, thời đại, biểu hiện qua phương thức chính luận giàu chất trữ tình, giúp người viết đánh giá về sự đóng góp của tác giả và tác phẩm. Trong bài viết “Nguyễn Khoa Điềm với tập thơ Ngôi nhà có ngọn lửa ấm” (TCVH số 4/1988) Vũ Tuấn Anh cũng cho rằng “Triết lý và trữ tình cuộn chảy và lắng đọng, sự già dặn của suy nghĩ đan lẫn nét tinh tế và tài hoa - sự hợp chuyển hài hòa những yếu tố ấy là kết quả của nhận thức lý trí, của sự mẫn cảm của thơ với nhịp đập thời đại mà đời và thơ anh nhập cuộc”. Vũ Văn Sỹ, trong tiểu luận “Thơ Nguyễn Khoa Ðiềm - một giọng trữ tình giàu chất sử thi” [85, tr.290] đã ca ngợi: “Với Đất ngoại ô và Mặt đường khát vọng có thể khẳng định Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ trẻ đặc sắc của thế hệ các nhà thơ chống Mỹ. Một tiếng nói trẻ trung, có cá tính, vừa “đồng thanh”, vừa đại diện cho một thế hệ trực tiếp cầm súng và vào trận”. Những đánh giá của Vũ Văn Sĩ và Vũ Tuấn Anh về tác giả khá cụ thể, nhất là về sự tinh tế, tài hoa, nhận thức thời đại, sự kết hợp giữa tính triết lý và trữ tình. "Thanh Thảo, thơ và trường ca" (TCVH số 2/1980) là bài nhận định của Thiếu Mai về một cây bút bộ đội viết về người lính Trường Sơn thời chống Mỹ. Theo Thiếu Mai: "Ngòi bút Thanh Thảo tinh tế mà thanh thoát, phong phú mà nhẹ nhõm… lời thơ đẹp, không dễ dãi, buông thả” [52, tr.102]… là thơ của một tâm hồn giàu suy tưởng, giàu trí tuệ. Thơ Thanh Thảo có chiều sâu…, bao giờ anh cũng muốn vượt qua những hiện tượng bên ngoài để tìm đến cái đích thực, cái bản chất của sự vật” [52, tr.99]. Bài viết đã dành nhiều trang nhận định về giá trị của Những người đi tới biển, giúp người viết có thuận lợi ban đầu trong việc nghiên cứu về tác giả và đặc biệt là giọng điệu và sức khái quát hiện thực của trường ca. Trong bài "Thanh Thảo, một gương mặt tiêu biểu trong thơ từ sau 1975" đăng trên TCVH số 5, 6/1985, Bích Thu nhận xét: Thơ anh “hướng ngòi bút vào chân dung người lính, vào hiện thực chiến trường, vào đời sống nhân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2